Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Quản lý đường cao tốc tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 31 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................................................................1
I. GIỚI THIỆU VỀ CƠNG NGHỆ ITS.....................................................................................................3
1.
Giớí thiệu về hệ thống giao thông thông minh..................................................................................3
2.

Các thành phần của hệ thống ITS.....................................................................................................3

3.

Mục tiêu của hệ thống ITS...............................................................................................................4

II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ITS TRONG QUẢN LÝ ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT
NAM.......................................................................................................................................................5
1.
Thực trạng đường cao tốc ở Việt Nam..............................................................................................5
2.

Phương thức vận hành......................................................................................................................6

2.1

Thu thập thông tin............................................................................................................................7

Thứ nhất: Hệ thống camera giám sát (Mắt thần)....................................................................................8
Thứ 2: Hệ thống thu phí tự động..........................................................................................................10
Thứ 3: Hệ thống quản lý sự kiện..........................................................................................................12
Thứ 4: Hệ thống cung cấp thông tin giao thông...................................................................................13
Thứ 5: Hệ thống theo dõi thời tiết........................................................................................................14


Thứ 6: Hệ thống đếm xe tự động..........................................................................................................15
Thứ 7: Hệ thống cân tải trọng...............................................................................................................15
Thứ 8: Hệ thống biển báo và thông báo trên đường.............................................................................17
2.2

Xử lý thông tin...............................................................................................................................17

2.3

Đưa thông tin đến người tham gia giao thông.................................................................................18

III. Khảo sát cao tốc Hà nội- Lào cai.........................................................................................................20
1.
Khảo sát.........................................................................................................................................20
2.

Tìm hiểu hệ thống..........................................................................................................................23


2.1 Về hệ thống camera giám sát..........................................................................................................23
2.2 Về hệ thống thu phí.........................................................................................................................26
2.3 Hệ thống cân tải trọng.....................................................................................................................29
2.4

Hệ thống biển báo và thông báo................................................................................................30

2


I. GIỚI THIỆU VỀ CƠNG NGHỆ ITS

1. Giớí thiệu về hệ thống giao thông thông minh.
Hệ thống Giao thông Thông minh (lntelligent Transport System - ITS) là việc ứng dụng kỹ
thuật công nghệ, bao gồm các thiết bị cảm biến, điều khiển, điện tử, tin học và viễn thông
trong lĩnh vực giao thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải.
ITS là công nghệ mới phát triển trên thế giới, được sử dụng để giải quyết các vấn đề
của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông. ITS sử dụng các
tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống
đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một mạng
lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc.
2. Các thành phần của hệ thống ITS
ITS bao gồm: Con người, phương tiện tham gia giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông,
các ứng dụng tiên tiên về CNTT và viễn thông là các thành phần chính của hệ
thống, được liên kết chặt chẽ với nhau.


3. Mục tiêu của hệ thống ITS
Mục tiêu của ITS giúp hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường bộ, hiện đại hóa các trạm
thu phí và trạm cân điện tử, giảm tai nạn, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm
mơi trường, quản lý các đường giao thơng chính và điều tiết các luồng giao
thông, tạo ra hệ thống thông tin cho người đi đường, phổ cập văn hóa giao
thơng, hỗ trợ điều hành giao thơng, góp phần sản xuất các thiết bị giao thông
thông minh, giảm ô nhiễm môi trường, hỗ trợ người tham gia giao thông.


II.ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ITS TRONG QUẢN LÝ ĐƯỜNG CAO TỐC
Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng đường cao tốc ở Việt Nam
Trong 10 năm (2011- 2020), Việt Nam đã xây dựng khoảng 1.074km đường bộ
cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc đang khai thác lên 1.163km.
Hệ thống đường cao tốc ở nước ta là hệ thống mới được đưa vào sử dụng, ứng

dụng nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại, với mục tiêu nhanh chóng hình thành
mạng đường bộ cao tốc quốc gia, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng
điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thơng quan trọng có nhu cầu vận tải
lớn, tốc độ cao.
Do vậy việc quản lý, giám sát hệ thống đường cao tốc ở nước ta đang là một
trong những vấn đề được đặt ra.


2. Phương thức vận hành
Các cảm biến sẽ được lắp đặt trên mặt đường để thu thập các thông tin về luồng giao
thơng, khí hậu, thời tiết,…các thơng tin này được hệ thống máy tính phân tích và xử lý,
sau đó cung cấp trở lại cho tài xế về tình hình giao thơng trên đường (tai nạn, ùn tắc giao
thơng, thời tiết…) để tài xế chọn giải pháp giao thông tối ưu, giúp hạn chế tối đa tai nạn
và ùn tắc giao thông, đảm bảo thời gian đi lại ngắn nhất và an toàn nhất cho các phương
tiện đang lưu thông trên đường.



Hệ thống quản lý giao thông thông minh ITS gồm 3 giai đoạn chính là thu
thơng tin, xử lý thơng tin, đưa thông tin đến người tham gia giao thông.
2.1 Thu thập thông tin
Các cảm biến sẽ được lắp đặt trên mặt đường, xe cộ, các nút giao thơng, cơng
trình phụ trợ để thu thập các thông tin về luồng giao thơng, xe cộ ,tình trạng tuyến
đường, khí hậu, thời tiết,…các thơng tin này được hệ thống máy tính phân tích và
xử lý, và đưa thơng tin đến người tham gia giao thơng, nhằm đảm bảo tính trung
thực, nhanh gon, chính xác , khi thu thập thơng tin trên đường cao tốc, các cảm
biến được liên kêt với nhau thông qua hệ thống mạng cáp quang và hệ thống
thông tin vệ tinh.
- Có 8 phương thức thu thập thơng tin chính trên đường cao tốc bao gồm:



 Hệ thống camera
 Hệ thống thu phí tự động
 Hệ thống quản lý sự kiện
 Hệ thống cung cấp thông tin giao thông
 Hệ thống theo dõi thời tiết
 Hệ thống đếm xe tự động
 Hệ thống cân tải trọng
 Hệ thống biển báo và thông báo trên đường

Thứ nhất: Hệ thống camera giám sát (Mắt thần)
Các camera được lắp đặt trên các tuyến đường cao tốc để theo dõi tuyến đường,
các phương tiện lưu thông, các điểm ùn tắc, tai nạn giao thơng, tại các trạm thu
phí, trạm cân điện tử, các nối vào ra của đường cao tốc...
Các camera được thiết kế chịu được điều kiện thời tiết khắc nhiệt, có thể hoạt động
liên tục 24/24 trong mọi điều kiện thời tiết, các camera có thể nhận biết phương
tiện, theo dõi và giám sát phương tiện lưu thông trên đường.
Mỗi camera được lắp đặt cách nhau từ 1 đến 2 km để đảm bảo khả năng nhận biết
và theo dõi phương tiện giao thông, các hệ thống camera có hệ thống điện dự
phịng nếu hệ thống cung cấp chính bị hư hại, hệ thống truyền dẫn thơng tin bằng
cáp quang đảm bảo thông tin luôn được thông suốt.
Hệ thống camera trên các tuyến cao tốc được đầu tư đồng bộ, hiện đại, có độ phân
giải cao, khả năng giám sát với độ chính xác cao; hình ảnh ghi nhận được qua hệ


thống giám sát đảm bảo các yếu tố pháp lý và nghiệp vụ làm căn cứ để xử lý các
hành vi vi phạm, đảm bảo công khai minh bạch.

Mọi vi phạm giao thông đều được ghi và thống kê lại chính xác.


Cụ thể trên cao tốc Hà Nội – Lào Cai, tuyến cao tốc này có 110 camera giám sát
được lắp đặt trên 87 điểm giám sát trên toàn tuyến. Khi có lái xe vi phạm, thiết bị sẽ
chụp ảnh, gửi về thiết bị cầm tay của CSGT. Tổ công tác sẽ thông báo vi phạm cho
lái xe khi họ đi qua trạm soát vé, thực hiện việc xử phạt.


Thứ 2: Hệ thống thu phí tự động
Dịch vụ thu phí tự động đường bộ được áp dụng cơng nghệ RFID (Radio
Frequency Identification) sử dụng sóng radio để nhận diện tự động phương tiện xe
cơ giới. Công nghệ RFID là công nghệ mới nhất được sử dụng phổ biến trên thế
giới trong lĩnh vực nhận diện điện tử và đã khẳng định được vị thế số 1 trong lĩnh
vực thu phí tự động.
- Mơ hình hoạt động
1. Phương tiện cần được gắn thẻ thu phí và một tài khoản kích hoạt.
2. Khi xe đi qua trạm thu phí thì đầu đọc được bố trí xung quanh trạm sẽ đọc
mã số này và truyền về PC/PLC. Sau đó, mã số sẽ được PC so sánh với mã
số đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu của máy tính.
3. Tiếp theo, tồn bộ thông tin về xe mang chip nhớ tương ứng được Visual
Basic đọc về máy tính và hiển thị lên giao diện HMI. Chương trình lúc này
sẽ tự động đối chiếu các thông tin về xe và kiểm tra tài khoản của chủ xe.
4. Nếu các thông tin hợp lệ, chương trình Visual Basic sẽ tự động trừ số tiền
qua trạm của xe tương ứng đồng thời nhắn vào điện thoại đăng ký của chủ
phương tiện để kiểm soát. Như vậy, xe qua trạm sẽ bỏ qua được giai đoạn
mua và sốt vé. Nếu thẻ khơng hợp lệ, sẽ khơng áp dụng cho thu phí tự
động mà chuyển sang thu phí thủ cơng.
- Lợi ích


 Đối với nhà nước: xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông.
 Đối với nhà đầu tư BOT: tiết kiệm chi phí xây dựng, nhân sự và in giấy vé như trước

đây, hạn chế hao hụt ngân quỹ.
 Đối với chủ phương tiện: tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu và tăng tuổi thọ cho
xe.
 Đối với xã hội: giảm ùn tắc, ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tai nạn (ít nhất 20%),
giảm thanh tốn bằng tiền mặt


Thứ 3: Hệ thống quản lý sự kiện
Hệ thống quản lý sự kiện cho phép thu thập và theo dõi tình trạng và diễn biến của
các sự kiện diễn ra trên từng vị trí của đường cao tốc: Tình trạng giao thơng (có ùn
tắc hoặc tắc nghẽn); Tai nạn, sự cố (xe, đường); Thời tiết xấu (mưa to, gió mạnh,
sương mù,…);
Cấu trúc thiết kế và hoạt động của hệ thống quản lý sự kiện gồm:
- Các sự kiện được thiết lập và lưu trữ trong một thiết bị máy chủ quản lý
CSDL sự kiện đặt tại Trung tâm QLĐHGT.
- Các sự kiện được nhập và cập nhật thủ công trên phần mềm bởi người vận
hành dựa trên thông tin được thu thập từ các nguồn khác nhau.
- Máy chủ quản lý sự kiện được cấu hình để thực hiện thu thập tự động dữ
liệu sự kiện từ các hệ thống thành phần khác gồm: Tình trạng ùn tắc được
phát hiện bởi hệ thống dò xe; Các điều kiện thời tiết xấu được phát hiện bởi
hệ thống thông tin thời tiết; Các sự cố được phát hiện bởi hệ thống dò xe
bằng hình ảnh,…..
Thơng tin của các sự kiện xảy ra trên đường được quản lý, theo dõi tại các Trung
tâm QLĐHGT tuyến và được báo về Trung tâm QLĐHGT khu vực nhằm mục
đích:
 Nắm bắt được thơng tin của các tai nạn, sự cố, ùn tắc đang xảy ra để phối
hợp điều hành giao thông, phối hợp các lực lượng đảm bảo ATGT trên các
tuyến đường cao tốc;
 Cung cấp lại thông tin sự kiện giao thông cho công chúng.
 Tổng hợp số liệu thống kê về công tác bảo đảm ATGT trên đường cao tốc

trong phạm vi khu vực quản lý;


Trung tâm QLĐHGT khu vực có thể gửi yêu cầu truy vấn thông tin tại các Trung
tâm QLĐHGT tuyến. Thông tin mơ tả sự kiện gồm:
 Thời gian, vị trí (tuyến, hướng, lý trình) diễn ra sự kiện;
 Mức độ nghiêm trọng, trạng thái kết quả xử lý đối với tai nạn, sự cố; số
thương vong, phương tiện liên quan đến tai nạn,…

Thứ 4: Hệ thống cung cấp thông tin giao thông
- Phân loại thông tin được cung cấp:
 Thông tin cần biết khi lái xe.
 Thông tin trong các thời điểm đặc thù: xế chiều, sáng sớm, đêm (thời
điểm lái xe dễ buồn ngủ), lúc cao điểm giao thông để đưa ra những thông
tin nhắc nhở điều khiển xe an tồn.
 Thơng tin về trạng thái đường.
 Thơng tin về tình hình thời tiết.
- Các phương tiện cung cấp thông tin:
 Biển báo thông tin điện tử (VMS) được lắp đặt tại các điểm vào, trước lối
ra và/hoặc trên tuyến chính của đường cao tốc;
 Đài thơng tin giao thơng FM được phủ sóng tại khu vực có tuyến đường
cao tốc;
 Loa phát thanh lắp đặt tại các cổng trạm thu phí, nhà trạm dịch vụ trên
đường cao tốc,….


Thứ 5: Hệ thống theo dõi thời tiết
Bao gồm các cảm biến thời tiết nhằm theo dõi tình trạng thời tiết gần đường hoặc
khu vực xung quanh, đánh giá môi trường giao thơng trên đường cao tốc.
• Nếu phát hiện điều kiện thời tiết nguy hiểm, cảnh báo được phát đến trung

tâm điều hành, và thông báo qua hệ thống VMS và một số kênh khác tới
người điều khiển phương tiện..
• Chức năng chính: đo nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió, lượng mưa.


Thứ 6: Hệ thống đếm xe tự động
Có nhiều phương pháp khác nhau để phát hiện một đối tượng chuyển động trong
file video. Đơn giản nhất là trừ nền giữa các frame ảnh. Mặc dù phương pháp này
thực hiện nhanh nhưng độ chính xác khơng cao do khơng có khả năng phân biệt
các loại đối tượng chuyển động khác nhau để nhận biết đâu là đối tượng thật sự
cần xử lý.
Việc thống kê được số lượng xe ô tô từ dữ liệu video trên đường cao tốc là một
điều cần thiết cho các cấp quản lý có chiến lược phân luồng giao thơng. và mở
rộng đường thích hợp. sử dụng một phương pháp được gọi là “bộ dò ảo” để thực
hiện chức năng này. Phương pháp này dựa trên bộ lọc Kalman để dò vết đối tượng
chuyển động là xe ôtô được phát hiện ở bước trước. Tiếp theo, chọn một khu vực
hình chữ nhật được gọi là bộ dị ảo trên mỗi làn đường. Vị trí của đặt bộ dị ảo trên
khung nhìn sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác việc đếm số lượng xe. Vì vậy, để đếm
được số lượng xe, phải chọn vị trí thích hợp cho việc đặt bộ dị ảo. Sau đó tính tốn
tỉ số giữa số pixel của xe chiếm trong vùng phạm vi của mỗi bộ dò ảo và tổng số
pixel của bộ dò ảo cho từng frame ảnh
Thứ 7: Hệ thống cân tải trọng
Hệ thống cân tải trọng tự động xe hiện đại nhất Việt Nam, hình thành trên sự kết hợp giữa
công nghệ cân trọng tải của Nhật Bản và phần mềm tính tốn của Tổng cục Đường bộ.
Hệ thống cân điện tử do JICA tài trợ với hệ thống camera hiện đại sẽ tự động chụp lại biển
kiểm soát của tất cả các xe đi qua và lập tức đọc ra 15 thông tin của xe như tên chủ xe,
khối lượng bản thân của xe, khối lượng hàng hóa được phép chở, kích thước thành
thùng...



Trong khi đó, với loại hình trạm cân tải trọng cũ phải cần lực lượng thanh tra túc trực giám
sát, đo lường thành thùng, khối lượng xe Hệ thống cân sau đó sẽ tự động đo lường, phân
tích thơng số như xe nặng bao nhiêu tấn, tính tốn ra xe này có vi phạm tải trọng khơng; vi
phạm tải trọng cầu đường, tải trục bao nhiêu %,..
.Nhờ tích hợp cơng nghệ thông tin hiện đại, hệ thống cân điện tử này cũng có thể thực hiện
cân tải trọng khi xe ở trạng thái dừng hoặc di chuyển ở vận tốc đến 80km/giờ và chỉ mất từ
3-10 giây, phiếu cân đã có thể được in ra, phục vụ lực lượng chức năng trong việc ra quyết
định xử phạt nguội phương tiện vi phạm.
Việc trang bị bộ cân tải trọng xe tự động này nhằm kiểm soát xe quá tải trên Quốc lộ 5, các
xe ôtô vi phạm về tải trọng được phát hiện bằng bộ cân tải trọng này sẽ bị xử phạt theo quy
định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30.12.2019 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và đường sắt.


Thứ 8: Hệ thống biển báo và thông báo trên đường
Các hệ thống biển báo được lắp đặt dọc theo bên đường cao tốc, nhằm cung cấp
cho người tham gia giao thông thông tin cần thiết như, số cứu hộ, hướng đi, lộ
trình , ngã tư, ngã dẽ, điểm hay sảy ra tai nạn giao thơng, tình trạng thời tiết trên
tuyến đường....các hệ thống biển báo được kết nối với trung tâm điều hành thông
qua hệ thống thông tin, cáp quang.

2.2 Xử lý thông tin
Thông tin sau khi được thu thập sẽ được gửi đến các trung tâm điều hành giao
thơng, để phân tích đánh giá về tình trạng đườg, tình trạng thời tiết , mật độ
phương tiện, lưu lượng xe, sự cố giao thơng , các trạm thu phí, trạm cân điện tử, từ
đó có cái nhìn tổng quan về tuyến đường đang theo dõi , giám sát...
Tại trung tâm nhân viên điều hành có thể theo dõi trực tiếp từ hiện trường nhờ hệ
thống camera theo dõi...



2.3 Đưa thông tin đến người tham gia giao thông
Thông tin sau khi được xử lý sẽ được phân loại, đánh giá mức độ ưu tiên, như tai
nạn giao thông , sự cố trên đường hay tình trạng phương tiện, vi phạm giao thơng,
đường xá, thời tiết vv...từ đó thơng tin sẽ được gửi đến người tham gia giao thông,
và các nhân viên có liên quan để xử lý.


vd: thơng báo tình trạng thời tiết thơng qua hệ thống biển báo kỹ thuật số
- Yêu cầu kĩ thuật khi đưa thơng tin đến người tham gia giao thơng
• Nhanh chóng, chính xác, nhằm xử lý sự cố hoặc thông báo kịp thời cho
người tham gia, cũng như nhân viên điều hành, xử lý sự cố giao thơng
• Đưa thông tin bằng nhiều kênh và phương thức truyền tin đa dạng :vd
như thông báo qua radio, email, điện thoại, biển báo điện tử

;

• Thơng tin cần được phân loại trước khi đưa đến với người tham gia giao
thông, hoặc nhân viên sử lý sự cố , giám sát trên đường cao tốc
• Ngắn gọn và dễ hiểu


- Yêu cầu kĩ thuật với trung tâm điều hành giao thông
TTDHGT là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin từ các hệ thống cảm biến và các hệ
thống thu thập thông tin trải khắp các tuyến đường, nhằm kiểm sốt,phối hợp và
xử lý dữ liệu giao thơng.
Một trung tâm kiểm soát hợp nhất sẽ chia sẻ dữ liệu thơng tin và kiểm sốt
- Kiểm sốt phương tiện thơngqua hệ thống GPS
- Hệ thống CCTV, kiểm soát sự cố
- Thông tin được nhận từ hànhkháchtrongcác sự cố
- Hệ thống thơng tin hành khách thời gian thực (RTPI),

- Kiểm sốt thông tin từ các hệ thống cảm biến
- Hiển thị và điểu khiển hệ thống giao thơng(đèn tín hiệu, biển báo…)
III. Khảo sát cao tốc Hà nội- Lào cai
1. Khảo sát
Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (ký hiệu: CT.05) dài 265 km có điểm đầu là nút giao
thơng giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối
là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)
Dự án cao tốc Hà Nội – Lào Cai do nhà thầu Hàn Quốc thi cơng ( chiếm 6/8 gói thầu)
gồm: Tập đồn Posco, Keangnam,… Tổng công ty Vinaconex (Việt Nam).
Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng. Tuyến này đi qua địa bàn 5
tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,


Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc
và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang
kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phịng.
Điểm đầu tại nút giao thơng quốc lộ 18A với quốc lộ 2 tại xã Thanh Xn, huyện
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Hình ảnh đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai
 Thống kê:
- 120 cầu lớn nhỏ ( 2 cầu lớn: cầu sông Hồng và sông Lô chiều dài 1,68km, rộng
16,5m)
- Một hầm xuyên núi (dài 530m, cao 9m, rộng 14m)
- Một hầm chui (giao Quốc lộ 2, tiếp nối từ Quốc lộ 18 dài 645m)


- Đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá
- Xử lý mái dốc hơn 1,3 triệu m2
- 460 cống hộp và cống phục vụ dân sinh, 895 cống trịn thốt nước các loại.

 Sự cố liên quan đến xây dựng
- Sau 2 ngày tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào hoạt động, tại km 83,
chiều từ Yên Bái về Phú Thọ đã có một vết nứt dài, gây nguy hiểm cho các phương
tiện giao thông.
Tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai được chia làm 2 đoạn là cao tốc Hà Nội – Yên Bái
và Yên Bái – Lào Cai.
 Hà Nội – Yên Bái: Có 4 làn xe với tốc độ tối đa là 120 km/h và 2 làn dừng khẩn cấp.
 Yên Bái – Lào Cai: Có 2 làn xe với vận tốc tối đa là 80 km/h và 2 làn dừng khẩn
cấp.
Tuyến cao tốc này có 20 nút giao, đó là:
 IC01: Nút giao với Quốc lộ 2 tại Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội đi sân bay Quốc tế
Nội Bài, Vĩnh Yên, Phúc Yên, cầu Thăng Long.
 IC02: Nút giao với đường Nguyễn Tất Thành (Phúc Yên) tại Nam Viêm, Phúc Yên,
Vĩnh Phúc đi Phúc Yên.
 IC03: Nút giao với tỉnh lộ 310B tại Sơn Lơi, Bình Xun, Vĩnh Phúc đi tới khu
cơng nghiệp Bình Xun.
 IC04: Nút giao với Quốc lộ 2B tại Kim Long, Tam Dương đi tới TT. Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc.
 IC05: Nút giao với Quốc lộ 3C tại Hợp Hòa, Tam Dương, Vĩnh Phúc đi thị trấn Hợp
Hòa.
 IC06: Nút giao với tỉnh lộ 305C tại Văn Quán, Lập Thạch, Vĩnh Phúc đi TT. Lập
Thạch, cầu Việt Trì.
 IC07: Nút giao với đường Phù Đổng (Việt Trì) tại Phượng Lâu, Việt Trì, Phú Thọ


 IC08: Nút giao với Quốc lộ 2 tại Phù Ninh, Phù Ninh, Phú Thọ đi tới TT. Đoan
Hùng, Tuyên Quang, Hà Giang, Việt Trì, đền Hùng.
 IC09: đi tới thị xã Phú Thọ, TT. Thanh Ba.
 IC10: Nút giao với Quốc lộ 32C tại Cẩm Khê, Phú Thọ đi TT. Cẩm Khê.
 IC11: Nút giao tại Hạ Hịa, Vơ Tranh, Phú Thọ đi TT. Hạ Hòa.

 IC12: Nút giao với đường Âu Cơ tại Minh Quân, Trấn Yên, Yên Bái đi thành phố
Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, TP. Tuyên Quang.
 IC13: Nút giao với Quốc lộ 37 tại Âu Lâu, Yên Bái đi TP. Yên Bái.
 IC14: Nút giao với tỉnh lộ 151 tại An Thịnh, Văn Yên, Yên Bái đi tới TP. Yên Bái.
 IC16: Nút giao với Quốc lộ 279 tại Tân Thượng, Vân Bàn, Lào Cai đi Bảo Hà, TT.
Bảo Yên, TT. Văn Bàn.
 IC17: Nút giao với Quốc lộ 4E và tỉnh lộ 151 tại Xuân Giao, Bảo Thắng, Lào Cai đi
thị trấn Tằng Loỏng, TT. Phố Lu, TT. Bắc Hà.
 IC18: Nút giao với Quốc lộ 4E và đường Bình Minh tại Cam Đường, Lào Cai đi TP.
Lào Cai.
 IC19: Nút giao với Quốc lộ 4D tại Bắc Cường, Lào Cai đi TP. Lào Cai, thị xã Sa Pa,
TP. Lai Châu, cửa khẩu Lào Cai.
 Nút giao với đường Khúc Thừa Dụ (TP. Lào Cai) tại Đồng Tuyển, Lào Cai đi cửa
khẩu Kim Thành.
2. Tìm hiểu hệ thống
2.1 Về hệ thống camera giám sát
Hiện nay trên cao tốc Hà Nội – Lào Cai có tổng 110 camera giám sát, lắp đặt tại 87
điểm giám sát trên toàn tuyến. Đây được đánh giá là hệ thống giám sát giao thông hiện
đại nhất hiện nay.


Hệ thống giám sát trên tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai


×