Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Về số phận của một công ty phần mềm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.84 KB, 4 trang )

Fulbright Economics Teaching Program Case Study Bankruptcy

Nguyễn Xuân Thành
1

Case Study

Về số phận của một công ty phần mềm


Thành phố Antania
Antania là một thành phố ở miền trung của Cộng hòa Kandera, với 2 triệu dân và có
mức độ phát triển trung bình so với các địa phương khác. Cuối năm 1997, thành phố
bắt đầu khởi công xây dựng một khu công nghệ phần mềm mang tên Provia Park với
diện tích 50 hecta ở một quận ven thành phố. Trong tổng vốn đầu tư 250 triệu $ cho
khu công nghệ này, 30% là vốn ngân sách của thành phố và 70% là vốn của ngân sách
của trung ương hỗ trợ. Toàn bộ khu có khả năng chứa đến 150 doanh nghiệp phần
mềm.
Dự án là ý tưởng của một nhóm chuyên gia kinh tế và công nghệ thông tin của Thành
phố đồng thời được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Trung ương. Thị trưởng của
Antania, mặc dù ban đầu không tin tưởng lắm vào chiến lược phát triển công nghệ
thông tin trên cơ sở xây dựng các khu phần mềm tập trung, nhưng do có được khoản
tiền hỗ trợ của Trung ương nên đã quyết định tiến hành và dồn tâm huyết cho dự án
Provia Park. Thị trưởng biết rằng sự nghiệp của mình sẽ phụ thuộc một phần không
nhỏ vào thành công của dự án này.
Sau hai năm xây dựng, Provia Park được chính thức khai trương vào đầu năm 2000.
Do có ưu đãi về giá cho thuê (thấp hơn 50% so với giá thuê trên thị trường), trong
vòng một năm sau khi hoàn thành, khu phần mềm đã thu hút trên 10 doanh nghiệp
trong lĩnh vực IT. Trong số này có công ty SoftTech.

Công ty SoftTech


SoftTech là một công ty công nghệ thông tin non trẻ, ra đời vào năm 1994. Giám đốc
Điều hành SoftTech là người sinh ra và lớn lên tại thành phố Antania. Trước những
ưu đãi của chính quyền thành phố, Giám đốc SoftTech đã quyết định chuyển công ty
vào Provia Park ngày từ đầu năm 2000.
Hoạt động kinh doanh của SoftTech khá đa dạng, bao gồm cả kinh doanh các thiết bị
phần cứng và phát triển phần mềm. Kể từ khi thành lập, nguồn lợi nhuận chủ yếu của
công ty là từ kinh doanh thiết bị phần cứng. Hoạt động phát triển phần mềm hiện tại
không đứng vững được về mặt tài chính và phải được hỗ trợ một phần bởi lợi nhuận
từ kinh doanh thiết bị máy tính.
Nhưng từ cách đây 5 năm, mảng kinh doanh thiết bị phần cứng của SoftTech ngày
càng bị cạnh tranh gay gắn bởi một đối thủ đáng gờm là công ty MonoTrix. MonoTrix
là một công ty tin học thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở đóng tại thủ đô Sun City và do
vậy có các mối quan hệ với nhiều nhà chính trị thế lực. Dựa trên những quan hệ của
mình, MonoTrix ngày càng mở rộng mạng lưới kinh doanh với vai trò vừa là nhà
phân phối, vừa là nhà bán lẻ của các công ty máy tính lớn trên thế giới. Các hợp đồng
béo bở của nhà nước đều rơi vào tay MonoTrix.

Fulbright Economics Teaching Program Case Study Bankruptcy

Nguyễn Xuân Thành
2
Lợi nhuận sau thuế từ kinh doanh phần cứng của SoftTech giảm từ 3 triệu $ xuống
còn chưa đến 0,5 triệu $/năm.
Từ những ngày đầu thành lập công ty, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc của
SoftTech đã xác định rằng trong thời gian dài hạn lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của
SoftTech sẽ là phát triển phần mềm chứ không phải là kinh doanh phần cứng.
Dựa trên lợi thế của mình, các chuyên gia phần mềm của SoftTech quyết định đầu tư
phát triển bộ phần mềm quản lý thông tin địa lý. Tuy nhiên để thương mại hóa được
sản phẩm này, SoftTech còn phải dành một khoản tiền lớn để xây dựng một hệ thống
bản đồ số hóa của Kandera.

Dùng đất và trụ sở công ty làm tài sản thế chấp, SoftTech đã vay được của Ngân hàng
ExImBank 5,6 triệu $. Nhờ can thiệp của Thị trưởng Antania, SoftTech còn vay được
4,3 triệu $ của Ngân hàng AntaBank, trong đó 1,3 triệu $ được Quỹ hỗ trợ đầu tư
thành phố bảo lãnh và số còn lại là cho vay không có bảo đảm.
Sau 2 năm phát triển, SoftTech đã đưa ra thị trường sản phầm ST-GIS phiên bản 1.0,
cùng với hệ thống bản đồ số hóa được tích hợp. Tuy nhiên, SoftTech hầu như không
bán được ST-GIS 1.0 mặc dù Tạp chí PC-World đã đánh giá đây là sản phẩm hàng
đầu. Lý do là vấn để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Từ trước đến nay, Kandera được thế
giới biết đến như là một quốc gia có tỷ lệ sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền cao
nhất.
Tình hình tài chính của SoftTech do vậy ngày càng trở nên tồi tệ. Dưới đây là một số
thông tin về SoftTech vào thời điểm cuối năm 2002 (tính theo triệu $):
Tài sản có Tài sản nợ
Tài sản cố định 6,9 Vốn cổ phần -1,0
Tài sản lưu động 3,8 Nợ gốc
Khoản phải thu 1,9 ExImBank (có bảo đảm) 5,6
AntaBank
Bảo lãnh 1,3
Không bảo đảm: 3,0
Nợ lãi vay 2,4
Nợ thuế 0,8
Nợ lương 0,1
Nợ khác trong thanh toán 0,4
Cộng: 12,6 Cộng 12,6

Để cứu vãn tình thế, SoftTech tập trung bán ST-GIS cho các tổ chức nhà nước (cơ
quan địa chính, giao thông, công an,…). Trong chiến lược tiếp thị của mình, SoftTech
đã cung cấp miễn phí phiên bản thử nghiệm của ST-GIS 1.0 cho Cục Địa chính. Điều
SoftTech mong đợi là bán được ST-GIS 1.0 cùng với hệ thống bản đồ số cho Cục Địa
chính với giá 1,5 triệu $ và dịch vụ đào tạo 0,2 triệu $.

Nếu đạt được thỏa thuận thì SoftTech vừa thu được một khoản tiền lớn để trả một
phần lãi vay và chứng minh được tính vững mạnh về sản phẩm của mình. Khả năng
điều đình hoãn nợ với các ngân hàng sẽ tăng lên. Hơn thế nữa, sau khi bán được cho
Cục Địa chính thì nhiều tổ chức nhà nước khác cũng sẽ mua ST-GIS.

Fulbright Economics Teaching Program Case Study Bankruptcy

Nguyễn Xuân Thành
3
Cục Địa chính
Cục Địa chính là cơ quan nhà nước có chức năng làm quy hoạch và quản lý đất đai
trên toàn bộ lãnh thổ của Cộng hòa Kandera. Với vai trò thành viên của Chương trình
tin học hóa hệ thống quản lý nhà nước của chính phủ, Cục có nhiệm vụ số hóa hoạt
động quy hoạch và quản lý đất đai mà nền tảng là xây dựng một hệ thống thông tin
địa lý (GIS). Ban quản lý dự án được thành lập. Tổng ngân sách được cấp để thực
hiện dự án là 8 triệu $.
Sau khi cùng kết hợp với Ban chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ để
thực hiện khảo sát thị trường phần mềm về công nghệ GIS, Cục Địa chính nhận thấy
ST-GIS 1.0 có thể đáp ứng tốt được yêu cầu và đặc biệt là còn có cả một hệ thống bản
đồ số về hiện trạng đất đai của Kandera, một đặc điểm vượt trội so với nhiều phần
mềm nước ngoài khác. Một thỏa thuận mua phần mềm và hợp tác xây dựng, đào tạo
quản lý cơ sở dữ liệu bản đồ giữa Cục Địa chính và SoftTech có vẻ như là rất chắc
chắn.

Thỏa thuận bán phần mềm ST-GIS
Sau 3 tháng cung cấp phiên bản ST-GIS thử nghiệm, Giám đốc SoftTech nhận được
một bản hợp đồng của Cục Địa Chính như sau:
! SoftTech bán hệ thống bản đồ số với giá: 0,5 triệu $.
! SoftTech cung cấp dịch vụ đào tạo phần mềm ST-GIS với chi phí: 0,2 triệu $.
! SoftTech cung cấp miễn phí phần mềm ST-GIS 1.0.

Các cán bộ của Cục Địa chính lập luận rằng việc cập nhật và nâng cấp hệ thống thông
tin là một yếu tố quan trọng. Nếu mua luôn toàn bộ hệ thống ST-GIS của SoftTech thì
dự án sẽ gặp khó khăn rất lớn khi vì một lý do nào đó mà SoftTech không tiếp tục
nâng cấp phần mềm hay chấm dứt hoạt động. Do vậy, Cục Địa chính chỉ sử dụng ST-
GIS nếu SoftTech cung cấp miễn phí phiên bản 1.0 và sau đó Cục sẽ trả tiền cho các
bản nâng cấp.
Cục Địa chính biết rằng đề nghị này sẽ có nhiều khả năng bị SoftTech từ chối. Nhưng
trong trường hợp không đạt được thỏa thuận với SoftTech thì với ngân sách hiện có,
Cục hoàn toàn có thể tự nghiên cứu xây dựng phần mềm của riêng mình (có lẽ với sự
hợp tác của công ty MonoTrix).

Phá sản
Trước khả năng đổ vỡ của hợp đồng mua bán phần mềm ST-GIS cho Cục Địa chính,
Giám đốc SoftTech quyết định họp hội đồng quản trị công ty để bàn khả năng nộp
đơn xin phá sản. Đương nhiên, Giám đốc SoftTech biết rằng nếu tuyên bố phá sản và
thanh lý tài sản công ty thì bản thân và các cổ đông sẽ không còn gì. Tài sản lớn nhất
của SoftTech là nguồn vốn con người, còn những tài sản hữu hình thì giá trị không là
bao.
Nhưng theo luật phá sản của Kandera, thì chủ nợ và con nợ buộc phải tiến hành một
quá trình thương lượng để tái tổ chức công ty. Chỉ sau khi không đạt được một thỏa
thuận tái tổ chức, thì công ty mới bị thanh lý. Nếu như vậy, cũng có khả năng các chủ
nợ sẽ cùng chấp thuận cho hoãn hay thậm chí còn có thể giảm bớt một phần nợ.
Fulbright Economics Teaching Program Case Study Bankruptcy

Nguyễn Xuân Thành
4
Công ty cũng có thể sử dụng mối quan hệ với Thị trưởng Antania để thúc đẩy tiến
trình này và xin một số hỗ trợ về tài chính từ chính quyền thành phố. Thị trưởng
Antania chắc sẽ lo ngại về tương lai của SoftTech. Sự sụp đổ của công ty sẽ là một
tiêu điểm lớn để báo chí đưa tin và từ đó tạo hình ảnh không tốt cho kế hoạch phát

triển ngành công nghệ phần mềm của thành phố.

Đề nghị mua SoftTech
Đúng vào lúc này, MultiWare, một công ty công nghệ thông tin lớn có trụ sở tại quốc
gia Utanina, nhận được một số thông tin về phần mềm ST-GIS của SoftTech.
MultiWare biết rằng công nghệ của ST-GIS có nhiều điểm mang tính đột phá trong
lĩnh vực thông tin địa lý. Nếu tiếp tục đầu tư thì ST-GIS hoàn toàn có thể được phát
triển thành một bộ phần mềm để bán cho nhiều nước đang phát triển trên thế giới.
Không để lỡ cơ hội, MultiWare lập tức liên hệ với Giám đốc SoftTech và đề nghị mua
toàn bộ SoftTech với số tiền 1 triệu $ (trả cho cổ đông của công ty). Sau khi mua,
MultiWare sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả toàn bộ nợ cho SoftTech. MultiWare còn bảo
đảm rằng giám đốc điều hành và các chuyên gia phần mềm của SoftTech sẽ tiếp tục
làm việc cho MultiWare để phát triển ST-GIS.
Mặc dù đây là đề nghị khá hấp dẫn, nhưng Multiware nói rằng họ sẽ không thể chờ
đợi được lâu. Trong khi đó, Hội đồng quản trị và Giám đốc SoftTech vẫn còn hy vọng
rằng Thị trưởng Antania, sau chuyến đi công tác nước ngoài dài hạn, sẽ can thiệp để
cứu công ty.


Trong buổi họp ngày hôm nay, Giám đốc SoftTech phải trình lên hội đồng quản trị ý
kiến đề xuất của mình. Theo anh/chị, Giám đốc nên đưa ra đề xuất như thế nào?

×