Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Phát triển kinh tế đang đi đôi với hủy hoại môi trường pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.26 KB, 3 trang )

1

Phát triển kinh tế đang đi đôi với hủy
hoại môi trường
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phát triển rất nhanh, nhưng bên cạnh
sự phát triển là sự hủy hoại môi trường nghiêm trọng , khi chúng ta vừa mở
cửa hội nhập vào đời sống kinh tế và thị trường thế giới và hàng ngàn các
công ty đủ loại ,trong cũng như ngoài nước được nhà nước ta khuyến khích
và dành cho mọi ưu đãi, đã và đang ồ ạt đổ tiền bạc đầu tư vào nước ta,
khiến các nhà máy và các cơ xưởng mỗi ngày mọc lên như nấm. Việc kỹ
nghệ hóa đất nước, hiện đại hóa và làm giàu cho đất nước là một điều phải
làm và là một bổn phận của mỗi người dân phải chu toàn, vì chúng ta
không thể cúi đầu chấp nhận cảnh nghèo nàn, cảnh lạc hậu và thua kém các
nước khác mãi được. Nhưng cũng không vì thế mà chúng ta nhắm mắt làm
giàu bằng bất cứ giá nào, nhắm mắt kỹ nghệ hóa một cách mù quáng và bất
hợp lý được, bởi vì chúng ta không muốn nhân dân chúng ta hiện tại cũng
như trong tương lai phải trả giá cho việc làm sai trái trong công cuộc kỹ
nghệ hóa đối với môi trường thiên nhiên .
Nếu chúng ta muốn cho những đồng bào của chúng ta hiện tại và cho con
cái cháu chắt của chúng ta trong các thế hệ tương lai còn có đất để sống,
còn có khí hậu trong lành để thở, còn có nước sạch để uống và còn sản xuất
ra được lúa thóc hoa trái lành mạnh để ăn, v.v… thì chúng ta cần phải kế
hoạch hóa một cách hợp lý ngay từ bây giờ nền kỹ nghệ vừa mới chớm nở
của chúng ta. Một cách cụ thể :
- Trước hết, chúng ta đừng để bị lóa mắt trước những lợi nhuận thu được từ
nền kỹ nghệ, mà dễ dàng biến đất ruộng canh tác mầu mỡ thành nơi xây
2

dựng cơ xưởng máy móc như nhiều nơi ở các miền ven đô đã và đang làm.
- Các nhà máy tuyệt đối phải được trang bị hệ thống lọc khí độc, trước khi
thải vào không khí; các thứ nước nhiễm trùng do các máy móc thải ra tuyệt


đối phải có bể lọc đúng khoa học, trước khi cho chảy ra các ao hồ công
cộng.
- Cần phải có các lò đốt các rác rưởi, nhất là rác rưởi do các nhà máy thải
ra, chứ không được đổ ra bừa bãi mất vệ sinh ở các vùng đất trống ngoại ô
hay đổ xuống các sông lạch, gây ô nhiễm cho môi sinh.
- Các thứ nước bẩn thải ra từ các nhà dân trong các thành phố, thị trấn,
v.v… cần phải được gạn lọc và khử trùng cẩn thận trước khi cho chảy ra
biển hay các sông ngòi.
- Một điểm khác thuộc lãnh vực tâm lý còn quan trọng hơn, đó là việc giáo
dục quần chúng nhân dân. Vâng, người dân cần phải trưởng thành, cần phải
hiểu được cách rõ ràng tầm quan trọng của việc gìn giữ và bảo vệ môi
trường, cần phải nhìn thấy được sự sống còn của họ hoàn toàn được trực
tiếp gắn liến với môi trường. Vì chỉ khi người dân đã ý thức được môi
trường quan trọng như thế nào đối với sự sống còn của họ, thì bấy giờ họ
mới tự cảm thấy có trách nhiệm phải ra sức bảo vệ môi trường.
Thế nhưng trong thực tế, các cơ quan và ban ngành liên hệ vẫn chưa quan
tâm đủ, vẫn chưa đặt nặng vấn đề này, vì thế người dân, nhất là người dân ở
các thị trấn và thành phố vẫn tỏ ra thờ ơ và vô trách nhiệm đối với việc bảo
vệ môi trường, nếu không nói là rất ích kỷ. Một thí dụ điễn hình : Một số
lớn dân chúng ở các thành phố, mỗi khi quét dọn nhà cửa, sân hay đường
sá, v.v… thì thay vì hốt rác rến, đất bụi bỏ vào các bao rác đề ty vệ sinh đến
chở đi, họ lại mang đổ xuống các lỗ thoát nước ở bên lề đường, vì muốn
tránh không phải trả tiền rác; do đó, khi trời mưa xuống là nước đọng lại
đầy trên mặt đường. Ðặc biệt nhất là ở thành phố Saigon, mỗi lần trời mưa
liên tiếp từ 20 đến 30 phút thì đương nhiên một số lớn các đường phố bị
nước ngập tới quá đầu gối, làm bế tắc việc giao thông trầm trọng. Hiện
tượng đó là hậu quả các ống dẫn nước bị tắc nghẽn do rác rến dân cư đổ
xuống gây ra.
Nói tóm lại, theo sự nhận định của các khách du lịch ngoại quốc cũng như
3


mỗi người trong chúng ta có thể nhìn thấy rõ được, đó là Thượng Ðế đã đặc
biệt ban tặng cho người Việt Nam chúng ta một đất nước quá xinh đẹp, quá
mỹ miều, quá trù phú. Ðồng thời, đó cũng chính là gia sản quý báu đã từng
được tổ tiên, cha ông chúng ta hao công gầy dựng, giữ gìn từ hàng ngàn
năm trước và nay trối lại chúng ta. Vậy, chúng ta phải có trách nhiệm và có
bổn phận phải chăm sóc và bảo tồn gia sản gấm vóc đó, để khỏi phụ ơn đối
với tổ tiên, để con cháu chúng ta sau này còn có đất sống, nhất là để khỏi
mắc tội với Trời, mắc tội với Thượng Ðế, Ðấng đã giao phó chúng ta mãnh
đất chữ S tươi đẹp này.
Nguyễn Hữu Thy




×