Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng và giải pháp để phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.11 KB, 27 trang )

Lời nói đầu.
Kể từ khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế thị trường thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi. Trong thời gian đầu các doanh nghiệp nói
riêng và cả nền kinh tế nói chung đã loại bỏ hoàn toàn công tác kế hoạch hóa ra
ngoài, phủ nhận hoàn toàn vai trò của kế hoạch hóa trong nền kinh tế và trong từng
doanh nghiệp. Họ coi kế hoạch hóa là sản phẩm của cơ chế cũ và nó không còn
phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, họ coi thị trường là yếu tố quyết định còn kế
hoạch thì không có vai trò gì cả.
Nhưng trong thực tế của những năm qua và kinh nghiệm của các doanh nghiệp
lớn trên thế giới đã cho thấy rằng dù ở trong nền kinh tế thị trường phát triển thì
các doanh nghiệp vẫn phải có chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Doanh nghiệp
nào có chiến lược và kế hoạch hợp lý thì doanh nghiệp đó hoạt động càng hiệu quả
và ngày càng phát triển. Kế hoạch chiến lược đóng vai trò như một kim chỉ nam
hướng doanh nghiệp tới các mục tiêu nhiệm vụ cần đạt được trong tương lai. Do
vậy trong nền kinh tế thì trường thì kế hoạch hóa trong doanh nghiệp vẫn có những
vai trò rất quan trọng. Thấy được điều đó và thực trạng của công tác lập và thực
hiện kế hoạch ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mà tôi đi vào tìm hiểu vấn đề
này để mong làm rõ vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp từ đó mà sẽ giúp
ích cho công việc của mình sau này.
Lời cảm ơn: em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn ngọc Sơn giảng viên
khoa kinh tế kế hoạch và phát triển đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án.
Đồng thời em cũng cảm ơn thư viện trường đại học kinh tế quốc dân đã cung cấp
thông tin và tài liệu giúp em hoàn thành bài viết.
Bài viết của tôi được chia thành ba chương chính là:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế hoạch hóa trong doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường.
Chương 2: Quy trình và các bước lập kế hoạch trong doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng lập và thực hiện kế hoạch trong các doanh nghiệp nhà
nước. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập và thực hiện kế hoạch trong
doanh nghiệp.


Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
CHƯƠNG I
Cơ sở lý luận về kế hoạch hóa trong doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
1.Khái quát chung về kế hoạch trong doanh nghiệp.
1.1.Khái niệm kế hoạch trong doanh nghiệp.
Từ lâu trong các doanh nghiệp các nhà quản lý doanh nghiệp luôn đặt ra cho
doanh nghiệp mình những mục tiêu, những hướng đi mà doanh nghiệp sẽ đi trong
tương lai. Những mục tiêu, cái đích đó được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển
của doanh nghiệp. Nhưng chiến lược là một tầm nhìn xa trong tương lai, nó nói lên
viễn cảnh mà doanh nghiệp muốn có được vì vậy để cụ thể hóa chiến lược phát
triển của doanh nghiệp thì cần có các kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn và trung hạn
để thực hiện các quyết định trong chiến lược. Tuy nhiên do kế hoạch hóa trong
doanh nghiệp là một công cụ quản lý trong doanh nghiệp nên nó có vai trò tịch cực
và tiêu cức nhất định nếu không được sử dụng một cách linh hoạt. Nó đóng vai trò
tích cực khi giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp được vận hành trơn tru,
tránh được những sai lầm nhưng đôi khi nếu quá cứng nhắc theo kế hoạch thì nó sẽ
kìm hãm sự sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động để đối phó với những biến đổi
ngoài kế hoạch.
Vậy hiểu theo cách chung nhất thì kế hoạch hóa là một phưong thức quản lý
theo mục tiêu, nó là hoạt động của con người trên cở sở nhận thức và vận dụng các
quy luật xã hội và tự nhiên đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các
đơn vị kinh tế kĩ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội
theo những mục tiêu thống nhất.
Vì vậy kế hoạch ở đây có thể bao trùm ở những quy mô và phạm vi khác nhau.
Nó có thể là kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung trên phạm vi cả nước, bao trùm
lên tất cả các ngành kinh tế. Hoặc nó cũng có thể là kế hoạch hóa cho từng ngành
kinh tế riêng lẻ, hay có thể là kế hoạch hóa vùng, địa phương trên phạm vi một
vùng lãnh thổ nhất định, và ở cấp độ nhỏ nhất nó là kế hoạch hóa trong doanh

nghiệp. Vậy kế hoạch hóa trong doanh nghiệp hay là kế hoạch hóa hoạt động sản
xuất doanh nghiệp là phương thức quản lý của doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
gồm các hành vi can thiệp của chủ thể doanh nghiệp tới các hoạt động của doanh
nghiệp nhằm mục đích đạt được mục tiêu đề ra cho doanh nghiệp.
Như vậy kế hoạch hóa trong doanh nghiệp thể hiện được kĩ năng dự báo các xu
hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, mục tiêu mà doanh nghiệp cần
đạt được, tổ chức triển khai các hành động để đạt được mục tiêu đề ra, nó bao gồm
các bước là:
Soạn lập kế hoạch, đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất vì chỉ
có nhờ lập kế hoạch chính xác dựa trên các thông tin đầy đủ về thực trạng của
doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động mà doanh nghiệp đang
nắm giữ, tiềm lực về vốn của doanh nghiệp… để từ đó có thể tìm ra điểm mạnh
điểm yếu của doanh nghiệp từ đó mà có thể phát huy được hết các tiềm năng của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần dựa trên các phân tích về điều kiện môi
trường bên ngoài của doanh nghiệp như xu hướng biến động của nhu cầu thị
trưòng, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tình hình chính trị xã hội
trong nước… từ đó tìm ra những cơ hội, thách thức mà thị trường đem lại. Để từ
đó có những phương án tận dụng tốt nhất những cơ hội mà thị trường đem lại hay
là có các phương án để đối phó với những thách thức từ thị trường để giúp cho
doanh nghiệp vượt qua những thách thức đó với mục đích cuối cùng là đạt được
mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Để những mục tiêu đề ra không mang tính chủ
quan mà phải có căn cứ dựa trên các nguồn lực bên trong doanh nghiệp và điều
kiện bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy bản kế hoạch của doanh nghiệp được hình
thành thông qua việc trả lời các câu hỏi là doanh nghiệp đang đứng ở đâu? Doanh
nghiệp muốn đi đến đâu? Và làm thế nào để đi đến đó?
Bước tiếp theo là tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kế

hoạch. Sau khi đã soạn lập được một kế hoạch hoàn chỉnh, phù hợp với mục tiêu
và khả năng của doanh nghiệp rồi thì việc tổ chức triển khai thực hiện nó như thế
nào là rất quan trọng, nó thể hiện sự phối hợp hành động giữa các bộ phận, đơn vị
chức năng trong doanh nghiệp nhằm thực hiện một mục tiêu chung của doanh
nghiệp đã được đặt ra trong bản kế hoạch. Nó thể hiện cách thức huy động các
nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp như thế nào, hơn thế nữa là việc sử dụng
các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất. Việc tổ chức thực hiện không đơn thuần
chỉ là việc triển khai các hoạt động cần thiết mà nó còn là quá trình dự báo những
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
thay đổi của thị trưòng hay những phát sinh bất ngờ trong quá trình thực hiện và
khả năng ứng phó với những thay đổi, phát sinh đó của doanh nghiệp. Còn quá
trình kiểm tra đánh giá giúp cho doanh nghiệp thúc đẩy quá trình thực hiện, phát
hiện ra những biến đổi bất ngờ trong quá trình thực hiện và tìm ra những nguyên
nhân gây ra những biến đổi đó để từ đó tìm cách khắc phục những phát sinh đó.
Còn công tác đánh giá sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá những mặt đạt được và
những mặt hạn chế chưa đạt được để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ
những thành công và thất bại đó. Với những bài học kinh nghiệm đó sẽ giúp cho
doanh nghiệp trong công tác xây dựng kế hoạch sau này được tốt hơn.
1.2.Chức năng của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
Kế hoạch hóa trong doanh nghiệp với tư cách là công cụ quản lý theo mục tiêu
vì vậu nó có vai trò quan trọng trong công tác quản lý vi mô trong doanh nghiệp,
nó được thể hiện qua các chức năng sau đây.
Chức năng ra quyết định. Kế hoạch hóa cho phép ta xây dựng quy trình ra quyết
định và phối hợp các quyết định. Vì trong doanh nghiệp có nhiều bộ phận, đơn vị
chức năng khác nhau và mỗi bộ phận đơn vị chức năng này có những vai trò khác
nhau trong doanh nghiệp. Nên nhiều khi các bộ phận này có thể không thống nhất
với nhau trong quá trình quyết định các hoạt động của doanh nghiệp vì vậy kế

hoạch hóa sẽ giúp cho quá trình ra quyết định của các bộ phận sẽ theo một quy
trình thống nhất để tránh tình trạng xung đột giữa các đơn vị bộ phận. Nhưng khi
đã ra được quyết định rồi thì việc phối hợp các quyết định đó lại với nhau cũng
không phải đơn giản vì vẫn có sự khác biệt giữa các quyết đinh của các bộ phận
chức năng cho nên nó cần có công tác kế hoạch hóa để phối hợp các quyết định đó
sao cho các hoạt động của doanh nghiệp được vận hành suôn sẻ. Đây có thể là một
trong những điểm mạnh của hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
Chức năng giao tiếp, kế hoạch hóa trong doanh nghiệp có chức năng giao tiếp
vì nó tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo và quản lý của doanh nghiệp có thể giao
tiếp được với nhau, nó cho phép lãnh đạo các bộ phận có thể phối hợp trao đổi xử
lý các thông tin và những vấn đề trong doanh nghiệp. Khi có một quy trình kế
hoạch thống nhất nó sẽ góp phần cung cấp trao đổi thông tin giữa các phòng ban
chức năng trong doanh nghiệp với nhau, từ đó các lãnh đạo của các bộ phận khác
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
nhau có thể nắm bắt được những thông tin và các hoạt động của các bộ phận khác
để từ đó mà có được những phương án hoạt động cho bộ phận mình sao cho phù
hợp với các phòng ban bộ phận khác để đảm bảo cho mục tiêu của doanh nghiệp
được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra.
Bản kế hoạch với tư cách là một tài liệu chứa đựng các chiến lược phát triển của
doanh nghiệp trong tương lai, trong đó còn chứa đựng các kế hoạch hành động của
các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp như kế hoạch sản xuất và dự trữ, kế
hoạch Marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch nghiên cứu triển
khai... Cũng như kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp. Vì vậy kế hoạch sẽ đóng vai
trò như một kênh thông tin từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban chức năng cũng
như tới từng nhân viên trong doanh nghiệp để huy động nguồn lực giúp thực hiện
các mục tiêu đề ra đồng thời phản hồi những thông tin từ dưới lên tới ban lãnh đạo
về quá trình thực hiện kế hoạch, từ thông tin phản hồi đó mà ban lãnh đạo có thể

kiểm tra đánh giá được công tác tổ chức thực hiện nếu thấy những sai lệch sẽ có
phương án điều chỉnh. Kế hoạch không chỉ đóng vai trò là kênh thông tin dọc mà
nó còn có chức năng là kênh thông tin ngang giữa các phòng ban chức năng. Vì
các kế hoạch chức năng có mối quan hệ với nhau rất mật thiết nên việc trao đổi
thông tin với nhau giữa các phòng ban là rất quan trọng, nó sẽ giúp cho các bộ
phận nắm được tiến độ của các bộ phận khác từ đó có những điều chỉnh để kế
hoạch bộ phận cũng như kế hoạch tổng thể đi đúng tiến độ.
Chức năng quyền lực, khi một bản kế hoạch được xây dựng hoàn chỉnh phù hợp
với những điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thì bản kế hoạch đó như
là một bản tuyên bố của ban lãnh đạo doanh nghiệp tới các bộ phận và các nhân
viên trong doanh nghiệp về chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai,
trong đó sẽ ghi rõ những mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được trong thời gian
tới. Với những mục tiêu nhiệm vụ được đặt ra trong bản kế hoach thì ban lãnh đạo
doanh nghiệp đã khẳng định quyền lực lãnh đạo của họ trong doanh nghiệp cũng
như với các nhân viên. Nhờ có kế hoạch mà các hoạt động trong doanh nghiệp
được quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý và từ đó sẽ giúp cho mọi người đều có thể
tham gia đóng góp ý kiến vào bản kế hoạch.
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
1.3. Nguyên tắc kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
Khi chúng ta làm một việc gì thì thông thường đều có những nguyên tắc nhất
định. Vì vậy trong công tác kế hoạch hóa cũng không thể không có những nguyên
tắc trong xây dựng kế hoạch. Nhờ có những nguyên tắc này sẽ giúp cho bản kế
hoạch được xây dựng một cách hợp lý, sát với thực tế hơn và giảm thiểu những rủi
ro có thể xảy ra. Vậy kế hoạch hóa trong doanh nghiệp được tuân theo những
nguyên tắc sau đây.
Nguyên tắc thống nhất, do doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều bộ phận khác
nhau, mỗi bộ phận có hoạt động chức năng riêng lẻ khác nhau. Cho nên trong

công tác quản lý doanh nghiệp cần có sự thống nhất để đảm bảo hoạt động của
doanh nghiệp được thống nhất. Trong doanh nghiệp có các mối quan hệ dọc và
mối quan hệ ngang. Mối quan hệ dọc thể hiện quan hệ từ trên xuống giữa ban lãnh
đạo doanh nghiệp và các phòng ban chức năng cũng như các nhân viên trong
doanh nghiệp và mối quan hệ này cũng thể hiện quan hệ quyền lực lãnh đạo của
người chủ doanh nghiệp với các nhân viên. Còn mối quan hệ ngang là mối quan hệ
giữa các phòng ban chức năng với nhau, nó thể hiện quan hệ tác nghiệp trao đổi
thông tin với nhau giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Nhờ có mối quan hệ này
mà các bộ phận trong doanh nghiệp có thể nắm bắt hoạt động của nhau từ đó có
thể giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện.
Trong doanh nghiệp có nhiều đơn vị chức năng với các kế hoạch của riêng
mình để thực hiện chức năng của mình. Cho nên có sự phân định rất rõ ràng giữa
về chức năng giữa các bộ phận. Nhưng khi các bộ phận tiến hành xây dựng kế
hoạch cho bộ phận mình đều phải căn cứ vào chiến lược phát triển của doanh
nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp vì vậy kế
hoach tổng thể của doanh nghiệp không thể chỉ là sự lắp ghép đơn thuần của các
bộ phận mà nó còn phải là một hệ thống các kế hoạch có liên quan chặt chẽ với
nhau thể hiện sự thống nhất từ trên xuống và giữa các kế hoạch bộ phận.
Nguyên tắc tham gia, nguyên tắc này có mối quan hệ với nguyên tắc thống
nhất, theo đó thì nguyên tắc này cho phép mọi thành viên trong doanh nghiệp đều
có thể tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng kế hoạch. Nhờ có sự tham
gia này mà bản kế hoạch sẽ thể hiện đầy đủ ý chí của mọi thành viên trong doanh
nghiệp chứ không của riêng ban lãnh đạo. Nó thể hiện sự thống nhất giữa các
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
thành viên trong doanh nghiệp. Nếu nguyên tắc này được thực hiện một cách đầy
đủ thì nó sẽ đem lại những lợi ích sau.
Thứ nhất các thành viên trong doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin cho nhau

nhờ đó mà họ sẽ có được những hiểu biết sâu sắc hơn về doanh nghiệp cũng như
các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Nhờ đó mà bản kế hoạch sẽ
nhận được đầy đủ thông tin từ mọi phía phản ánh chính xác tình hình bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp.
Nhờ có sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp mà bản kế hoạch sẽ
không còn là của riêng ban lãnh đạo doanh nghiệp nữa mà nó sẽ là sản phẩm của
tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Khi đây đã là sản phẩm của toàn thể
doanh nghiệp thì các thành viên sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm với bản kế hoạch
và cố gắng thực hiện một cách tốt nhất bổn phận trách nhiệm của mình trong bản
kế hoạch, từ đó sẽ giúp bản kế hoạch được thực hiện có hiệu quả hơn.
Cho phép mọi người tham gia vào công tác kế hoạch hóa sẽ giúp cho mọi
người phát huy được tính chủ động sáng tạo của họ, tạo cho họ có động lực để lao
động có hiệu quả hơn.
Để có thể thu hút được mọi người cùng tham gia xây dựng và thực hiện kế
hoạch của doanh nghiệp thì ban lãnh đạo của doanh nghiệp cần có những chính
sách mô hình khuyến khích mọi người tham gia, làm cho họ cảm thấy khi tham gia
vào công tác kế hoạch hóa họ có được lợi ích trong đó.
Nguyên tắc linh hoạt, do các doanh nghiệp hoạt đông trong nền kinh tế thị
trường, với rất nhiều biến động diễn ra từng ngày từng giờ. Cho nên công tác kế
hoạch hóa không thể cứng nhắc mà đòi hỏi phải luôn linh hoạt chủ động để có thể
đối phó được với những thay đổi bất ngờ của thị trường. Kế hoạch được xây dựng
càng linh hoạt mềm dẻo thí sẽ càng giảm thiểu được những rủi ro do thay đổi của
thị trường gây ra. Nguyên tắc linh hoạt được thể hiện thông qua các yếu tố sau.
Kế hoạch được xây dựng phải có nhiều phương án, mỗi phương án là một kịch
bản mô phỏng tương ứng với từng điều kiện thị trường và cách huy động nguồn
lực cụ thể.
Trong xây dựng kế hoạch thì thì chúng ta không chỉ xây dựng kế hoạch chính
mà còn phải xây dựng những kế hoạch phụ, kế hoạch dự phòng và kế hoạch bổ
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A

Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
sung, để trong những tình huống bất khả kháng chúng ta có thể thay đổi kế hoạch
hành động.
Các kế hoạch cần phải được xem xét một cách thường xuyên liên tục. Do trong
các kế hoạch đều đặt ra các mục tiêu cho tưong lai mà tương lại là một thứ xa vời
khó nắm bắt vì vây người lãnh đạo doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm
tra để phát hiện những thay đổi trong quá trình thực hiện, tìm ra những nguyên
nhân của những phát sinh đó để từ đó có những điều chỉnh và bước đi phù hợp để
giải quyết những vấn đề phát sinh đảm bảo cho kế hoạch đi đúng hướng. Nhờ có
tính linh hoạt trong xây dựng và thực hiện kế hoạch mà các nhà xây dựng và thực
hiện kế hoạch không cảm thấy kế hoạch là sự cứng nhắc mang tính rằng buộc và bị
kế hoạch chi phối mà trái lại họ cảm thấy họ là người chủ động trong công tác xây
dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch, họ thấy mình là chủ thể kế hoạch chi phối kế
hoạch chứ không phải bị kế hoạch chi phối.
1.4.Phân loại kế hoạch trong doanh nghiệp.
Trên những góc độ khác nhau thì hệ thống kế hoạch hóa của doanh nghiệp được
chia thành những bộ phận khác nhau.
1.4.1.Theo góc độ thời gian.
Theo góc độ thời gian là sự phân đoạn kế hoạch theo thời gian. Theo đó thì có
các loại kế hoạch sau.
Kế hoạch dài hạn, nó là kế hoạch bao trùm lên một khoảng thời gian dài
thường là 10 năm. Trong bản kế hoạch này thường nêu lên những mục tiêu dài hạn
của doanh nghiệp, những định hướng của doanh nghiệp trong thời gian dài..
Kế hoạch trung hạn, nó là sự cụ thể hóa của kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung
hạn thường kéo dài khoảng từ ba đến năm năm.
Kế hoạch ngắn hạn thường là kế hoạch hàng năm và kế hoạch tiến độ. Nó
thường bao gồm các phương án sử dụng các nguồn lực một cách cụ thể để đạt
được mục tiêu trong kế hoạch dài hạn và trung hạn.
Nhưng trong điều kiện ngày nay với những biến đổi nhanh chóng của thị trường

và khoa học công nghệ thì việc phân chia kế hoach theo thời gian chỉ còn mang
tính tương đối. Khi mà khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng, kĩ thuật sản
xuất nhanh chóng trở lên lạc hậu, chu kì sản xuất ngày càng ngắn, thì những kế
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
hoạch từ ba đến năm năm cũng có thể coi là dài. Các kế hoạch dài hạn, trung hạn
và ngắn hạn phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, không được loại bỏ lẫn nhau.
Cần coi trọng vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch
dài hạn, giữa lợi ích cục bộ trước mắt và lợi ích lâu dài vì nhiều khi quyết định
trong ngắn hạn với lợi ích cục bộ trước mắt nếu không được xem xét tới các lợi ích
lâu dài trong kế hoạch dài hạn sẽ dẫn tới làm thất bại mục tiêu lâu dài của doanh
nghiệp.
1.4.2.Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ kế hoạch.
Theo góc độ nội dung, tính chất của kế hoạch có thể chia kế hoạch trong doanh
nghiệp thành các kế hoạch sau.
Kế hoạch chiến lược, nó thường được áp dụng với những doanh nghiệp lớn với
quy mô sản xuất lớn và nhiều lao động. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì nó làm
cho công tác quản lý doanh nghiệp trở lên càng phức tạp và khó khăn, đồng thời do
tính chất cạnh tranh của thị trường ngày càng trở lên khốc liệt, với sự thay đổi của
khoa học công nghệ ngày càng nhanh khiến cho doanh nghiệp rất khó trong việc
xác định những mục tiêu trong tương lai.
Kế hoạch chiến lược sẽ cho phép doanh nghiệp cải thiện và củng cố vị thế cạnh
tranh trên thị trường. Trong kế hoạch chiến lược là những mục tiêu định hướng cho
doanh nghiệp và những biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Việc xây dựng kế
hoạch chiến lược thường được xuất phát từ khả năng thực tế của doanh nghiệp,
biểu hiện những phương án ứng phó với những điều kiện bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp.
Kế hoạch chiến thuật (kế hoạch tác nghiệp) nó là công cụ để chuyển các định

hướng, mục tiêu của chiến lược thành các chương trình cụ thể cho từng bộ phận
trong doanh nghiệp. Việc chia nhỏ ra thành các chương trình sẽ giúp cho mục tiêu
của doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng hơn với sự phối hợp của các bộ phận
chức năng. Kế hoạch chiến thuật được thể hiện trong từng bộ phận của doanh
nghiệp như kế hoạch Marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính… Trong
khi kế hoạch chiến lược tập trung vào xác định các mục tiêu dài hạn, những định
hướng của doanh nghiệp trong tương lai thì kế hoạch tác nghiệp lại đi vào cụ thể
từng bộ phận, lĩnh vực của doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lược là sự tham gia chủ
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
yếu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp còn kế hoạch chiến thuật là sự tham gia
đầy đủ của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
2. Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
Kế hoạch hóa trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng giúp cho doanh nghiệp
hoạt động một cách tuần tự hợp lý và chặt chẽ. Nhưng trong những cơ chế kinh tế
khác nhau thì nó thể hiện những vai trò khác nhau.
2.1. Vai trò trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một nền kinh tế dựa trên cơ sở chủ yếu là
chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sự thống trị của nhà nước
chuyên chính vô sản. Theo đó thì kế hoạch hóa là mệnh lệnh trực tiếp phát ra từ
trung ương tới các thành phần trong nền kinh tế là các doanh nghiệp nhà nước vì
vậy mà không có sự khác biệt rõ rệt giữa kế hoạch của nền kinh tế và kế hoạch
doanh nghiệp. Theo đó thì hình thức giao dịch chủ yếu là sự giao nhận từ trung
ương tới các đơn vị sản xuất. Các doanh nghiệp không được tự chủ trong việc sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai mà những câu hỏi đó đều do nhà
nước quyết định và giao xuống cho các doanh nghiệp từ nguyên liệu đầu vào với
số lượng bao nhiêu, sản xuất bao nhiêu và phân phối như thế nào. Vì vậy các chỉ
tiêu kế hoạch trong doanh nghiệp cũng chính là các chỉ tiêu pháp lệnh toàn diện,

các kế hoạch tiến độ, kế hoạch điều độ sản xuất đều do cơ quan trung ương quyết
định và chi phối toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà vai trò lớn
nhất của kế hoạch hóa trong thời kì này là tạo ra tiết kiệm và tích lũy lớn, thực hiện
các cân đối trong nền kinh tế nhờ đó tạo ra tăng trưởng nhanh. Hướng các nguồn
lực vào những mục tiêu ưu tiên.
Nhưng bên cạnh vai trò đó thì nó có những hạn chế sau.
Hạn chế tính năng động, sáng tạo trong sản xuất, không gắn trách nhiệm sản
xuất với ngườilao động vì vây mà hiệu quả sản xuất thấp.
Do kế hoạch mang tính mệnh lệnh, triệt tiêu các qui luật kinh tế và cạnh tranh
trong thị trường nên nền kinh tế không có động lực phát triển, các doanh nghiệp
không có khả năng cạnh tranh.
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A

×