Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SKKN Vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy đọc hiểu bài thơ vội vàng ở trường THPT Như Xuân II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.39 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG LÍ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN VÀO DẠY ĐỌC
HIỂU BÀI THƠ VỘI VÀNG Ở TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN
II

Người thực hiện: Đoàn Thị Mai
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2018

SangKienKinhNghiem.net


MỤC LỤC
1. Mở đầu ..................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................2
2. Nội dung ................................................................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận.....................................................................................................2
2.1.1. Khái niệm liên văn bản ..............................................................................2
2.1.2. Vấn đề liên văn bản từ những góc nhìn khác nhau....................................2
2.2. Thực trạng vấn đề ............................................................................................3
2.3. Một số giải pháp tiếp cận bài thơ Vội vàng từ góc độ liên văn bản. ...............4


2.3.1. Cảm thụ bài thơ Vội vàng trong sự nối kết với các văn bản lịch sử - văn
hóa - xã hội ..........................................................................................................4
2.3.2. Cảm thụ bài thơ Vội vàng từ góc nhìn so sánh ..........................................6
2.3.3. Cảm thụ Vội vàng trong mối tương liên giữa thi ca – âm nhạc ................8
2.4. Hiệu quả của đề tài ........................................................................................10
3. Kết luận, kiến nghị .............................................................................................11
3.1. Kết luận ..........................................................................................................11
3.2. Kiến nghị ........................................................................................................11

SangKienKinhNghiem.net


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn là một môn học vô cùng quan trọng trong việc đào tạo con người,
bồi dưỡng trí tuệ, tâm hồn và nhân cách cho học sinh. Nhà văn Nga lỗi lạc M.
Gorki đã từng viết: “ Văn học là nhân học”. Giáo sư Hà Minh Đức từng khẳng
định: “ Văn học không chỉ là một nguồn tri thức mà còn là nguồn năng lượng lớn
lao có ý nghĩa cổ vũ , tiếp sức cho con người trong cuộc sống”. Tuy nhiên hiện nay
việc dạy và học văn trong trường phổ thơng nói chung và trường THPT Như Xuân
II nói riêng đang đứng trước những khó khăn, thử thách. Đối với học sinh trường
THPT Như Xn 2, các em có tâm lí ngại học mơn văn bởi cho rằng mơn này khó,
trừu tượng; các em cũng chưa tự tìm ra phương pháp phù hợp để tiếp cận kiến thức
bài học, hầu hết học sinh còn lệ thuộc nhiều vào bài giảng của giáo viên, tài liệu
tham khảo. Đối với giáo viên, chúng tôi đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học
theo quan điểm tích hợp nhưng hiệu quả chưa cao. Các tiết học thường gị bó trong
phạm vi Kết quả cần đạt và Ghi nhớ, chưa thực sự linh hoạt, chưa thu hút và phát
huy tính tích cực của học sinh. Chính vì vậy, để khơi dậy niềm u thích và hứng
thú học mơn văn địi hỏi các thầy cơ giáo phải vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy
học tích cực đặc biệt phải trao cho các em chìa khóa để đọc hiểu các văn bản văn

học cụ thể.
Nghị quyết số 29/NQ-TW hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để cho
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Trên tinh
thần Nghị quyết 29, người giáo viên khi đứng lớp giống những kiến trúc sư phải
thiết kế, vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhằm giúp học sinh chủ
động trong giờ học. Bên cạnh việc định hướng, rèn luyện cho các em năng lực
chung như năng lực tư duy, năng lực làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề nảy
sinh…thì mơn Ngữ văn phải giúp học sinh tạo lập được các năng lực đặc thù đó là
năng lực đọc hiểu, năng lực tạo lập văn bản.
Lý thuyết liên văn bản là một thành tựu khoa học mới, có vai trị , ý nghĩa to
lớn trong nghiên cứu, dạy học ngữ văn nói chung và dạy đọc hiểu văn bản văn học
ở THPT nói riêng. Để hiện thực hóa quan điểm dạy học tích hợp hiện nay một cách
sống động, đạt hiệu quả cao thì việc vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong giờ đọc
hiểu văn bản văn học đã trở thành đòi hỏi tất yếu.
Trong chương trình Ngữ văn 11, tập 2, Thơ mới chiếm một khối lượng kiến
thức khá lớn với nhiều tác giả, tác phẩm. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến bài
thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu. Thi phẩm gắn liền với tên tuổi, phong cách,
1

SangKienKinhNghiem.net


tiếng nói của một nhà thơ lớn trong một giai đoạn của lịch sử văn học nên đòi hỏi
giáo viên phải có phương pháp tiếp cận và chuyển giao kĩ thuật này đến với học
sinh.Với những lí do trên, tơi chọn đề tài Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy
đọc – hiểu bài thơ “Vội vàng” ở trường THPT Như Xuân II làm sáng kiến kinh

nghiệm
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, người viết đưa ra định hướng tiếp cận, đọc hiểu bài thơ Vội
vàng từ góc độ liên văn bản từ đó trang bị phương pháp đọc, góp phần làm giàu
kiến thức văn học, văn hóa cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến là Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào
dạy đọc – hiểu bài thơ “Vội vàng” ở trường THPT Như Xuân II
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thuộc hai nhóm
phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết.
- Phương pháp quan sát, thực nghiệm.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm liên văn bản
Liên văn bản là liên kết các văn bản trong một văn bản qua sự sáng tạo và
tiếp nhận của “người đọc” với tính đối thoại một cách có ý thức hay vơ thức.
2.1.2. Vấn đề liên văn bản từ những góc nhìn khác nhau
Từ giữa thập niên 1960, khái niệm về tính liên văn bản mới bắt đầu xuất
hiện trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Nó làm phá vỡ khái niệm văn bản truyền thống
và làm cho hai khái niệm văn bản và liên văn bản trở nên đồng nghĩa. Hơn nữa, nó
tạo nên phản ứng dây chuyền: sự ra đời của khái niệm liên văn bản và cách hiểu
mới về văn bản làm thay đổi hẳn trọng tâm của phê bình và nghiên cứu văn học:
trước, trọng tâm nằm trong mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và hiện thực; sau,
giữa tác phẩm này với tác phẩm khác. Nó cũng làm thay đổi mối quan hệ giữa tác
giả, tác phẩm và độc giả; giữa văn học và các yếu tố phi văn học; giữa sáng tạo và
sự mô phỏng; giữa truyền thống và cách tân...
2


SangKienKinhNghiem.net


Thuật ngữ Tính liên văn bản xuất hiện đầu tiên trong bài viết Từ, Đối thoại
và Tiểu thuyết của J. Kristeva. Bà cho rằng: “ Bất kì văn bản nào cũng được cấu
trúc như một bức khảm các trích dẫn; bất kì văn bản nào cũng là sự hấp thụ và biến
đổi các văn bản khác”. Theo Kristeva, một văn bản mới khơng phải là một khách
thể mang tính cá nhân, cô lập, tự trị mà là sản phẩm của một sự biên tập văn bản
văn hóa – lịch sử.[3]
Michel Foucault, cha đẻ của một trong những trường phái Tân Lịch Sử,
thuộc trào lưu hậu hiện đại nhấn mạnh: “ biên giới của một cuốn sách không bao
giờ thực sự rõ ràng: vượt ra ngồi nhan đề, dịng chữ đầu tiên và dấu chấm cuối
cùng, vượt ra ngoài cấu trúc nội tại và hình thức mang tính tự trị của nó, nó bị bắt
gặp quả tang là đang hịa lẫn vào một hệ thống quy chiếu đến các cuốn sách khác,
các văn bản khác, các câu văn khác: nó chỉ là cái gút trong một mạng lưới lớn.
Cuốn sách không phải là một vật thể chúng ta cầm trên tay…Sự thống nhất của nó
thường biến dạng và rất tương đối”.[2]
Theo Barthes, văn bản không phải là chuỗi từ ngữ phát ra một ý nghĩa duy
nhất, cố định mà ngược lại, thực chất là một khơng gian đa kích thước ở đó tụ hội
vơ số các văn bản đến từ vơ số các nền văn hóa khác nhau: tất cả đều tan lỗng vào
nhau và khơng có cái nào thực sự là độc sáng cả. Ý nghĩa của một văn bản khơng
hồn tồn nằm bên trong bản thân nó mà tồn tại trong mối tương tác với các văn
bản khác, nghĩa là giữa các văn bản khác nhau.[2]
Tóm lại, khơng có một văn bản nào không phải là một liên văn bản và
ngược lại...Tính liên văn bản trở thành yếu tính và điều kiện tồn tại của văn bản,
chúng ta sẽ không hiểu bất cứ một văn bản nào nếu trong đó khơng có yếu tố liên
văn bản . Những quan niệm trên đều cho thấy tính cần thiết trong việc áp dụng tính
liên văn bản vào trong q trình nghiên cứu văn học và vận dụng kĩ thuật liên văn
bản vào đọc hiểu văn bản văn học ở trường phổ thông.

2.2. Thực trạng vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được chỉ đạo và triển khai
trong toàn ngành giáo dục những năm gần đây. Cả giáo viên và học sinh đều phải
thay đổi tư duy, cách thức tiếp cận tri thức : giáo viên đóng vai trị là người hướng
dẫn, tổ chức giờ học thơng qua hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề; học sinh giữ
vai trò trung tâm, chủ động làm việc và lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên làm thế nào
để học sinh trở thành trung tâm thì giáo viên chúng tơi vẫn còn lúng túng , chưa
thực hiện một cách nhuần nhị. Trước đến nay, học sinh học văn theo lối thụ động,
quen chờ đợi vào những kết quả mà người khác cảm nghĩ hộ. Khi đọc hiểu văn bản
văn học chỉ nắm được nội dung từng tác phẩm mà chưa vận dụng tối đa khả năng
tư duy, tích hợp liên văn bản, liên môn để chiếm lĩnh kiến thức. Các em cũng chưa
3

SangKienKinhNghiem.net


có cái nhìn so sánh tồn diện, đầy đủ về giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm
trong sự vận động của tiến trình văn học. Thế nên để thay đổi tư duy của học sinh
cần thiết phải dạy cho các em phương pháp, kĩ thuật đọc hiểu phù hợp.
Thực tế, giáo viên trường chúng tôi đã sử dụng kĩ thuật liên văn bản trong
dạy đọc hiểu một số văn bản văn học nhưng ở một cấp độ thấp. Khi dạy học, chúng
tơi cũng có ý thức liên hệ, xếp chồng và so sánh giữa các văn bản nhưng còn manh
mún, thiếu hệ thống. Kĩ thuật này mới chỉ có giáo viên sử dụng, chưa có sự chuyển
giao đến học sinh.
2.3. Một số giải pháp tiếp cận bài thơ Vội vàng từ góc độ liên văn bản.
2.3.1. Cảm thụ bài thơ Vội vàng trong sự nối kết với các văn bản lịch sử văn hóa - xã hội
a. Khái luận chung
Văn học và nghệ thuật luôn vận động phát triển khơng ngừng theo quy luật
của dịng chảy lịch sử. Có thể nói thời đại nào văn học ấy. Đặc điểm này được thể
hiện bởi những quyền lực văn hóa chi phối hoạt động sáng tạo của nhà văn. Trong

chương trình ngữ văn THPT, trước khi học một giai đoạn văn học mới ln có một
bài Văn học sử. Đó là bài khái quát về tình hình lịch sử, văn hóa, xã hội của giai
đoạn đó. Bởi những tình hình đó ln tác động và dẫn đến sự thay đổi trong văn
học. Vậy nên , khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học nào rất cần thiết
việc đặt tác phẩm đó trở về đúng hồn cảnh mà nó ra đời để hiểu đúng giá trị của
tác phẩm.
b. Vận dụng
Theo tinh thần liên văn bản, để hoạt động đọc – hiểu bài thơ Vội vàng được
thấu triệt thì giáo viên cần định hướng học sinh đặt văn bản này vào bối cảnh lịch
sử - văn hóa - xã hội mà nó ra đời. Vội vàng trích trong tập “ Thơ Thơ” ( 1938) –
cụm hoa đầu mùa người tặng cho nhân gian. Bên cạnh những thông tin cơ bản đã
có ở phần Tiểu dẫn (SGK): năm sinh năm mất của tác giả, quê quán, gia đình, sự
nghiệp, phong cách, ... giáo viên cần định hướng học sinh tìm hiểu thêm về Phong
trào Thơ mới. Đây là một phong trào văn học ra đời vào những năm 1932- 1945
trong tiến trình văn học dân tộc. Đó là tiếng nói của giai cấp tư sản, tiểu tư sản và
tầng lớp trí thức Tây học, trong hồn cảnh mất nước họ cảm thấy bế tắc, tuyệt
vọng. Tuy họ không tham gia chống Pháp, không đi theo con đường cách mạng
nhưng họ sáng tác văn chương để giữ vững nhân cách của mình.
Khơng phải ngẫu nhiên mà Hồi Thanh nhận định: “Xn Diệu là nhà thơ
mới nhất trong các nhà thơ mới” ( Thi nhân Việt Nam). Giáo viên và học sinh cần
phải lí giải nguồn gốc “cái mới” của nhà thơ qua bài Vội vàng. Mặc dù xuất thân
4

SangKienKinhNghiem.net


trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống văn hóa, văn học với những am hiểu
sâu rộng về văn thơ trung đại nhưng trên hết Xuân Diệu vẫn là trí thức Tây học.
Ơng có điều kiện tiếp cận và chịu ảnh hưởng của thơ ca phương Tây đặc biệt là thơ
Pháp.

Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn. Khái niệm chủ nghĩa
lãng mạn chỉ một trào lưu văn hóa lớn nhất ở Âu – Mỹ ra đời vào cuối thế kỉ XVIII
nửa đầu thế kỷ XIX . Vào thế kỉ XVIII từ lãng mạn vốn được dùng chỉ những cái
hoang đường, kì lạ, khác thường chỉ có trong sách chứ khơng có trong hiện thực.
Vào cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa lãng mạn trở thành một thuật
ngữ dùng để chỉ một khuynh hướng văn học mới đối lập với chủ nghĩa cổ điển.
Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao chủ nghĩa cá nhân, đề cao vai trị to lớn của cái trực
giác, vơ thức; đề cao vai trò sáng tạo của người nghệ sĩ.
Sự ra đời của cái Tôi cá thể là sản phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, nó khẳng
định và đề cao tiếng nói riêng tư, coi trọng cảm giác, cảm nhận chủ quan của con
người. Cái Tôi là cá nhân tự ý thức, là bản ngã đòi khẳng định. Bài thơ Vội vàng
bộc lộ một cái Tôi yêu đời và ham sống đến mãnh liệt của Xuân Diệu. Cái Tôi ấy ý
thức rất cao về sự sống: sống là tận hưởng mọi vẻ đẹp ở thời điểm hương sắc nhất.
Sống là trân trọng từng giây phút, đặc biệt là mùa xn và trẻ. Cái Tơi độc đáo của
nhà thơ cịn biểu hiện ở sự cách tân ngôn từ, thi pháp: hình ảnh thơ tân kì, giàu mĩ
cảm; thi pháp mới lạ, phá cách.
Bên cạnh đó, Xn Diệu cịn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng siêu
thực – một khuynh hướng văn nghệ xuất hiện ở một số nước Châu Âu vào cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nguyên tắc mỹ học của chủ nghĩa tượng trưng là biểu hiện
mối quan hệ giữa con người và sự vật trong mối tương hợp. Mối tương giao, tương
hợp này diễn ra trên nhiều mặt.Về quan niệm thơ, chủ nghĩa tượng trưng xem thơ
như một thứ siêu cảm giác, khơng giải thích được. Thơ phải gắn chặt với âm nhạc,
phải gợi chứ khơng vẽ các đường nét, hình thể. Soi vào bài thơ Vội vàng, có thể
thấy bài thơ là một bản hợp tấu của hương thơm và mật ngọt, đường nét và màu
sắc, âm thanh và ánh sáng.
c. Kết luận
Như vậy, để đọc hiểu một văn bản văn học, ta không nên tách tác phẩm
thành một ốc đảo riêng biệt mà cần đặt nó vào biển lớn của đời sống văn hóa để
thấy được va đập, xáo trộn, liên văn bản của văn bản. Việc nối kết văn bản văn học
với các văn bản lịch sử - văn hóa - xã hội tương hợp, với “liều lượng” hợp lí sẽ là

cơ sở, nền tảng giúp giáo viên và học sinh cảm thụ văn bản hiệu quả, đem lại sức
sống tươi mới cho nó.
Hoạt động này khơng thể thực hiện tồn bộ trên lớp bởi chiếm rất nhiều thời
gian của tiết học. Thế nên trước mỗi bài đọc hiểu, giáo viên nên giao nhiệm vụ cho
5

SangKienKinhNghiem.net


học sinh tìm hiểu ở nhà thật cụ thể theo định hướng. Giáo viên cũng cần kiểm tra
kết quả tự học, tự làm việc của các em trong quá trình lên lớp và khuyến khích,
phát huy.
2.3.2. Cảm thụ bài thơ Vội vàng từ góc nhìn so sánh
a. Khái luận chung
Tính liên văn bản cũng đem đến cho việc tìm hiểu văn bản thơ mới từ góc
nhìn so sánh. Bởi vì như R. Barthes đã cho rằng: “Mọi văn bản đều là liên văn bản
với một văn bản khác...”. Bất kỳ một văn bản nào cũng được hiểu như một không
gian đa chiều, nơi có nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau mà không một cái
nào là gốc cả. Chính vì vậy khi đọc một văn bản văn học, chúng ta hay có sự liên
tưởng đến những tác phẩm khác, tác giả khác, hay cũng có thể tác phẩm gợi nhớ về
một cuốn phim, một bức họa...Và tất nhiên, trong miền liên tưởng đó sẽ có thao tác
so sánh giữa các văn bản với nhau.
Cần hiểu so sánh là kĩ thuật được hình thành trên cơ sở đối chiếu những điểm
giống nhau và khác nhau giữa đối tượng này với đối tượng khác để tìm ra bản chất
của chúng.
So sánh trong văn chương là đối chiếu tác phẩm với tác phẩm, giai đoạn với
giai đoạn: hình tượng, nội dung; nghệ thuật: tình tiết, sự kiện, nhân vật, ngơn từ,
các biện pháp tu từ... để tìm ra những nét tương đồng hay khác biệt, để tìm ra sự
sáng tạo độc đáo của người đến sau và khẳng định sự đóng góp của họ cho nền văn
học dân tộc.

Giáo viên cần định hướng rèn luyện kĩ năng so sánh khi đọc hiểu văn bản
văn học cho học sinh bởi nếu sử dụng kĩ thuật so sánh hợp lí sẽ kích thích được tính
tích cực của các em, hạn chế tính thụ động. So sánh giúp cả giáo viên và học sinh
có cái nhìn hệ thống về một phương diện cụ thể giữa các văn bản.Khi thực hiện
thao tác này, học sinh phải huy động lại kiến thức đã học cũng là cách để củng cố,
ghi nhớ, khắc sâu. Và đặc biệt trong đề thi minh họa THPT Quốc Gia năm nay
(2017 – 2018), Bộ rất chú trọng dạng đề so sánh ở câu nghị luận văn học. Điều đó
cho ta thấy sự cần thiết của việc áp dụng tính liên văn bản từ góc nhìn so sánh trong
dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường phổ thông.
b. Vận dụng
Vội vàng là thi phẩm xuất sắc tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu. Bài thơ thể
hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của nhà thơ – nghệ sĩ của
niềm khát khao giao cảm với đời. Trong quá trình đọc hiểu Vội vàng, bên cạnh
nhiệm vụ phân tích chi tiết tác phẩm, giáo viên cũng cần định hướng cho học sinh
thực hiện thao tác liên hệ, so sánh văn bản này với các văn bản khác.
6

SangKienKinhNghiem.net


Trước hết là mở trường liên hệ, so sánh gần tức gắn văn bản Vội vàng với
những bài thơ khác cùng thời của Xuân Diệu có nhiều điểm tương đồng như: Hư
vô, Thanh niên, Giục giã... để làm nổi bật cảm quan và phong cách nghệ thuật của
tác giả về các phương diện:
+ Những cảm nhận độc đáo về thiên nhiên tươi đẹp.
+ Quan niệm mới mẻ về thời gian và tuổi trẻ.
+ Thái độ của nhà thơ trước cuộc đời.
+ Những thi pháp nghệ thuật độc đáo.
Thứ hai, mở trường liên tưởng, so sánh về giai đoạn văn học trước, ta nên so
sánh Vội vàng với thơ trung đại (thơ cũ) trên một số phương diện cụ thể.

Tiêu chí
Nội dung

Quan niệm thẩm mỹ

Thơ trung đại
Đề cao chữ “ta”, nặng
tính cộng đồng xã hội,
xem nhẹ tính cá nhân.
Nói đến cái đẹp không thể
không nhắc tới tùng, cúc,
trúc, mai long , ly, quy,
phượng…Thiên nhiên là
chuẩn mực của cái đẹp, là
thước đo cái đẹp.

Vội vàng ( Xuân Diệu)
Đề cao cái tôi cá nhân cá
thể, một cái tôi với ước
muốn táo bạo, khát khao
giao cảm với đời.
Lấy con người là chuẩn
mực của cái đẹp. Vẻ đẹp
của thiên nhiên phải soi
chiếu với vẻ đẹp của con
người.

Thời gian tuyến tính, một
đi khơng trở lại
Thơ tự do, phóng khống;

Bị gị bó trong sự nghiêm
Thi pháp
tự do từ kết cấu đến vần
ngặt của niêm, vần , luật...
nhịp, ngơn từ, hình ảnh.
Bên cạnh đó, so sánh phong cách thơ Xuân Diệu với các nhà thơ cùng thời
như Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử về quan niệm tình u, tuổi trẻ, thi pháp, không
gian, ngôn ngữ...cũng là điều cần thiết.

Quan niệm về thời gian

Thời gian tuần hoàn

+ Điểm giống giữa các thi sĩ là qua thi phẩm của mình họ thể hiện một cái tôi
cô đơn, khao khát yêu thương.
+ Điểm khác:

7

SangKienKinhNghiem.net


Nội dung
Quan niệm thời gian

Vội vàng( Xuân Diệu)
Thời gian triết lí

Thể hiện thẳng thắn, táo
Quan niệm sống, tình u bạo mang đậm phong

cách Tây
Hình thức thơ

Phong cách mới lạ của
phương Tây: tự do, độc
đáo, mới lạ

Các nhà thơ mới
Hàn Mặc Tử: thời gian
được ơng “nghiệm sinh”
ngay trên cuộc đời của
mình.
Nguyễn Bính e ấp, nhẹ
nhàng, bóng gió xa xơi rất
chân q.
Nguyễn Bính: mang âm
hưởng của thơ ca dân
gian, ngơn ngữ đậm trong
khơng gian của làng q
Bắc Bộ

c. Kết luận
Áp dụng tính liên văn bản từ góc nhìn so sánh vào đọc hiểu văn bản văn học
là kĩ thuật cần thiết góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh từ chủ động
trong tìm hiểu, hình thành kiến thức mới, sẽ dần hình thành được kĩ năng làm bài
nghị luận văn học nhất là dạng đề có yếu tố liên hệ, so sánh. Từ đó, các em sẽ có
một tư duy lô gic, tổng hợp trong giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống.
2.3.3. Cảm thụ Vội vàng trong mối tương liên giữa thi ca – âm nhạc
a. Khái luận chung

Thơ ca là một thể loại nghệ thuật ngôn từ phản ánh cuộc sống bằng phương
thức đặc trưng trữ tình. Cuộc sống phản ánh trong thơ bao giờ cũng gắn chặt với
xúc cảm, rung động của nhà thơ. Bàn về thơ, nhà thơ đời Đường Bạch Cư Dị cho
rằng: “ Thơ, tình là gốc, lời là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa là quả”. Biêlinxki lại
khẳng định: “ tất cả những gì khiến chúng ta xúc động với niềm vui, nỗi buồn, thú
say mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng, niềm an tâm...sẽ kết đọng thành thơ”. Xn Diệu,
ơng hồng thơ tình thì cho rằng: “ Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng
điệu”.
Văn học, đặc biệt là thơ ca gắn bó chặt chẽ với âm nhạc. Tính nhạc được tạo
nên bởi các yếu tố ngữ âm ( vần, nhịp, thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu...), từ vựng (
từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình...) và ngữ pháp ( cách ngắt nhịp, gieo vần,
cách tổ chức câu thơ...). Từ phương diện ngữ âm, ba thành tố cơ bản đóng vai trị
quyết định đến sự hình thành nhạc điệu của một bài thơ là thanh điệu, vần điệu và
nhịp điệu. Bằng những âm thanh luyến láy, hệ thống từ ngữ trùng điệp hay cách
ngắt nhịp, gieo vần...nhà thơ có thể xây dựng những hình tượng thơ giàu sức truyền
8

SangKienKinhNghiem.net


cảm lớn, thể hiện những giai điệu cảm xúc tinh tế của con người. Bên cạnh đó,
ngơn ngữ thơ chính là chất liệu, phương tiện biểu đạt của âm nhạc. Một bài thơ khi
được người nhạc sĩ đồng cảm, yêu thích và phổ nhạc, ca sĩ hát lên thì sức biểu cảm
của nó là vơ cùng. Chính vì vậy người ta thường ví von rằng nhạc sĩ là người chắp
cánh cho thơ.
b. Vận dụng
Vội vàng là một bài thơ giàu nhạc tính. Có thể nói Xn Diệu “ đã phổ vào
thơ lãng mạn Việt Nam những giai điệu tân kì đến mê ly”, “ họ gọi thơ ông là một
thứ âm điệu cực kì du dương”, “ một tuyệt tác của nhạc cảm”, “một nhạc điệu
điếng hồn”. Tính nhạc trong Vội vàng được thể hiện qua các phương diện:

+ Thể thơ tự do: khơng có quy định bắt buộc về số câu, số chữ, vần, nhịp...có
khả năng đáp ứng nhu cầu diễn đạt tình cảm khơng giới hạn của con người hiện đại,
giải phóng cảm xúc ra khỏi những ràng buộc chặt chẽ bởi các quy tắc hình thức.
Bài thơ Vội vàng , mở đầu là 4 câu thơ ngũ ngôn, nhịp 2/3 sôi nổi diễn tả ước
muốn cuồng nhiệt. Đoạn tiếp theo, giọng thơ thong thả nhẹ nhàng hơn do sử dụng
câu thơ 8 chữ gợi cảm giác đắm say. Đoạn tiếp, câu thơ lại rắn rỏi, chắc nịch sau đó
lắng xuống trong cảm giác buồn bã, tiếc nuối. Nhạc điệu của khổ cuối như một
hành khúc. Chính sự linh hoạt của thể thơ mở ra một khả năng biểu đạt mới, khả
năng bộc bạch chân thành say sưa và nồng nhiệt những quan điểm, những suy nghĩ
và những trạng thái cảm xúc sơi nổi nhất trong lịng người.
+ Nhịp điệu: nhịp thơ linh hoạt, không phụ thuộc vào cách ngắt nhịp truyền
thống mà phụ thuộc vào hơi mạch bên trong, vào chính giọng thơ. Đó là giọng thơ
đầy sôi nổi, rạo rực của một hồn thơ trẻ trung yêu đời, ham sống, ham yêu và khao
khát giao cảm hết mình, hưởng thụ tọn vẹn. Chủ yếu là nhịp lẻ gợi làn sóng cảm
xúc cuồng nhiệt, bồng bột, đắm say.
+ Biện pháp tu từ: Điệp từ “ này đây”. “và này đây”, “nghĩa là”...điệp cú
pháp , câu ngắt dòng, đảo trật tự cú pháp... tất cả tạo một làn sóng ngơn từ cũng là
làn sóng cảm xúc nồng nhiệt đắm say.
+ Ngôn từ, sử dụng đa dạng các từ loại: thán từ ( ôi, thôi), từ hô gọi ( hỡi), từ
phủ định ( không, đừng, chẳng...) tạo thành điệu nói với phức hợp các sắc thái biểu
cảm.
+ Thanh điệu, phối hợp bằng trắc rất linh hoạt.
Tóm lại, chất nhạc trong bài thơ Vội vàng biểu hiện phong phú, đa dạng
nhưng chủ âm là sôi nổi nồng nhiệt trong cả niềm vui cũng như nỗi buồn. Bài thơ
la một hành khúc sống và yêu. Bản nhạc lòng khi dào dạt say mê, khi thất vọng
buồn bã, khi giục giã hối hả, khi cuống cuồng sợ hãi, khi sung sướng hả hê, khi hân
9

SangKienKinhNghiem.net



hoan phấn khởi, khi hạnh phúc mãn nguyện song dù ở bất kì trạng thái nào cũng
đều với cường độ mạnh nhất.
Trong q trình lên lớp, để có thể cảm thụ sâu sắc văn bản này, giáo viên cần
định hướng cho học sinh đọc diễn cảm làm sao để toát lên được nhịp điệu sổi nổi
của bài thơ và hồn thơ Xuân Diệu. Các em cũng có thể nghe bản ngâm của Ngọc
Sang hoặc tự ngâm thơ theo cảm nhận của riêng mình.
c. Kết luận:
Văn học nói chung và thơ ca nói riêng ln tồn tại trong sự giao hịa với âm
nhạc. Chính vì vậy để đọc hiểu văn bản thơ ca giáo viên cần định hướng cho học
sinh liên hệ, kết nối, tích hợp với những tri thức của bộ môn nghệ thuật này.
Khi cảm thụ văn bản văn học trong mối tương liên giữa thi ca – âm nhạc sẽ
đem lại cho học sinh những tiết học sinh động, nhẹ nhàng, thoải mái. Bắt đầu một
bài học bằng giai điệu trữ tình sâu lắng cùng những hình ảnh sinh động phù hợp với
nội dung bài học bao giờ cũng tạo cho người học một tiếp nhận tốt hơn.
2.4. Hiệu quả của đề tài
Sau khi vận dụng kĩ thuật liên văn bản trong dạy đọc - hiểu bài thơ Vội vàng
đối với học sinh hai lớp 11C2 và 11C4 tại trường THPT Như Xuân 2, năm học
2017-2018, tôi nhận thấy:
+ Học sinh được làm việc nhiều hơn, chủ động trong việc chuẩn bị bài mới,
có khả năng làm việc độc lập, hoạt động nhóm hiệu quả. Các em cũng giữ vai trị
tích cực trong việc trình bày, bàn luận, thống nhất về các đơn vị kiến thức trong bài
đọc -hiểu, kĩ năng diễn đạt lưu loát, thể hiện được tư duy độc lập.
+ Tiến hành kiểm tra 15 phút sau khi hoàn thành bài dạy ở hai lớp thực
nghiệm và một lớp đối chứng.
Đề bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân trần thế qua đoạn thơ:
“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa;”
( Vội vàng – Xuân Diệu)
10

SangKienKinhNghiem.net


Bảng kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Số
Điểm số
Đơn vị tính
HS
10
9
8
7
6
5
4
TN 11C4
31
0
1
5
18
6
1
0
HS

TN 11C2
35
0
1
6
20
6
2
0
HS
ĐC 11C1
31
0
0
2
10
13
6
0
HS
Nhìn chung, kết quả học tập của học sinh hai lớp thực nghiệm cao hơn lớp
đối chứng: số học sinh đạt điểm giỏi, khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối
chứng; số học sinh điểm trung bình lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng.
Lớp

Với bản thân và đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy khi vận dụng kĩ thuật liên
văn bản, người dạy tích lũy được nhiều hơn vốn liếng văn hóa, văn học và tri thức
về phương pháp dạy học. Chúng tôi đang từng bước thực hiện đổi mới giờ dạy theo
hướng tích hợp, bước đầu đã làm quen và vận dụng ở mức cơ bản.
3. Kết luận, kiến nghị

3.1. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
là một yêu cầu tất yếu của ngành giáo dục. Việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích
cực là cần thiết. Ở đây, người giáo viên không chỉ sử dụng kĩ thuật liên văn bản
trên lớp nhằm giúp học sinh hình thành kiến thức mới, mà quan trọng hơn phải
chuyển giao công nghệ này để học sinh tự học, tự làm việc mọi lúc, mọi nơi.
Để vận dụng kĩ thuật liên văn bản vào dạy đọc hiểu văn bản văn học một
cách hệ thống, khoa học địi hỏi người giáo viên phải khơng ngừng tự học, tự
nghiên cứu. Bởi để có một tiết học thành công, gây hứng thú với các em, người dạy
phải đầu tư cả một quá trình từ lên kế hoạch, soạn giáo án đến triển khai trên lớp.
Phải là người thầy yêu nghề, có tâm huyết với học sinh mới duy trì được cách dạy
này.
Trong quá trình lên lớp, giáo viên phải đóng vai trị là người “thuyền trưởng”
định hướng, dẫn dắt, quy hồi những liên tưởng, kết nối của học sinh. Mọi sự kết nối
văn bản phải được thực hiện với phương châm “ không để khách lấn át chủ” hướng
tới mục tiêu thực hiện vừa đúng thời gian quy định cho một tiết học và đạt được
“mục tiêu cần đạt” của bài học.
3.2. Kiến nghị
Nhà trường cần đầu tư thêm trang thiết bị dạy học, tăng cường máy chiếu cố
định ở một số phịng học bộ mơn.
11

SangKienKinhNghiem.net


Cần đầu tư mua thêm sách, tài liệu Ngữ văn cho thư viện trường, khuyến
khích hoạt động đọc ở học sinh.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Đồn Thị Mai

12

SangKienKinhNghiem.net


Tài liệu tham khảo
[1]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2013), Từ điển thuật ngữ
văn học, NXB Giáo dục.
[2]. Nguyễn Hưng Quốc (2005), Văn bản và liên văn bản,
[3]. Nguyễn Văn Thuấn, (2013), Dẫn luận ngắn về lý thuyết liên văn bản,
.
[4]. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thơng,
một góc nhìn, một cách đọc, NXB Giáo dục.
[5]. Phan Huy Dũng (2013), “Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào việc dạy
học Ngữ văn ở trường phổ thông”, Lý thuyết phê bình văn học hiện đại, NXB
Đại học Vinh.

SangKienKinhNghiem.net


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP

CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đoàn Thị Mai
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Như Xuân II

TT

1

Tên đề tài SKKN
Dùng phương pháp Grarb bổ trợ kiến thức
ngữ pháp, nâng cao khả năng diễn đạt cho
học sinh THPT Như Xuân II

Cấp đánh
giá xếp loại
Ngành GD
cấp tỉnh,
tỉnh Thanh
Hóa

SangKienKinhNghiem.net

Kết quả đánh
giá xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

C


2015



×