Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số kinh nghiệm kiểm tra miệng môn ngữ văn ở lớp 11a4 trường THPT như xuân II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.39 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM KIỂM TRA MIỆNG
MÔN NGỮ VĂN Ở LỚP 11A4 TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II

Họ và tên giáo viên: Võ Thị Thanh Xuân
Chức vụ: Giáo viên.
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2016


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng
2.3. Các kinh nghiệm đã áp dụng
2.3.1. Thái độ của giáo viên khi kiểm tra miệng
2.3.2. Các phương pháp kiểm tra miệng đã áp dụng
2.3.2.1. Kiểm tra đồng loạt bằng phiếu trắc nghiệm
2.3.2.2. Kiểm tra đồng loạt bằng phiếu riêng biệt hoặc trình bày

TRANG
1
2


2
2
2
2
3
3
3

trên bảng
2.3.2.3. Sử dụng phương pháp tích hợp khi kiểm tra bài cũ
2.3.2.4. Hẹn ngày trả bài với học sinh yếu kém kèm theo điều kiện

5
6

cho điểm
2.32.5. Giáo viên và học sinh cùng kiểm tra bài
2.3.2.6. Kiểm tra bài cũ lồng vào phần dạy bài mới
2.3.2.7. Mở rộng nội dung kiểm tra miệng
2.3.2.8. Đổi vai giáo viên học sinh trong khi kiểm tra miệng
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị

6
6
7
8
8
9



KINH NGHIỆM KIỂM TRA MIỆNG MÔN NGỮ VĂN
Ở LỚP 11A4 TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II
1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
Kiểm tra bài cũ là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Qua việc
kiểm tra giáo viên đánh giá được mức độ tiếp nhận của học sinh, hiệu quả tổ
chức giờ học của mình. Từ đó, cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh để có
kết quả tốt hơn.
Thực tế kiểm tra đánh giá nói chung, môn ngữ văn nói riêng còn nhiều
điều đáng phải bàn. Riêng với phần kiểm tra miệng thường làm học sinh sợ, đối
phó mà lẽ ra nó phải gây được hứng thú, hưng phấn vì diễn ra đầu tiết học.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, mục đích cuối cùng là để cải
thiện, nâng cao chất lượng dạy học ở lớp 11A4 trương THPT Như Xuân II.
- Mục đích nghiên cứu
Tìm ra cách kiểm tra miệng hiệu quả, gây được hứng thú, khuyến khích học
sinh tự giác, chủ động trong học tập.
- Đối tượng nghiên cứu
Phần kiểm tra miệng trong giờ Ngữ văn ở lớp 11A4 trường THPT Như Xuân II
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, phương pháp phân tích, tổng
hợp, phương pháp thống kê
2. Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và
có mối liên hệ khăng khít với nhau, trong đó kiểm tra là phương tiện còn đánh
giá là mục đích. Kiểm tra đánh giá có 3 chức năng: so sánh, phản hồi và dự
đoán. Muốn thực hiện được những chức năng trên thì phải tìm những phương
tiện kiểm tra đánh giá tin cậy. Kiểm tra miệng là phương tiện giúp học sinh
mạnh dạn phát biểu ý kiến, luyện tập khả năng đối đáp, diễn đạt ý tưởng bằng
ngôn ngữ nói chính xác và tập cho các em tính linh hoạt, suy diễn phán đoán

1


được nhanh chóng. Kĩ năng hết sức cần thiết cho công việc sau này của học
sinh.
2.2. Thực trạng
- Thực trạng chung của phần kiểm tra miệng trong giờ học
+ Phần kiểm tra miệng là phần ít hấp dẫn nhất trong giờ học vì nhiều lí do. Học
sinh học bài chủ yếu theo kiểu thuộc lòng, thái độ thường đối phó. Những học
sinh đã có điểm thường lơ đễnh, không tham gia vao hoạt động này. Ngay từ đầu
cả thầy và trò đều có cảm giác nhàm chán thì rất khó để có một giờ học chất
lượng.
+ Đổi mới dạy học phải đồng bộ trong đó có cả khâu kiểm tra - đánh giá. Phải
tạo được một tâm lý kiểm tra không đơn giản là giáo viên đánh giá học sinh,
truy vấn học sinh mà học sinh được thể hiện chính bản thân mình.
+ Lớp 11A4 là một lớp có chất lượng thấp, đa phần là học sinh dân tộc thiểu số,
nhiều em kĩ năng đọc, nói rất kém, không tự tin trước đám đông. Vì vậy, trừ một
số em có tư duy nhanh đa phần ngại và sợ kiểm tra miệng.
Từ thực trạng đó tôi suy nghĩ và tìm những cách kiểm tra miệng sao cho
đảm bảo cơ bản kiến thức chuẩn, đồng thời giúp các em tự tin hơn vào bản thân,
thích thú hơn với bộ môn ngữ văn. Sau đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng
2.3. Các kinh nghiệm đã áp dụng
2.3.1. Thái độ của giáo viên khi kiểm tra bài học sinh
Khi kiểm tra bài học sinh giáo viên cần có thái độ mềm mỏng, thân
thiện, khích lệ, có thể hài hước nhưng vẫn đảm bảo tính nghiêm túc. Tránh thái
độ bực dọc, quát tháo khi học sinh không thực hiện được các yêu cầu của mình.
Tuyệt đối không c44444444444ho điểm ngay lập tức nếu học sinh trả lời những
câu sau: Thưa cô em không họcbài, Thưa cô em không hiểu câu hỏi, Thưa cô em
chưa thuộc bài…phải tìm cách khác để học sinh buộc phải tham gia vào hoạt
động của giờ học, thậm chí cho học sinh hẹn ngày trả bài. Và tốt nhất là phải

làm cho học sinh tin rằng giáo viên đang muốn chia sẻ thông tin, cảm xúc cùng
mình. Học sinh của tôi đa phần là con em dân tộc thiểu số, một số em còn đọc
2


nhầm dấu. Chính vì vậy với những học sinh năng lực hạn chế, tôi sử dụng những
câu hỏi nhận biết, trò chuyện với các em, tìm một ưu điểm của các em để khen
ngợi, khuyến khích: Giọng đọc của em khá truyền cảm, nhưng nhớ phải đọc
đúng dấu….Phần trả lơi của em chưa tốt nhưng em có một số thông tin hay mà
cô chưa biết, Bài viết hôm trước của em 4có tiến bộ, em cố gắng để trả lời
miệng cũng được như thế...
.2.3.2.Hình thức kiểm tra miệng đã áp dụng
Trong quá trình dạy tôi đã áp dụng những hình thức kiểm tra sau
2.3.2.1.Kiểm tra đồng loạt bằng phiếu trắc nghiệm
Kiểm tra lần lượt từng em là cách quen thuộc nhất. Với cách này chỉ có
thể kiểm tra tối đa 3 học sinh một tiết học. Nhược điểm thường khi một học sinh
được gọi lên, các học sinh còn lại thở phào, ngồi làm việc riêng, một em lên
bảng các em ở dưới nhắc bai, những học sinh đã có điểm miệng cũng không
tham gia hoạt động. Chính vì vậy tôi khắc phục bằng cách kiểm tra đồng loạt
bằng phiếu trắc nghiệm. Số lượng học sinh được kiểm tra tuy vào mức độ khó,
dễ của câu hỏi
Phiếu trắc nghiệm vê tác giả Nam Cao
1. Làng quê của nha văn Nam Cao có tên là gì?
A. Vũ Đại B. Đại Hoàng
C. Hoàng Đà
D. Thiện Vinh
2. Dòng nào sau đây nói chưa đúng về Nam Cao
A. Tham gia cướp chính quyền và là chủ tịch xã ở quê mình
B. Theo đoàn quân Nam tiến vào miền Nam 1946
C. Hi sinh trên đường hành quân đi chiến dịch Cao Bắc Lạng

D. Được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
3. Ý nào chưa đúng với con người Nam Cao
A. Trung thực đến tột độ với bản thân mình
B. Tự biến mình thành cái kẹp chả trong tay chính mình, cứ đem mình ra
mà quạt dưới than hồng
C. Luôn nhẫn nhục, có tinh thần Cơ Đốc giáo
D. Luôn đấu tranh để vượt qua chính mình nhằm vươn tới lí tưởng cao
đẹp và nhân văn
4. Tìm ý nói chưa chính xác vê nội dung nổi bật trong sáng tác của Nam
Cao trước cách mạng

3


A. Là nỗi bi phẫn của người trí thức nghèo nhiều ước mơ nhưng bị xã hội
vùi dập
B. Cổ vũ con ngươi đứng lên tiêu diệt xã hội bất công
C. Khẳng định những mặt tốt đẹp ở con người
D. Thể hiện niềm tin vào nhân phẩm con người
5. Nhận xét chưa đúng khi nói ….vê người trí thức nghèo
A. Nhấn mạnh những bi kịch tinh thần đau đớn
B. Xoáy vào cuộc sống vô ích, vô nghĩa, sống thừa, sống mòn
C. Tô đậm tình cảnh cùng khổ vê đời sống vật chất tinh thần và khẳng
định mối quan hệ biện chứng giữa con người và hoàn cảnh rất dồi dào của
người trí thức
D. Đề cao triết lí tình thương
6. Tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm Nam Cao trước cách mạng
là gì
A. Yêu thương đặc biệt đối với số phận của người phụ nữ bị xã hội và tự
nhiên đối xử bất công

B. Cảm thấy đau đớn trước tình trạng con người sống không ra người, bị
vùi dập nhân hình, nhân tính, nhân phẩm, niềm tin vào sự bất diệt của
nhân phẩm
C. Chỉ ra nguyên nhân những bi kịch do chính con ngươi bị tha hóa
D. Mở ra tương lai tươi sáng cho những kiếp đời bất hạnh
7. Dòng nào sau đây không nói đúng đặc điểm nghệ thuật trong văn Nam
Cao
A. Phân tích và diễn tả tâm lý nhân vật sâu sắc
B. Giọng văn đa thanh và luôn có sự chuyển đổi
C. Câu văn rất cổ kính và hầu như không mang sắc thái trào lộng
D. Văn rất giàu tính triết lý
2.3.2.2. Kiểm tra đồng loạt bằng phiếu riêng biệt hoặc trình bày trên bảng
Có thể gọi cùng lúc 4 học sinh , chia bảng thành 4 cột để cùng thực hiện 4
yêu cầu khác nhau của giáo viên hoặc chuẩn bị sẵn phiếu cho 5 – 10 học sinh để
các em tích câu trả lời. Chẳng hạn, khi dạy bài Vi hành tôi chuẩn bị các phiếu
như sau:
Phiếu 1
1. Kể tên những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc mà em biết?
2. Nguyễn Ái Quốc không có ý định trở thành nhà văn, nhà thơ nhưng tại
sao người vẫn là nhà văn nhà thơ lớn?

4


3. Truyện Vi hành ra đời nhân sự kiện nào? Tại sao tác giả viết bằng tiếng
Pháp? Mục đích của tác giả khi viết truyện Vi hành?
Phiếu 2
1. Tôi là ai? Hắn là ai? Vì sao nhân vật tôi lại được nghe lời bình luận về
hắn?
2.Qua cuộc trò chuyện của đôi trai gái vua Khải Định hiện lên như thế nào

- Bề ngoài……………………………………………………………………
- Hành
vi……………………………………………………………………………..
- Thái độ, đánh giá của đôi trai gái về vua Khải Định (so sánh Khải Định với
những nhân vật, sự kiện nào?)
3. Thái độ của tác giả với vua Khải Định. Tại sao tác giả viết là Chơi vi
hành, Nhà vi hành
4. Vì sao chữ Dân được viết bằng tiếng Việt trong nguyên bản tiếng Pháp?
Phiếu 3
1. Chất trí tuệ của truyện ngắn Vi hành?
2. So sánh với trích đoạn Cha con nghĩa nặng ( Hồ Biểu Chánh) để chỉ ra
chất hiện đại của Vi hành
3.Truyện ngắn Vi hành giúp em hiểu thêm điều gì về con người Nguyễn
Ái Quốc?
2.3.2.3. Sử dụng phương pháp tích hợp: Đọc hiểu, tiếng Việt, làm văn…khi
kiểm tra bài cũ
Tôi cũng thường sử dụng phương pháp tích hợp khi kiểm tra miệng.
Ngoài việc giúp học sinh nhớ bài, còn giúp các em mở rộng vốn từ, củng cố kiến
thức ngữ pháp.
Kiểm tra bài Mộ (Hồ Chí Minh) : Chữ “lâm” trong câu thơ Quyện điểu
quy lâm tầm túc thụ có nghĩa là gì? Hãy tìm từ ghép với chữ “lâm” có nghĩa là
“rơi vào”
Kiểm tra bài Từ ấy (Tố Hữu): Phân tích kết cấu ngữ pháp của khổ thơ
cuối? sử dụng kết cấu này tác giả thể hiện được điều gì?
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
5



Không áo cơm cù bất cù bơ
2.3.2.4.Hẹn ngay trả với học sinh yếu kém theo điêu kiện
Qua 10 năm đi dạy tôi nhận thấy nhiêu học sinh năng lực hạn chế
hoặc nhác học có tâm lý bất cần. Nếu ngay lập tức cho điểm kém, những học
sinh ấy cũng xem là lẽ thường. Chính vì thế, tôi thường hẹn ngày trả bài với học
sinh yếu kém theo điều kiện.
Khi dạy phần Thơ Mới tôi đưa ra điều kiện với nhóm học sinh kém nhất
lớp
đọc thuộc 4 tác phẩm: Vội vàng, Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Tương tư. Mức
điểm nhận được:
Thuộc 1 tác phẩm: 5 điểm
Thuộc 2 tác phẩm: 7 điểm
Thuộc 3 tác phẩm: 8 điểm
Thuộc 4 tác phẩm: 10 điểm
Số điểm cũng sẽ thay đổi nếu học sinh trả lời thêm câu hỏi phụ
Khi bạn trên bảng trả lời các bạn ở dưới thực hiện yêu cầu theo dõi, tìm chỗ
chưa chính xác, sửa lại cho đúng. Cách kiểm tra nay không khuyến khích học
sinh sáng tạo, tuy nhiên rất phù hợp với nhóm học sinh yếu kém; đặc biệt rèn
luyện kĩ năng đọc văn bản- một trong những yêu cầu của môn Ngữ văn. Sau thời
gian áp dụng tôi nhận thấy có hiệu quả rõ rệt. Nhóm học sinh yếu kém không có
cảm giác sợ môn học như trước, có thái độ tích cực hơn trước câu hỏi của giáo
viên.
2.3.2.5. Giáo viên và học sinh cùng tham gia kiểm tra bài
Sau khi kết thúc bài học, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà ra 5 câu hỏi
kiểm tra bài cũ, có cả tự luận và trắc nghiệm, có liên hệ thực tế. Tiết học sau
giáo viên gọi học sinh lên bảng và trả lời chính câu hỏi mình đã chuẩn bị. Cách
này giúp học sinh tự tin, chủ động trước kiến thức, rèn luyện tư duy phản biện
cho học sinh.
2.3.2.6. Kiểm tra bài cũ lồng vào phần dạy bài mới.


6


Đây cách kiểm tra quen thuộc, phù hợp với những bài học có một số nội
dung tương tự nhau.
Khi dạy Chữ người tử tù có thể kiểm tra bài Hai đứa trẻ với câu hỏi: Ánh
sáng và bóng tối trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Hai đứa
trẻ (Thạch Lam) có gì giống và khác nhau?
Khi dạy Vĩnh biệt Cửu trùng đài có thể kiểm tra Chữ người tử tù : Điểm
gặp gỡ giữa Vũ Như Tô và Nguyễn Tuân trong quan niệm về cái đẹp?
Cách kiểm tra này vừa ôn lại kiến thức, vừa rèn cho học sinh tư duy logic,
hện thống, phù hợp với những học sinh có học lực khá.
2.3.2.7. Mở rộng nội dung kiểm tra miệng
Kiểm tra kiến thức trọng tâm của tiết học trước là cách kiểm tra miệng
chủ yếu. Tuy nhiên mục đích dạy văn không chỉ là các kiến thức văn học, rèn
năng lực cảm thụ mà còn rèn kĩ năng giao tiếp, tiếp nhận, chia sẻ thông tin, trau
dồi hiểu biết xã hội, hiểu được giá trị của bản thân. Chính vì vậy khi kiểm tra
miệng tôi không chỉ kiểm tra thuộc lòng, yêu cầu tái hiện mà mở rộng phạm vi
câu hỏi. Nhất là đặt học sinh vào trong từng tình huống cụ thể có liên quan đến
bài học. Khi kiểm tra bài Hai đứa trẻ (Thạch Lam) tôi sử dụng những câu hỏi
sau
-

Em đồng cảm nhất với Liên ở điều gì? Em có muốn sống một cuộc đời
như hai đứa trẻ không? Vì sao?

- Hãy kể về một kỉ niệm tuổi thơ hoặc ước mơ của mình sau khi học Hai đứa
trẻ?
Hoặc khi kiểm tra bài Vội vàng (Xuân Diệu)
-


Hãy lập trình tương lai đến khi em 30 tuổi, việc gì em sẽ đầu tư nhiều
thời gian và công sức nhất?

- Nếu đời người là một chuyến đi, em sẽ chọn phương tiện gì để đi hết hành
trình ấy?( máy bay, tàu tốc hành, xe đạp….)
Với những học sinh có sự yêu thích thực sự với môn học, tôi đưa ra các
yêu cầu như: Chọn một cuốn sách ở thư viện nhà trường, đọc lướt hoặc đọc
7


kỹ, viết hoặc nói cảm nhận về cuốn sách ấy….Hoặc sưu tầm những danh
ngôn có cùng chủ đề với bài học: danh ngôn tình yêu (sau khi học bài Tôi
yêu em, Bài thơ số 28, danh ngôn tình bạn( sau khi học bài Chữ người tử tù),
danh ngôn về thời gian (sau khi học bài Vội vàng), danh ngôn về lý tưởng
sống (sau khi học bài Từ ấy)…
Ngoài ra tôi đưa ra những yêu cầu cụ thể, thiết thực như:
- Yêu cầu: Hãy xem chương trình thời sự VTV1 19h tối ngày tháng năm,
Hãy xem chương trình Chuyển động 24h, chuyên mục Việc tử tế, Khám
phá Việt Nam, Nói không với thực phẩm bẩn, mỗi ngày một cuốn sách….
- Nội dung kiểm tra: Em biết được những thông tin gì từ chương trình thời
sự… ngày tháng năm ? chọn một thông tin và thuyết minh về nó?
Tôi cho rằng việc học sinh xem một bản tin, có phản ứng với nó cũng quan trọng
không kém việc đọc một văn bản trong sách giáo khoa. Vì vậy tôi thường xuyên
áp dụng cách kiểm tra này với học sinh lớp 11A4.
2.3.2.8. Đổi vai giáo viên – học sinh trong khi kiểm tra miệng
Tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị 5 – 7 câu hỏi về nội dung trọng tâm hoặc có
lien quan đến bài học. Buổi kiểm tra miệng hôm sau giáo viên và học sinh đổi
vai cho nhau. Sau khi phần kiểm tra kết thúc tôi nhận xét về hệ thống câu hỏi
của học sinh đó: tính chính xác, hữu ích của thông tin, mức độ hiểu biết của học

sinh…..để cho điểm.
Tôi nhận thấy cách kiểm tra này rất thú vị, tạo không khí thân thiện, tích
cực; giúp học sinh tin vào năng lực của bản thân, chủ động trong việc tìm kiếm
và xử lý thông tin, dần thay đổi quan niệm thầy cô “áp đặt” học sinh .
Ngoài ra tôi còn áp dụng cách Giải ô chữ, chia tổ, nhóm thi trả lời câu hỏi
nhanh để tích lũy điểm.
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
Sau một học kỳ áp dụng những cách kiểm tra miệng trên tôi nhận thấy
những thay đổi tích cực sau đây:

8


- Những học sinh yếu đã có thái độ cộng tác tích cực hơn với giáo viên, tự tin
hơn trong giao tiếp
- Những học sinh đọc nhầm dấu đã đọc đúng chính tả, đúng ngữ điệu.
- Học sinh có thái độ quan tâm hơn đến tình hình xã hội, hiểu biết chung tăng
lên, 100 % học sinh có điểm kiểm tra miệng từ 6 trở lên.
3. Kết luận, kiến nghị
Sau khi áp dụng các phương pháp trên tôi có kết luận và kiến nghị như
sau:
Các hình thức kiểm tra miệng luôn thay đổi để tránh cảm giác nhàm chán cho
học sinh, giáo viên cần chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh,
Đổi mới kiểm tra đánh giá phải đồng hành với đổi mới giờ dạy. Việc đổi mới
cần sự đồng thuận, chung sức của nhân dân, ngành giáo dục nhưng cốt lõi là ở
sự tận tâm, sáng tạo của giáo viên. Ngành giáo dục cần tạo môi trường thật sự
thuận lợi, cho giáo viên quyền được chủ động, linh hoạt trong việc soạn giáo án,
tổ chức giờ dạy. Cần giảm bớt những công việc hành chính rườm rà, không cần
thiết để người dạy tập trung nghiên cứu bài giảng.


XÁC NHẬN

Như Xuân ngày 19 tháng 5 năm 2016

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh
nghiệm là do mình tự làm, không sao
chép. Nếu sai tôi xin chịu mọi trách
nhiệm
Người viết sáng kiến

9


Võ Thị Thanh Xuân

10



×