Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BT lớn thị trường chứng khoán trình bày các phương thức phát hành trái phiếu DN liên hệ thực tiễn phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.86 KB, 14 trang )

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3

Đề tài: Trình bày các phương thức phát hành Trái phiếu DN. Liên hệ thực tiễn phát hành
Trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
I.

Tổng quan về Trái phiếu

Các hình thức phát hành đối với trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu chính phủ
Bảo lãnh phát hành trái phiếu
Đấu thầu phát hành trái phiếu
Đại lý phát hành trái phiếu
Phát hành thực tiếp qua kho bạc Nhà nước

Trái phiếu doanh nghiệp
Bảo lãnh phát hành trái phiếu
Đấu thầu phát hành trái phiếu
Đại lý phát hành trái phiếu
Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu

1. Khái niệm

Trái phiếu thể hiện mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay
thơng qua vận động giá trị vốn và nó khơng chỉ đơn thuần là một hình thức vận động về
tiền tệ mà còn là mối quan hệ về xã hội (Ví dụ như mối quan hệ về lịng tin).
Có nhiều loại trái phiếu như trái phiếu công ty, trái phiếu của các tổ chức tín dụng, trái
phiếu chính phủ. Trái phiếu cũng là một loại chứng khốn bởi vì nó có thể giao dịch được,
mua bán trên thị trường chứng khoán. Dù trong điều kiện nào người sở hữu trái phiếu
cũng đều có quyền hưởng đủ các khoản thanh tốn lãi và hồn trả gốc khi đáo hạn như đã


cam kết.
Một số khái niệm về trái phiếu:
Theo Wikipedia: “Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải
trả cho người sở hữu trái phiếu đối với 1 khoản tiền cụ thể trong một thời gian xác
định với mức lợi tức quy định.”
Theo giáo trình của đại học KTQD: “Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định
nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người đứng tên chủ sở hữu chứng khoán
một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian cụ thể.”
2. Đặc điểm chung và phân loại trái phiếu
2.1.
Đặc điểm chung của trái phiếu
Thứ nhất: trái phiếu là một công cụ nợ mà nhà phát hành đi vay theo phương thức hoàn
trả cả gốc lẫn lãi, trong mọi trường hợp nhà phát hành phải hoàn trả đủ cho trái chủ theo
các cam kết.


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3
Thứ hai: Tong trường hợp chủ thể phát hành bị giải thể hoặc phá sản, chủ sở hữu trái
phiếu được ưu tiên trong quá trình thanh lý tài sản so với các cổ đông của cơng ty (độ
an tồn cao, tính thanh khoản lớn)
Thứ ba: Trái phiếu là công cụ đầu tư. Nhà đầu tư được hưởng lợi tức từ tiền lãi mà trái
chủ phải thanh toán theo kỳ hạn và các quyền lợi khác (nếu có)
Thứ tư: Trái phiếu là 1 cơng cụ nợ. Nên trái phiếu có tính sinh lời, tính rủi ro, tính
thanh khoản.
2.2.
Phân loại trái phiếu (ở Việt Nam)
• Trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc ở Việt Nam là các chứng khoán nợ ngắn hạn với kì hạn 182, 273
hoặc 364 ngày trong khi trái phiếu chính phủ là 7, 10, hay 15 năm. Có gần 400 loại tín

phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ khác nhau hiện đang được mua bán. Khoảng
60.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ được Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng phát triển
Việt Nam phát hành hàng năm chủ yếu thông qua các kênh bảo lãnh và đấu giá. Việc
bán lẻ trái phiếu chính phủ thơng qua các chi nhánh của Kho bạc Nhà nước và các đại
lý phát hành khác sẽ khơng được tính ở đây.
Hiện nay trái phiếu chính phủ chủ yếu được phát hành thơng qua bảo lãnh, hay đấu
thầu qua các trung tâm giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch của Ngân hàng
nhà nước.


Trái phiếu chính quyền địa phương

Trái phiếu chính quyền địa phương được chính quyền địa phương phát hành dưới sự
cho phép của chính phủ. Hiện nay mới chỉ có Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
Đồng Nai phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (trái phiếu đơ thị) để huy động
vốn. Các tỉnh thành được phép phát hành đến 30% tổng nhu cầu chi tiêu và phải được
chính phủ cho phép phát hành trái phiếu. Số trái phiếu này được phát hành thông qua
các kênh đấu giá, bảo lãnh và đại lý phát hành. Tuy nhiên, tính thanh khoản của loại
trái phiếu này rất thấp.


Trái phiếu doanh nghiệp

Các doanh nghiệp phát hành bao gồm các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện cổ
phần hoá, hay các tổng cơng ty, tập đồn kinh tế lớn. Số trái phiếu này được phát hành
thông qua kênh đấu giá, bảo lãnh và mơi giới. Tuy nhiên, tính thanh khoản của loại trái
phiếu này cũng không cao. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ được phân tích chi
tiết ở phần sau.



Chứng chỉ tiền gửi và các chứng khoán nợ


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3

Chứng chỉ tiền gửi được coi là những chứng khốn nợ có giá trị và thu hút bảo hiểm tiền
gửi. Chứng chỉ tiền gửi thường có thời hạn một năm hoặc hơn. Việc giới hạn số ngày giao
dịch là 90 ngày cho các chứng từ có giá được áp dụng cho hoạt động thị trường mở trong
đó Ngân hàng nhà nước (SBV) chỉ mua đứt bán đoạn các chứng từ có giá trị, mà khơng
áp dụng cho các giao dịch kỳ hạn. Việc hạn chế này là nhằm mục đích hướng dẫn thực
hiện chính sách tiền tệ ngắn hạn của SBV. Thông thường SBV đưa ra các dự báo hàng
quý về khả năng thanh khoản trên thị trường, trong đó số ngày của một quý được tính là
90 ngày. SBV vẫn chưa có ý định xoá bỏ việc hạn chế này mặc dù họ đã nhận được
những lời phàn nàn về điều này từ các tổ chức tín dụng. Các hội nghị chính thức hay hiệp
hội ngân hàng cũng khơng cịn phải thảo luận về việc phát hành này nữa.
Có thể nói, thị trường trái phiếu Việt Nam được cho là vẫn còn trong giai đoạn đầu của sự
phát triển, trong đó trái phiếu chính phủ là một tiềm năng lớn. Trái phiếu chính phủ Việt
Nam hiện nay được coi là hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế cả về lãi suất và
độ an toàn. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một nguồn cung cấp vốn
đầy tiềm năng của các doanh nghiệp, đặc biệt là tại thị trường tài chính đang phát triển
nhanh chóng như ở Việt Nam. Mối quan tâm lớn nhất hiện nay chính là làm thế nào để
khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng thị trường này một cách có hiệu quả trong kế
hoạch huy động vốn của doanh nghiệp.
II.
1.
2.
3.
III.


Tổng quan về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Chủ thể phát hành
Mục đích phát hành
Vai trò phát hành trái phiếu
Phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp
1. Bảo lãnh phát hành trái phiếu
1.1.
Khái niệm

Bảo lãnh phát hành trái phiếu là việc tổ chức bão lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện
các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu ra thị trường chứng khoán, phân phối trái phiếu
cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa
phân phối hết trong đợt phát hành.
Bảo lãnh phát hành bao gồm cả việc tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán.
1.2.

Tổ chức bảo lãnh phát hành


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3
Theo Điều 30, mục 1, chương 4 của Nghị định Chính phủ năm 2006 về phát hành trái
phiếu doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp bao gồm các
công ty chứng khốn và các định chế tài chính khác.
Điều kiện để trở thành tổ chức bảo lãnh phát hành:
Có tư cách pháp nhân, được thành lập hoặc hoạt động hợp phát theo pháp
luật hiện hành của Việt Nam
• Có vốn pháp định tối thiểu 22 tỉ đồng
• Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm xin công nhận thành viên
bảo lãnh, đối tượng bảo lãnh phát hành phải có lãi (trừ trường hợp tổ chức

mới thành lập)
• Có tài khoản tiền đồng Việt Nam mở tại ngân hàng
1.3.
Phương thức bảo lãnh phát hành


Việc bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể do một hoặc một số tổ chức đồng
thời thực hiện.
Trường hợp nhiều tổ chức cùng thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu, thực hiện theo
phương thức đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu.
1.4. Quy trình bảo lãnh trái phiếu








Thơng báo nội dung trái phiếu dự kiến phát hành
Đăng ký bảo lãnh và lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành
Thỏa thuận các điều kiện và kí hợp đồng bão lãnh phát hành
Thông báo các nội dung chính thức của đợt phát hành trái phiếu
Phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư
Chuyển tiền trái phiếu nhận bảo lãnh
Chuyển giao trái phiếu

1.5. Phí bảo lãnh
- Tổ chức bảo lãnh được hưởng chi phí bảo lãnh hoặc một tỉ lệ hoa hồng nhất định dựa
trên số tiền thu được.

- Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu hoặc tỉ lệ hoa hồng do tổ chức phát hành thỏa thuận
với tổ chức nhận bảo lãnh phát hành.
- Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu được tính vào chi phí phát hành trái phiếu và hạch
tốn vào chi phí kinh doanh hoặc giá trị dự án, cơng trình sử dụng nguồn thu từ phát hành
trái phiếu.


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3
1.6.

Đánh giá phương thức

Ưu điểm:



Tiến độ huy động vốn nhanh hơn phương thức bán lẻ qua đại lý phát hành.
Khối lượng trái phiếu phát hành được đảm bảo tiêu thụ từ phía nhà bảo lãnh.

Nhược điểm:


Chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu cao. Do đó khơng nên áp dụng liên tục, tránh
gây bất ổn cho thị trường tiền tệ.

2. Đại lý phát hành trái phiếu

2.1. Khái niệm
Đại lý phát hành là việc tổ chức phát hành ủy thác cho các tổ chức khác thực hiện việc

bán trái phiếu cho các nhà đầu tư. Tổ chức nhận làm đại lý phát hành được hưởng phí đại
lý phát hành căn cứ theo lượng trái phiếu tiêu thụ được, lượng trái phiếu tiêu thụ không
hết của đợt phát hành, đại lý được quyền hoàn trả lại cho tổ chức phát hành.
2.2 . Các loại trái phiếu phát hành theo phương thức đại lý




Trái phiếu kho bạc
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
Trái phiếu chính quyền địa phương

2.3. Quy trình đại lý phát hành trái phiếu
a. Lựa chọn tổ chức phát hành trái phiếu

- Căn cứ vào kế hoạch phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành thông báo nôi dung dự
kiến của đợt phát hành trái phiếu để các đại lý đăng kí làm đại lý phát hành.
- Trên cơ sở kết quả đăng kí, tổ chức phát hành lựa chọn các tổ chức đảm bảo điều kiện
phân phối trái phiếu và có mức phí đại lý phát hành thấp trong phạm vi mức phí phát
hành theo qui định để làm đai lý phát hành trái phiếu.
- Nguyên tắc lựa chọn đại lý: Tiết kiệm đến mức thấp nhất về chi phí phát hành trái
phiếu.
b. Kí hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3
- Trước ngày đầu tiên của đợt phát hành trái phiếu ít nhất 5 ngày, tổ chức phát hành thực
hiện kí “Hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu” với tổ chức phát hành.
c. Thông báo nội dung của đợt phát hành trái phiếu


- Trước ngày đầu tiên của đợt phát hành trái phiếu ít nhất 3 ngày, tổ chức phát hành ra “
Thông báo phát hành trái phiếu” gửi đến các đại lý phát hành trái phiếu và thông báo trên
các phương tiện thông tin đai chúng.
d. Chuyển giao trái phiếu

- Ngay sau ngày kí kết “Hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu”, tổ chức phát hành chuyển
giao cho các đại lý số lượng chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu tương ứng
với khối lượng trái phiếu mà các đại lý phát hành nhận bán
- Trong thời gian phát hành, đại lý phát hành có trách nhiệm bảo quản chứng chỉ và giấy
chứng nhận sở hữu trái phiếu.
- Kết thúc đợt phát hành, các đại lý phát hành kiểm kê chứng chỉ và giấy chứng nhận sở
hữu trái phiếu chưa sử dụng chuyển trả tổ chức phát hành.
- Trường hợp đại lý phát hành làm mất, thất lạc chứng chỉ và giấy chứng nhận sở hữu trái
phiếu phải bồi thường cho tổ chức phát hành số tiền đúng bằng gốc+ lãi trái phiếu bị thất
lạc khi đến ngày thanh toán.
e. Chuyển tiền bán trái phiếu

- Việc chuyển tiền bán trái phiếu được thực hiện theo định kì 5 ngày 1 lần. Vào cuối ngày
làm việc thứ 5, căn cứ vào bảng kê khai bán trái phiếu, các đại lý phát hành chuyển toàn
bộ số tiền bán trái phiếu trong 5 ngày cho tổ chức phát hành.
- Trường hợp các đại lý phát hành chuyển tiền chậm cho tổ chức phát hành sẽ bị phạt
chậm thanh tốn. Cơng thức xác định số tiền phạt:
P = (St * ls * 150%) * n/ 365
- Tiền phạt chậm thanh toán sẽ được nộp vào:




Ngân sách trung ương (với trái phiếu kho bạc)

Ngân sách địa phương (với trái phiếu chính quyền địa phương)
Doanh nghiệp (với trái phiếu doanh nghiệp )

3. Đấu thầu trái phiếu


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3
1.

Khái niệm

Đấu thầu trái phiếu là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu, đáp ứng đủ
yêu cầu của tổ chức phát hành.
2.

Phương thức đấu thầu trái phiếu

Tổ chức phát hành trái phiếu được lựa chọn các phương thức đấu thầu sau:
• Đấu thầu trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
• Đấu thầu thơng qua các tổ chức tài chính trung gian.
• Đầu thầu thơng qua Trung tâm giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán)
3.
Nguyên tắc đấu thầu trái phiếu
-

Bí mật về thơng tin của các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu.
Bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu.
Cạnh tranh về lãi suất giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu.
4.


-

Hình thức đấu thầu trái phiếu

Đấu thầu cạnh tranh lãi suất.
Kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất.
Tỉ lệ trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất trong từng đợt đấu thầu do doanh
nghiệp phát hành quyết định nhưng tối đa bằng 30% tổng khối lượng trái phiếu thơng báo
phát hành của đợt đấu thầu đó.
5.
a.
b.




Đánh giá phương thức
Ưu điểm: Huy động nhanh
Hạn chế:
Khó thực hiện khi cần huy động vốn nhiều.
Còn mới mẻ với các nhà đầu tư ở những thị trường mới mở.
Những quy định trong hoạt động đấu thầu nếu chưa phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn tới



kết quả đấu thầu.
Nhà nước chưa mở rộng các đối tượng được phép tham gia đấu thầu

4. Các phương thức phát hành khác

• Bản lẻ trái phiếu: là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát

hành trực tiếp bán trái phiếu cho từng đối tượng mua trái phiếu.
• Phát hành trực tiếp qua kho bạc nhà nước.
a. Ưu điểm: Vốn huy động được chuyển ngay vào Ngân sách Nhà nước, Kho bạc Nhà
nước trực tiếp kiểm soát tiến độ huy động vốn, trực tiếp tiêu thụ trái phiếu không


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3
phải qua thị trường chứng khốn, thị trường tiền tệ.
b. Hạn chế: Chi phí cao, tiến độ huy động chậm.
IV.
Thực trạng phát hành Trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam
1.
Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Theo quy định tại điều 13 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh
nghiệp thì Điều kiện để phát hành trái phiếu bao gồm:
1.1. Đối với trái phiếu khơng chuyển đổi
a) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm kể từ ngày doanh
nghiệp chính thức đi vào hoạt động;
b) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có
lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm
toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm
tốn của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn
phần.
Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có
báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm tốn thì phải có:
– Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh có lãi;

– Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi
được kiểm tốn (nếu có);
– Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có
lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo
Điều lệ hoạt động của công ty.
c) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong
hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật
chuyên ngành;
d) Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp
thuận quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này.
1.2.

Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm
chứng quyền

Doanh nghiệp phát hành ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13
Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3
a) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo
chứng quyền;
b) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng.
2. Trình tự thủ tục phát hành trái phiếu

Bước 1: Doanh nghiệp phát hành phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận để làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu và công

bố cho các đối tượng mua trái phiếu.
Phương án phát hành trái phiếu phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
c) Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành;
d) Tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá
cổ phiếu (nếu có) đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi; giá và thời điểm thực
hiện mua cổ phiếu đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền;
đ) Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành,
bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh tốn gốc, lãi trái phiếu;
e) Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
g) Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu.
Thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu:
a) Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đại hội đồng cổ
đông phê duyệt phát hành trái phiếu.
b) Đối với các loại trái phiếu khác, ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản
này: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn cứ vào mơ hình tổ
chức của doanh nghiệp và quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3
Bước 2: Gửi thơng báo bằng văn bản về việc phát hành trái phiếu với Bộ Tài chính.
Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát
hành phải gửi đăng ký (thơng báo) cho Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tổng hợp, theo dõi
tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Bước 3: Đối với doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng, phải nộp hồ sơ đăng ký
phát hành trái phiếu đến Ủy ban chứng khoán nhà nước và chỉ được phát hành trái phiếu

khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm:
a) Phương án phát hành trái phiếu và quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án
phát hành trái phiếu của các cấp có thẩm quyền;
b) Các tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện để phát
hành trái phiếu theo quy định tại Điều 13 Nghị định 90/2011/NĐ-CP;
c) Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái
phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có);
d) Các hợp đồng bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, hợp đồng đại lý và các tài
liệu liên quan khác (nếu có).
đ) Văn bản pháp lý chứng minh các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu đã hoàn
thành các thủ tục về đầu tư và đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền trong
trường hợp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của
doanh nghiệp.
3. Thực trạng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam

Thị trường trái phiếu Việt Nam đang phát triển cả về quy mô lẫn chiều sâu, phát huy
được vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế và bù đắp sự thiếu hụt cho
ngân sách nhà nước. Trong đó trái phiếu doanh nghiệp là bộ phận không thể thiếu đối với
nền kinh tế.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu nhất định. Hệ thống
văn bản pháp lý cho hoạt động của thị trường ngày càn được hoàn thiện, hạ tầng kỹ thuật,
hệ thống giao dịch, lưu ký, giám sát cũng liên tục được thiết lập, cải tiến với mục tiêu xây
dựng một thị trường trái phiếu chuyên biệt và thể hiện được vai trị của mình trên thị
trường vốn. Quy mô thị trường đang phát triển.
Tuy nhiên, những hạn chế còn tồn tại là rất lớn.


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3

Thứ nhất, thị trường trái phiếu đã trải qua gần 16 năm phát triển, nhưng vẫn tồn tại
một nghịch lý là sự phát triển không đồng đều giữa trái phiếu Chính phủ và trái phiếu
doanh nghiệp. Khi mà tổng giá trị trái phiếu chính phủ lên tới 37 tỷ USD, còn trái phiếu
doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn 1,3 tỷ USD. Và tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp
chưa bao giờ vượt ngưỡng 2,5 tỷ USD, đồng thời chỉ tập trung ở vài doanh nghiệp nhất
định như: ngân hàng ACB, Techcombank, công ty Masan, công ty đầu tư Tân Tạo…

Tổng giá trị TPDN Việt nam tính theo năm. Nguồn: ADB
Cịn nếu so sánh thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam với các nước trong khu
vực thì càng thấy sự nhỏ bé hơn nữa. Cụ thể, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp Thái
Lan lên tới 70 tỷ USD, Singapore 91 tỷ USD, Malaysia 118 tỷ USD, Philippine 17 tỷ
USD.


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3

Giá trị TPDN tính theo %GDP
Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang lệ thuộc hồn tồn vào nguồn vốn tín
dụng ngân hàng. Đó là chưa kể hiện tượng, lấy nguồn vốn ngắn hạn ngân hàng để thực
hiện đầu tư dự án trung và dài hạn. Sự phụ thuộc này làm doanh nghiệp Việt Nam mất đi
lợi thế cạnh tranh ở chi phí sử dụng vốn và mất đi một lựa chọn nguồn vốn để đầu tư dự
án trung – dài hạn.


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3
Thứ hai, hiện nay, sản phẩm trên thị trường trái phiếu chủ yếu được chia thành 2 loại là
TPCP (bao gồm cả trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP) và TPDN. Với vai
trị là kênh huy động vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế, tỷ lệ giữa TPCP và TPDN

thường không chênh lệch quá nhiều tại các quốc gia có thị trường tài chính phát triển.
Nhưng tại Việt Nam thì tỷ lệ này có mức chênh lệch khá rõ ràng, phản ánh sự chi phối thị
trường đến từ phân khúc TPCP.
Nguồn cung sản phẩm TPDN chưa nhiều, chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước hay tổ
chức tín dụng phát hành, tập trung vào hai loại hình chính là TP thơng thường và TP
chuyển đổi (đối với công ty cổ phần ).
Thứ ba, cơ sở nhà đầu tư còn thiếu khi nhà đầu tư chủ yếu trên thị trường trái phiếu hiện
nay là các ngân hàng thương mại (NHTM). Các đợt phát hành trái phiếu cũng thường là
phát hành riêng lẻ cho một số nhà đầu tư, ít khi đấu thầu rộng rãi.
Thứ tư, Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức định mức tín nhiệm (CRA) chuyên nghiệp
nhằm tạo niềm tin cho nhà đầu tư khi đánh giá về doanh nghiệp phát hành.
4. Giải pháp
Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và sôi nổi hơn, trở thành cơng
cụ đắc lực cho thị trường tài chính và các doanh nghiệp cần phải có một số biện pháp
chiến lược nhất quán. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về khung khổ chính sách: Tiếp tục hồn thiện khn khổ pháp lý nhằm tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho các chủ thể huy động vốn qua thị trường trái phiếu, thu hút sự
tham gia của các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư dài hạn, tăng cường công khai minh
bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu.
Thứ hai, về nguồn cung cho thị trường: Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trở
thành thị trường chuẩn cho thị trường tài chính, làm nịng cốt để phát triển thị trường trái
phiếu. Đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu Chính phủ để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu
tư, tiếp tục phát hành kỳ hạn 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm nhằm kéo dài kỳ hạn
của danh mục nợ Chính phủ theo hướng bền vững; nghiên cứu triển khai sản phẩm mới
như trái phiếu có lãi suất thả nổi.


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
NHĨM SỐ 3
Thứ ba, về cầu của thị trường: Đa dạng hóa các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu, tập

trung phát triển nhà đầu tư dài hạn để tạo cầu bền vững thông qua các giải pháp như: Đổi
mới cơ chế đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên thị trường trái phiếu theo quy định
tại Nghị định 30/2016/NĐ-CP của Chính phủ; Phát triển hệ thống nhà đầu tư dài hạn như
các quỹ đầu tư, hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm
đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ tăng tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu; Xây dựng lộ trình thu hút
nhà đầu tư nước ngồi tham gia vào thị trường trái phiếu.
Thứ tư, về phát triển các định chế trung gian và hạ tầng của thị trường: Bộ Tài chính sẽ
hồn thiện và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường theo thông lệ quốc tế để thực
hiện chức năng tạo lập thị trường trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Tái cơ
cấu các tổ chức trung gian hoạt động trên thị trường vốn, thị trường trái phiếu nhằm tăng
năng lực tài chính và chất lượng hoạt động của các định chế này khi cung cấp dịch vụ
trên thị trường trái phiếu. Khuyến khích sự hình thành và đi vào hoạt động của các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm để nâng cao tính cơng khai, minh bạch của q trình huy động
vốn trái phiếu. Nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ của thị trường trái phiếu theo hướng
hiện đại, hoàn chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát hành, giao dịch trái
phiếu...
Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tạo sự liên kết giữa thị trường trái phiếu trong
nước với thị trường trái phiếu khu vực và thế giới nhằm tận dụng các cơ hội và tiềm năng
để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam theo thông lệ quốc tế.



×