Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU HỆ THỐNG CỘNG HƯỞNG TỪ SUPERSTAR 0.35T ADV.MRI SYSTEM (MÃ LOẠI HÌNH A11) CỦA CÔNG TY TNHH GMED

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 39 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ GIAO DỊCH NHẬP KHẨU VÀ ÁP MÃ CHO HÀNG

HÓA ..................................................................................................................................... 2
1.1

1.1.1

Công ty xuất khẩu: ............................................................................................ 2

1.1.2

Công ty nhập khẩu:........................................................................................... 2

1.1.3

Quan hệ xuất nhập khẩu giữa hai công ty: ........................................................ 3

1.2

Giới thiệu về mặt hàng xuất khẩu........................................................................... 4

1.2.1

Mã loại hình A11 .............................................................................................. 4

1.2.2


Mơ tả hàng hóa nhập khẩu................................................................................ 4

1.3

Các chính sách của nhà nước liên quan đến xuất khẩu mặt hàng......................... 4

1.3.1

Các chính sách về mặt hàng nhập khẩu............................................................. 4

1.3.2

Các chính sách về thuế ..................................................................................... 7

1.4
2

Giới thiệu về công ty xuất khẩu – công ty nhập khẩu ............................................. 2

Áp mã HS cho hàng hóa ......................................................................................... 8

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THƠNG QUAN NHẬP KHẨU CHO HÀNG HÓA .... 10
2.1

Hồ sơ cần chuẩn bị ............................................................................................... 10

2.2

Quy trình khai hải quan điện tử ........................................................................... 10


2.2.1

Bước 1: Khai thông tin nhập khẩu – Nghiệp vụ IDA........................................ 10

2.2.2

Bước 2: Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC) ...................................................... 12

2.2.3

Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai..................................................... 12

2.2.4

Bước 4:Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống

tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ.......................................................... 12
2.2.5
3

Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan ............................................ 13

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ HẢI QUAN ....................................... 15
3.1

Hợp đồng .............................................................................................................. 15

3.2

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu................................................................................ 18


3.3

Giấy chứng nhận chất lượng ................................................................................ 26

3.4

Giấy chứng nhận xuất xứ ..................................................................................... 27


4

3.5

Hóa đơn thương mại ............................................................................................. 28

3.6

Phiếu đóng gói ...................................................................................................... 30

3.7

Vận đơn ................................................................................................................ 31

3.8

Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế......................................................................... 32

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TRỊ GIÁ THUẾ ............................................................ 33
4.1


Trị giá hải quan .................................................................................................... 33

4.2

Thuế phải nộp ....................................................................................................... 34

4.2.1

Thuế nhập khẩu .............................................................................................. 34

4.2.2

Thuế giá trị gia tăng ....................................................................................... 34

4.2.3

Thuế tiêu thụ đặc biệt...................................................................................... 35

KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 37


LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21, là thế kỷ của tồn cầu hóa tự do hóa thương mại, các nước trên
thế giới đều tập trung vào phát triển kinh tế. Kinh tế đã trở thành vấn đề cốt lõi trong mọi hoạt
động quốc tế. Các quốc gia đều nhận thấy rằng, muốn đặt chân vào cộng đồng các dân tộc trên
thế giới cần phải đặt phát triển kinh tế lên vị trí hàng đầu, và con đường duy nhất là phải chủ
động hội nhập kinh tế, phù hợp với xu hướng tồn cầu và khu vực. Khơng một quốc gia nào có
thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao

đổi hàng hố với bên ngồi. Hoạt động thương mại quốc tế có vai trị như một chiếc cầu nối
liên kết hoạt động kinh tế của các quốc gia, biến nền kinh tế thế giới thành một guồng máy hoạt
động hiệu quả hơn. Hiện nay, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương
tiện vận tải tăng trưởng nhanh về số lượng theo từng năm.
Trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hố, việc thực hiện thủ tục hải quan luôn là một
khâu quan trọng để mỗi quốc gia thực hiện việc kiểm soát, loại mặt hàng, chất lượng và số
lượng hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu vào quốc gia đó. Dưới góc nhìn của doanh nghiệp,
việc thực hiện thủ tục hải quan cũng đóng vai trị cực kỳ quan trọng vì nó trực tiếp ảnh hưởng
đến lợi ích của doanh nghiệp. Chính vì thế, nếu thực hiện tốt công tác này, doanh nghiệp có thể
tiết kiệm được một khoản chi phí khơng nhỏ.
Tuy nhiên, nghiệp vụ hải quan là một nghiệp vụ rất phức tạp và đòi hỏi nhiều kinh
nghiệm thực tế do mỗi nhóm mặt hàng khác nhau đều mang những tính chất riêng, được áp
dụng những chính sách riêng, có quy trình thơng quan riêng. Để có cái nhìn cụ thể và hồn thiện
được kiến thức về mơn học Nghiệp vụ hải quan, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Thủ tục hải quan nhập khẩu Hệ thống cộng hưởng từ Superstar 0.35T ADV.MRI System
(mã loại hình A11) của công ty TNHH GMED”.
Bài tiểu luận được kết cấu theo 4 chương:
Chương 1: Khái quát về giao dịch và áp mã hàng hóa
Chương 2: Quy trình thơng quan nhập khẩu cho hàng hóa
Chương 3: Phân tích bộ chứng từ hải quan
Chương 4: Phân tích trị giá tính thuế


1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ GIAO DỊCH NHẬP KHẨU VÀ ÁP MÃ CHO HÀNG
HĨA

1.1


Giới thiệu về cơng ty xuất khẩu – công ty nhập khẩu

1.1.1 Công ty xuất khẩu:
 Tên cơng ty: NEUSOFT MEDICAL SYSTEMS CO.,LTD.
 Loại hình doanh nghiệp: limited liability company - công ty trách nhiệm hữu hạn
 Năm thành lập: 1998
 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Sản xuất và kinh doanh các trang thiết bị sử dụng trong y
tế; danh mục các thiết bị sản phẩm chính bao gồm: CT, MRI, X-ray, Ultrasound,
PET/CT, Linear Accelerator, IVD and Medical Imaging Cloud.
 Địa chỉ trụ sở chính: No.177-1 Chuangxin Road, Human District, Shenyang, Liaoning,
China 110179 P.R. of China.
 Số điện thoại: +86-24-23358069
 Số fax: +86-24-23358308
 Email:
 Website: www.neusoftmedical.com
 Zip/ Postal Code: 110167
Tổng quan giới thiệu về công ty:
Neusoft Medical Systems Co., Ltd được thành lập năm 1998 và có trụ sở chính tại
Thẩm Dương. Đây là cơng ty hàng đầu về thiết bị y tế quy mô lớn tại Trung Quốc; phát triển
thành công một loạt CT, cộng hưởng từ, máy X-quang kỹ thuật số, siêu âm màu, tự động hóa
trong phịng thí nghiệm, thiết bị xạ trị và thiết bị hình ảnh y học hạt nhân với độc quyền sở
hữu trí tuệ tại Trung Quốc. Cơng ty đem đến giải pháp y tế toàn diện trong ba lĩnh vực chính
của y học. (Dịch theo giới thiệu tại website chính thức của cơng ty)
Đánh giá về cơng ty xuất khẩu:
Neusoft Medical Systems Co., Ltd là công ty thuộc tập đồn Neusoft Corporation, đây
là tập đồn cơng nghệ đa lĩnh vực lớn tại Trung Quốc. Hơn nữa, Neusoft Medical Systems
Co., Ltd đã nhiều năm (2010-2018) đứng đầu Trung Quốc về ứng dụng khoa học công nghệ
và việc chăm sóc sức khỏe con người. Từ đó có thể đánh giá bên xuất khẩu là một cơng ty
lớn, có uy tín và tiềm lực trong lĩnh vực sản xuất y tế và đã thực hiện việc xuất nhập khẩu
thường xuyên.

1.1.2 Cơng ty nhập khẩu:


Tên cơng ty: CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GMED



Tên giao dịch: GMED COMPANY LIMITED




Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn



Năm thành lập: 2009



Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: nhập khẩu, phân phối cung cấp các trang thiết bị, dịch vụ
tư vấn trang thiết bị y tế.



Mã số thuế: 0103 712 136



Địa chỉ trụ sở chính: Số 29, Ngõ 144, đường An Dương Vương, tổ 1, cụm 1, Phường

Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam.



VPGD: Phòng 209, tòa N3A, KĐT Trung Hịa - Nhân Chính, phường Nhân Chính,
quận Thanh Xuân, Hà Nội.



Điện thoại: +84 4 6260 0963 / 0866 711 456



Email:



Website: www.gmed.vn
Tổng quan giới thiệu về công ty: (Theo giới thiệu của website chính thức của cơng ty)
Cơng ty TNHH GMED được thành lập từ năm 2009, từ những bước tiến đầu tiên là

Cửa hàng cung cấp vật tư, dụng cụ y tế và bây giờ trở thành Công ty. Nắm bắt được nhu cầu
thiết và sự phát triển của thời đại và công nghệ mới, Công ty TNHH GMED đã không ngừng
đầu tư và nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu phục vụ sức khỏe cho cộng đồng.


Là đại diện phân phối tại Việt Nam của các hàng thiết bị y tế.




Là đại lý độc quyền tại Việt Nam phân phối các sản phẩm của hãng NEUSOFT-PHILIPS.



Đại diện cung cấp tại Việt Nam các sản phẩm sinh hóa, miễn dịch, huyết học của hãng
ERBA (Đức); Snibe (Trung Quốc)



Cung cấp Vật tư tiêu hao, hóa chất,...



Tư vấn, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa: Với đội ngũ kỹ sư được đào tạo bài bản trong và
ngoài nước, lâu năm kinh nghiệm, thực hiện nghiêm túc các dịch vụ hậu mãi, đảm bảo
nhu cầu về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm cho Q khách. Ngồi ra cơng ty cũng cung cấp
các dịch vụ tư vấn về trang thiết bị miễn phí cho các mơ hình bệnh viện, phịng khám.
Đánh giá sơ bộ về cơng ty:
Cơng ty nhập khẩu thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nhập khẩu, là

đối tượng doanh nghiệp thông thường, cũng như không thuộc diện doanh nghiệp ưu tiên.
1.1.3 Quan hệ xuất nhập khẩu giữa hai công ty:
NEUSOFT MEDICAL SYSTEMS CO., LTD và GMED COMPANY LIMITED là hai
công ty độc lập có trụ sở thương mại tại hai quốc gia khác nhau là Trung Quốc và Việt Nam.
Cả hai doanh nghiệp đều là đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động theo phương thức hạch tốn
độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân và có quyền ký kết hợp đồng kinh tế, đồng thời chịu trách
nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.


Ngồi ra, theo giới thiệu của cơng ty GMED, cơng ty là đại lý độc quyền tại Việt Nam

phân phối các sản phẩm của hãng NEUSOFT-PHILIPS (công ty liên doanh được Neusoft
Medical và Philips đồng sáng lập năm 2004, đến nay thuộc sở hữu chính của NEUSOFT
MEDICAL SYSTEMS CO., LTD), từ đó suy đốn rằng GMED khơng chỉ thực hiện hoạt động
nhập khẩu với đối tác NEUSOFT một lần mà đã có nhiều hợp tác thường xuyên được thực hiện,
do là đại lý độc quyền phân phối.

1.2

Giới thiệu về mặt hàng xuất khẩu

1.2.1 Mã loại hình A11
A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại chi cục hải quan cửa khẩu)
Theo Công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01 tháng 4 năm 2015, mã này được sử dụng
trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại
đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải
làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất
hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục
tại cửa khẩu nhập.
Nguồn luật điều chỉnh: theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐCP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Thơng tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài
chính.
Cơng ty TNHH GMED nhập khẩu hệ thống cộng hưởng từ về làm nguồn cung cho hoạt
động phân phối bán lại trong nội địa nên được xét là mặt hàng kinh doanh tiêu dùng.
1.2.2 Mơ tả hàng hóa nhập khẩu
 Tên sản phẩm: Superstar 0.35T (Advanced) with option as below:
RF Shielding Room
Power Stabilizer
 Mã HS: 90181300
 Mô tả hàng hóa:
Hệ thống cộng hưởng từ Superstar 0.35T ADV.MRI System, gồm: giá chụp, lồng chụp có
gắn đèn. Mới 100%, hãng sx: Neusoft Medical Systems Co,. Ltd


1.3

Các chính sách của nhà nước liên quan đến xuất khẩu mặt hàng

1.3.1 Các chính sách về mặt hàng nhập khẩu
Mặt hàng nhập khẩu là hệ thống cộng hưởng từ thuộc loại hàng hóa là trang thiết bị y tế.
Với việc nhập khẩu trang thiết bị y tế thì cần chú ý một số văn bản áp dụng:


 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ về quản lý trang thiết bị
y tế;
 Thông tư 39/2016/TT-BYT quy định về phân loại trang thiết bị y tế;
 Thông tư số 30/2015/TT-BYT quy định về việc nhập khẩu trang thiết bị y tế;
 Thông tư số 42/2016/TT-BYT quy định về việc thừa nhận kết quả phân loại trang thiết
bị y tế;
 Công văn số 3593/BYT-TB-CT ngày 23/06/2017 của Bộ Y tế về việc phối hợp hướng
dẫn thực hiện quy định tại Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
về quản lý trang thiết bị y tế.
 Cơng văn số 7371/BYT-TB-CT ngày 25/12/2017 của Bộ Y tế về việc thực hiện nội
dung Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/12/2016 của Chính Phủ.
Trong đó, đối với việc nhập khẩu trang thiết bị y tế thì cần chú ý một số nội dung:
● Điều 41 (Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ) về xuất khẩu,
nhập khẩu trang thiết bị y tế:
 Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất để xuất khẩu.
 Tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu trang thiết bị y tế đã có số lưu hành phải đáp ứng
các điều kiện sau:
a) Là chủ sở hữu số lưu hành hoặc có giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành. Chủ sở
hữu số lưu hành khi ủy quyền cho cơ sở nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu trang thiết
bị y tế phải đồng thời gửi văn bản ủy quyền đó cho Bộ Y tế và cơ quan hải quan;

b) Có khả năng đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này và có
phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định
này hoặc có hợp đồng với cơ sở có đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết
bị y tế.
 Trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định của
pháp luật về hải quan. Tổ chức nhập khẩu trang thiết bị y tế không phải chứng minh
việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này khi thực hiện thủ tục hải
quan.
● Điều 42 (Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ) về giấy phép
nhập khẩu:
Các trường hợp trang thiết bị y tế phải có giấy phép nhập khẩu – Nhập khẩu trang thiết bị
y tế cần chú ý:
a) Chưa có số lưu hành nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc kiểm nghiệm hoặc hướng
dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế;
b) Chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ;


c) Chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân.
● Theo Cơng văn số 3593/BYT-TB-CT ngày 23/6/2017 của Bộ Y tế về việc phối hợp
hướng dẫn thực hiện quy định tại Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của
Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế và công văn số 7371/BYT-TB-CT ngày
25/12/2017 của Bộ Y tế về việc thực hiện nội dung Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày
06/12/2016 của Chính phủ thì:
Tất cả các trang thiết bị y tế đều phải được phân loại để làm căn cứ cho việc công bố tiêu
chuẩn áp dụng hoặc cấp số đăng ký lưu hành.
Theo Điều 4 của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP, trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân
làm 4 loại như sau:
 Nhóm 1: gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A
 Nhóm 2: gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D
Việc phân loại trang thiết bị y tế phải được thực hiện bởi tổ chức có đủ điều kiện và phải

tuân thủ hướng dẫn phân loại theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016
quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế, trừ trường hợp được thừa nhận kết quả phân
loại theo Thông tư số 42/2016/TT-BYT ngày 15/11/2016 quy định việc thừa nhận kết quả phân
loại trang thiết bị y tế.
a) Đối với trang thiết bị y tế được phân loại thuộc loại A: Chỉ được nhập khẩu sau khi đã
có phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng do Sở Y tế các tỉnh, thành phố cấp,
ngoài hồ sơ hải quan, đơn vị nhập khẩu khi thực hiện nhập khẩu trang thiết bị y tế phải
cung cấp thêm các tài liệu sau:
 Bản phân loại trang thiết bị y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Nghị định số 36/2016/NĐ-CP hoặc giấy tờ chứng minh kết quả phân loại trang thiết bị
y tế theo quy định tại Thông tư số 42/2016/TT-BYT ngày 15/11/2016 quy định việc
thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế.
 Giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành (trong trường hợp đơn vị nhập khẩu không
phải là chủ sở hữu số lưu hành).
b) Đối với trang thiết bị y tế được phân loại thuộc loại B, C, D và thuộc danh mục trang
thiết bị y tế ban hành kèm theo Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ
Y tế quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế chỉ được nhập khẩu khi đáp ứng các
điều kiện sau:
 Có Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế theo Thông tư số 30/2015/TT-BYT;
 Bản phân loại trang thiết bị y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Nghị định số 36/2016/NĐ-CP hoặc giấy tờ chứng minh kết quả phân loại trang thiết bị


y tế theo quy định tại Thông tư số 42/2016/TT-BYT ngày 15/11/2016 quy định việc
thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế.
c) Đối với trang thiết bị y tế được phân loại thuộc loại B, C, D và không thuộc danh mục
trang thiết bị y tế ban hành kèm theo Thông tư số 30/2015/TT-BYT đơn vị nhập khẩu
khi thực hiện nhập khẩu trang thiết bị y tế phải cung cấp thêm Bản phân loại trang thiết
bị y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 36/2016/NĐCP hoặc giấy tờ chứng minh kết quả phân loại trang thiết bị y tế theo quy định tại Thông
tư số 42/2016/TT-BYT ngày 15/11/2016 quy định việc thừa nhận kết quả phân loại

trang thiết bị y tế./.
1.3.2 Các chính sách về thuế
 Thuế nhập khẩu
Theo khoản 4 điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13, hàng hóa
được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương
mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2018-2022 (kèm theo Nghị định số
153/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ), thuế suất thuế nhập khẩu dành cho mặt
hàng Hệ thống cộng hưởng từ Superstar 0.35T ADV.MRI System (mã HS 90181300) là 0%.


Thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, mặt hàng không thuộc đối tượng

chịu thuế.
 Thuế bảo vệ môi trường
Theo Thông tư số 57/2010/QH12 của Quốc hội: Luật thuế bảo vệ môi trường, mặt hàng
không phải là đối tượng chịu thuế.
 Thuế giá trị gia tăng
Theo thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về
mức thuế suất 5% với thiết bị y tế như sau:
“ Điều 10. Thuế suất 5%
11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy
soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị
vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho
y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành
phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để
pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao



giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ
phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.”
Như vậy, mặt hàng này sẽ được hưởng thuế suất VAT là 5%.

1.4

Áp mã HS cho hàng hóa
Áp mã HS cho hàng hóa là việc cơ bản và rất quan trọng trong quá trình làm thủ tục hải

quan, điều này cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều tranh cãi giữa doanh nghiệp và cơ quan
hải quan khi khơng đồng tình về mã HS của hàng hóa.
Vì vậy, việc phân loại hành hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
phải tuân thủ theo 6 quy tắc tổng qt giải thích việc phân loại hàng hóa (Thơng tư
103/2015/TT-BTC). Áp dụng theo thứ tự, không áp dụng được quy tắc này mới sang quy tắc
tiếp theo. Đối với mặt hàng trên sẽ được phân tích quy trình áp mã theo thứ tự từ chương, nhóm
đến phân nhóm áp dụng 6 quy tắc trên.
Áp dụng quy tắc 1 về phân loại và mã hóa hàng hóa HS: tiêu đề của các phần, chương,
phân chương chỉ có tính chất hướng dẫn. Việc phân loại phải được xác định theo nội dung của
từng nhóm và chú giải của các phần, chương, phân nhóm.
Bước 1: Định hình khu vực của hàng hóa
Dựa vào tờ khai hàng hóa nhập khẩu, ta có mơ tả hàng hóa như sau: Hệ thống cộng
hưởng từ Superstar 0.35T ADV.MRI System, gồm: giá chụp, lồng chụp có gắn đèn. Do đó mặt
hàng sẽ thuộc:
Phần XVIII: DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ QUANG HỌC, NHIẾP ẢNH, ĐIỆN ẢNH, ĐO
LƯỜNG, KIỂM TRA CHÍNH XÁC, Y TẾ HOẶC PHẪU THUẬT; ĐỒNG HỒ THỜI
GIAN VÀ ĐỒNG HỒ CÁ NHÂN; NHẠC CỤ; CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ KIỆN CỦA
CHÚNG
Mặt hàng là hệ thống cộng hưởng từ thuộc lĩnh vực y tế nên sẽ thuộc:
Chương 90: Dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác,

y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng.
Bước 2: Đọc chú giải loại trừ chương
Theo chú giải chương 90, chương này không bao gồm:
1. Các mặt hàng sử dụng trong máy, thiết bị hoặc cho các mục đích kỹ thuật khác bằng
cao su lưu hóa trừ cao su cứng (nhóm 40.16), bằng da thuộc hoặc da tổng hợp (nhóm
42.05) hoặc bằng vật liệu dệt (nhóm 59.11);
2. Băng, đai hoặc các sản phẩm trợ giúp khác bằng vật liệu dệt, có tính đàn hồi được dùng
làm dụng cụ để nâng giữ bộ phận cơ thể (Phần XI);


3. Hàng hóa chịu lửa của nhóm 69.03; đồ gốm sứ dùng trong phịng thí nghiệm, ngành hóa
chất hoặc các mục đích kỹ thuật khác, thuộc nhóm 69.09;
4. Gương thủy tinh, chưa gia cơng quang học, thuộc nhóm 70.09, hoặc gương bằng kim
loại cơ bản hoặc gương bằng kim loại q, khơng phải là bộ phận quang học (nhóm
83.06 hoặc chương 71);
5. Hàng hóa thuộc nhóm 70.07, 70.08, 70.11, 70.14, 70.15, hoặc 70.17;
….
Xét theo chú giải và mô tả hàng hóa nhập khẩu, mặt hàng trong hợp đồng khơng thuộc
phần chú giải loại trừ của chương 90.
Bước 3: Tìm nhóm và phân nhóm của sản phẩm
Trong chương 90, xét đến phân chương 18: Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu
thuật, nha khoa, hoặc thú y, kể cả thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy, thiết bị điện y học khác và
thiết bị kiểm tra thị lực; phân chương 18 này phù hợp với mặt hàng: Hệ thống cộng hưởng từ
Superstar 0.35T ADV.MRI System, gồm: giá chụp, lồng chụp có gắn đèn.
Xét đến nhóm 01: Thiết bị chuẩn đốn (kể cả thiết bị kiểm tra thăm dị chức năng hoặc
kiểm tra thơng số sinh lý), thì nhóm 01 này được chia thành các phân nhóm:
Thiết bị chuẩn đốn (kể cả thiết bị kiểm tra thăm dò chức năng
hoặc kiểm tra thông số sinh lý)
90181100


-

Thiết bị điện tim

90181200

-

Thiết bị siêu âm

90181300

-

Thiết bị cộng hưởng từ

90181400

-

Thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy

90181900

-

Loại khác

Theo như mô tả sản phẩm, mặt hàng đang xét là hệ thống cộng hưởng từ Superstar 0.35T
ADV.MRI. Mặt hàng này phù hợp với chú giải của phân nhóm 1300 “ Thiết bị cộng hưởng từ”.

Vậy quyết định áp mã HS cho mặt hàng đang xét đến là 90181300 - Thiết bị cộng hưởng từ.
Trong tờ khai hải quan cũng đã áp mã 90181300 cho sản phẩm, cho thấy quy trình áp
mã cho hàng hóa nói trên là hợp lý và đúng.


2

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THƠNG QUAN NHẬP KHẨU CHO HÀNG HĨA

2.1

Hồ sơ cần chuẩn bị
Cơng ty TNHH GMED phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ như sau:

 Hợp đồng thương mại
 Hóa đơn thương mại
 Bản kê chi tiết hàng hóa
 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thơng quan)
 Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng
 Vận đơn đường biển
 Phiếu đóng gói
 Giấy chứng nhận xuất xứ (CO)

2.2

Quy trình khai hải quan điện tử

2.2.1 Bước 1: Khai thơng tin nhập khẩu – Nghiệp vụ IDA

Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng

ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người
khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ
tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu
tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động
tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại
màn hình đăng ký tờ khai - IDC.
Khi hệ thống cấp số thì bản khai thơng tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống


Sau khi truy cập menu: “Tờ khai nhập khẩu/Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA)”

Màn hình nhập sẽ xuất ra dữ liệu như sau:

(Các phần của tờ khai nhập khẩu trên phần mềm điện tử ECUS5 VNACCS)
Thông tin tờ khai bao gồm Thông tin chung, danh sách hàng, chỉ thị của Hải quan và
kết quả xử lý tờ khai
Công ty tiến hành nhập các thông tin để tiến hành khai báo hải quan. Khi nhập cần lưu
ý các thông tin sau đây:
● Nhóm loại hình:
-

Cơ quan Hải quan: CDINHVUHP - CC HQ Cảng Đình Vũ Hải Phịng

-

Mã loại hình: A11 2 [4]

● Đơn vị xuất nhập khẩu: Điền đầy đủ, chi tiết thông tin về người xuất khẩu (Người Bán)
và người nhập khẩu (Người Mua) theo hợp đồng



● Văn bản pháp quy và giấy phép
-

Văn bản pháp quy: Là nơi bạn có thể nhập vào các mã văn bản pháp luật để quản lý
hàng hóa, kiểm tra chuyên ngành liên quan đến hàng hoá nhập khẩu

-

Giấy phép nhập khẩu: HH02 - 12494NK/BYT-TB-CT

● Hoá đơn thương mại
-

Tờ khai giá trị: Mã phân loại khai giá trị là 6 – Phương pháp giá giao dịch – Áp dụng
phương pháp này để tính thuế

2.2.2 Bước 2: Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải
quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính tốn.
Nếu khẳng định các thơng tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thơng tin khai báo
khơng chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thơng tin
nhập khẩu (IDA) để sửa các thơng tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở
trên.
2.2.3 Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh
nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh
nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên
thì khơng được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.

Công ty TNHH GMED không thuộc Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng
ký tờ khai nên được phép đăng ký tờ khai.
2.2.4 Bước 4:Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự
động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng,
đỏ.
Đối với lô hàng này, mã phân loại kiểm tra là 3C ⇒ Phân tờ khai luồng đỏ - Kiểm tra
chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
● Người khai hải quan
-

Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm
tra thực tế hàng hố: “ Đề nghị DN xuất trình GP BYT theo điểm I, khoản 5.2 điều I
TT39/2018”.

-

Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để
kiểm thực tế hàng hoá;


-

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí

● Hệ thống
(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan”
⇒ Kết quả phân luồng: Mã phân loại kiểm tra 3C
(2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa
(3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự động

thực hiện các công việc sau:
-

Tổng số tiền thuế phải nộp: 372.360.300 VND

-

Mã xác định thời hạn nộp thuế: D ⇒ nộp thuế ngay

-

Người nộp thuế: 1 ⇒ người nhập khẩu

-

Phân loại nộp thuế: A ⇒ không thực hiện chuyển khoản

⇒ Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã
thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ
phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thơng quan hàng hóa”.
⇒ Khi đó doanh nghiệp cần
+ Nộp bổ sung GP BYT
+ Nộp thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại cơ quan Hải quan
Hải quan sẽ ký nháy và có nơi cịn đóng dấu nội bộ ra mặt sau tờ khai, lúc này doanh
nghiệp có thể đem nộp cho hãng tàu.
2.2.5 Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan
(1) Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ
khai đến trước khi thơng quan hàng hố. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người
khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thơng tin sửa đổi bổ sung được hiển
thị tồn bộ thơng tin tờ khai nhập khẩu (IDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu,

hoặc hiển thị thông tin khai nhập khẩu sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai
sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
(2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống
VNACCS, hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin tờ khai sửa đổi
tại màn hình IDE, khi người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này thì hồn tất việc đăng
ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.
(3) Số tờ khai sửa đổi là ký tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi, bổ
sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9;
trường hợp khơng khai bổ sung trong thơng quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0.
(4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung
chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh).


(5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các chỉ tiêu trên
màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần
hướng dẫn nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01 do không được sửa đổi hoặc không
thuộc đối tượng sửa đổi.
❖ Các rủi ro trong quá trình khai báo thủ tục hải quan

Bước 1: Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
Do số lượng các tiêu chí lên đến 133 tiêu chí nên việc khai báo sai, thiếu là điều không
thể tránh được. Các doanh nghiệp cần lưu ý các lỗi thường gặp phải trong khai báo như: Khai
thủ công, khai báo sai thông tin trên tờ khai so với hồ sơ, chứng từ; khai báo tên hàng không
đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, không phù hợp với mã số hàng hóa.
Đề xuất: Người khai báo hải quan cần được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng khai báo
qua phần mềm cũng như tìm hiểu kỹ về lơ hàng của mình. Ngồi ra, người khai báo cần phải
khai báo một cách đầy đủ, chi tiết, rà sốt trước khi đăng ký tờ khai.
Ngồi ra, người khai báo được đào tọ nghiệp vụ và áp dụng đúng quy tắc áp mã HS khi
xác định mã HS phù hợp với hàng hoá cần xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Bước 2: Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)

Hệ thống sẽ tự động xuất ra tờ khai hải quan để người khai hải quan có thể kiểm tra.
Trong một số trường hợp, do hệ thống bị trục trặc dẫn đến xuất sai kết quả, điều này sẽ kéo dài
thậm chí làm chậm trễ q trình khai báo thủ tục hải quan.
Đề xuất: Người khai báo hải quan chỉ cần gửi thông tin trực tiếp qua phần mềm, hoặc
liên hệ điện thoại là sẽ có nhân viên dịch vụ khách hàng hoặc nhân viên kỹ thuật trợ giúp giải
quyết vấn đề.
Bước 3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Trong bước này, doanh nghiệp có thể bị xếp vào Danh sách các doanh nghiệp không đủ
điều kiện đăng ký tờ khai do một số nguyên nhân đã nêu trên.
Đề xuất: Doanh nghiệp cần kiểm soát các rủi ro tài chính gặp phải như tránh nợ quá số
ngày quy định.
Bước 4: Phân luồng, kiểm tra, thông quan
Lô hàng của doanh nghiệp dễ dàng bị xếp vào luồng đỏ hoặc luồng vàng dẫn đến gián
đoạn q trình thơng quan nhập khẩu hàng hố và thậm chí khơng thể thơng quan lơ hàng.
Ngồi ra, lơ hàng cịn phát sinh chi phí đặc biệt với khi bị phân vào luồng đỏ.
Đề xuất: Doanh nghiệp cần tránh các lỗi khai báo sau:
- Khai thủ công, khai báo sai thông tin trên tờ khai so với hồ sơ, chứng từ; khai báo tên hàng
không đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, không phù hợp với mã số hàng hóa;
- Nợ thuế, bị cưỡng chế thuế, bị ấn định thuế;


- Thường xuyên sửa đổi, bổ sung tờ khai hoặc hủy tờ khai; không làm thủ tục đối với các tờ
khai đã khai báo.
- Có hành vi vi phạm về:
+ Bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ;
+ Trốn thuế, gian lận thuế;
+ Không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thơng quan ví dụ: khơng cung cấp hoặc cung cấp
không đầy đủ, đúng thời hạn chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu khi cơ quan hải quan yêu cầu; đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với

hàng hoá chưa kiểm tra Hải quan; giả niêm phong Hải quan; tự ý phá niêm phong hải quan, tự
ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc được giao bảo quản chờ hoàn thành
việc thông quan…
- Không hợp tác với cơ quan hải quan để cung cấp đầy đủ thông tin doanh nghiệp dẫn đến thiếu
thông tin để đánh giá tuân thủ doanh nghiệp.
Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan
- Hệ thống VNACCS cho phép người khai hải quan khai sửa đổi bổ sung trong thông quan tối
đa là 9 lần cho 01 tờ khai. Trường hợp đã khai sửa đổi bổ sung 9 lần trước khi thông quan mà
các chỉ tiêu khai báo vẫn chưa chính xác thì người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai đó trên hệ
thống VNACCS để chuyển sang khai thủ cơng.

3
3.1

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ HẢI QUAN
Hợp đồng
a. Ngày, số của hợp đồng

Số hợp đồng do các bên tham gia hợp đồng tự đưa ra để tiện theo dõi và quản lý dữ liệu
các giao dịch.
Ngày ghi trên hợp đồng cũng là ngày ký kết hợp đồng là 27/02/2019. Vì hợp đồng mua
bán là cơ sở của các nghiệp vụ nên ngày kí kết hợp đồng trước tất cả các ngày ghi trên các giấy
tờ khác là một điều hợp lý.
b. Các bên tham gia hợp đồng
Hai bên tham gia hợp đồng này là NEUSOFT MEDICAL SYSTEMS CO.,LTD và
GMED COMPANY LIMITED như đã phân tích ở phần 1.1.


c. Điều khoản tên hàng, số lượng, giá


Mặt hàng: Hệ thống cộng hưởng từ Superstar 0.35T ADV.MRI System, gồm: giá chụp,
lồng chụp có gắn đèn. Mới 100%, hãng sx: Neusoft Medical Systems Co,. Ltd
Số lượng: 1
Đơn giá (FOB): 317 000 USD.
Tổng giá trị: 317 000 USD.
Ta thấy đây là nhập khẩu theo giá FOB nên khi tính trị giá tính thuế sau này ta cần cộng
thêm cả cước phí vận tải và phí bảo hiểm (nếu có) cho hàng hóa tính đến của khẩu nhâp đầu
tiên.
d. Bảo hiểm

Hợp đồng quy định bảo hiểm sẽ do người mua chịu trách nhiệm. Tuy nhiên sau này, do
nhận thấy mình có thể kiểm sốt được các rủi ro nếu có cũng như dự đốn khơng có rủi ro
nghiêm trọng xảy ra nên doanh nghiệp đã không mua bảo hiểm. Và cuối cùng, lô hàng cũng
cập cảng an toàn.


e. Giao hàng

Cảng bốc hàng: Cảng Đại Liên, Liêu Ninh Trung Quốc. Do doanh nghiệp có trụ sở
chính tại tỉnh Liêu Ninh (Liaoning) nên việc chọn cảng bốc hàng này nhằm tận dụng vị trí địa
lý, giảm thiểu các chi phí vận tải và phí liên quan.
Cảng đến: Cảng Hải Phịng. Liêu Ninh là một tỉnh giáp biển ở phía Bắc Trung Quốc
nên khi hàng đi xuống Việt Nam theo đường biển, Hải Phịng chính là cảng thuận tiện nhất nhờ
vào vị trí địa lý cũng như cơ sở vật chất của cảng. Cùng với đó doanh nghiệp nhập khẩu ở ngay
Hà Nội, giao thông rất thuận lợi trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng cũng là một lý do giúp hai bên
chọn cảng đến trong hợp đồng.
Thời gian giao hàng: Trong vong 45 ngày sau khi nhận được thanh toán trước bằng T/T
theo khoản 7 của hợp đồng này (điều khoản thanh toán), cho phép chuyển tải và giao hàng từng
phần.
Điều khoản thanh tốn sẽ được phân tích dưới đây.

Còn về chuyển tải và giao hàng từng phần, mặc dù mặt hàng là một máy móc giá trị cao,
có độ chi tiết cao, để hoạt động được không được có sai sót hay thiếu các chi tiết, nên việc giao
hàng từng phần hay chuyển tải phần nào khiến cho nguy cơ thất lạc hàng cao hơn. Nhưng nhà
nhập khẩu vẫn cho phép chứng tỏ: thứ nhất là quan hệ của 2 doanh nghiệp khá thân thiết và thứ
2 là doanh nghiệp nhập khẩu có thể kiểm sốt khá tốt quá trình vận chuyển. Đây cũng là một
trong các lý do khiến cho sau này lô hàng bị phân vào luồng đỏ.
f. Thanh toán


Phương thức thanh toán ở đây là trả trước bằng T/T – phương thức thanh toán rủi ro
nhất cho người nhập khẩu và được người xuất khẩu ưa thích nhất trong giao dịch thương mại
quốc tế do người nhập khẩu trả tiền trước, nhận hàng sau và người xuất khẩu ngược lại. Phương
thức thanh tốn này khơng hề có sự kiểm tra các giấy tờ của bên thứ 3 là ngân hàng (ngoại trừ
việc cung cấp dịch vụ chuyển tiền) như trong các phương thức thanh toán khác nên việc cần
thiết để kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ là hợp lý, bên cạnh đó lại càng thấy được mối quan hệ giữa 2
doanh nghiệp rất tin tưởng lẫn nhau.
3.2

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
Trang 1/3:

Số tờ khai: “102674345800”
 Khơng phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số tờ khai
 Trong đó 11 kí tự đầu tiên có ý nghĩa thống kê, truy xuất thông tin khi cần thiết. Cơ
quan Hải quan và cơ quan khác có liên quan chỉ sử dụng 11 kí tự đầu tiên của số tờ khai.
Kí tự thứ 12 chỉ thể hiện số lần khai bổ sung.
 Ở đây kí tự thứ 12 là “0” tức là doanh nghiệp được coi là đã không khai bổ sung.
Ngày đăng ký: “31/05/2019 09:32:33”: là thời hạn dự kiến nghiệp vụ IDC - nghiệp vụ
đăng ký tờ khai nhập khẩu, nếu không điền hệ thống sẽ tự động lấy ngày thực hiện nghiệp vụ.



Ngày thay đổi đăng ký: Tờ khai có qua sửa đổi vào “31/05/2019 19:43:08”, dù có qua
thay đổi đăng ký do nhập sai một chữ trong số hóa đơn nhưng do khoảng thời gian giữa lúc
đăng ký và thay đổi ngắn, hải quan chưa kịp tiếp nhận và phân luồng nên tờ khai thay đổi này
vẫn được coi là tờ khai đầu tiên. Vì vậy số 0 ở cuối số tờ khai là hợp lý.
Số tờ khai đầu tiên: để trống
Trường hợp lơ hàng có nhiều hơn 50 dịng hàng thì phải nhập liệu như sau:
(1) Với tờ khai đầu tiên: nhập vào chữ [F] (first)
(2) Từ tờ khai thứ hai trở đi thì khai như sau:
 Ơ 1: Nhập số tờ khai đầu tiên
 Ô 2: Nhập số thứ tự trên tổng số tờ khai
 Ô 3: Nhập tổng số tờ khai
Ở dòng cuối trang 1/3 của tờ khai hải quan có ghi “Tổng số dịng hàng của tờ khai: 1”.
Do đó lơ hàng này có 1 dịng hàng nên số tờ khai đầu tiên được để trống.
Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: để trống
Chỉ nhập liệu ô này trong các trường hợp sau:
 Trường hợp tái nhập của lơ hàng tạm xuất thì nhập số tờ khai tạm xuất tương ứng
 Trường hợp nhập khẩu (chuyển tiêu thụ nội địa) của lô hàng tạm nhập thì nhập số tờ
khai tạm nhập tương ứng
 Người mở tờ khai tạm nhập và người mở tờ khai tái xuất phải là một.
 Tờ khai ban đầu phải còn hiệu lực.
 Không được sử dụng ở tờ khai khác.
Đây không phải trường hợp tạm nhập tái xuất nên mục này để trống
Mã phân loại kiểm tra: “3C”
Do đó có thể thấy lô hàng được phân luồng Đỏ, phải thực hiện kiểm tra chi tiết bộ chứng
từ và kiểm tra chi tiết hàng hóa.
Khi bị phân vào luồng Đỏ, hệ thống sẽ trả về 1 trong 3 mã là: 3C (kiểm tra hàng tại
cảng), 3D (kiểm tra hàng tại địa điểm tập trung) và 3M (kiểm tra hàng tại kho doanh nghiệp)
Ở đây là mã 3C nên hàng sẽ được kiểm hóa ngay tại cảng.
Hàng hóa bị phân vào luồng Đỏ mặc dù là do hệ thống tự động trả về nhưng vẫn lý do

chính như:
 Đây là một mặt hàng có độ chi tiết cao, liên quan đến sức khỏe con người nên phải kiểm
tra để đảm bảo về chất lượng khi sử dụng
 Từ hợp đồng có thể thấy 2 doanh nghiệp có mối quan hệ rất thân thiết nên dễ dàng xảy
ra gian lận thương mại, vì vậy cần kiểm tra.


Mã loại hình: “A11 2 [4]”
Mã loại hình A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng
Mã hiệu phương thức vận chuyển: “2” hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển có
container.
Phân loại cá nhân/tổ chức: “4” hàng của tổ chức/công ty gửi tổ chức/cơng ty
Mã số hàng hóa dại diện của tờ khai: “9018”. Đây là 4 chữ số đầu trong mã HS của
hàng hóa, chỉ nhóm hàng hóa “Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu thuật, nha khoa,
hoặc thú y, kể cả thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy, thiết bị điện y học khác và thiết bị kiểm tra thị
lực”
Tên cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai: “CDINHVUHP”: Chi cục Hải quan Cửa
khẩu Cảng Đình Vũ, mã chi cục 03EE
Mã bộ phận xử lý tờ khai: “00”. Tức là tờ khai Hải quan đã được tiếp nhận và xử lý
bởi Đội thủ tục hàng hóa XNK (bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục”)
Người nhập khẩu:
 Mã người nhập khẩu “0103712136”: mã số thuế của người NK
 Tên người nhập khẩu: “Công ty TNHH Gmed”
 Mã bưu chính: (+84)43
 Địa chỉ người nhập khẩu: Số 29, Ngõ 144, đường An Dương Vương, tổ 1, cụm 1,
Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
 Số điện thoại người nhập khẩu: 024362600963
Người xuất khẩu:
 Tên người xuất khẩu: “NEUSOFT MEDICAL SYSTEMS CO.,LTD”
 Mã bưu chính: +86

 Địa chỉ người xuất khẩu: No.177-1 Chuangxin Road, Hunnan District, Shenyang,
Liaoning, China 110179 P.R. of China
 Mã nước “CN”, mã nước người xuất khẩu, CHINA-Trung Quốc (bảng mã UN
LOCODE)

Số vận đơn: “190519CEDLC019029”, trong đó:
-

Ngày vận đơn “190519”: ngày phát hành vận đơn là 19/05/2019


-

Số vận đơn: “CEDLC019029” khớp với số ghi trên vận đơn
Số lượng: “19PK”, trong đó

-

“19”: tổng số lượng đơn vị hàng hoá

-

“PK” mã đơn vị dùng để đếm số lượng Package
Tổng trọng lượng hàng: “26.300 KGM” nghĩa là tổng trọng lượng hàng là 26.300 Ki

lô gam – trùng khớp với vận đơn đường biển
Số lượng container: “2” (1 cont 20 và 1 cont 40)
Địa điểm lưu kho: “03EES01 CANG DINH VU”: Lưu tại kho của Công ty Cổ phần
Đầu tư Phát triển Cảng Đình Vũ; Mã HQ: 03EE; Mã địa điểm: 03EES01
Địa điểm dỡ hàng: “VNDVU CANG DINH VU - HP”, dỡ hàng tại Cảng Đình Vũ, Hải

Phịng, Việt Nam
Địa điểm xếp hàng: “CNDLC DALIAN”, xếp hàng tại cảng Đại Liên, Trung Quốc
Phương tiện vận chuyển: “9999 SITC OSAKA 1912S”
Trong phần phương tiện vận chuyển có 2 ơ, ơ 1 cần nhập hô hiệu (call sign) trong trường
hợp vận chuyển bằng đường biển/sơng. Ơ 2 nhập tên phương tiện vận chuyển, căn cứ vào chứng
từ vận tải.
Ô 1 được nhập “9999” cho biết thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng kí vào hệ thống.
Ta có thể thấy lơ hàng được vận chuyển trên con tàu mang tên SITC OSAKA 1912S – trùng
khớp với vận đơn đường biển.
Ngày hàng đến: 31/05/2019

Số hóa đơn: “A – NMS19-303C”
-

Mã A: Hóa đơn thương mại

-

Phần số trùng khớp với số hóa đơn ghi trên hóa đơn thương mại.
Ngày phát hành: 24/05/2019


Là ngày phát hành hóa đơn thương mại hoặc ngày lập chứng từ thay thế hóa đơn thương
mại (Ngày/tháng/năm). Trường hợp khơng có hóa đơn thương mại thì nhập ngày thực hiện
nghiệp vụ IDA (nghiệp vụ Khai trước thông tin tờ khai)
Phương thức thanh toán: “KC” Khác (bao gồm cả thanh tốn bằng hình thức TT)
Tuy vậy, dưới dịng Chi tiết khai trị giá lại điền “Phương thức thanh toán T/T”. Ở đây,
doanh nghiệp thanh toán tiền hàng theo phương thức chuyển tiền bằng điện. Do KC bao gồm
cả thanh tốn bằng hình thức TT nên điền KC là hợp lí.
Tổng trị giá hố đơn: “A - FOB - USD – 317.000”

-

Ơ 1: Mã phân loại giá hóa đơn/ chứng từ thay thế hóa đơn: “A”: Giá hóa đơn cho hàng
hóa phải trả tiền

-

Ơ 2: Điều kiện giao hàng incoterms FOB

-

Ơ 3: Mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE: USD

-

Ơ 4: Tổng trị giá hóa đơn: 317.000 USD – trùng khớp với hoá đơn thương mại
Điều kiện gioa hàng là FOB nên khi tính trị giá tính thuế sau này ta sẽ phải cộng thêm

phần cước phí vận tải từ Cảng Đại Liên đến Cảng Hải Phịng, phí bảo hiểm (nếu có).
Giấy phép nhập khẩu: HH02 – 12494NK/BYT-TB-CT
Để có được mã này, ta cần 2 bước:
 Ô 1: Nhập mã phân loại giấy phép nhập khẩu. (tham khảo thông tin mã giấy phép nhập
khẩu tại bảng “Mã văn bản pháp quy khác và phân loại giấy phép” trên website Hải
quan: www.customs.gov.vn)
 Ô 2: Nhập số giấy phép nhập khẩu hoặc số văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên
ngành hoặc số Danh mục trừ lùi hoặc số văn bản xác định trước mã số/trị giá/xuất xứ
(nếu có).
Trong đó:
Mã phân loại giấy phép nhập khẩu: HH02 – mã đối với danh mục trang thiết bị y tế (mới
100%) được NK theo giấy phép của BYT. Các giấy tờ phải xuất trình trong thơng quan là: Giấy

phép NK của Bộ Y tế và Giấy chứng nhận ĐKKD; giấy chứng nhận đầu tư.
Số giấy phép nhập khẩu: 12494NK/BYT-TB-CT do Bộ Y tế cấp.
Mã phân loại khai trị giá: “6”
Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch.
Phí vận chuyển: A – VND – 51.656.000
-

Ơ 1: mã phân loại phí vận chuyển sau: “A”: Khai trong trường hợp chứng từ vận tải ghi
Tổng số tiền cước phí chung cho tất cả hàng hóa trên chứng từ

-

Ơ 2: mã đơn vị tiền tệ của phí vận chuyển: VND

-

Ơ 3: số tiền phí vận chuyển: 51.656.000 VND


Phí bảo hiểm: mã bảo hiểm “D”: khơng bảo hiểm

Tên sắc thuế “Thuế GTGT”. Mặt hàng này chịu thuế GTGT 5%
Tỷ giá tính thuế: “USD - 23.330” trong đó
-

Đồng tiền của tỷ giá tính thuế “USD”, ứng với mã đã nhập liệu

-

Tỷ giá tính thuế “23.330” nghĩa là 1 USD = 23.330 VND

Căn cứ theo quy định tại Điều 21, khoản 3 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, quy định “Tỷ

giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài (USD) được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ mua
vào chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank) tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề, được áp dụng
cho tất cả các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần hiện tại.”
Như vậy, tờ khai hải quan được đăng ký vào ngày 31/05/2019 (thứ 6), vì vậy, tỉ giá tính
thuế chuyển đổi giữa USD và VND sẽ được lấy theo tỷ giá mua vào chuyển khoản của Hội sở
chính (Vietcombank) tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề (ngày
23/05/2019)
Mã xác định thời hạn nộp thuế: “D”, sử dụng trong trường hợp nộp thuế ngay
Người nộp thuế: “1” – người nộp thuế là người nhập khẩu
Phân loại nộp thuế: “A” – Không thực hiện chuyển khoản
Tổng số trang của tờ khai: “3” – 3 trang
Tổng số dòng hàng của tờ khai: “1” – 1 mặt hàng

Trang 2/3:

Số đính kèm khai báo điện tử:
-

Ơ 1: Mã phân loại đính kèm khai báo điện tử trong trường hợp sử dụng nghiệp vụ HYS:
ETC – loại khác

-

Ô 2: Số đính kèm khai báo điện tử do hệ thống cấp tại nghiệp vụ HYS: 721150296220
Phần ghi chú: “HĐ:SC303/NMS-Vietnam-20190201 ngày 27/02/2019, 01 cont 20 &

01 cont 40”



×