Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.5 KB, 13 trang )

BÀI THI MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày
Đề bài: “Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ,
Đảng viên trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hiện nay”


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
Lý do lựa chọn đề tài..........................................................................................1
Mục đích nghiên cứu đề tài.................................................................................1
Kết cấu bài tiểu luận...........................................................................................1
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ.. .2
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của người cán bộ, Đảng viên........2
1.2 Yêu cầu đối với người cán bộ, Đảng viên.....................................................2
1.3 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ............................................3
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THỜI KÌ ĐẨY MẠNH CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY.............................4
2.1 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu........................................................4
2.2 Thực trạng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ..............................................5
2.2.1 Thành tựu................................................................................................5
2.2.2 Hạn chế...................................................................................................7
2.3 Nguyên nhân của những hạn chế..................................................................8
2.4 Giải pháp......................................................................................................9
KẾT LUẬN.........................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU


Lý do lựa chọn đề tài.
Trong suốt tiến trình lịch sử từ khi dựng nước, giữ nước và phát triển đất
nước, xuyên suốt các giai đoạn lịch sử của dân tộc, người cán bộ đóng một vai
trị hết sức to lớn. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh “Cán bộ là gốc của mọi
công việc”. Người cán bộ cần phải có đủ năng lực và có đủ cốt cách, phẩm chất
thì mới có thể dẫn dắt tồn dân một cách đúng đắn và đảm bảo cho nhân dân
cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đặc biệt trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, Bác đã chỉ rõ rằng “Cán bộ
là công chức, là nhân tố quyết định sự thành bài của cách mạng, gắn liền với vận
mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công cuộc
xây dựng Đảng”. Nhận thức rõ ràng và đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh, đây vẫn
và sẽ tiếp tục là cơ sở chính trị để Nhà nước có thể thực hiện việc xây dựng và
bảo vệ, phát triển đất nước một cách vững mạnh và toàn diện nhất. Nhất là trong
thời kì hội nhập quốc tế, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt
Nam, việc xây dựng lực lượng dẫn đường, người cán bộ đáp ứng đủ năng lực và
phẩm chất, đủ đức đủ tài và đáp ứng được các nhu cầu của quốc gia lại càng
quan trọng và mang ý nghĩa to lớn. Trên cơ sở đó, em đã lựa chọn tìm hiểu về đề
tài “Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng
viên trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay”
Mục đích nghiên cứu đề tài
Bài tiểu luận hướng đến việc cung cấp nội dung cơ bản về vấn đề xây dựng
đội ngũ cán bộ, Đảng viên trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tính đúng
dắn, sáng tạo trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác cán bộ
tại thời kỳ công nghiệp hóa, hiện địa hóa nước ta ngày nay, Góp phần củng cố
niềm tin và đội ngũ cán bộ Đảng viên và nhà nước trong việc xây dựng, đổi mới
và phát triển đất nước.
Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu – kết luận, bài tiểu luận được chia làm 2 phần
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng đội ngũ cán

bộ Đảng viên trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ.
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của người cán bộ, Đảng viên
Trong hoạt động cách mạng nói riêng và việc xây dựng xã hội đất nước nói
chung, Hồ Chí Minh ln chú trọng và đề cao sự quan trọng của người cán bộ,
người Đảng viên. Người khẳng định “Cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn
việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém.” Bởi vậy, việc xây dựng
đội ngũ cán bộ sao cho đủ đức đủ tài, luôn đặt nhân dân lên hàng đầu và đảm bảo
việc lãnh đạo đất nước luôn được người hết sức coi trọng.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, vị trí của người cán bộ được ví như dây
chuyền của bộ máy nhà nước, của toàn thể nhân dân. Người đã nêu rõ rằng một
người cán bộ đạt yêu cầu phải là một người cán bộ ở trong vị trí có thể giải thích
cho dân chúng về những chính sách, nhiệm vụ thi hành của Đảng và Chính Phủ,
để dân chúng hiểu và thi hành tốt. Đồng thời phải ln giám sát được tình hình
cuộc sống của nhân dân để có thể đưa ra những quyết định chính xác, đưa ra
những chính sách sao cho chuẩn chỉnh.
Về vai trò của người cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định rằng
“Đảng có vững thì cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững
thuyền mới chạy” và “Cách mạng là việc chung của dân chứ không phải của một
hai người”. Qua trên, Bác Hồ đã khẳng định lại vai trò cốt lõi của người cán bộ
cách mạng là đội ngũ Đảng phải vững mạnh và khẳng định rằng bởi việc Cách
mạng là việc chung của dân chứ không phải của một hai cá nhân hay tổ chức nào
nên việc tiên quyết đầu tiên đó là người cán bộ cách mạng phải đóng vai trị dẫn
đường, đề ra những chủ chương, chính sách sao cho chính xác và vững vàng,
phải nắm rõ cơng tác cách mạng và nhấn mạnh rằng việc thành hay bại của cách
mạng có một phần rất quan trọng là ở việc người cán bộ, người lãnh đạo có
khẳng khái vững vàng hay khơng. Với ý nghĩa như vậy, có thể nói rằng người

cán bộ, Đảng viên vừa giữ vai trò cốt lõi trong việc lãnh đạo cách mạng, việc thi
hành đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành công hay thất bại
phụ thuộc một phần lớn vào người cán bộ, Đảng viên.
1.2 Yêu cầu đối với người cán bộ, Đảng viên
Bởi vai trò và vị trí quan trọng của người cán bộ, Đảng viên đối với vận
mệnh và tiến trình của đất nước, theo Hồ Chí Minh, người cán bộ có đạo đức
nhưng lại phải có tài, khơng được thiếu bất kì tài hay đức. Người lưu ý về việc
xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên phải đảm bảo những yêu cầu tiên quyết rằng


người cán bộ, Đảng viên phải tuyệt đối trung thành với Đảng; phải luôn tu
dưỡng, học tập, mở rộng và nâng cao trình độ về mọi mặt; phải nghiêm chỉnh
thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan điểm và các chủ trương, nghị quyết của
Đảng và chấp hành các nguyên tắc xây dựng Đảng; đặc biệt phải luôn tu dưỡng
và rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng; phải luôn giữ mối quan hệ mật thiết
với nhân dân và luôn sát sao theo dõi cuộc sống của nhân dân; phải có trách
nghiệm, có ý thức chịu trách nghiệm và ln năng động, sáng tạo; và cuối cùng
phải là những người luôn ln phịng và chống các yếu tố tiêu cực.
Trong đó, yếu tố đạo đức là yếu tố mang vai trò quyết định và là nhân tố
quan trọng ln cần có của người cán bộ. Đạo đức cách mạng luôn cần phải
được trau dồi và rèn luyện, bởi người cán bộ phải đảm bảo được đạo đức cách
mạng thì mới có thể vững vàng trước những cám dỗ, tiêu cực còn tồn tại, để
ngăn chặn và khắc phục được những khuyết điểm cịn đó. Ln phải đặt nhân
dân và quốc gia hàng đầu, bài trừ chủ nghĩa cá nhân, luôn đảm bảo tận trung, tận
tụy và hiếu với dân, hiếu với nước và trung thành tuyệt đối với Đảng. Hồ Chí
Minh cịn khẳng định rằng người cán bộ phải có ý thức tự phê bình và kiểm
điểm, phải có trách nghiệm để giữ vững phẩm chất cách mạng và cải thiện năng
lực của mình. Và phải ln năng động, sáng tạo, ln góp sức xây dựng bộ máy
nhà nước ngày càng vững mạnh, đảm bảo nhà nước của dân, do dân và vì dân.
1.3 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ đã trở thành một trong những
quan điểm dẫn đường quan trọng trong công tác xây dựng và đảm bảo đội ngũ
cán bộ sao cho phù hợp ở mỗi giai đoạn và ở từng thời kỳ của cách mạng. Đảm
bảo công tác cán bộ luôn là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhà nước,
luôn được chú trọng, vận dụng và triển khai sáng tạo các đường lối, chủ trương
và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, và Người yêu cầu Đảng
cần tiếp tục làm tốt các công tác cán bộ bắt đầu từ việc xem xét, đánh giá đến
đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc, sử dụng và đãi ngộ người cán bộ, Đảng viên.
Về đánh giá cán bộ, theo chủ tịch Hồ Chí Minh, cần phải hiểu biết và đánh
giá đúng cán bộ về cả đức và tài, về trình độ năng lực của từng cá nhân. Không
được thực hiện việc đánh giá một cách tùy tiện mà phải đảm bảo lấy đạo đức làm
nền tảng, lấy năng lực, tiêu chuẩn và chất lượng công việc làm mục tiêu đánh
giá.
Về công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ luôn phải được đảm
bảo bởi theo Người, đây là khâu mang ý nghĩa quan trọng và có tính quyết định


đến chất lượng người cán bộ. Nên việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải luôn được
cụ thể, nội dung huấn luyện phải đảm bảo rõ ràng, sát với thực tế, học đi đơi với
hành và phải đảm bảo tồn diện về mọi mặt. Các nguyên tắc huấn luyện phải
luôn đi đơi với trình trạng thực tế của nhân dân và của quốc gia
Về công tác lựa chọn, cất nhắc và sử dụng cán bộ, Hồ Chí Minh rất quan
trọng về việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức. Phải đảm bảo việc bố trí có
thể phát huy hết về cả năng lực và đạo đức của người cán bộ, phải chuyện mơn
hóa được đội ngũ cán bộ viên chức, phải biết trọng dụng nhân tài và phải đảm
bảo việc sử dụng đúng tài năng của người cán bộ, Đảng viên. Phải nắm rõ nhiệm
vụ cụ thể của từng thời kì, lĩnh vực và cơng việc khác nhau để có thể sắp xếp và
điều động, điều chỉnh cán bộ cho phù hợp. Và phải tin tưởng người cán bộ, để
người cán bộ dám làm, dám chịu trách nghiệm và cần kết hợp cán bộ ở nhiều lứa
tuổi, năng lực khác nhau.

Cuối cùng, về việc kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác
cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ thói xấu trong cơng tác cán bộ như ưa sử
dụng những kẻ nịnh hót, hợp tính với mình và khơng sử dụng những những
người khơng hợp với mình, bất kể năng lực có ra sao, có chủ nghĩa cá nhân,…
dẫn đến việc mất đoàn kết, chia rẽ trong nội bộ. Bởi vậy cần phải kết hợp nhiều
đội ngũ cán bộ với nhau bất kể cũ mới trẻ già, phải bài xích chủ nghĩa cá nhân,
tránh việc nhũng loạn tham nhũng, phải đảm bảo việc bồi dưỡng cán bộ mới và
trẻ để đảm bảo việc chuyển giao, đảm bảo tính kế thừa và phát triển cho đời sau.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THỜI KÌ ĐẨY MẠNH CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
2.1 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.
Công tác cán bộ luôn là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng
của Đảng, luôn được nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của công tác
cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng. Bởi đội ngũ cán bộ, Đảng viên là đội ngũ
trực tiếp đưa ra những chủ trương, chính sách đối với đất nước, quyết định về
các hoạt động của quốc gia, làm việc trong các cơ quan nhà nước. Đặc biệt trong
hoàn cảnh đặc biệt như hiện nay, khi đất nước đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi
dịch COVID-19, việc đảm bảo đất nước có thể vững vàng vượt qua dịch bệnh,
có đảm bảo được cuộc sống học tập và làm việc của nhân dân hay không lại càng
phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ Đảng viên, những người tiên phong của


Đảng, của nhà nước. Và với kim chỉ nam là tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng lý
luận, định hướng xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn, dẫn dắt nhân dân
thắng lợi giành độc lập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trải qua một giai
đoạn dài của lịch sử, có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên nói riêng là đúng
đắn và phù hợp, cần được tiếp tục vận dụng và phát huy. Đặc biệt đứng trước bối
cảnh hiện tại, việc nghiên cứu và vận dụng những giá trị lý luận và thực tiễn

trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng cuộc xây dựng, đào tạo và hồn thiện đội
ngũ cán bộ Đảng đối với sự nghiệp đổi mới, giữ vững và phát triển nước ta hiện
nay là một trong những vấn đề mang tính cấp thiết trong việc xây dựng nhà nước
vững mạnh, ổn định và phồn vinh.
2.2 Thực trạng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ
2.2.1 Thành tựu
Thực hiện việc vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác xây
dựng cán bộ, Đảng viên, nhìn chung, nước ta trong thời kì xây dựng, hội nhập và
phát triển đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Đầu tiên, về chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về công tác cán
bộ.Các chủ trương, quyết định và đường lối được đưa ra từng bước được bổ
sung, hoàn thiện và phát triển càng ngày càng cụ thể và chặt chẽ, đồng thời gắn
bó với thực tiễn quốc gia và đời sống nhân dân. Kể từ khi thực hiện đường lỗi
đổi mới do Đảng đề ra và lãnh đạo, từ đại hội VI của Đảng cho đến nay, các ban
ngành và toàn thể bộ máy nhà nước các khóa đã thực hiện được nhiều chủ
trương, nghị quyết và chỉ định, các quy định, nội dung, quy chế và nguyên tắc,…
về công tác cán bộ và trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng viên càng ngày
càng hoàn thiện, các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, bên cạnh việc kế
thừa tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có nhiều bước đổi mới hợp lý và đem lại hiệu
quả cao. Cụ thể, tại Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 về tiếp tục thực hiện
Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, một trong những nhiệm
vụ mà Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và
các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, Đảng viên chú trọng thực hiện là xây dựng
đội ngũ cán bộ, Đảng viên đủ phẩm chất, năng lực, đạo đức, có trách nhiệm. Qua
đó, tiếp tục củng cố và nâng cao tính năng lực, khả năng, tính chiến đấu, đạo đức
và góp phần nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,


đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch; tăng cường sự đoàn kết,

thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Thứ hai là về các quy định trong việc cấp bằng, trình độ đào tạo của đội ngũ
cán bộ trong hệ thống chính trị hiện nay vẫn đang được nâng cao cả về năng lực
và trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ và cả về lý luận chính trị. Tính đến
năm 2021, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước đạt 535.528 người, với số
lượng tiến sĩ là 2.209 người, thạc sĩ đạt 19.666 người và số lượng cử nhân đạt
278.198 người.
Thứ ba, về đội ngũ cán bộ các cấp. Kể từ khi thực hiện chiến lược cán bộ
thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sau hơn 20 năm, đội
ngũ cán bộ đã dần được cải thiện và có nhiều bước trưởng thành, phát triển về
nhiều mặt, với năng lực ngày càng được nâng cao bất kể độ tuổi giới tính, được
phát triển và đào tạo về nhiều mặt bên cạnh việc nâng cao năng lực ở lĩnh vực
vốn có, với chất lượng cán bộ ngày càng được nâng cao. Về cơ cấu độ tuổi, giới
tính, ngành nghề và lĩnh vực công tác cũng được chú trọng cân đối ngày càng
hợp lý. Tính đến năm 2020, tỷ lệ cán bộ, lãnh đạo và quản lý dưới 40 tuổi ở các
ban, bộ ngành Trung ương đạt 6.22%, tại cấp tỉnh là 6.41% và cấp huyện dưới 35
tuổi là 6.5%; tỷ lệ cán bộ lãnh đạo là nữ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương,
Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý cơng tác tại các địa phương liên tục tăng trong 3
nhiệm kỳ vừa qua, đạt được một con số ấn tượng khi tăng gấp đôi từ 10% lên
20%; tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ công tác ở các ban, bộ, ngành Trung ương là
13,03%. Nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý được bố trí sắp xếp ở các cấp khá
lớn, đảm bảo cho sự cất nhắc và phát triển bền vững của cán bộ. Trình độ cán bộ
ở các cấp cũng được nâng cao đáng kể, với số người đạt trình độ đại học trở lên
chiếm 7.3% dân số, vượt chỉ tiêu được Nghị Quyết hội nghị Trung ương 3 khóa
VIII đề ra là 4%. Qua việc thự hiện chặt chẽ và sát sao công tác cán bộ, việc
chuẩn bị nhân sự cấp ủy ở đại hội Đảng và nhân sự bầu cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp luôn được đảm bảo thực hiện khá trơn tru, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đổi mới 42%, khóa X đổi mới 54,7%,
khóa XI đổi mới 47% và khóa XII là 48%, mỗi nhiệm kì đều đổi mới được
khoảng 40%, đạt được mục tiêu đề ra.

Thứ tư, về cơng tác cán bộ. Cơng tác cán bộ có nhiều đổi mới theo đúng mục
tiêu dân chủ, khách quan, công khai minh bạch và được thực hiện chặt chẽ. Các
nhiệm kỳ Đại hội Đảng vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư và các cấp ủy, tổ chức Đảng đã đề ra và thi hành nhiều nghị quyết, kết


luận, sửa đổi và bổ sung sao cho phù hợp các quy định, nội dung, nguyên tắc và
chủ trương liên quan đến công tác cán bộ, khắc phục được các hạn chế, yếu kém
và khuyết điểm còn tồn tại. Các khâu quản lý và quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý cũng được thực hiện một cách gắn bó và song song với công tác cán bộ,
đảm bảo sự phát triển gắn bó của các cấp, các ngành và giữa đội ngũ cán bộ của
hệ thống chính trị, thực hiện cơ cấu 3 độ tuổi để đáp ứng được các yêu cầu,
nhiệm vụ, thách thức và khó khăn đề ra. Bao gồm cả việc thực hiện thuyên
chuyển, bổ sung và cất nhắc cán bộ lãnh đạo, quản lý từ trung ương về địa
phương, từ địa phương sang trung ương và sự kết hợp luân chuyển giữa các địa
phương với nhau và từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Đầu nhiệm kỳ Đại hội
XII của Đảng đến ngày 30-6-2019, Trung ương đã chuyển 29 đồng chí về làm bí
thư và phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch và phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
tỉnh. Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương đã thực hiện luân chuyển 704
cán bộ từ cấp tỉnh về cấp huyện và 380 từ cấp huyện lên cấp tỉnh; 3.608 cán bộ
từ cấp huyện về cấp xã và 1.701 từ cấp xã lên cấp huyện.
2.2.2 Hạn chế
Bên cạnh việc công nhận và đề cao các thành tựu đạt được trong quá trình
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cơng tác xây dựng cán bộ thời gian qua,
vẫn còn một số hạn chế trong cơng tác cán bộ cịn tồn tại và cần được cân nhắc
sửa đổi, loại bỏ.
Đầu tiên là về tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng
và lối sống, sinh hoạt còn tồn tại ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên. Trong những
năm trở lại đây, có những cán bộ, Đảng viên có sự suy thối về đạo đức biểu
hiện bởi các hành vi tham ơ tham nhũng, khơng có trách nghiệm với các quyết

định của mình và làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, thiếu gương mẫu và
sống quan liêu, xa rời với dân chúng. Đặc biệt, tình trạng “con ông cháu cha”
vẫn còn là một vấn đề nhức nhối đối với việc kiểm soát năng lực và đạo đức của
hệ thống cán bộ cách mạng, tình trạng chạy chức quyền dẫn tới nhiều hệ quả
nghiêm trọng đối với sự phát triển của đất nước và nhân dân, việc đội ngũ cán bộ
không đảm bảo được năng lực và đạo đức cách mạng sẽ dẫn tới những quyết
định sai lầm, đồng thời mất đi đạo đức cách mạng và làm ảnh hưởng đến đội ngũ
cán bộ nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung, làm mất sự tín nhiệm đối với
nhân dân. “Theo số liệu thống kê trong nhiệm kỳ Đại hội XII, có 113 cán bộ
thuộc diện trung ương quản lý bị thi hành kỷ luật, thậm chí có một số đồng chí bị
xử lý hành sự. Trong đó, 31 cán bộ ở lực lượng vũ trang, hơn 30 sĩ quan cấp
tướng; 27 ủy viên và nguyên ủy viên Trung ương (bao gồm 4 ủy viên và nguyên


ủy viên Bộ Chính trị bị xử lý kỷ luật với các vi phạm phần lớn thuộc các lĩnh vực
dễ xảy ra tham nhũng tiêu cực ".
Thứ hai là nhận thức của một số cấp, ủy, tổ chức Đảng và các tầng lớp lãnh
đạo cơ quan, đơn vị cán bộ và Đảng viên về cán bộ và công tác cán bộ còn hạn
chế, chưa thực sự hiểu sâu hiểu rõ và toàn diện; chưa gắn đổi mới với việc tổ
chức, các cơ chế vận hành của hệ thống chính trị vẫn cịn có hiện tượng xa rời
với đổi mới quản lý kinh tế. Một số công tác chỉ đạo của các cấp ủy, của chính
quyền vẫn cịn có điểm mơ hồ, chưa được quyết liệt và cụ thể, chưa giám sát
thường xun, cịn chậm trễ trong việc cụ thể hóa các nhiệm vụ. Một số giai
đoạn trong công tác cán bộ cịn lạc hậu, chậm đổi mới, chưa hồn thiện để có thể
tạo động lực để người cán bộ có thể nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ đồng
đều về mọi mặt, cả về lý thuyết chính trị và thực hành. Đặc biệt, công tác cán bộ
ở nhiều nơi cịn chưa hợp lý, có phần lơi lỏng do cơng tác cán bộ không triệt để,
sát sao, chưa kịp thời thay thế các cán bộ có uy tín thấp, khơng được lịng dân
hoặc khơng phù hợp với vị trí lãnh đạo, công việc, việc phân cấp và phân công
nhiệm vụ khơng được đồng đều và khó kiểm sốt, cán bộ nhiều đơn vị không

đáp ứng được các yêu cầu cần có của một người cán bộ, Đảng viên; từ đó dẫn
đến sự hụt thiếu trong năng lực và khả năng giải quyết vấn đề ở một số bộ phận,
địa phương. Cơng tác cán bộ thực hiện chưa triệt để cịn dẫn đến việc một số cán
bộ chưa có đủ điều kiện để phát huy năng lực của mình, cơng tác sơ kết còn sơ
sài, thiếu cơ chế phù hợp để người cán bộ có thể gắn bó mật thiết với nhân dân,
dẫn đến sự trái ngược hoặc khơng chính xác trong việc đưa ra các chủ trương
quyết định với thực tế cuộc sống nhân dân.
2.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Đầu tiên, tuy hệ thống thể chế công tác ngày càng được cải tiến song còn
chậm và một số mặt chưa được phù hợp với tình hình mới, cịn thiếu chặt chẽ,
khơng đảm bảo tính triệt để và sát sao, dẫn đến không phát huy được hiệu quả.
Nhiều trường hợp bổ nhiệm vị trí sai dẫn đến việc khơng trọng dụng người tài,
không phát huy đủ năng lực của những người cán bộ hiện có một cách triệt để
nhất để đem lại hiệu quả công việc cao.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ tăng nhưng còn chậm trong việc tăng năng suất, hiệu
lực xử lý cơng việc, mà có phần lớn nguyên nhân là đến từ việc tổ chức bộ máy
còn chậm đổi mới, và việc nuôi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán bộ còn chưa
được đồng đều, xuất phát một phần từ lịng ích kỷ và tham ơ, chỉ hướng dẫn chỉ
huy cho những người hợp ý mình của một bộ phận nhỏ cán bộ còn tồn tại. Đội


ngũ cán bộ có bằng cấp cao nhưng cịn chưa uy tín và chưa đáp ứng đủ về năng
lực và phẩm chất.
Thứ ba, là tình trạng thiếu sự đồng đều trong cơng tác cán bộ. Nhìn chung
cơng tác cán bộ hơn 20 năm qua chỉ tập trung phần lớn vào đội ngũ cán bộ cấp
cao, lãnh đạo và quản lý các cấp mà còn chưa tập trung nhiều vào đội ngũ cán bộ
cấp dưới, ở các lĩnh vực như quản lý kinh tế, quản lý các thành phần,… còn chưa
được đào tạo về mọi mặt và chưa phát huy hiệu quả. Đội ngũ cán bộ có nhiều lên
nhưng chưa thực sự được phân bổ đồng đều giữa các lĩnh vực và các cấp.
2.4 Giải pháp

Thứ nhất, cần xem xét và cải thiện nội dung, quy trình, các khâu của cơng
tác cán bộ, tăng cường luân chuyển đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán
bộ mới có chất lượng, đáp ứng về cả mặt phẩm chất và năng lực. Việc huấn
luyện cán bộ phải được thực hiện quy củ và mang tính chun mơn hóa cao. Tiếp
tục việc tổ chức cơng tác cán bộ một cách có hiệu quả, phát huy những ưu điểm
và khắc phục các khuyết điểm còn tồn tại, và việc xem xét cải thiện các khâu
trong công tác cán bộ phải được tiến hành nhanh gọn và phù hợp với tình hình
hội nhập, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay.
Thứ hai, cần làm tốt hơn nữa trong việc cất nhắc, sử dụng và sàng lọc, bố trí
và phân bổ cán bộ một cách có hiệu quả. Phải đề cao tinh thần dân chủ, công
khai và minh bạch trong công tác cán bộ. Thực hiện rà soát nghiêm ngặt và tăng
cường kiểm tra, giám sát những người làm công tác cán bộ. Việc thực hiện công
tác cán bộ phải được đảm bảo thực hiện triệt để và nghiêm túc, tránh trường hợp
lơi là, không công tâm, không chặt chẽ trong công tác cán bộ để có những lựa
chọn phù hợp với từng người cán bộ.
Thứ ba, chính sách cán bộ cần được thực hiện tốt, đặc biệt là ở các địa
phương, địa bàn cịn gặp nhiều khó khăn về các mặt như đời sống, tình hình kinh
tế,…. Việc luân chuyển và thu hút cán bộ cũng cần được quan tâm; việc tinh
giảm biên chế, đào tạo và giúp đỡ cán bộ cần được thực hiện để có thể thu hút
được nhiều nhân tài. Cần có các chính sách hỗ trợ cho các cán bộ luân chuyển,
các cán bộ vùng sâu vùng xa, đồng thời để ý đến việc luân chuyển và bổ sung
cán bộ cho những vùng cịn nhiều khó khăn.
Thứ tư và cũng là quan trọng nhất, mỗi người cán bộ, Đảng viên nói riêng và
thanh niên Việt Nam nói chung phải tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình. Cần chú trọng trong việc tu dưỡng đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực,


là một công dân gương mẫu và tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhà nước và
với quốc gia. Cần nghiên cứu và học tập thật tốt tư tưởng Hồ Chí Minh, cải thiện
bản thân cả về phẩm chất và tri thức.

KẾT LUẬN
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ là một
lập trường, tư tưởng chính xác và mang tính kế thừa cao. Đầu tiên là việc xác
định rõ vai trị, vị trí của người cán bộ và công tác cán bộ, rút ra nhiều khẳng
định mang tính thời đại về yêu cầu cần có của một người cán bộ tốt và cơng tác
cán bộ tốt. Với việc kết hợp chặt chẽ nhận thức lý luận và hoạt động, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã xác lập lên một hệ thống quan điểm và tư tưởng về cách xây dựng
một đội ngũ cán bộ tồn diện cũng như cơng tác cán bộ, giúp ta hiểu và biết được
tầm quan trọng của người cán bộ và cơng tác cán bộ trong q trình phát triển
của đất nước. Đây là cơ sở lý luận, góp phần định hướng Đảng trong việc đưa ra
và thi hành các chính sách, nghị quyết trong cơng cuộc bảo vệ và xây dựng tổ
quốc.
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện
nay, cả Đảng, nhà nước và chính quyền đề cần phải vận dụng một cách sáng tạo
tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên sao cho vững
mạnh để phát triển đất nước toàn diện và đảm bảo hịa bình, độc lập dân tộc.
Việc kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng cần được hiểu và nghiên
cứu sâu sắc về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa; bao gồm cả quan điểm cốt lõi
về nội dung tư tưởng, vị trí và yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, Đảng viên công
chức để xây dựng đội ngũ ngày càng vững vàng và đáp ứng được các nhu cầu đề
ra. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ cần phải gắn liền với tình
hình thực tế để có thể đưa ra những quyết định và đổi mới phù hợp. Vậy nên cán
bộ Đảng viên nói riêng và quần chúng nhân dân nói chung phải có niềm tin vào
Đảng, vào chính quyền và vào con đường mà nhà nước, chính phủ và Đảng đề
ra, phải giữ vững mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh và hội nhập, không ngừng học tập nâng cao phẩm chất, năng lực và đạo
đức để góp phần xây dựng nước Việt Nam ngày càng phát triển.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
CTQG, Hà Nội.
[2] Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 5, NXB CTQG, Hà Nội.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb CTQG, Hà Nội.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.
[6] Vũ Quý Tùng Anh (2021), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán
bộ, Đảng viên, Cổng thông tin điện tử ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa.
[7] Hà Thanh (2021), Xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên đủ phẩm chất, năng
lực, ngang tầm nhiệm vụ, Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh.
[8] PGS. TS. Dương Mộng Huyền, TS. Lê Việt Trung, ThS. Trần Văn Thiết và
TS. Nguyễn Thị Thanh Mai (2022), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác
cán bộ và thực tiễn vận dụng, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.



×