Lời mở đầu
FDI có thể ảnh hưởng tới nến kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã
hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn
nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này
dường như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định
chính sách với 3 lý do chính. Một là, FDI góp phần làm tăng thặng dư của tài sản vốn,
góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, các
nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích luỹ vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là một
nguồn vốn quan trọng để bổ sung đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh
tế. Ba là, FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng
chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao tràn của
FDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Trên thực tế không phải nước nào cũng
đạt được cùng một lúc hai kỳ vọng này. Một số nước thu hút được dòng vốn FDI khá
lớn nhưng tác động tràn hầu như không xảy ra. Ở kỹ năng quản lý và trình độ lao
động.v.v… Tác động này được xem là tác động một tình thế khác, vốn FDI vào một
nước có thể làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này
vào tăng trưởng là thấp. Cả hai trường hợp trên đều được coi là không thành công với
chính sách thu hút FDI chưa tận dụng triệt để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độ
tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là của các nước đang phát triển, thông qua hai kênh tác
động ở trên.
Đề tài: “Tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước” sẽ
tập trung giải thích và làm rõ tác động gián tiếp của FDI tới tăng trưởng kinh tế.
Kết luận
Trong khoảng gần 20 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành Việt
Nam đã thu được những kết quả khá ấn tượng về thu hút FDI. Cùng với sự tăng
trưởng nhanh về GDP chung của cả nền kinh tế, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng
1
ngày càng tăng trong GDP. Thành quả trên được đánh giá là lết quả của cải cách
chính sách kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong giai đoạn vừa qua, đồng thời kết quả
đó cũng gợi mở về quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Trong thời gian qua chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam không kém hấp
dẫn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng hiệu lực và tính thực thi
chính sách thấp làm giảm dòng vốn FDI đăng ký và gây khó khăn cho giải ngân
nguồn vốn này. Dù xét dưới góc độ nào, biến động thất thường về FDI đăng ký sẽ bất
lợi cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh
trong khu vực về thu hút FDI ngày càng gay gắt hơn.
Ngoài ra, ít dự án có quy mô lớn cũng là một dấu hiệu không tốt nếu xét về
chuyển giao công nghệ và phổ biến kiến thức. Các Công ty lớn thường có năng lực về
công nghệ, nên sự hiển diện của các Công ty này ít ra cũng là biểu hiện cho việc đầu
tư sản xuất các hàng hoá vốn có hàm lượng công nghệ cao. Các Công ty lớn còn
mang lại niềm hy vọng cho nước nhận đầu tư có được tác động tràn tích cực từ kênh
chuyển giao công nghệ và kiến thức.
Mức thu nhập cao phản ánh năng suất lao động cao của khu vực có vốn FDI là
một biểu hiện bình thường ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động cao từ khu
vực FDI thường mong đợi sẽ lan toả ra các khu vực khác, và thực tế ở một số quốc
gia điều đó đã được kiểm định là có xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt
Nam cũng cần phải xem xét. Khu vực có vốn FDI tập trung trong các ngành sản xuất
thay thế nhập khẩu, tức được bảo hộ và trong chừng mực nào đó có sức mạnh thị
trường. Do vậy, khả năng sinh ra tác động tràn tích cực hay tác động lan toả chắc
chắn bị hạn chế. FDI tập trung cao trong các ngành được bảo hộ, tập trung vốn có thể
ngăn cản quá trình di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp FDI. Như vậy, khả
năng xuất hiện tác động tràn tích cực do di chuyển lao động là rất hạn chế.
Do vậy chính phủ cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam nhưng đồng thời cần chú ý tới tác động tràn
của FDI tới khu vực kinh tế trong nước để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển hơn
nữa.
2
Phần một
LÝ LUẬN CHUNG
I. FDI
1. Các khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư và
người sử dụng vốn đầu tư là một chủ thể. Có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân
người nước ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận
hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra.
Theo IMF thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tổ chức kinh tế(nhà đầu tư trực
tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục
đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh
nghiệp đặt tại nền kinh tế đó.
Theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ
chức, cá nhân người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản
nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo
quy định của luật này.
Kể từ năm 1996 thì khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhà
đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào khác để
tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một
nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ một tài sản nào khác vào quốc gia đó để có
được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia
đó với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình.
Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có
nhân tố nước ngoài : chủ đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm đầu tư từ các quốc gia khác
nhau. Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốc tịch hoặc
lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tư trực tiếp nước
ngoài mà còn thể hiện ở việc di chuyển tư bản trong đầu tư trực tiếp vượt ra khỏi biên
giới một quốc gia.
Qua đó ta có thể thấy được đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay có hai đặc điểm
nổi bật đó là : có sự di chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư trực tiếp
tham gia vào quá trình hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.
Trong thực tiễn, FDI được thực hiện theo những hình thức khác nhau, trong đó
những hình thức được áp dụng phổ biến bao gồm:
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Doanh nghiệp liên doanh
3
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Ngoài những hình thức đầu tư trên , còn một vài hình thức đầu tư 100% vốn nước
ngoài khác như BOT( xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), BTO( xây dựng –
chuyển giao – kinh doanh)…
2. Vai trò FDI đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước đang
phát triển:
2.1. FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế:
Từ thế kỷ trước, nhà kinh tế học Paul Samuelson đã đưa ra lý thuyết “vòng luẩn
quẩn của sự chậm tiến và cú huých từ bên ngoài”. Theo lý thuyết này, đa số các nước
đang phát triển đều thiếu vốn, do khả năng tích luỹ vốn hạn chế. “Những nước dẫn
đầu trong chạy đua tăng trưởng phải đầu tư ít nhất 20% thu nhập quốc dân vào việc
tạo vốn. Trái lại, những nước nông nghiệp lạc hậu thường chỉ có thể tiết kiệm được
5% thu nhập quốc dân. Hơn nữa, phần nhiều trong khoản tiết kiệm nhỏ bế này phải
dùng để cung cấp nhà cửa và những công cụ giản đơn cho số dân đang tăng lên”.
Trong cuốn “Những vấn đề hình thành vốn ở các nước chậm phát triển”,
R.Nurkes đã trình bày có hệ thống việc giải quyết vấn đề vốn . Theo ông, xét về lượng
cung người ta thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình hình đó là do mức độ thấp của thu
nhập thực tế. Mức thu nhập thực tế phản ánh năng suất lao động thấp, đến lượt mình,
năng suất lao động tháp phần lớn do tình trạng thiếu tư bản gây ra. Thiếu tư bản lại là
kết quả của khả năng tiết kiệm ít ỏi đưa lại. Và thế là cái vòng được khép kín. Trong
cái “vòng luẩn quẩn của sự nghoè đói” đó, nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn. Do vậy,
mở6 cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài được ông xem là giải pháp thực tế nhất đối
với các nước đang phát triển.
Samuelson cũng cho rằng, để phát triển kinh tế phải có cú huých từ bên ngoài
nhằm phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn” đó, phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước
đang phát triển. Theo ông, nếu có quá nhiều trở ngại đối với việc đi tìm nguồn tiết
kiệm trong nước để tạo áôn thì tại sao không dựa nhiều hơn vào các nguồn bên ngoài?
“Chẳng phải lý thuyết kinh tế đã từng nói với chúng ta rằng, một nước giàu sau khi đã
hút hết những dự án đầu tư có lợi nhuận cao cho mình, cũng có thể làm lợi cho chính
nó và nước nhận đầu tư bằng cách đầu tư vào những dự án lợi nhuận cao ra nước
ngoài đó sao”.
FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn là một luồn vốn ổn
định hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên quan điểm dài
hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ nước
tiếp nhận đầu tư, do vậy, ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lợi.
2.2. FDI cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển:
Có thể nới công nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của
mọi quốc gia, đối với các nước đang phát triển thì vai trò này càng được khẳng định
4
rõ. Bởi vậy, tăng cường khả năng công nghệ luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên
phát triển hàng đầu của mọi quốc gia. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi
không chỉ cần nhiều vốn mà còn phải có một trình độ phát triển nhất định của khoa
học - kỹ thuật.
Lênin cũng đã từng khẳng định: “Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được
xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức
nhà nước có khoa học khiến cho hàng triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt
một tiêu chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm thì không
thể nói đến chủ nghĩa xã hội được”.
Đầu tư nước ngoài (đặc biệt là FDI) được coi là nguồn quan trọng để phát triển
khả năng công nghệ của nước chủ nhà. Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh
chính là chuyển giao công nghệ sãn có từ bên ngoài vào và sự phát triển khả năng
công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục
tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI thường được thực hiện chủ yếu
bởi các TNC, dưới các hình thức chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một
TNC và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNC. Phần lớn công nghệ được
chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNC sang nước chủ nhà (nhất là các nước
đang py_ được thông qua các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp
liên doanh mà bên nước ngoài nắm phần lớn cổ phần dưới các hạng mục chủ yếu như
tiến bộ công nghệ, ap công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra
chất lượng, công nghệ quản líy, công nghệ marketing. Theo số liệu thống kê của trung
tâm nghiên cứu TNC của Liên hợp quốc, các TNC đã cung cấp khoảng 95% trong số
các hạng mục công nghệ mà các chi nhánh của TNC ở các nước đang phát triển nhận
được trong năm 1993.
Cùng với hình thức chuyển giao trên, chuyển giao công nghệ giữa các chi nhánh
của các TNC cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Trong giai đoạn
80-96 các TNC đã thực hiện khoảng 8254 hợp đồng chuyển giao công nghệ theo kênh
này, trong đó 100 TNC lớn nhất thế giới chiếm bình quân khoảng 35%.
Bên cạnh việc chuyển giao các công nghệ sẵn có, thông qua FDI, các TNC còn
góp phần làm tăng năng lực ngiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ của nước chủ
nhà. Đến năm 1993 đã có 55% chi nhánh của các TNC lớn và 45% chi nhánh của các
TNC vừa và nhỏ thực hiện các hoạt động R&D ở các nước đang phát triển. Trong
những năm gần đây, xu hướng này còn tiếp tục tăng nhanh ở các nước đang phát triển
châu á
Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài )nhất là ở các doanh
nghiệp liên doanh) các doanh nghiệp trong nước học được cách thiết kế, chế tạo từ
công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của mình. Đây là
một trong những tác động tích cực quan trọng của FDI đối với việc phát triển công
nghệ ở các nước đang phát triển.
5
2.3. FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm:
Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là thu được lợi nhuận tối đa, củng
cố chỗ đứng và duy trì thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, họ đặc biệt quan
tâm đến việc tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư. Số lao động
trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng nhanh ở các nước đang
phát triển. Ngoài ra, các hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công cho các dự án FDI
cũng tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm. Trên thực tế, ở các nước đang phát triển, các
dự án FDI sử dụng nhiều lao động đã tạo nhiều việc làm cho phụ nữ trẻ. Điều này
không chỉ mang lại cho họ lợi ích về thu nhập cao mà còn góp phần quan trọng vào sự
nghiệp giải phóng phụ nữ ở các nước này.
FDI cũng có tác động tích cực trong phát triển nguồn nhân lực của nước chủ nhà
thông qua các dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo. Các cá nhân làm việc cho
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bản
thân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến. Các doanh nghiệp FDI
cũng có thể tác động tích cực đến việc cải thiện nguồn nhân lực ở các công ty khác
mà họ có quan hệ, đặc biệt là các công ty bạn hàng. Những cải thiện về nguồn nhân
lực ở các nước tiếp nhận đầu tư còn có thể đạt hiệu quả lớn hơn khi những người làm
việc trong các doanh nghiệp FDI chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp trong
nước hoặc tự mình thành lập doanh nghiệp mới.
Đầu tư nước ngoài còn có vai trò đáng kể đối với tăng cường sức khoẻ và dinh
dưỡng cho người dân nước chủ nhà thông qua các dự án đầu tư vào ngành y tế, dược
phẩm, công nghệ sinh học và chế biến thực phẩm.
2.4. FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu:
Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng. Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu,
những lợi thế so sánh của yếu tố sản xuất ở nước chủ nhà được khai thác có hiệu quả
hơn trong phân công lao động quốc tế. Các nước đang phát triển tuy có khả năng sản
xuất với mức chi phí có thể cạnh tranh được nhưng vẫn rất khó khăn trong việc thâm
nhập thị trường quốc tế. Bởi thế, khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng vào xuất
khẩu luôn là ưu đãi đặc biệt trong chính sách thu hút FDI của các nước này. Thông
qua FDI các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thế giới, vì hầu hết
các hoạt động FDI đều do các TNC thực hiện. ở tất cả các nước đang phát triển, các
TNC đều đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu do vị thế và uy tín của
chúng trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế. Đối với các TNC, xuất khẩu
cũng đem lại nhiều lợi ích cho họ thông qua sử dụng các yếu tố đầu vào rẻ, khai thác
được hiệu quả theo quy mô sản xuất (không bị hạn chế bởi quy mô thị trường của
nước chủ nhà) và thực hiện chuyên môn hoá sâu từng chi tiết sản phẩm ở những nới
có lợi thế nhất, sau đó lắp ráp thành phẩm.
2.5. FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
6
Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát
triển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế
đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế
đối ngọi, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình liên
kết kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi qgh phải thay đổi cơ cấu kinh tế
trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI. Ngược lại, chính FDI lại góp phần thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước chủ nhà, vì nó làm xuất hiện nhiều
lĩnh vực và ngành nghề kinh tế mới và góp phần nâng cao nhanh chóng trình độ kỹ
thuật và công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, phát triển năng suất lao động của các ngành
này. Mặt khác, dưới tác động của FDI, một số ngành nghề được kích thích phát triển,
nhưng cũng có một số ngành nghề bị mai một và dần bị xoá bỏ.
II. TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI:
1. Khái niệm:
Các chuyên gia thực hiện nghiên cứu tác động của đầu tư nước ngoài tới tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam cho rằng, kỳ vọng lớn nhất của các nước đang phát triển
trong việc thu hút đầu tư nước ngoài là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế với hai lý
do chính.
Thứ nhất, đầu tư nước ngoài được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung
vốn đầu tư trong nước.
Thứ hai, đầu tư nước ngoài tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên
tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức,
nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động...
Tác động này được xem là tác động tràn của đầu tư nước ngoài, góp phần làm
tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế nói chung.
Vậy Tác động tràn là tác động gián tiếp xuất hiện khi có mặt của các doanh
nghiệp FDI làm cho các doanh nghiệp trong nước thay đổi hành vi của mình như thay
đổi công nghệ, thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh…
Có 4 kênh xuất hiện tác động tràn nhiều nhất: kênh di chuyển lao động, kênh phổ
biến & chuyển giao công nghệ, kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh.
2. Các kênh chủ yếu xuất hiện tác động tràn:
2.1. Kênh di chuyển lao động:
Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước
được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích cực. tác động tràn xảy
7
ra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được trong thời gian làm việc tại
các doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp trong nước. Có hai cách để
tạo ra tác động tràn. Đó là số lao động này tự thành lập Công ty riêng hoặc làm thuê
cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là trong cùng ngành mà doanh nghiệp FDI
đang hoạt động.
2.2. Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ:
Đây là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác động tràn tích cực của FDI. Cho đến
nay chỉ tiêu hay được dùng để đo khả năng hấp thụ công nghệ là trình độ học vấn
hoặc trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp và chỉ tiêu biểu thị cho
đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu cho các hoạt động R&D.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xuất hiện tác động tràn là khả năng tiếp thu
công nghệ mới của chính các doanh nghiệp FDI. Nhiều nghiên cứu cho rằng công
nghệ mới chủ yếu do các công ty mẹ tạo ra , trong khi đó các công ty con ở các nước
đang phát triển hầu như chỉ tập trung đến khâu sản xuất chiếm lĩnh thị trường dựa trên
các lợi thế về công nghệ do công ty cung cấp.Do đó khả năng tiếp thu công nghệ của
các công ty con hoạt động ở nước nhận đầu tư ngày càng cao , càng có lợi cho quá
trình sinh ra tác động tràn tích cực qua rò rỉ công nghệ.
2.3. Kênh liên kết sản xuất
Kênh liên kết sản xuất là một kênh rất quan trọng tạo ra tác động tràn. Tác động “
ngược chiều “ có thể xuất hiện nên các doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu
hoặc phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài . Mức độ tác động càng
cao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc nguyên liệu cung cấp càng nhiều, tức là
quan hệ tỷ lệ thuận.
Trong liên kết sản xuất tồn tại dưới hai hình thức đó là liên kết dọc và liên kết
ngang. Liên kết dọc là sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của
doanh nghiệp kia. Liên kết ngang là các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản
phẩm.
2.4. Kênh cạnh tranh
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các
doanh nghiệp trong nước , trước hết là đổi mới doanh nghiệp trong cùng nhóm ngành.
Để thu được biểu hiện của kênh tác động này chúng ta cần thu nhập những thông tinh
về sức ép cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự đánh giá. Trong
khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các doanh nghiệp này
với nhau thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đang chịu sức ép cạnh tranh
mạnh ngang nhau từ các doanh nghiệp FDI và chính các doanh nghiệp trong nước.
Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm như chủng loại , mẫu
mã, thì các doanh nghiệp trong nước lại đánh giá cao nhất về công nghệ có trình độ
cao hơn từ các doanh nghiệp FDI
8
Phần hai
TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI ĐẾN KHU VỰC KINH TẾ
TRONG NƯỚC
I. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
QUA:
Từ đầu thập niên 1990, kinh tế vĩ mô của Việt Nam được ổn định, tốc độ phát triển
kinh tế cũng lên quỹ đạo và ở mức tương đối cao. Quan hệ với Trung Quốc và các
nước khác trong khu vực đã bình thường hoá. Nhật đã quyết định viện trợ trở lại
(1992) và Hội nghị các nhà tài trợ giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng đã được
quyết định sẽ tổ chức hằng năm (bắt đầu năm 1993). Sự chuyển biến thuận lợi nầy
cùng với vị trí địa lý tốt, tình hình chính trị, xã hội ổn định và một nước có dân đông,
có nguồn lao động phong phú đã làm cho Việt Nam trở thành môi trường đầu tư nhiều
tiềm năng. Theo kết quả thăm dò hằng năm về kế hoạch đầu tư nước ngoài của vài
ngàn doanh nghiệp lớn Nhật Bản do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) thực
hiện, Việt Nam đã sớm trở thành một trong những môi trường mà doanh nghiệp Nhật
chú ý. Việt Nam xếp thứ 5 trong lần thăm dò năm 1992. Năm 1993 Việt Nam ở vị trí
thứ 4 và trong 2 năm liên tiếp sau đó đã vươn lên vị trí thứ 2. Từ năm 1996 vị trí của
Việt Nam giảm nhưng hầu như năm nào cũng nằm trong 5 nước được doanh nghiệp
Nhật đánh giá cao về tiềm năng.
Việt Nam tiếp tục được nước ngoài đánh giá cao về tiềm năng nhưng dòng chảy
FDI vào Việt Nam từ nửa sau thập niên 1990 đã giảm nhanh và hiện nay cũng chưa
hồi phục (Xem Hình 2)
9
Tuy các yếu tố về kinh tế vĩ mô, về dân số, lao động, về vị trị địa lý vẫn thuận lợi
nhưng chính sách liên quan đến FDI của Việt Nam chưa ổn định, thiếu nhất quán, hay
thay đổi và chưa có chiến lược phát triển công nghiệp lâu dài. Đến năm 2000, Việt
Nam mới sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài theo hướng cạnh tranh được với các nước
chung quanh. Hơn nữa, việc vận dụng luật vào việc quản lý thực tế vẫn chưa có hiệu
quả.
Biểu 1 cho thấy vị trí của FDI trong các chỉ tiêu của kinh tế Việt Nam. So với kinh
nghiệm các nước Á châu khác, vị trí nầy khá cao. Chẳng hạn tỉ trọng của FDI trong
tổng đầu tư của Việt Nam xấp xỉ với Malaixia và cao hơn Thái Lan nhiều (trong giai
đoạn 1988-93, xem Biểu 2). So với Trung Quốc những năm gần đây thì con số của
Việt Nam cũng cao hơn.
10
Tuy ở mức cao trong tổng đầu tư, FDI ở Việt Nam vẫn còn ít nếu xét trên một số
chỉ tiêu khác. Biểu 3 so sánh Việt Nam với Trung Quốc nói chung và tỉnh Quảng
Đông (một tỉnh có nhiều điều kiện như dân số, vị trí địa lý giống Việt Nam) nói riêng.
FDI tính trên đầu nguời ở Việt Nam chỉ bằng 60% của nước Trung Quốc rộng lớn với
số dân 1,3 tỉ và chỉ bằng 13% của tỉnh Quảng Đông. Như Biểu 3 cho thấy, FDI có
tương quan mật thiết với các chỉ tiêu về thành quả phát triển như GDP trên đầu người
và kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp. Từ nhận xét nầy, có thể nói tỉ lệ của FDI
trong tổng đầu tư ở Việt Nam cao là vì đầu tư vốn trong nước (nội lực) còn quá ít.
Việt Nam cần huy động vốn trong dân, cải thiện môi trường đầu tư cho dân doanh
hơn nữa để tăng nội lực. Tóm lại, tỉ lệ khá cao của FDI không có nghĩa là Việt Nam
không cần ngoại lực nhiều hơn mà vấn đề ở đây là cả nội lực và ngoại lực đều cần
tăng cường.
11
Xét về chất, FDI tại Việt Nam cho đến nay có các đặc tính chưa mang lại hiệu
quả tích cực cho phát triển kinh tế. Trước hết có thể thấy tỉ trọng của FDI trong sản
xuất công nghiệp khá cao (gần 40% năm 2000) nhưng chỉ chiếm độ 10% trong lao
động công nghiệp (Biểu 1). Dĩ nhiên điều đó cũng có nghĩa là năng suất lao động của
các doanh nghiệp FDI cao hơn các thành phần kinh tế khác. Nhưng FDI ít tạo ra công
ăn việc làm không phải chỉ vì lý do đó mà chủ yếu vì cho đến nay FDI có khuynh
hướng tập trung vào những ngành thay thế nhập khẩu và ít dùng lao động. Như Biểu 1
cho thấy, vị trí của FDI trong tổng nhập khẩu cao hơn trong tổng xuất khẩu. Dĩ nhiên
các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nhiều nguyên liệu và máy móc để phục vụ cho cả
các dự án đầu tư hướng về xuất khẩu nhưng nếu phần lớn FDI là hướng về xuất khẩu
thì tỉ lệ của FDI trong nhập khẩu sẽ thấp hơn nhiều.
Để phân tích sâu hơn tính chất của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, ta thử
chia khu vực công nghiệp chế biến (manufacturing sector) thành 23 ngành và tính thử
tỉ lệ của tư bản dùng cho mỗi lao động (capital/labor ratio, viết tắt là K/L) và tỉ lệ xuất
khẩu trong tổng doanh số bán ra (export/sales, viết tắt là E/S) trong từng ngành.
Thống kê về tư bản được tính bằng cách cộng tất cả kim ngạch đầu tư đã thực hiện từ
trước đến thời điểm cuối năm 2002. Thống kê về lao động lấy số liệu vào cuối năm
2002, kim ngạch xuất khẩu và doanh số bán ra là của năm 2002.
Trong Hình 3, trục tung đo tỉ lệ E/S và trục hoành đo tỉ lệ K/L. Ta thấy ngay rằng
trừ một vài ngoại lệ, những ngành có hàm lượng lao động cao (tỉ lệ K/L thấp) là
những ngành mà FDI hoạt động chủ yếu là phục vụ xuất khẩu (tỉ lệ E/S cao), điển
hình là may mặc, giày dép, chế biến đồ gỗ,... Điều này hợp với lý luận cơ bản về kinh
tế quốc tế vì Việt Nam là nước phong phú về lao động nên có lợi thế so sánh trong các
ngành có hàm lượng lao động cao.
12
Nhưng cho đến nay những ngành mà kim ngạch FDI chiếm vị trí hàng đầu là
những ngành thay thế nhập khẩu. Bốn ngành có kim ngạch FDI nhiều nhất (kim
thuộc, thực phẩm và đồ uống, ô tô xe máy và hoá chất) chiếm tới 53% tổng kim ngạch
FDI (luỹ kế từ 1988 đến 2002) đều là những ngành có tỉ lệ K/L cao và tỉ lệ E/S thấp.
Những ngành thay thế nhập khẩu nầy thường là những ngành được bảo hộ bằng hàng
rào quan thuế khá cao. Do được bảo hộ và do kỳ vọng vào sự lớn mạnh của thị trường
gần 80 triệu dân, doanh nghiệp nước ngoài có khuynh hướng muốn đầu tư vào các
ngành thay thế nhập khẩu.
Dĩ nhiên không phải tất cả các dự án FDI có mục đích thay thế nhập khẩu đều
đáng bị chỉ trích như ta thấy ở một số nghiên cứu khác. Nếu các ngành đó dần dần
không cần bảo hộ vẫn cạnh tranh được trên thị trường thế giới và do đó chuyển từ
thay thế nhập khẩu sang xuất khẩu trong tương lai thì vẫn đáng được đánh giá cao
(xem như là những ngành non trẻ có thể được bảo hộ trong thời gian nhất định). Một
điểm nữa là nếu các dự án FDI thay thế nhập khẩu đó có hiệu quả lan toả (spill over
effects), tác động tích cực trong việc chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh,
kích thích phát triển các doanh nghiệp bản xứ và phát triển các ngành công nghiệp
phụ trợ trong nước thì những phí tổn bảo hộ cho toàn xã hội sẽ nhỏ đi và các dự án
FDI đó cũng đáng được đánh giá tích cực. Nhưng lịch sử FDI của các ngành nầy còn
ngắn chưa có cơ sở để đánh giá các ngành thay thế nhập khẩu hiện nay thoả mãn các
điều kiện của những ngành công nghiệp non trẻ không. Do đó, ở đ ây ta sẽ chỉ phân
tích hiệu quả lan toả của các dự án FDI kể cả các dự án thay thế nhập khẩu và hướng
về xuất khẩu
13