Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA TRỢ LÝ KIỂM TOÁN VIÊN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 137 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - VIETCOMBANK”
NĂM HỌC 2019 - 2020

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH NGHỈ
VIỆC CỦA TRỢ LÝ KIỂM TOÁN VIÊN TẠI VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội

Hà Nội, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng
tới quyết định nghỉ việc của trợ lý kiểm toán viên tại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu
độc lập của chúng tơi. Các số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ thực tế,
đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng và được xử lý trung thực, khách quan. Tài liệu tham
khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, kết quả của đề tài nghiên cứu không sao chép bất kì
cơng trình nào.
Hà Nội, tháng 4 năm 2020
Đại diện Nhóm


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện báo cáo nghiên cứu khoa học, chúng em
đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ các thầy cơ. Nhóm nghiên cứu xin gửi lời


cám ơn chân thành và sâu sắc tới:
TS. Nguyễn Thị Lan Anh đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi
cho nhóm nghiên cứu hồn thành Đề tài với kết quả tốt nhất.
Ban Giám hiệu, Viện Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế quốc dân, các
thầy cô trong Hội đồng chấm bài nghiên cứu khoa học đã hỗ trợ, đóng góp các ý kiến quý
báu giúp nhóm hồn chỉnh Đề tài nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên đã và đang làm
việc trong các doanh nghiệp kiểm tốn đã hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu trong quá trình thu
thập số liệu.
Xin chân thành cảm ơn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
– Chi nhánh Sở giao dịch đã đồng hành cùng hoạt động nghiên cứu khoa học.


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………..
DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………………...
DANH MỤC HÌNH VẼ………………………………………………………
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC…………………………..
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................1
1.1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu......................................................1
1.2. Tổng quan các cơng trình có liên quan đến Đề tài nghiên cứu ...........3
1.2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trên thế giới .......................................... 3
1.2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam ......................................... 7
1.2.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu ................................................................. 12

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................12
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ....................................................................... 12
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................ 13

1.4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................13

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài ......................................13
1.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................14
1.7. Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu ..............................................................14
1.8. Kết cấu của Đề tài nghiên cứu ..............................................................14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA TRỢ LÝ KIỂM TỐN VIÊN ..........15
2.1. Tổng quan kiểm tốn trong nền kinh tế...............................................15
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 15
2.1.2. Bản chất của kiểm toán ................................................................................... 16

2.2. Trợ lý kiểm toán viên và những vấn đề liên quan đến quyết định nghỉ
việc của trợ lý kiểm toán viên.......................................................................17


2.2.1. Trợ lý kiểm toán viên ..................................................................................... 17
2.2.2. Những vấn đề liên quan đến quyết định nghỉ việc của trợ lý kiểm toán viên 18

2.3. Đặc trưng của ngành Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam ảnh hưởng tới
quyết định nghỉ việc của trợ lý kiểm toán viên ..........................................20
2.4. Các trường phái lý thuyết liên quan đến Đề tài nghiên cứu ..............25
2.4.1. Vận dụng học thuyết về nhu cầu Tháp nhu cầu của Maslow ......................... 25
2.4.2. Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg ................................................... 28
2.4.3. Quan điểm về đặc điểm công việc của Hackman và Oldham ........................ 30

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................32
3.1. Khái quát chung về quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu..32
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 32
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 32

3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................33

3.3. Nghiên cứu định lượng ..........................................................................35
3.3.1. Mơ hình nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu ............................... 35
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng ................................................ 39
3.3.3. Thiết kế mẫu ................................................................................................... 43
3.3.4. Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 43
3.3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 44

THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA TRỢ LÝ KIỂM TOÁN VIÊN TẠI
VIỆT NAM .....................................................................................................45
4.1. Tổng quan thị trường kiểm toán Việt Nam trong năm 2019 .............45
4.1.1. Số lượng các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam ...................................... 45
4.1.2. Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ của các công ty kiểm tốn ........... 45
4.1.3. Số lượng nhân viên trong các cơng ty kiểm toán ........................................... 46
4.1.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cơng ty kiểm tốn ........................... 47
4.1.5. Triển vọng về nhân lực của ngành kiểm toán trong năm 2019 ...................... 48


4.2. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ
việc của trợ lý kiểm toán viên tại Việt Nam................................................49
4.2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu........................................................................ 49
4.2.2. Đánh giá thang đo ........................................................................................... 52
4.2.3. Kiểm định giá trị của các biến ........................................................................ 62
4.2.4. Kiểm định hệ số tương quan ........................................................................... 66
4.2.5. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................. 68
4.2.6. Kết quả phân tích hồi quy so sánh giữa các nhóm ......................................... 75

BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI
PHÁP ..............................................................................................................80
5.1. Kết quả chính của nghiên cứu...............................................................80

5.2. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ..........................................................82
5.3. Đóng góp của Đề tài ...............................................................................83
5.4. Các giải pháp ..........................................................................................84
5.4.1. Đối với các công ty kiểm toán ........................................................................ 84
5.4.2. Đối với các trợ lý kiểm toán viên ................................................................... 86

5.5. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ..................87
5.5.1. Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 87
5.5.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................................. 88

KẾT LUẬN ....................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................90
PHỤ LỤC .......................................................................................................94


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

Từ viết tắt
Giải nghĩa
ACCA Hiệp hội Kế tốn Cơng chứng Anh Quốc

2
3

CNTT
CFA

Cơng nghệ thơng tin

Chartered Financial Analyst

4
5

CPA
EFA

Certified Public Accountant
Phân tích nhân tố khám phá

6

ICAEW

7

KMO

8
9
10

KTV
KTVĐL
KTVNB

Viện Kế tốn Công chứng Anh và xứ Wales
Hệ số thể hiện mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến
quan sát

Kiểm toán viên
Kiểm toán viên độc lập
Kiểm toán viên nội bộ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1: Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan

9

Bảng 3.1: Thang đo chính thức

39

Biểu đồ 4.1: Số lượng trụ sở chính của các doanh nghiệp kiểm tốn năm 2018
Bảng 4.1: Top 10 cơng ty Kiểm tốn có số lượng nhân viên nhiều nhất tại Việt
Nam
Bảng 4.2: Doanh thu của các cơng ty kiểm tốn năm 2018

45

Bảng 4.3: Cấu trúc mẫu theo giới tính

49

Bảng 4.4: Cấu trúc mẫu theo độ tuổi


49

Bảng 4.5: Thông tin chung khác về mẫu nghiên cứu

50

Bảng 4.6: Thống kê mô tả các thang đo
Bảng 4.7: Kết quả tổng hợp kiểm định độ tin cậy của thang đo của khảo sát
chính thức
Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến quan sát
Bảng 4.9: Tổng hợp các hệ số phân tích nhân tố EFA của biến độc lập

52

Bảng 4.10: Bảng kết quả KMO và Bartlett

64

Bảng 4.11: Tổng hợp hệ số phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc

65

Bảng 4.12: Hệ số tương quan giữa các nhóm nhân tố
Bảng 4.13: Sơ lược mơ hình hồi quy các nhân tố

67
68

Bảng 4.14: Kết quả phân tích ANOVA của hồi quy tuyến tính bội

Bảng 4.15: Thống kê đa cộng tuyến

69
69

Bảng 4.16: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Bảng 4.17: Hệ số hồi quy chuẩn hóa

70
70

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giả thuyết
Bảng 4.19: Bảng mã hóa

72
75

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định mơ hình có thêm biến Tuổi
Bảng 4.21: Kết quả kiểm tra ANOVA có thêm biến Tuổi ANOVA

75
76

Bảng 4.22: Kết quả kiểm định mơ hình có thêm biến Số năm kinh nghiệm
Bảng 4.23: Kết quả phân tích phương sai ANOVA có thêm biến số năm kinh
nghiệm
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định mơ hình có thêm biến Chứng chỉ hành nghề

76


46
47

56
59
63

76
77


Bảng 4.25: Kết quả phân tích phương sai ANOVA có thêm biến chứng chỉ hành
nghề
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định mơ hình có thêm biến Hơn nhân
Bảng 4.27: Kết quả kiểm tra ANOVA có thêm biến chứng chỉ hành nghề

77
78
78


DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên hình vẽ
Hình 2.1: Mơ hình về tháp nhu cầu của Maslow
Hình 2.2: Mơ hình đặc điểm cơng việc của Hackman và Oldham (1974)
Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Trang
26
31

36


1

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu
Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực là
nguồn lực quan trọng mang tính chiến lược. Xã hội không ngừng đổi mới, tiến bộ, doanh
nghiệp ngày càng phát triển, nguồn nhân lực là vô tận, nếu biết khai thác hiệu quả sẽ tạo ra
nhiều của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Chính vì vậy, việc
tạo dựng một đội ngũ lao động ổn định, có chất lượng cao là chìa khóa tạo nên sự phát triển
bền vững của doanh nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay, áp lực từ công việc ngày càng nhiều, cơ hội việc làm đa dạng,
môi trường làm việc cạnh tranh, ... khiến cho tỷ lệ nghỉ việc ngày càng tăng, nghỉ việc là
vấn đề mà cả doanh nghiệp và người lao động đều khơng mong muốn bởi nó làm tốn thời
gian và chi phí cho cả hai bên. Theo báo cáo của Anphabe – một công ty chuyên về giải
pháp thương hiệu nhà tuyển dụng, tại hội nghị thường niên “Nguồn nhân lực hạnh phúc
2019”: trong vòng 3 năm qua, tỷ lệ người lao động nghỉ việc tại các công ty tại Việt Nam
đang tăng lên rõ rệt và dự báo sẽ đạt 24% đến cuối năm 2019 và có tới 50% nhân sự không
trung thành và kém nỗ lực. Đây là tỷ lệ đáng báo động tại Việt Nam bởi tỷ lệ nghỉ việc phù
hợp với chu kỳ “thay máu” nhân sự 10 năm/lần của các doanh nghiệp là 10%.
Kiểm tốn là ngành có vai trị to lớn trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và đòi hỏi nguồn
nhân lực chất lượng cao, có trách nhiệm với nghề. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điểm yếu,
đặc biệt về nhân lực: “Việt Nam với hơn 90 triệu dân, chiếm 1/6 dân số của các nước
ASEAN nhưng số kế toán viên, KTV có chứng chỉ hành nghề chỉ chiếm khoảng 2% tổng
số Kế tốn, KTV hiện có của các nước ASEAN (4.000/196.000).” (Ngô Thị Kiều Trang
và Nguyễn Thị Thu Hường, 2019). Với nguồn nhân lực còn hạn chế và non trẻ như vậy, tỷ
lệ nghỉ việc lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành, đặc biệt với đối
tượng là các trợ lý KTV – nguồn nhân lực cốt lõi của ngành kiểm toán trong tương lai.

Phần lớn trợ lý KTV là sinh viên mới tốt nghiệp, kinh nghiệm khơng có hoặc rất hạn hẹp
trong khi kiểm tốn là ngành vơ cùng chú trọng yếu tố bằng cấp và kinh nghiệm thực tế,
những kiến thức từ trên ghế nhà trường không đủ để đáp ứng hai yếu tố này. Sinh viên
ngành kiểm toán mới ra trường chỉ được trang bị lý thuyết, chưa được tiếp xúc nhiều với
công việc thực tế, do vậy sẽ rất dễ gặp phải khó khăn, bỡ ngỡ khi thực hiện cơng việc trợ


2
lý kiểm tốn. Bên cạnh đó, khi làm việc các trợ lý KTV thường phải đối mặt với những
chuyến công tác với tần suất dày đặc, khối lượng công việc lớn, thời gian dành cho bản
thân cũng trở nên hiếm hoi hơn. Với những đặc thù riêng như vậy của ngành, các trợ lý
KTV trẻ phải đối mặt với áp lực rất lớn, khó bắt nhịp kịp với cơng việc. Theo cố vấn nhân
sự và quản trị hàng đầu từng làm việc với nhiều cơng ty thuộc nhóm Fortune 500 - ông
Ron Carucci cho biết những nhân viên mới thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thất nhất trong
khoảng thời gian 01 năm đầu tiên đi làm. Từ đó, những nhân viên này thường đưa tới quyết
định nghỉ việc, chuyển sang cơng việc khác. Thêm vào đó, những nhân viên trẻ thường có
xu hướng khơng muốn gắn bó lâu dài và trung thành với một nhà tuyển dụng, họ thích thay
đổi để có những trải nghiệm mới trong cơng việc. Nghiên cứu mang tên “Khảo sát thế hệ
Y” (Millennial Survey) do Deloitte thực hiện năm 2018 trên 10455 người thuộc thế hệ Y
(sinh năm 1980 - 1995) và 1.844 người thuộc thế hệ Z (sinh sau năm 1995) cho thấy tỷ lệ
cam kết gắn bó với doanh nghiệp trên 5 năm ở mức thấp (12 - 28%), trong khi tỷ lệ nhân
viên trẻ xác định chỉ gắn bó với nhà tuyển dụng trong vòng 2 năm ở mức cao (43 - 61%).
Với tỷ lệ nghỉ việc cao và nguy cơ nghỉ việc gia tăng như hiện nay, các doanh nghiệp
sẽ gặp phải gánh nặng thiếu hụt nhân lực và đặt nặng áp lực lên bộ phận tuyển dụng, đặc
biệt đối với Kiểm tốn là ngành nghề có tính cạnh tranh cao. Việc tuyển dụng và đào tạo
nhân viên mới khơng phải điều dễ dàng: tăng chi phí tuyển dụng nhân sự, nhân viên mới
chưa đáp ứng đủ kỹ năng khi làm việc, khiến sự phát triển của doanh nghiệp đi xuống, chất
lượng giảm sút, việc tổ chức đào tạo nhân lực phải “thay máu” nhân sự liên tục, công việc
bị gián đoạn gây ra trì trệ trong hoạt động doanh nghiệp.
Nếu vấn đề nghỉ việc không được quản lý thích hợp nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới

chất lượng dịch vụ, gánh nặng cho những nhân viên còn lại. Hiện nay, thị trường dịch vụ
kiểm toán tại Việt Nam còn rất non trẻ nhưng đầy tiềm năng, số lượng nhân lực vẫn cịn
khá ít, chất lượng vẫn cịn hạn chế. Theo báo cáo của Vietnamworks, ngành kiểm toán
thuộc top 10 cơng việc có nhu cầu tuyển dụng cao trong năm 2019 và dự kiến trong nhiều
năm tới. Với sự nở rộ của hàng loạt các doanh nghiệp trong các lĩnh vực mỗi năm sẽ mở
ra cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho ngành kiểm toán. Nhu cầu tuyển dụng việc làm cao
cùng với đó là tỷ lệ nghỉ việc lớn đang đặt ra cho ngành kiểm toán nhiều thách thức trong
tương lai.
Vì vậy, nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ việc của trợ lý
KTV tại Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn nhằm xác định các
nguyên nhân dẫn tới quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV, từ đó hình thành các giải pháp


3
nhằm nâng cao sự hài lòng của họ trong quá trình làm việc và giảm thiểu tình trạng rời bỏ
cơng ty kiểm toán nơi họ đang làm việc.
1.2. Tổng quan các cơng trình có liên quan đến Đề tài nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có các cơng trình nghiên cứu về quyết định nghỉ việc nói chung và
quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV nói riêng, các nghiên cứu này được thực hiện trên các
góc nhìn, phương pháp và hồn cảnh khác nhau, có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình
sau đây.
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về quyết định nghỉ việc nói chung:
Currivan (1999) đã phân tích về mối quan hệ nhân quả giữa sự hài lịng trong cơng
việc và cam kết gắn bó với tổ chức trong các mơ hình nghỉ việc của nhân viên. Nghiên cứu
xem xét bốn mơ hình có thể có về mối quan hệ nhân quả này như sau: (1) sự hài lòng dẫn
đến sự cam kết; (2) sự cam kết dẫn đến sự hài lòng; (3) sự hài lòng và cam kết có mối quan
hệ với nhau; (4) sự hài lịng và cam kết khơng có mối quan hệ với nhau. Tác giả đã sử dụng
dữ liệu thu thập được từ mẫu nhân viên kết hợp yếu tố thời gian vào mơ hình đề xuất.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khơng có mối quan hệ đáng kể giữa sự hài lịng trong cơng việc

và cam kết gắn bó với tổ chức. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hài lịng trong cơng việc và cam kết gắn bó với tổ chức. Sự tự chủ, hỗ trợ, giám sát và
xung đột vai trò ảnh hưởng thuận chiều đến cam kết gắn bó với tổ chức. Trong đó, tác động
thuận chiều của xung đột vai trò là một điểm khác biệt so với các nghiên cứu khác. Khối
lượng công việc tác động ngược chiều đến sự thỏa mãn trong công việc. Các yếu tố nhân
khẩu học đều khơng ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc và cam kết gắn bó với tổ
chức.
Theo Base Resource (2019), cuộc khảo sát của công ty tuyển dụng Jobvite thực
hiện năm 2018 cho thấy 33% trong số 1500 nhân viên Mỹ đã bỏ việc trong vòng 90 ngày
kể từ ngày làm việc đầu tiên. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc bao
gồm: môi trường làm việc; cơng việc khơng giống những gì đã thống nhất; sự hài lịng
trong cơng việc; shock văn hóa - khơng hịa nhập được với doanh nghiệp.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về quyết định nghỉ việc của KTV:
Reed và cộng sự (1994) nghiên cứu về sự thỏa mãn cơng việc, cam kết gắn bó với
tổ chức và ý định nghỉ việc của các kế toán viên tại Hoa Kỳ: ảnh hưởng của điểm kiểm
sốt và giới tính. Các tác giả thực hiện khảo sát 500 sinh viên kế toán đã tốt nghiệp tại một


4
trường đại học ở Trung Tây Hoa Kỳ và thu về 177 bảng hỏi hợp lệ, chiếm tỉ lệ 35,4%. Các
phân tích ANOVA được dùng để kiểm tra giới tính và, hoặc sự khác nhau của điểm kiểm
sốt có ảnh hưởng tới thái độ hay không. Các tác giả đã sử dụng phân tích hồi quy để xem
xét ảnh hưởng của môi trường làm việc cá nhân và định hướng của họ về sự thỏa mãn trong
công việc, cam kết gắn bó với tổ chức và ý định nghỉ việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ
giới có cam kết gắn bó gắn bó với tổ chức ngang bằng với nam giới. Tuy nhiên, nữ giới có
sự thỏa mãn với vị trí hiện tại thấp hơn nam giới và có ý định tìm kiếm cơ hội thay thế
nhiều hơn nam. Điểm kiểm sốt có mối quan hệ chặt chẽ với giới tính. Nữ giới với điểm
kiểm sốt ngoại tại thường phản ứng tiêu cực hơn với môi trường làm việc so với nữ giới
có điểm kiểm sốt nội tại. Họ cũng là những người có xu hướng nghỉ việc nhiều hơn.
Dole và cộng sự (2001) nghiên cứu mối quan hệ giữa tính cách, sự thỏa mãn trong

cơng việc và ý định nghỉ việc của các kế toán viên chuyên nghiệp và xác định sắc tộc, giới
tính, thiết lập nghề nghiệp, quyền ra quyết định có tác động tới các mối quan hệ này hay
không. Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có mối liên hệ chung giữa tính cách, sự thỏa
mãn công việc và ý định nghỉ việc. Tuy nhiên, tồn tại mối liên hệ ngược chiều giữa sự thỏa
mãn cơng việc và ý định nghỉ việc. Giới tính và sắc tộc đều không ảnh hưởng đến mối quan
hệ giữa các yếu tố: tính cách, sự thỏa mãn cơng việc, ý định nghỉ việc; trong khi thiết lập
nghề nghiệp, quyền ra quyết định ảnh hưởng đến tính cách và thái độ.
Haji Hasin và Haji Omar (2007) nghiên cứu về sự hài lịng trong cơng việc, áp lực
trong cơng việc và ý định nghỉ việc tại 60 cơng ty kiểm tốn độc lập ở Melaka với đối
tượng là trợ lý KTV và trưởng nhóm kiểm tốn. Bảng hỏi khảo sát gồm ba phần: phần một
thu thập các thông tin về nhân khẩu học và nền tảng kiến thức: độ tuổi, giới tính, học vấn,
tình trạng hơn nhân, vị trí cơng việc, thu nhập. Phần hai đánh giá sự thỏa mãn trong công
việc dựa trên thuyết Herzberg và yếu tố cấu thành áp lực trong công việc theo thang đo
Likert. Phần ba đưa ra các lý do dẫn tới quyết định nghỉ việc và người trả lời đưa ra ý kiến
riêng của mình về vấn đề đó. Dữ liệu phân tích sử dụng cả thống kê mơ tả và suy luận. Đã
có 120 bảng hỏi được gửi đi và thu về 38 bảng hỏi hợp lệ. Các tác giả đã chỉ ra nguyên
nhân dẫn đến ý định nghỉ việc của các nhân viên kiểm toán bao gồm yếu tố nhân khẩu học,
mức độ hài lịng trong cơng việc và áp lực trong cơng việc. Trong đó, hai yếu tố áp lực và
mức độ hài lịng trong cơng việc có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định nghỉ việc của các
nhân viên kiểm toán. Các yếu tố nhân khẩu học: tổng mức lương hàng tháng, vị trí cơng
việc, học vấn ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ hài lịng trong cơng việc, qua đó tác động
gián tiếp đến ý định nghỉ việc. Mức độ hài lịng cơng việc càng cao, xu hướng nhân viên


5
nghỉ việc càng thấp. Mặt khác, kiểm toán là ngành nghề có nhiều áp lực nhất, áp lực trong
cơng việc càng lớn càng dẫn đến quyết định nghỉ việc.
Law (2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của các
KTV nữ tại các công ty kiểm tốn độc lập tại Hồng Kơng. Mơ hình nghiên cứu sử dụng 6
biến độc lập: xung đột vai trò, sự so sánh với bạn bè, áp lực, ngoại hình, phân biệt giới tính,

tuổi tác. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu trên 247 KTV nữ đã từng làm việc tại các cơng
ty kiểm tốn độc lập và phỏng vấn bán cấu trúc 20 đối tượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
xung đột vai trò tác động lớn nhất tới quyết định nghỉ việc. Phụ nữ có sự mất cân bằng giữa
công việc và cuộc sống cá nhân, họ không chỉ duy trì, đảm nhiệm cơng việc ngồi xã hội
mà cịn cần chăm sóc gia đình. Bên cạnh đó, áp lực, độ tuổi, sự so sánh với bạn bè cũng
ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của các KTV đó. Ngoại hình, phân biệt giới tính khơng
có tác động tới quyết định nghỉ việc của các nữ KTV.
Chi và các cộng sự (2012) thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc nghỉ
việc của nhân viên kiểm toán tại Đài Loan. Nghiên cứu này đã sử dụng số liệu tại Big4 ở
Đài Loan gồm 3025 KTV từ năm 1996 đến năm 2005. Dữ liệu khai thác bao gồm số năm
gắn bó với cơng ty, giới tính, chun ngành, bằng thạc sĩ, đánh giá năng lực hàng năm. Sau
đó các tác giả sử dụng phương pháp phân tích sự kiện và kết luận các nữ KTV có xu hướng
nghỉ việc nhiều hơn. Bên cạnh đó, năng lực, lương, nền tảng kiến thức có liên hệ chặt chẽ
với tỉ lệ duy trì cơng việc cao. Các KTV với năng lực tốt và nền tảng chun ngành kế tốn
có tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn. Các KTV được xếp hạng đánh giá năng lực cao và mức lương
cao có xu hướng làm việc lâu dài hơn tại các cơng ty kiểm tốn. Tuy nhiên, nghiên cứu này
chưa đề cập đến vị trí cơng việc của nhân viên kiểm tốn và chỉ được thực hiện ở Đài Loan
- có sự khác biệt và văn hóa, kinh tế so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Gammie và Whiting (2013) đã đề cập đến quyết định chuyển việc của trợ lý KTV
trong các cơng ty kiểm tốn chun nghiệp. Cụ thể, các tác giả tìm cách trả lời hai câu hỏi
nghiên cứu: (1) Tại sao và khi nào phụ nữ rời khỏi công ty kiểm tốn; (2) Mơi trường làm
việc bên ngồi các cơng ty kiểm tốn ít bị ảnh hưởng bởi giới tính hơn. Có 370 mẫu nghiên
cứu thu thập được, trong đó 100 người làm việc tại các cơng ty kiểm toán chuyên nghiệp
và 270 người làm việc trong các ngành khác. Các tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu 13
tượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ có xu hướng nghỉ việc tại các cơng ty kiểm
tốn sau 2 – 3 năm làm việc. Nguyên nhân khiến phụ nữ rời khỏi các cơng ty kiểm tốn
chun nghiệp là để có thể tìm kiếm các cơng việc khác thú vị hơn, không phân biệt công
việc nào. Đây là lý do có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định nghỉ việc của họ. Lý do có



6
ảnh hưởng thứ hai là để có được một mơi trường làm việc tốt hơn, tiếp theo là sự phát triển
nghề nghiệp và tiền lương. Lý do ít ảnh hưởng nhất là để có được sự linh hoạt hơn.
Nouri và Parker (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ hội phát triển nghề nghiệp
và ý định nghỉ việc của các trợ lý KTV tại các cơng ty kiểm tốn. Khi các nhân viên nhận
thấy công ty mang lại cho họ những cơ hội để phát triển nghề nghiệp, họ có xu hướng cam
kết gắn bó với tổ chức nhiều hơn, do đó, ý định nghỉ việc thấp hơn. Hiệu quả của các
chương trình đào tạo, uy tín của cơng ty là các yếu tố tác động làm tăng niềm tin của nhân
viên về cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Gertsson và các cộng sự (2017) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định
nghỉ việc của trợ lý KTV. Các tác giả đã thực hiện khảo sát các trợ lý KTV đã và đang làm
việc tại Big4 ở Thụy Điển. Vì khơng có danh sách chính thức về số lượng trợ lý KTV nên
khó xác định tổng thể và số lượng trợ lý KTV cũ. Nghiên cứu sử dụng kĩ thuật lấy mẫu quả
cầu tuyết và thu thập được 231 câu trả lời qua email của các trợ lý KTV, trong đó có 78
người đã nghỉ việc, 50% số người làm khảo sát là nữ, 43,7% đã và đang làm việc tại Big4.
Mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của 3 yếu tố: nhận thức về nghề nghiệp; điều kiện làm việc
và môi trường làm việc tác động đến quyết định nghỉ việc của các trợ lý kiểm toán. Điều
kiện làm việc bao gồm sự linh hoạt và sự cân bằng công việc - cuộc sống. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng tồn tại mối liên hệ ngược chiều giữa lựa chọn nghỉ việc với nhận thức của
trợ lý KTV về cơng ty kiểm tốn, và giữa lựa chọn nghỉ việc với sự cân bằng công việc cuộc sống. Nếu trợ lý KTV nhận thấy những hình ảnh trong nhận thức của họ trước đó
khơng giống với thực tế nơi làm việc sẽ làm giảm mức độ hài lịng với cơng việc và có thể
dẫn tới ý định nghỉ việc. Do đó các cơng ty kiểm tốn coi đây là vấn đề nghiêm trọng cần
giải quyết để giảm bớt chi phí nhân sự và nâng cao giá trị, hình ảnh của doanh nghiệp.
Những người đang là trợ lý KTV có sự cân bằng công việc - cuộc sống tốt hơn những trợ
lý KTV đã nghỉ việc, sự cân bằng giữa cuộc sống và cơng việc làm tăng sự hài lịng về
cơng việc. Trong khi đó, nhân tố mơi trường làm việc: quan hệ xã hội với đồng nghiệp, cấp
trên, niềm tự hào tổ chức, thăng tiến khơng có liên hệ với lựa chọn thay đổi nghề nghiệp.
Mặt khác, sự đáp ứng kỳ vọng và Big4 có ảnh hưởng thuận chiều tới sự thay đổi nghề
nghiệp. Những người có khoảng cách kỳ vọng thấp có xu hướng nghỉ việc nhiều hơn.
Khơng thể kết luận về ảnh hưởng của độ tuổi đến sự thay đổi nghề nghiệp, biến giới tính

khơng có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên sự cân bằng công việc - cuộc sống và nhận thức
nghề nghiệp có có tác động tiêu cực đối với sự thay đổi nghề nghiệp của nam, sự linh hoạt
có tác động tiêu cực đối với sự thay đổi nghề nghiệp của nữ. Nghiên cứu vẫn còn những


7
hạn chế nhất định do chưa tìm được số liệu chính xác về tổng thể, số liệu khảo sát được
gửi đi trong mùa bận có thể khiến kết quả sai lệch và một số rủi ro từ các trợ lý KTV cũ,
câu trả lời có thể khơng chính xác do khoảng cách thời gian lâu.
Mubako và Mazza (2017) thực hiện nghiên cứu ý định nghỉ việc của KTV nội bộ.
Nghiên cứu này dựa trên số liệu từ cuộc khảo sát toàn cầu CBOK của IIA (2015) với sự
tham gia của 14.220 KTV đến từ 6 châu lục với 20 lĩnh vực khác nhau và sau khi chọn lọc
đã xác định được cỡ mẫu bao gồm 5.184 quan sát để tiến hành phân tích. Các tác giả cho
thấy ý định nghỉ việc của KTV nội bộ có mối liên hệ tiêu cực với nền tảng học vấn, sở hữu
chứng chỉ nghề nghiệp CIA, cơ hội đào tạo. Những KTV có nền tảng chun ngành kế
tốn có xu hướng nghỉ việc ít hơn, tương tự, những người sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp
CIA, thời gian đào tạo cao có xu hướng nghỉ việc thấp hơn. Ý định nghỉ việc có mối liên
hệ tích cực với xung đột trong tổ chức, sự tiếp cận hạn chế với tài liệu và nhân sự, và việc
sử dụng chức năng của kiểm toán nội bộ như một nền tảng của quản lý. Khi xung đột gia
tăng, tiếp cận nguồn lực hạn chế, ý định nghỉ việc của KTV nội bộ gia tăng. Ngồi ra, giới
tính, kinh nghiệm, cấp bậc, độ lớn của tổ chức, loại hình, phạm vi cũng có ảnh hưởng đáng
kể tới ý định nghỉ việc của KTV nội bộ.
1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Nhóm nghiên cứu thực hiện tổng hợp một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến
các nhân tố dẫn tới quyết định nghỉ việc như sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về quyết định nghỉ việc nói chung:
Trần Kim Dung (2005) nghiên cứu về “Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công
việc trong điều kiện của Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mơ hình
phương trình cấu trúc với 448 mẫu là các nhân viên đang làm việc toàn thời gian trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thỏa mãn công việc phụ thuộc

vào các yếu tố: bản chất công việc, lãnh đạo, đồng nghiệp, cơ hội đào tạo và thăng tiến,
điều kiện làm việc, tiền lương và phúc lợi. Trong đó, hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất
và có ý nghĩa thống kê đến mức độ thỏa mãn chung là bản chất công việc, cơ hội đào tạo
và thăng tiến. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động cùng chiều của mức độ thỏa mãn với bản
chất công việc và cơ hội đào tạo, thăng tiến.
Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010) nghiên cứu trong lĩnh vực nhà nước “Các
yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của công chức - viên chức nhà nước”. Mục tiêu
của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của công chức


8
- viên chức Nhà nước. Các tác giả đã thực hiện phân tích dựa trên 277 mẫu thu thập được
từ 900 bảng câu hỏi phát đi. Kết quả khảo sát cho thấy có 8 yếu tố gồm: Sự phù hợp; Hành
vi lãnh đạo; Quan hệ nơi làm việc; Huấn luyện và phát triển; Lương, thưởng và công nhận;
Truyền thông; Sự u thích và Mơi trường làm việc vật lý đều có mối quan hệ nghịch biến
đến dự định nghỉ việc của công chức - viên chức Nhà nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
các yếu tố ảnh hưởng này giải thích được 35,9% sự biến động của biến phụ thuộc dự định
nghỉ việc. Đồng thời, các biến định tính: Vùng miền, Giới tính, Tuổi, Chức danh, Trình độ
học vấn, Thời gian làm việc và Lĩnh vực khơng có ý nghĩa thống kê cho thấy khơng có sự
khác biệt trong mối quan hệ nhân quả của phương trình hồi quy.
Huỳnh Thị Thu Sương và Lê Thị Kiều Diễm (2017) đã thực hiện nghiên cứu “Các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng trong các doanh nghiệp
tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh”. Các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính bằng cách tham vấn ý kiến của chuyên gia, sau đó xây dựng bảng hỏi khảo sát chính
thức, thu thập dữ liệu và xử lý trên phần mềm SPSS thông qua phân tích độ tin cậy
Cronbach's Alpha phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội RA. Khảo sát
thu được kích thước mẫu 309 nhân viên đã và đang làm việc tại địa bàn nghiên cứu, đại
diện cho các nhóm tuổi, thu nhập, trình độ, quy mơ doanh nghiệp khác nhau. Có sự khác
biệt trong ý định nghỉ việc của các nhân viên có trình độ khác nhau, ý định nghỉ việc của
nhân viên tăng dần theo trình độ học vấn. Nhân viên nữ có ý định nghỉ việc nhiều hơn nam.

Độ tuổi từ 26 - 40 có ý định nghỉ việc cao hơn những nhóm cịn lại. Kết quả nghiên cứu
xác định 5 yếu tố ảnh hưởng ngược chiều đến ý định nghỉ việc gồm: tiền lương, chính sách
phúc lợi, sự cơng bằng, hành vi lãnh đạo và khuyến khích tài chính. Nhân tố tiền lương tác
động mạnh nhất và khuyến khích tài chính tác động yếu nhất đến ý định nghỉ việc của nhân
viên. Cơ hội thăng tiến và điều kiện làm việc không ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của
nhân viên văn phòng.
Phạm Thị Nga (2017) đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định
nghỉ việc của người lao động trẻ trong ngành bán lẻ thời trang” tại Hà Nội. Tác giả nghiên
cứu mơ hình với biến phụ thuộc là Ý định nghỉ việc và các biến độc lập: Điều kiện làm
việc, Lãnh đạo, Áp lực công việc, Đào tạo và thăng tiến, Đồng nghiệp, Thu nhập, Sự phù
hợp, Nhân tố lơi kéo. Phân tích hồi quy cho kết quả các biến độc lập đều có tác động đến
ý định nghỉ việc của người lao động trẻ trong ngành bán lẻ thời trang tại Hà Nội. Trong đó
yếu tố có tác động mạnh nhất là yếu tố Lãnh đạo. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã


9
đưa ra những đề xuất cho các doanh nghiệp bán lẻ thời trang tại Hà Nội một số những kiến
nghị nhằm giảm ý định nghỉ việc của người lao động trẻ.
Hoàng Lệ Chi và Hồ Tiến Dũng (2018) tiến hành nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ
giữa sự thỏa mãn công việc, gắn kết công việc và dự định nghỉ việc của nhân viên” tại tỉnh
Bến Tre. Các tác giả thực hiện kiểm định Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mơ
hình hóa cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả cho thấy yếu tố thỏa mãn công việc ảnh hưởng
ngược chiều đến gắn kết tổ chức, gắn kết tổ chức có ảnh hưởng ngược chiều đến dự định
nghỉ việc của người lao động.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quyết định nghỉ việc của KTV:
Phan Anh Tiến (2018) nghiên cứu về “Giải pháp hạn chế dự định nghỉ việc của
nhân viên Cơng ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính và kế tốn và kiểm tốn phía Nam
(AASCS) đến năm 2023”. Dựa trên cơ sở lý thuyết về các dự định khái niệm nghỉ việc và
kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước, cùng kết quả nghiên cứu định tính lần thứ

nhất, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến dự định nghỉ việc của
nhân viên công ty gồm: “cấp trên trực tiếp”, “thu nhập”, “đào tạo và phát triển nghề
nghiệp”, “áp lực công việc”, “cân bằng giữa cuộc sống và công việc” và “sự gắn bó với
nghề và cơng ty”. Tác giả đã kế thừa, chọn lọc các thang đo để hoàn thiện bảng hỏi khảo
sát và tiến hành thu thập dữ liệu trong giai đoạn 2015 – 2017. Từ đó tiến hành phân tích
tìm ra các điểm tích cực và tiêu cực để có cơ sở tiến hành đưa ra các giải pháp nhằm hạn
chế dự định nghỉ việc của nhân viên cơng ty.
Bảng 1.1: Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan
Tác giả

Tên đề tài nghiên cứu

Các nhân tố đã được chứng minh
Các nhân tố

Dole và

Các nhân tố ảnh hưởng đến

cộng sự

tính cách, sự thỏa mãn

(2001)

trong cơng việc và ý định

Sự thỏa mãn công việc

Kết quả

-


10
nghỉ việc của các kế toán
viên
Haji Hasin

Nghiên cứu thực nghiệm về

Mức độ hài lịng trong

và Haji

sự hài lịng trong cơng việc, công việc

Omar

áp lực trong công việc và ý

(2007)

định nghỉ việc của các nhân

Áp lực trong cơng việc

-

+


viên kiểm tốn
Law (2010)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh Xung đột vai trò
hưởng đến quyết định nghỉ

+

Sự so sánh với bạn bè

+

Áp lực

+

lập tại Hồng Kông

Độ tuổi

+

Võ Quốc

Các yếu tố ảnh hưởng đến

Sự phù hợp

-


Hưng và

dự định nghỉ việc của công

Hành vi lãnh đạo

-

Cao Hào

chức - viên chức nhà nước

Quan hệ nơi làm việc

-

Huấn luyện và phát triển

-

Lương, thưởng và công

-

việc của các KTV nữ của
các cơng ty kiểm tốn độc

Thi (2010)

nhận

Truyền thơng

-

Sự u thích

-

Mơi trường làm việc vật

-


Giới tính

Nữ giới có xu
hướng nghỉ


11
Chi và các

Các yếu tố ảnh hưởng đến

việc nhiều hơn

cộng sự

quyết định nghỉ việc của


nam giới

(2012)

nhân viên kiểm toán

Năng lực

-

Lương

-

Nền tảng kiến thức

-

Gammie và

Các nhân tố ảnh hưởng đến

Sự thú vị, u thích

Whiting

lựa chọn thay đổi nghề

trong cơng việc


(2013)

nghiệp của nữ KTV

Môi trường làm việc

-

Phát triển nghề nghiệp

-

Tiền lương

-

Sự linh hoạt

-

Nouri và

Cơ hội phát triển nghề

Cơ hội phát triển nghề

Parker

nghiệp và ý định nghỉ việc


nghiệp

(2013)

tại các cơng ty kiểm tốn

Gertsson và

Các yếu tố ảnh hưởng tới

các cộng sự
(2017)

quyết định nghỉ việc của trợ Sự cân bằng công việc –
lý KTV
cuộc sống

Mubako và

Nghiên cứu về ý định nghỉ

Mazza

việc của KTV nội bộ

(2017)

Nhận thức nghề nghiệp

-


Nền tảng học vấn

-

Chứng chỉ nghề nghiệp

-

CIA
Cơ hội đào tạo

-

Xung đột tổ chức

+

Sự tiếp cận hạn chế với

+

tài liệu và nhân sự


12
Huỳnh Thị

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý Tiền lương


Thu Sương

định nghỉ việc của nhân

và Lê Thị

viên văn phòng trong các

Kiều Diễm

doanh nghiệp tư nhân tại

(2017)

thành phố Hồ Chí Minh

-

Chính sách phúc lợi

-

Sự cơng bằng

-

Hành vi lãnh đạo

-


Khuyến khích tài chính

-

1.2.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên thế giới nêu trên đã chỉ ra và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định nghỉ việc của nhân viên, KTVNB, KTVĐL,
trợ lý KTV, và xác định nhân tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn nghỉ việc. Bên cạnh đó, các
cơng trình nghiên cứu trên thế giới được thực hiện ở các lãnh thổ khác nhau trong những
khoảng thời gian khác nhau. Điều này khiến kết quả nghiên cứu chưa được thống nhất ở
một số khía cạnh. Tại Việt Nam, vấn đề nhân sự trợ lý KTV nghỉ việc, chuyển việc đang
là một thách thức lớn đối với các nhà quản trị tại các cơng ty kiểm tốn độc lập nói riêng
và thị trường kiểm tốn Việt Nam nói chung. Mặt khác, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV chưa được thực hiện ở Việt Nam. Đề tài nghiên
cứu khoa học này sẽ khảo sát và phân tích xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc trợ lý
KTV nghỉ việc tại các cơng ty kiểm tốn hoạt động tại Việt Nam. Qua đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm giảm thiểu quyết định nghỉ việc của các trợ lý KTV, nâng cao chất lượng
nhân sự trợ lý KTV tại các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại
Việt Nam” nhằm khám phá bước đầu về các nhân tố tác động tới quyết định nghỉ việc của
các trợ lý KTV tại Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Trên cơ sở đánh giá
nhận diện các nhân tố đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những kiến nghị giúp các cơng ty duy
trì ổn định nguồn nhân lực kiểm toán.


13
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
 Hệ thống hoá những lý luận cơ bản các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc

của trợ lý KTV.
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại Việt
Nam hiện nay.
 Đo lường mức ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của
trợ lý KTV.
 Xác định và kiểm định mơ hình và giả thiết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV.
 Đề xuất một số kiến nghị cho các cơng ty trong ngành kiểm tốn nhằm duy trì ổn
định nguồn nhân lực có chất lượng cao, đồng thời giúp sinh viên có cái nhìn tồn
diện hỗ trợ cho việc tìm kiếm việc làm cho mình.
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu có liên quan
tới quyết định nghỉ việc của KTV tại Việt Nam.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
Câu hỏi một: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của
trợ lý KTV là gì?
Câu hỏi hai: Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV
tại Việt Nam?
Câu hỏi ba: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đã xác định đến quyết định nghỉ
việc của trợ lý KTV tại Việt Nam?
Câu hỏi bốn: Trong các nhân tố tác động đến quyết định nghỉ việc thì nhân tố nào
tác động mạnh nhất?
Câu hỏi năm: Giải pháp nào là hữu hiệu để các cơng ty kiểm tốn có thể hạn chế
các trợ lý KTV nghỉ việc?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ
việc của trợ lý KTV.
Đối tượng khảo sát: người lao động đã và đang làm trợ lý KTV
Phạm vi nghiên cứu:



14
 Khơng gian: bộ máy Kiểm tốn độc lập tại Việt Nam
 Thời gian: từ ngày 1/12/2019 đến 20/4/2020
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm mục tiêu đánh giá đúng thực trạng quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV, nhóm
nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên
cứu định lượng. Sau khi xây dựng khung nghiên cứu lý thuyết, nhóm tiến hành quá trình
thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phát phiếu khảo sát tới các trợ lý KTV đang hoặc đã làm
việc tại các cơng ty kiểm tốn tại Việt Nam; từ đó tiến hành xử lý dữ liệu và đưa ra kết luận
cuối cùng.
Nội dung của phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 3.
1.7. Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu của Đề tài có thể biết được những nhân tố nào ảnh hưởng
đến quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ra sao.
Qua đó có những đóng góp trong cả mặt lý thuyết và thực tiễn. Về mặt lý thuyết, nghiên
cứu khẳng định các nhân tố tác động tới quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại các công
ty kiểm tốn độc lập tại Việt Nam hiện nay và góp phần đa dạng hóa các nghiên cứu về
vấn đề nghỉ việc, đặc biệt về quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV .Về mặt thực tiễn, nghiên
cứu cung cấp góc nhìn thực tế về một bộ phận nhân sự ngành kiểm tốn tại Việt Nam, từ
đó góp phần cung cấp thông tin tham khảo cho các nhà quản lý của lĩnh vực Kiểm toán
trong việc tuyển dụng, đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực
quản lý và hiệu quả hoạt động.
1.8. Kết cấu của Đề tài nghiên cứu
Nội dung chính của Đề tài được trình bày trong năm Chương sau đây:
Chương 1: Giới thiệu về Đề tài nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của trợ
lý KTV;
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của trợ

lý KTV tại Việt Nam;
Chương 5: Bàn luận về kết quả nghiên cứu và các giải pháp.


15
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA TRỢ LÝ KIỂM TOÁN VIÊN
2.1. Tổng quan kiểm toán trong nền kinh tế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Một số tài liệu được tìm thấy đã cho thấy hoạt động kiểm tốn được hình thành từ
rất sớm, vào khoảng những năm 1130 đến những năm 1200. Ở thời kỳ đầu, kiểm toán chỉ
mới ở mức độ sơ khai, biểu hiện là những người làm cơng tác kiểm tốn đọc to những số
liệu, tài liệu cho một bên độc lập nghe và sau đó chứng thực, hoạt động kiểm toán chỉ gắn
liền ghi với chép các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của Nhà nước. Cùng với phát triển
kinh tế là kéo theo của cải dư thừa, hoạt động kế toán được mở rộng hơn, từ đó vai trị của
kiểm tốn cũng được quan tâm và chú trọng hơn.
Trong giai đoạn công nghiệp (1750 – 1850) phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước châu
Âu, nhiều lĩnh vực khác nhau đã ra đời cùng với nhiều loại hình kinh tế đã kéo theo sự ra
đời của nhiều mơ hình doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển và mở rộng của thị trường,
các tập đoàn và doanh nghiệp tư nhân đã có đủ sự tích lũy và tập trung tư bản để lớn mạnh
và phát triển. Quyền sở hữu, quản lý tài sản, doanh nghiệp của chủ sở hữu và người quản
lý đã ngày càng trở nên tách rời và xa rời nhau. Do đó, việc phát hiện ra những sai phạm
và báo cáo kết quả kinh doanh cùng với kết quả công việc của nhà quản lý cho các chủ sở
hữu đã đặt ra nhu cầu rất lớn về những KTV chuyên nghiệp bên ngoài. Từ năm 1929 đến
năm 1933, thế giới đã phải trải qua cuộc đại khủng hoảng kinh tế, từ việc phá sản của thị
trường chứng khoán phố Wall tại Mỹ vào ngày 29 tháng 10 năm 1929 cho đến sự sụp đổ
của hàng loạt tổ chức tài chính. Đây chính là dấu hiệu minh chứng cho những yếu kém của
hệ thống kế toán và bộc lộ rõ nhất những hạn chế của hệ thống kiểm tra kế toán. Năm 1934,
ở Hoa Kỳ, Ủy ban chứng khoán quốc gia (SEC - Security and Exchange Commission) đã
xây dựng và ban hành những quy định, trong đó báo cáo tài chính phải được kiểm tốn bới

các KTV độc lập. Ngồi ra, viện Kế tốn Công chứng Hoa Kỳ (AICPA - American Institute
of Certified Public Accountants) đã lần đầu tiên công bố Chuẩn mực Báo cáo kiểm toán
các tài khoản doanh nghiệp. Cũng trong thời gian này, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã ban
hành văn bản xác định chức năng kiểm tra một cách độc lập trong nội bộ với tên gọi kiểm
toán nội bộ. Năm 1942, Học viện Kiểm toán nội bộ (IIA – Institute of Internal Audit) được
Hoa Kỳ thành lập với nhiệm vụ đào tạo các KTV nội bộ. Đồng thời, các chuẩn mực và hệ
thống chuẩn mực về kiểm toán nội bộ được Viện xây dựng và ban hành vào năm 1978.


×