Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.41 KB, 10 trang )

QUY ĐỊNH HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
ĐÈ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Ban hành kèm theo Thông báo số 144/TB-ĐHBL, ngày 28/5/2010
của Hiệu Trưởng Trường Đại học Bạc Liêu)
A. HÌNH THỨC CHUNG
I. ĐỊNH DẠNG
1. Kiểu chữ (font): sử dụng kiểu chữ Times New Roman (mã Unicode).
2. Cỡ chữ (size): cỡ chữ 13 trên khổ giấy A4.
3. Khoảng cách giữa các hàng (line spacing): “single”.
4. Khoảng cách giữa các đoạn (paragraph spacing): 6 pt.
5. Dàn trang (page setup), canh lề (margins).
Top: 2.5 cm; Bottom: 3 cm;
Left: 3 cm; Right: 3 cm;
Header: 1.5cm; Footer: 1.5 cm;
Gutter position: left Gutter: 1 cm
6. Đánh số trang: ở phía dưới trang và canh giữa trang
7. Qui ước đánh số thứ tự cho phần nội dung chính: đánh số theo nguyên tắc ma
trận. Các số và đề mục được in đậm. Mục sau được thụt vào 1TAB (1cm) so với mục
liền trước. Mục con được đánh số không vượt quá 3 cấp.
Ví dụ:
A
I
1
1.1
1.1.1
1.1.2
2
II
8. Bố trí tựa và chú thích ảnh, biểu đồ và biểu bảng:
- Tựa hình ảnh nằm phía dưới hình ảnh.


- Tựa biểu đồ, biểu bảng nằm phía trên biểu đồ, biểu bảng
- Chú thích (legend) ảnh, biểu đồ, biểu bảng được bố trí nằm phía dưới ảnh, biểu
đồ và biểu bảng.
II. BÌA CHÍNH – BÌA PHỤ
Bìa chính là bìa cứng bên ngoài, kế đó là bìa phụ là giấy mềm A4 thường. Trên
bìa chính và bìa phụ thể hiện các nội dung sau: (hình thức theo phụ lục đính kèm)
1.1 Tên trường – Tên Khoa (Tổ) – Tên Tổ Bộ môn
1.2 Logo của trường
1.3 Cấp thực hiện đề tài
1.4 Tên đề tài
1.5 Tên chủ nhiệm đề tài
1.6 Địa danh – Tháng / năm nghiệm thu
1
Các nội dung trên trình bày canh giữa (center) trang, tác giả cần bố trí khoảng
cách các mục hài hòa cân xứng.
III. TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC
1. Bố cục chung
1.1 Sắp xếp tài liệu tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng, khối tài liệu tiếng
Việt xếp trước. Số thứ tự tài liệu ghi liên tục từ khối tài liệu tiếng Việt sang khối tài
liệu tiếng nước ngoài.
- Nếu tài liệu nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì xếp vào khối
tài liệu tiếng Việt
- Nếu tác giả người Việt nhưng tài liệu là tiếng nước ngoài thì xếp vào khối tài
liệu tiếng nước ngoài.
1.2 Mỗi tài liệu và các chi tiết của tài liệu trình bày trong một cụm từ
(paragraph), giãn dòng đơn (single). Giữa hai tài liệu cách nhau một dòng trắng. Tên
tác giả theo sau số thứ tự tài liệu nhưng dòng dưới thụt vào một TAB (1cm). Dùng
liên từ “và” để nối giữa tác giả cuối cùng và tác giả áp chót.
1.3 Thứ tự sắp xếp tài liệu:
- Tác giả người Việt và tài liệu bằng tiếng Việt: Ghi đầy đủ HỌ, HỌ ĐỆM và

TÊN. Xếp thứ tự theo tự điển của TÊN.
- Tài liệu tiếng nước ngoài: Ghi đầy đủ HỌ rồi đến chữ viết tắt của HỌ ĐỆM
(có dấu chấm theo sau) và TÊN (có dấu chấm và dấu phẩy liền sau đó)
- Tài liệu tiếng nước ngoài được chuyển ngữ sang tiếng Việt: xếp trong khối tài
liệu tiếng Việt, thứ tự theo HỌ của tác giả.
- Tác giả người Việt, tài liệu tiếng nước ngoài: xếp trong khối tài liệu tiếng
nước ngoài, thứ tự theo HỌ của tác giả.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp thứ tự theo từ đầu của tên cơ quan ban
hành báo cáo hay ấn phẩm.
2. Quy cách viết cho các loại tài liệu tham khảo
* Lưu ý các phần được in nghiêng
2.1 Sách
.
Ví dụ:
Mai Đình Yên, Vũ Trung Trạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiêm, 1979. Ngư
loại học. Nhà xuất bản Trung học và Đại học chuyên nghiệp, Hà nội, 300
trang.
2.2 Một chương trong quyển sách
Ví dụ:
2
Tên tác giả, người biên tập (nếu có), năm xuất bản. Tựa sách (Tên
người dịch nếu là sách dịch). Lần tái bản (nếu có),
nhà xuất bản, nơi
xuất bản(thành phố, quốc gia), số trang đã tham khảo (hoặc số trang
của quyển sách nếu tham khảo toàn bộ )
Tên tác giả của chương (nếu sách nhiều người viết), năm xuất bản. Tên
chương. Tên sách (Tên tác giả chủ biên). Nhà xuất bản, nơi xuất bản,
số trang được tham khảo.
Hemsworth P.H., 1990. Mating Management. In Pig Production in
Australia (Eds.J.A.A.Gardner, A.C. Dunking and L.C. Lloyd).

Butterworth, London, England, pp. 245-257.
2.3 Bài báo đăng trên tạp chí khoa học
Ví dụ:
El-Hassanin A.S., Labib T.M., and Gaber I.E., 1993. Effect of vegetation
Cover and slop on runoff and soil losses from the watershed of Burundi.
Agriculture, Ecosystems and Environment 43:301-308.
2.4 Tập san báo cáo hội nghị khoa học
Ví dụ:
Svánchez M.D., 1998. Feed, animal waste and nutrient balances. In
Proceedings of the Regional Workshop on Area-Wide Intergration of
Crop-Livestock Activities, Bangkok, Thailand, 18-20 June 1988. ( Eds.
Y.W.Ho &Y.K. Chan). FAO/RAP, Thailand, pp. 47-53
2.5 Luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ , tiến sĩ
Ví dụ:
Adhiri P.H., 1990. Physi-morphological responses of upland rice to
shade. MSc. Thesis, University of the Philippines Los Banoss,
Philippines.
Trần Huyền Công, 1994. Một số đặc điểm sinh học của cá lóc bông
(Channa micropeltes). Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Thủy sản, Đại học
Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
2.6 Ấn phẩm của hiệp hội , tổ chức
Ví dụ:
American Society of Agronomy, 1988. Publications handbook and style
manual.American Society of Agronomy, Madison, WI., 500 pages.
2.7 Tài liệu tham khảo từ hệ thống Internet
3
Tên tác giả, năm xuất bản. Tên bài báo. Tên tạp chí Volume (số tạp
chí): số trang được tham khảo.
Tên tác giả, năm xuất bản. Tên bài báo cáo. Tên tập san, địa điểm,
ngày tổ chức hội nghị. Tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang của

bài báo cáo.
Tên tác giả, năm hoàn thành. Tên đề tài luận văn. Loại luận văn, tên
ngành, tên trường, thành phố, tên nước.
Tên hiệp hội hoặc tổ chức, năm xuất bản. Tên ấn phẩm. Số trang.
Tên tác giả, “Tên tài liệu”, tên cơ quan, tháng năm truy cập. Đường
dẫn truy xuất.
Ví dụ:
Anklesaria F., McCahill M., Linder P., Johnson D., Torey., and Alberti
B., “The Internet Gopher Protocol (a distributed document search and
retrieval protocol)”, RFC 1436, University of Minnesota, March 1993.
<URL:ftp:/ds.internic.net/rfc/rfc 1436.txt; type=a>
3. Quy cách trích dẫn tài liệu
Có hai kiểu trích dẫn thường được sử dụng: trích dẫn nguyên văn và trích dẫn
diễn giải
3.1 Trích dẫn nguyên văn
Là sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng được trình
bày như sau:
- Nếu là đồng tác giả thì tên hai tác giản nối với nhau bằng liên từ “và”
( lưu ý không dùng dấu “&”)
- Nếu nhiều hơn hai tác giả chỉ cần nêu tên tác giả thứ nhất sau đó là cụm
từ “ và ctv ”.
3.2 Trích dẫn diễn giải
Diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ
ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Trình bày như sau:
Nếu cùng một tài liệu nhưng nhiều hơn một tác giả thì trình bày như 3.1.
4. Phụ lục
Nếu có nhiều phụ lục cần đánh số thứ tự bằng số Arập.
Ví dụ: Phụ lục 1, Phụ lục 2 …
4
“Câu trích dẫn” (Tên tác giả, năm xuất bản: trang-trang)

Ý diễn giải (không cần dấu ngoặc kép) (Tên tác giả 1, năm xuất bản 1;
Tên tác giả 2, năm xuất bản 2;…)
B. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề cương chi tiết của một đề tài nghiên cứu khoa học gồm 4 phần chính: Phần Giới
thiệu, phần Thuyết minh, phần Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục. Nội dung trong mỗi
phần cụ thể như sau:
PHẦN GIỚI THIỆU
1. Tên đề tài
2. Loại đề tài (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng hay nghiên cứu triển khai)
3. Lĩnh vực khoa học (Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, Khoa học xã hội và nhân văn,
Khoa học công nghệ, Khoa học giáo dục, Khoa học nông –lâm–ngư nghiệp, Khoa
học kinh tế-tài chính)
4. Tên chủ nhiệm đề tài, học hàm, học vị, chức vụ, điện thoại, đơn vị công tác
5. Tên các cán bộ phối hợp, đơn vị công tác
6. Thời gian thực hiện đề tài: (từ tháng năm đến tháng năm)
7. Cơ quan chủ trì đề tài
8. Đơn vị chủ quản đề tài
PHẦN THUYẾT MINH
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
5. Điểm mới của đề tài
6. Dự kiến kết quả đóng góp
6.1 Về ý nghĩa (phương diện khoa học, đào tạo, phát triển kinh tế xã hội)
6.2 Về sản phẩm (thuộc dạng nào sau đây)
- Dạng 1: Mẫu, sản phẩm hàng hóa, vật liệu, thiết bị máy móc, giống cây trồng
vật nuôi, khác…
- Dạng 2: Nguyên lý ứng dụng, tiêu chuẩn, quy phạm, phần mềm máy tính,

bảng vẽ thiết kế, quy trình công nghệ, khác…
- Dạng 3: Sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu, báo cáo phân tích, tài liệu dự báo, đề án
qui hoạch, luận chứng kinh tế, khác…
- Dạng 4: Sách chuyên khảo, kết quả tham gia đào tạo sau đại học, sản phẩm
đăng ký sở hữu trí tuệ, khác…
II. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
1. Các nội dung nghiên cứu chính
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
STT Thời gian ( từ tháng năm đến
tháng năm)
Nội dung các bước Dự kiến kết quả đạt
được
5
IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ ( nếu là đề tài cấp trường)
TT Liệt kê chi tiết các khoản
chi
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1.Vật tư, thiết bị,
hóa chất thí
nghiệm, nguyên
vật liệu
( không bao gồm
tài sản cố định)
2. Công tác phí,
chi phí điều tra:
3. Thuê khoán
chuyên môn:
4. Văn phòng
phẩm, mua tài

liệu, dịch tài liệu.
in ấn hoàn chỉnh
công trình:
5. Chi phí hội
nghị, hội thảo,
nghiệm thu đánh
giá công trình và
chi khác:
Tổng cộng
Bằng chữ :
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Duyệt của HĐKH Trường Chủ nhiệm đề tài
6
C. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. BỐ CỤC CHUNG
Một báo cáo kết quả NCKH phải thể hiện được 4 phần chính: Phần Khai tập, phần
Nội dung chính, phần Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục. Nội dung trong mỗi phần trình
bày theo trình tự sau:
II. PHẦN KHAI TẬP
1. Lời cám ơn (không bắt buộc)
Là lời cảm tạ dến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đỡ đầu, giúp đỡ tác giả hoàn
thành công trình nghiên cứu của mình.
2. Lời nói đầu
Trình bày vắn tắt bối cảnh, lý do chọn đề tài và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực
tiễn của đề tài.
3. Mục lục
4. Danh sánh bảng, biểu đồ (nếu có)
7
(Phần khai tập)

Lời cám ơn
Lời nói đầu
Mục lục
Danh sách bảng-biểu đồ
Ký hiệu – Chữ viết tắt
(Phần nội dung chính)
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Điểm mới của đề tài
(Cơ sở lý luận)
CHƯƠNG 1
(Kết quả nghiên cứu)
CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
…………
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5. Ký hiệu và chữ viết tắt (nếu đề tài sử dụng nhiều ký hiệu và từ viết tắt). Liệt kê
theo thứ tự chữ cái.
III. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Được trình bày theo các nội dung sau:
1. Mở đầu
Là phần trình bày tổng quan các vấn đề sau: lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên

cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, điểm mới của đề tài.
2. Cơ sở lý luận
Trình bày thành một chương, cô đọng về: cơ sở lý thuyết, lý luận có liên quan,
phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu.
* Lưu ý: Phần cơ sở lý luận có số trang chiếm không quá 40% số trang của
toàn báo cáo.
3. Kết quả nghiên cứu
Trình bày thành một hay nhiều chương thể hiện nội dung nghiên cứu và các
kết quả đạt được. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả đạt được.
4. Kết luận, kiến nghị
Kết luận về kết quả chính của đề tài, điểm mới mà đề tài đạt được, hướng mở
rộng, nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Các kiến nghị cần thiết.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quy cách trình bày theo mục III phần A.
V. PHỤ LỤC
Quy cách trình bày theo mục II phần A.
8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU
TÊN KHOA
TỔ BỘ MÔN
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP ___________
TÊN ĐỀ TÀI
TÊN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
BẠC LIÊU, THÁNG / NĂM
9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU
TÊN KHOA
TỔ BỘ MÔN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP ___________
TÊN ĐỀ TÀI
TÊN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
BẠC LIÊU, THÁNG / NĂM
10

×