Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích vai trò của nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ trong hệ thống nguồn của luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.85 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................2
1. Nguồn luật quốc tế..........................................................................2
1.1. Khái niệm................................................................................... 2
1.2. Các loại nguồn của luật quốc tế................................................3
2. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và vai trò của
nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ trong hệ thống
nguồn của luật quốc tế.........................................................................3
2.1. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ..................3
2.2. Vai trò của nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
4
KẾT LUẬN..............................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................8


MỞ ĐẦU
Trong đời sống quốc tế hiện nay, bên cạnh quốc gia- chủ thể đầu tiên
và cơ bản của Luật Quốc tế, thì sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức
quốc tế liên chính phủ ngày càng đóng vai trò quan trọng là trung tâm phối
hợp hành động nhằm bảo vệ lợi ích của các thành viên. Trong q trình
hoạt động tổ chức quốc tế liên chính phủ thơng qua các nghị quyết, quyết
định để từ đó, các tổ chức quốc tế liên chính phủ có thể thực hiện được các
hoạt động chức năng của mình. Khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng trong
việc hoạt động của tổ chức, các nghị quyết này cịn có ý nghĩa quan trọng
trong hệ thống nguồn của luật quốc tế. Em xin lựa chọn đề bài số 03 để tìm
hiểu và chứng minh cho điều đó: “Phân tích vai trị của nghị quyết của tổ
chức quốc tế liên chính phủ trong hệ thống nguồn của luật quốc tế”.


NỘI DUNG


1. Nguồn luật quốc tế
1.1. Khái niệm
Theo nghĩa hẹp, nguồn của luật quốc tế là những hình thức chứa
đựng hay biểu hiện sự tồn tại của các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật
quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở
tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể của
luật quốc tế với nhau.
Theo nghĩa rộng, nguồn của luật quốc tế không chỉ bao gồm các hình
thức chứa đựng hoặc biểu hiện sự tồn tại của các nguyên tắc, các quy
phạm pháp luật quốc tế mà còn bao gồm tất cả những yếu tố là nguồn gốc
hình thành các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế.
1.2. Các loại nguồn của luật quốc tế
Theo Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án cơng lý quốc tế có thể xác
định 5 loại guồn của luật quốc tế, bao gồm: Điều ước quốc tế; Tập quán
quốc tế; Nguyên tắc pháp luật chung; Phán quyết của cơ quan tài phán
quốc tế; Học thuyết về luật quốc tế.
Thực tiễn áp dụng luật quốc tế còn thừa nhận sự tồn tại của một số
nguồn khác chưa được đề cập đến tại Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tịa án
cơng lý quốc tế, bao gồm: Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính
phủ; Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.
Vậy, căn cứ theo Khoản 1 Điều 38 Quy chế tòa án quốc tế và thực
tiễn thì nguồn của Luật quốc tế có hai loại là nguồn cơ bản và nguồn bổ


trợ, trong đó nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ là nguồn bổ
trợ của hệ thống nguồn luật quốc tế.
2. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và vai trị
của nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ trong hệ
thống nguồn của luật quốc tế
2.1. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ

Là một trong những chủ thể của luật quốc tế, tổ chức quốc tế liên
chính phủ là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập có chủ quyền,
được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với Luật
Quốc tế hiện đại, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu
tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng mục đích và
tơn chỉ của tổ chức.
Các văn kiện của tổ chức quốc tế liên chính phủ có giá trị hiệu lực
khơng đồng nhất, bao gồm các nghị quyết có hiệu lực bắt buộc và nghị
quyết không bắt buộc đối với các thành viên. Rất nhiều nghị quyết của tổ
chức quốc tế là kết quả của thỏa thuận giữa các thành viên. Quá trình thỏa
thuận này diễn ra trên cơ sở quy chế tương ứng của tổ chức và đưa đến kết
quả là hình thành các nghị quyết có tính chất khuyến nghị (loại trừ những
nghị quyết bắt buộc của tổ chức đó).1
2.2. Vai trị của nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính
phủ
Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ là phương tiện bổ trợ
nguồn của luật quốc tế. Khi Tòa án quốc tế được thành lập, nhiều nội dung
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, nxb cơng an nhân dân, 2020, tr.30.


của Quy chế pháp viện thường trực đã được chuyển tải vảo Quy chế của
Tòa là các nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Trong đó
gồm có các nghị quyết có tính quy phạm và các nghị quyết có tính khuyến
nghị.
Nghị quyết có tính quy phạm là nghị quyết có tính bắt buộc đối với
các thành viên. Thường liên quan đến cơ cấu tổ chức, hoạt động, nghĩa vụ
đóng góp tài chính của các quốc gia thành viên. Những quy định có tính
bắt buộc được đề cập đến trong chính quy chế của mọi tổ chức quốc tế.
Như vậy, nó là nguồn của luật quốc tế, nhưng không phải là nguồn của luật
quốc tế chung mà là của luật tổ chức quốc tế. Có giá trị bắt buộc đối với

từng tổ chức quốc tế, cơ quan và thành viên của nó.
Nghị quyết mang tính khuyến nghị: các nghị quyết khuyến nghị của
Đại hội đồng Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế khác nhau là văn kiện quốc
tế, trong đó định hướng, chủ trương, biện pháp giải quyết từng vấn đề nhất
định mang tính thời sự của đời sống quốc tế hoặc tuyên bố về nguyên tắc
giải quyết vấn đề nào đó. Tự bản thân các nghị quyết này chỉ mang tính
khuyến nghị mà khơng sinh ra quy phạm pháp lý, khơng có hiệu lực pháp
lý bắt buộc các quốc gia phải tuân theo. Các nghị quyết hình thành ngày
càng nhiều và có vai trị quan trọng trong việc làm cơ sở viện dẫn, hình
thành, áp dụng, giải thích, làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật quốc tế.
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ có ý nghĩa quan
trọng trong q trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm
điều ước. Ngày nay nhiều tổ chức quốc tế đóng vai trị rất quan trọng trong
q trình kí kết điều ước quốc tế. Tổ chức quốc tế có thể đưa ra sáng kiến


kí kết điều ước về những vấn đề quốc tế để các nước thành viên xem xét
và quyết định việc kí kết hoặc phê chuẩn. Ví dụ, Cơng ước về quyền ưu
đãi và miễn trừ của Liên hợp quốc (năm 1946), Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982, sau khi đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua, được đưa ra để các nước thành viên kí và phê chuẩn.
Theo Hiến chương Liên hợp quốc, Đại hội đồng Liên hợp quốc có
quyền thơng qua hai loại quyết định có giá trị khác nhau. Đại hội đồng chỉ
có quyền thơng qua quyết nghị có tính chất bắt buộc về một số vấn đề rất
hẹp, chủ yếu thuộc về tổ chức và tài chính của Liên hợp quốc. 1 Còn đối
với tất cả các vấn đề khác thuộc lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Liên hợp
quốc, Đại hội đồng chỉ có quyền thơng qua kiến nghị. 2 Hai loại văn bản
trên khác nhau cơ bản ở chỗ quyết nghị có giá trị pháp lí bắt buộc đối với
quốc gia thành viên và do đó, làm phát sinh trực tiếp quyền và nghĩa vụ
pháp lí, cịn kiến nghị chưa có giá trị pháp lí bắt buộc, mà mới chỉ là

nguyện vọng của Liên hợp quốc và đề nghị các quốc gia thành viên chấp
nhận. Kiến nghị chỉ làm phát sinh hậu quả pháp lí khi nào đã được các
quốc gia thành viên chấp nhận, thông qua việc đăng kí và phê chuẩn, tùy
theo sự quy định cụ thể về thủ tục trong từng trường hợp.
Như vậy, Liên hợp quốc cũng như bất kì cơ quan hoặc tổ chức quốc
tế nào đều khơng có quyền đặt ra pháp luật để bắt buộc các tổ chức quốc tế
khác phải tuân theo. Cho nên nghị quyết của các tổ chức quốc tế ở mức độ
mới được các tổ chức quốc tế thông qua, vẫn chưa đủ điều kiện trở thành
nguồn của luật quốc tế. Trong những điều kiện nhất định, những điều qui
1 Điều 10 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.
2 Điều 18 hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.


định trong các nghị quyết của tổ chức quốc tế hoặc những nguyên tắc,
những tư tưởng, những ý kiến,.... ghi trong đó, có thể làm tiền đề cho sự
hình thành tập quán quốc tế sau này. Điều này rất dễ xảy ra, khi những quy
định hoặc những nguyên tắc, tư tưởng,... đó được các quốc gia áp dụng
trong thực tiễn như một qui tắc xử sự chung, bắt buộc và trong thời gian
lâu dài.
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ có ý nghĩa quan
trọng trong q trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm tập
quán. Thông thường nếu như các nghị quyết của Liên hợp quốc trong
nhiều năm đều tập trung thống nhất quyết định về một vấn đề và tất cả các
quốc gia đều hành động theo qui tắc này, khi đó có thể nói đến sự hình
thành quy phạm mới của luật tập quán. Loại quy phạm này thường được
hình thành trong lĩnh vực duy trì hịa bình và an ninh quốc tế cũng như
trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trong thực tiễn có rất nhiều quy
phạm tập quán hình thành từ con đường nghị quyết của Liên hợp quốc. Ví
dụ, câu hỏi đặt ra là những hành vi nào của một quốc gia được coi là tấn
công vũ trang để từ đó quốc gia khác thực hiện quyền tự vệ chính đáng đã

được làm sáng tỏ trong Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số
3314 (XXIX) ngày 14 tháng 12 năm 1974. Nghị quyết đã chỉ rõ hành vi
xâm lược là các hành vi của quốc gia này sử dụng bất hợp pháp lực lượng
vũ trang tấn công vào lãnh thổ quốc gia khác, cũng như bất kì sự bao cây
phong tỏa nào bằng lực lượng vũ trang chống lại quốc gia ấy. Như vậy,
việc các quốc gia đồng tình với Nghị quyết trên đây của Đại hội đồng Liên
hợp quốc về Định nghĩa xâm lược đã thể hiện sự thừa nhận hiệu lực thực


tế của Nghị quyết, để từ đó các quốc gia hành động theo những chuẩn mực
được qui định trong Nghị quyết. Chừng nào Nghị quyết này chưa phải là
điều ước quốc tế thì việc các quốc gia hành động theo những chuẩn mực
của nó chính là sự thừa nhận quy phạm tập quán quốc tế mới hình thành. 1
Từ thực tiễn Tịa án quốc tế Liên hợp quốc, đơi khi nghị quyết của tổ chức
quốc tế được coi là bằng chứng của luật tập quán. Điều này được thể hiện
rõ ràng trong thực tiễn tòa án quốc tế của Liên hợp quốc, bởi vì trong
nhiều trường hợp Tịa có nhiệm vụ phải xác định rõ đâu là quy phạm tập
quán của luật quốc tế liên quan đến việc giải quyết tranh chấp giữa các
quốc gia.

KẾT LUẬN
Có thể nói, các nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ đã
và đang đóng vai trị ngày càng quan trọng hệ thống nguồn của luật quốc
tế. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế của Việt Nam, chúng ta đã có sự vận
dụng thành công các quy phạm điều ước và quy phạm tập quán quốc tế,
nhiều trong số có nguồn gốc và được viện dẫn áp dụng từ các nghị quyết
của tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, ASEAN,... và nền ngoại giao nước
nhà đã thu được nhiều thành quả đáng tự hào.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, nxb công an
nhân dân.
1 />

2. TS. Nguyễn Thị Hồng Yến – TS. Lê Thị Anh Đào, Hướng dẫn môn
học Công pháp quốc tế, nxb lao động.
3. Hiến chương Liên hợp quốc
4.

/>
5.

/>


×