Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Pháp luật về thu hồi đất ở việt nam và liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.12 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

---0-0---

Jung Min Gyeong
Lớp: K64A
MSV: 19061425

BÀ I TẬP TIỂU LUẬN
MÔ N PHÁ P LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI - MÔI TRƯỜNG

ĐỀ BÀ I: Pháp luật về thu hồi đất ở Việt Nam? Liên hệ thực
tế?

Thực hiện:
Tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Ngày sinh:
Mã lớp học phần:
Giảng viên giảng dạy: TS. Lê Kim Nguyệt

Hà Nội - Năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁ I QUÁ T VỀ PHÁ P LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT................1
1.1. Khái niệm.............................................................................................................1


1.2. Các trường hợp thu hồi đất.........................................................................2
1.2.1. Thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh........................................2
1.2.2. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng
cộng.............................................................................................................2
1.2.3. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai..........................................2
1.2.4. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện
trả lại đất, có nguy cơ đe doạ tính mạng con người...............................3
1.3. Thẩm quyền thu hồi đất.............................................................................. 4
CHƯƠNG 2: BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
ĐẤT......................................................................................................................4
2.1. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đấ................................. 4
2.2. Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất....5
2.3. Những bất cập trong thu hồi đất........................................................................6
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 7
TÀ I LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 8


MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ Lê Kim Nguyệt vì đã dạy
chúng tơi một cách tâm huyết và chu đáo, giúp chúng tơi có thể mở rộng tư duy
và kiến thức về môn học này và học một cách dễ hiểu nhất.
I. Lý do chọn đề tài
Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành
nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự
bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất. Trong
khi đó, quan hệ pháp luật đất đai sẽ chấm dứt thông qua các quyết định của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền về thu hồi đất.
Về nguyên tắc, cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giao đất thì cơ quan
đó có thẩm quyền thu hồi đất. Tuy Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2014) quy định cụ thể, đầy đủ các nội dung liên quan đến quyền, nghĩa

vụ của người sử dụng đất, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhưng vẫn cịn
gặp phải ít nhiều khó khăn trong việc thực hiện thu hồi đất.

II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích: i) Nắm rõ khái niệm và thẩm
quyền thu hồi đất; ii) Tìm hiểu các trường hợp thu hồi đất và bồi thường đất khi
Nhà nước thu hồi đất.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là Luật Đất đai 2013 và các
văn bản pháp luật có liên quan.

3


CHƯƠNG 1: KHÁ I QUÁ T VỀ PHÁ P LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT
1.1. Khái niệm
“Thu hồi đất”, hiểu theo khái niệm được quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật
Đất đai 2013 là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng
đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Đây là văn bản hành chính c ủa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai để phục vụ lợi
ích nhà n ước, của xã hội hoặc xử lý hành chính hành vi vi p hạm pháp luật đất
đai
của người sử dụng đất. Nhà nước chính là chủ thể có quyền và trách nhiệm về đất
đai, Nhà nước có quyền quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất theo quy định tại
khoản 4 Điều 13 Luật Đất đai 20131.
1.2. Các trường hợp thu hồi đất
Theo Luật Đất đai 2013 có quy định về 04 trường hợp thu hồi đất, cụ thể:
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; Thu
hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy

cơ đe doạ tính mạng con người.
1.2.1. Thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh trong các trường hợp
như sau: Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; Xây dựng căn cứ qn sự; Xây dựng
cơng trình phịng thủ quốc gia, trận địa và cơng trình đặc biệt về quốc phòng, an
ninh; Xây dựng ga, cảng quân sự; Xây dựng cơng trình cơng nghiệp, khoa học và
cơng nghệ, văn hoá, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; Xây dựng
kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ
khí, bãi hu ỷ vũ khí; Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà
an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ
trang nhân dân; Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phịng, Bộ
Cơng an quản lý.
1.2.2. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
4


Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng
cộng trong các trường hợp như sau: Thực hiện các dự án quan trọng của quốc gia
do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; Thực hiện các dự án
do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất; Thực
hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất.
1.2.3. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai trong các trường hợp
như sau: Sử dụng đất không đúng mục đích dã được Nhà nước giao, cho th, cơng
nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạm vi phạm hành chính v ề hành vi sử dụng
đất khơng đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm; Người sử dụng đất cố ý huỷ hoại đất;
Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; Đất
không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai mà nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho; Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn,
chiếm; Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai

2013 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; Người sử dụng
đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạm vi phạm hành
chính mà khơng ch ấp hành; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời
hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18
tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử
dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so
với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa
đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia
hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời
gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì
Nhà nước thu hồi đất mà khơng bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ
trường hợp do bất khả kháng.
1.2.4. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả
lại đất, có nguy cơ đe doạ tính mạng con người
5


Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự
nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người như sau: Tổ chức được
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể,
phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc khơng cịn nhu cầu sử dụng đất; người sử
dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển
đi nơi khác, giảm hoặc khơng cịn nhu cầu sử dụng đất; Cá nhân sử dụng đất chết
mà không có người thừa kế; Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; Đất được Nhà
nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn; Đất ở trong khu vực bị
ơ nhiễm mơi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; Đất ở có nguy cơ sạt
lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người2.

1.3. Thẩm quyền thu hồi đất
Với trách nhiệm quản lý toàn bộ vốn đất đai trên phạm vi cả nước, Nhà
nước đã thực hiện chính sách thu h ồi đất để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế,
giữ gìn an ninh quốc phịng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất nào thì có
thẩm quyền thu hồi đất đó. Theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 có quy
định thẩm quyền thu hồi đất. Đây chính là minh chứng thể hiện quyền lực Nhà
nước trong hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai3. Bằng quyết định giao đất,
thu hồi đất mà Nhà nước thể hiện quyền lực tối cao về định đoạt đất đai của đại
diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể:
-

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất: Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn
giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, tổ chức nước ngồi có chức năng
ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, trừ trường hợp quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013; Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ
đất cơng ích của xã, phường, thị trấn.

-

Uỷ ban nhân dân cấp huyện thu hồi đất: Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư; Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

-

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
6



thu hồi đất hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi
đất4.

CHƯƠNG 2: BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
ĐẤT
2.1. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Nếu người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện được bồi
thường theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường. Việc bồi
thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất
thu hồi, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất
cụ thể của loại đất thu hồi do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm
quyết định thu hồi đất. Cạnh đó, việc bồi thường thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ,
khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật5.

2.2. Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất
Về nguyên tắc, người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi
thường theo quy định của Luật Đất đai nếu có đủ điều kiện được bồi thường. Tuy
thiên, Luật Đất đai cũng quy định một số trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà
không phải bồi thường về đất và trường hợp thu hồi đất không phải bồi thường tài
sản gắn liền với đất. Cụ thể:
1) Trường hợp thu hồi đất mà không phải bồi thường về đất:
-

Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật Đất đai (các trường hợp
không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất
cịn lại khi Nhà nước thu hồi đất): Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử
dụng đất, trừ trường hợp đất nơng nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình,
cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này (Hộ gia đình, cá nhân trực
tiếp sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao
đất nông nghiệp trong hạn mức quy định); Đất được Nhà nước giao cho tổ chức

thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê
7


đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp
hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có
cơng với cách mạng; Đất nơng nghiệp thuộc quỹ đất cơng ích của xã, phường,

thị trấn; Đất nhận khốn để sản xuất nơng lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm
muối6.
-

Đất được Nhà nước giao để quản lý: Theo Điều 8 Luật Đất đai 2013, Nhà nước
giao đất cho tổ chức hoặc cộng đồng dân cư quản lý, khi thu hồi sẽ không được
bồi thường về đất. Cụ thể như Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất
để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các
hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư; Tổ chức được giao quản
lý đất có mặt nước của các sơng và đất có mặt nước chun dùng; Đất được
giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý sử dụng vào mục đích cơng
cộng và đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý khi thu hồi sẽ không được
bồi thường về đất.

-

Đất thu hồi trong các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật và thu hồi đất
do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ
đe dọa tính mạng con người (quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d
khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai).


-

Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai.
Trừ trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1/7/2004 mà người sử
dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khơng đủ điều kiện cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì được bồi
thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường
khơng vượt q hạn mức giao đất nông nghiệp.

2.3. Những bất cập trong thu hồi đất
Mặc dù Nhà nước đã đặt ra cơ chế thu hồi đất, nhưng không rõ ràng giữa
thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng với
việc thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích thuần túy của chủ đầu tư. Do
8


vậy, khi triển khai trên thực tế đã phát sinh rất nhiều khó khăn, vướng mắc và hạn
chế, khơng nhận được sự đồng thuận cao của người có đất bị thu hồi. Chính vì v ậy,

9


việc tách bạch mục đích thu hồi đất sử dụng để phục vụ lợi ích quốc gia và cơng
cộng ra khỏi mục đích phát triển kinh tế xã hội thuần tuý sẽ rất thuận lợi cho các
chủ đầu tư khi thực hiện các dự án, cơng trình s ản xuất kinh doanh mà phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt và cho người đang sử dụng đất.
Trong khi đó, nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi là bồi

thường theo giá thị trường, nhưng trên thực tế việc xác định theo giá thị trường rất
khó. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải đảm bảo được sự hài hồ lợi ích của các
bên Nhà nước, chủ đầu tư, doanh nghiệp và người sử dụng đất bị thu hồi. Công tác
đền bù bồi thường giải phóng mặt bằng cần phải linh hoạt và kịp thời, thực hiện
theo đúng nguyên tắc chia sẻ lợi ích của người được đất và người có đất bị thu hồi.


KẾT LUẬN
Sau những năm triển khai thực hiện Luật Đất đai 2013 và Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đất đai trong thực tiễn thì chúng ta vẫn cịn thấy một số hạn chế, khó
khăn, bất cập trong công tác thu hồi đất như là một số địa phương do hiểu và áp
dụng không thống nhất các quy định của pháp luật về thu hồi đất, ban hành các
quyết định hành chính thi ếu cơ sở pháp lý dẫn đến tình tr ạng tranh chấp, khiếu nại
về đất đai do thu hồi đất, không nhận được sự đồng thuận cao của người có đất bị
thu hồi, v.v...
Vì đất đai luôn là một vấn đề rất phức tạp, được sự quan tâm của toàn xã hội,
liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội, cần lưu ý một vài nguyên tắc
rất cơ bản như việc sửa đổi Luật đất đai phải đảm bảo đồng bộ với các luật có liên
quan, phải bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Việc thu hồi đất, bồi
thường, tái định cư phải bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người dân và
doanh nghiệp và bảo đảm cuộc sống người dân phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.


TÀ I LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành về một số điều
của Luật Đất đai (2014)

2. PGS.TS.GVCC. Doãn Hồng Nhung (2018), Giáo trình Lu ật Đất đai, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội


3. Quốc hội (2013), Luật Đất đai



×