Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Triết học mác lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.35 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
__________

BÀI TẬP LỚN
Mơn: Triết học Mác – Lênin
Đề 2: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin. Chứng minh năng lượng là vật
chất.

Họ và tên: Lê Thủy Vân
Lớp: THMLN_33
Mã SV: 11216190

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
NỢI DUNG...............................................................................................................3
I.

Lí luận về định nghĩa vật chất của Lênin..................................................3
1. Định nghĩa vật chất........................................................................................3
2. Nội dung........................................................................................................5
3. Ý nghĩa..........................................................................................................6

II.

Vận dụng chứng minh: Năng lượng là vật chất........................................7


1. Khái quát về năng lượng................................................................................7
2. Đặc điểm của năng lượng..............................................................................8
KẾT LUẬN.............................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................11

LỜI MỞ ĐẦU
1


Kế thừa những tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen và những thành tựu khoa
học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa duy tâm, V.I. Lênin đã định nghĩa: "Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác". Định nghĩa bao hàm ba nội dung cơ bản và đã giải đáp được 2 vấn
đề quan trọng.
Năng lượng là nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại
trên Trái Đất. Con người đã khám phá ra nguồn năng lượng đầu tiên từ hàng trăm
nghìn năm trước và cho đến hiện tại, chúng ta vẫn đang không ngừng tìm kiếm và
khám phá những nguồn năng lượng khác. Dựa vào định nghĩa vật chất của Lênin,
có thể thấy rằng năng lượng có những đặc điểm và biểu hiện thuộc về phạm trù vật
chất.
Vì vậy, em đã chọn đề tài bài tập lớn Triết học số hai: “Phân tích định nghĩa
vật chất của Lênin. Chứng minh năng lượng là vật chất.”

2


NỢI DUNG
I.


Lí luận về định nghĩa vật chất của Lênin
1. Định nghĩa vật chất
Các nhà triết học trước C. Mác tuy đã có những quan niệm về vật chất nhưng

vẫn còn hạn chế. Các nhà triết học duy tâm, cả khách quan và chủ quan, từ thời cổ
đại đến hiện đại buộc phải thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế
giới nhưng lại phủ nhận đặc tính tờn tại khách quan của vật chất. Các nhà duy vật
thời cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể của nó và xem chúng là
khởi nguyên của thế giới, tức quy vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính
đang tờn tại ở thế giới bên ngoài, chẳng hạn, nước, lửa, không khí…. Các nhà chủ
nghĩa duy vật thời cận đại đã chứng minh được sự tồn tại thực sự của nguyên tử
làm cho quan niệm về vật chất được củng cố thêm. Nhưng vì chưa thoát khỏi
phương pháp tư duy siêu hình nên họ thường đồng nhất vật chất với khối lượng, coi
những định luật cơ học như những điều tuyệt đối khơng thể thêm bớt và giải thích
mọi hiện tượng của thế giới theo những chuẩn mực thuần túy cơ học; xem vật chất,
vận động, không gian, thời gian như những thực thể khác nhau, không có mối liên
hệ nội tại với nhau…. Các nhà triết học thời kỳ này vẫn không thể làm thay đổi căn
bản cái nhìn cơ học về thế giới, điều đó chưa đủ để dẫn đến một định nghĩa hoàn
toàn mới về phạm trù vật chất. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, không ít nhà khoa
học và triết học đứng trên lập trường duy vật tự phát, siêu hình đã hoang mang, dao
động, hoài nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật; chủ nghĩa duy tâm trong một
số khoa học đã tấn công và phủ nhận quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật;

3


một số nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình sang
chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng rất quan trọng về vật chất

để có thể đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri và sự phê phán
chủ nghĩa duy vật siêu hình. Để có một quan niệm đúng đắn về vật chất, theo Ph.
Ăngghen, cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa vật chất với tính cách là mợt phạm
trù triết học, là sự sáng tạo, là cơng trình trí óc của tư duy con người trong quá trình
phản ánh hiện thực chứ không phải là sản phẩm chủ quan của tư duy. Đồng thời,
Ph. Ăngghen cũng chỉ ra rằng, các sự vật, hiện tượng của thế giới dù rất đa dạng và
phong phú nhưng chúng vẫn có mợt đặc tính chung, thống nhất, đó là tính vật chất
– tính tờn tại, đợc lập không lệ thuộc vào ý thức.
Trên cơ sở của những tư tưởng đó, V.I. Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện
những thành tựu mới nhất của khoa học, đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ
nghĩa duy tâm. Đồng thời, Lênin đã tìm kiếm phương pháp định nghĩa mới cho
phạm trù vật chất thông qua khái niệm đối lập với nó trên phương diện nhận thức
luận cơ bản, nghĩa là phải định nghĩa vật chất thông qua ý thức. Với phương pháp
nêu trên, V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một
phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”.
Ở định nghĩa này, V.I. Lênin phân biệt hai vấn đề quan trọng:


Thứ nhất là phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các

quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và tính chất của các đối tượng các
dạng vật chất khác nhau. Đối với các đối tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể
nghiên cứu thì chúng đều có giới hạn, có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái
4


khác. Còn vật chất với tư cách là phạm trù triết học dùng chỉ vật chất nói chung, vô
hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi. Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung

về vật thể, không thể đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của vật
chất như các nhà duy vật trong thời kì trước đã làm.


Thứ hai, tḥc tính khách quan là đặc trưng quan trọng nhất để nhận

biết đâu là vật chất, đâu không phải là vật chất trong nhận thức luận. Khách quan,
theo V.I. Lênin là "cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con
người". Trong đời sống xã hội, vật chất "theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không phụ
thuộc vào ý thức xã hội của con người". Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật
chất không có nghĩa gì khác hơn: "Thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức
con người và được ý thức con người phản ánh".
2. Nội dung
Định nghĩa vật chất của Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau:


Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên

ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức
Khi định nghĩa vật chất là phạm trù triết học chỉ thực tại khách quan, Lênin đã bỏ
qua những đặc điểm riêng lẻ, khác biệt của các sự vật, hiện tượng, mà nêu bật lên
đặc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất có ở tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới
quan. Đó là “thực tại khách quan” – những gì hiện hữu bên ngoài ý thức của con
người. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt đâu là vật chất, đâu không phải là vật
chất. Theo định nghĩa này, phạm trù vật chất bao gồm tất cả những gì tồn tại và
không lệ thuộc vào ý thức. Ý thức của con người không quyết định sự tồn tại của
vật chất dù con người có nhận thức được vật chất đó có tồn tại hay không. Trong
thực tế, ý thức giúp con người cảm nhận được sự tồn tại của vật chất và đưa ra
5



những quyết định đúng đắn hơn trong đời sống hàng ngày. Vật chất mà con người
đang cảm nhận được là những cái đang có sẵn và tồn tại khách quan trong thế giới
này.


Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người

thì đem lại cho con người cảm giác
Vật chất biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể. Khi con
người cảm nhận được sự tồn tại của vật chất là khi đó một trong những giác quan
của con người có cảm giác về màu sắc, kích thước,… của vật chất đó. Những giác
quan này đem đến cho con người những cảm giác khác nhau khi tiếp xúc với
những dạng vật chất khác nhau. Điều đó khẳng định vật chất là cái có trước, là cái
quyết định nguồn gốc và nội dung khách quan của ý thức – cái có sau. Bởi, thực tại
khách quan cho con người cảm giác chứ không phải cảm giác (ý thức) sinh ra thực
tại. Định nghĩa đã giải quyết được một vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường
nhất nguyên duy vật.


Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó

Nguồn gốc của cảm giác là từ thế giới ở bên ngoài, khi sự vật tác động vào giác
quan của con người thì con người có cảm giác về chúng. Bằng các phương thức
nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh ...) con người có thể nhận thức
được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã bác bỏ
thuyết “bất khả tri”, đồng thời chỉ ra rằng, vật chất phải được hiểu là tất cả những
gì tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, không phụ thuộc vào việc sự tồn tại đó con
người đã nhận thức được hay chưa. Từ đó có ý nghĩa định hướng đối với khoa học
trong việc tìm kiếm các hình thức mới của vật thể.


6


3. Ý nghĩa
Định nghĩa của V.I. Lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học


Giải quyết chính xác và triệt để hai mặt vấn đề cơ bản của triết học

trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Khắc phục được tính chất trực quan, máy móc của quan niệm về vật
chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác, đồng thời kế thừa và phát triển được những
tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về vật chất.

Là vũ khí tư tưởng và cơ sở khoa học để đấu tranh chống chủ nghĩa
duy tâm và thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu hiện của
chúng.


Là phương pháp luận đúng đắn cho các nhà khoa học trong nghiên cứu

thế giới vật chất, định hướng, cổ vũ họ tin ở khả năng nhận thức của con người và
tiếp tục đi sâu khám phá những tḥc tính mới của vật chất, tìm ra các phương án
tối ưu nhằm phát triển xã hội, phong phú hơn kho tàng tri thức của nhân loại.


Là cơ sở khoa học, tạo sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng


và chủ nghĩa duy vật lịch sử thành một hệ thống lý luận thống nhất, góp phần tạo
nên nền tảng lý luận khoa học cho việc phân tích một cách duy vật biện chứng các
vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

II. Vận dụng chứng minh: Năng lượng là vật chất
1. Khái quát về năng lượng
Năng lượng là một trong những nhân tố cơ bản của Trái Đất giúp cho nhân
loại sống và tồn tại. Ngay từ những thời kì trước, con người đã biết tận dụng những
7


điều diệu kỳ từ năng lượng để duy trì cuộc sống thường nhật. Con người sử dụng
nhiệt năng (lửa) từ củi để nấu ăn, sưởi ấm, và xua đuổi thú dữ trong rừng. Năng
lượng mặt trời tạo ra ánh sáng, giúp cây cối tổng hợp được chất dinh dưỡng để
phát triển, làm khô quần áo, lương thực ... Thực vật là thức ăn hàng ngày của một
số loài thú. Và năng lượng trong thực vật đó trở thành năng lượng của động vật.
Cứ như thế, năng lượng được truyền từ mắt xích này sang mắt xích khác thơng qua
chuỗi thức ăn. Cơ thể con người chuyển dạng năng lượng từ thức ăn thành năng
lượng của cơ thể để thực hiện những họat động hàng ngày. Vì vậy, năng lượng là
thứ không thể thiếu trong việc duy trì sự sống trên Trái Đất.

2. Đặc điểm của năng lượng


Năng lượng là tài nguyên thiên nhiên, xuất phát chủ yếu từ mặt trời và

lịng đất. Trong đó, năng lượng mặt trời gờm có: năng lượng hóa thạch, bức xạ mặt
trời, năng lượng của các dòng hải lưu, …; năng lượng trong lòng đất có năng lượng
của các chất phóng xạ, núi lửa, …. Từ đó có thể thấy, năng lượng tồn tại khách

quan ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, hoàn toàn khơng phụ tḥc vào ý thức.


Năng lượng giữ vai trị cực kì quan trọng trong cuộc sống, là một

phần tất yếu không thể thiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển và góp
phần nâng cao chất lượng đời sống con người. Trong các hoạt động sống, cơ thể
chúng ta chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để duy trì sự sống. Các năng lượng
từ gió, nước, mặt trời, … phục vụ con người trong đời sống sinh hoạt và sản xuất
hàng ngày như tạo ra điện, sưởi ấm, chế biến thức ăn, … Năng lượng từ núi lửa,
đại dương cũng có thể đem lại rủi ro, thiên tai, ảnh hưởng lớn đến đời sống con
người. Vì vậy, khi năng lượng tác động vào con người sẽ đem lại những biểu hiện
hay cảm giác khác nhau.
8




Nguồn năng lượng đầu tiên được sử dụng là nhiệt năng, con người tạo

ra lửa để nấu ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ. Sau đó, những nguồn năng lượng từ
than đá, gió,… lần lượt được khai thác và ứng dụng trong đời sống hàng ngày.
Bằng nhiều hình thức khác nhau, con người đã khám phá ra nhiều nguồn năng
lượng với mục đích phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, từ đó nâng cao chất
lượng cuộc sống, phát triển nền văn minh nhân loại. Con người chúng ta có thể
nhận thức được về năng lượng, dù còn có những nguồn năng lượng chưa được khai
phá nhưng chúng ta đã, đang và sẽ luôn tìm kiếm những nguồn năng lượng mới đó.


Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, năng lượng không


tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng
khác hay từ vật này sang vật khác. Ví dụ, ở trong ơtơ, năng lượng hóa học trong
nhiên liệu được chủn đổi thành đợng năng của khí nở ra thơng qua quá trình đốt
cháy, đợng năng của khí nở chuyển thành chuyển động thẳng của piston, từ đó trở
thành chuyển động quay của trục khuỷu, … và cuối cùng dẫn đến chuyển động
thẳng của xe.
Như vậy, có thể rút ra:


Năng lượng tồn tại hiện thực, khách quan bên ngoài ý thức và không

phụ thuộc vào ý thức.


Khi năng lượng tác động vào con người thì con người sẽ sinh ra cảm

giác với nó.


Con người có thể nhận thức, tìm kiếm, khám phá năng lượng.



Năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật

khác, không sinh ra và cũng không mất đi.
9



Vậy, chứng minh được rằng: Năng lượng là vật chất.

KẾT LUẬN

Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin bao hàm ba nội dung, đã giải quyết triệt để
hai vấn đề cơ bản của triết học, thể hiện rõ lập trường duy vật biện chứng. Định
nghĩa này ra đời chấm dứt quá trình khủng hoảng của vật lý học thế kỷ XX, có tác
dụng định hướng đối với các nhà khoa học tự nhiên trên cơ sở nhận thức luận duy
vật biện chứng. Cho đến tận ngày nay, các nhà khoa học hiện đại vẫn coi đây là

10


một định nghĩa kinh điển. Một lần nữa, Lênin đã khắc phục toàn bộ sai lầm của các
nhà triết học trước Mác, siêu hình lẫn duy tâm về phạm trù vật chất.
Năng lượng là thứ không thể thiếu trong xuyên suốt kỉ nguyên loài người, ảnh
hưởng lớn đến sự tồn tại của nhân loại, sự phát triển của thế giới. Vận dụng định
nghĩa vật chất của Lênin, chỉ ra được những đặc điểm của năng lượng như: tồn tại
khách quan, đem lại cảm giác cho con người, không sinh ra và cũng không mất đi,
luôn được con người tìm kiếm và khai phá. Và nhận thấy rằng những đặc điểm đó
thuộc về phạm trù vật chất mà Lênin đã định nghĩa. Từ đó, chứng minh được:
Năng lượng là vật chất.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành
cho bậc đại học hệ thống không chuyên lý luận chính trị). Hà Nợi: NXB

Chính trị Quốc gia Sự thật
2. Bợ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật
3.

Intech energy. (2021). Chuyển hóa năng lượng là gì? Ví dụ về chuyển hóa
năng lượng. Truy cập tại: />
4.

Thegioimay. (2020). Khái niệm của năng lượng là gì? Vai trò của năng
lượng với sự sống. Truy cập tại: />
5.

Climateinterpreter. (2020). Why is energy important?. Truy cập tại:
/>
12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×