Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Điều tra về những khó khăn sinh viên năm hai chuyên ngành tiếng Anh của trường Đại học Đà Lạt gặp phải khi học môn Speaking 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.3 MB, 6 trang )

Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018

ĐIỀU TRA VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN SINH VIÊN NĂM HAI
CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
GẶP PHẢI KHI HỌC MÔN SPEAKING 4
Nguyền Thị Uyên Vi - 1412975
Đỗ Ngọc Mỹ Nhi - 1512766
Trương Hoàng Phương Thảo - 1512770

LỚP AVK38 - AVK39, Khoa Ngoại ngữ
1.

MỞ ĐẦU

1.1.

Lý do thực hiện đề tài

Ngày nay, TA đóng một vai trị quan trọng trong xã hội hiện đại vì đây là một trong
những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi và có độ lan tỏa nhanh nhất trên thế giới. (Ethnologue,
2010). Đối với SV chuyên ngành TA tại Khoa Ngoại ngữ của trường Đại học Đà Lạt, mặc dù
có rất nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng Nói, song SV vẫn gặp nhiều khó khăn khi nói TA.
Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu về ý kiến của SV năm thứ hai về những khó khăn
của họ khi học môn S4 và đề xuất một số giải pháp thực tế cho việc học và giảng dạy môn S4
tại Đại học Đà Lạt.
1.2.

Mục đích nghiên cứu

Thơng qua nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu hướng đến mục tiêu tìm hiểu về những
vấn đề các SV năm thứ hai chuyên ngành TA của trường Đại học Đà Lạt đang phải đối mặt


trong khi học môn S4, phần nào chỉ ra một số điểm chưa phù hợp trong phương pháp giảng dạy
nói TA của Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Đà Lạt đối với mơn S4, và tìm hiểu một số đề xuất
của chính SV để giải quyết những khó khăn trong học tập mơn S4.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Khi học mơn S4 do Khoa Ngoại ngữ giảng dạy, SV năm hai chuyên ngành TA
của trường Đại học Đà Lạt gặp phải những khó khăn gì?

Mơn học S4 do Khoa Ngoại ngữ giảng dạy có những điểm nào chưa phù hợp với
SV năm hai chun ngành TA?

Có những đề xuất nào cho việc cải thiện việc học Nói của SV năm hai chuyên
ngành TA của trường Đại học Đà Lạt?

1.4.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn mà SV năm hai chuyên ngành TA của
trường Đại học Đà Lạt gặp phải khi học mơn S4.


Khách thể nghiên cứu: SV năm hai chuyên ngành TA của trường Đại học Đà Lạt.
232


Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018


2.

PHƯƠNG PHÁP

Quần thể nghiên cứu được lựa chọn là SV năm hai, Khoa Ngoại ngữ của trường Đại học
Đà Lạt, những SV đang học môn S4 trong thời gian thực hiện nghiên cứu, mẫu được lựa chọn
là 105 SV năm hai Khoa Ngoại ngữ đến từ tất cả các lớp K40 của Khoa Ngoại ngữ.
2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.1. Khảo sát
Bản khảo sát được gửi đến 105 SV đã chọn gồm 20 câu hỏi về thông tin cá nhân, nhận
xét của SV năm hai Khoa Ngoại ngữ về khả năng và nhu cầu nói TA của chính các bạn, về
những khó khăn SV gặp phải, nhận xét của các bạn về phương pháp và chương trình dạy S4 ở
Khoa Ngoại Ngữ và đề xuất của các bạn.
2.1.2. Phỏng vấn
Trong số 105 SV nói trên, có 5 SV được lựa chọn ngẫu nhiên để được phỏng vấn và tìm
hiểu cụ thể về những khó khăn của các bạn khi học môn S4, những điểm chưa phù hợp của
môn học đối với các bạn, và đề xuất của các bạn để cải thiện việc dạy và học môn S4.
2.1.3. Quan sát
Nhóm những người thực hiện đề tài tiến hành dự giờ, quan sát việc dạy và học môn S4 ở
hai lớp AVK40C và AVK40E để nắm rõ tiến trình dạy và học môn S4 cũng như quan sát thái
độ và khả năng vận dụng ngơn ngữ nói của SV trong và sau giờ học.
2.2.

Quy trình thực hiện

Khảo sát được gửi đến cho 15 SV được chọn ngẫu nhiên của mỗi lớp Anh Văn K40
Khoa Ngoại ngữ. Sau đó được thu thập, thống kê và phân tích. Trong số 105 SV được khảo sát,

trang web Random.org được sử dụng để chọn 5 SV để phỏng vấn và lấy ý kiến mở rộng về
những vấn đề trong bản khảo sát. Nhóm thực hiện nghiên cứu đồng thời tiến hành xin phép và
tham dự giờ học môn S4 của các lớp AVK40C, AVK40E để quan sát thực tế cách dạy và học
của GV và SV.
3.

KẾT QUẢ

3.1. Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu 1 (Khi học môn S4 do Khoa Ngoại ngữ giảng dạy, SV
năm hai chuyên ngành TA của trường Đại học Đà Lạt gặp phải những khó khăn gì?)
Kết quả khảo sát cho thấy, những khó khăn SV hay gặp phải nhất là: khơng có đủ vốn từ
vựng và cấu trúc để nói trơi chảy; có xu hướng dùng tiếng Việt để nói chuyện với bạn bè ngay
trong lớp học; sợ mình dùng sai ngữ pháp, từ vựng khơng phù hợp, nhấn giọng khơng đúng,
khơng hay; và khơng có ý tưởng gì để nói. Ngồi ra có gần 35% SV trả lời mình lo ngại mình
233


Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018

bị mọi người xung quanh đánh giá thấp khi nói TA cũng như khơng quen với văn hóa nước
ngồi nên lo sợ nói ra những điều khơng phù hợp. Những khó khăn khác về mơi trường lớp học
chỉ có dưới 15% SV gặp phải. Kết quả phỏng vấn và dự giờ cũng cho thấy khó khăn lớn nhất của SV
là khó khăn về từ vựng. Lý do chủ yếu dẫn tới khó khăn này là SV trước khi tham gia học phần này ít
khi tiếp xúc với từ vựng và cấu trúc TA cao cấp, phục vụ cho mục đích học thuật.

Ngồi ra kết quả khảo sát và phỏng vấn cũng cho thấy môi trường lớp học ảnh hưởng
khá nhiều đến việc học S4 của SV. Cụ thể, việc khơng khí lớp học trầm, khơng tạo ra sự thoải
mái để SV giao tiếp bằng TA một cách tự nhiên mà chỉ tập trung vào vấn đề học để nói được
TA phục vụ cho mơn S4 làm SV cảm thấy nhàm chán. Đồng thời, lớp học đông cũng là một
yếu tố khiến SV ít có cơ hội được nói và được GV góp ý cho khả năng Nói của mình. Bên cạnh

đó, việc chênh lệch trình độ nói TA của SV làm các bạn cảm thấy tự ti mặc cảm, từ đó dẫn tới
nhiều khó khăn hơn trong việc thể hiện ý tưởng.
3.2. Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu 2 (Môn học S4 do Khoa Ngoại ngữ giảng dạy có
những điểm nào chưa phù hợp với SV năm hai chuyên ngành TA?)
Đa số các SV trả lời phỏng vấn cũng cho biết họ nghĩ chương trình học S4 đã phù hợp
với nhu cầu học TA của họ và SV cảm thấy thích phương pháp dạy của GV.
3.3. Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu 3 (Có những đề xuất nào cho việc cải thiện việc học
Nói của SV năm hai chuyên ngành TA của trường Đại học Đà Lạt?)
3.3.1. Những ý kiến đề xuất phổ biến và có giá trị nhất về nội dung chương trình học mơn S4 ở
Khoa Ngoại ngữ

Bên cạnh việc học Nói TA để thi IELTS, mơn S4 cịn nên có thêm nội dung về kĩ
năng giao tiếp trong đời sống thực tế, vì đó là nhu cầu thiết thực nhất của SV.


Nên cung cấp thêm các kiến thúc về bản sắc văn hoá của các nước nói TA.


Tiếng anh giao tiếp quan trọng trong cơng việc và cả trong cuộc sống, vì vậy các
chủ đề nên bám vào vấn đề gần gũi, không nên quá nhiều chủ đề hàn lâm.


Tập trung luyện tập đối thoại, phát âm.



Chủ đề bài nói cần bắt kịp xu hướng và tính thời sự.

3.3.2. Những ý kiến đề xuất phổ biến và có giá trị nhất về hình thức học mơn S4 ở Khoa Ngoại
ngữ


Tổ chức các buổi ngoại khóa giao lưu giữa các SV cùng khóa, tìm hiểu về văn
hóa, cuộc sống người bản xứ thơng qua những buổi trị chuyện vấn đáp, hoạt động đóng
kịch văn hóa, buổi tranh luận, v.v.


Lớp học cần sơi nổi hơn, tránh áp lực về điểm số.
234


Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018


Gặp gỡ người nước ngồi thường xun (hoặc mời GV người nước ngồi) để SV
có điều kiện nghe và luyện phát âm.


Tăng cường tranh luận giữa các nhóm, luyện khả năng thuyết phục người khác.



Tổ chức Câu lạc bộ TA vững mạnh hoạt động hàng tuần để luyện nói.


SV nên có nhiều cơ hội thực hành nói TA trong và ngoài lớp học và cần được
giới thiệu những phương pháp tự học để nâng cao khả năng nói TA ngồi giờ học chính
khố.
Từ số liệu và thơng tin có được do khảo sát, có thể thấy SV năm hai của Khoa Ngoại
ngữ trường Đại học Đà Lạt, có thái độ tích cực về việc học Nói, về mơn S4 cũng như cách dạy
của GV, song các bạn vẫn chưa thể tự tin về khả năng nói TA của mình và cịn gặp nhiều khó

khăn trong việc học Nói. Ngồi ra các bạn cịn có nhu cầu học mơn S4 theo nhiều phương pháp
thú vị và tự nhiên hơn.
4.

BÀN LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1.

Bàn luận

Hầu hết SV khi học đến học phần S4 đã thấy được tầm quan trọng của việc học Nói,
song họ vẫn chưa tự tin về khả năng nói TA của mình và cịn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó,
khó khăn lớn nhất là khó khăn về vốn từ vựng, cấu trúc câu và động lực sử dụng TA trong lớp
học, cũng như những khó khăn phát sinh do tâm lý lo sợ việc nói TA khơng tốt. Bên cạnh việc
nêu lên những khó khăn của mình, những SV được khảo sát cũng đã đề xuất rất nhiều nội dung
và hình thức học mới mẻ, khơng những xoay quanh mơn S4 mà cịn giúp phát triển được kĩ
năng Nói TA.
Từ đó có thể thấy, bên cạnh việc ơn luyện cho kì thi IELTS, mơn học S4 ở trường đại
học còn nên chú trọng nhiều hơn đến việc giải quyết các khó khăn của SV và tạo một môi
trường lớp học phù hợp cho việc rèn luyện kĩ năng Nói của SV, đáp ứng được nhu cầu học Nói
của SV.
4.2.

Đề nghị

Bên cạnh những đề xuất của những SV làm khảo sát, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất
một số biện pháp để xây dựng lớp học S4 có mơi trường học Nói TA tự nhiên và lơi cuốn hơn
đối với SV, qua đó có thể bồi dưỡng kĩ năng Nói cũng như giải quyết phần nào những khó
khăn về từ vựng, mẫu câu và môi trường lớp học mà SV hay gặp phải:


Cách học từ vựng và mẫu câu ở đầu mỗi bài học nên tự nhiên, trực quan, sinh
động

Tổ chức thêm hoạt động học Nói ngồi chủ đề bài học để SV có nhiều điều kiện
nói TA một cách tự nhiên hơn đối với khi chỉ gói gọn nội dung nói trong bài học.
235


Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018


Nội dung chương trình học ngồi nội dung chính nên mang những chủ đề sát với
thực tế cuộc sống để người học có thể áp dụng ngay sau khi học và có thể giao tiếp
ngồi lớp học.

Tạo điều kiện để mỗi SV đều có cơ hội nói trong lớp, khích lệ để SV khơng cịn
tâm lý tự ti. Hướng dẫn SV những mẹo nhỏ khi nói TA để các bạn tự tin hơn và mạnh
dạn luyện tập nói tiếng Anh.
5.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn 5 SV và khảo sát
105 SV năm hai Khoa Ngoại ngữ Đại học Đà Lạt đến từ 7 lớp AVK40A, AVK40B, AVK40C,
AVK40D, AVK40E, AVK40F, AVK40SP đã thu được kết quả cho thấy đối với SV, nội dung
và cách dạy môn S4 ở Khoa Ngoại ngữ đã thực sự bổ ích, và thúc đẩy được khả năng nói TA
của SV. Tuy nhiên, đa số SV vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong việc học kĩ năng Nói nói chung
và mơn S4 nói riêng. Từ đó, SV đã đề xuất một số phương pháp cũng như nội dung dạy và học
môn S4 để phù hợp với nhu cầu của chính mình, được học mơn học này theo nhiều cách mới lạ
và tự nhiên hơn, và để SV có thể giải quyết những khó khăn mình gặp phải khi học Nói. Đây là

những đóng góp lớn để Khoa Ngoại ngữ hiểu được nhu cầu của SV cũng như những bất cập
khi dạy môn S4 trên quan điểm của SV, từ đó, GV Khoa Ngoại ngữ có thể điều chỉnh nội dung
và hình thức mơn học cho phù hợp với năng lực và nhu cầu của SV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
Ahmed, M. M. A. N., 2016. Problems and Difficulties of Speaking That Encounter English
Language Students at Al Quds Open University, International Journal of Humanities and
Social Science, ISSN 2319 – 7714, 5(12), PP.96-101
Al Hosni, Samira. (2014). Speaking Difficulties Encountered by Young EFL Learners.
International Journal on Studies in English Language and Literature, ISSN 2347-3126, PP.2230
Anon, Summary by world area. Ethnologue.
/>
Retrieved

10

February

2018

from

Guthrie, E. R. (1952). The psychology of learning, Peter Smith Pub Inc, USA
Jack C. Richards. (2008). Teaching Listening and Speaking: From theory to practice.
Cambridge University Press, USA
Kathleen, M. B., Lance, S. (1994). New ways in teaching speaking, Alexandria, va, USA
Muhammad, T., 2007. Investigation of the factors that cause language anxiety for ESL/EFL
learners in learning speaking skills and the influence it casts on communication in the target
language. M.Ed. ELT. thesis, University of Glasgow, Scotland
236



Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018

Zhang, S., 2009. The Role of Input, Interaction and Output in the Development of Oral
Fluency. English Language Teaching, 2(4).
Tiếng Việt
Báo Giáo Dục & Thời Đại, 2017. Nâng cao kỹ năng nói, giao tiếp tiếng Anh: Nỗi lo và yêu cầu
bức thiết. BAOMOI.COM. truy cập ngày 10/2/2018
Vũ Dũng (2008). Từ điển tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội

237



×