Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NGUYÊN lý về sự PHÁT TRIỂN và vận DỤNG QUAN điểm PHÁT TRIỂN vào QUÁ TRÌNH học tập, rèn LUYỆN của SINH VIÊN TRONG THẾ kỉ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.53 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác Lênin

ĐỀ TÀI: NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VẬN
DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO QUÁ TRÌNH
HỌC TẬP, RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN TRONG
THẾ KỈ XXI.

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện

:

Lớp

:

Mã sinh viên

:

Hà nội, ngày 29 tháng 01 năm 2022

TIEU LUAN MOI download :


2

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 3
NỘI DUNG.................................................................................................................................. 4
Phần 1: Cơ sở lý luận nguyên lý về sự phát triển........................................................... 4
1.1. Nội dung của nguyên lý về sự phát triển.............................................................. 4
1.2. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển........................... 5
Phần 2: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào thực tế và bản thân..................7
2.1. Vận dụng quan điểm phát triển vào quá trình rèn luyện và học tập của
sinh viên ở thế kỉ XXI.......................................................................................................... 7
2.2. Những định hướng để phát triển bản thân......................................................... 10
KẾT LUẬN............................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 13

TIEU LUAN MOI download :


3

MỞ ĐẦU
Trong thế kỉ XXI, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, có những tác
động mạnh mẽ đến tồn thế giới. Song song với đó, chúng ta cịn tích cực tồn cầu
hóa, hội nhập với thế giới. Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, những lực lượng chính,
những thế mạnh vốn có của đất – cần rèn luyện và phát triển các tiềm lực của bản
thân mình. Chính vì thế, bài tiểu luận của tơi, “Ngun lý về sự phát triển và vận
dụng quan điểm phát triển vào quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên trong thế kỉ
XXI”, được thực hiện nhằm nghiên cứu nội dung, các tính chất của nguyên lí phát
triển và ý nghĩ phương pháp luận vào q trình đó. Với câu hỏi nghiên cứu này sẽ
giải thích những kiến thức, định nghĩa của quan điểm phát triên và áp dụng chúng.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sẽ vận dụng một số tính chất, ý nghĩa của quan điểm vào
quá trình rèn luyện và học tập của sinh viên ngày nay. Bài tiểu luận góp phần làm
sáng tỏ ý nghĩa lý luận để mọi người có thể hiểu thêm về các nguyên tắc cũng như sự

vận động phát triển của nó và làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn nhằm củng cố, phát triển
năng lực học tập của sinh viên từ đó sinh viên có thể hiểu và áp dụng q trình học
tập của mình.

TIEU LUAN MOI download :


4

NỘI DUNG
Phần 1: Cơ sở lý luận nguyên lý về sự phát triển
1.1. Nội dung của nguyên lý về sự phát triển.
Trong triết học, quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay
giảm đi thuần túy về số lượng chứ khơng có sự thay đổi về chất. Quan điểm siêu hình
về sự phát triển cũng như xem xét sự phát triển như là một q trình tiến lên liên tục,
khơng có những bước quanh co phức tạp. Con đường của sự phát triển diễn ra theo
đường thẳng hoặc vịng trịn khép kín.
Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm duy vật biện chứng cho rằng phát
triển là quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, phát triển là
vận động nhưng không phải mọi vật vận động đều là phát triển mà chỉ vận động theo
khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Con đường của sự phát triển diễn ra theo
vịng xốy ốc chứ khơng theo đường thẳng tắp, bao hàm nhiều bước quanh co, thụt
lùi, đứt đoạn nhưng cuối cùng sự vật vẫn thay đổi về chất theo chiều hướng tiến bộ.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển có 3 tính chất cơ
bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú.
Tính khách quan của sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận
động và phát triển. Đây là quá trình phát sinh, phát triển và giải quyết những mâu
thuẫn vốn có của sự vật, nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật, nhờ đó sự

vật ln ln phát triển. Vậy nên nó mang tính khách quan, tất yếu khơng phụ thuộc
vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức của con người. Sự vật vẫn phát triển theo
khuynh hướng chung nhất của thế giới vật chất dù con người có muốn hay không
muốn.

TIEU LUAN MOI download :


5

Sự phát triển mang tính phổ biến vì nó phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực của tự
nhiên, xã hội và tư duy từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm
trù phản ánh hiện thực ấy. Và nó cịn được thể hiện trong mọi sự vật, mọi quá trình ở
bất cứ sự vật hiện tượng nào của thế giới khách quan. Chỉ trên cơ sở của sự phát
triển, mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù mới có thể
phản ánh đúng hiện thực luôn vận động và phát triển. Trong một quá trình biến đổi đã
bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp với quy luật, khơng có sự
vật, hiện tượng nào là đứng im, ln ln duy trì một trạng thái cố định trong suốt
quãng đời tồn tại của nó.
Sự phát triển có mn hình, mn vẻ, biểu hiện ra bên ngồi theo vơ vàn loại
hình khác nhau. Vì vậy, ngồi tính khách quan và tính phổ biến, sự phát triển cịn có
tính đa dạng phong phú. Do tồn tại ở mơi trường, khơng gian, thời gian và những
điều kiện, hồn cảnh khác nhau đồng thời trong quá trình phát triển sự vật luôn chịu
sự tác động của các sự vật hiện tượng khác nhau của rất nhiều yếu tố khác, nên mỗi
sự vật hiện tượng có q trình phát triển khơng giống nhau.
1.2. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển.
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận kha học để định hướng việc nhận thức
thế giới và cải tạo thế giới. Từ việc nghiên cứu nguyên lý này sẽ giúp nhận thức được
rằng, muốn nắm bắt được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng
thì chúng ta cần phải tuân thủ một cách có ý thức các nguyên tắc của sự phát triển,

tránh tư tưởng trì trệ, bảo thủ.
Khi nghiên cứu hay nhìn nhận các sự vật, hiện tượng, để nhận thức và giải quyết
được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn, chúng ta phải đặt nó trong sự vận động
và phát triển. Cần phải nắm được sự vật khơng chỉ như là cái nó đang có, đang hiện
hữu trước mắt, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai, khả
năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, cần làm rõ xu hướng chủ đạo của tất
cả những biến đổi khác nhau đó. Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động
nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người cần phải tôn trọng quan

TIEU LUAN MOI download :


6

điểm phát triển. Quan điểm này đòi hỏi con người vừa phải tiếp nhận vừa giải quyết
một vấn đề cụ thể, đặt chúng trong trạng thái động và nằm trong khuynh hướng phát
triển chung.
Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực
tiễn. Ta cần phải biết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện
chứng đầy mâu thuẫn. Vì vậy, tất nhiên, ta phải cơng nhận tính quanh co, phức tạp
của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến. Quan điểm phát triển địi hỏi
một sự nhìn nhận và đánh giá khách quan đối với mỗi bước thụt lùi tương đối của sự
vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi tương đối dẫn đến những sai lầm tai hại.
Quan điểm phát triển giúp khắc phục tự tưởng bảo thủ trì trệ, định kiến trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Nếu chúng ta tuyệt đối hóa nhận thức,
đặc biệt là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể phát triển và thực tiễn sẽ dậm chân
tại chỗ. Chính vì thế, chúng ta cần phải chăm chỉ lao động, tăng cường phát huy nỗ
lực của bản thân trong việc thực hiện hóa quan điểm phát triển vào nhận thức và cải
tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và của tồn xã hội.

Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát
triển của sự vật, hiện tượng. Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực
tiễn nhằm mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng như quy luật vốn có của
nó, địi hỏi chúng ta cần phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra được những mâu
thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động thực tiễn. Từ đó, xác định
giải pháp phù hợp giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc đẩy sự vật, hiện
tượng phát triển. Cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai
đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, mỗi giai đoạn có đặc
điểm, tính chất, hình thức khác nhau. Trên cơ sở này xác định những phương pháp
nhận thức và những cách tác động phù hợp căn cứ vào từng giai đoạn hoàn cảnh cụ
thể nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó
tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại đối với đời

TIEU LUAN MOI download :


7

sống của con người. Vì trong sự phát triển có sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện,
cổ vũ cái mới phù hợp, tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trị chủ đạo. Trong
q trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải tìm cách kế thừa những bộ
phận, thuộc tính, các yếu tố tích cực … từ đối tượng cũ, đồng thời kiên quyết loại bỏ
những gì thuộc cái cũ mà lạc hậu, cản trở sự phát triển và phát triển sáng tạo chúng
trong điều kiện mới.
Phần 2: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào thực tế và bản thân
2.1. Vận dụng quan điểm phát triển vào quá trình rèn luyện và học tập của sinh
viên ở thế kỉ XXI.
Trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay thế kỉ XXI, học là việc
vô cùng quan trọng đối với học sinh, sinh viên để phát triển và hoàn thiện bản thân
mình. Với sự vận động đi lên của tồn xã hội thì sinh viên cần phải biết nắm chắc cơ

sở lý luận của quan điểm phát triển, để từ đó có thể vận dụng một cách tối ưu, sáng
tạo và hợp lý.
Sinh viên phải nhìn tương lai như một chuỗi các gián đoạn phải biết phân chia
quá trình phát triển của sự vật thành từng giai đoạn, từ đó phải học cách vượt qua các
gián đoạn và có cách tác động phù hợp thúc đẩy sự vật phát triển đó trong hiện tại và
tương lai. Khuynh hướng chung là phát triển đi lên, tức phải thấy được tính quanh co,
phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó. Có lúc sinh viên sẽ
cảm thấy quá trình học tập khơng có chút tiến triển, dậm chân tại chỗ thì chúng ta
tránh bi quan, tránh những suy nghĩ tiêu cực. Mỗi sinh viên có sự phát triển về trí tuệ
và thể chất khác nhau, sẽ có các phương pháp học tập rèn luyện khác nhau để nâng
cao trí tuệ, cảm xúc. Mỗi người có một thước đo cuộc sống khác nhau khơng thể từ
đó mà áp vào bản thân mình rồi cảm thấy tự ti, áp lực cùng trang lứa. Quá trình rèn
luyện và học tập là q trình tích lũy kiến thức lâu dài. Sinh viên không nên chỉ dựa
vào điểm số tức thời mà đưa ra kết luận quy chụp, cần xem xét cả quá trình phấn đấu,
nỗ lực. Chẳng hạn, sinh viên có thành tích khơng tốt trong một bài kiểm tra đánh giá,
nhưng trong quá trình học tập rèn luyện đã nỗ lực hết mình,

TIEU LUAN MOI download :


8

cải thiện bản thân khơng chỉ vì điều đó mà có thái độ tiêu cực, đánh giá thấp bản thân
để rồi từ bỏ. Quá trình ấy cần được tiến hành từng bước từng bước, cần có thời gian
để hồn thiện bản thân, vì thế cần xem xét kĩ lưỡng rồi mới đưa ra đánh giá cho bản
thân mình. Chắc hẳn ai cũng biết tới nhà bác học nổi tiếng Thomas Edision nhưng
không mấy ai biết rằng ông đã từng bị sa thải khỏi hai cơng việc đầu tiên vì bị cho
rằng “thiếu năng lực”. Song, với nỗ lực của mình hơn 100.000 lần, Thomas Edision
đã trở thành một nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại khi sáng chế ra bóng đèn cho
nhân loại. Có thể thấy rằng quá trình phát minh ấy quanh co, phức tạp nhưng sau mỗi

lần thất bại thì ơng đã có những kinh nghiệm mới để áp dụng cho cho những lần sau,
ông đã khơng để cảm giác tiêu cực lấn át mình mà vẫn tiếp tục phát minh.

Từ đó, sinh viên nhận diện và phê phán quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến
trong nhận thức và hành động. Bệnh bảo thủ là trì trệ là tình trạng ỷ lại, chậm đổi
mới, ngại thay đổi, dựa dẫm vào người khác thậm chí cản trở cái mới. Để ngăn chặn
sinh viên cần rèn luyện ý thức tự chủ, độc lập ham học hỏi tiếp thu các tư tưởng, văn
hóa, khoa học cơng nghệ tiến bộ một cách chọn lọc phù hợp với văn hóa của dân tộc.
Chúng ta cần bỏ đi những phương pháp cũ, những tư duy lạc hậu. Khơng phải lúc nào
thì lựa chọn và việc chúng ta làm luôn luôn đúng. Sinh viên cần lắng nghe các ý kiến
phải hồi từ bạn bè, thầy cô, … Không bác bỏ, cần tôn trọng ý kiến, không áp đặt suy
nghĩ của bản thên lên người khác. Việc cứ khăng khăng giữ cách học truyền thống
xuyên suốt các tiết học như thầy giảng đến đâu chép đến đó thì sẽ khơng mang lại
kiến thức hay giá trị cho bản thân. Cần đổi mới phương pháp để có thể tiếp thu được
nhiều nhất lượng kiến thức của bài học và đúc kết cho mình những kiến thức cô đọng
sau mỗi buổi học. Giáo dục mỗi ngày không ngừng thay đổi và đổi mới các nguồn từ
liệu cho nên sinh viên cần không ngừng học tập, tra cứu tài liệu, cập nhập những kiến
thức. Khi học một kiến thức mới thì sinh viên cần dựa trên những kiến thức cũ mà
mình đã tích lũy được. Từ đó việc tiếp thu kiến thức mới đối với sinh viên dễ dàng
hơn, tạo động lực trong việc học tập.

TIEU LUAN MOI download :


9

Ngoài ra, các cá nhân trong học tập cần phải thấy rõ khuynh hướng phát triển
trong tương lai của sự vật, không chỉ nắm bắt cái hiện đang tồn tại, phải thấy được
những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Chúng ta cần
nắm rõ chương trình học, những điều cần thiết khi theo ngành học đó và cũng phải

thấy rõ khuynh hướng phát triển của chuyên ngành theo học trong tương lai, tìm hiểu
về các yêu cầu của xã hội đối với chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu. Xã hội
hiện tại và tương lai địi hỏi những gì, qua đó hồn thiện bản thân, nâng cao tri thức
cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân có
thể định hướng cho bản thân mình vận dụng tính kế thừa của nguyên lý về sự phát
triển trong cuộc sống, học tập của sinh viên. Hoặc bản thân sinh viên cần kế thừa như
thế nào về truyền thống văn hóa dân tộc? Ngày nay chúng ta là cơng dân tồn cầu,
việc học thêm các ngoại ngữ, áp dụng các phần mềm, máy móc của nước ngồi trong
học tập là điều cần thiết. Cần đặt ngành nghề đó trong sự phát triển đi lên của tồn xã
hội để từ đó cần kịp thời bổ sung những khía cạnh, những yếu tố cịn thiếu cho bản
thân mình. Ví dụ như ba năm trở về đây, tình hình hình covid có diễn biến phức tạp,
chúng ta cần biết áp dụng các phần mềm học tập online giúp cho việc học khơng bị trì
trệ. Những trang web làm việc online trao đổi với các doanh nghiêp trong và ngoài
nước cũng sẽ giúp cho sinh viên được làm việc và có kinh nghiệm thực tế dù tình
hình covid cịn phức tạp. Cuộc sống luôn luôn thay đổi chúng ta không thể chỉ sống
cho hiện tại cần phải liên tục cập nhật những “khuynh hướng” phát triển của đời
sống.
Trong quá trình học tập cần phải phân biệt các mối liên hệ, từ đó hiểu rõ về bản
chất của sự vật và có phương pháp tác động đúng đắn kịp thời nhằm đem lại hiệu quả
cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Quan tâm đến những khả năng tiềm ẩn như
năng khiếu, sở thích, sự tiến bộ tích cực, … để vạch ra xu hướng phát triển khuyến
khích bản thân phát triển năng lực, năng khiếu đó. Chẳng hạn, mỗi sinh viên có
những thế mạnh ưu điểm của bản thân khác nhau. Có bạn có khả năng vẽ, có khả

TIEU LUAN MOI download :


10

năng ghi nhớ tốt, hay khả năng thuyết trình, làm powerpoint, … thì cần tạo điều kiện

phát huy cũng như nâng cao khả năng đó.

2.2. Những định hướng để phát triển bản thân
Thời đại công nghiệp 4.0 và sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tôi –
thế hệ gen Z đang ngày càng phát triển bản thân để đáp ứng, thích nghi với sự giao
thoa, hịa nhập với các nước trên thế giới.
Để phát triển bản thân một cách hiệu quả nhất cần hiểu được bản thân mình có
những điểm mạnh, điểm yếu nào. Tơi sẽ nhận thức và phát triển những kỹ năng cần
thiết để phát huy tối đa những điểm mạnh và cải thiện những điểm hạn chế, chưa tốt
của bản thân. Khi các cơng ty liên kết với nước ngồi thì việc học một ngơn ngữ mới
là một “vũ khí” mạnh trên con đường thăng tiến trong công việc. Tiếng Anh, tiếng
Trung hay tiếng Nhật đang là lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên
chuẩn bị ra trường, họ sẽ có lợi thế hơn và dễ dàng tìm kiếm một công việc tốt nhờ
vào khả năng sử dụng thành thạo một ngơn ngữ khác. Vì vậy, là một trong những thế
hệ trẻ của đất nước thì việc học ngoại ngữ là vô vùng cần thiết đối với tôi. Nhà đầu tư
huyền thoại Warren Buffett từng nói: Khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể thực hiện
là đầu tư cho bản thân. Đây là khoản đầu tư không bị tính thuế và ngay cả lạm phát
cũng khơng thể làm suy giảm giá trị của nó.
Muốn thành cơng khi làm bất cứ việc gì, bạn cần có các mục tiêu cụ thể. Mỗi
người có một quan điểm khác nhau về thành cơng, do đó khơng thể dựa vào người
khác mà phải xác định được hướng đi của riêng mình. Để trở thành người có đầy đủ
trình độ tri thức khoa học, tri thức chuyên ngành, có phẩm chất, lối sống trong sáng,
đúng mực, tư cách đạo đức nghề nghiệp, có lý tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa thì tất
nhiên, điều quan trọng hơn cả chính là khơng ngừng trau dồi cho mình một nguồn
kiến thức chuyên ngành thật vững chắc. Tôi sẽ cần chuẩn bị một kết hoạch hoặc một
tiến trình đề án những biện pháp, những hành động cần thiết cho hiện tại

TIEU LUAN MOI download :



11

và trong tương lại. Đây sẽ là một quá trình lâu dài không phải một sớm một chiều và
sau mỗi giai đoạn của kế hoạch tôi sẽ xem xét lại bản thân đã hồn thành được những
gì, chưa thực hiện những gì để tiếp tục hồn thiện. Ở trường đại học có 4 năm học
khác nhau ứng với khả năng tri thức khác nhau. Mỗi một năm sẽ đề ra các mục tiêu
kiến thức, kĩ năng thái độ riêng để có thể hấp thu kiến thức một cách hiệu quả và
chuẩn bị kĩ lưỡng hành trang để phát triển bản thân trong tương lai. Ví dụ như, tơi đã
hồn thành chứng chỉ tiếng anh và tin trong năm nhất; tham gia một câu lạc bộ của
trường trong năm hai; từng bước theo kế hoạch đã được tơi hồn thành một cách trọn
vẹn và hai năm cuối cuồi đời sinh viên thực tập tại một cơng ty bước tiếp theo để
hồn thành bản kế hoạch. Cầm được tấm băng loại giỏi để đi xin việc thì trong suốt 4
năm đại học bản thân tơi phải nỗ lực học tập tích lũy, phải nhận thức đầy đủ, đúng
đắn kiến thức khoa học cơ bản, phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đó
vào giải quyết vấn đề hiệu quả trong học tập. Đó sẽ là một lợi thế lớn cho sinh viên
ngay từ khi họ vừa bước chân ra khỏi giảng đường Đại học. Kiến thức chuyên ngành
là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến quyết định của nhà tuyển dụng. Bên
cạnh đó, việc học hỏi và nâng cao cao trình độ sẽ tiếp tục dù khi đã quá quen với
công việc này và sẵn sàng học thêm các bằng cấp, chứng chỉ nếu chúng cần thiết cho
công việc sau này.

TIEU LUAN MOI download :


12

KẾT LUẬN
Nguyên lý của sự phát triển là một trong hai nguyên lí quan trọng của phép biện
chứng duy vật. Nguyên lý này nghiên cứu về quá trình vận động của sự vật, hiện
tượng, là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,

từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn, cần xem xét các sự vật theo khuynh
hướng phát triển của nó. Vì thế, trong q trình nghiên cứu và tìm tịi về việc áp dụng
ngun lý phát triển trong quá trình rèn luyện và học tập của sinh viên, tơi nhận thấy
rằng để vận dụng được các tính chất ý nghĩa của phương pháp này cần phải nhận thức
sâu sắc, cần áp dụng một cách lâu dài có hiệu quả trong quá trình học tập của từng cá
nhân, từng sinh viên. Từ đó, góp phần hồn thiện các kỹ năng, hoàn thiện bản thân,
nuoi dưỡng và phát triển các tiềm năng đặc biệt của mình. Chúng ta khơng ngừng học
tập, đọc sách một cách có ý nghĩa, mang lại những giá trị cho bản thân. Học đi đôi
với hành. Học mở rộng kiến thức, suy nghĩ, tổng hợp những thông điệp đã học để áp
dụng vào học tập đời sống.

TIEU LUAN MOI download :


13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015) “Giáo trình Những nguyên lý của chủ nghĩa
Mac
– Lenin”, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lenin. Phần 1 của tác giả Nguyễn
Minh Tuấn
3. Vũ Diệu Thúy (2021) “Phát triển bản thân là gì? Tại sao cần định vị và phát triển
bản thân?”, truy cập lúc 7:30, 2801-2022.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016) “Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mac - Lenin” NXB chính trị Quốc Gia Hà Nội.
5. Joboko. (2022) “9 bước xây dựng chiến lược phát triển sự nghiệp cá nhân”,
truy cập lúc 9:30, 27-01-2022.



TIEU LUAN MOI download :



×