Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường phân tích và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên than bùn khu vực u minh hạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.55 KB, 18 trang )

VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔI
TRƯỜNG PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THAN BÙN
KHU VỰC U MINH HẠ
NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THAN BÙN
U MINH HẠ

CHƯƠNG II: SỬ DỤNG THAN BÙN

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬ
DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT THAN
BÙN U MINH HẠ
1.Khái niệm than bùn
Than bùn là sản phẩm phân hủy của thực vật, màu đen hoặc
nâu, là một hỗn hợp của thực vật đầm lầy đủ loại: mùn, vật liệu
vô cơ và nước, trong đó di tích thực vật chiếm hơn 60% và nếu
trong đất chứa từ 10-60% di tích thực vật thì được gọi là đất than
bùn hay đất hữu cơ.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THAN BÙN U MINH HẠ
Hình 1: Than bùn có màu đen chứa di tích thực vật
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THAN BÙN U MINH HẠ
2.1. Đặc điểm vật lý
Màu sắc:
Than bùn U Minh Hạ có màu nâu đen ở phần trên, với bề dày từ
10 – 20 cm, xuống sâu hơn chuyển hoàn toàn sang màu đen. Với
màu sắc như trên cho thấy than bùn U Minh Hạ có độ phân hủy cao,
đánh giá sơ bộ đây là loại than bùn có chất lượng tốt.
Độ ẩm:
Than bùn U Minh Hạ dao động từ 10,88 – 18,78%, trung bình


14,76%, với độ lệch chuẩn là 1,47. Đây là loại than bùn có độ ẩm
trung bình.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THAN BÙN U MINH HẠ
2.1. Đặc điểm vật lý
Hệ số thấm:
Là khả năng thấm nước của than bùn, thể hiện tốc độ của nước
đi qua các lỗ rỗng. Hệ số thấm của than bùn U Minh Hạ có sự khác
biệt lớn theo độ sâu.

Hệ số thấm ở tầng trên của than bùn rất cao làm cho tốc độ tiêu
thoát nước vào mùa khô rất nhanh.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THAN BÙN U MINH HẠ
2.1. Đặc điểm vật lý
Khả năng trương – co của than bùn:
Hầu hết than bùn đều co lại khi khô (mất nước) và nở ra khi ướt
(hút nước).Khả năng trương – co than bùn U Minh Hạ là khá lớn và
có tính phân lớp.
Độ xốp:
Độ xốp của than bùn phụ thuộc vào độ nén dẽ, nguồn gốc thực
vật tạo than và mức độ phân hủy của than bùn.
Độ xốp của than bùn U Minh Hạ khoảng từ 81,4 – 87,2 %, trung
bình 84,9 % tùy theo độ sâu và thường càng xuống sâu thì độ xốp
càng giảm.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THAN BÙN U MINH HẠ
2.2. Đặc điểm hóa học
a. Hợp chất hữu cơ
b. Độ tro
c. Chất mùn
d. Nhiệt lượng
e. Chất bốc: (V)

f. pH của than bùn
g. Thành phần hóa học

Vật chất cấu thành than bùn: phần vô cơ và hữu cơ

Nguyên tố tạo than: nguyên tố chính (C,H,O,N) và các nguyên
tố khác
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG THAN BÙN
1. THEO HƯỚNG BẢO TỒN, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN LIÊN QUAN
a. Thủy sản nước ngọt: lượng cá đồng khai thác trong khu vực
vườn Quốc gia mỗi năm đạt trung bình khoảng 5.000 tấn cá các
loại (hiện nay đã cấm khai thác).
b. Tài nguyên từ rừng
- Rừng tràm: phải hết sức thận trọng và khoa học để không
làm ảnh hưởng đến các nguồn lợi khác
-
Ong mật: chúng ta nên tổ chức đấu thầu khai thác với các
tiêu chí (không gây cháy rừng, phát triển bền vững ong
mật, xây dựng thương hiệu)
e. Tài nguyên cảnh quan – địa mạo: hiện nay là một khu du lịch
sinh thái nhưng chưa phát triển hết tiềm năng.
f. Khu bảo tồn và nghiên cứu khoa học cho Việt Nam và Thế
Giới
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG THAN BÙN
2. THEO HƯỚNG NGUYÊN LIỆU KHOÁNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG LIÊN QUAN
a. Phân bón vi sinh
Trữ lượng than bùn có thể khai thác sử dụng sản xuất phân vi
sinh là 4.114.000 tấn. Chất lượng thuộc loại rất tốt (2008)
c. Sản xuất các chất humic

Trữ lượng than bùn U Minh Hạ để sản xuất các chất humic
vào khoảng 10 % trữ lượng mỏ tương đương 472.000 tấn (Nguyễn
Văn Bỉnh, 2003), Chất lượng than bùn U Minh Hạ sản xuất các
chất humic là rất tốt.
Than bùn U Minh Hạ hoàn toàn đủ điều kiện để sử dụng sản
xuất các chất humic.
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG THAN BÙN
2. THEO HƯỚNG NGUYÊN LIỆU KHOÁNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG LIÊN QUAN
b. Sản xuất các
chất humic:
quy trình tách
chất humic
trong than
bùn
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG THAN BÙN
2. THEO HƯỚNG NGUYÊN LIỆU KHOÁNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG LIÊN QUAN
c. Sản xuất than hoạt tính

Trữ lượng than bùn U Minh Hạ sản xuất than hoạt tính là rất
lớn.

Chất lượng than bùn đã được nghiên cứu sản xuất là rất tốt.

Công nghệ sản xuất than hoạt tính không quá phức tạp ở Việt
Nam có thể sản xuất được với giá thành hợp lý.

Nhu cầu sử dụng than hoạt tính là rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh
vực xử lý nước sạch ở các vùng nông thôn và trong lĩnh vực xử lý

môi trường.

Giá trị sản phẩm than hoạt sản xuất từ than bùn chưa được đánh
giá cụ thể nhưng đây được coi là một hướng rất tiềm năng và giá
trị cao.
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG THAN BÙN
3. Những vấn đề môi trường liên quan đến khai thác và bảo tồn than
bùn U Minh Hạ
a. Môi trường nước: Ảnh hưởng đến cả nước mặn và nước ngầm đồng
thời có nguy cơ cho sự xâm nhập mặn
b. Hệ động thực vật và đa dạng sinh học: ảnh hưởng đến nguồn gen
quý giá
c. Sinh thái và cảnh quan: môi trường sinh thái mất cân bằng, tiểu khí
hậu khu vực cũng bị ảnh hưởng
d. Môi trường khí quyển: lượng CO2 thải ra lớn từ lớp than nằm dưới
có độ phân hủy thấp
e. Các loại ô nhiễm khác do khai thác than bùn gây ra: ô nhiễm bụi
và tiếng ồn
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG HỢP
LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT THAN BÙN U MINH HẠ
1. Phân vùng
Dựa trên cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên
nước phân vùng, xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ và định hướng khai thác
sử dụng:

Khu vực bảo tồn: bảo vệ nghiêm ngặt, kết hợp với phòng
chống cháy rừng.

Khu vực khai thác và phục hồi: khai thác hiệu quả bằng
cách giữ vốn rừng khai thác tài nguyên đất, tài nguyên rừng

kết hợp với du lịch sinh thái đồng thời có biện pháp phòng
chóng cháy rừng có hiệu quả.

Vùng đệm: phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh du lịch
sinh thái, du lịch cộng đồng kết hợp nông nghiệp.
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG HỢP
LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT THAN BÙN U MINH HẠ
2.1. Đối với khu vực bảo tồn rừng:
Các nhà khoa học đánh giá là một hệ sinh thái có tính đa dạng sinh
học rất cao của tự nhiên và giá trị khoa học cao trong nghiên cứu điển
hình hệ thống rừng ngập nước nguyên sinh ở vùng đất ngập nước đầm
lầy khu vực Nam Bộ.
 Vì vậy bảo tồn vốn rừng là nhiệm vụ cốt lõi nhằm các mục tiêu
bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG HỢP
LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT THAN BÙN U MINH HẠ
2.2 Đối với khu vực khai thác - phục hồi và vùng đệm:
a. Sử dụng có hiệu quả tài nguyên liên quan đến bảo tồn và phát triển
rừng trên đất than bùn
Khai thác cá đồng:

Nguồn nước ngọt không bị nhiễm phèn

Khai thác hợp lý theo chu kỳ để phát triển đàn cá
Khai thác nguồn ông mật quý giá

Sử dụng công nghệ an toàn tuyệt đối không gây cháy rừng

Khai thác một cách khoa học nhằm bảo vệ và phát triển đàn ong


Xây dựng thương hiệu mật ong rừng U Minh Hạ với tiêu chí chất
lượng.
Khai thác phân dơi

Mô hình xây dựng “ máng dơi” khá đơn giản chi phí thấp, không ảnh
hưởng đến rừng cũng như không có nguy cơ gây cháy, đây là một
hướng đi cần quan tâm.
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG HỢP
LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT THAN BÙN U MINH HẠ
2.2 Đối với khu vực khai thác - phục hồi và vùng đệm:
a. Sử dụng có hiệu quả tài nguyên liên quan đến bảo tồn và phát triển
rừng trên đất than bùn
Để xây dựng hệ thống phòng chống cháy rừng hàng loạt kênh mương
đã được đào, tạo nên một hệ thống đường bờ dài tổng cộng hơn 30 km.
Hiện nay đa phần đường bờ này vẫn bỏ trống mùa mưa thì cỏ sậy một bít
lối đi, mùa khô đường bờ được ủi làm sạch để phục vụ công tác chữa
cháy. Bề rộng đường bờ này khá rộng khoảng 5 mét, ở một số đoạn
được trồng mít ở hai bên, có đoạn trồng chuối, đu đủ… phát triển tốt và
cho năng suất cao. Lối giữa vẫn đảm bảo cho xe chữa cháy lưu thông.
KẾT LUẬN
Tài nguyên than bùn U Minh Hạ tuy có trữ lượng chất lượng,
có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau nhưng nên khai thác
theo định hướng phát triển du lịch sinh thái với nguyên tắc khai
thác hướng tài nguyên đất kết hợp bảo tồn vốn rừng và đa dạng
sinh học. Đây là hướng khai thác tài nguyên thiên mang lại lợi ích
cho nhiều phía: chính quyền, người dân, du khách…
CÁM ƠN CÁC BẠN VÀ THẦY
ĐÃ LẮNG NGHE

×