Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích khái niệm văn hóa thể chất theo quan điểm văn hóa hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.42 KB, 5 trang )

Phân tích khái niệm Văn hố Thể chất theo quan điểm Văn hoá
hiện đại?
Thuật ngữ TDTT được dùng ở nước ta đã từ lâu. Ngay từ khi bắt
đầu sử dụng thuật ngữ này chưa có ai xây dựng cho nó nội dung có tính
khoa học.
- Trong những tài liệu chun mơn gần đây thuật ngữ TDTT đã có
nội dung cụ thể. Nội dung của thuật ngữ này được biên dịch từ các tài
liệu nước ngoài. Thực ra nếu dịch theo đúng từ điển thì nội dung khái
niệm TDTT đang dùng phải mang tên là VHTC. Xong khó có thể đổi
thuật ngữ đã quen dùng từ lâu bằng 1 thuật ngữ mới phù hợp với nội
dung khoa học của nó. Nên giải quyết mâu thuẫn này bằng cách gán cho
những nội dung khoa học mà thế giới đã thống nhất bằng cái tên gọi Việt
Nam là TDTT.
Như vậy TDTT là từ đồng nghĩa với văn hoá thể chất (VHTC).
- Để hiểu sâu sắc về khái niệm TDTT (VHTC) trước hết phải hiểu
rõ khái niệm văn hoá. Bản thân thuật ngữ văn hố trong ngơn ngữ của
các dân tộc trên thế giới cũng được dùng rất phong phú.
* Văn hoá trong đời sống xã hội và trong đời sống hàng ngày.
- Văn hoá trong đời sống xã hội: Thường chỉ những hoạt động tinh
thần của con người và xã hội.
- Trong đời sống hàng ngày người ta dùng văn hoá để chỉ hành vi
con người, chỉ trình độ học vấn, cách ứng sử...
* Nhưng trong các tài liệu tra cứu thì văn hoá được coi là những
hoạt động sáng tạo của con người dựa trên cơ sở di sản văn hoá của nhân
loại tạo ra những di sản văn hoá mới (phát huy và nối tiếp - tính kế
thừa).
*Theo quan điểm triết học: Thì văn hố là tổng hồ các giá trị vật
chất và tinh thần cũng như các phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử
dụng các giá trị đó vì sự tiếp bộ của loài người và sự truyền thụ các giá
trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Văn hoá chia thành 2 lĩnh vực cơ bản: Văn hoá vật chất và văn hoá


tinh thần.
- Văn hoá vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người
được thể hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra kể cả các tư liệu
sản xuất đến các tư liệu tiêu dùng của xã hội.


- Văn hố tinh thần là tồn bộ những giá trị của đời sống tinh thần
bao gồm khoa học và mức độ áp dụng các thành tựu của khoa học vào
sản xuất và sinh hoạt, trình độ học vấn tình trạng giáo dục, y tế, nghệ
thuật, chuẩn mực đạo đức trong hành vi của các thành viên trong xã
hội... Văn hố cịn bao gồm cả những phong tục tập qn, những phương
thức giao tiếp và ngôn ngữ.
- Ranh giới giữa văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần chỉ có tính
tương đối.
- Văn hố có tính khách quan hiểu theo nghĩa rộng là tổng hoà
những giá trị vật chất và tinh thần của con người.
- Văn hoá là một biểu hiện xã hội không chỉ bao quát quá khứ hiện
tại mà cịn trải rộng trong tương lai.
- Văn hố đó là thuộc tính bản chất tộc lồi, con người với chức
năng giáo dục, nhận thức, định hướng, đánh giá xác định chuẩn mực của
hành vi, điều chỉnh quan hệ ứng xử, giao tiếp.
* Văn hố có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Văn hố cịn có tính chất giai cấp, trong xã hội có giai cấp, văn
hố tinh thần mang tính giai cấp. Nó phục vụ lợi ích giai cấp nhất định.
Tính giai cấp đó biểu hiện ở chỗ là Văn hoá do ai sáng tạo phản ánh và
phục vụ lợi ích của giai cấp nào, những cơ sở vật chất của Văn hố (các
phương tiện thơng tin, tuyên truyền, rạp hát, thư viện, trường học, viện
bảo tàng...) do ai làm chủ, tính giai cấp cịn thể hiện ở chức năng giáo
dục của Văn hố, nó giáo dục xây dựng con người theo một lý tưởng
chính trị xã hội, đạo đức thẩm mỹ của một giai cấp một thời nhất định.

Văn hố có tính giai cấp đồng thời cịn có tính dân tộc.
Mỗi dân tộc cịn có tính phát triển riêng, có điều kiện tự nhiên,
cách sinh hoạt riêng, có phong tục tập quán, những thói quen, tâm lý
riêng. Điều đó quy định đặc điểm riêng của văn hố dân tộc.
- Văn hố tinh thần của một hình thái kinh tế xã hội xuất hiện và
phát triển trên sơ sở vật chất cụ thể và phản ánh trình độ phát triển nhất
định của tồn tại vật chất.
- Sự phát triển của văn hố mang tính chất kế thừa: Trong bất kỳ
giai đoạn phát triển nào của văn hoá cũng điều có sự kế thừa văn hố đã
đạt được trong các giai đoạn trước. Trên cơ sở đó tiếp thu và cải tạo 1
cách có phê phán, bổ sung và làm cho nó ngày càng phát triển.


- Sự phát triển của văn hố cịn có đặc điểm là giữa các yếu tố cấu
thành của văn hoá có mối liên hệ tác động lãn nhau, thúc đẩy nhau cùng
phát triển.
- Văn hoá XHCN là văn hoá của giai cấp vơ sản và nhân dân lao
động có nội dung XHCN, tính chất dân tộc, tính Đảng và tính nhân dân
sâu sắc. Tồn bộ hoạt động văn hố lấy việc phục vụ con người làm mục
tiêu cao nhất.
* Để làm sáng tỏ khái niệm văn hoá người ta so sánh nó với khái
niệm tự nhiên
- Tự nhiên là tồn bộ thế giới vật chất tồn tại ngoài ý thức con
người, không phụ thuộc vào con người, không là kết quả của con người.
Thế giới tự nhiên vận động theo nhưng quy luật tự nhiên của nó, cịn văn
hố là những hoạt động nhằm cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên thoả mãn
nhu cầu của con người.
- Trong quá trình phát triển của xã hội loài người đã nảy sinh một
loại hoạt động đặc biệt, nó khơng tác động vào tự nhiên bên ngoài mà
tác động vào phần tự nhiên con người nhằm tới hồn thiện ngay chính

bản thân con người, cải tạo ngay phần tự nhiên trong con người, hoạt
động ấy được gọi là TDTT.
* Để hiểu được đặc điển của TDTT một cách tương đối toàn diện
cần phải phân tích nó theo 3 phương diện: TDTT là một loại hoạt động,
TDTT là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần và TDTT là kết quả
của hoạt động.
(1) TDTT là một loại hoạt động.
TDTT là những hình thức hoạt động vận động hợp lý mà trong đó
con người sử dụng một cách khoa học sự vận động tích cực của cơ bắp
để hồn thiện cơ thể.
- Trong cuộc sống con người sử dụng sự vận động cơ bắp vào
nhiều hoạt động sống khác nhau. Nhưng không phải tất cả các hình thức
vận động đều thuộc về TDTT, mà chỉ có những hình thức vận động được
lựa chọn để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc
sống, phát triển các tố chất thể lực, phát triển tối ưu trạng thái sức khoẻ
và khả năng làm việc... mới thuộc về TDTT.
Trong trường hợp này thành phần cơ bản của TDTT là bài tập thể
chất.


- Những cơng trình nghiên cứu sử học khẳng định rằng, những bài
tập thể chất cổ xưa có nguồn gốc từ hoạt động lao động, chúng mang
theo đặc điểm lao động chân tay. Trong q trình phát triển tiếp đó.
TDTT ngày càng có thêm hình thức vận động mới được “thiết kế” để
đáp ứng nhu cầu giải quyết các nhiệm vụ văn hoá, giáo dưỡng, giáo dục,
củng cố sức khoẻ. Điều đó khơng có nghĩa là mối quan hệ giữa TDTT và
lao động đã bị xoá bỏ. Theo quan điểm thực dụng thì TDTT mãi mãi vẫn
là phương tiện chuẩn bị trước cho thực tiễn lao động. Với quan điểm này
thì TDTT là một hoạt động chuẩn bị. Kết quả của hoạt động này là trình
độ chuẩn bị thể lực. Nó là cơ sở cho việc tiếp thu có kết quả các thao tác

lao động, lao động có năng suất cao và giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn
đòi hỏi có kỹ năng kỹ xảo vận động hồn thiện, tố chất thể lực phát triển
và khả năng làm việc cao.
(2) TDTT là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần được
sáng tạo ra trong xã hội để đảm bảo hiệu quả cần thiết của hoạt động
này.
- Trong quá trình hoạt động chinh phục tự nhiên, con người khơng
chỉ tạo ra những giá trị sử dụng trực tiếp mà cịn để lại các kinh nghiệm
cơng cụ, phương pháp có giá trị lâu dài như những di sản đánh giá trình
độ văn minh của mỗi giai đoạn phát triển lịch sử xã hội lồi người. Vì
vậy ngồi ý nghĩa là một hoạt động đặc biệt, TDTT con là tổng hợp
những giá trị vật chất và tinh thần đã được sáng tạo ra để đảm bảo hiệu
quả cần thiết cho hoạt động tập luyện. Ở đây muốn đề cập tới các
phương tiện, phương pháp tập luyện đang được sử dụng rộng rãi như thể
dục thể thao, trò chơi vận động và rất nhiều bài tập thể chất khác.
- Trên con đường phát triển lâu dài của mình nội dung và hình thức
của TDTT dần dần được phân hoá phù hợp với các lãnh vực đời sống và
hoạt động khác nhau trong xã hội (giáo dưỡng , sản xuất, đời sống hàng
ngày, nghỉ ngơi, y học...). Do vậy đã hình thành nên những bộ phận
TDTT có ý nghĩa xã hội (TDTT trường học, TDTT sản xuất, đời sống,
hồi phục, chữa bệnh...).
- Ngoài những giá trị kể trên trong lĩnh vực TDTT còn bao gồm
nhiều giá trị văn hoá khác như những kiến thức khoa học thực dụng
chuyên môn, những nguyên tắc, quy tắc và phương pháp sử dụng bài tập
thể chất, những tiêu chuẩn đạo đức, những thành tích thể thao, những


điều kiện khác được tạo ra phục vụ cho hoạt động TDTT trong xã hội
(tuyên truyền về thể thao và TDTT, các tác phẩm nghệ thuật về TDTT,
các cơng trình thể thao, trang thiết bị tập luyện...).

(3) TDTT là kết quả của học tập:
- Hoạt động TDTT có đối tượng là con người nên kết quả của nó
thể hiện trước nhất ở trình độ chuẩn bị thể lực, mức độ hoàn thiện các kỹ
năng kỹ xảo vận động, mức độ phát triển khả năng vận động, thành tích
thể thao và những kết quả hữu ích khác đối với xã hội và cá nhân.
- Như vậy kết quả hiện thực, bản chất của việc sử dụng giá trị
TDTT trong đời sống xã hội, là số người đạt được chỉ tiêu hoàn thiện thể
chất. Chỉ tiêu hồn thiện thể chất có tính lịch sử cụ thể, chúng không cố
định trong mọi thời gian mà thay đổi tuỳ theo các giai đoạn phát triển xã
hội, khi đó phản ánh những yêu cầu thực tế của xã hội.
Những tiêu chuẩn cơ bản đánh giá mức độ hoàn hiện thể chất trong
từng giai đoạn lịch sử được quy định trong tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
và phân loại đẳng cấp VĐV.
- Vài trò và giá trị thực tế của TDTT trong xã hội phụ thuộc vào
điều kiện sống cơ bản của xã hội.
Trong chế độ XHCN, TDTT trở thành tài sản chung và cùng với
các loại văn hố khác nó cịn có vai trị quan trọng trong phát triển toàn
diện các thành viên xã hội, hơn nữa nó khơng chỉ là nhân tố hồn thiện
thể chất mà cịn là 1 trong những phương tiện có hiệu lực nhất của giáo
dục đạo đức thẩm mỹ, trí tuệ, hình thành cân đối nhân cách.
Từ những vấn đề trên cho phép định nghĩa TDTT như sau:
TDTT là bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã hội. Nội dung đặc thù
của TDTT là sử dụng hợp lý hoạt động vận động như 1 nhân tố chuẩn bị
thể lực cho cuộc sống, hợp lý hoá trạng thái thể chất và phát triển thể
chất.
Theo nghĩa rộng TDTT là toàn bộ thành tựu của xã hội trong sự nghiệp
sáng tạo những phương tiện, phương pháp và điều kiện nhằm phát triển
khả năng thích nghi thể lực của thế hệ trẻ và người trưởng thành.




×