Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập chính tả cho học sinh lớp 2. Thiết kế kế hoạch bài dạy vần trong Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Viết chữ trên vở ô li bài thơ Quạt cho bà ngủ của nhà thơ Thạch Qùy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.78 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC



BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu
học 1
ĐỀ 5:“ Xây dựng hệ thống bài tập chính tả cho học sinh lớp 2. Thiết kế kế
hoạch bài dạy vần trong Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc
sống. Viết chữ trên vở ô li bài thơ: Quạt cho bà ngủ của nhà thơ Thạch Qùy.

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC
CÂU 1: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2

1

A. MỞ ĐẦU

1

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1

1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập chính tả cho học sinh:

1



2. Hệ thống bài tập chính tả cho học sinh lớp 2:

2

3. Các bước xây dựng hệ thống bài tập chính tả lớp 2:

4

4. Một số bài tập rèn kĩ năng chính tả cho học sinh lớp 2 thông dụng:

5

C. KẾT LUẬN:

7

CÂU 2: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY VẦN TRONG TIẾNG VIỆT LỚP 1 BỘ SÁCH
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG.
8
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

8

1. Về năng lực

8

2. Về phẩm chất


8

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

8

3. Đồ dùng

8

4. Phương pháp và kỹ thuật dạy học

9

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

9

Hoạt động 1: Ôn và khởi động

9

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

9

Hoạt động 3: Thực hành và luyện tập

13


Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò

16

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

16

CÂU 3: VIẾT CHỮ TRÊN VỞ Ô LI BÀI THƠ:

17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

18

QUY ƯỚC VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH

18


CÂU 1: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH
LỚP 2
A. Mở đầu
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết là một biểu hiện của nết người. Dạy
cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính
cần thận, lịng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bài vở của mình”. Đúng
vậy! chữ viết không đơn giản chỉ là chữ được viết ra mà qua đó nó cịn thể hiện óc
thẩm mĩ, đức tính cẩn thận của người viết. Ngồi ra, nó “cũng thể hiện thái độ yêu quý
tiếng Việt, chữ viết của tiếng Việt, tôn trọng bản thân và tôn trọng người đọc. ”Trong

dạy học Tiếng Việt,“phân mơn chính tả đóng vai trị rất quan trọng. ”Đặc biệt là ở
trường tiểu học, Macarencô đã nhấn mạnh: “Đây là bậc học tạo nên bộ cốt thép”
làm“nền tảng hình thành kỹ năng viết chính tả, làm chỗ dựa vững chắc và tác
động“hướng phát triển toàn bộ nhân cách của cả đời người. ”Trong trường Tiểu học, các
em học sinh lớp 2 là giai đoạn đầu của cấp học Tiểu học vẫn cịn thích vừa học vừa
chơi. Chính vì vậy, ta càng cần phải “xây dựng hệ thống bài tập chính tả cho học
sinh lớp 2” tốt nhất để giúp cho các em cảm thấy hứng thú với tiết học, từ đó sẽ nâng
cao kỹ năng viết chính tả.

B. Nội dung nghiên cứu
1. “Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập chính tả cho học sinh:”
1.1. “Ngun tắc đảm bảo tính thống nhất”
Về hình thức thì ta cần “hệ thống bài tập chia thành các nhóm, các kiểu, các dạng
một cách nhất quán. Chúng ta “xây dựng các bài tập ”dựa vào“mục tiêu của mỗi bài học
cụ thể trong các bài tập âm - vần sao cho phù hợp đạt kết quả cao.”
Về nội dung thì“các bài tập đều được xây dựng theo một số yêu cầu kĩ năng chính
tả cụ thể. Các bài tập đều hướng đến việc thực hiện mục tiêu bài học. ”
1.2. “Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình”
Trong nguyên tắc này, ta đặc biệt chú ý đến “hệ thống bài tập”vì nó ln phải“bám
sát với nội dung chương trình của mơn học, phải đảm bảo được mức độ kiến thức cần
đạt đối với học sinh khi học xong chương trình. ”Điều này,“thể hiện ở chỗ các bài tập
không những phải tuân thủ nội dung chương trình của mơn học mà cần phải đảm bảo
sự phù hợp về kiến thức trong từng bài, trong cả chương trình.”
1.3. “Ngun tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học
sinh”
Khái niệm“tính vừa sức được hiểu là hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với trình
độ tri thức cũng như trình độ nhận thức của các em. ”Từ ý trên hãy ghi nhớ rằng khi đưa
ra một bài tập nào đó thì nó“khơng được q khó cũng khơng được q dễ.”

1



Đối với học sinh, tính sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng nó có thể ảnh hưởng đến
tương lai sau này của cac em. Vì vậy,“để phát huy tính sáng tạo của học sinh thì các bài
tập được xây dựng phải mang tính khoa học, ”có nghĩa“là các bài tập đưa ra khơng nên
trích ngun văn trong sách giáo khoa, các phương án trả lời có cùng một cách viết và
gần giống nhau để tăng độ nhiễu.”
1.4. “Nguyên tắc đảm bảo tính thừa kế”
Khái niệm“kế thừa được hiểu là sự tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã có. ”
Chính bới sự kế thừa này nên khi xây dựng hệ thống bài tập, “ta cần nghiên cứu các
sách tham khảo của Bộ Giáo dục và các tác phẩm đi trước để có hướng xây dựng phù
hợp với nội dung của từng bài nhất.”
1.5. “Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi”
Tính“khả thi rất quan trọng trong hệ thống bài tập vì chỉ khi có nó mới đạt được
mục đích đặt ra,”tức“là chúng phải là một hệ thống bài tập có thể vận dụng được trong
thực tế dạy học và đem lại hiệu quả như mong muốn.”

2. “Hệ thống bài tập chính tả cho học sinh lớp 2:”
Bảng 1: Hệ thống bài Chính tả lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tuần
1
2
3
4

CHỦ ĐIỂM

Nghe - viết: Ngày hôm qua đâu rồi?
Bảng chữ cái

Em lớn lên từng này Nghe - viết: Làm việc thật là vui
Bảng chữ cái
Nghe - viết: Một giờ học
Bảng chữ cái
Nghe - viết: Cầu thủ dự bị
Viết hoa tên người

5
6
7
8
10
11

TÊN BÀI

Đi học vui làm sao

Nghe - viết: Thời khóa biểu
Phân biệt: c/k, ch/tr, v/d
Nghe - viết: Cái trống trường em
Phân biệt: g/gh, s/x dấu hỏi, dấu ngã
Nghe - viết: Em học vẽ
Phân biệt: ng/ngh, r/d/gi, an/ang
Nghe - viết: Khi trang sách mở ra
Viết hoa tên người
Phân biệt: l/n, ăn/ăng, ân/âng
Nghe - viết: Tớ nhớ cậu
Phân biệt: c/k, iêu/ươu, en/eng
Nghe - viết: Nhím nâu kết bạn

Phân biệt: g/gh, iu/ưu, iên/iêng

2


12

Niềm vui tuổi thơ

13

Mái ấm gia đình

Nghe - viết: Em mang về yêu thương
Phân biệt: iên/yên/uyên, r/d/gi, ai/ay
Nghe - viết: Trị chơi của bố
Viết hoa tên riêng địa lí
Phân biệt: l/n, ao/au
Nghe - viết: Thương ông
Phân biệt: ch/tr, ac/at
Nghe - viết: Chơi chong chóng
Phân biệt: iu/ưu, ăt/ăc, ât/âc

Vẻ đẹp quanh em

Nghe - viết: Mùa nước nổi
Phân biệt: c/k, ch/tr, ac/at
Nghe - viết: Tết đến rồi
Phân biệt: g/gh, s/x, uc/ut
Nghe - viết: Mùa vàng

Phân biệt: ng/ngh, r/d/gi, ưc/ưt
Nghe-viết: Lũy tre
Phân biệt: uynh/uych, l/n, iêt/iêc

14
15
16
17
19
20
21
22

Hành tinh xanh của
em

Nghe - viết: Khủng long
Phân biệt: uya/uyu, iêu/ươu, t/c
Nghe - viết Bờ tre đón khách
Phân biệt: d/gi, iu/ưu, ươc/ươt
Nghe - viết: Cỏ non cười rối
Phân biệt: ng/ngh, tr/ch, êt/ếch
Nghe-viết: Tạm biệt cánh cam
Phân biệt: oanh/oach, s/x, dấu hỏi/dấu
ngã

Giao tiếp và kết nối

Nghe - viết: Thư viện biết đi
Phân biệt: d/gi, ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã

Nghe - viết: Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét
Phân biệt: eo/oe, l/n, ên/ênh

23
24
25
26
28
29
30
31

Nghe - viết: Đồ chơi yêu thích
Phân biệt: ng/ngh, ch/tr, uôn/uông
Nghe - viết: Nặn đồ chơi
Phân biệt: d/gi, s/x, ươn/ương

Con người Việt Nam

Nghe - viết: Thư gửi bố ngoài đảo
Phân biệt: d/gi, s/x, ip/iêp
Nghe - viết: Chiếc rễ đa tròn
Viết hoa tên người
Phân biệt: iu/ưu, im/iêm

3


32


33
34

Nghe - viết: Trên các miền đất nước
Viết hoa tên riêng địa lí; Phân biệt: ch/tr,
iu/iêu
Việt Nam quê hương Nghe - viết Khám phá đáy biển ở Trường
Sa
em
Phân biệt: it/uyt, ươu/iêu, in/inh
Nghe-viết: Cánh đồng quê em
Viết hoa tên riêng địa lí
Phân biệt: r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã

3. “Các bước xây dựng hệ thống bài tập chính tả lớp 2:”
Muốn có“được các bài tập đảm bảo đo lường tốt các mục tiêu đã xác định. Quá
trình xây dựng hệ thống bài tập chính tả cần được tiến hành theo các bước sau:”

Bước 1.“Xác định mục tiêu, nội dung bài học”
Muốn“xây dựng hệ thống bài tập”tốt thì“chúng ta phải xác định được mục tiêu của
bài bao”gồm:“kiến thức, kĩ năng, thái độ và xác định nội dung của bài cần dạy.”

Bước 2.“Lựa chọn loại bài tập phù hợp với nội dung bài học”
Có thể nói rằng việc lựa chọn loại câu hỏi khơng hề đơn giản mà còn phải phụ
thuộc vào“nội dung của từng bài học cụ thể và mục tiêu dạy học. ”Ta có các kiểu“câu
hỏi như câu hỏi có nội dung định tính, định lượng, câu hỏi có nội dung hiểu, biết, vận
dụng.”Dựa vào các ý trên ,“ta cần chọn ra những câu hỏi có mức độ khó phù hợp với
yêu cầu đánh giá và trình độ nhận thức của học sinh.”
Lưu ý,“hệ thống bài tập phải luôn bám sát với nội dung chương trình của mơn học,
phải đảm bảo được mức độ kiến thức cần đạt của học sinh khi học xong chương trình.”


Bước 3.“Xây dựng kịch bản bài tập”
Việc đầu tiên khi“xây dựng kịch bản bài tập”là ta cần phải biết cách “xác định yêu
cầu của bài tập,”tiếp theo là biết cách “thiết kế nội dung bài tập. ”Có như vậy thì ta mới
có thể xây dựng một“kịch bản bài tập”tốt nhất cho học sinh và cũng sẽ có cách khắc
phục,“xử lý kịp thời nếu phát sinh tình huống đột xuất.”

Bước 4.“Chuẩn bị tư liệu”
Các tư liệu cần chuẩn bị gồm văn bản, bài tập, hình ảnh và video có âm thanh...
giúp các bài tập đa dạng hơn, khiến học sinh cảm thấy thu hút và thích thú khi làm
bài.
Bước 5. Thiết kế hồn chỉnh bài tập chính tả lớp 2
Ví dụ: Thiết kế bài tập chính tả phân biệt c/k lớp 2

4


Bước 1. Giáo viên xác định mục tiêu và nội dung bài dạy là dạy học sinh biết cách
phân biệt c/k.
Bước 2. Giáo viên lựa chọn loại bài tập phù hợp với học sinh
Bước 3. Giáo viên“xây dựng kịch bản bài tập”
-

Xác định yêu cầu bài tập:“Biết cách phân biệt c/k.”
Thiết kế nội dung bài tập:“Dựa vào tranh, viết tên đồ vật có tiếng bắt đầu
bằng c hoặc k.”

Bước 4. Giáo viên chuẩn bị đầy đủ tư liệu: Tranh vẽ hoặc hình ảnh, đồ vật (nếu
khơng có tranh ảnh) có chứa tiếng bắt đầu bảng c hoặc k.
Bước 5. Thiết kế hồn chỉnh bài tập chính tả


4. Một số bài tập rèn kĩ năng chính tả cho học sinh lớp 2 thông dụng1:
4.1. Bài tập phân biệt âm đầu
 Bài tập chính tả r/d/gi:
Bài tập điền khuyết
Bài tập: Chọn r, d hoặc gi thay cho ô vuông. [9; tr28]
Mưa ăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa xoan theo ó
ải tím một đường.
(Theo Nguyễn Bao)
Bài tập lựa chọn
Bài tập: Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông. [8; tr114]
(dắt/ rắt)

- Mẹ  em đến trường.
- Tiếng sáo diễu réo .

(gieo/ reo)

- Em bé  lên khi thấy mẹ về.
- Chị Bống cẩn thận  hạt vào chậu đất nhỏ.

Bài tập tìm từ
Bài tập: Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi thay cho hình. [8; tr60]
1Lưu

ý:“Tên gọi của các dạng bài tập chỉ mang tính chất tương đối bởi thực tiễn dạy học chính tả rất

phong phú ở trường Tiểu học.”


5


- Chậm như

.

- Nhanh như

.

- Nắng tốt

, mưa tốt lúa.

Bài tập giải câu đố
Bài tập:“Chọn chữ r, d hoặc gi phù hợp với ơ trống rồi giải câu đố.”
“Thân hình vng vức
ẻo như kẹo dừa,
ấy, ất ưa
Có em là sạch.”

(Là cái gì?)

4.2. Bài tập phân biệt phần vần
 Bài tập chính tả ac/ at
Bài tập điền khuyết
Bài tập: Chọn ac hoặc at thay cho ô vuông. [8; tr127]
múa hát


quét rác

rửa bát

cơ bác

ca nhạc

phát q

Bài tập tìm từ
Bài tập: Tìm từ ngữ có tiếng chứa ac hoặc at. [9; tr14]
- ac:……………………………………..
- at:……………………………………...
Bài tập lựa chọn
Bài tập: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi . [9; tr14]
(khác, khát): Ở đây, bạn có thể giải  bằng nhiều loại trà  nhau.
 bạn nhỏ nô đùa trên bãi .

(các, cát):
Bài tập giải câu đố

Bài tập:“Chọn chữ ac hoặc at phù hợp với ô trống rồi giải câu đố.”
“Từ tre từ trúc mà ra
Thành bạn thân thiết hát ca cùng người

6



Thon dài một đốt thế thôi
Mà bao nốt nhạc thành lời ngân nga.”
(Là cái gì?)
4.3. Bài tập về quy tắc dấu thanh
Bài tập 1: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm. [9; tr65]
-Nhát như tho.

- Khoe như trâu.

- Dư như hổ.

Bài tập 2: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm. [9;tr82]
- Sách giúp chúng em mơ rộng hiêu biết.
- Cô phụ trách thư viện hướng dân các bạn đê sách vào đúng chỗ trên
giá.
4.4. Bài tập về quy tắc viết hoa
Bài tập 1: Những tên riêng nào duới đây được viết đúng? [8; tr36]
Hồng
minh
Hùng
thùy
Phương
Giang
Bài tập 2: Viết tên 2 - 3 tỉnh hoặc thành phố mà em biết. [9; tr114]

C. Kết luận:
“Để đáp ứng những yêu cầu học tập và nhu cầu giao tiếp của học sinh tiểu học,
chương trình dạy học Chính tả ở tiểu học nói chung và dạy học Chính tả lớp 2
nói”riêng đã“đề ra định hướng cơ bản là rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học
sinh.”Mà hệ thống bài tập chính tả được coi là “phương tiện chủ chốt để sử dụng có hiệu

quả các phương pháp dạy học tích cực hoạt động của học sinh, rèn luyện kĩ năng viết
chính tả cho các em.”Như vậy, việc “xây dựng hệ thống bài tập chính tả cho học sinh
lớp 2” là một việc rất cần thiết. “Học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học là giai đoạn đầu của
cấp học Tiểu.”Ở độ tuổi này, các em học sinh rất hiếu động, thích khám phát, cịn khá
ham chơi. Nên ta“cần lựa chọn các dạng bài tập theo chủ đề, nội dung, mục tiêu của bài
dạy và trong các trường hợp cụ thể,”ta cần“thay đổi hình thức bài tập cho phù hợp với
từng giờ học Chính tả.”Có như vậy, tiết học mới trở nên thú vị hơn, kích thích hứng thú
của học sinh trong việc“tiếp nhận tri thức mới theo phương pháp dạy học tích
cực.”Bằng phương pháp sử dụng hệ thống bài tập, “giờ học học chính tả trở nên hiệu
quả hơn, giúp thể hiện rõ hơn cái đich của giờ học. Đó là việc rèn luyện kĩ năng viết
chính tả cho học sinh.”

7


CÂU 2: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY VẦN TRONG TIẾNG VIỆT
LỚP 1 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG.
Trường Tiểu học ………………………
Giáo viên: ……………………... Lớp: 1
Môn: Tiếng Việt
Ngày dạy: .... /.... /2022

KẾ HOẠCH BÀI DẠY – TUẦN 7
BÀI 33: En, ên, in, un
Tiết 1+ 2: Học vần

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Về năng lực
a, Phát triển năng lực đặc thù
- Phát triển năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc đúng các vần en, ên, in, un; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các
vần en, ên, in, un. Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vẫn en, ên, in, un có
trong bài học.
+ Đọc đúng và rõ ràng đoạn thơ bản ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 – 60 tiếng
trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu thúc dòng thơ.
- Phát triển năng lực văn học: Nhận biết đúng các vần en, ên, in, un. Nhận
biết được các từ, tiếng có chứa các vần trên. Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên
quan đến nội dung đã đọc.
b, Phát triển năng lực chung
- Năng lực tự chủ - tự học: Hoàn thành nhiệm vụ học cá nhân.
- Năng lực giao tiếp - hợp tác: Biết chú ý lắng nghe GV và cùng thảo luận
nhóm.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật, sự việc như: nhận biết hình
ảnh bác bảo vệ, nhận biết hình ảnh hai em HS và hoạt động chơi đá bóng, hình ảnh quả
bóng… và suy đốn nội dung tranh minh hoạ về tình huống: hai bạn HS sơ ý đá bóng
vào bác bảo vệ và cần nói lời xin lỗi.
Phát triển kĩ năng nói lời xin lỗi (trong những tình huống cụ thể ở trường
học).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời câu hỏi mở rộng, liên hệ. Vận
dụng bài học vào cuộc sống.
2. Về phẩm chất

- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, tình yêu động vật, giáo dục bảo vệ môi
trường.
- Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn. Có
trách nhiệm, tinh thần học tập, hợp tác, làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng

8



- Giáo viên (GV): Laptop, máy chiếu, Slices PowerPoint có chứa nội dung bài
học (Tranh minh họa bài đọc, đoạn thơ và câu văn trong SGK …)
Học sinh (HS) : Sách giáo khoa (SGK), vở bài tập (VBT), bảng con, phấn,
vở, bút chì, tẩy...
2. Phương pháp và kỹ thuật dạy học

-

Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…
Kỹ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
Kỹ thuật trình bày một phút.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

TIẾT 1
Hoạt động 1: Ôn và khởi động (Từ 3 đến 5 phút)
- GV tổ chức trò chơi: Thi tìm và nói tiếng
- HS quan sát và lắng
có chứa vần on, ơn, ơn theo hình thức chơi trị chơi: nghe
Vượt chướng ngại vật.
- HS chơi
- GV nêu luật chơi: Mỗi bạn đứng lên tìm từ
có chứa vần on hoặc ơn hoặc ơn phân tích, sau đó chỉ
định bạn khác làm.
- GV theo dõi, nhận xét và tuyên dương.


- HS lắng nghe và quan
sát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Từ 30- 32 phút)
2.1. Nhận biết (Từ 3-4 phút)
* Mục tiêu: Gây hứng thú cũng như ấn tượng cho HS về nội dung bài hơm
nay. Từ đó, giúp các em tiếp cận nội dung bài tốt hơn.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát, trao đổi
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi
với
bạn bên cạnh và trả lời
với bạn bên cạnh: Em thấy gì trong tranh?
- GV giới thiệu: Nội dung bức tranh được thể
hiện qua câu sau: Cún con nhìn thấy/ dế mèn trên tàu
lá.

- HS lắng nghe

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới
- HS lắng nghe và đơng
tranh và HS nói theo. GV cũng có thể đọc thành tiếng thanh nói theo
cần nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.

9


- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi

- HS lắng nghe và đông
dừng lại để HS đọc theo GV và HS lặp lại câu nhận thanh nói theo
biết một số lần: Cún con/ nhìn thấy/ dế mèn trên tàu
lá.
- GV giới thiệu: Các em quan sát câu Cún
- HS quan sát và lắng
con nhìn thấy/ dế mèn trên tàu lá. Các vần en, ên, in, nghe
un được tơ màu đỏ. Đó chính là nội dung bài học hôm
nay: Bài 33: en, ên, in, un.
- GV ghi bảng: Bài 33: en, ên, in, un
2.2 Đọc (13-15 phút)
* Mục tiêu: HS đánh vần và đọc trơn được vần, tiếng, từ ngữ. Nhận biết
được vần, tiếng, từ ngữ trong bài.
* Cách tiến hành:
a.Đọc vần en, ên, in, un
* So sánh vần
- GV giới thiệu vần en, ên, un, in
- GV đặt câu hỏi: Em hãy so sánh vần en với
vần ên, in, un xem có điểm nào giống và khác nhau?
(Gợi ý: Giống nhau là đều có n đứng sau, khác nhau ở
chữ đứng trước: e, ê, u, i).
- GV lắng nghe, nhận xét và nhắc lại điểm
giống và khác nhau giữa các vần.
* Đánh vần các vần
- GV đánh vần mẫu cả 4 vần: en,ên, un, in.
GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh
phát âm sai.
- GV yêu cầu: HS đánh vần nối tiếp cả 4
vần: en, ên, un, in. Sau đó, lớp đánh vần đồng thanh
lần lượt các vần: en, ên, un, in.

* Đọc trơn các vần
- GV đọc trơn làm mẫu.
- GV yêu cầu: HS nối tiếp đọc trơn cả 4 vần:
en, ên, un, in. HS đọc theo nhóm, tổ (có thể phân 2
cùng bàn 1 nhóm hoặc 2 đến 3 bàn là một tổ). Sau đó,
lớp đọc đồng thanh lần lượt 4 vần: en, ên, un, in.

10

- HS quan sát và lắng
nghe
- HS trả lời

- HS lắng nghe và quan
sát

- HS quan sát và lắng
nghe
- HS đánh vần
- Cả lớp đánh vần đồng
thanh lần lượt các vần: en,
ên, un, in.
- HS lắng nghe và quan sát


b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu
- GV đưa tranh minh họa cho từ mèn:

- HS đọc trơn

- Cả lớp đọc trơn đồng
thanh lần lượt các vần: en,
ên, un, in.

- HS quan sát
- GV hỏi: Đố các em đây là truyện gì nào?
Cả lớp đồng thanh trả lời. Vậy các em biết nhân vật
trong truyện là ai không? (Gợi ý: Nhân vật dế mèn
trong truyện Dế mèn phiêu lưu ký).
- GV theo dõi, nhân xét.
- HS lắng nghe và quan
- GV hỏi: Từ các vần en đã học, muốn thành
sát
tiếng mèn ta làm thế nào?
- Cả lớp đồng thanh trả
- GV nhận xét, tuyên dương.
lời
- GV giới thiệu: Mèn chính là tiếng mới
chúng ta học. GV ghi bảng mơ hình.
- GV đánh vần, đọc trơn làm mẫu.
- HS lắng nghe
- GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng mèn.
- HS trả lời
Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mèn.
- HS lắng nghe, tuyên
- GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng mèn.
dương
Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mèn.
- HS lắng nghe và quan
sát

* Đọc tiếng trong Sách giáo khoa
- HS lắng nghe
- GV hỏi : Cơ có một số tiếng chứa vần mới
các em nhẩm theo tay cô viết trên bảng (hoặc chữ
- HS đánh vần. Lớp đồng
chiếu lần lượt trên slice):
thanh đánh vần
khèn sen nến nghển chín mịn cún vun
- HS đọc. Lớp đồng thanh
- GV yêu cầu mỗi HS đánh vần một tiếng
đồng thanh
nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng).
Lớp đồng thanh đánh vần lần lượt các tiếng.
- GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn một tiếng nối
tiếp nhau (HS nào không đọc trơn ngay được thì GV
- HS lắng nghe, thực hiện
cho HS đó đánh vẫn lại tiếng). Lớp đồng thanh đọc
và tra đổi với bạn bên cạnh
trơn lần lượt các tiếng.
- GV u cầu HS tìm tiếng có chứa vần en
hoặc ên hoặc in hoặc un dắt bảng dắt và đọc cho bạn
- HS đánh vần. Lớp đồng
bên cạnh nghe.
thanh đánh vần
- GV mời một số em mang lên bảng giới
thiệu tiếng của mình trước lớp, lớp đọc đồng thanh.

11



- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc. Lớp đồng thanh
đọc

Giải lao (3 phút)
- GV tổ chức trò chơi: Chi chi chành chành.
Mục đích giúp các em tập thể dục nhẹ nhàng và thư
giãn đầu óc.
- GV chia lớp làm 4 nhóm và nêu luật chơi:
Một em đứng xịe bàn tay ra, các em khác giơ một
ngón tay trỏ ra đặt vào lịng bàn tay của bạn và bạn đó
đọc nhanh: “Chi chi chành chành/ Cái đanh thổi lửa/
Con ngựa chết trương/ Ba vương ngũ đế/ Chấp dế đi
tìm/ Ù à ù ập”. Đến chữ “ập” thì bạn đó nắm tay lại, ai
rụt tay khơng kịp thì sẽ thua.

- HS thực hiện
- HS lên bảng
- Lớp vỗ tay

- HS vui vẻ lắng nghe

- HS lắng nghe và quan
sát
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng - HS chơi
c. Đọc từ ngữ

từ ngữ:


- GV đưa tranh minh hoạ cho từ ngọn nến:
+ GV hỏi: Đố các em biết tranh vẽ gì?
+ GV giới thiệu (giải nghĩa) và đưa ra mơ
hình từ: ngọn nến.
+ GV hỏi: Trong từ ngọn nến tiếng nào
chứa vần mới vừa học?
+ GV nhận xét, tuyên dương.
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn từ ngọn
nến. Lớp đồng thanh đọc trơn từ ngọn nến.
- GV làm tương tự với từ đèn pin và từ cún
con.
- GV yêu cầu mỗi HS đồng thanh một từ nối
tiếp nhau (số HS từ tương ứng với số tiếng). Lớp đồng
thanh đồng thanh lần lượt các từ.
- GV mời một em đọc lại cả bài trên bảng.
- GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát và lắng
nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe, tuyên
dương
- HS đọc. Lớp đồng thanh
đọc từ ngọn nến
- HS thực hiện tương tự
- HS đọc. Lớp đồng thanh

12



đồng thanh lần lượt các từ.
- HS đọc
- HS lắng nghe, vỗ tay
2.3. Viết bảng (Từ 10-15 phút)
* Mục đích: Giúp HS làm quen với vần, với từ và giúp các em viết đúng, viết
đẹp hơn.
* Cách tiến hành:
a, Viết vần: en, ên, in, un
- GV vừa viết (hoặc vừa chiếu video viết - HS quan sát và lắng
chữ) vừa nêu quy trình và hướng dẫn viết vần en, ên.
nghe
- GV yêu cầu HS viết bảng con.
- HS viết vào bảng con,
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó
chữ cỡ vừa (Chú ý: khoảng
khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
cách giữa các chữ trên một
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá chữ
dòng).
viết của mình, của bạn.
- HS thực hiện (nhận xét,
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết bảng của
đánh giá)
HS, sửa lỗi cho HS (nếu có).
- HS quan sát và lắng
- GV làm tương tự với vần in, un.
nghe
b, Viết từ: đèn pin, cún, nến

- HS thực hiện tương tự
- GV viết bảng lớp và hướng dẫn viết từ:
đèn, pin, cún, nến.
- GV yêu cầu HS viết bảng con.
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó - HS quan sát và lắng
khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
nghe
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá chữ
- HS viết bảng con
viết của mình, của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết bảng của - HS lắng nghe
HS, sửa lỗi cho HS (nếu có).
- GV tuyên dương và cảm ơn lớp vì đã hồn
- HS thực hiện
thành tốt tiết học.
- HS quan sát và lắng
nghe
- HS lắng nghe vui vẻ và
vỗ tay

Tiết 2

13


Hoạt động 3: Thực hành và luyện tập (Từ 30-32 phút)
3.1 Viết vở (10–13 phút)
* Mục đích: Giúp HS ghi nhớ vần, từ ngữ vừa học và giúp các em viết đúng,
viết đẹp, viết rõ ràng hơn.
* Cách tiến hành:

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn
- HS quan sát và lắng
về độ cao của các con chữ.
nghe
- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút
và đúng số lần theo yêu cầu (Lưu ý: khoảng cách giữa
- HS lắng nghe
các chữ). GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GV yêu cầu HS viết vào vở các vần
en,ên,un,in đèn, nến, cún, pin.
- HS viết
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp
khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS (nếu có).
- HS quan sát và lắng
nghe
Giải lao (3 phút)
-“GV tổ chức trò chơi: Trị chơi chức năng.
Mục đích giúp các em tập thể dục nhẹ nhàng và thư
giãn đầu ốc.”
-“GV nêu luật chơi: Nói và chỉ đúng chức
năng của các bộ phận (Chơi tập thể): Mắt_Nhìn/
Tai_Nghe/ Mũi_Ngửi/ Miệng_Ăn. GV hơ tác dụng của
các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ
phận hoặc GV hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải
hô và chỉ đúng. Em nào chỉ sai với chức năng, làm
chậm so với quy định, làm không dứt khốt, khơng
nhìn GV là thua.”

- HS vui vẻ lắng nghe

- HS chơi vui vẻ

3.2 Đọc đoạn (10-13 phút)
* Mục đích: Giúp HS đọc đúng câu, từ, đoạn. Hình thành kỹ năng đọc.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- HS lắng nghe
a, HS mở sách giáo khoa - HS đọc thầm cả
đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm.
- GV hỏi: Đoạn đọc hơm nay có mấy câu?
- GV giới thiệu mỗi dòng được coi là 1
câu...
- GV yêu cầu HS tìm tiếng có vần en, ên,

14

- HS đọc thầm
- HS trả lời
- HS lắng nghe


in, un trong bài đọc.
- GV yêu cầu mỗi HS đánh vần một tiếng
nối tiếp nhau (Số HS đánh vần tương ứng với số tiếng
có vần en, ên, in, un). Lớp đồng thanh đánh vần lần
lượt các tiếng.
- GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn một tiếng
nối tiếp nhau (HS nào khơng đọc trơn ngay được thì
GV cho HS đó đánh vẫn lại tiếng). Lớp đồng thanh

đọc trơn lần lượt các tiếng.
- GV u cầu HS tìm tiếng có vần on, ơn,
ơn trong bài đọc.

- HS tìm
- HS đánh vần. Lớp đồng
thanh đánh vần lần lượt các
tiếng có chứa vần.
- HS đọc trơn. Lớp đồng
thanh đọc trơn lần lượt các
tiếng có chứa vần.
- HS tìm

- GV u cầu mỗi HS đọc trơn một tiếng
- HS đọc. Lớp đồng thanh
nối tiếp nhau (HS nào khơng đọc trơn ngay được thì
GV cho HS đó đánh vẫn lại tiếng). Lớp đồng thanh đọc trơn lần lượt các tiếng
đọc trơn lần lượt các tiếng.
b, HS tập đọc từng câu
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu 1. Sau
đó, từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- HS quan sát và lắng
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu 2.
Sau đó, từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. nghe
- HS đọc
- GV yêu cầu tương tự HS đọc thành tiếng
- HS đọc
câu 3,4. Sau đó, từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh
một lần.
- HS đọc

c, Đọc cả bài :
- GV yêu cầu một số (2-3) HS đọc thành
tiếng cả đoạn.
- GV theo dõi và nhận xét, tuyên dương
- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh
d, HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã
đọc:
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:
+ Trong một câu chuyện, con vật nào chậm
chạp, nhưng khi chay thi với thỏ thì đã thắng? (Gợi ý:
Rùa).
+ Rùa có dáng vẻ thế nào? (Gợi ý: Rùa có
dáng vẻ già nua, ngắn ngủn).
+ Con vật nào, nhìn qua, rất giống rùa?
(Gợi ý: Con ba ba, nhìn qua, rất giống rùa).
+ Vì sao tên gọi của con vật trong câu đố

15

- HS lắng nghe, đọc
- HS lắng nghe và vỗ tay
- Lớp đọc đồng thanh
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời.


có nghĩa là “cha”? (Gợi ý: Tên của ba ba cũng có
nghĩa là “cha" vi tiếng “cha” đồng nghĩa với “ba”,
“bố”).

+ Vì sao nói tên con vật này có chứa chữ
số? (Gợi ý: Tên con vật có chứa chữ số, vi “ba ba” cỏ
số 3 hay là số 33).
- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- HS trả lời.
- HS trả lời.

- HS trả lời.
3.3 Nói theo tranh (Từ 7-10 phút)
* Mục đích: Giúp HS phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và
tình huống. Đồng thời giúp các em học thêm được kỹ năng sống, kỹ năng nói. Biết
thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa
sai.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sách
- HS quan sát
giáo khoa.
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:
- HS lắng nghe
+ Việc gì xảy ra giữa Nam và bác bảo vệ ? - HS trả lời.
(Gợi ý: Nam và bạn đá bóng gần cổng trường, quả
bóng bị đá lạc vào lưng bác bảo vệ).
+ Nam có lỗi khơng? (Gợi ý: Nam là người - HS trả lời.
có lỗi. Nam phải xin lỗi bác).
+ Nếu là Nam em xin lỗi bác bảo vệ như thế - HS trả lời
nào? (Gợi ý: Nếu là Nam em xin lỗi bác bảo vệ như
sau: Cháu xin lỗi bản! Lần sau cháu không vô ý như
thế nữa!).
- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV chia nhóm, đóng vai tình huống diễn ra - HS thực hiện
giữa Nam và bác bảo vệ: Nam chơi đá bóng với bạn
và vơ ý đá quả bóng bay chúng lưng bác bảo vệ. Bác
bảo vệ giật mình, nhặt quả bóng và nói: “Á ui! Qủa
bóng ở đâu ra thế này?”. Nam chạy lại nói lời xin lỗi.
- Đại diện mỗi nhóm đóng vai trước cả lớp.
- HS quan sát
- GV và HS theo dõi và nhận xét, tuyên
- HS vỗ tay
dương.
- Dặn dò tham gia chơi phải đảm bảo an toàn
- HS lắng nghe

16


Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (3-5 phút)
* Mục đích: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài học.
* Cách tiến hành:
- Tìm từ chứa vần en, ên, in, un? Đặt câu với
- HS lắng nghe và thực
từ em vừa tìm được.
hiện
- HS ơn lại các vần en, ên, in, un và khuyến
khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
- Em sẽ làm gì khi em mắc lỗi?
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và
động viên HS.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (NẾU CÓ)
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

CÂU 3: VIẾT CHỮ TRÊN VỞ Ơ LI BÀI THƠ:
Quạt cho bà ngủ
Chim chích chịe ơi
Xin đừng hót nữa
Bà em ốm rồi
Lặng cho bà ngủ
Bàn tay bé nhỏ
Vẫn quạt thật đều
Ngấn nắng thiu thiu

Căn nhà đã vắng
Cốc chén nằm im
Đôi mắt lim dim
Ngủ ngon bà nhé
Hoa cam hoa khế
Chín lặng trong vườn
Bà mơ tay cháu
Quạt đều hương thơm.
Thạch Quỳ

17


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo, Dạy học Chính tả ở tiểu học,NXB Giáo dục.
2. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học,
NXB Giáo dục, ĐH Sư phạm.
3. Trịnh Mạnh, Trần Thành Lâm (1969), Dạy học viết đúng chính tả, NXB Giáo

dục.
4. Hồng Phê (1995), Từ điền chính tả, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điền học- Hà
Nội- Đà Nẵng.
5. Tập bài giảng Tâm lý học tiểu học (lưu hành nội bộ), NXB Trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2.
6. Giáo trình Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Tiểu học (2017); Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm.
7. SBT Tiếng Việt lớp 2 Tập một, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB
GIÁO DỤC VIỆT NAM.
8. SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập một, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB
GIÁO DỤC VIỆT NAM.

18


9. SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập hai, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB
GIÁO DỤC VIỆT NAM.
10. SGK Tiếng Việt lớp 1 Tập một, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB
GIÁO DỤC VIỆT NAM.
11. Kế hoạch bài dạy minh họa tiếng Việt lớp 2, Lê Thị Lan Anh.
12. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (26-12-2018) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành “Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn”
13. Thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT (26-12-2018) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành “Chương trình giáo dục phổ thơng mới”.
14. Công văn 2345/BGDĐT-GDTH (7-6-2021) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành “xây dựng kế hoạch giáo dục trường Tiểu học”.
Quy ước viết tắt dùng tron
HS: học sinh

GV: giáo viên


SGK: sách giáo khoa

SBT: sách bài tập

19



×