Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Manga – Truyện Tranh Nhật Bản Dưới Góc Nhìn Văn Hóa Đại Chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.81 KB, 27 trang )

~~~~~~*~~~~~~

Đề tài: Manga – Truyện Tranh Nhật Bản Dưới Góc Nhìn Văn Hóa Đại Chúng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 3
2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 4
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................................... 4
4. Bố cục ........................................................................................................................................... 4
5. Kết quả đạt được ........................................................................................................................... 4
NỘI DUNG .......................................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÂN TỐ MANGA ............................................ 6
1. Khái niệm ..................................................................................................................................... 6
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Manga ................................................................................ 7
a. Nghệ thuật vẽ tranh cổ truyền Nhật Bản và khởi thủy của Manga (700 – 1814) ..................... 7
b. Thời kỳ mở cửa và sự xuất hiện của những bức tranh chữ mang thông điệp đầu tiên (1855 –
1895) ............................................................................................................................................. 9
c. Sự nở rộ của các tạp chí và những bộ truyện tranh đầu tiên .................................................. 10
d. Nửa sau thế kỷ XX và hành trình Manga vươn ra thế giới (1946 – 1984) ............................. 13
e. Manga thế kỷ XXI (2000 – nay) .............................................................................................. 14
3. Đặc trưng của truyện tranh Nhật Bản ......................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: TRUYỆN TRANH MANGA DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG ........ 16
1. Tính đại chúng ............................................................................................................................ 16
2. Tính kinh doanh thương mại ...................................................................................................... 17
3. Tính nhất thời ............................................................................................................................. 19
4. Tính mới lạ, trẻ trung .................................................................................................................. 19
CHƯƠNG 3: TÍNH HAI MẶT CỦA TRUYỆN TRANH MANGA ............................................. 19
1. Ưu điểm ...................................................................................................................................... 19
2. Nhược điểm ................................................................................................................................ 22


KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 24
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 27

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là động lực của sự phát triển. Sức mạnh văn hóa là một sức mạnh tiềm
ẩn sâu sắc. Đã qua rồi cái thời cầm súng đi cai trị nước khác. Do đó, hiện nay, “Sức
mạnh mềm” tỏ ra là một biện pháp hữu ích hơn trong việc gây dựng vị thế cũng như
sức ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới, bởi không thương vong vẫn tạo
ra sức ảnh hưởng lớn, lại còn được lòng dư luận. Nhận thức được được điều này, các
quốc gia trên thế giới đều rất chú trọng vào vấn đề văn hóa và ngoại giao văn hóa.
Và trong bài tiểu luận này, tơi xin chọn Nhật Bản làm chủ đề để phân tích.
Trong vịng hơn một thế kỷ, Nhật Bản đã vùng lên từ sự mất ổn định và sự chia
rẽ sau chiến tranh, để cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, lột bỏ hình ảnh của một
qn đồn phát xít tàn bạo thời chiến tranh, đóng lại dấu ấn văn hóa của mình như một
quốc gia hịa bình, hiếu khách đến người dân trên khắp thế giới. Điểm mấu chốt nằm ở
văn hóa của Nhật Bản, họ khơng chỉ đơn thuần dựa vào nền văn hóa sẵn có, mà cịn
biết cách dựa vào đó và sáng tạo ra những trào lưu mới để thơng qua đó, đưa tinh hoa
bản địa tới công chúng quốc tế, được cả thế giới công nhận và biết đến. Nổi bật trong
số đó chính là truyện tranh hay được biết đến rộng rãi với cái tên Manga. Loại hình này
như một nét văn hóa nổi bật mỗi khi nhắc tới Nhật Bản. Đem về cho Nhật Bản hàng
trăm lợi ích trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch…
Nền công nghiệp truyện tranh của Nhật Bản, phải thừa nhận là cực kỳ phát triển
và được chính phủ Nhật Bản chú trọng (09/04/2009 thủ tướng Taro Aso coi Manga như
một công cụ để lan tỏa văn hóa Nhật Bản, và cho biết kế hoạch kêu gọi 500,000 lao
động cho ngành này nhằm tăng nguồn thu nhập của quốc gia lên 3 thậm chí 4 lần). Tầm

ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản đã lan rộng ra khắp thế giới và thu hút được sự
chú ý của công chúng quốc tế. Theo GS. Sakae Kato (Đại học Daito Bunka, Nhật Bản)
cho biết: “Tại các nước như Việt Nam, Malaysia hay Thái Lan truyện tranh Nhật Bản

3


đã thực sự thấm vào đời sống của người dân bản địa. Nhắc đến Manga người ta nghĩ
ngay đến Nhật Bản.
Hiện nay, mặc dù xã hội đã có những nhận thức khái quát được tầm ảnh hưởng
của Manga với công chúng, nhất là giới trẻ, tuy nhiên số lượng nghiên cứu về đề tài
này chưa lớn: Luận văn của tác giả Hạ Thị Lan Phi “Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản
đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội” (2017), “Sự du nhập và ảnh hưởng của
Manga ở Việt Nam hiện nay” (2007)… Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài
“Manga – truyện tranh Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa đại chúng” cho bài tiểu luận
văn hóa đại chúng lần này.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu
trên sách báo, internet. Sử dụng bài giảng văn hóa đại chúng của Ths. Ngơ Anh Đào để
làm sáng tỏ vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục đích tìm hiểu về Manga dưới góc nhìn văn hóa đại
chúng, ảnh hưởng của phim trong đời sống và vẻ đẹp và giá trị con người Nhật Bản.
Cách thức Nhật Bản biến một loại hình nghệ thuật nhỏ bé trở thành một nét văn hóa,
mang đậm dấu ấn Nhật Bản và lan tỏa nó ra khắp thế giới.
4. Bố cục
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nhân tố Manga
Chương 2: Truyện tranh Manga dưới góc nhìn văn hóa đại chúng
Chương 3: Tính hai mặt của truyện tranh Manga
5. Kết quả đạt được

Hy vọng đề tài này sẽ đem đến cho người đọc cái nhìn tổng qt về Manga,
những hệ giá trị thơng qua các sự kiện, nhân vật mà Manga mang lại. Tìm hiểu được lý
4


do vì sao một loại hình nghệ thuật nhỏ bé này có thể trở thành một nét văn hóa mang
đậm dấu ấn văn hóa Nhật Bản.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÂN TỐ MANGA
Trước khi đi sâu tìm hiểu nội dung chính, chúng ta cần có một cái nhìn khái qt
về Manga. Lịch sử hình thành của nó ra sao?... Để từ đó hiểu được, tại sao nó lại trở
thành một biểu tượng đặc biệt trong văn hóa Nhật Bản và văn hóa đại chúng được cả
thế giới biết đến khi nhắc tới Nhật Bản.
1. Khái niệm
Manga có nghĩa là “tranh chuyển động”, ( 漫 画 - mạn họa), hình ảnh trong trang
truyện tranh như thật sự đang diễn ra theo tuyến tính thời gian. Manga có ý nghĩa chỉ
truyện tranh và tranh biếm họa nói chung. Manga được coi như một danh từ để gọi
chung cho truyện tranh Nhật Bản và cũng là cách để phân biệt với truyện tranh của các
quốc gia khác như: Manhua (Trung Quốc), Manhwa (Hàn Quốc), Comics (các nước
phương Tây)... Sự khác biệt của Manga đối với các thể loại khác không chỉ là “kể lại
các câu chuyện bằng hình ảnh”, mà là ở kĩ thuật chia khung hình, thể hiện ánh sáng,
bóng tối, hành động, kí hiệu các tình huống bất ngờ, cử động, đặc tả… để kể lại câu
chuyện sống động nhất. Điều này khiến manga có nét tương đồng với điện ảnh nhiều
hơn. Có thể nói, manga chính là “bộ phim” trên trang giấy. (trừ việc manga khơng có
âm thanh)
Như vậy, manga là tập hợp của những hình ảnh được vẽ tràn trên trang giấy với những

kĩ thuật đồ họa và quy tắc trình bày riêng biệt, nhằm thể hiện sống động một câu chuyện,
một ý tưởng nào đó.
(Lịch sử hình thành và phát triển của truyện tranh Nhật Bản –
)

Theo thống kê năm 2007, đã lên tới 2,4 triệu người Nhật và trung bình các otaku
(người quá đam mê truyện tranh) chi tới 2,5 nghìn USD/năm cho các sản phẩm này.
Thực tế này dễ dàng được chứng thực nếu chúng ta đặt chân tới Mandarake, một trung
tâm mua sắm lớn ở Shibuya thuộc Tokyo, chứng kiến chục ngàn kiện Manga sắc màu
6


rực rỡ được đóng gói trong cửa hàng và giá sách. Hoặc chỉ cần gõ “manga” trên cơng
cụ tìm kiếm Google, sẽ có thể tìm được hơn 200 triệu ấn bản của cả truyện tranh.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Manga
Hiện nay, có nhiều tranh cãi về nguồn gốc của manga, Có người cho rằng, manga
là sản phẩm hoàn toàn du nhập từ phương Tây, nhưng lại có ý kiến khác khẳng định
manga đã có lịch sử lâu đời ở Nhật, từ thời Nara (năm 700 SCN). Thật ra, tất cả những
tranh cãi về nguồn gốc kể trên xảy ra là do mỗi người có một định nghĩa khác nhau về
manga. Nhóm nhìn manga như một tổng thể các khung truyện với các kĩ thuật và quy
tắc riêng; nhóm nhìn manga trong ý nghĩa của hai chữ “manga” (mạn họa).
Để hiểu về lịch sử manga, chúng ta cần gộp cả hai luồng ý kiến lại và đi từ khởi đầu:
tìm hiểu từ thời kỳ những bức tranh vẽ tràn ngập trên trang giấy xuất hiện, cho đến khi
manga theo nghĩa hiện đại ra đời.
Như vậy, lịch sử hình thành và phát triển manga có thể chia thành 5 mốc chính
a. Nghệ thuật vẽ tranh cổ truyền Nhật Bản và khởi thủy của Manga (700 – 1814)
Các nhà khảo cổ Nhật đã tìm thấy những bức tranh biếm họa thô lỗ trên các xà
trần nhà của ngôi đền Horyu-ji, có niên đại từ những năm 710 SCN (tương đương với
cuối thời Nara ở Nhật). Người ta cho rằng đây là sản phẩm của nhóm cơng nhân muốn
xả hơi và bơi xấu người cầm quyền lúc bấy giờ. Vì vào cuối thời Nara, chính trị Nhật

Bản lâm vào cảnh bế tắc. Tranh chấp giữa các bè phái diễn ra liên tục. Thành viên các
gia đình hồng tộc, các gia đình đứng đầu trong triều đình như Fujiwara và các tu sĩ
Phật giáo đều tham gia vào cuộc tranh giành thế lực. Đồng thời, trận dịch đậu mùa năm
735 đã khiến thế lực của nhà vua bị thiệt hại nặng nề. Vào cuối thời kỳ Nara, gánh nặng
tài chính tăng dần, và triều đình bắt đầu sa thải các viên chức khơng quan trọng. Bối
cảnh đó khiến các sử gia nghĩ đến việc những bức tranh biếm họa được tạo ra là để
châm biếm giới cầm quyền.
Đến thời Heian (794-1185), các bức Xuân cung họa (Shunga) bắt đầu xuất hiện
(do ảnh hưởng của Xuân cung họa đồ thời nhà Đường được du nhập ồ ạt từ thời Nara).
7


Tuy nhiên, Xuân cung họa là sản phẩm dành riêng cho tầng lớp cận thần trong triều
đình. Xuân cung họa tiếp tục thịnh hành suốt thời đại Edo (Giang Hộ, 1603-1867) mãi
tới thời Meiji (Minh Trị, 1868-1912) mới chịu nhường bước cho nhiếp ảnh gợi dục
(xuân ảnh, erotic photographs).
Cùng với Xuân cung họa, tranh cuộn minh họa cảnh hoặc chi tiết trong Truyện
Genji cũng xuất hiện.
Sự xuất hiện ồ ạt những bức tranh 18+ cho thấy một lối sinh hoạt thời bấy giờ của người
dân Nhật Bản. Vào thời Heian, quý tộc Nhật dành nhiều thời gian cho những cuộc phiêu
lưu tình ái và tình dục. Trinh tiết khơng quan trọng đối với những cơ gái. Những người
cịn trinh đơi khi còn bị xem là ma quỷ hoặc bị ám.
Cũng trong thời Heian, Phật giáo cũng phát triển và lan rộng. Một nhà sư Phật
giáo Đại thừa tên Toba Sojo đã làm ra các cuộn tranh vẽ ếch, khỉ, chuột,… hoạt động
cùng con người có tên Chōjū-giga. Ơng dùng bộ tranh này để phục vụ cho mục đích
rao giảng giáo lý Đại thừa. Cũng từ đây, tranh cuộn minh họa những câu chuyện xuất
hiện và tồn tại cho đến tận thời Edo (1603–1868).
Nếu những bức tranh được nhắc đến ở trên thường là dạng tranh cuộn và minh
họa cho sự vật, sự kiện hoặc câu chuyện nào đó, thì đến khoảng năm 1700, Nhật Bản
thịnh hành nghệ thuật ukiyo-e – tranh in mộc bản. Thuật ngữ “ukiyo”, theo Hán tự là

“phù thế” (浮世), có thể được dịch ra là “thế giới nổi trôi” hoặc “thế giới không thực”,
và là một chữ đồng âm khác nghĩa với thuật ngữ Phật giáo cổ (憂き世), tức “thế giới
của phiền muộn và đau khổ”.
Thuật ngữ “ukiyo” về sau đã được dùng với nghĩa chỉ sự “gợi tình” hoặc “hợp thời”,
và nhắm tới việc mơ tả tinh thần hưởng thụ lạc thú tại thời gian này cho những tầng lớp
dưới.
Tranh ukiyo thường vẽ những thiếu nữ đẹp; diễn viên kabuki và đô vật sumo; các cảnh
trích từ những câu chuyện lịch sử và dân gian; cảnh đẹp du ngoạn và phong cảnh khắp
8


nơi; thực vật và động vật; và kể cả nội dung khiêu dâm. Hầu hết các bức tranh Nhật
ngày nay mà chúng ta xem đều mang phong cách của tranh ukiyo.
Đến đầu thời Edo, chính phủ ban hành chính sách bế quan tỏa cảng, chỉ cho phép người
Hà Lan và người TQ đến Nhật (người Hà Lan chỉ được đến cảng Nagasaki). Điều này
khiến cho văn hóa nước ngồi khơng thể du nhập vào Nhật, đồng thời văn hóa Nhật
cũng khơng có cơ hội bước ra ngồi thế giới.
Cho đến năm 1798, thuật ngữ “manga” lần đầu tiên được sử dụng để chỉ những tác
phẩm của nhà thơ, họa sĩ Santo Kyoden. Vào năm 1814, “manga” xuất hiện trên tên
sách Manga Hyakujo của Aikawa Minwa và Hokusai Manga (phân loại hình vẽ từ các
tác phẩm ukiyo-e của Hokusai) của Katsushika Hokusai.
Như vậy, từ thế kỷ 19 trở về trước, “manga” được hiểu theo nghĩa là những bức
vẽ tràn trên trang giấy, có thể mang một câu chuyện nào đó hoặc không. Manga khởi
thủy từ những bức tranh cuộn minh họa một sự kiện hoặc câu chuyện nào đó. Trong
đó, tranh dâm tục và tranh phù thế khá phổ biến.
b. Thời kỳ mở cửa và sự xuất hiện của những bức tranh chữ mang thông điệp đầu
tiên (1855 – 1895)
Năm 1855, Nhật Bản kết thúc thời kỳ bế quan tỏa cảng do chịu sức ép của Mỹ.
Sáu năm sau kể từ ngày Nhật Bảm mở cửa, Charles Wirgman (Anh quốc) đến
Yokohama, Nhật. Ơng là phóng viên và là họa sĩ phác họa cho tờ Illustrated London

News (tạp chí tin tức có minh họa hàng tuần đầu tiên trên thế giới).
Ở đây, ông mở nhiều dự án kinh doanh khác nhau: studio ảnh đồ họa, gia sư tiếng Anh,
dạy lớp nghệ thuật, và mở một tạp chí châm biếm có tên Japan Punch. Tạp chí này bàn
tán, châm biếm về các sự kiện (chủ yếu châm biếm người Mỹ và hành động của Mỹ)
thơng qua tranh vẽ và có rất nhiều người đọc. Nhờ thế, Japan Punch tồn tại trong suốt
25 năm.
Đối với người Nhật, sau một thời gian 200 năm bế quan tỏa cảng, thì câu chuyện
cười kỳ quặc kiểu Anh của Wirgman và các tư liệu mở về các sự kiện & con người
9


trong thực tế là điều gì đó rất mới mẻ. Từ đó, các họa sĩ Nhật học theo hình thức châm
biếm kiểu Anh này. Cũng chính những bức hình đăng trên Japan Punch và kiểu châm
biếm Anh quốc đã tạo cảm hứng cho những bộ tranh châm biếm chính trị xuất hiện tại
Nhật Bản.
Đến năm 1868, những ấn bản bình luận về chính phủ, thương gia, người nổi tiếng…
được biết đến với tên gọi “ponchi-e” hoặc “punch pictures”.
Cùng với việc mở các lớp nghệ thuật, Wirgman được học sinh và đồng nghiệp coi như
là người hướng dẫn của họ trong lĩnh vực mỹ thuật Tây phương và kỹ thuật biếm họa.
Với tất cả những cống hiến đó, chúng ta có thể coi Wirgman chính là “tổ tiên”
của manga và nghệ thuật Nhật Bản mang phong cách phương Tây. Ông cũng là người
đầu tiên tạo ra và sử dụng bong bóng hội thoại trong truyện tranh Nhật Bản.
Học tập theo Japan Punch, đến năm 1874, hai người Nhật là Robun Kanagaki
và Kyosuke Kawanabe lập ra tờ Eshibun Niponchi, làm theo mô hình của Japan Punch.
Đây là tờ tạp chí châm biếm đầu tiên do người Nhật lập ra và duy trì.
Tranh vẽ trong tạp chí tương đối đơn giản với các khung thoại viết tay. Vì đã quen với
hình thức của Japan Punch, đặc biệt là vì tạp chí này chỉ trích gay gắt hai vị lãnh đạo
chính trị nổi tiếng của Nhật nên đó đã thất bại.
Tuy nhiên, sự tồn tại của Eshibun Niponchi đã tạo ra được một xu hướng, truyền cảm
hứng cho ấn phẩm tạp chí biếm họa sau này, có tên Kisho Shimbun (1875).

Kisho Shimbun vận hành được 11 số, tạo điều kiện cho chủ nhà xuất bản (nxb) tiếp tục
thành lập 2 tạp chí châm biếm khác là Marumaru Chinbun (1877) và Kibi
Dango (1878). Cả 2 tạp chí này đều được cơng chúng đón nhận.
c. Sự nở rộ của các tạp chí và những bộ truyện tranh đầu tiên
- Sự nở rộ của các tạp chí (1895- 1923)
Khi thấy tạp chí châm biếm phát triển và đạt được nhiều hưởng ứng từ công
chúng, các ông chủ tịa soạn nhìn thấy cơ hội mở rộng đối tượng đọc sản phẩm của
mình bằng cách tạo thêm nhiều sản phẩm khác có chủ đề đa dạng hơn.
10


Đầu tiên, Sazanami Iwaya – chủ nxb Hakubunkan chuyên về mảng văn học thiếu
nhi – muốn tạo ra một tạp chí kết nối mọi chàng trai ở mọi cấp độ khác nhau trong xã
hội. Đến năm 1895, tạp chí Shonen Sekai (nghĩa là “thế giới của tuổi trẻ”) được thành
lập. Đây cũng là tạp chí Nhật Bản đầu tiên dành cho giới trẻ.
Shonen Sekai đem đến những truyện tranh Nhật Bản đầu tiên: chứa những câu chuyện
về lịch sử Nhật Bản, tranh biếm họa và các bài viết về thế giới Nhật Bản đương thời.
Ví dụ: câu chuyện về thời Nhật Bản chinh phục Triều Tiên, boardgame, thẻ bóng chày,
bản dịch các sách thiếu nhi phương Tây…
Sau sự ra đời của Shonen Sekai, đến năm 1902, một nxb khác xuất bản một tạp
chí có tên Shojo Kai (Nữ nhi quốc) và nhận được nhiều hưởng ứng.
Từ sự hưởng ứng đối với tạp chí giành cho nữ giới đó, vào năm 1906, nxb Hakubunkan
cũng ra tạp chí có tên Shojo Sekai (Thế giới của những cô gái). Các tác giả thuộc Shojo
Sekai đều là những người nổi tiếng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật: nhà thơ hịa bình
có xu hướng nữ quyền Akiko Yosano, chính trị gia Tama Morita…
Cũng trong khoảng thời gian này, các nxb mở rộng thị trường, ra mắt các tạp chí
khác như: Tanken Sekai (Thế giới thám hiểm) (1906) – phản ánh lòng nhiệt thành yêu
nước xung quanh cuộc chiến Nga – Nhật, đồng thời đáp ứng nhu cầu được phiêu lưu
của các bạn trẻ; Bukyo Sekai (Thế giới của chủ nghĩa anh hùng) – kể những câu chuyện
về cuộc phiêu lưu quân sự và chủ nghĩa anh hùng, truyện trinh thám…

Lúc đầu, hình vẽ trong các tạp chí đều được trình bày dưới dạng Emonogatari (những
câu chuyện được kể thông qua khung thoại ở dưới phần tranh – sub tranh), và phải đến
năm 1923 mới kết hợp với khung thoại bong bóng của Wirgman.
Vào năm 1902, Kitazawa Rakuten đã tạo ra những cột tranh vui, chia theo khung
và đọc từ trên xuống dưới (cột 3-4 khung tranh giống tranh trên facebook hiện tại). Ông
là họa sĩ chuyên biếm họa chính trị và là nghệ sĩ Nhật Bản đầu tiên được thuê bởi một
tạp chí Mỹ. Rakuten là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “manga” theo nghĩa hiện đại
ngày nay và đưa manga vào hoạt động thương mại. Ơng bán sản phẩm thơng qua việc
gài nó vào búp bê, các thẻ bài. Truyện đầu tiên Rakuten bán là Chame to Dekobo, kể
11


về 2 cậu bé nghịch vịi nước ở nơi cơng cộng khiến nước bắn khắp người. Truyện chỉ
gồm 4 khung tranh, dễ khiến người đọc liên tưởng đến bộ phim L’arroseur
Arrosé (1895) của anh em nhà Lumière người Pháp. Bộ phim cũng nói về một chú bé
đánh lừa một người làm vườn, khiến anh ta bị vòi nước tưới vào khắp người.
Đến năm 1905, Rakuten thành lập tạp chí Tokyo Puck, ấn phẩm in màu toàn bộ
đầu tiên tại Nhật Bản. Đến năm 1911, ơng mở thêm 2 tạp chí nữa là Rakuten
Puck và Home Puck. Trong thời gian này, ông cũng đào tạo những họa sĩ trẻ của Tokyo
Puck. Sau một thời gian lăn lộn ở các tạp chí trong và ngoài nước và ra mắt một số tập
truyện, Rakuten thành lập trường học, đào tạo các họa sĩ biếm họa, họa sĩ truyện tranh
và họa sĩ vẽ tranh vào năm 1934.
Năm 1907, Denkichi Kawashibara thành lập Shonen Puck, cũng cho trẻ em. Năm
1924, nhà xuất bảnTokyosha thành lập Kodomo Puck.
Như vậy, hơn 20 năm đầu thế kỷ 20 là thời kỳ bùng nổ của các tạp chí và nhà
xuất bản, với những với những bộ truyện tranh cho người lớn và trẻ nhỏ được đăng trên
các báo và tạp chí. Sau trận động đất Kanto năm 1923, Nhật Bản rơi vào thời kỳ của
chiến tranh liên miên, khiến toàn bộ cơ sở vật chất thiệt hại nặng nề. Nhưng vì manga
được tạo ra bởi những họa sĩ và nhà văn nổi tiếng, nên nó vẫn được người ta ghi nhớ.
Cịn có một nghiệp đồn manga được tạo ra và lớn mạnh trên toàn Nhật Bản vào năm

1923.
- Những bộ truyện tranh nổi tiếng đầu tiên (1930 – 1941)
Bộ truyện tranh nổi tiếng đầu tiên của Nhật là Norakuro. Năm 1931, 1 họa sĩ tên
Suiho Tagawa đã sáng tác bộ truyện về Norakuro, một chú chó đen được lấy cảm hứng
từ Felix Cat (nhân vật trong những bộ phim hoạt hình ko tiếng của Mỹ). Lúc đầu,
truyện Norakuro chỉ dự định kéo dài trong 1 năm, nhưng cuối cùng nó lại kéo dài đến
tận 10 năm (1941) – chỉ dừng lại khi chính phủ Nhật Bản buộc dừng xuất bản manga
để tiết kiệm giấy trong chiến tranh. Hiện nay, người Nhật đã dựng bảo tàng cho họa sĩ
Suiho Tagawa vì sự cống hiến của ơng với manga Nhật, và có rất nhiều cửa hàng được
12


mở ra để bán đồ lưu niệm Norakuro. Norakuro được dựng 5 phim hoạt hình ngắn trong
những năm 1930, và được làm thành 2 TV series hoạt hình vào 70-80.
Norakuro và Mickey no Katsuyaki là hai bộ truyện tranh nổi tiếng đầu tiên của
Nhật, với những khung tranh được chia thành từng phần và sử dụng hộp thoại bong
bóng, kể những câu chuyện riêng. Trong đó, truyện Norakuro cực kỳ nổi tiếng và được
đơng đảo bạn đọc u thích.
Cũng trong năm 1934, tác giả Gajo Sakamoto cho ra mắt Tank Tankuro. Lúc đầu, ông
định viết một câu chuyện về samurai, nhưng cuối cùng lại muốn tạo ra một loại siêu
nhân mới.
Từ năm 1931 đến năm 1945, sức mạnh của Nhật Bản tại Châu Á đã tăng lên,
nhưng chiến tranh với Mỹ đã dẫn đến thất bại. Manga là một công cụ mạnh mẽ để tuyên
truyền thời chiến, nhưng chính quyền khơng thể xóa bỏ hồn tồn những ảnh hưởng
bên ngồi. Chuột Mickey của Disney đã trở thành một biểu tượng ở Nhật. Các nhân vật
lấy cảm hứng từ Mickey vừa có thể là đặc vụ của phe đối lập, lại vừa có thể là vị khách
đáng được chào đón.
d. Nửa sau thế kỷ XX và hành trình Manga vươn ra thế giới (1946 – 1984)
Người đầu tiên đưa manga vươn ra thế giới là Osamu Tezuka. Osamu Tezuka
(1928 – 1989) là một họa sĩ truyện tranh và là nhà sản xuất phim hoạt hình.

Ngày 1/1/1946, ơng ra mắt tác phẩm chuyên nghiệp đầu tiên trên tờ báo giành cho học
sinh tiểu học. Tác phẩm có tên Ma-chan’s diary. Truyện kể về 1 cậu bé tinh nghịch và
1 người bạn rụt rè trong thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội Mỹ, phụ huynh
không biết đối mặt với một thế giới đang thay đổi như thế nào còn những đứa trẻ thì
háo hức và phấn khích vì tìm thấy niềm vui sau nhiều năm thiếu thốn bởi chiến tranh.
Khi viết truyện này, Tezuka mới 17 tuổi.
(Lịch sử hình thành và phát triển của truyện tranh Manga Nhật Bản –
/>
13


e. Manga thế kỷ XXI (2000 – nay)
Từ 2000 đến nay, ngoài những xu hướng đã từng tồn tại và vẫn cịn duy trì,
manga ngày càng phát triển rộng rãi cả về số lượng tác giả lẫn số lượng tác phẩm. Sự
phân chia thể loại cũng đa dạng và phức tạp hơn.
Những xu hướng mà các tác giả theo đuổi vẫn tiếp tục đạt được nhiều thành tựu có thể
kể đến là:
+ Truyện tranh phiêu lưu, chiến đấu: Bleach, Attack on Titan, One Punch Man, One
Piece, Fairy Tail, Promised Neverland, Thất hình đại tội, Pandora Hearts, Cuốn sổ
Vanitas…
+ Truyện tranh trinh thám: Death Note
+ Truyện tranh giành cho nữ giới: Dengeki Daisy, Orange, Your lie in April,…
+ Truyện tranh kinh dị: truyện của Junji Itto
– Xu hướng truyện tranh mới: La nouvelle manga.
Năm 2001, biên tập viên của tạp chí Comickers tên Kiyoshi Kusumi đề ra thuật ngữ “la
nouvelle manga”, dùng để chỉ những tác phẩm truyện tranh khai thác đề tài cuộc sống
hàng ngày mà trong đó, yếu tố hình ảnh được sử dụng triệt để để kể chuyện, đồng thời
cũng nhấn mạnh vào sự đa dạng của độc giả và sự vơ biên của những câu chuyện.
Những hình ảnh được sử dụng trong “la nouvelle manga” cũng có thể trở thành cầu nối
văn hóa giữa các quốc gia, để khi nhìn vào một bức hình, người đọc vừa có thể nhận

biết được sự giao thoa văn hóa, nhưng vẫn có thể nhìn ra đặc trưng riêng biệt của các
tác giả truyện tranh của những đất nước khác nhau.
Thật ra, người đầu tiên khởi xướng trào lưu này là một họa sĩ người Pháp tên Frédéric
Boilet, nhưng phải đến khi Kiyoshi kêu gọi, các họa sĩ Nhật mới hưởng ứng.
Trào lưu này được cộng đồng họa sĩ Nhật Bản và các họa sĩ người Bỉ nói tiếng Pháp
ủng hộ.
Tác phẩm

tiêu

biểu: Mariko Parade (Frédéric

2004), Strawberry Shortcakes (2006, Kiriko Nananan)
14

Boilet &

Kan

Takahama,


Ảnh hưởng của la nouvelle manga cũng rất rõ trong các truyện thuộc thể loại josei của
Nhật (ví dụ: Honey and Clover, Nana).
3. Đặc trưng của truyện tranh Nhật Bản
Về cách thể hiện: Đặc trưng rõ nét nhất của truyện tranh Nhật Bản so với các thể
loại truyện tranh khác là trong nét vẽ và cách thể hiện. Nếu như truyện tranh comic của
phương Tây thể hiện nhân vật với các đường nét cứng rắn, khỏe khoắn và các nội dung
mang tính hành động thì truyện tranh Nhật lại chú trọng thể hiện hình thái nhân vật
thơng qua các thể loại sắc độ cảm xúc. Nhân vật trong Manga Nhật Bản thường hiện ra

với đôi mắt to chiếm 2/3 khuôn mặt, miệng nhỏ. Đây là một điểm rất đặc trưng trong
phong cách hội họa Manga. Cách biểu đạt nhân vật này xuất phát từ ý thức và nhu cầu
của độc giả Nhật, vốn ưa chuộng hình tượng kawaii.
Về các tuyến nhân vật: Tùy vào thể loại truyện mà chúng ta sẽ có các tuyến nhân
vật khác nhau, thay đổi để phù hợp với cách tác giả xây dựng tình huống. Ví dụ như thể
loại hành động thì mơ típ quen thuộc vẫn là nhân vật anh hùng và phản diện, hay thể
loại tình cảm thì sẽ có nam và nữ,… Nhìn qua điều này cũng giống như các thể loại
nghệ thuật khác.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Manga nằm trong cách xây dựng tính cách nhân
vật. Mangaka phải học rất chuyên sâu và được đào tạo rất kỹ lưỡng về việc thể hiện các
sắc thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật thơng qua các nét vẽ, để từ đó nói lên suy nghĩ,
quan niệm, phản ứng của nhân vật trước sự vật, sự kiện… Đây chính là điểm thu hút
của Manga khi đến với khán giả: tính chân thực.
Về nội dung: Manga Nhật có một khối lượng đồ sộ về nội dung về thể loại.
Thông qua những câu chuyện được truyền tải, chúng ta có thể hình dung thấy một thế
giới riêng của người họa sĩ, mang đầy phong cách, ý thức của người họa sĩ sáng tác
truyện. Ngoài ra, trong Manga chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những nét đặc trưng của
văn hóa Nhật Bản.

15


Về trình bày: Người Nhật đọc từ phải sang trái nên Manga được vẽ và xuất bản
theo cách của người Nhật. Tuy nhiên, khi dịch sang thứ tiếng khác nhau thì được xuất
bản để có thể đọc từ trái qua phải. Sau đó nhiều tác giả khơng chấp nhận và yêu cầu giữ
nguyên hình thức đọc từ phải sang trái trong phiên bản nước ngồi. Và vì để tơn trọng
tác giả, một số nước đã chuyển sang in ấn theo nguyên bản. Cách in này giờ đây đã phổ
biến ở Bắc Mỹ, Việt Nam hiện nay cũng đang áp dụng theo hình thức này.

CHƯƠNG 2: TRUYỆN TRANH MANGA DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA ĐẠI

CHÚNG
1. Tính đại chúng
Truyện tranh (manga) là một ngành công nghiệp mang về cho nước Nhật nhiều
tỷ dollar hằng năm và là một phần quan trọng trong nền văn hóa Nhật Bản đương đại.
Manga đã mang hình ảnh của nước Nhật đi khắp thế giới qua Songoku, Doraemon,
Pokemon hay gần đây hơn là Luffy và Naruto. Mỗi tuần ở Nhật có hàng tá tạp chí
truyện tranh được xuất bản trong đó nổi bật là Shounen Jump hay Magazine Special
cịn anime được phát trên khắp các kênh sóng với rating cịn cao hơn các bộ phim truyền
hình thơng thường. Một số bộ phim của Studio Ghibli còn đem về doanh thu chiếu rạp
trên 100 triệu dollar và dành nhiều giải thưởng danh giá.
Manga có 1 lực lượng fan hâm mộ cuồng nhiệt đơng đảo trên tồn thế giới và họ
được gọi chung là Otaku. Các hoạt động dành cho Otaku rất đa dạng, nổi bật nhất là 3
sự kiện lớn: Comiket, Otakon và Anime Expo. Comiket là hội chợ quốc tế chuyên về
Manga lớn được tổ chức 2 lần/năm ở Nhật với số gian hàng trưng bày trên 20.000.
Otakon cũng là 1 lễ hội cho các Otaku được tổ chức tại thành phố Baltimore, bang.
Ở Nhật Bản có thể bắt gặp phong cách vẽ 2D của manga/anime ở khắp nơi: từ
những tờ rơi giới thiệu đến những banner treo trên tàu điện hay video quảng cáo trên
truyền hình; manga cũng được đặt tại ghế chờ của các phòng khám hay tiệm cắt tóc.
16


Bạn cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của các nhân vật manga/anime được hóa trang
bới các otaku ở Akihabara, Shinjuku, Harajuku hay nhiều con phố khác ở khắp nước
Nhật. Những mangaka (họa sĩ vẽ manga) cũng được người Nhật kính trọng và gọi là
sensei (tiên sinh) như nhà văn, thầy giáo hay bác sĩ. Ngoài ra người ta cũng xây dựng
cả một viện bảo tàng lớn ở Kyoto chỉ để triển lãm về văn hóa manga đặc sắc của nước
Nhật. Manga được coi như là trái tim của văn hóa đại chúng Nhật Bản bao gồm: manga,
anime, phim chuyển thể, game, cosplay,… Nó đi sâu vào các lĩnh vực trong đời sống
như: quảng cáo, in ấn, thời trang, ẩm thực,…
(Manga và Anime: đại biểu của văn hóa đại chúng Nhật Bản –

/>
Ở Việt Nam, manga được du nhập vào giữa những năm 90 và mau chóng được giới trẻ
ưa chuộng; hiếm có người nào thuộc thế hệ 8x và 9x lại không biết đến những
Doraemon thân thiện, thám tử Conan thông minh bản lĩnh hay quái kiệt sân cỏ
Jindo nghịch ngợm và giỏi võ. Anime được biết đến sau nhưng sớm cũng với manga
trở thành “tuổi thơ dữ dội” của giới trẻ: các cơ gái thì say mê theo dõi “Thủy thủ mặt
trăng”, các chàng trai mải mê tranh luận về sức mạnh của từng chú Pokemon, các em
nhỏ thì phiêu lưu cũng những câu chuyện của nhóm bạn Nobita với chú mèo máy
Doraemon. Với nhiều người, hình ảnh đầu tiên của nước Nhật trong mắt họ chính là
những nét vẽ 2D đặc trưng của manga và anime. Tình u với nước Nhật cũng được
ni dưỡng từ những thước phim hoạt hình, từ những trang truyện tranh gắn liền với
tuổi thơ.
2. Tính kinh doanh thương mại
Ngành truyện tranh Nhật Bản, ban đầu ra đời và phát triển như một hình thức
giải trí của người lớn. Hàng loạt những tuyệt tác gắn liền với trẻ thơ không chỉ riêng
nước Việt Nam mà còn nhiều quốc gia trên thế giới đều xuất phát từ Nhật Bản. Trong
khoảng những năm 2002 - 2017, ngành truyện tranh Nhật đã tăng trưởng 100% lên mức
17


tổng giá trị 19 tỷ USD/năm. Thậm chí rất nhiều nguyên tác truyện tranh được
Dollywood dựng thành phim người đóng.
Thế nhưng, trong năm ngối (2020) ngành cơng nghiệp manga lại đang phát triển
mạnh mẽ theo cách chưa từng có trước đây. Bất chấp các vấn đề về chuỗi cung ứng do
ảnh hưởng của đại dịch Covid, manga vẫn bán rất chạy trên khắp thế giới vào năm
2020. Giờ đây, theo một báo cáo mới đã được công bố về sự tăng trưởng của ngành
công nghiệp manga năm vừa qua đã cho thấy là hóa ra lĩnh vực này đã phá kỷ lục, tạo
ra con số mới trên bảng xếp hạng và trở thành năm có lợi nhuận cao nhất kể từ năm
1978.
Theo ấn phẩm mới nhất đến từ AJPEA, một tổ chức theo dõi tiến trình bán manga Nhật

Bản thì số lượng và quy mơ tính cả bản in và bản kỹ thuật số đều tăng hơn 20%. Nhìn
lại mọi thứ qua từng năm, quy mô thị trường truyện tranh Nhật Bản đã tăng 23%, nâng
tổng doanh thu lên 612,5 tỷ Yên, tương đương 5,6 tỷ USD, đây quả thực là con số tuyệt
vời. Kỷ lục này đánh dấu lần đầu tiên doanh số bán manga vượt 600 tỷ yên.

Nhìn vào biểu đồ trên, sự ra đời của truyện tranh kỹ thuật số đã khiến thị trường
tăng vọt. Truyện tranh và tạp chí kỹ thuật số chiếm hơn một nửa tổng lợi nhuận của
toàn ngành vào năm 2020 với truyện tranh đứng thứ hai trước doanh số tạp chí in. Rõ

18


ràng, "thời đại ảo" đã giúp tăng lợi nhuận cho ngành công nghiệp manga và xác lập kỷ
lục lớn.
Rốt cuộc, kỷ lục cũ của ngành công nghiệp manga đã bị xơ đổ. Nó tăng đột biến với
586 tỷ n vào năm 1995, và dữ liệu năm 2020 này là khoảng lợi nhuận cao nhất được
ghi nhận kể từ khi theo dõi bắt đầu vào năm 1978. Với việc truyện tranh kỹ thuật số
ngày càng trở nên phổ biến ở Nhật Bản và các quốc gia khác, việc mua manga trực
tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và giúp thúc đẩy doanh số bán hàng của toàn
ngành. Như vậy, với những con số thống kê trên đây, có thể khẳng định rằng thị trường
manga Nhật Bản vẫn đang phát triển khá tốt với doanh số bán liên tục tăng cao.
3. Tính nhất thời
Truyện tranh Manga đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành một phần của văn hóa
Nhật Bản. Độc giả cũng rất dễ tiếp cận để sử dụng. Nó đã đi sâu vào các lĩnh vực trong
đời sống: quảng cáo, thời trang, ẩm thực,… Nhưng thị hiếu của con người càng ngày
càng thay đổi, thay vì sử dụng truyện tranh truyền thống thì đã có những bộ phim
chuyển thể, anime, cosplay, … đây là những loại hình ăn theo manga nhưng đã chiếm
được phần lớn thị hiếu của người xem. Trong tương lai chúng sẽ dần thay thế truyện
tranh truyền thống.
4. Tính mới lạ, trẻ trung

Mặc dù là truyện tranh nhưng Manga vẫn có vơ số thể loại để phục vụ cho nhu
cầu, hợp với từng độ tuổi, tầng lớp, ngành nghề. Mỗi câu chuyện là mỗi thông điệp sâu
sắc mà tác giả muốn gửi gắm. Manga luôn cho ra những nội dung mới để đáp ứng thị
hiếu của người đọc, nên sẽ không gây nhàm chán và vẫn giữ được sự mới lạ.

CHƯƠNG 3: TÍNH HAI MẶT CỦA TRUYỆN TRANH MANGA
1. Ưu điểm
Mang lại khối kiến thức đa dạng và phong phú của nhiều ngành nghề
19


Một trong những điểm đặc sắc của manga là khối lượng kiến thức đa dạng và
phong phú. Phần nội dung của manga được đánh giá còn quan trọng hơn cả phần hình
ảnh nên các họa sĩ phải đọc rất nhiều tư liệu để có thể xây dựng những cốt truyện hợp
lý và hấp dẫn. Mỗi bộ manga thường gắn với một chủ đề hoặc một nghề nghiệp cụ thể
nên bạn đọc có thể thu thập được nhiều kiến thức chuyên môn từ manga một cách dễ
hiểu và sinh động hơn nhiều cách nghe giảng thụ động ở trường học. Ví dụ các truyện
tranh trinh thám như Conan hay Kindaichi cung cấp rất nhiều kiến thức về khoa học và
hình sự. Các bộ truyện của Adachi Mitsuru miêu tả rất chi tiết các kiến thức về thể thao
như bóng chày, boxing hay bơi lội. “Bác sĩ quái dị” thì cung cấp nhiều thơng tin y học
bổ ích. Truyện tranh khơng thể thay thế sách giáo khoa nhưng nó giúp cho những kiến
thức chuyên môn gần gũi hơn và giúp người đọc có hứng thú hơn với việc tìm hiểu kiến
thức.
Người Nhật cũng dùng manga để giúp thế hệ trẻ có thêm tình u với lịch sử
và văn hóa Nhật Bản “Rurouni Kenshin”, “Kaze Hikaru”, … giúp cho thanh niên Nhật
Bản quan tâm hơn đến những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước qua những câu
chuyện dã sử sinh động và hấp dẫn. Những người anh hùng được 2D hóa như Okita
Souji, Date Masamune hay Sanada Yukimura cũng trở nên gần gũi và thú vị hơn. Bên
cạnh đó manga cũng giới thiệu những nét đẹp văn hóa đặc trưng của Nhật như ẩm thực
(“Vua bếp Soma”), ninja (“Ninja Hattori”), võ thuật (“Teppi”, “Cậu bé giỏi võ”),…

Tình yêu đất nước được xây dựng ngay từ tình u đối với văn hóa lịch sử của dân tộc.
Với nền văn hóa đặc sắc và lịch sử lâu đời, người Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi
cách người Nhật ni dưỡng tình u văn hóa, lịch sử dân tộc của giới trẻ từ những
trang truyện tranh (“Thần đồng Đất Việt” là một ví dụ tiêu biểu và tích cực).
Những thơng điệp sâu sắc thơng qua những câu chuyện thú vị
Có rất nhiều bộ truyện tranh mang đến những thông điệp sâu sắc qua những cách
thể hiện tự nhiên gần gũi mà không hề giáo điều hay cứng nhắc như những bài giảng
đạo đức thơng thường. Trong Doraemon, nhân vật chính Nobita là một cậu nhóc có tất
20


cả các khuyết điểm của một đứa trẻ bình thường, thông qua những câu chuyện thú vị
xung quanh việc Nobita vịi vĩnh bảo bối của Doraemon để giúp mình gian lận thi cử
hay chơi nổi với bạn bè , tác giá khiến các độc giả nhỏ tuổi tự biết phê phán những thói
xấu của Nobita, bài học đạo đức cho trẻ nhỏ được trình bày một cách hài hước thú vị
và dễ thấm.
Những câu chuyện hài hước dở khóc dở cười về gia đình cậu bé hiếu động Shinchan lại là một ví dụ khác. Shin-chan có thể quấy phá và đôi khi hành động và suy nghĩ
không phù hợp với lứa tuổi của mình nhưng lại có thể khóc như mưa khi chị diễn viên
hàng xóm thường bị cậu trêu chọc chuyển đi hay bảo vệ bạn bè khi bị bắt nạt. Bố của
Shin thỉnh thoảng cũng thích tán tỉnh các cô gái trẻ đẹp giống như con trai mình nhưng
thực ra lại ln làm việc vất vả để chăm lo cho vợ và 2 đứa con. Mẹ của Shin tuy là
một bà nội trợ vụng về nhưng lại là người ln chăm sóc thương u chồng con bằng
cả trái tim. Tình cảm gia đình ấm áp hiện ra sau những câu chuyện cười vui vẻ.
Những thầy giáo đặc biệt như Onizuka(GTO) hay Hachisuka Goro(Hammer
Session) khiến cho những câu chuyện học đường trở nên thú vị hơn. Thầy giáo xuất
thân yankee Onizuka tuy khơng có kiến thức sư phạm nhưng lại luôn lo lắng và bảo vệ
cho học sinh bằng cả trái tím. Với phong cách ngơng cuồng của mình,Onizuka tuyên
chiến với những thế lực bạo lực học đường, không nể nang những học sinh cậy thế “con
ông cháu cha” hồnh hành trong trường học, đem lại cơng bằng cho mọi học sinh.
Hachisuka Goro thì là một tên tội phạm lừa đảo vì một chuyện tình cờ mà trở thành

thầy giáo tại một trường cấp 3 với lũ học sinh được coi như là hư đốn hết thuốc chữa.
Hachisuka dùng những chiêu thức lừa đảo độc đáo của mình để đưa ra các “bài học
chấn động” cho cả học sinh lẫn phụ huynh của mình để giúp những đứa trẻ tìm lại được
nụ cười cả ở trường học cả ở nhà. Cả Onizuka và Hachisuka đều chỉ cho chúng ta biết:
trẻ con hư là do lỗi của người lớn và gia đình là chỗ dựa quan trọng nhất đối với bất cứ
ai, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với người thầy là giáo dục tâm hồn cho học sinh chứ

21


không phải chỉ dạy cho chúng cách vượt qua các kì thi hay trở thành những kẻ có địa
vị cao trong xã hội mà thấp hèn về nhân cách.
Và còn rất nhiều thông điệp cảm động khác xuất hiện rất nhẹ nhàng và cảm động
trong manga. Đó là bài học y đức của bác sĩ Black Jack, là bài học về tư cách một võ sĩ
và một con người ngay thẳng của Rurouni Kenshin, là bài học về tình anh em sâu sắc
của Katchan và Tatchan (Touch), là bài học về tình u thiên nhiên và mơi trường trong
Mononoke-hime, là bài học về tình yêu và sự trưởng thành trong Only Yesterday, …
Những bài học ấy sẽ giúp giới trẻ hồn thiện nhân cách và trở thành những người có
ích và biết hi sinh vì người khác.
Bệ phóng cho trí tưởng tượng và ước mơ
Nhiều cầu thủ Nhật nối danh ở Châu Âu như Nakata Hidetoshi cho biết tình u
bóng đá của họ xuất phát từ bộ truyện tranh “Captain Tsubasa”. Nhiều bộ truyện tranh
hay phim hoạt hình khác cũng là cảm hứng cho các cậu bé, cô bé tuổi teen định hướng
tương lai của mình hoặc phát huy trí tưởng tượng của họ. Những nhân vật truyện tranh
sở hữu đam mê và nhiệt huyết và đạt được thành công bằng nỗ lực của bản thân chính
là hình tượng để giới trẻ tự tin lựa chọn con đường phía trước . Bên cạnh đó truyện
tranh và phim hoạt hình mang lại những hình ảnh mà cuộc sống thức tế khơng mang lại
cho bạn được, khiến cho trí tưởng tượng của người đọc bay bổng, tăng thêm sức sáng
tạo cả về tư duy hình tượng lẫn tư duy khoa học. Ví dụ những bảo bối thần kỳ cho
Doraemon chính là nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học của thế giới tương lai.

2. Nhược điểm
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có tính hai mặt của nó. Truyện tranh Nhật
Bản ngồi việc đem lại những ảnh hưởng tích cực, cịn có khơng ít những ảnh hưởng
tiêu cực đến đời sống tinh thần, nhân cách của trẻ em. Trước hết, bên cạnh những truyện
tranh có nội dung tốt, có tính giáo dục cao, cũng có nhiều truyện có nội dung bạo lực
với những cảnh tượng máu me, đâm chém, chết chóc, ngay cả truyện được trẻ em yêu
22


thích nhất như Thám tử lừng danh Conan cũng khơng hiếm những hình ảnh như vậy.
Một số truyện tranh về mảng võ thuật, như “Đảo hải tặc”, “Bất bại chiến thần”,… có
nhiều pha giật gân, mạo hiểm, hỗn chiến, binh đao giữa chính nghĩa và phi nghĩa, khơng
từ thủ đoạn để đạt mục đích, đặc biệt là những đoạn về hành động bạo lực, hung dữ của
các băng nhóm xã hội đen. Thậm chí có những truyện từ đầu đến cuối đều là những
cuộc hỗn chiến, ẩu đả, đầy bạo lực, tàn sát đẫm máu, có những pha gay cấn đến mức
rùng rợn, đôi khi kèm theo hàng loạt từ tượng thanh huỳnh, bùm, roẹt, rầm… khiến
người đọc chìm trong vũ lực.
Khơng ít truyện tranh Nhật Bản với nhiều hình ảnh khơi gợi sắc dục, những nam
thanh nữ tú ăn mặc hở hang, bộ ngực căng tròn, ngoại cỡ, được “mơ tả” bằng hình ảnh
mang tính khoa trương, kết hợp với những hành động tình ái quá mức thân mật cho
phép đã ảnh hưởng đến xu hướng và năng lực thẩm mỹ của tuổi mới lớn, nhất là học
sinh trung học. Những hình ảnh ấy có thể nói là khá phổ biến ở những truyện tranh về
tình yêu, như “Nụ hôn định mệnh”, , “Con nhà giàu”, “Khu vườn hoan lạc”, “Dịng
sơng huyền bí, “Punch – tình ca trên sàn đấu”“Chuyến bay bão táp”, “Ngơi trường bí
ẩn”, “Ngọn lửa quỷ”, “Yureka”, “Miyuki” ,… Những truyện tranh này rất không phù
hợp với các em nhỏ, nhất là những em tuổi mới lớn.… Từ trực quan không mấy sinh
động ấy đã ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức và cao hơn nữa là hành vi của trẻ em.
Những hành động quá đà, dẫn đến “hậu quả ngoài ý muốn” cũng phát sinh từ đó. Một
số truyện đề cập đến tình u tay ba, do khơng giải quyết hài hịa mâu thuẫn dẫn đến
kết cục bi thương. Nhiều truyện tranh có nội dung không lành mạnh như khơi gợi sắc

dục, ham muốn thể xác, coi quan hệ tình dục như một trị vui, thậm chí có cả những
truyện đề cập tới quan hệ tình dục giữa những người thân trong gia đình… Nếu trẻ em
đọc nhiều những truyện tranh như vậy và không làm chủ được bản thân thì sẽ gây hậu
quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, nhất là việc học tập và hoàn thiện
nhân cách của tuổi mới lớn.

23


Manga dành cho các đối tượng thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau nên bạn đọc nên
cân nhắc chọn những tác phẩm phù hợp với lứa tuổi của mình. Và các bậc phụ huynh
cũng nên cẩn thận trước một số tác phẩm manga phục vụ cho một nhóm đối tượng nhất
định (mà thường bị xã hội coi là bệnh hoạn, biến thái). Ngồi ra cũng khơng nên biến
mình thành một Otaku chỉ biết cắm đầu vào thế giới ảo 2D mà dẫn tới việc xa lạ với
thế giới thực bên ngoài như tình trạng của một bộ phận thanh niên Nhật Bản bây giờ.
Hãy nhớ rằng, manga/anime là một phương tiện giải trí thú vị và bổ ích và chúng ta nên
biết cách học hỏi từ những điểm tốt đẹp của chúng như học tiếng Nhật qua Anime để
giúp cho cuộc sống thực của mình vui vẻ và ý nghĩa hơn.

KẾT LUẬN
Qua đề tài Manga – truyện tranh Nhật bản dưới góc nhìn văn hóa đại chúng có
thể thấy rằng: “manga” ban đầu là từ dùng để chỉ tranh truyền thống của Nhật, nhưng
“manga” hiện đại với nghĩa là truyện tranh lại là sản phẩm chịu ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây, đặc biệt là tác động của kỹ thuật điện ảnh. Có cái nhìn tồn cảnh về sự
hình thành và phát triển của manga, về quá trình vươn lên trở thành nét văn hóa của
Nhật Bản, được cả thể giới công nhận và biết đến.
Nhờ vào sự phát triển của internet, manga đã trở thành một hiện tượng tồn cầu.
Chính vì thế, khi nhìn nhận manga, khơng thể chỉ nhìn vào một vài bộ truyện, mà phải
xét trên tổng thể của nó. Manga vừa thể hiện một nét văn hóa đặc sắc của Nhật, lại vừa
thể hiện phần nào những suy nghĩ, tinh thần Nhật: một nước Nhật với nhiều chấn thương

vươn lên thành cường quốc thế giới.

24


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Những bộ truyện tranh nổi tiếng nên đọc
1. Thám tử lừng danh Conan -Gosho Aoyama
/>
2. Doraemon - Fujiko F. Fujio />
25


×