======= =======
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
ĐỀ TÀI: TIỂU THUYẾT TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG
MƠN : VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 3
1.
Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
3.
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
4.
Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
NỘI DUNG ............................................................................................................... 3
Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa - “tứ đại danh tác” của Trung Hoa
……………………………………………………………………………...3
I.
1.
Nguồn gốc ra đời ...................................................................................... 3
2.
Chính sử: Thời Tam Quốc ...................................................................... 5
II.
Cốt truyện tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa ......................................... 6
III. Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa - nhìn từ đặc điểm văn hóa đại
chúng ………………………………………………………………………….16
1.
Tính đại chúng ....................................................................................... 16
2.
Tính kinh doanh thương mại gắn với cơng nghiệp văn hố .............. 18
3.
Tính mới lạ ............................................................................................. 20
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 22
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm nổi tiếng có sức sống lâu bền và là một trong “Tứ
đại kì thư” của Trung Quốc được biết đến như một quyển binh pháp, và nổi tiếng ở
nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ những yếu tố liên quan đến tiểu thuyết “Tam quốc
diễn nghĩa” chúng ta thấy có rất nhiều những vấn đề được quan tâm ví dụ như vấn
đề lịch sử, chính trị, vấn đề tơn giáo, những ảnh hưởng của nó đến văn hóa đại
chúng từ cổ xưa đến hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh đối chiếu vấn đề qua các thời đại sẽ làm
nổi rõ vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp lịch sử: Đặt vấn đề vào giai đoạn nhất
định để tìm hiểu các yếu tác động và ảnh hưởng. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Từ các phương pháp trên chúng ta sẽ xác định được vấn đề cần nghiên cứu.
Qua việc kết hợp các phương pháp khác nhau người viết sẽ đưa ra những đánh giá
nhận định của bản thân về vấn đề đang nghiên cứu, từ đó xác định được những hạn
chế trong phương pháp nghiên cứu để học hỏi những kinh nghiệm trong những lần
nghiên cứu sau này.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là biết được đặc điểm của tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn
Nghĩa” dưới góc nhìn đặc trưng của văn hóa đại chúng để thấy được sức ảnh
hưởng của nó đối với khán giả, các yếu tố, cấu trúc, những thông điệp ý nghĩa,
những triết lý nhân sinh, giá trị văn hoá được truyền tải qua tác phẩm.
NỘI DUNG
I.
Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa - “tứ đại danh tác” của Trung Hoa
1. Nguồn gốc ra đời
Tứ Đại Danh Tác, cụm từ này ra đời nhằm chỉ 4 tác phẩm văn học cổ điển danh
tiếng nhất của Trung Quốc: Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung, Thủy
4
hử của tác giả Thi Nại Am, Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng
của tác giả Tào Tuyết Cần.
Tam quốc diễn nghĩa có tên gọi khác là Tam quốc chí thơng tục diễn nghĩa. Đây là
tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14. Bộ tiểu
thuyết này kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (khoảng từ năm 220 đến năm 280).
Tác giả viết theo phương thức bảy phần tả thực, ba phần hư cấu. Chứ khơng hồn
tồn giống y như trong lịch sử. Bộ tiểu thuyết này được đánh giá là 1 trong 4 tác
phẩm văn học cổ điển Trung Quốc hay nhất.
Tiểu thuyết kể về câu chuyện lịch sử kéo dài hơn một trăm năm. Trong quá trình
này diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử. Nhưng dưới ngòi bút tinh tế của La Quán
Trung, các sự việc này không hề bị rối. Mỗi sự việc xảy ra đều có ngun nhân và
mục đích rõ ràng, hợp logic.
Tác phẩm phản ánh nguyện vọng tha thiết, cấp bách nhất của nhân dân lúc bấy giờ.
Đó là có một vị vua anh minh, yêu nước thương dân. Xây dựng nên một đất nước
thống nhất và hồ bình. Đặc biệt trong bối cảnh khi người Mông Cổ đang thống trị
Trung Hoa. Tác phẩm còn thể hiện khát vọng của nhân dân có một vị vua dịng
máu người Hán, có thể lãnh đạo nhân dân lật đổ triều Nguyên của người Mông Cổ.
Xây dựng lại vương triều mới do người Hán cai trị.
Đây là tiểu thuyết sử thi nên giọng văn chủ yếu là ca ngợi hoặc châm biếm. Các
nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết có hình tượng đa dạng. Với sức mạnh và tài trí
hơn người. Tạo ra những cuộc đấu trí đấu võ gay cấn, để lại ấn tượng sâu đậm
trong lòng người đọc. Đặc biệt, mỗi một câu chuyện trong đây đều chứa đựng một
triết lí sống đáng suy ngẫm.
Tam quốc diễn nghĩa về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán
Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá trình tập thể
sáng tác lâu dài của rất nhiều người.
Trước La Quán Trung, từ lâu, chuyện Tam quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân
gian truyền miệng, các nghệ nhân kể chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết kịch,
diễn kịch, đều không ngừng sáng tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện và hình
tượng các nhân vật phong phú thêm. Từ đầu thời Nguyên, các câu chuyện Tam
quốc đã được thu thập thành một cốt truyện hồn chỉnh có đầu có cuối, gọi là Tam
quốc chí bình thoại.
Cuối đời Nguyên đầu đời Minh, nhà tiểu thuyết La Qn Trung đã viết bộ Tam
quốc chí thơng tục diễn nghĩa chính là đã dựa trên cơ sở sáng tác tập thể rất hùng
hậu đó của nhân dân quần chúng. Dĩ nhiên trong khi viết ơng có tham khảo những
bản ghi chép của các nhà viết sử và các nhà văn khác (Tam quốc chí của Trần Thọ,
Tam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi), nhưng quan trọng hơn là phần thể nghiệm
cuộc sống phong phú của bản thân ông và tài năng văn học kiệt xuất của ông.
5
Một trong những bản Tam quốc diễn nghĩa ra đời sớm nhất hiện nay còn giữ được
là bản in năm Giáp Dần niên hiệu Hoằng Trị đời Minh (1494) và năm Nhâm Ngọ
thời Gia Tĩnh (1522) gồm có 24 cuốn 240 tiết. Từ đó về sau (gần 300 năm), nhiều
bản Tam quốc đã lưu hành, nhưng nội dung đều không có gì khác nhau lắm.
Truyện Tam quốc của La Qn Trung so với bản truyện kể của đời nhà Nguyên,
đại khái có mấy đặc điểm như sau:
Tước bớt một số phần mê tín, nhân quả báo ứng và những tình tiết "quá ư hoang
đường". Viết thêm, làm nội dung cuốn truyện phong phú thêm rất nhiều, tơ vẽ tính
cách và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn. Nâng cao ngôn ngữ đến
mức nghệ thuật, tăng cường thêm sức hấp dẫn của nghệ thuật. Làm nổi bật lên một
cách rõ ràng và mãnh liệt nhân dân tính và xu hướng tính văn học là yêu Lưu Bị,
ghét Tào Tháo, hướng về nước Thục chống lại nước Ngụy trong tồn cuốn sách.
Nói tóm lại, La Qn Trung đã đem những phần phong phú trong truyện Tam quốc
mà nhân dân quần chúng và những nghệ nhân kể chuyện đã sáng tác ra, nâng cao
lên thành một tác phẩm văn học lớn lao nổi tiếng.
2. Chính sử: Thời Tam Quốc
Thời đại Tam Quốc là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Một cách chính xác
theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc
năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên,
nhiều nhà sử học Trung Quốc cũng như nhiều người dân khác cho rằng thời kỳ này
bắt đầu năm 190 khi liên minh chống Đổng Trác được thành lập cuối thời nhà
Đông Hán.
Trước đó, phần "khơng chính thức" của giai đoạn này, từ năm 190 đến năm 220,
được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao tranh giữa các phe phái trong rất
nhiều khu vực của Trung Hoa, như các cuộc giao tranh của Tào Tháo, anh em Viên
Thiệu - Viên Thuật, Tôn Kiên, Lưu Biểu, Lưu Bị, Đổng Trác, Lữ Bố, quân Khăn
Vàng v.v. Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263, được đánh dấu
bằng sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia thù nghịch cịn lại là
Ngụy, Thục và Ngơ. Để phân biệt các quốc gia này với các quốc gia cùng tên
nhưng trong các thời kỳ trước đó, người ta đã thêm vào: Ngụy là Tào Ngụy, Thục
là Thục Hán, và Ngô là Đông Ngô. Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu
bằng việc Ngụy tiêu diệt Thục (năm 263), nhà Tây Tấn thay thế Ngụy năm 266, và
tiêu diệt Ngô (280).
Thời kỳ Tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch
sử Trung Quốc. Điều tra dân số cuối thời kỳ nhà Đông Hán cho con số là khoảng
56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu nhà Tây Tấn (sau khi
thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 26 triệu người. Cho dù con số thống kê
6
của nhà Tấn có thể có sai số lớn nhưng hồn tồn đủ cơ sở để nói rằng phần lớn
dân số đã chết vì các cuộc chiến tranh liên miên trong thời kỳ này.
Mặc dù tương đối ngắn, thời kỳ lịch sử đầy hỗn loạn và chinh chiến này đã được
tiểu thuyết hóa trong văn học và rất nổi tiếng ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,
và Triều Tiên. Nó được chuyển thể thành các vở kịch, tiểu thuyết, truyện dân gian,
truyện dã sử cũng như trong phim ảnh, phim truyền hình nhiều tập và trị chơi điện
tử. Nổi bật nhất trong số đó là tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung,
một tác phẩm hư cấu dựa phần lớn theo lịch sử. Ghi chép lịch sử chính thức của
thời kỳ này là Tam quốc chí của Trần Thọ, với sự hiệu đính của Bùi Tùng Chi.
II.
Cốt truyện tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa
Một trong những thành công lớn nhất của Tam quốc diễn nghĩa là tính chất quy
mơ, hồnh tráng của cốt truyện và nhân vật. Do vậy mà phần sau đây chỉ cố gắng
tóm tắt hết sức sơ lược tồn bộ truyện theo những nét chính yếu mà không đi vào
chi tiết nhân vật và sự kiện:
➢ Nhà Hán suy yếu
Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng
của triều đại này quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tơi trung trực.
Triều chính ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế khủng hoảng và đời sống người
dân trở nên cơ cực. Đến đời Hán Linh Đế, năm 184, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do
Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm
đầu. Sau đó là sự xuất hiện của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, cả ba
người đều muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa với nhau ở vườn đào.
Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần đi trấn áp chẳng mấy chốc dập tắt được cuộc
khởi nghĩa Khăn Vàng. Hà Tiến là anh rể vua và nhờ đó mà nhậm được chức đại
tướng qn của triều đình. Sau khi Hán Linh Đế mất vào năm 189, Hà Tiến lập con
trưởng của vua là Hán Thiếu Đế lên kế vị. Điều đó khiến Đổng Thái hậu (mẹ của
Hán Linh Đế) khơng hài lịng, do bà ta muốn đưa em của Thiếu Đế là Trần Lưu
Vương kế vị. Hà Tiến phải đầu độc giết bà ta để trừ họa. Sau đó Hà Tiến lại có
mâu thuẫn với bọn hoạn quan Thập thường thị nên muốn trừ bỏ bọn chúng để nắm
đại quyền trong triều. Hà Tiến lấy chuyện này bàn với Viên Thiệu, Thiệu khuyên
ông nên gọi các trấn khắp cả nước vào Lạc Dương diệt hoạn quan, Tiến nghe theo
ngay. Hành động này của Hà Tiến bị chính Tào Tháo phản đối và cho rằng ông là
kẻ "làm loạn thiên hạ". Khi mà mưu đồ diệt hoạn quan của Hà Tiến chưa thành thì
ơng lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung Trường Lạc và giết
chết. Liền sau đó các quan đại thần do Viên Thiệu, Tào Tháo cầm đầu đem quân
vào cung giết sạch đám hoạn quan này, báo thù cho Hà Tiến.
7
Trong số các quan lại nhận lệnh Hà Tiến để vào cung diệt hoạn quan có Đổng Trác
là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội cả Hà Tiến và đám hoạn quan đều đã
chết, liền vào kinh làm loạn triều đình. Năm 190, ơng ta phế truất Hán Thiếu Đế và
lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi tự phong mình làm tướng quốc, nắm hết
triều chính. Thứ sử Tinh Châu là Đinh Nguyên lên án hành động này, ơng ta ỷ có
con ni là Lã Bố hộ vệ nên không sợ bị Đổng Trác hãm hại. Tuy nhiên Đổng Trác
lại dùng kế mua chuộc Lã Bố, tặng cho Lã Bố vàng bạc châu báu và con ngựa Xích
Thố của mình. Lã Bố nổi lịng tham, làm phản giết Đinh Ngun ngay trong đêm
hơm đó để quay về theo Đổng Trác.
➢ Cái chết của Đổng Trác và sự nổi dậy của Lý Thôi - Quách Dĩ
Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến các chư hầu vô cùng phẫn nộ, họ
hội quân với Viên Thiệu để cùng diệt Đổng Trác. Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi
cũng đi theo liên quân diệt gian tặc. Lữ Bố thường xuyên được Đổng Trác sai đi
trấn áp, có lần một mình ơng đã chiến đấu với cả ba anh em Lưu, Quan, Trương
nhưng sau đó phải chủ động rút quân. Năm 191, sau nhiều chiến thắng liên tiếp,
liên quân Viên Thiệu đã tập trung dưới chân thành Lạc Dương. Đổng Trác hoảng
sợ, liền bắt vua Hán dời đô về Trường An lánh nạn.
Trong thời kì Đổng Trác nắm quyền, vẫn cịn nhiều trung thần như Vương Dỗn
ln tìm cách diệt trừ Trác. Một lần, Vương Doãn đã sử dụng liên hồn kế, ban
đầu tặng con gái của ơng ta là Điêu Thuyền cho Lữ Bố, nhưng sau đó lại dâng cho
Đổng Trác. Lữ Bố tức giận chất vấn Vương Dỗn. Vương Dỗn nói rằng phải dâng
Điêu Thuyền cho Trác vì bị Trác ép buộc. Có lần Lã Bố nhân lúc Đổng Trác đang
cùng Hán Hiến Đế bàn chính sự, lén tới điện Phượng Nghi để gặp Điêu Thuyền.
Điêu Thuyền nghe lời Vương Dỗn, đã nói khích vài câu để li gián Đổng Trác với
Lữ Bố. Khi Đổng Trác về điện, thấy Lữ Bố đang ôm Điêu Thuyền, nổi giận ném
long kích vào LữBố nhưng ơng đã may mắn tránh được. Từ đó Lữ Bố hận thù
Đổng Trác, Vương Dỗn thấy vậy liền nói khích ơng, khiến Lữ Bố càng quyết tâm
giết Đổng Trác để trả thù. Cả hai đã bày mưu lừa Đổng Trác vào kinh thành để rồi
đích thân Lữ Bố lao đến giết chết ơng.
Khơng lâu sau khi Đổng Trác bị giết chết, các thuộc hạ của hắn là Lý Thôi và
Quách Dĩ cùng Trương Tế, Phàn Trù đang đóng quân ở My Ổ cùng nhau nổi dậy
làm loạn, báo thù cho chủ sau khi bọn chúng khơng được Vương Dỗn xá tội. Con
rể Đổng Trác là Ngưu Phụ cũng nổi dậy hưởng ứng. Lã Bố diệt được Ngưu Phụ,
chủ quan khinh địch nên bị Lý Thôi, Quách Dĩ lập mưu đánh bại. Chẳng bao lâu
sau, bọn Thôi, Dĩ chiếm được Trường An, giết được Vương Doãn, buộc Lã Bố
phải bỏ thành Trường An chạy trốn. Lý Thơi, Qch Dĩ từ đó nắm vua Hiến Đế
thay Đổng Trác.
Hán Hiến Đế không cam chịu thân phận bù nhìn. Đến cuối năm 193, hai chư hầu ở
Tây Lương là Mã Đằng, Hàn Toại đã bí mật câu kết với vua Hán, âm mưu đem
8
quân vào Trường An để tiêu diệt bọn Lý Thôi, nhưng thất bại nặng nề. Cả hai may
mắn chạy thoát nạn.
➢ Liên minh chư hầu tan rã
Trong lúc đó, các chư hầu trong liên quân chống Đổng Trác lại lục đục nội bộ với
nhau. Tôn Kiên, cha của Tôn Sách và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy
được ngọc tỷ truyền quốc rồi bỏ trốn về Giang Đông. Viên Thiệu nghi ngờ, lệnh
cho thái thú Lưu Biểu ở Kinh Châu đem qn đánh úp Tơn Kiên để địi lại ngọc tỉ.
Tơn Kiên chạy thốt được nhưng qn sĩ đã tử thương q nửa. Từ đó Tơn Kiên
hận thù Lưu Biểu, chỉ chờ cơ hội báo thù. Cuối năm 191, Tơn Kiên đích thân dẫn
qn đánh Kinh Châu nhưng bị Lưu Biểu đánh bại, bản thân Tôn Kiên cũng bị tử
trận. Con của Tôn Kiên là Tôn Sách phải cùng các tướng dưới trướng bỏ Giang
Đơng chạy sang Hồi Nam nương nhờ Viên Thuật. Lúc đó liên quân chống Đổng
Trác đã bị tan rã, các chư hầu quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến
với nhau, quên cả nhiệm vụ ban đầu là diệt Đổng Trác. Nhiều anh hùng như Tào
Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây
dựng lực lượng riêng.
Viên Thiệu lúc mới khởi sự địa bàn rất nhỏ. Có lúc lương thực cạn kiệt, Thiệu phải
mượn lương của chư hầu Hàn Phức ở Ký Châu. Mưu sĩ Phùng Kỷ liền bày mưu
cho Viên Thiệu một mặt dụ Công Tôn Toản cùng Thiệu đánh Ký Châu, mặt khác
báo tin này cho Hàn Phức. Hàn Phức hoảng sợ, lại hèn nhát. Sau khi nghe lời dụ
của Viên Thiệu, Hàn Phức liền dâng Ký Châu cho Thiệu nhằm bảo vệ Ký Châu
khỏi sự xâm phạm của Công Tơn Toản. Nhờ đó, Viên Thiệu lấy được Ký Châu mà
khơng tốn binh lực. Cơng Tơn Toản biết mình bị Viên Thiệu lừa gạt, lập tức cất
quân báo thù. Kết quả là quân của Toản thảm bại, bản thân Toản suýt bị bộ tướng
của Viên Thiệu là Văn Xú bắt sống nếu khơng có Triệu Vân cứu.
Năm 193, Tào Tháo cho đón cha mình là Tào Tung từ q nhà tới căn cứ của
mình, có đi qua nghỉ đêm ở Từ Châu. Thứ sử Từ Châu là Đào Khiêm lệnh cho bộ
tướng Trương Khải tiếp tục hộ tống Tào Tung về chỗ Tào Tháo. Nhưng Trương
Khải thấy Tào Tung mang nhiều vàng bạc của cải nên nổi lòng tham, đã giết ông ta
trong đêm để cướp sạch. Tào Tháo nghe tin thì vơ cùng tức giận, đem đại qn
đánh Từ Châu báo thù cho cha mình. Quân đội của Đào Khiêm yếu thế, phải liên
thủ với Lưu Bị lúc đó đang theo Công Tôn Toản, mới đẩy lui được quân Tào. Năm
194, Đào Khiêm ốm chết, Lưu Bị thay Đào Khiêm cai quản Từ Châu.
Sau khi bị Lý Thôi và Quách Dĩ đánh bại, Lã Bố tạm thời chạy trốn, phiêu bạt một
thời gian qua các chư hầu khác nhau. Sau này Lã Bố thấy Tào Tháo lơi lỏng phòng
bị nên đã tập hợp quân đội cùng các thuộc hạ như Cao Thuận, Trương Liêu chiếm
Bộc Dương. Lã Bố cũng thu phục được mưu sĩ Trần Cung, người vốn muốn theo
Tào Tháo nhưng bất mãn trước việc ông ta tàn sát dân Từ Châu khi đánh Đào
Khiêm. Với tài túc trí đa mưu, Trần Cung giúp Lã Bố thắng Tào Tháo nhiều trận,
9
thậm chí st bắt sống được ơng. Tuy nhiên, Lã Bố sau đó đã trúng kế của Tào
Tháo nên thất bại trong việc giữ địa bàn, cùng đường đành phải liên minh với anh
em Lưu Bị ở Từ Châu, nhưng phải tạm đóng quân ở quận Tiểu Bái. Tận dụng sự lơ
là của Trương Phi khi được Lưu Bị giao việc giữ Từ Châu, Lã Bố bất ngờ đánh úp
Từ Châu. Để chuộc lỗi với Lưu Bị, Lã Bố vẫn cho ơng ta đóng qn ở Tiểu Bái,
nói thác là chỉ thay Trương Phi giữ Từ Châu để tránh hỏng việc. Khi Viên Thuật
vây đánh căn cứ Tiểu Bái của Lưu Bị, Lã Bố đã bắn kích viên mơn cứu ông, buộc
Viên Thuật phải giải vây rút về. Tuy nhiên, Lã Bố sau đó lại trở mặt đánh Lưu Bị
và chiếm được Tiểu Bái. Lưu Bị phải dẫn quân về hàng Tào Tháo làm thế lực của
Tào Tháo càng trở nên lớn mạnh.
➢ Viên Thuật xưng đế
Lúc này ở Hoài Nam, Tôn Sách không muốn ở với Viên Thuật nữa, cùng Trương
Chiêu và các thuộc hạ thân tín ra sức tự lập. Tôn Sách lấy cớ đi đánh chư hầu nguy
hiểm là Lưu Do để bảo vệ gia quyến, đồng thời để ngọc tỷ lại làm tin. Viên Thuật
chấp thuận. Sau khi đánh bại được Lưu Do ở Dương châu, Tôn Sách thừa thắng
chinh phục Ngô quận và Cối Kê, đánh bại được các chư hầu Nghiêm Bạch Hổ và
Vương Lãng. Nhờ đó Sách chính thức làm chủ Giang Đơng, li khai với Viên Thuật
và gửi thư yêu cầu ông ta trả lại ngọc tỉ. Viên Thuật thấy Tôn Sách làm phản mình
thì vơ cùng giận dữ, nên khơng chịu trả ngọc tỉ. Có ngọc tỉ truyền quốc, Viên
Thuật đã tự xưng đế khơng lâu sau đó, dù nhà Hán vẫn còn. Hành động này của
Thuật bị Tào Tháo và các chư hầu xem là tội phản nghịch, nên họ đã cùng liên
minh với nhau để đánh ơng.
Để đối phó với các chư hầu, Viên Thuật muốn liên minh với Lã Bố, thậm chí cho
sứ giả đến xin kết nghĩa thông gia. Nhưng Lã Bố đã khước từ yêu cầu này, quyết
định đi theo liên minh các chư hầu để thảo phạt Viên Thuật. Viên Thuật thua to
nhiều trận liền, lực lượng trở nên suy yếu, đành phải an phận ở Hoài Nam để cố
thủ.
➢ Tào Tháo nắm thiên tử
Lúc đó ở Trường An, các quan đại thần là Dương Bưu và Chu Tuấn thấy bọn Thôi,
Dĩ chuyên quyền, đã bày mưu với Hán Hiến Đế để li gián bọn chúng, buộc Lý
Thôi và Quách Dĩ nảy sinh mâu thuẫn và phải trở mặt đánh lẫn nhau suốt hai
tháng. Nhân lúc bọn chúng tiêu diệt nhau, các quần thần bí mật hộ tống vua Hán về
Lạc Dương để thoát khỏi bọn chúng. Lý Thôi và Quách Dĩ nghe tin phải giảng hòa
rồi đem quân đuổi theo bắt vua lại. Các bộ tướng triều đình như Đổng Thừa,
Dương Phụng, Từ Hoảng nhiều lần giúp vua đẩy lui được liên quân Lý-Quách
nhưng binh lực cứ hao hụt dần. Hán Hiến Đế đành triệu Tào Tháo đem quân đến
Lạc Dương cứu giá, cả Lý Thôi và Quách Dĩ đều bị Tào Tháo đánh bại. Lý Thôi,
Quách Dĩ đành đem quân về trấn thủ Trường An và My Ổ. Về sau cả hai đều bị thủ
hạ giết chết để hàng Tào Tháo.
10
Quyền lực của Tào Tháo bắt đầu mạnh lên sau khi sở hữu được Hán Hiến Đế. Năm
198, Tào Tháo lấy danh nghĩa giúp Lưu Bị, cất đại quân chinh phạt Lã Bố ở Từ
Châu. Lã Bố thua trận liên tiếp, bị vây khốn ở Hạ Bì, cùng đường đành xin kết
nghĩa thông gia với Viên Thuật để được ông ta gửi qn chi viện. Viên Thuật
khơng tin ơng, địi Lã Bố phải đem con gái mình qua trước rồi mới xuất binh. Do
bị quân Tào vây chặt thành, kế hoạch này đã thất bại. Lã Bố sau đó bị các thủ hạ
làm phản, trói lại nộp cho Tào Tháo và cuối cùng bị Tào Tháo xử tử. Tuy lấy được
Từ Châu, Tào Tháo đã không trao lại quyền kiểm soát châu này cho Lưu Bị như đã
hứa, mà quyết định giữ ông ta ở lại Hứa Xương để dễ bề kiểm sốt.
Viên Thuật tuy khơng cứu Lã Bố, nhưng khi thấy thế lực của Tào Tháo ngày càng
lớn mạnh, ông muốn đem ngọc tỷ và ngôi vua sang trao cho anh là Viên Thiệu ở
Ký Châu để cùng liên minh chống Tào. Năm 199, Tào Tháo sai Lưu Bị đem quân
chặn đánh Viên Thuật ở Từ Châu khi ông ta đang trên đường sang chỗ Viên Thiệu.
Quân Viên Thuật thua to phải rút về Hoài Nam. Trên đường rút quân, Viên Thuật
lâm bệnh qua đời và thế lực của ông đã bị Tào Tháo và Tôn Sách thôn tính sau đó.
Tào Tháo cũng tịch thu được ngọc tỷ của Viên Thuật.
Khi Tào Tháo nắm vua Hán, trở nên lộng quyền ngang ngược, khi quân phạm
thượng, lấn lướt hoàng đế. Hán Hiến Đế khơng cam chịu thân phận đó, lập tức viết
một mật chiếu cho Đổng Thừa, khuyên Thừa giết Tháo. Đổng Thừa lập ra hội
Nghĩa trạng, tức là hội chống Tào Tháo. Ít lâu sau có bảy người tham dự, trong đó
có Mã Đằng và Lưu Bị. Về sau, Mã Đằng về Tây Lương, Lưu Bị về Từ Châu,
Đổng Thừa giận họ nên phát bệnh. Khi chữa bệnh cho Đổng Thừa, thái y Cát Bình
phát hiện Thừa muốn diệt Tào Tháo, xin tham gia vào Nghĩa trạng. Nhưng ngay
sau đó kế hoạch đã bị bại lộ khi người đầy tớ của Đổng Thừa, do bị chủ trách phạt
nên oán giận, bí mật tố giác vụ hội Nghĩa trạng cho Tào Tháo biết. Tào Tháo bèn
cho bắt Cát Bình đem tra tấn để lấy lời khai nhưng Cát Bình đã từ chối khai và tự
sát. Sau một hồi điều tra, vụ việc đã bị phát hiện, và cả năm người bọn Đổng Thừa
cùng gia quyến của họ đều bị Tào Tháo chém đầu.
Về phần Lưu Bị, sau khi tiêu diệt Viên Thuật đã không thu quân về Hứa Đô theo
lệnh của Tào Tháo mà giết thái thú Từ Châu là Xa Trụ và đóng quân tại đây để
ngầm củng cố thế lực, dù chưa chính thức li khai. Tào Tháo nghi ngờ, đã sai Lưu
Đại và Vương Trung đem quân tới Từ Châu để giám sát Lưu Bị, nhưng họ bị ông
bức đuổi về Hứa Đô. Biết Lưu Bị nằm trong hội Nghĩa trạng nên ngay sau khi trừ
Đổng Thừa, Tào Tháo dẫn quân đánh Từ Châu, Lưu Bị không chống cự nổi phải
chạy sang Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam còn Quan Vũ do cùng đường
nên phải tạm đầu hàng Tào Tháo. Về sau, Quan Vũ từ chối mọi phong thưởng của
Tào Tháo, tự mình cưỡi ngựa qua 5 ải chém 6 tướng để về với Lưu Bị.
➢ Chiến tranh Viên - Tào
11
Viên Thiệu sau khi tiêu diệt được kẻ thù phía Bắc của mình là Cơng Tơn Toản đã
trở thành một thế lực quân phiệt hùng mạnh ở Hà Bắc mà ngay cả Tào Tháo cũng
phải e ngại. Do đó Lưu Bị sau khi li khai Tào Tháo ban đầu đã quyết định sang Ký
Châu với Viên Thiệu để cùng đánh Tào, song do nhận thấy Viên Thiệu khơng có
khả năng bình định thiên hạ nên ơng đành bỏ đi. Và trong chiến dịch quân sự đánh
Viên Thiệu, Tào Tháo với chiến thuật "lấy ít địch nhiều" cùng tài mưu lược của
mình, đã giành được thắng lợi ban đầu ở trận Bạch Mã - Diên Tân và chiến thắng
quyết định của Tào Tháo là tại trận Quan Độ cuối năm 200. Nỗ lực báo thù của
Viên Thiệu sau đó đã bị phá sản hồn tồn khi ơng lại để thua tiếp một trận đánh
lớn khác với Tào Tháo ở Thương Đình nên từ đó sức khỏe bắt đầu suy sụp, lực
lượng cũng trở nên kiệt quệ.
Năm 202, Viên Thiệu qua đời. Do Thiệu bỏ con trưởng Viên Đàm để lập con út
Viên Thượng lên kế vị, các con của ông đã nảy sinh mâu thuẫn rồi dấy binh đánh
lẫn nhau. Tào Tháo thừa cơ hội anh em họ Viên cắn xé lẫn nhau, đem quân chiếm
được cả bốn châu Hà Bắc, buộc tàn dư họ Viên phải chạy sâu vào Liêu Đông. Tào
Tháo bèn mượn tay thái thú Liêu Đông là Công Tôn Khang để giết hai anh em
Viên Thượng và Viên Hy, một người con thứ khác của Viên Thiệu. Thất bại của
Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền lực tuyệt đối khắp miền bắc
Trung Quốc.
➢ Lưu Bị kháng Tào
Cũng trong thời gian này, Lưu Bị lập được căn cứ mới ở Nhữ Nam để tự chống
Tào Tháo, hai nghĩa đệ của ông ta là Quan Vũ và Trương Phi cũng tìm đường theo
về. Năm 201, Lưu Bị tự đem quân đi tấn công Tào Tháo nhưng bị thất bại nặng nề,
bèn tới Kinh Châu nương nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa của mình cho lánh
nạn. Lưu Bị được Lưu Biểu cho đóng qn ở quận Tân Dã để đề phịng Tào Tháo,
tại đó ơng đã thu phục được mưu sĩ Từ Thứ. Từ Thứ với tài mưu lược của mình,
ơng đã giúp Lưu Bị thắng quân Tào nhiều trận. Nhưng Tào Tháo lập mưu bắt mẹ
của Từ Thứ, buộc Từ Thứ phải theo mình. Trước khi buộc phải rời bỏ Lưu Bị, Từ
Thứ tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị. Sau ba lần đến thăm lều cỏ của Gia Cát
Lượng, Lưu Bị đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát
Lượng lấy cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng vì cảm kích bởi
sự chân thành và kiên trì của Lưu Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò
tá.
Năm 208, Lưu Biểu mất, để lại di chúc trao Kinh Châu cho con trưởng là Lưu Kỳ.
Nội bộ Kinh Châu bắt đầu lục đục khi bộ tướng của Lưu Biểu là Sái Mạo đưa con
thứ Lưu Tông lên làm chúa rồi định cho người giết Lưu Kỳ đi để trừ họa, nhưng
Lưu Kỳ đã chủ động trốn về Giang Hạ. Tào Tháo biết tin Kinh Châu đang có biến
loạn, lập tức tự đem quân đi chiếm Tân Dã. Lưu Bị nhận thấy binh mã ở Tân Dã
không đủ khả năng chống Tào nên muốn tạm rút lui. Do được lòng dân chúng
12
thành Tân Dã nên trước viễn cảnh bị quân Tào xâm chiếm, tồn bộ dân trong thành
một lịng xin đi theo Lưu Bị. Lưu Bị đành đưa dân Tân Dã về thành Tương Dương
của Lưu Tông, tại đây Lưu Bị bị từ chối khơng cho vào thành. Khơng cịn cách nào
khác ông phải tiếp tục nam tiến xuống Giang Hạ, là thành của Lưu Kỳ, do bị Sái
Mạo hãm hại nên bỏ trốn đến đây. Ở Giang Hạ, Lưu Bị cuối cùng cũng tạm có
được một chỗ dung thân để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo. Tào
Tháo sai người đưa thư tới Tương Dương chiêu hàng Lưu Tông. Lưu Tông đồng ý,
dẫn tùy tùng về Hứa Đơ đầu hàng, chủ động nộp hết chín quận Kinh Châu cho Tào
Tháo.
➢ Trận Xích Bích
Cịn ở Giang Đơng, Tơn Quyền vừa mới lên nắm quyền sau cái chết bất ngờ của
người anh Tôn Sách. Năm 208, Tôn Quyền đánh bại được tướng của Lưu Biểu là
Hoàng Tổ ở Giang Hạ, thu phục được tướng giỏi dưới trướng Hoàng Tổ là Cam
Ninh. Cả Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều định liên minh với Tôn Quyền để chống lại
nhau. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng tự mình đến quận Sài Tang và thuyết phục được
Tôn Quyền hợp tác với Lưu Bị. Các bề tôi của Tôn Quyền chia thành hai phe là
chủ hàng và chủ chiến. Đứng đầu phe chủ hàng là Trương Chiêu, đứng đầu phe
chủ chiến là Chu Du. Tôn Quyền nghe theo Chu Du, quyết liên minh với Lưu Bị
để đánh Tào Tháo. Mùa đông năm 208, Tào Tháo dẫn đại qn tiến xuống phía
đơng nam đánh Tơn Quyền để thống nhất Trung Hoa. Biết quân Tào không quen
thủy chiến, Chu Du và Gia Cát Lượng đã lệnh cho mưu sĩ Bàng Thống đến trá
hàng, dụ Tào Tháo cho nối các thuyền chiến lại với nhau để dễ bày chiến trận. Liên
minh Tôn-Lưu tận dụng cơ hội này để dùng hỏa công kháng Tào, đã dẫn đến thất
bại thảm hại nhất của Tào Tháo tại trận Xích Bích.
➢ Thế Chân Vạc hình thành
Sau khi thua trận Xích Bích, lực lượng của Tào Tháo về cơ bản khơng cịn trội hơn
so với Lưu Bị và Tôn Quyền như trước nữa. Thế chân vạc dần hình thành từ đây.
Do trước đó đã chiếm được Kinh Châu, Tào Tháo đã giao ba quận lớn của châu
này là Nam Quận, Tương Dương và Hợp Phì lần lượt cho Tào Nhân, Hạ Hầu Đơn
và Trương Liêu coi giữ. Liên minh Tôn-Lưu thừa thắng trận Xích Bích, cùng nhau
xâu xé những vùng đất này. Năm 209, Chu Du dẫn quân đánh Nam Quận, đánh bại
được Tào Nhân nhưng Nam Quận đã bị Gia Cát Lượng đem quân chiếm mất trước
đó, và cả Kinh Châu lẫn Tương Dương cũng lần lượt về tay Lưu Bị. Vận đen
không ngừng đeo đuổi Đông Ngô khi Tôn Quyền dẫn quân đánh trận Hợp Phì thì
bị Trương Liêu đánh bại.
Để lấy Kinh Châu mà không phải cất quân, Chu Du chỉ cho Lưu Bị "mượn Kinh
Châu" và khi Lưu Kỳ (con trưởng Lưu Biểu) chết thì phải trả, do Lưu Kỳ trên danh
nghĩa vẫn đang kế thừa Lưu Biểu ở Kinh Châu. Cuối năm 209, Lưu Kỳ mất, Chu
13
Du lại sai Lỗ Túc đến đòi. Một lần nữa Gia Cát Lượng lại dùng mưu để trì hỗn
vấn đề này khi nói rằng muốn mượn Kinh Châu cho đến khi Lưu Bị đánh chiếm
được đất Tây Xuyên của Lưu Chương, nếu khơng sẽ khơng có chỗ dung thân. Vì
thế Chu Du rất tức giận và thề sẽ tìm kế trả đũa Gia Cát Lượng.
Với ý định loại trừ Lưu Bị, Chu Du bày mưu cho Tôn Quyền gả em gái mình cho
Lưu Bị. Sau đó, Lưu Bị mắc mưu sang Sài Tang để làm lễ cưới. Tuy nhiên, Tôn
Quyền rất nghe lời mẹ mình là Ngơ Quốc Thái Phu Nhân; bà này rất quý Lưu Bị
và không cho ai hãm hại Lưu Bị. Cũng do tài mưu lược của Gia Cát Lượng mà
Lưu Bị cuối cùng đã quay về Giang Hạ cùng với người vợ mới. Năm 210, Chu Du
liền dùng cách khác đánh Kinh Châu khi chủ động sửa soạn binh mã rồi mượn
tiếng đánh Tây Xuyên nhưng thực ra là muốn chiếm Kinh Châu để Lưu Bị chủ
quan khơng phịng bị, nhưng mưu kế này cuối cùng vẫn thất bại bởi những kế sách
đúng đắn của Gia Cát Lượng. Thất vọng, Chu Du buồn bã về Sài Tang rồi quá uất
ức mà qua đời.
Tào Tháo sau hai năm án binh bất động đã tiêu diệt luôn thế lực của Hàn Toại, Mã
Đằng, đánh đuổi Mã Siêu ở Tây Lương (211) và Trương Lỗ ở Hán Trung (215),
nhưng vẫn không thể thống nhất Trung Hoa. Về sau Mã Siêu quay lại đánh Tào
Tháo ở trận Ký Thành để báo thù nhưng vẫn thất bại nặng nề, phải liều chết phá
vây để chạy thoát. Siêu bỏ chạy, ban đầu phiêu bạt qua Trương Lỗ, sau này do
nghe lời dụ hàng của Lưu Bị mà Mã Siêu mới về theo Lưu Bị.
Lưu Bị cũng dẫn quân Tây chinh đánh Lưu Chương, chiếm được Thành Đơ (Ích
Châu) năm 214. Tuy nhiên đó là một cuộc chiến khơng mấy dễ dàng vì dù thắng
trận nhưng quân đội Lưu Bị chịu nhiều tổn thất, đặc biệt cái chết trong đám loạn
tiễn của mưu sĩ Bàng Thống ở gò Lạc Phượng. Sang năm 219, Lưu Bị nhận ra cơ
hội chinh phục Trung Nguyên đã đến, liền sai tướng Hoàng Trung đánh vào đất
Hán Trung của Tào Tháo, giết được tướng Tào là Hạ Hầu Uyên. Tào Tháo tức giận
đem quân đến báo thù nhưng lại thất bại nặng nề phải rút về Nghiệp Thành. Sau
chiến thắng này, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương.
➢ Cái chết của Quan Vũ
Khi Lưu Bị đang đánh Hán Trung thì Quan Vũ cũng đánh Tương Dương và Phàn
Thành. Tướng giữ Phàn Thành là Tào Nhân thua trận liên tiếp. Tào Tháo phải sai
Vu Cấm và Bàng Đức đem quân đi cứu viện. Quan Vũ đánh thắng cả đại quân cứu
viện, Vu Cấm bị bắt sống, Bàng Đức không hàng bị chém, còn Tào Nhân bị Quan
Vũ vây chặt ở Phàn Thành. Tào Tháo thấy tình hình nguy khốn đành phải liên
minh với Tôn Quyền để đánh Quan Vũ. Tháo sai Từ Hoảng đem quân đến chi viện
cho Phàn Thành để dụ Quan Vũ đem quân ở Kinh Châu ra đánh. Do Tơn Quyền
trước đó đã giả vờ cách chức Lã Mơng để cho Lục Tốn, lúc đó cịn là một vị tướng
trẻ ít danh tiếng, lên làm đơ đốc nước Ngô; Quan Vũ chủ quan khinh địch, liền dồn
hết binh lực ở Kinh Châu tới đánh Từ Hoảng, khiến thành Kinh Châu gần như bỏ
14
không. Tôn Quyền thừa cơ sai Lã Mông đem quân đánh úp Kinh Châu. Quan Vũ
nghe tin đó thì hoảng hốt, đem quân từ Phàn Thành về định chiếm lại Kinh Châu
thì thất bại và bị qn Ngơ vây chặt ở Mạch Thành. Quan Vũ cùng đường phải sai
sứ sang Thượng Dung yêu cầu hai bộ tướng của Lưu Bị là Mạnh Đạt và Lưu
Phong đem quân tới cứu viện nhưng họ không đồng ý. Nỗ lực phá vây của Quan
Vũ cũng không thành, ông cuối cùng đã bị Tôn Quyền bắt giết.
➢ Ba nước cùng xưng đế
Tình trạng giằng co giữa ba thế lực vẫn bế tắc cho đến khi Tào Tháo chết vào năm
220, có lẽ do bị u não. Năm đó, con trưởng của Tào Tháo là Tào Phi ép phế Hiến
Đế và lập ra nhà Ngụy. Đáp lại, năm 221, Lưu Bị tự xưng đế Thục Hán (để chứng
tỏ vẫn mang dòng máu quý tộc nhà Hán nhưng đặt đô tại Thành Đô Thục). Trước
khi lên ngôi, Lưu Bị cũng tập trung diệt trừ Lưu Phong và Mạnh Đạt vì trước đó họ
đã khơng cứu Quan Vũ. Lưu Phong bị giết nhưng Mạnh Đạt thì chạy thốt và đầu
hàng Tào Phi.
Lúc này, Tơn Quyền lại ngả về phía Ngụy. Ơng chịu để Tào Phi phong vương
nước Ngô. Tôn Quyền làm việc này nhằm tập trung lực lượng chống Lưu Bị do
Lưu Bị quyết tâm khởi binh đánh Ngô để báo thù cho Quan Vũ đã bị Tơn Quyền
giết chết trước đó.
Một loạt những sai lầm mang tính chiến lược do hành động nóng vội của Lưu Bị
đã dẫn đến thất bại của quân Thục Hán trong trận Hào Đình. Tuy nhiên, Lục Tốn,
qn sư phía Ngơ đã từng chĩa mũi nhọn tấn cơng về phía nước Thục, đã ngưng
khơng tiếp tục dấn sâu về phía tây. Vì tin vào quyết tâm đánh Thục của Lục Tốn,
Tào Phi phát động một cuộc xâm lược vào nước Ngô vì cho rằng qn Ngơ vẫn
cịn ở ngồi địa phận. Cuộc tấn công đã bị đè bẹp bởi sự kháng cự quyết liệt của
quân Ngô cùng với bệnh dịch bùng phát phía bên quân Ngụy. Những chiến thắng
liên tiếp trước Thục và Ngụy đã giúp thanh thế của Đông Ngô ngày càng lớn
mạnh. Năm 229, Tôn Quyền quyết định xưng đế.
Trong lúc đó tại nước Thục, Lưu Bị mắc bệnh qua đời năm 223 và để lại con trai
Lưu Thiện cịn nhỏ dại. Trương Phi đã chết trước đó nên Lưu Bị đành phó thác
Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng chăm sóc. Nắm bắt cơ hội này, Tào Phi gắng mua
chuộc một số lực lượng, trong đó có Tơn Quyền và các bộ tộc thiểu số để tấn công
nước Thục. Một sứ giả của Thục thuyết phục được Tôn Quyền lui quân, nhưng Gia
Cát Lượng vẫn phải lo xử lý quân của các bộ tộc thiểu số.
Một trong những mưu lược tài ba của Gia Cát Lượng trong thời gian này là tiến
hành chiến dịch thu phục Mạnh Hoạch, thủ lĩnh bộ tộc người Man (蛮族). Gia Cát
Lượng đã bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch trong các cuộc trấn áp bộ tộc này, nhưng
lần nào cũng cho thả ông ra ngun vẹn. Mạnh Hoạch vì cảm động bởi mưu trí và
lịng nhân từ của Gia Cát Lượng nên sau đó đã thề mãi mãi gắn bó với nhà Thục.
15
Trong lúc này, năm 227, Tào Phi cũng bất ngờ lâm bệnh mà chết, các vua Ngụy về
sau dần mất thực quyền vào tay họ Tư Mã. Gia Cát Lượng do đó liền nhìn về phía
bắc. Tuy nhiên, bản thân ông cũng không còn sống được bao lâu nữa. Chiến thắng
đáng kể cuối cùng của ông trong chiến dịch chống lại quân Ngụy có lẽ là chiêu
hàng được Khương Duy về phía mình. Khương Duy trước đó là một tướng bên
Ngụy, có tài năng quân sự. Sau sáu lần xuất quân ra Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng dù
đánh thắng nhiều trận nhưng với quá nhiều khó khăn về tiếp tế lương thảo và
tướng Ngụy là Tư Mã Ý chủ trương cố thủ không giao chiến, ông không thể đạt
mục tiêu là đánh chiếm Trường An.
Đến năm 234, Gia Cát Lượng mất. Vua Thục Lưu Thiện lúc ấy làm theo lời dặn dị
của ơng, lần lượt cho Tưởng Uyển và Phí Y nhiếp chính. Sau khi cả hai người này
qua đời, Khương Duy trở thành đại tướng quân thống lĩnh binh mã, tiếp tục các
cuộc Bắc phạt với nước Ngụy, nhưng không giành được kết quả nào đáng kể.
Ở nước Ngô, năm 252, Tơn Quyền qua đời. Các vua cịn lại của Đông Ngô là Tôn
Lượng, Tôn Hưu và Tôn Hạo đều chỉ là những kẻ bất tài khiến triều chính rối ren.
Nước Ngơ suy yếu từ đó.
➢ Nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa
Khi cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục đang diễn ra thì phía triều
đình nhà Ngụy liên tục đổi ngôi. Nhà họ Tào ngày một yếu thế. Họ Tư Mã ở nước
Ngụy liên tục lớn mạnh. Sau khi Tư Mã Ý mất, các con của ông là Tư Mã Sư và
Tư Mã Chiêu lần lượt thay nhau nắm quyền chính. Năm 263, Tư Mã Chiêu đem
quân diệt Thục, bắt Lưu Thiện. Khương Duy tiếp tục tiến hành chiến dịch của Gia
Cát Lượng chống lại Tào Ngụy, ngay cả sau khi Lưu Thiện đầu hàng. Khương Duy
bày mưu kích động xung đột giữa hai tướng lớn phía Ngụy là Chung Hội và Đặng
Ngải. Kế sách này đã tiến rất sát đến thành công, cho đến khi một tướng Ngụy
trung thành là Hồ Liệt phao tin ra ngồi. Thật khơng may, bệnh tim của Khương
Duy bộc phát ngay giữa trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vẫn, đánh dấu
sự kháng cự cuối cùng của nhà Thục Hán.
Sau khi Tư Mã Chiêu qua đời, con trai ông và là cháu của đại thần Tư Mã Ý là Tư
Mã Viêm kế nghiệp. Cuối cùng, vào thời Tào Hốn, Tư Mã Viêm bắt Tào Hốn
nhường ngơi giống như Tào Phi đã từng ép phế Hán Hiến Đế, trở thành vua Tấn
Vũ Đế, sáng lập ra nhà Tấn vào năm 265.
Vua cuối cùng của Đông Ngô là Tôn Hạo đến năm 280 cũng bị quân đội của Tấn
Vũ Đế đánh bại. Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hốn, Lưu Thiện và Tơn
Hạo đều được triều đình nhà Tấn cho sống cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại
Tam Quốc cuối cùng cũng đã chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột.
16
III.
Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa - nhìn từ đặc điểm văn hóa đại
chúng
1. Tính đại chúng
➢ Phật giáo
Tam quốc diễn nghĩa ghi lại câu chuyện về một nhà sư tên (Phổ Tĩnh), là bạn và
cũng là đồng hương của Quan Vũ, đã bí mật báo cho Quan Vũ biết trước về cuộc
mưu sát ông của một tướng giữ ải, trong hành trình chém sáu tướng phá năm ải của
mình. Sau đó chính vị sư này đã giúp Quan Cơng đầu thai trở lại sau khi ơng mất.
Vì tiểu thuyết được viết vào thời nhà Minh, cách thời điểm của câu chuyện hơn
1000 năm nên những chi tiết này phản ánh việc đạo Phật đã từng là một nhân tố
quan trọng của dịng chảy văn hố chính và có thể khơng chính xác về mặt lịch sử.
La Qn Trung vẫn giữ những chi tiết này từ các phiên bản trước để nhấn mạnh
hình tượng Quan Vũ là một nhân vật trung thành nhưng đôi khi cũng là một người
tiết tháo đầy kiêu ngạo. Kể từ đó trở đi, Quan Vũ cịn được gọi là Quan Cơng.
➢ Thành ngữ
Bên cạnh các câu thề nổi tiếng trong truyện, nhiều thành ngữ Trung Quốc đang
dùng ngày nay đều xuất phát từ tiểu thuyết này: "Vợ con như quần áo, anh em như
tay chân" (thê tử như y phục, huynh đệ như thủ túc); "Vừa nói đến Tào Tháo, Tào
Tháo đã hiện ra” (để nói khi một người được nhắc đến đột nhiên xuất hiện); "Ba
ông thợ may bằng một Gia Cát Lượng” (ba người kém cỏi biết làm việc tập thể còn
hơn một người giỏi giang).
Ngồi ra cũng có một số thành ngữ tiếng Việt như: "Nóng nảy như Trương Phi, đa
nghi như Tào Tháo, nhu nhược như Lưu Bị"; "Tào Tháo đuổi", "Tào Tháo rượt"...
(cần vào nhà vệ sinh gấp); "Vòng vo Tam quốc" (nói loanh quanh mãi mà khơng
chịu đi vào vấn đề chính).
➢ Tư tưởng ủng Lưu phản Tào
Tam quốc diễn nghĩa được xếp là 1 trong "Tứ đại danh tác" của Trung Hoa. Tác
giả La Quán Trung đã nói rõ chủ đề ngay từ tên tác phẩm: ông dùng lịch sử của ba
quốc gia thời Tam quốc để diễn giải về "nghĩa" (tư tưởng chính nghĩa) của con
người, lấy đó làm chủ đề chính. Tam quốc diễn nghĩa bao hàm ý nghĩa cao siêu
của tiêu chuẩn đạo đức, luân lý truyền thống Trung Hoa, ngồi ra cịn có đạo lý
"Nhân quả báo ứng", "Thuận theo tự nhiên", "Người tính khơng bằng trời tính".
Tác phẩm khơng chỉ là tiểu thuyết đơn thuần, mà còn ẩn chứa những bài học răn
dạy về đạo đức, những tấm gương được mọi người tôn kính thơng qua những câu
chuyện lịch sử. Bởi vì nắm chắc được điểm này cho nên Tam quốc diễn nghĩa mới
có thể "trường thịnh khơng suy", đi sâu vào lịng người đọc suốt nhiều thời đại như
17
vậy, không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở những nước đồng văn như Nhật Bản, Triều
Tiên, Việt Nam,...
Tam quốc diễn nghĩa là câu chuyện gần một trăm năm, sự việc nhiều nhưng khơng
rối, đó là do ngịi bút có khuynh hướng rõ ràng của La Quán Trung. Tác giả đứng
về phía Thục Hán, lên án Tào Ngụy, cịn Tơn Ngô chỉ là lực lượng trung gian.
Những nhân vật của Thục Hán như hoàng đế Lưu Bị với tư tưởng "trọng nhân hịa,
lấy dân làm gốc", gia đình thừa tướng Gia Cát Lượng suốt 3 đời phị tá triều đình
với tấm lịng "cúc cung tận tụy, đến chết mới thơi", các đại tướng Quan Vũ,
Trương Phi, Triệu Vân, Khương Duy võ nghệ xuất chúng lại tận trung vì nước, bao
phen xả thân để bảo vệ cơ nghiệp nhà Hán; Cam phu nhân chỉ là nữ nhi mà thấu
hiểu đạo nghĩa, My phu nhân sẵn lịng hy sinh tính mạng để cứu dịng dõi Lưu
Bị,... Mỗi nhân vật chính của nhà Thục Hán đều được khắc họa với chính khí lẫm
liệt, là những tấm gương về trung thần nghĩa sĩ, con hiếu thảo, vợ tiết trinh. Nhà
Thục Hán là sự kết tinh nguyện vọng của quần chúng nhân dân về một vị vua xuất
thân hàn vi, biết thấu hiểu nỗi khổ và yêu thương quý trọng nhân dân, một triều
đình thực hiện "nhân chính", một xã hội giàu đạo đức với những tấm gương tôi
trung vợ tiết, một đất nước thống nhất và hồ bình.
➢ Triết lý chính trị và nhân sinh quan
Là một tiểu thuyết lịch sử nên Tam quốc diễn nghĩa chứa đựng rất nhiều quan điểm
nhân sinh và tư duy chính trị sâu sắc. Nhiều đoạn tác giả đã mượn lời dẫn truyện
hoặc lời các nhân vật để lồng ghép những suy ngẫm về quá trình thịnh suy của đất
nước, về vịng tuần hồn triều đại.
Có một câu nói nổi tiếng của người Trung Quốc được nhắc tới ngay ở đầu cuốn
tiểu thuyết: "Thiên hạ đại sự, chia lâu rồi tất hợp, hợp lâu rồi tất chia". Hàm ý là:
Chiến tranh loạn lạc không thể kéo dài mãi vì sớm muộn sẽ có người đủ tài năng
để thống nhất thiên hạ, nhưng triều đại mới sẽ lại tan vỡ nếu người kế thừa cai trị
kém cỏi, quan lại tham nhũng, nhân tâm chia lìa. Điều này thể hiện rõ ngay trong
tác phẩm: Nhà Hán hùng mạnh trải suốt 400 năm cuối cùng đã sụp đổ vì những vị
vua bất tài, tham nhũng tràn lan khiến dân chúng nổi dậy chống lại; trong cảnh
loạn lạc quân phiệt cát cứ, ba nhà Thục Hán, Tào Ngụy, Tôn Ngô nổi lên bởi
những người tài trí như Lưu Bị, Tào Tháo, Tơn Quyền, nhưng cả 3 đều chỉ tồn tại
được mấy chục năm rồi lần lượt sụp đổ bởi những người kế vị bất tài, để rồi thế lực
mới là nhà Tấn lại nổi lên thống nhất thiên hạ.
Qua lịch sử thời Tam quốc, tác giả La Quán Trung đã gửi gắm lời nhắc nhở: giành
được thiên hạ đã khó, giữ thiên hạ cũng khó khơng kém. Một triều đại dù q khứ
hùng mạnh, đất rộng dân đông mà người cai trị kém cỏi, lối sống hoang dâm xa xỉ,
nhân tâm chia rẽ thì cũng phải sớm sụp đổ. Muốn triều đại được vững bền, muốn
chiến tranh loạn lạc không tái diễn thì nhà cai trị ln phải biết "lấy dân làm gốc"
mà tận tâm lo nghĩ, mỗi người dân cũng phải biết sống có đạo đức, tuân theo lẽ
18
phải, không tham dâm xa xỉ. Đây là bài học lịch sử mà con người ở bất kỳ thời đại
nào cũng cần ghi nhớ.
➢ Ngôn ngữ văn học
Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ca ngợi hay
châm biếm hài hước để phê phán. Tác phẩm khoa trương những chiến tích để ca
ngợi các anh hùng hảo hán, cường điệu những khó khăn hiểm trở để thử thách tài
năng võ nghệ của các anh hùng. Các nhân vật ln có vóc dáng khác người, những
hành động phi thường và tâm hồn họ cũng cao thượng hơn hẳn so với người
thường. Có lẽ vì thế, dù thời Tam Quốc có nhiều trận đánh ác liệt, thương vong rất
nhiều nhưng tác phẩm vẫn không gây khơng khí bi thảm. Truyện giống như một
bản anh hùng ca về sự dũng cảm, mưu lược, tấm lòng nhân ái trung nghĩa của các
vị anh hùng nhà Thục Hán, mà hậu thế khi đọc vẫn phải thấy cảm kích và thu nhận
những bài học q giá cho chính mình.
Ngơn ngữ của Tam quốc diễn nghĩa là sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại, sử
dụng được ngôn từ thông dụng trong nhân dân. Ngôn ngữ kể chuyện lấn át ngôn
ngữ miêu tả, và trong ngôn ngữ miêu tả rất ít sử dụng định ngữ và tính từ. Người
Trung Quốc gọi loại miêu tả ngắn gọn như vậy là lối bạch miêu, nhưng nhờ lối kể
chuyện khéo léo, đối thoại sinh động và sử dụng rộng rãi khẩu ngữ, các truyện cổ
tích, truyền thuyết, thần thoại, chuyện lịch sử,... nên đã tạo cho tác phẩm một vẻ
đẹp hấp dẫn vừa bác học và dân dã.
2. Tính kinh doanh thương mại gắn với cơng nghiệp văn hố
➢ Tam quốc Diễn Nghĩa từ tiểu thuyết đến phim ảnh
- Tam Quốc Diễn Nghĩa (1994) : là phim truyền hình để lại ấn tượng sâu đậm với
khán giả. Tác phẩm được đánh giá thể hiện thành công làm sống dậy một giai đoạn
lịch sử. Tam quốc diễn nghĩa là một bộ phim truyền hình của Đài Truyền hình
Trung ương Trung Quốc phát sóng lần đầu năm 1994. Đây là chuyển thể truyền
hình từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn La Quán Trung, tác phẩm kinh điển được
coi là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc. Bộ phim lấy bối cảnh lịch sử
Trung Quốc thời Tam quốc, 84 tập phim Tam quốc diễn nghĩa đã mô tả lại số phận
của những nhân vật lịch sử nổi tiếng như Tào Tháo, Lưu Bị, Gia Cát Lượng cùng
các trận đánh khốc liệt có quy mơ lớn như Trận Xích Bích, Trận Hào Đình. Sau 4
năm thực hiện, Tam quốc diễn nghĩa đã phát sóng vào năm 1994 và được đơng đảo
cơng chúng Trung Quốc và các nước châu Á yêu thích. Phim đã giành Giải Kim
Ưng cho phim truyền hình Trung Quốc hay nhất năm 1995. Năm 2008, bộ phim
được bình chọn là một trong 30 bộ phim truyền hình có sức ảnh hưởng lớn nhất
trong suốt 30 năm phim truyền hình Trung Quốc (tính từ năm 1978).
19
Tam Quốc Diễn Nghĩa (1994)
Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa (2010)
- Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa (2010): được coi là một siêu phẩm truyền hình bởi
được đầu tư hàng triệu nhân dân tệ, với chi phí sản xuất cao kỷ lục trong lịch sử
điện ảnh Trung Quốc là 155 triệu nhân dân tệ (514 tỷ đồng). Tân Tam Quốc đã
chứng minh được sự vượt trội nhờ kết hợp dàn sao, tính sử thi và giải trí một cách
hài hịa. Bối cảnh của Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa là từ cuối thời Đơng Hán loạn
lạc, rối ren. Khi đó Đổng Trác đã đứng lên thâu tóm quyền hành và khiến Trung
Quốc bị chia thành ba nước Ngụy – Thục – Ngô, cho đến khi nhà Tấn thống nhất
lại thành một. Nội dung chính của phim xoay quanh sự hình thành và phát triển
theo thế chân vạc của 3 nước Ngụy – Thục – Ngô suốt hơn một thế kỷ với các
nhân vật chủ đạo như Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, Chu Du, Tư
Mã Ý… Dấu ấn đầu tiên của Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa chính là những trận chiến
long trời lở đất được miêu tả sống động, hoành tráng với những kỷ xảo đẹp mắt
khiến người xem choáng ngợp. Không chỉ đơn thuần tái hiện lịch sử, Tân Tam
Quốc Diễn Nghĩa còn lay động lòng người bởi những tình cảm đầy nhân văn.
Những khung hình mãn nhãn, dạt dào cảm xúc cùng với mạch phim nhanh, dàn
diễn viên trẻ trung hơn và một số chi tiết mới mẻ đã khiến Tân Tam Quốc Diễn
Nghĩa trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận. Đó cũng là lý do khiến
phim đạt được vô số các giải thưởng tại các LHP quốc tế như Seoul, Toykyo,
Houston năm 2011 hay LHP Thượng Hải cùng nhiều kỷ lục khi được công chiếu
năm 2010. Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa với bản quyền phát sóng cao nhưng lại
20
được cùng lúc phát sóng trên 4 kênh truyền hình của Trung Quốc , thu hút khán giả
với nhiều tranh luận trái chiều thú vị.
➢ Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa và ảnh hưởng văn hóa ở Việt Nam
Do nội dung hết sức hấp dẫn nên sách Tam quốc rất được người đọc Việt Nam đón
nhận. Ngay từ đầu thế kỷ 20 khi chữ quốc ngữ mới manh nha hình thành và phát
triển ở Việt Nam thì Tam quốc diễn nghĩa đã ngay lập tức được các nhà Nho dịch
sang chữ Quốc ngữ để người đọc Việt Nam làm quen với một kiệt tác của văn học
cổ Trung Quốc. Vì vậy quá trình xuất bản và giới thiệu Tam quốc diễn nghĩa ở
Việt Nam dường như cũng song hành với sự phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam.
Có thể coi năm 1902 là cột mốc lần đầu tiên truyện Tam quốc diễn nghĩa được
dịch và giới thiệu với độc giả Việt Nam. Theo học giả Vương Hồng Sển viết trong
tác phẩm Thú chơi sách thì truyện Tam quốc vào Việt Nam là do Lương Khắc
Ninh dịch (nhưng lại ký dưới là Chủ nhân Paul Canavaggio) đăng trên báo Nông
Cổ Mín Đàm, một trong những tờ báo sớm nhất của báo chí chữ quốc ngữ Việt
Nam do Canavaggio sáng lập từ tháng 8 - 1901.
Kể từ lần dịch đầu tiên đến nay là một thế kỷ, trải qua nhiều bản dịch và các lần
phát hành với nhiều nhà xuất bản khác nhau. Tam quốc diễn nghĩa đã được giới
thiệu rộng rãi ở Việt Nam cũng rất đa dạng, nhiều người dịch, in theo nhiều khổ,
một tập có, nhiều tập có, in truyện tranh có, hiệu đính kỹ lưỡng có và cũng có
những bản dịch bình dân, có cả những câu văn vần kể lại sơ lược truyện Tam quốc.
Cho chúng ta thấy, hiếm có một tác phẩm văn học nào lại được đông đảo quần
chúng nhân dân Việt Nam yêu thích như Tam quốc diễn nghĩa.
3. Tính mới lạ
Một trong những thành công lớn nhất của Tam Quốc Diễn Nghĩa là tính chất quy
mơ, hồnh tráng của cốt truyện và nhân vật. Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành
rất nhiều chương hồi. Mỗi chương hồi lại là những câu chuyện độc lập nên đây
được coi là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm phim khai thác để dựng thành
phim ảnh.
Giữa tác phẩm văn học và ghi chép lịch sử, giữa tiểu thuyết và sử, đặc biệt là giữa
loại tiểu thuyết lịch sử có tính chất sáng tác tập thể của nhân dân quần chúng như
Tam quốc chí thơng tục diễn nghĩa với loại sách gọi là "chính sử" do các sĩ phu
phong kiến biên soạn, giữa hai thứ đó bản chất khác hẳn nhau. Quên mất điểm
khác nhau đó sẽ dẫn tới cái nhìn sai lầm lệch lạc. Hiểu rõ và đánh giá một tác phẩm
văn học nổi tiếng như Tam quốc là việc không đơn giản. Cách kể chuyện thời Tam
quốc của La Quán Trung cũng cho chúng ta thấy sự phản ánh tình hình chính trị
21
thời tác giả sống. Hoàng đế nhà Minh Vạn Lịch đã chính thức nâng Quan Vũ thành
thánh để nhấn mạnh đức tính quả cảm và tuyệt đối trung thành của ơng (những tính
cách mà rõ ràng hồng đế muốn đề cao để các bề tôi, thần dân noi theo). Tuy nhiên
La Quán Trung lại xây dựng cho chúng ta một nhân vật Quan Vũ tinh tế hơn ở chỗ
Quan Vũ chết như một thần tượng tan vỡ, đáng thương vì tính cả tin của mình. Các
lời bình cổ đã khơng chú ý đến chi tiết này nhưng khám phá gần đây cho thấy nhân
vật Quan Vũ của La Quán Trung là một sự phản ánh hấp dẫn của văn hoá Trung
Quốc dưới luật thời nhà Minh, tác giả vừa theo chương trình tuyên truyền của triều
đình phong kiến thời đấy mà vẫn phá luật một cách khá tinh tế.
KẾT LUẬN
Lịch sử Trung Quốc đã từng xuất hiện rất nhiều thời loạn thế, chẳng hạn như Xuân
Thu Chiến Quốc, Hán Sở tranh hùng, Tam Quốc, Ngũ Hồ Thập lục quốc, Nam Bắc
triều hay Ngũ Đại Thập Quốc; nhưng nếu nói về độ nổi tiếng và phổ biến nhất, các
nhân vật được biết tới nhiều nhất thì khơng có thời đại nào có thể vượt qua Tam
Quốc. Sở dĩ có điều đó là do thành công và ấn tượng mà cuốn tiểu thuyết "Tam
Quốc diễn nghĩa" đem lại cho hậu thế. Tiểu thuyết này là ví dụ tuyệt vời cho mối
tương tác hết sức phức tạp giữa chính sử, dã sử, văn học viết hư cấu, văn chương
dân gian và sinh hoạt văn hố bình dân diễn ra trong một truyền thống văn hoá lớn
truyền thống Trung Hoa kéo dài qua bao thời đại.
Tam quốc Diễn Nghĩa là một trong tứ đại danh tác nổi tiếng của Trung Quốc. Xét
về góc độ nghệ thuật đây được đánh giá là một áng văn chương đầy hào hùng. Tam
Quốc Diễn Nghĩa khơng chỉ có giá trị thưởng thức mà còn bộc lộ sự tài tình trong
văn miêu tả chiến tranh, đắp nặn hình tượng nhân vật và kết cấu từ sử thi một cách
sáng tạo, đặc sắc.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Biên Tập. “Tam Quốc Diễn Nghĩa dưới góc nhìn nghệ thuật.”
DKN.tv. 10/05/2018.
/>2. Tam quốc diễn nghĩa. Wikipedia.
/>_ngh%C4%A9a
3. Tam Quốc Diễn Nghĩa. Creations.vn.
/>4. Ban Biên Tập. “Vì sao người Việt Nam ai cũng u thích Tam Quốc diễn
nghĩa? Chung quy chỉ ở 1 chữ mà thôi”. DKN.tv. 18/03/2017.
/>5. Lưu Như. Nghĩa giải Tam quốc: “Tam quốc chí” và “Tam quốc diễn
nghĩa”. ChanhKien.org.
/>