Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

“MY NEIGHBOR TOTORO”– PHIM HOẠT HÌNH NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 25 trang )



TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề tài: “MY NEIGHBOR TOTORO” – PHIM HOẠT HÌNH
NHẬT BẢN DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG


PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................3
Chương I: Một số lý thuyết liên quan ............................................................................3
1.1.

Định nghĩa “Văn hóa” ............................................................................................ 3

1.2.

Văn hóa đại chúng.................................................................................................. 4

1.3.

Khái niệm “Anime” ............................................................................................... 4

Chương II: Giới thiệu về phim My Neighbor Totoro ......................................................5
2.1. Người thực hiện, nhà sản xuất................................................................................... 5
2.2. Nội dung phim My Neighbor Totoro ........................................................................ 5
2.3. Khám phá nhân vật trong phim ................................................................................ 6
2.4. Nhạc phim ................................................................................................................. 7


2.5. Thông điệp ................................................................................................................ 8
2.6. Sự thành công của phim ............................................................................................ 8
Chương III: Phim My Neighbor Totoro trong văn hóa đại chúng ....................................9
3.1. Tính đại chúng ...................................................................................................9
3.2. Tính mới mẻ, trẻ trung ............................................................................................ 11
3.3. Tính kinh doanh và thương mại .............................................................................. 12
Chương IV: Phim My Neighbor Totoro trong đời sống xã hội hiện nay ........................13
4.1. Chức năng giải trí .................................................................................................... 13
4.2. Chức năng giáo dục ................................................................................................. 14
KÉT LUẬN ...............................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................18

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................19

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhật Bản được thế giới biết đến với vẻ đẹp dịu dàng của những cánh hoa anh
đào mỏng manh vi vu trước gió, phảng phất trong đó hình ảnh những dũng sĩ
Samurai bước đi bên cạnh những vóc dáng nhỏ nhắn trong bộ kimono tinh xảo, cầu
kì. Đến với Nhật Bản ta cịn hiểu hơn về nền văn hóa đa dạng, hịa trộn một cách
tinh tế giữa nền văn hóa phương Đơng và văn hóa phương Tây. Tính phong phú và
tồn diện của văn hóa Nhật Bản được thể hiện trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ
thuật gấp giấy origami, trà đạo...Trong đó khơng thể khơng nhắc đến nghệ thuật
làm phim hoạt hình nổi tiếng được cả thế giới biết đến. Từ những câu truyện được
chuyển thể từ những bộ truyện tranh (manga) ăn khách, qua bàn tay khéo léo của
những đạo diễn tài ba, đã trở thành những nhân vật đầy sức sống và sinh động hơn.
Qua những tác phẩm phim hoạt hình (anime) nổi tiếng, người ta có thể hiểu hơn về

lịch sử, văn hóa, cũng như con người của đất nước mặt trời mọc. Khơng những vậy
phim hoạt hình cịn mang lại một nguồn doanh thu lớn mỗi năm cho nền cơng
nghiệp giải trí của Nhật Bản.
Nhắc đến Anime Nhật Bản thì chắc hẳn khơng ai khơng biết đến phim My
Neighbor Totoro. My Neighbor Totoro là một trong những bộ phim hoạt hình nổi
tiếng nhất của xưởng phim Ghibli, đồng thời cũng là bộ phim gắn liền với tuổi thơ
của rất nhiều người ở Nhật Bản và cả các nước khác trên thế giới. Bộ phim xoay
quanh cuộc sống của 2 chị em Satsuki và Mei sau khi cùng ba dọn đến một miền
q hẻo lánh và từng ngày trơng ngóng người mẹ đang nằm viện sẽ mau khỏi bệnh
về nhà. Cốt truyện nhẹ nhàng, tình cảm cùng sự xuất hiện của các nhân vật đáng
yêu như Totoro, xe buýt mèo hay những con bồ hóng Makkuro Kurosuke chính là
lí do khiến bộ phim chiếm trọn cảm tình của đơng đảo khác giả từ trẻ nhỏ đến
người lớn. Từ thực tiễn cũng như sự phổ biến rộng rãi trong đời sống xã hội hiện

2


nay nên tôi đã chọn “MY NEIGHBOR TOTORO – PHIM HOẠT HÌNH NHẬT
BẢN DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG” để làm đề tài nghiên cứu .

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phim My Neighbor Totoro
- Phạm vi nghiên cứu: Phim My Neighbor Totoro trong đời sống tinh thần của
khán giả Nhật Bản và những qc gia khác.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu với mục đích làm rõ những đặc điểm văn hóa đại chúng
của phim My Neighbor Totoro cũng như vài trò của phim trong đời sống tinh thần
của người xem. Từ đó có cái nhìn khái qt hơn về tính đại chúng của phim hoạt
hình Nhật Bản - My Neighbor Totoro.
4. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên kiến thức liên ngành, chủ yếu là các ngành: Văn hóa học, Xã hội
học, Nhân học.
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: Phương
pháp lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp lịch sử: Đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình hình thành và
phát triển.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nghiên cứu các tài liệu, lý thuyết khác
nhau. Từ đó, phân tích thành từng bộ phận nhằm tìm hiểu rõ hơn về phim My
Neighbor Totoro dưới góc nhìn văn hóa đại chúng.

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Một số lý thuyết liên quan
1.1. Định nghĩa “Văn hóa”
3


Trong quyển “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, PGS.TSKH Trần Ngọc
Thêm có viết: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
Theo Hội nghị Liên Chính phủ về Chính sách Văn hố, Venice, 1970: “Văn
hóa bao hàm tất cả mọi thứ, từ các sản phẩm tinh vi nhất đến tín ngưỡng, phong
tục, lối sống và lao động – những thứ giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc
khác.”
1.2. Văn hóa đại chúng
Theo Barry Brummett (1994): “Văn hóa đại chúng đề cập đến những hệ thống
và sản phẩm văn hóa mà phần đông nhân loại chia sẻ và biết đến”.
Radughin: “Văn hóa đại chúng là những sản phẩm của văn hóa được sản xuất
hàng ngày với khối lượng rất lớn, được giới thiệu rộng rãi nhất theo các kênh
truyền thông đại chúng khác nhau, được tiêu thụ bởi tất cả mọi người, không phụ

thuộc vào địa điểm và đất nước sinh sống”.
Brian Flagel: “Pop culture là tất cả những gì phổ biến, thông dụng xung quanh
chúng ta hàng ngày, khi bạn đi dạo trên đường hoặc ở trong phòng: xe hơi, âm
nhạc, phim ảnh, truyền hình, sách báo, trang phục. Những cái là chung, là phổ biến
trong những nước khác nhau: những giải trí chung (phim, trị chơi truyền hình,...),
những thức ăn chung (fast food Mcdonald, Coca Cola,...), những môn thể thao
chung (bóng đá), âm nhạc chung (pop, rock…), thời trang chung (Jean, Nike…).”
1.3. Khái niệm “Anime”
"Hoạt hình Nhật Bản hay còn gọi là Anime (tiếng Nhật là: アニメ , phát âm
là a-ni-me, là từ vay mượn của tiếng Anh, từ chữ animation có nghĩa là "phim hoạt
hình"), nhằm chỉ các bộ phim hoạt hình được sản xuất tại Nhật Bản hay với phong
cách riêng. Cũng giống như phim truyền hình, phim hoạt hình anime Nhật Bản bao
4


gồm rất nhiều thể loại khác nhau (hành động, hài, tình cảm, phiêu lu...). Hiện nay
phim hoạt hình anime Nhật Bản chiếm 60% số lượng phim hoạt hình được sản
xuất trên toàn thế giới"
Chương II: Giới thiệu về phim My Neighbor Totoro
2.1. Người thực hiện, nhà sản xuất
Nhà sản xuất bộ phim hoạt hình Totoro là Cơng ty cổ phần Studio Ghibli
chuyên sản xuất các bộ phim anime, ngoài ra hãng cũng sản xuất một vài phim
ngắn, các quảng cáo trên truyền hình và phim hoạt hình Nhật Bản nhiều tập chiếu
trên truyền hình. Hoạt hình bom tấn Totoro được sản xuất vào năm 1988 với tên
tiếng Nhật là Tonari no Totoro do Miyazaki Hayao biên kịch và đạo diễn.
2.2. Nội dung phim My Neighbor Totoro
Gia đình Kusakabe chuyển về vùng thôn quê sinh sống. Căn nhà mới mà họ
sắp ở dân làng đồn đại là bị ma ám. Nhưng điều ấy chẳng làm lay chuyển nỗi tò
mò, hiếu động của hai chị em nhà Kusakabe: Satsuki và Mei. Tại ngôi nhà mới,
Satsuki và Mei kết thân với bà hàng xóm tốt bụng tên Nanny và cậu bé Kanta,

cùng tuổi với Satsuki. Trong một lần chạy chơi vào khu rừng gần nhà, cơ em gái
Mei mới 4 tuổi đã tình cờ gặp gỡ con thú khổng lồ, vị chúa tể của khu rừng. Mei
khơng những khơng sợ hãi mà cịn trèo lên cái bụng bự của nó mà nghịch ngợm.
Cơ bé đặt tên cho con vật kì lạ này là Totoro, theo tên con thú trong cuốn sách
tranh của cô. Sau đó do mệt nên Mei dần ngủ thiếp đi, tới khi tỉnh lại, Totoro đã
biến mất. Khi Mei kể về con vật kì lạ ấy, cơ chị Satsuki cũng muốn được gặp
Totoro một lần.
Satsuki và Mei ra bến xe buýt đón bố về, họ đứng chờ rất lâu dưới trời mưa.
Mei buồn ngủ nhưng lại nhất quyết không chịu về nhà nên Satsuki phải cõng em
trên vai. Bỗng Satsuki thấy một con thú lông lá, to lớn cũng đang đứng chờ xe
5


bt. Cơ bé đốn ra nó chính là Totoro. Thấy Totoro đứng ướt sũng dưới mưa,
Satsuki đã cho nó mượn cái dù mà hai chị em mang theo cho bố. Đúng lúc ấy, xe
buýt hình mèo của Totoro đến. Trước khi lên xe, Totoro tặng hai chị em một chiếc
túi được gói cẩn thận để cảm ơn Satsuki đã cho nó cây dù. Sáng hơm sau họ mở
gói q ra, thấy bên trong chứa toàn hạt cây. Satsuki và Mei quyết định gieo trồng
chúng trên một mảnh vườn bé xinh. Mei ngày nào cũng ra xem, mong đợi hạt
giống nảy mầm. Vào một đêm trăng tròn, hai chị em mơ thấy những hạt giống lớn
lên thành cái cây thật cao và họ còn được cùng với Totoro bay vút lên trời. Khi hai
chị em thức dậy, quả nhiên các hạt giống đã nảy mầm (nhưng chưa biến thành cái
cây to như trong giấc mơ.)
Mẹ Satsuki và Mei không thể về nhà như đã hẹn vì bệnh viện báo rằng bệnh
của mẹ trở nặng. Mei khóc la khi nghe tin khiến cô chị Satsuki phát bực. Thế là hai
đứa trẻ giận dỗi nhau cả ngày. Cuối cùng, Mei quyết định sẽ một mình đến bệnh
viện thăm mẹ, hậu quả là bị lạc đường. Satsuki sau một hồi chạy đi khắp nơi tìm
em, cơ vội vàng đến chỗ Totoro, xin nó giúp đỡ. Totoro mỉm cười và cho Satsuki
mượn chiếc xe buýt mèo của nó. Nhờ chiếc xe thần kì, Satsuki tìm thấy Mei và họ
cùng đến bệnh viện để kín đáo theo dõi mẹ. Trên cành cây, hai chị em rất đỗi vui

mừng vì mẹ vẫn khỏe, ít lâu nữa có thể về nhà. Mei nhẹ nhàng đặt trái bắp ngô mà
bà hàng xóm tặng lên bục cửa sổ phịng mẹ, trên vỏ trái bắp khắc chữ "Tặng mẹ".
Kết thúc phim là cảnh hai chị em ngồi trên xe buýt mèo quay lại làng. Ở đó,
bà Nanny và cậu bé Kanta đang chờ họ. Mọi người vui vẻ dắt tay nhau trở về.
2.3. Khám phá nhân vật trong phim
- Gia đình Kusakabe
Satsuki: là một cô bé 11 tuổi, là người chị trong gia đình, sớm biết chăm lo
việc nhà chu đáo, thay cho người mẹ đang nằm bệnh.
6


Mei: là em gái của Satsuki, 4 tuổi có tính cách hiếu động, hoạt bát, và ham
khám phá mọi thứ xung quanh.
Ông Kusakabe: là bố của hai đứa trẻ, là người cha tốt, yêu thương vợ con và
biết chăm lo cho gia đình.
Bà Kusakabe: là mẹ của Satsuki và Mei, đang mức bệnh nặng vì thế cả gia
đình chueyẻn về vùng thơn q với mong muốn rằng khơng khí n bình nơi đây
sẽ giúp người mẹ cảm thấy khá hơn.
- Hàng xóm của nhà Kusakabe
Kanta: Cậu bạn học chung lớp với Satsuki ở trường làng, con trai một gia
đình nơng dân nghèo, có tình cảm với Satsuki.
Nanny: Bà cụ hàng xóm hiền từ giúp đỡ gia đình Kusakabe từ ngày mới
chuyển về vùng quê, bà cũng là bà của cậu bé Kanta.
- Nhóm Totoro
Ō Totoro: Con thú thần bảo vệ và cai quản khu rừng cạnh làng của 2 chị em
Kusakabe, chỉ có trẻ con mới nhìn thấy nó. Totoro có khả năng làm cây mọc
nhanh, bay và gọi xe buýt mèo.
Chū Totoro & Chibi Totoro: Hai chú Totoro nhỏ luôn đi theo Totoro lớn.
Xe buýt mèo/ Neko basu: Xe bt có hình con mèo đặc biệt của Totoro. Nó
có thể đi rất nhanh trên mọi địa hình. Ngồi chị em Kusakabe, khơng ai có thể nhìn

thấy nó.
2.4. Nhạc phim
Cũng như tất cả anime khác của Ghibli, "My neighbor Totoro" được nhạc
sĩ Joe Hisaishi phụ trách về âm nhạc. Anime gồm các bản nhạc chính sau:


Stroll - Đi dạo (ca khúc đầu phim), trình bày bởi nữ ca sĩ Azumi Inoue.
7




My neighbor Totoro (ca khúc kết thúc phim, cũng là nhạc chủ đề), trình
bày bởi Wanbi.



The Path of the wind (Evening wind) - ca khúc nhạc nền của phim, mang
phong cách nhạc đồng quê, có hai phiên bản "nhạc có lời" và "nhạc hòa tấu".
Trong phim dùng phiên bản hòa tấu.
Nhạc phim Totoro khơng hồnh tráng như Mononoke, nhưng nếu hồnh tráng

thì chả hợp. Joe Hisaishi đã viết những đoạn nhạc rất vui tươi, lạc quan, và hồn
nhiên cho phim; nếu có dịp thưởng thức những bản giao hưởng của Totoro trong
nhà hát thì chắc ai cũng phải cười toe. Cả bộ phim cho người xem một cảm giác
yêu đời, thậm chí muốn bồng con về quê nghỉ mát để hưởng khơng khí trong lành.
2.5. Thơng điệp
Bộ phim hoạt hình Totoro mượn những điều giản đơn trong cuộc sống thường
ngày để nói lên sự gắn bó, tình cảm của một gia đình mà được khắc họa rõ nhất
trong câu chuyện này là tình chị em và tình mẹ con. Những hình ảnh trong bộ phim

thơng qua tâm hồn ngây thơ của hai đứa trẻ để kể về câu chuyện phiêu lưu kỳ thú,
đưa người xem dường như trở về với chính tuổi thơ của mình khi họ cịn khao khát
khám phá thế giới xung quanh. Ngoài ra, mối một khung hình của bộ phim đều
ngầm mơ tả những vẻ đẹp của thiên nhiên Nhật Bản và cuộc sống giản dị, chân
chất của người dân thôn quê.
2.6. Sự thành công của phim
Phim My neighbor Totoro là một trong những bộ phim lớn đầu tiên của đạo
diễn Miyazaki. Phim đã chiến thắng giải Animage Anime Grand Prix, giải
Mainichi Film Award và Kinema Junpo Award cho phim xuất sắc nhất năm 1988.
Phim cũng nhận được giải thưởng đặc biệt của Blue Ribbon Awards vào cùng năm
đó. Thành cơng của bộ phim đã khiến hình tượng nhân vật Totoro nổi tiếng khắp
thế giới, trở thành một biểu tượng văn hóa. Sau đó Ghibli cũng chính thức lấy hình
8


ảnh Totoro làm logo của hãng. My neighbor Totoro xếp hạng thứ 41 trong danh
sách 100 phim hay nhất thế giới do tạp chí Empire bình chọn. Riêng nhân vật
Totoro xếp hạng 18 trong danh sách 50 nhân vật hoạt hình của tạp chí Empire.
My neighbor Totoro nhận được phản hồi tích cực từ nhiều nhà phê bình. Trên
trang Rotten Tomatoes, phim nhận được 93% bài phê bình tích cực, đạt số điểm
trung bình là 8,3/10 dựa trên 44 bài phê bình. Roger Ebert của tờ Chicago SunTimes bình chọn My neighbor Totoro là một trong những bộ phim tuyệt vời nhất
đối với ơng. Ơng gọi đó là “một trong những tác phẩm vẽ tay đáng yêu của đạo
diễn Hayao Miyazaki”. Trong bài bình luận của mình, Ebert cho rằng: “My
neighbor Totoro dựa trên những kinh nghiệm, tình huống và sự khám phá, không
phải dựa trên những xung đột và đe dọa. Nó là một chút buồn, một chút đáng sợ,
một chút ngạc nhiên và môt chút thông tin, như chính cuộc sống này. Nó phụ thuộc
vào tình huống hơn là một cốt truyện, và cho thấy rằng sự tuyệt vời của cuộc sống,
cũng như nguồn tưởng tượng vô hạn đã mang đến tất cả những cuộc phiêu lưu mà
bạn cần.”
Chương III: Phim My Neighbor Totoro trong văn hóa đại chúng

3.1. Tính đại chúng
My Neighbor Totoro (Tonari no Totoro), một trong những phim hoạt hình
được u thích nhất tại Nhật-bản. Vì lí do nào đó mà nhiều người lớn, đặc biệt là
những bà mẹ, rất thích phim này, mặc dù bộ phim cũng lôi cuốn đến đối tượng ban
đầu là trẻ con. Người ta nói rằng bộ phim chỉ hấp dẫn đối với sự hoài niệm của
người lớn về một thời đã qua. Số khác nói rằng sự phổ biến của phim có liên quan
đến những vấn đề mơi trường, bởi vì phim cho thấy vẻ đẹp của tự nhiên và kêu gọi
sự quan tâm của mọi người đến Bà mẹ Tự nhiên (Mother Nature). Khi phim My
Neighbor Totoro, do Miyazaki Hayao đạo diễn, ra mắt vào năm 1988, công chúng
9


đã xem phim này chỉ là một “thứ làm cho trẻ con” . Tuy nhiên người Nhật sớm
nhận ra rằng My Neighbor Totoro cịn có một điều gì khác nữa; nó thật sự là một
phim gợi nhiều suy nghĩ. Hiện nay thì bộ phim được xem như là một trong những
phim được hoan nghênh nhất dành cho trẻ con và người lớn. Nhân vật Totoro thậm
chí cịn xuất hiện trên logo của Studio Ghibli, một hãng phim hoạt hình sản xuất
hầu hết những phim của Miyazaki.
My Neighbor Totoro nổi tiếng ở Nhật đến nỗi người ta nói rằng mọi gia đình
Nhật đều sở hữu một bản phim và mọi trẻ con Nhật đều biết Totoro. Xét ở bề mặt
thì câu chuyện khá đơn giản và dễ theo dõi. Những nhân vật dễ thương dường như
có tính thu hút đối với nhiều người. Người lớn có thể sống lại được những kí ức
mến u thời thơ ấu của mình, vì bộ phim diễn ra tại một ngôi làng ở Nhật và mô
tả chi tiết cảnh miền quê thời hậu thế chiến thứ hai.
Khi được xem xét kĩ càng từ khía cạnh tâm lí học, My Neighbor Totoro
khơng chỉ mang tính giải trí và nói về sự hồi niệm, mà cịn về những ước mơ,
niềm tin, những câu chuyện dân gian, và về những nguyên mẫu vốn là trọng tâm
của văn hoá Nhật đương thời. Shinichi Tanaka, nhà tâm lí học và là giáo sư mơn
tâm lí học, đã tìm hiểu về tính biểu tượng của Totoro, vị thần của tự nhiên, từ khía
cạnh tâm lí học, tập trung vào chức năng làm mẹ và sự tổn thất đối tượng (object

loss) và so sánh Totoro với những con quái vật trong phim Where the Wild Things
Are, trong bài viết “My Neighbor Totoro and Children‟s Fantasy” (Tonari no
Totoro to Kodomo no Fantasy). Tanaka lập luận rằng Totoro thu hút bọn trẻ bởi vì
phim cho thấy những thử thách về tâm lí mà bọn trẻ phải đối mặt khi lớn lên. Kết
luận của Tanaka rằng Totoro đóng vai trị một người mẹ – cả người mẹ tốt lẫn xấu
– trong suốt thời gian vắng mặt của người mẹ kia, điều này đã khéo léo giải thích lí
do tại sao bộ phim lại nổi tiếng đến vậy. Tuy nhiên bài tiểu luận của Tanaka chỉ đi
về Totoro; cịn có một nhân vật khác cần được xem xét, đó là Mei, cơ bé nhân vật
10


chính của phim. Nhìn vào bộ phim từ góc nhìn của Mei, người ta sẽ hiểu được một
Nhật-bản “thật sự”, và tìm ra được những chỉ dẫn giúp cho việc thông hiểu con
người và xã hội Nhật-bản.
Những đặc điểm đáng yêu của các nhân vật là lí do chính cho sự nổi tiếng của
phim. Totoro và những người bạn thì đầy lông và trông như những con thú nhồi
bông. Totoro, hay còn gọi là Totoro Bự (Oh Totoro), là biểu tượng quảng cáo
chính cho Studio Ghibli, và những sản phẩm về Totoro trở nên thịnh hành cho cả
trẻ con lẫn người lớn. Totoro Trung bình (Chu Totoro), Totoro Nhỏ (Chibi Totoro),
Catbus (Neko Basu), và Mei cũng là những nhân vật ưa thích của những người
hâm mộ My Neighbor Totoro.
3.2. Tính mới mẻ, trẻ trung
My Neighbor Totoro trở thành một phim kinh điển Nhật bởi vì Mei là một
đứa trẻ Nhật bình thường mà trẻ con Nhật có thể thấu hiểu được, tuy nhiên cô bé
cũng là biểu tượng cho sự ngây thơ của thời thơ ấu và cho nguyên mẫu trẻ con
(child archetype) như Jung mô tả (nguyên mẫu là từ Jung đặt tên cho những loại cơ
bản chung trong những biểu hiện của vô thức tập thể của con người). Các ngun
mẫu bộc lộ chính bản thân chúng thơng qua những ẩn dụ, mà người ta có thể tìm
thấy trong văn chương, đặc biệt là trong những câu chuyện dân gian và trong văn
học thiếu nhi. Những câu chuyện dân gian dùng các nguyên mẫu có phần phức tạp

hơn chút, đây là lí do tại sao người ta tìm thấy đầy đủ ý nghĩa trong những câu
chuyện ngắn và đơn giản. Mei giống như những nhân vật của Jack and Hans từ
những câu chuyện dân gian Âu châu, là những nhân vật mà bất kì ai cũng có thể
thấu hiểu, bất kể giới tính, quốc tịch, hay tuổi tác.
Bộ phim Totoro khơng chỉ rất được trẻ con u thích mà người lớn cũng đón
nhận bộ phim này rất nhiệt tình. Khơng ít khán giả chia sẻ rằng bộ phim hoạt hình
này để lại cho họ những ấn tượng rất sâu sắc vì họ có cảm giác như mình được trở
11


về với tuổi thơ, sống ở làng quê yên bình, thích khám phá và tị mị về mọi thứ
xung quanh. Với nội dung nhẹ nhàng, sâu lắng, thông điệp về tình cảm gia đình
cảm động mà bộ phim trở thành một bộ phim phù hợp với đa dạng lứa tuổi và cũng
rất lôi cuốn với số đông người xem, dường như nó đã trở thành một biểu tượng
phim hoạt hình Nhật Bản. Không chỉ nội dung phim mà nét vẽ lẫn nhạc phim đều
rất được đầu tư, tạo nên cảm xúc khó tả cho người xem, vì thế hầu hết các khán giả
sau khi xem bộ phim hoạt hình này đánh giá khá cao về sự đầu tư công phu của
hãng phim Ghibli đối với đứa con tinh thần của mình.
3.3. Tính kinh doanh và thương mại
Năm 2018, “My Neighbor Totoro” được cơng chiếu chính thức tại rạp phim
Trung Quốc sau 30 năm phát hành. Đây là lần đầu tiên người hâm mộ ở đất nước tỉ
dân có được cơ hội thưởng thức những thước phim của Ghibli một cách trọn vẹn
tại rạp chiếu thay vì những video tràn lan trên mạng. Đây là bộ phim Nhật có
doanh thu cao thứ hai tại Trung Quốc vào năm 2018, nhưng chỉ kiếm được 159
triệu nhân dân tệ (khoảng 23,67 triệu USD) khi năm 2018 kết thúc. Bộ phim xếp
hạng sau Eiga Doraemon: Nobita no Takarajima, thu được 209 triệu nhân dân tệ
(khoảng 31,11 triệu USD).
Tính đến thời điểm hiện tại thì phim My Neighbor là một trong số nhiều phim
Anime của hàng Ghibli có doanh thu cao nhất trong lịch sử khi phim đã thu về 1,4
tỷ đô la từ video gia đình và sản phẩm ăn theo được cấp phép.

Ngày nay, bộ phim Totoro vẫn được xem là một trong những bộ phim hoạt
hình thành cơng nhất của hãng Ghibli, và chú mèo Totoro dường như đã trở thành
một biểu tượng. Bộ phim hoạt hình này đã được cơng chiếu tại nhiều nước trên thế
giới và rất được các nước bạn đó nhận
Sau phim này, thần rừng Totoro trở thành biểu tượng của hãng hoạt hình
Ghibli.
12


John Lasseter rất mê Totoro, sau khi gặp Miyazaki, ông quyết định rời Disney
để phát triển Pixar. Trong phim Toy Story 3 của Pixar, một chú Totoro nhồi bông
xuất hiện bên cạnh đám đồ chơi của nhà giữ trẻ.
Miyazaki còn làm một phim ngắn, với tựa đề Mei và xe-buýt-mèo-con (Mei
and the kitten-bus), kể về chuyến phiêu lưu của bé Mei và con trai (hoặc con gái)
của xe-buýt-mèo. Phim này chỉ được chiếu tại Bảo tàng Ghibli ở Nhật, không phát
hành đĩa hay được chiếu ở nơi nào khác. Lần duy nhất nó được đem sang nước
ngồi là vào chuyến Miyazaki đến Mỹ thăm John Lasseter, ông mang theo bộ phim
ngắn này để chia sẻ với các nhà làm phim Pixar.
Chương IV: Phim My Neighbor Totoro trong đời sống xã hội hiện nay
4.1. Chức năng giải trí
Bộ phim hoạt hình này rất thích hợp để xem vào những ngày học tập hay làm
việc mệt mỏi, bỏ lại sau lưng tất cả là công việc, là lo lắng, là sự bộn bề của cuộc
sống. Bộ phim làm ta như muốn quay về lại tuổi thơ, cái tuổi vô lo vô nghĩ, vui thì
cười, buồn thì khóc. Mọi thứ đều hiện ra hết trên khn mặt.
“Trẻ con tìm thấy tất cả ở nơi chẳng có gì cịn người lớn chẳng tìm được gì
trong tất cả.”
Khi xem ta như bị hút hồn bởi những cảnh phim đẹp đẽ ấy, tuy đơn thuần,
giản dị nhưng lại tạo ra dấu ấn khó quên. Ai mà chẳng có tuổi thơ, một thời dữ dội,
một thời nghịch ngợm quậy phá suốt ngày nên bị quát, bị la nhưng mà vẫn vui lắm.
Ta như được nhớ lại những khoảng kí ức trong ngần ấy, dù chỉ là thống qua, “À,

hóa ra một thời mình cũng từng như vậy.”
Ngồi những thước phim đẹp mắt thì bộ phim thành cơng một phần cũng nhờ
vào những bản nhạc không lời đặc sắc do Joe Hisaishi phụ trách. Những bản nhạc

13


đều du dương, sâu lắng, làm người xem như quên mất rằng mình đang ở thực tại
mà cứ thế thả hồn vào từng khung phim, bản nhạc.
Bộ phim này không chỉ dành cho trẻ con mà nó cịn dành cho người lớn đã
từng làm trẻ con, không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn làm còn làm cho ta
thấy rằng trên thế giới này vẫn cịn phép màu, nó khơng chỉ có ở trong truyện cổ
tích mà chúng ta vẫn được nghe kể như ngày bé mà giờ đây nó được diễn ra ở hiện
tại, một thế giới mà đôi khi làm chúng ta thấy con người đã dần trở nên nguội lạnh
cảm xúc. Tình người vẫn sẽ cịn ở đó, chỉ là có được chứng kiến được những
khoảnh khắc đẹp đẽ và ấm lịng đó hay khơng mà thôi.
Sau cùng, đây là một bộ phim rất đáng xem, xem để thấy yêu đời hơn sau
những giờ làm việc và học tập căng thẳng, xem để thấy tình người vẫn còn diễn ra
ở thực tại, xem để thấy chúng ta đã từng là những đứa trẻ hồn nhiên như thế…
4.2. Chức năng giáo dục
Thông qua nhân vật Mei, với vai trò là một nguyên mẫu trẻ con, biểu trưng
cho tương lai, cho sự tái sinh và sự cứu rỗi. Người xem chứng kiến được sự trưởng
thành về mặt tinh thần và sự cá nhân hoá của con người. Bộ phim đơn giản dành
cho trẻ con này chứa đựng một thông điệp cho tất cả mọi người; ta cần phải tồn tại
song hành cùng với tự nhiên. My Neighbor Totoro, cũng nói về mối nguy của việc
cơng nghiệp hố và tầm quan trọng của việc sống hoà hợp cùng tự nhiên. Mei với
vai trò đứa trẻ nguyên mẫu là người đưa đường dẫn lối đến với thế giới tự nhiên.
Thông qua Mei thì người xem hiểu được rằng con người ngày nay đang thiếu vắng
tình yêu thương và tự nhiên.
Mei mang lại những gì mà con người, đặc biệt là những người Nhật, đã bỏ lại

phía sau. Mei gợi nhắc cho người xem rằng con người đã từng yêu thương và chăm
lo lẫn nhau như một đại gia đình, và con người đã từng tồn tại song hành cùng với
tự nhiên cũng như với những người hàng xóm của mình.
14


Ngồi ra phim My Neighbor cũng góp phần trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ:
- Phim đề cao tự do, tinh thần bình đẳng, sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong
cách cư xử giữa người với người
Khi người lớn tìm đến phim Ghibli thì một trong những lý do chính là người
ta tìm đến sự yên bình. Các phim Ghibli thường với nhịp phim chậm rãi, đem lại
cảm nhạc nhẹ nhàng, an yên. Và các nhân vật trong phim thì ln tơn trọng sự
khác biệt của nhau dù cho có khác biệt ra sao. Như trong My Neightbor Totoro,
chị em Satsuky và Mei với tính hiếu kỳ đã kết thân với Totoro và cùng nhau vui
chơi, nô đùa.
Và đặc biệt là khi xem phim Ghibli ta luôn cảm nhận được sự ấm áp bởi cách
các nhân vật tương tác với nhau trong phim. Như cách bà Nanny và Kanta - những
người hàng xóm trong My Neightbor Totoro giúp đỡ gia đình Satsuky khi họ mới
chuyển đến. Bởi vậy, khi xem các phim này cùng trẻ nhỏ, ta có thể qua thông điệp
phim dạy cho các bé cách cư sử đúng đắn cũng như dạy các bé cách giúp đỡ bố mẹ
và những người xung quanh, cũng như luôn tôn trọng sự khác biệt của mọi người
- Tình yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Xuyên suốt phim của Ghibli, không ít thì nhiều, ta ln có thể thấy được
thơng điệp về môi trường mà các nhà làm phim muốn truyền tải.
Nhẹ nhàng như trong My Neighbor Totoro. Khi Satsuky và Mei cùng với
Totoro "hô biến" những cây con mọc lên cao vươn đến tận trời và cùng nhau chu
du giữa thiên nhiên tại vùng nơng thơn.
- Tình cảm gia đình và cách mọi người trong gia đình yêu thương nhau
Đầu tiên phải nói đến cách Ghibli xây dựng các hình tượng cha mẹ trong
phim của mình. Phụ huynh trong phim Ghibli ln là hình tượng cha mẹ mẫu mực,

khi họ luôn dịu hiền và luôn lắng nghe con cái. Như cách ông Kusakabe lắng nghe
con gái kể về Totoro, ông điềm tĩnh, không hề chối bỏ câu chuyện ấy dù nó khó tin
và mơ tưởng. Đó cũng là điều khác biệt giữa phim Ghibli và những phim
15


Holywood, bởi kể cả trong phim Disney ta vẫn có thể thấy các thành viên trong gia
đình xảy ra xung đột, không chịu lắng nghe nhau.
Những đứa trẻ trong Ghibli dưới sự giáo dục tuyệt vời của cha mẹ cũng trở
thành những người con ngoan ngoãn và biết tự lập từ sớm, ví dụ như trong cảnh
Satsuky tự tay nấu ăn cho gia đình làm mình khá bất ngờ, bởi mình gần như chưa
bao giờ thấy điều này ở những phim Mỹ, và cả khi Kiki tạm biệt gia đình để
chuyển ra ngoài sống tự lập theo đuổi ước mơ của mình
Mối quan hệ của các thành viên trong gia đình ln ấm áp và hồ thuận, điều
mà chính các bậc phụ huynh khi xem phim cần phải học hỏi. Đó là cách bố mẹ tơn
trọng câu chuyện và quan điểm của con cái cùng với cách dạy các bé tính tự lập từ
sớm. Chính điều này đã khiến phim Ghibli là những bộ phim phù hợp nhất để cả
gia đình quây quần bên nhau cùng thưởng thức rồi qua phim các bậc phụ huynh có
thể rút ra những bài học nhỏ mà thiết thực cho con cái mình
Những điều trên cộng lại khiến cho phim Ghibli luôn luôn mang lại giá trị cao
trong việc giáo dục các bé gái từ nhỏ, dạy các bé làm chủ cuộc sống của chính
mình, khơng chịu gị bó, ép buộc nếu như bản thân không muốn.

KẾT LUẬN
Ở My Neighbor Totoro, tuổi thơ của mỗi con người được hiện lên đầy trong
trẻo và tích cực. Chắc chắn rằng khi xem phim, chúng ta sẽ nhìn thấy một “chúng
ta” vào những ngày xưa cũ, nhỏ bé và ham vui. Đã có một “chúng ta” từng ao ước
được gặp một điều gì “kì bí” như Totoro. Đã có một “chúng ta” với những giấc mơ
kỳ lạ như của Mei, mơ được bay, mơ trồng được cây cao ngút lên đến trời xanh.
Cũng đã có một “chúng ta” được tựa đầu vào phía sau lưng ba trên con xe đạp cũ,

rong ruổi khắp xóm làng. Và cịn nhiều nữa, nhiều nữa những hồi ức về tuổi thơ
mà tôi tin rằng, bạn sẽ hồi tượng lại khi xem My Neighbor Totoro.

16


Không mang bất cứ một triết lý sâu sắc nào và càng khơng có kịch tính, tiết
tấu lại khá chậm so với những bộ phim hoạt hình khác của hãng Ghibli nhưng
ngược lại My Neighbor Totoro mang đầy ý nghĩa nhân văn ẩn sâu qua câu chuyện.
Sự cơ đọng, kín đáo cùng những thông điệp ý nghĩa đã tạo nên dấu ấn đặc biệt cho
bộ phim của Hayao Miyazaki nói riêng và hãng phim Ghibli nói chung.
Mặc dù cho đến nay vẫn cịn nhiều tranh cãi về ý nghĩa phía sau câu chuyện
của phim nhưng điều đó khơng ảnh hưởng quá lớn đến thành công mà bộ phim
mang về. Không chỉ thành công ở Nhật Bản mà My Neighbor Totoro còn đạt được
doanh thu đáng ngưỡng mộ tại Trung Quốc. Tóm lại, bộ phim sẽ là lựa chọn tuyệt
vời đối nhất là đối với những ai đang muốn tìm lại những hình ảnh, ký ức của tuổi
thơ. Cùng hịa mình với chị em Satsuki và Mei đắm chìm trong những thước phim
nhẹ nhàng, mộc mạc mà gần gũi.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Okuhara Rieko. “Walking along with Nature: A Psychological Interpretation
of My Neighbor Totoro.” The Looking Gla

ss: New Perspective on

Children‟s Literature, vol. 10, no. 2 (2006).
/>2. David Bordwell và Kristin Thompson (2008), Nghệ thuật điện ảnh, nhiều

người dịch, Phan Đăng Di và Trần Hinh hiệu đính, NXB Giáo dục, Hà Nội..
3. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
4. “Phim từ đĩa: ƠNG HÀNG XĨM TOTORO – Ý nghĩa của những điều be
bé”- Soi.today />5. “Hàng xóm của tơi là Totoro”: Đắm chìm trong những ký ức của tuổi thơ –
revelogue.com />6. „My Neighbor Totoro‟ phục chế ấn định ngày ra rạp tại Trung Quốc –
thegioidienanh.vn />7. Rieko Okuhara – Diễn giải tâm lí học về bộ phim My Neighbor Totoro
/>
18


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Chiếc xe tải nhỏ, chuyển đồ đạc của gia đình hai bé về quê.
Nguồn: />
Hai bé khám phá căn nhà mới.
Nguồn: />19


Bố hai bé là giáo sư nên thường hay ở nhà chấm bài, soạn giáo án; ông tiện thể
trông luôn con để giúp vợ.
Nguồn: />
Trong lúc chơi ngoài vườn, Mei thấy con Totoro trắng, gọi là totoro-nhỏ (chibitotoro) và bám theo.
Nguồn: />20


Mei gặp được Totoro lớn, bé nằm lên bụng nó ngủ.
Nguồn: />
21



Satsuki tặng Totoro cây dù.
Nguồn: />
Xe-buýt-mèo đến đón Totoro, làm hai chị em há hốc mồm.
Nguồn: />
22


Hai chị em đến thăm mẹ ở bệnh viện, một tình tiết rất cảm động.
Nguồn: />
Cịn đây là ngơi nhà dưới ánh nắng của cuối mùa xuân
Nguồn: />
23


Chị em Satsuki và Mei chùng với nhóm Totoro
Nguồn: />
Chị em Satsuki và Mei chùng với nhóm Totoro
Nguồn: />
24


×