Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Những hoạt động thực tiễn và lý luận của HCM trong thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.84 KB, 13 trang )

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí
Minh trong thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930

Hà Nội, tháng 4 năm 2021

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................2
1. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu năm
1930.................................................................................................................2
2. Hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu năm 19304
3. Lý giải: Giai đoạn từ 1920 đến 1930 đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về cách mạng giải phóng dân tộc....................................................................7
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................11


LỜI MỞ ĐẦU
Con người Việt Nam ta đang được sống dưới mái nhà bình yên, tự do, hạnh phúc; đất
nước ta được tự do, độc lập là do đâu? Đó chính là nhờ cơng lao to lớn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Người đã đưa ra con đường cứu nước đúng đắn giữa cuộc khủng hoảng
về đường lối cứu nước. Chính tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin
là ánh sáng soi đường cho cuộc cách mạng của nhân dân ta. Trong q trình phân tích
tư tưởng Hồ Chí Minh thì sự hình thành và phát triển được chia thành nhiều giai đoạn:
thời kỳ hình thành tư tưởng u nước và có chí hướng tìm con đường cứu nước mới
(trước 5-6-1911); Dần hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam


theo con đường cách mạng vơ sản (giữa 1911- cuối 1920); hình thành những nội dung
cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (cuối 1920 – đầu 1930); vượt qua thử thách,
giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo (đầu 1930
– 1941); tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện, soi đường cho sự
nghiệp lãnh đạo của Đảng và nhân dân ta (đầu 1941- 9/1969). Trong đó, giai đoạn từ
1920 đến 1930 giữ một vai trò đặc biệt quan trọng với 10 năm hoạt động sơi nổi nhất,
quyết liệt nhất của Hồ Chí Minh. Bởi nếu nội dung chính của Tư tưởng Hồ Chí Minh
“là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam” thì giai đoạn này chính là giai đoạn hình thành những tư tưởng cơ
bản đó. Việc nghiên cứu giai đoạn hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ 1920
– 1930 vì thế là yêu cầu tất yếu trong q trình tìm hiểu về Hồ Chí Minh nói chung, tư
tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Đó chính là lý do cũng là nội dung của đề tài thảo luận
của nhóm 8 chúng em, với tiêu đề: “Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ
Chí Minh trong thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930”. Tuy có nhiều cố
gắng nhưng trong đề tài thảo luận này khơng thể tránh khỏi những sai sót, vậy nên
nhóm chúng em mong cơ và các bạn có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được
hồn thiện hơn.

1


PHẦN NỘI DUNG
1. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930
* Ở Pháp:
- Năm 1921, Người cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập
ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes
les colonies).
- Năm 1922, Người được bầu là Trưởng Tiểu ban nghiên cứu về vấn đề dân tộc
thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, ra báo Le Paria (Người cùng khổ) bằng tiếng
Pháp. Tờ này ra được 38 số với mỗi số bán được quãng 1000 tới 5000 bản, một con số

thuyết phục vào lúc bấy giờ. Ngồi ra, Người cịn viết bài cho hàng loạt báo khác. Tác
phẩm Bản án chế thc dõn Phỏp (Le procốs de la colonisation franỗaise) do Người
viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề
cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
- Năm 1923, với tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Người ra tranh cử
vào Hạ viện Pháp, nhưng thất bại. Trong lần đầu tiên tham gia bầu cử Quốc hội đó,
Đảng Cộng sản Pháp giành được tất cả 1,2 triệu phiếu ủng hộ trên tổng số 5 triệu phiếu
cử tri, nhưng Nguyễn Ái Quốc trượt chân dân biểu Quốc hội
- Trong toàn bộ thời gian sống trên đất Pháp, Người trang trải cuộc sống bằng
cách làm việc nửa ngày. Thoạt đầu, Người làm thuê tại một tiệm rửa ảnh và được Phan
Văn Trường nhượng quyền cho thuê lại một căn phịng. Sau đó, Người đi vẽ khốn
cho một xưởng vẽ truyền thần và thuê một phòng tại căn nhà số 9 ngõ
Compoint, Quận 17, Paris. Người theo học dự thính tại Đại học Sorbonne và được coi
là mọt sách tại Thư viện Quốc gia Pháp.
* Ở Liên Xô:
- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế
Cộng Sản. Tháng 10/1923, tại Hội Nghị Quốc tế nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái
Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân
thuộc địa được cử và Đoàn Chủ tịch của Hội đồng.
- Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại Hội V Quốc Tế. Sau đó, Người lần
lượt tham dự Đại Hội Quốc Tế Thanh Niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ.
- Người chỉ ra sự to lớn của hệ thống thuộc địa: “Năm 1876: ¼ tỷ người dân
thuộc địa thì năm 1914 tăng lên là ½ tỷ lệ dân thuộc địa. Đến đầu những năm 20, diện

2


tích các nước thuộc địa gấp 5 lần diện tích các nước chính quốc, cịn dân số chính chưa
bằng 3/5 dân số thuộc địa….
- 23/6/1924, phát biểu tại đại hội phiên họp thứ 8 Đại hội thứ V Nguyến Ái

Quốc: “Tôi đến đây không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng Sản đến một sự thật là: thuộc
địa vẫn đang tồn tại. Song tơi thấy các đồng chí chưa hồn thành thấm nhuần tư tưởng
rằng vận mệnh của gia cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản
ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các
thuộc địa. Vì vậy, tơi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi ra những vấn đề và nếu cần,
tơi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”.
- Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc tranh thủ viết bài cho các báo
Nhân đạo (L’Humanité), Đời sống công nhân (La Vie Ouvrière), Sự thật (Pravda),
Người cùng khổ (Le Paria), Thư tín quốc tế (Inprékor), Tạp chí Cộng sản vv.v.. Các
bài báo tập trung nói về các vấn đề liên quan đến giai cấp công nhân, đến cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân ở các thuộc địa, mối quan hệ giữa cách mạng vơ sản ở
chính quốc và cách mạng thuộc địa.
- Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm đến chiến lược quân sự của các nước lớn
đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi phân tích những động thái quân
sự của Nhật Bản ở đảo Yap, Mỹ tăng cường tàu chiến ở Thái Bình Dương, Pháp củng
cố hệ thống thuộc địa vành đai Thái Bình Dương, Nguyễn Ái Quốc dự đốn chính xác
rằng khu vực này "tương lai có thể trở thành lị lửa của cuộc chiến tranh thế giới
mới".

* Ở Trung Quốc:
- Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu,
lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đồn cố vấn của chính phủ Liên Xơ bên
cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc.
- Thời gian này ông cũng gặp mặt một số nhà cách mạng lão thành người Việt
đang sống và hoạt động lưu vong trên đất Trung Quốc, trong đó có một báo cáo gửi
đồn chủ tịch Quốc tế Cộng sản đề ngày 18 tháng 12 năm 1924, ơng viết về Phan Bội
Châu:
“Ơng ấy khơng hiểu chính trị và lại càng không hiểu việc tổ chức quần chúng, tơi đã
giải thích cho ơng ấy hiểu sự cần thiết của tổ chức và sự vơ ích của những hành động
khơng có cơ sở. Ơng ấy đã đưa tơi một bản danh sách của 14 người Việt Nam đã cùng

ông ta hoạt động bấy lâu.”

3


- Trong nhóm 14 người này có một số thành viên của Tâm tâm xã – một tổ chức
cấp tiến hoạt động từ 1923 với những thành viên như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn,
Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Lâm Đức Thụ,...thành viên đầu tiên của Tâm tâm
xã là Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giản Thanh, Đặng Xuân Hồng, Trương
Quốc Huy, Lê Cầu, Nguyễn Công Viễn; đến đầu năm 1924 thì được kết nạp.
- Năm 1925, ơng (lúc này mang tên Vương) lựa chọn một số phần tử tích cực
của Tâm tâm xã, huấn luyện thêm và trên cơ sở đó, lập ra Cộng sản đồn, rồi tiếp tục
dựa trên Cộng sản đoàn mà thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội
(hay cịn gọi là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên) vào tháng 6. Hội này phái người
về nước vận động và đưa thanh niên sang Quảng Châu đào tạo. Cho tới 1927, hội mở
được 3 khoá gần 10 lớp huấn luyện, đào tạo 75 hội viên, mỗi khóa chỉ kéo dài 2-3
tháng. Nguyễn Ái Quốc đứng lớp, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn phụ giảng. Việc làm
quan trọng nhất của hội trong thời gian này là cử được người đi học tại Đại học
Phương Đơng (Liên Xơ) và trường Qn chính Hoàng Phố của Quốc dân Đảng Trung
Quốc. Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh cũng từng làm việc hoặc học tập ở trường
Hoàng Phố. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Bùi Cơng Trừng, Phùng Chí Kiên, Lê Thiết
Hùng, Nguyễn Sơn,… là những người được đưa đi đào tạo tại một trong hai trung tâm
trên. Phần lớn người khác, như Nguyễn Lương Bằng, sau đó về nước hoạt động.

* Ở Thái Lan:
- Mùa thu 1928, Hồ Chí Minh từ châu Âu đến Thái Lan, với bí danh Thầu
Chín (trong tiếng Thái và tiếng Lào, "thầu" chỉ người nhiều tuổi và biểu thị sự tơn
kính) để tun truyền và huấn luyện cho Việt kiều, đồng thời móc nối một số thanh
thiếu niên Việt Nam sang Thái Lan hoạt động. Theo Bác Hồ - hồi ký, phần kể của Lê
Mạnh Trinh thì khi đó có khoảng 2 vạn người Việt sống ở Thái Lan, kiếm sống chủ

yếu bằng lao động và sinh sống khá rải rác, thiếu liên kết, tập trung nhiều hơn cả là ở
vùng Đông Bắc. Cho tới thời điểm 1928, đa số họ mới di cư sang Thái Lan trong vòng
khoảng mấy chục năm. Ngô Quảng, Thần Sơn, Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính... đã
từng hoạt động tại Thái, tuy nhiên không ai trong số họ tuyên truyền và tổ chức cho
Việt kiều cả.
Hồ Chí Minh chủ trương tuyên truyền cho kiều bào và tổ chức họ vào những hội thân
ái, tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa cho họ, xin chính phủ Thái cho mở trường dành
cho Việt kiều, Hồ Chí Minh đi (chủ yếu là đi bộ) và vận động hầu khắp các vùng có
kiều bào ở Thái Lan. Giống như tại nhiều nơi đã hoạt động, ông cho in báo - tờ Thân
ái.

4


- Cuối năm 1929, Hồ Chí Minh rời Thái Lan, theo ngả Singapore để sang Trung
Quốc.

2. Hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930
* Bản án chế độ thực dân Pháp
Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục, với cách thành văn ngắn gọn, súc
tích, cùng với những sự kiện đầy sức thuyết phục, tác phẩm tố cáo thực dân Pháp dùng
mọi thủ đoạn khốc liệt bắt “dân bản xứ” phải đóng “thuế máu” cho chính quốc… để
“phơi thây trên chính trường Châu Âu”, đày đọa phụ nữ, trẻ em “thuộc địa”; các thống
sứ, quan lại thực dân độc ác như một bầy thú dữ, v.v… Tác phẩm đã gây được tiếng
vang lớn ngay từ khi ra đời, thức tỉnh lương tri của những con người yêu tự do, bình
đẳng, bác ái, hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười
Nga và Chủ nghĩa Mác-Lênin, thắp lên ngọn lửa đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ
nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.
* Đường cách mệnh
- Con đường cách mệnh: Từ lịch sử và thực tiễn, tác giả đã định hướng cho cách

mạng Việt Nam là đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga “theo chủ nghĩa Mã
Khắc Tư và Lênin”.
- Tác phẩm có nhắc đến tư cách một người cách mệnh: Tự mình phải cần kiệm
liêm chính - chí cơng vơ tư. Giữ chủ nghĩa cho vững…; Đối người phải: với từng
người thì khoan thứ. Trực mà khơng táo bạo. Hay xem xét người; - Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đốn, dũng cảm, phục tùng đồn thể.
- Tác phẩm cũng đã nêu lên những vấn đề cơ bản của đạo đức mới - đạo đức
của người cộng sản. Đó là phải có đức và tài, trí và dũng, tư cách và năng lực theo kiểu
người cộng sản. Đó là con người một lịng một dạ. Đó là con người có tổ chức, gắn bó
với tổ chức, với đoàn thể. Đồng thời biết phát huy năng lực cá nhân.
- Tác phẩm Đường Cách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tác phẩm
có ý nghĩa giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc cho cán
bộ và đông đảo quần chúng nhân dân, nhằm xây dựng sự thống nhất trong nhận thức
tư tưởng, chuẩn bị thành lập Đảng.
- Về Đảng Cộng sản, Đảng là điều kiện đầu tiên để đảm bảo cho sự thắng lợi
của cách mệnh. “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có
vững thuyền mới chạy”. Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải theo chủ nghĩa Mác Lênin. “Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như người khơng có trí khơn, tàu khơng có
bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.

5


- Về đoàn kết quốc tế, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ rằng, cách mạng Việt Nam phải
đoàn kết với các lực lượng cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh nêu 3 vấn đề lớn: Cách
mạng Việt Nam phải đứng hẳn về phía phong trào cơng nhân và phong trào giải phóng
dân tộc thế giới để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa trên thế giới; Xác định rõ quan hệ
lợi ích dân tộc và cách mạng thế giới, giữa quyền lợi và trách nhiệm, sự thống nhất của
quan hệ này; Xác định rõ quan hệ cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc là tác
động qua lại. Cách mạng thuộc địa không thụ động ngồi chờ cách mạng chính quốc.

Với những luận điểm trên, tác phẩm đã đặt nền tảng đúng đắn cho đường lối quốc tế
của Đảng, và đặt cơ sở cho sự giúp đỡ của quốc tế trong thời kỳ thành lập Đảng.
- Về lực lượng cách mạng: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ rõ: Cơng nơng là
người chủ cách mệnh “là vì cơng nơng bị áp bức nặng hơn, là vì cơng nơng là đơng
nhất cho nên sức mạnh hơn hết, là vì cơng nơng là tay khơng chân rồi, nếu thua thì chỉ
mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”.
- Về phương pháp cách mạng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng, phương pháp
cách mạng giữ vai trị hết sức quan trọng. Đó là: Phải làm cho dân giác ngộ; Phải
giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu; Phải hiểu phong trào thế giới, phải bày
sách lược cho dân; Phải đoàn kết toàn dân “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng
chứ không phải việc của một hai người”; Phải biết tổ chức dân chúng lại; Phải giành
chính quyền bằng bạo lực cách mạng của quần chúng, phải biết chọn thời cơ.
* Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng
Trong thời gian này Người cũng viết Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. Thông
qua hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, các đại biểu đã thảo luận và thơng
qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Đó là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. Nội dung chính của Cương lĩnh là:
- Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng Đảng là tiến hành công
cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
- Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản
phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do, lập chính phủ cơng nơng
binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc, tịch thu
ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách
mạng ruộng đất v.v….
- Lực lượng cách mạng là cơng nơng, tiểu tư sản,tri thức. Cịn phú nơng, trung
tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập. Đồng thời phải lien lạc với các dân
tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

6



- Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vơ sản sẽ giữ vai trị
lãnh đạo cách mạng
Bản cương lĩnh chính trị đầu tiên này đã thể hiện rõ sự vận dụng sáng tạo và
phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin. Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, Đảng đã
lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn giành từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác, đồng thời chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối chính trị Việt Nam kéo dài
suốt từ cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930. Cho đến nay, Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam tiến
bước trên con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc đã lựa chọn.

3. Lý giải: Giai đoạn từ 1920 đến 1930 đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc
- Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: cách mạng
Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
Cách mạng thuộc địa và cách mạng vơ sản ở chính quốc có quan hệ mật thiết với
nhau. Cách mạng thuộc địa không lệ thuộc vào cách mạng ở chính quốc mà có tính
chủ động, độc lập. Cách mạng thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng
ở chính quốc và giúp cho cách mạng ở chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hồn
thành.

Phải đồn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế, song phải nêu cao
tinh thần tự lực tự cường, không được ỷ lại chờ đợi sự giúp đỡ của quốc tế.

Tinh thần đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trong q
trình hoạt động thực tiễn sơi nổi của Hồ Chí Minh trong phong trào cơng nhân quốc tế,
cũng là sự kế thừa tinh thần của Quốc tế cộng sản.

Năm 1921, Hồ Chí Minh khi ấy đang hoạt động ở Pháp đã cùng một số nhà cách mạng
của Angiêri, Tuynidi, Marốc, Mađagaxca… thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc

địa. Hội đã ra báo Người cùng khổ, rồi bí mật chuyển về các thuộc địa. Qua đó truyền
bá chủ nghĩa Mác và các tư tưởng của Hội. Các nghiên cứu cho thấy Hồ Chí Minh là
người hoạt động tích cực, sơi nổi nhất của Hội.

Tiếp đó, năm 1927, Hồ Chí Minh lại thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tại
Trung Quốc.
7


Ngoài ra, trong thời kỳ hoạt động ở Pháp, ở Anh, ở Liên Xơ, Trung Quốc… Hồ Chí
Minh cũng thường đi sâu vào phong trào công nhân, thợ thuyền của các địa phương
đó. Chính hoạt động thực tiễn đã giúp cho Hồ Chí Minh có được sự cảm thơng, và
Ngừơi dễ dàng tiếp nhận và hưởng ứng tinh thần của Quốc tế cộng sản “Vơ sản tồn
thế giới liên hiệp lại”.

Trong q trình soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 cũng như
suốt quãng thời gian lãnh đạo về sau, Hồ Chí Minh đều khẳng định cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, và Người yêu cầu phải đoàn kết chắt chẽ
cùng vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp.

Sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh trở
thành nguồn lực to lớn tạo nên những thắng lợi thần kỳ của quân và dân ta trong kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

- Về con đường cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới muốn
thắng lơi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Giải phóng dân tộc phải gắn liền
với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc là trứóc hết, trên hết; phải kết hợp
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với một xuất phát điểm
duy nhất là lòng yêu nước thương nòi. Người muốn ra nước ngoài, “xem nước Pháp và

các nước khác làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình”. Năm 1919, Người gia nhập
Đảng Xã hội Pháp vì đó là tổ chức duy nhất bênh vực quyền lợi của các thuộc địa mà
chưa hề có nhận thức rõ ràng về Chủ nghĩa Mác-Lênin, về Chủ nghĩa xã hội.
Tháng 7 năm 1920, một sự kiện có tính chất bước ngoặt xảy ra với Hồ Chí Minh, khi
lần đầu tiên Người đọc trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp “Luận cương về vấn
đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Theo Người thì tùy bài báo có những khái niệm
chính trị khó hiểu nhưng “cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tơi cũng hiểu được
phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên”. Từ đó, Người hồn tồn tin theo
Lênin, ủng hộ Quốc tế III. Đó cũng là cơ sở cho quyết định lịch sử của Hồ Chí Minh 5
tháng sau đó, tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua, Người đã
bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp. Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Người đã đi từ Chủ nghĩa
yêu nước đến với Chủ nghĩa Mác Lênin. Hồ Chí Minh khẳng định: bây giờ chủ nghĩa
nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa
8


Mác – Lênin. Người viết: “Muốn giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác là
con đừơng cách mạng vơ sản”. “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nơ
lệ”. Từ đó, Hồ Chí Minh ra sức tun truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước,
thành lập Đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thành công.
- Về đối tượng của cách mạng: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam nêu mục tiêu và con đường cách mạng là “làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An
Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng"", giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Đây là một cách nhìn nhận, đánh giá hết sức đúng đắn của Hồ Chí Minh.
Người đã nhìn ra mâu thuẫn cơ bản của một xã hội thuộc địa, đó là mâu thuẫn dân tộc.
Khát vọng lớn lao nhất của người dân là được độc lập, tự do. Vì thế, trước hết phải

thực hiện cuộc dân tộc cách mệnh để đánh đuổi ngoại xâm, thành lập chính quyền do
nhân dân làm chủ. Đó là tiền đề, cũng là điều kiện tiên quyết để tiến hành đấu tranh
giai cấp, xây dựng kinh tế xã hội...
- Về xác định và tập hợp lực lượng: giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân
chúng, phải tập hợp lực lượng dân tộc thành một sức mạnh lớn để chống đế quốc và
tay sai, trong đó phải xác định khối liên minh công - nông là lực lượng nòng cốt.
Trong Sách lược vắn tắt của Đảng (1930), Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách mạng
bao gồm tồn dân: Đảng phải thu phục đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ
phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng; liên lạc với tiểu
tư sản, trí thức, trung nơng ...để lơi kéo họ về phía vơ sản giai cấp; cịn đổi với phú
nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải
lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.
Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Hồ Chí Minh thiết tha
kêu gọi mọi người không phân biệt giai, tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái ..đoàn kết
đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
(12-1946), Người viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không
chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp để cứu Tổ quốc".
Trong khi xác định lực lượng cách mạng là tồn dân, Hồ Chí Minh lưu ý rằng, không
được quên “công nông là chủ cách mệnh... là gốc cách mệnh”. Trong tác phẩm Đường
cách mệnh, Người giải thích: giai cấp cơng nhân và nơng dân là hai giai cấp đơng đảo
và cách mạng nhất, bị bóc lột nặng nề nhất, vì thế “lịng cách mệnh càng bền, chí cách
mệnh càng quyết...cơng nơng là tay khơng chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp
khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc".
9


- Về xác định phương pháp đấu tranh: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của
cả dân tộc đại đoàn kết. Phải tổ chức quần chúng, lãnh đạo và tổ chức đấu tranh bằng
các hình thức và khẩu hiệu thích hợp. Phương pháp đấu tranh để giành chính quyền,

giành lại độc lập tự do là bằng bạo lực của quần chúng.
Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm lịch sử từ các vị tiền bối. Người
đánh giá các cụ Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh… đều là những vị anh hùng dân tộc, yêu nước thương dân nhưng phương pháp
đấu tranh của các cụ chưa đúng và Người khơng đồng tình. Hồ Chí Minh thấy rằng chỉ
có bằng bạo lực của quần chúng nhân dân, và phải tự dựa vào mình “đem sức ta mà
giải phóng cho ta”, chứ khơng thể ỷ lại trơng chờ bên ngồi. Đó là những nhận thức
đúng đắn đem lại nền độc lập cho nước ta ngày nay.
- Về lực lượng lãnh đạo: cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam,
muốn thắng lợi phải do đảng cộng sản lãnh đạo.
Về tầm quan trọng của tổ chức Đảng đối với cách mạng, chủ nghĩa Mác Lênin chỉ rõ:
Đảng cộng sản là nhân tố chủ quan để giai cấp cơng nhân hồn thành sứ mệnh lịch sử
của mình. Giai cấp cơng nhân phải tổ chức ra chính đảng, đảng đó phải thuyết phục,
giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng, huấn luyện quần chúng và đưa quần chúng
ra đấu tranh. Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và rất chú trọng
đến việc thành lập đảng cộng sản, khẳng định vai trò to lớn của Đảng đối với cách
mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vơ sản. Trong tác phẩm Đường
cách mệnh (1927), Người đặt vấn đề: Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết
phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc
với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới
thành cơng cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”. Hồ Chí Minh cho
rằng: “Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ
tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng. Cách mạng là cuộc đấu tranh rất
gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất
chặt chẽ, chí khí phải kiên quyết. Vì vậy phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân
thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền. Cách mạng
thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo”.

10



PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, với 10 năm hoạt động sơi nổi, từ năm 1920 đến 1930, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của phong trào vô sản trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào
giải phóng dân tộc trong nước, Hồ Chí Minh đã hoạt động rất tích cực, sơi nổi. Được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí, bạn bè, Người đã nhận thức và hiểu được các
quy luật vận động và phát triển của phong trào cách mạng trong nước và thế giới, từ đó
Người tiếp cận với ánh sáng Chủ nghĩa Mác – Lênin, sáng lập nên Đảng cộng sản Việt
Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Người đi từ người
yêu nước chân chính đến người cộng sản. Trong quá trình ấy, các tư tưởng cơ bản về
cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh hình thành và phát triển. Những tư tưởng ấy
được chính Người vận dụng và rèn rũa, trong đó có rất nhiều điểm sáng tạo với Chủ
nghĩa Mác Lênin. Và ngày nay, sau gần một thế kỷ, những tư tưởng ấy vẫn sáng chói
và soi đường cho chúng ta bước tiếp. Tuy nhiên, sự phát triển biện chứng của chủ
nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng địi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên
cứu làm rõ đồng thời bổ sung phát triển thêm những nội dung tư tưởng mới nhằm đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn đang thay đổi từng ngày từng giờ.

11



×