Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Những điểm khác nhau cơ bản về nguồn pháp luật giữa Anh và Mỹ và luận giải căn nguyên của những khác biệt đó?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.14 KB, 10 trang )

Kiểm tra giữa kì: mơn Luật so sánh

Đề bài: Anh/ chị hãy chỉ ra điểm khác nhau cơ bản về nguồn pháp luật
giữa Anh và Mỹ và luận giải căn nguyên của những khác biệt đó?
Bài làm:
1, Những điểm khác nhau cơ bản về nguồn pháp luật giữa Anh và Mỹ:
A, Điểm khác biệt mang tính chất chung:
Số lượng nguồn luật của hệ thống pháp luật Anh phong phú hơn: Nếu như
trong hệ thống pháp luật Mỹ thì chỉ có 3 loại nguồn cụ thể là án lệ, luật thành
văn, các tác phẩm của các học giả pháp lý thì ở Anh có tới 5 loại nguồn cụ
thể là án lệ, luật thành văn, tập quán địa phương, luật liên minh châu Âu và
các tác phẩm có uy tín
Trong luật thành văn của Anh thì chia ra thành các văn bản do thượng nghị
viện trực tiếp hoặc ủy quyền ban hành thì ở Mỹ lại chia thành các văn bản với
các tên gọi: Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban
hành.
B, Điểm khác biệt trong một số loại nguồn cụ thể:
Thứ nhất về Án lệ:
* Dưới góc độ sự hình thành án lệ của Anh và Mỹ:
-Tại Anh: Án lệ có nguồn gốc từ nước Anh, án lệ xuất hiện từ thế kỷ XI ở
Anh sau cuộc chinh phục của người Norman và là hệ quả của quá trình xây
1


dựng chế độ phong kiến tập trung của Hoàng gia Anh. Vào thế kỷ XII, nước
Anh thành lập hệ thống Tịa án Hồng gia, dẫn đếm thay thế các tịa án truyền
thống và nhanh chóng được các bên ưa chuộng. Thẩm phán Hoàng gia Anh
trở thành thẩm phân lưu động đi xét xử khắp đất nước và họ làm quen với các
tập quán khác nhau. Hàng năm các thẩm phán này tập trung về London để
trao đổi kinh nghiệm xét xử thảo luận với nhau, so sánh điểm mạnh yếu của
chúng, từ đó thống nhất nguyên tắc xét xử. Kết quả là các thẩm phán Hoàng


gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn các quy định pháp luật giống nhau
trên khắp đất nước từ đó mà án lệ ra đời. Hơn nữa, án lệ tại Anh được công
bố trong tập án lệ và cơng bố một cách có hệ thống
-Tại Mỹ: Là nước chịu sự đơ hộ của Anh vì thế nên cũng có truyền thống án
lệ. Tuy nhiên, khi giành độc lập thi Mỹ xây dựng Hiến pháp thành văn đề
khẳng định rõ rằng chủ quyền độc lập của mình. Từ khi mới giành được độc
lập năm 1776 thị họ đã không hề muốn phụ thuộc vào vương quốc Anh, tiền
lệ pháp có nguồn gốc từ Anh nên khơng thực sự được ưa chuộng, đặc biệt là
trong điều kiện kinh tế xã hội có nhiều thay đổi. Mặt khác, nước Mỹ là hợp
chủng quốc, người Mỹ tuy chiếm phần đông nhưng không thể phủ nhận sự
tồn tại của các dân tộc khác, với bản sắc văn hóa, tơn giáo, chủng tộc khác
nhau, do đó, việc tiếp thu, chấp nhận thụ động án lệ một thứ cứng nhắc và ra
đời từ rất lâu không phù hợp với người Mỹ. Đồng thời Mỹ khơng phải là
nước khởi nguồn của văn hóa án lệ nên họ cũng sẵn sàng cải tiến tập quán đó
hơn, một trong những cách cải tiến tập quán án lệ chính là ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật. Do vậy, Mỹ không phải là quê hương của án lệ, mà
được hình thành trên cơ sở sự ảnh hưởng của cuộc cai trị thuộc địa của Anh
Quốc.
2


*Về cách thức áp dụng án lệ của 2 nước:
- Tại Anh:Trong hệ thống pháp luật Anh, án lệ có giá trị ràng buộc chính thức
đối với các vụ việc trong tương lai. Tòa án bị ràng buộc bởi án lệ của Tịa án
cấp trên và của chính mình. Khi áp dụng án lệ phải đảm bảo được tính chắc
chắn và ổn định của pháp luật, tuân thủ những nguyên tắc nhất định của pháp
luật. Toà án xét xử các vụ án hiện tại, phải tìm ra những bản án tương đương
trong quá khứ, nghiên cứu kĩ bản án đó và tìm ra những quy định để áp dụng
trong vụ việc hiện tại. Như vậy, có thể thấy việc áp dụng án lệ tại nước Anh
được các thẩm phán áp dụng một cách cứng nhắc hơn so với Mỹ.

- Tại Mỹ: Án lệ trong hệ thống pháp luật Mỹ được áp dụng một cách mềm
dẻo và linh hoạt hơn so với hệ thống pháp luật Anh vì thẩm phán Mỹ rất linh
hoạt trong xét xử và họ được thực quyền trong tay cao hơn so với thẩm phán
Anh.
*Xét dưới góc độ vai trò của án lệ:
- Tại Anh: Luật thành văn do Nghị viện Anh ban hành và có giá trị pháp lý
cao hơn án lệ, nếu có mâu thuẫn thì ưu tiên áp dụng luật thành văn. Tuy
nhiên, thẩm phán Anh thường khơng thích điều này, các thẩm phán Anh ln
cố gắng tìm cách để áp dụng án lệ nhằm hạn chế tối đa sự áp dụng luật thành
văn.
- Tại Mỹ: Luật thành văn có vị trí cao nhất tại quốc gia này, đặc biệt là Hiến
pháp Hoa Kỳ. Tất cả các văn bản luật và án lệ nếu trái với Hiến pháp để sẽ bị
tuyên bố là vi hiến, hoạt động trong xét xử và họ được thực quyền trong tay
cao hơn so với thẩm phán Anh.
*Về nguyên tắc áp dụng án lệ:
3


Tại Anh: Án lệ dựa trên nguyên tắc “Rule of stare decicis”, cả nghĩa là tất cả
các tòa án đều phải tuân theo án lệ (trừ Ủy ban phúc thẩm Thượng nghị viện).
Luật của Anh có thể được coi là luật án lệ điển hình nhất thế giới. Để phát
huy được hiệu lực của án lệ, bản thân các toà án phải được tổ chức thành một
hệ thống có tính tập trung cao. Do vậy, tại Anh, án lệ được áp dụng một cách
nghiêm ngặt chặt chẽ
Tại Mỹ: Án lệ dựa trên nguyên tắc “Rule of precedent”, có nghĩa là tất cả các
tịa án đều có quyển thay đổi án lệ. Ở Mỹ chỉ áp dụng án lệ của Tòa án cấp
trên; phán quyết của các tòa án tối cao ở cấp bang và liên bang không chịu sự
ràng buộc của chính mình; tịa án bang khơng bị bắt buộc tuân thủ án lệ của
các tòa án ở các bang khác. Tòa án tối cao của Mỹ cũng khẳng định rằng kết
quả xét xử của một vụ việc có thể dựa trên chính sách chung nhiều hơn là dựa

vào án lệ và rằng triết lý của tòa án thay đổi tùy theo quan điểm cá nhân của
người thẩm phán về vấn đề đang giải quyết và ở thời điểm giải quyết vụ việc.
Như vậy, có thể thấy việc áp dụng nguyên tắc “stare decisis" ở Mỹ không
nghiêm ngặt như ở Anh.

Thứ hai về luật thành văn:
-Ở Anh: khơng có hiến pháp thành văn. Các quy định có bản chất của hiến
pháp Anh có thể tìm thấy trong các đặc quyền Hoàng gia, trong một số truyền
thống, án lệ cũng như văn bản pháp luật do Nghị viện ban hành. Các văn bản
pháp luật ở Anh do Nghị viện trực tiếp ban hành hoặc ủy quyền ban hành.
Luật do nghị viện ban hành có hiệu lực pháp lý cao hơn án lệ do thẩm phán

4


làm ra, thường bổ sung hay thế án lệ trong 1 số lĩnh vực. Ở Anh tốc độ soạn
thảo văn bản cịn chậm, luật thành văn khơng coi trọng như của Mỹ.
-Ở Mỹ: Liên bang và các bang đều có hiến pháp viết. Hiến pháp Mỹ được coi
là đạo luật cơ bản của quốc gia. Do đó, bất kể nguồn luật nào trên nước Mỹ
đều không được trái với nội dung của hiến pháp. Ở Mỹ, có rất nhiều đạo luật
cả ở cấp Liên bang và cấp bang. Ngoài Hiến pháp Mỹ, các đạo luật do Nghị
viện Mỹ thông qua có giá trị pháp lý cao nhất, cao hơn phán quyết của Tòa án
Liên bang và cấp bang. Mỗi bang Mỹ đều có quyền ban hành luật riêng áp
dụng trong bang. Ở Mỹ xác định được hệ thống hóa các văn bản pháp luật
điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ xã hội cụ thể, đồ sộ và khoa học, tốc độ soạn
thảo văn bản pháp luật rất nhanh nhưng không kém phần hiệu quả, thể hiện
trình độ lập pháp rất cao.
2. Luận giải căn nguyên của những khác biệt đó:
Nguyên nhân của những khác biệt thì có rất nhiều yếu tố tác động: vị trí địa
lý, dân cư, lịch sử, chế độ chính trị,… Tuy nhiên, một cách tổng quát nhất có

thể thấy, điểm dẫn đến sự khác biệt giữa Anh và Mỹ xuất phát từ những
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xét về mặt địa lý, lãnh thổ:Anh là một quốc gia có lãnh thổ thống
nhất trong cả nước. Cịn nước Mỹ lại là một lục địa rộng lớn giành được độc
lập từ phát triển đấu tranh giải phóng thuộc địa dưới sự cai trị của Anh Quốc.
Lãnh thổ nước Mỹ được chia làm 50 bang, với 50 hệ thống pháp luật khác
nhau.

5


Thứ hai, về phương diện lịch sử, dân cư: Nước Anh có truyền thống bề dày
lịch sử, là một đế chế hùng mạnh với diện tích thuộc địa rộng lớn trên khắp
thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dân cư gần như là thuần nhất.
Còn Mỹ trước kia là thuộc địa của Anh, bị Anh chiếm đóng và cai trị dưới hệ
thống pháp luật Anh và chỉ giành được độc lập vào năm 1776; thành phần
dân cư gồm những người nhập cư với nhiều chủng tộc khác nhau và lập nên
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Thứ ba, xét về phương diện chế độ chính trị: Anh là một quốc gia đơn nhất;
trong khi đó, Mỹ là một quốc gia liên bang, mỗi bang đều có pháp luật riêng
của mình nhưng chịu sự chi phối của tồ án liên bang nên trong đó ln có sự
dung hồ về lợi ích giữa các bang.
Thứ tư, xét về hình thức chính thể: Anh là một nước quân chủ nghị viện, vẫn
phụ thuộc chế độ qn chủ có nữ hồng và nhà vua nhưng chỉ là biểu tượng
của nước Anh, còn quyền lực thực chất nằm trong tay nghị viện đứng đầu là
Thủ tướng Anh. Còn tại Mỹ, là một nước cộng hoà tổng thống, đứng đầu nắm
nhiều quyền lực là Tổng thống.
Thứ năm, ở Anh khơng có Hiến pháp thành văn, các quy định có bản chất của
hiến pháp Anh có thể tìm thấy trong các đặc quyền Hồng gia, trong một số
truyền thống, án lệ cũng như văn bản pháp luật do Nghị viện ban hành. Có sự

khác nhau này là vì Anh là quốc gia có bề dày truyền thống, hơn nữa nguyên
tắc “Stare decisis” lại là xương sống của pháp luật Anh. Cịn ở Mỹ lại có một
bản Hiến pháp Liên bang, Mỹ phải xây dựng bản Hiến pháp thành văn này là
vì Mỹ là một nước liên bang trong đó có sự dung hịa về lợi ích của các tiểu
bang.
6


Thứ sáu, về nguồn pháp luật: Anh là nước khởi nguồn của văn hóa án lệ. Án
lệ có lịch sử phát triển lâu dài và chiếm vị trí rất quan trọng trong hệ thống
pháp luật Anh. Điều này, cũng chính là nguyên nhân khiến án lệ ở Anh rất
được coi trọng vì cho rằng đây là phương thức đạt được cơng lý. Cịn tại Mỹ,
do khơng phải là nơi sản sinh ra án lệ nên vị trí của án lệ ở Mỹ không được
đề cao như ở Anh. Hơn nữa, nguyên tắc án lệ ở Mỹ không giống ở Anh. Mặt
khác, Mỹ coi trọng luật thành văn với bản Hiến pháp năm 1789 là văn kiện
pháp lý có tính chất tối cao, đây có thể coi là bản hiến pháp đầu tiên và là bản
hiến pháp nổi tiếng nhất trong lịch sử với trên 200 năm tồn tại cũng là nguyên
nhân khiến cho luật thành văn tại Mỹ phát triển hơn án lệ.
Thứ bảy, luật thành văn ở Mỹ được coi trọng hơn vì cơ quan lập pháp của Mỹ
thường xun tiến hành luật hóa các phán quyết của Tịa án, các án lệ điển
hình, hoạt động pháp điển hoa sở Mỹ được tiến hành thường xuyên hơn ở
Anh.
Kết luận:
Mặc dù đều là những quốc gia tiêu biểu cho dòng họ Common Law nhưng
giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ luôn tồn tại những điểm khác biệt. Sự
khác biệt đó được hình thành do những điều kiện, nhân tố hay những bản sắc
riêng của từng quốc gia. Để đánh giá một cách cụ thể, chi tiết hơn thì luật
thành văn và án lệ đều là những nguồn quan trọng của hệ thống pháp luật
Anh và Mỹ. Nhưng nếu nhìn một cách tổng qt thì vai trị án lệ ở Anh phát
triển hơn Mỹ, ngược lại luật thành văn của Mỹ nổi bật hơn ở Anh.

A

7


A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A

A
A
A
8


A
A
A
A

A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
9


A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
a


10



×