Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Thực đơn canh rau giải nhiệt, dễ làm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 12 trang )




Thực đơn canh rau giải
nhiệt, dễ làm

Mùa hè nắng nóng, có bát canh
chua dìu dịu hay canh cua đồng
ngọt mát thì còn gì bằng, những
món thanh mát sau đây sẽ giúp
bạn thấy ngon miệng hơn trong
bữa cơm ngày hè. Chỉ cần vài
phút và cả nhà có thể thưởng
thức một tô canh xanh tươi,
thơm phức và nghi ngút khói.
Rau má
Rau má là một loại rau thông dụng có tác dụng sát trùng giải độc, thanh
nhiệt lương huyết. Ngoài ra, rau má cũng là loại dược thảo có tính bổ dưỡng
rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hóa, có thể
dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần
hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.
Rau má dễ kết hợp với các loại thịt, cá để tạo ra món canh giải nhiệt ngày hè
như: rau má nấu giò sống, tôm, hến, thịt bằm, thịt bò, xương…Ngoài ra còn
có thể chế biến món sinh tố từ rau má rất bổ dưỡng.

Rau ngót nấu giò sống. Ảnh: Images.

Canh rau má nấu thịt viên. Ảnh: Images.

Lưu ý: Rau má có tính lạnh nên những người có tì vị hư hàn, hay đầy bụng
hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng hoặc dùng một số lượng ít kèm gừng


sống.
Thực đơn tham khảo
Canh rau má thịt nạc

Vật liệu: Dùng cho 3 người ăn
100g thịt nạc thăn.
300g rau má.
Muối, đường.

Cách làm:
Thịt nạc băm nhỏ hay cắt sợi.
Rau má rửa sạch bỏ bớt cọng già.
Cho thịt vào nồi, nấu sôi, hớt bọt, nêm muối, đuờng.
Cho rau má vào nấu sôi, tắt bếp. Không nên nấu nhừ quá, rau sẽ nồng như
mùi vôi, ăn mất ngon.
Tương tự như thế có thể nấu với vắt giò sống cho vào ngay khi nước dùng
sôi, hầm xương cho nước ngọt rồi cho rau má vào, tôm lột vỏ ướp chút tiêu,
chờ nước sôi thả vào…

Rau dền

Là một trong những loại rau lành và bổ có công dụng giải nhiệt tốt. Có hai
loại rau dền: dền trắng (dền cơm) và dền tía (dền canh). Rau dền thường
mọc hoang hoặc gieo hạt, ươm cành, dùng để rau nấu canh hoặc luộc trong
bữa cơm. Rau dền có hàm lượng vitamin A rất cao cộng thêm các vitamin
B(1, 6, 12), C, PP, các protid, đặc biệt hàm lượng lysin cao hơn cả lúa, mì,
đậu nành, bắp vàng.
Vị ngọt, tính mát nên rau dền còn có tác dụng lọc máu, mát gan, bổ thận, lợi
tiểu, giải độc tố nấm.


Canh rau dền tôm khô. Ảnh: Images.

Thực đơn tham khảo
Canh dau dền tôm sú : Dùng cho 4 người ăn
Nguyên liệu:
- 200g tôm sú
- 300g rau dền
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- 1 thìa súp nước mắm ngon
- ½ thìa cà phê tiêu
- 1 thìa cà phê đường
- Hành, ngò
Chuẩn bị
- Tôm bóc vỏ, ướp đầu hành trắng, tiêu, hạt nêm
- Rau dền nhặt, rửa sạch, cắt ngắn hành, ngò xắt nhỏ. Đầu hành trắng để
riêng
Chế biến
- Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào phi hành cho thơm. Trút tôm vào xào săn
- Cho vào nồi khoảng 2 lít nước, đợi nước sôi, cho rau dền vào
- Nêm thêm muối, đường, nước mắm cho vừa ăn. Để lửa nhỏ, hớt bọt.

Trình bày
- Nhắc xuống, múc canh ra tô, rắc hành, ngò vào.
Rau dền có thể nấu chung với tôm tươi, khô, hột vịt bắc thảo, thit bằm, giò
sống, cua đồng, nấm rơm kết hợp mùng tơi…rất tiện lợi.
Canh rau dền dành cho trẻ 2 tuổi trở lên (Một chén cho 70 calo)

Nguyên liệu:
• Rau dền 50g (1 nắm rau)
• Thịt heo 10g (1 muỗng cà phê)

• Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
• Nước mắm, muối, hành…

Cách làm:
• Thịt băm nhỏ
• Rau dền lặt rửa sạch, cắt nhỏ
• Hành lá lặt rửa sạch, cắt nhỏ
• Bắc xoong để dầu vào đợi nóng, cho thịt vào xào sơ qua, thêm nước nấu
sôi hớt bọt
• Cho rau vào nấu chín mềm, nêm vừa ăn, cho hành lá và dầu ăn vào.

Rau ngót
Rau ngót có tác dụng làm cân bằng thân nhiệt nên rất được ưa chuộng trong
mùa hè. Tùy vào mục đích mà chọn các thực phẩm đi kèm để có món ăn
ngon, mát, bổ. Có thể nấu chung với chân giò, giò sống, hến, thịt nạc, cua, cá
rô đồng…

Rau ngót nấu thịt bò. Ảnh: Images.

Thực đơn tham khảo:
1. Canh cua rau ngót:

Nguyên liệu: Dành cho 4 người ăn
- 200g cua xay (gạch để riêng)
- 350g rau ngót (2 bó)
- 2 củ hành tím
Gia vị: hạt nêm, muối, nước mắm, dầu ăn, tiêu
Mách bạn: Khi đặt nồi cua lên bếp nấu, sau vài phút, bạn phải khuấy nhẹ tay
để riêu không bị dính dưới đáy nồi.
Cách làm:

Hòa cua xay với 800 ml nước, lược bỏ rây, bỏ xác, lấy nước. Nhặt lá rau
ngót, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi nát. Bóc vỏ hành tím, bào mỏng.
Cho nước cua vào nồi cùng 1 thìa cà phê muối. Đun sôi lửa vừa. Khi riêu
cua nổi lên, nước đang sôi, cho rau ngót vào, nêm ½ thìa súp nước mắm, ½
thìa cà phê hạt nêm.
Đun nóng 1,5 thìa súp dầu ăn, phi thơm hành tím. Cho gạch cua vào xào
thơm, nêm 1 thìa cà phê nước mắm.
Múc canh ra bát, cho gạch cua đã xào vào, rắc ½ thìa cà phê tiêu.
2. Canh rau ngót thịt bò:
Nguyên liệu: Dành cho 4 người ăn
- 150g phi-lê bò
- 2 bó rau ngót (khoảng 300g)
- 5g tỏi băm.
- Gia vị: muối, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn.
Thịt bò rửa sạch, thái miếng vuông cạnh 1cm. Ướp thịt với 1 thìa cà phê hạt
nêm, 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, 2 thìa cà phê dầu ăn.
Rau ngót nhặt lấy lá, rửa sạch, vẩy ráo nước, vò sơ để sau khi nấu, nước
canh sẽ ngọt hơn.
Phi thơm tỏi với 1/2 thìa súp dầu ăn, cho phi-lê bò vào xào một phút.
Cho 800ml nước vào nồi, đun sôi, cho rau ngót vào, nấu chín khoảng 6 phút.
Nêm 1/2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường. Cho
thịt bò vào, tắt bếp ngay, rắc thêm 1/3 thìa cà phê tiêu.

Mẹo nhỏ: Thịt bò loại phi – lê rất nhanh chín. Vì vậy bạn không nên xào nấu
quá kĩ, thịt sẽ dai, cứng, mất ngon.
Rau muống

Rau muống tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh), có công dụng thanh nhiệt,
làm mát máu, cầm máu, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất độc xâm nhập
vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón…), chất độc của côn trùng

(ong, kiến…), rắn rết cắn.

Rau muống nấu chua. Ảnh: Images.

Rau muống là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm vì tính kinh tế và sự
kết hợp dễ dàng với nhiều loại thực phẩm khác như thịt bò, heo, tôm, cua,
hến…, có thể nấu chung với me để tạo vị mới, dễ ăn hơn. Lưu ý: Những
người có tiền sử bệnh thận thì không nên dùng nhiều loại rau này.

Thực đơn tham khảo:
Rau muống nấu nghêu
1 mớ rau muống
300 gr nghêu
Gia vị vừa đủ
Cách làm:

Rau muống nhặt rửa sạch.
Nghêu ngâm, rửa thật sạch, cho vào nồi luộc.
Nghêu chín, cho rau muống vào, nêm gia vị vừa ăn. Đợi sôi lại cho rau chín,
tắt bếp.
Múc canh ra bát, dùng nóng.
Ngoài những món rau phổ biến này, các bà nội trợ cũng có thể sử dụng rau
mùng tơi, rau nhút, cải thìa, cải thảo, đậu bắp, bạc hà, bí, bầu…Chúc bạn
vận dụng khéo léo để tạo nên những món ăn hấp dẫn và giải nhiệt ngày hè.

×