Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BAI THU HOẠCH XU THẾ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.44 KB, 8 trang )

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHĨA
Mơn học: XU THẾ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Mã môn học: QGXT 537 - Năm học 2021-2022
Ngành/ khối ngành: QLGD
BÀI LÀM
CÂU 1: ( 6đ)
1.1.

Phân tích những xu thế phát triển giáo dục phổ biến nhất
+ Xu thế học theo chủ đề và được tích hợp
Dạy học tích hợp đang là xu thế giáo dục chung của nhiều quốc gia hiện nay,

thời gian gần đây thì Việt Nam cũng đang theo xu hướng này.
Dạy học tích hợp là phương pháp định hướng trong đó giáo viên sẽ tổ chức
và hướng dẫn cho học sinh biết cách tổng hợp lại những kiến thức, kỹ năng ở nhiều
lĩnh vực khác nhau để có thể học tập một cách hiệu quả hơn.
Đặc điểm: Việc dạy học tích hợp sẽ mang lại nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng
mới để giúp học sinh có thể tự giải quyết mọi vấn đề trong học tập và cả những vấn
đề thực tiễn.
Ý nghĩa:
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện nay, nếu cứ mãi học theo sách
vở mà không học thêm những kiến thức mới từ bên ngồi có thể dẫn đến tình trạng
thiếu hụt kiến thức trầm trọng. Cho nên việc tích hợp nội dung một số môn học là
giải pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng trên.
Việc dạy học tích hợp không gây xáo trộn về số lượng và cơ cấu giáo viên,
mà thay vào đó giáo viên sẽ được học thêm những kiến thức mới sau đó sẽ truyền
đạt lại cho học sinh của mình.
Dạy học tích hợp giúp tăng khả năng sáng tạo của học sinh, giúp học sinh
chủ động hơn trong việc học tập và xử lý tình huống. Ngồi ra cịn giúp học sinh có
thêm nhiều kỹ năng và kiến thức mới.



Dạy học tích hợp giúp người học có đầy đủ những phẩm chất và năng lực để
giải quyết mọi vấn đề khó khăn khi gặp phải. Ngồi ra cịn giúp giáo viên nhanh
nhạy hơn trong việc xử lý những tình huống giáo dục một cách nhanh chóng và
hiệu quả.
Mục tiêu của phương pháp dạy học tích hợp
Hướng đến mục tiêu chung đó chính là tích hợp thêm nhiều mơn học và kèm
theo những kỹ năng - kiến thức thực tiễn vào quá trình truyền đạt kiến thức, giúp
cho học sinh có thể phát triển trên mọi phương diện.
Lợi ích và khó khăn của dạy học tích hợp
Lợi ích: Việc dạy học tích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho học sinh như:
Nội dung giảng dạy mang tính thực tiễn khách quan cao, giúp cho bài học trở
nên sinh động khiến các em dễ tiếp thu bài hơn.
Với nội dung học thu hút và không gây cảm giác nhàm chán sẽ tạo cho các
em học sinh có động lực sáng tạo, giúp phát triển tư duy hiệu quả.
Học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề
trong học tập và ngoài đời sống.
Tiết kiệm thời gian học vì sẽ khơng cần phải học đi học lại một nội dung ở
những môn khác nhau.
Không tạo áp lực trong những tiết học,
Dạy học tích hợp giúp các em chủ động hơn trong việc học.
Khó khăn: Trong thời gian đầu áp dụng phương pháp sẽ gặp một số khó khăn
như trục trặc về hệ thống giáo án và phương pháp truyền đạt. Giáo viên phải chịu
sức ép khá lớn vì phải giảng dạy liên mơn và phải giảng như thế nào để cho học
sinh dễ tiếp thu nhất. Vì vậy dạy học tích hợp địi hỏi giáo viên cần nắm vững
những kiến thức chuyên môn.
+ Xu thế dân chủ hóa nền giáo dục
Trong đổi mới giáo dục, ngành giáo dục coi trọng đổi mới dân chủ hóa trong
phát triển giáo dục. Thực hiện dân chủ hóa toàn bộ hoạt động giáo dục và quản lý



giáo dục là bước đi quan trọng để đưa đến những thành tựu mới, để tạo ra sức sống
mới cho phát triển giáo dục với nhiều sáng kiến, nỗ lực, tâm huyết của các thầy cô
giáo, của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và tất cả những ai tham gia hoạt
động giáo dục vì lợi ích và hạnh phúc của chính mình do giáo dục mang lại và sự
giàu có của đất nước.
Dân chủ hóa giáo dục được thực hiện tốt, sẽ làm cho sự nghiệp giáo dục đạt
hiệu quả cao. Phát huy được quyền tự do bình đẳng và quyền làm chủ tập thể của
nhân dân đối với giáo dục. Người dân được quyền học hành, đảm bảo phổ cập trình
độ văn hóa và trình độ học nghề, được phát huy tối đa tinh thần năng động, sáng
tạo trong việc đóng góp tài chính, nội dung đào tạo, quản lý giáo dục và trường
học. Trong nhà trường thầy giáo và học trò được biết, được bàn, được làm và được
kiểm tra về hoạt động của nhà trường về kế hoạch, chương trình. Dân chủ hóa giáo
dục sẽ làm cho hoạt động dạy và hoạt động học đạt tới chất lượng cao hơn. Có
nhiều thành phần xã hội tham gia xây dựng cơ sở vật chất hay hình thành nhân cách
tốt đẹp cho học sinh.
Có thể nói, thực hiện dân chủ hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực căn bản
của công cuộc đổi mới giáo dục. Dân chủ hóa mọi hoạt động giáo dục sẽ làm cho
mọi tiềm năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh,
sinh viên được phát huy, tính tích cực, chủ động tham gia và quá trình dạy và học
được tăng lên tạo cho sự nghiệp đổi mới giáo dục ngày càng nâng cao chất lượng
và có hiệu quả cao.
+ Xu thế ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong giáo dục
Nhiều công nghệ mới đang được ứng dụng trong việc số hóa ngành giáo dục.
Giáo dục được chuyển đổi số thành công sẽ giúp thay đổi nhận thức con người
nhanh nhất, tạo động lực chuyển đổi số cho các ngành nghề khác.
Ứng dụng cơng nghệ điện tốn đám mây giúp lưu trữ, chia sẻ tài liệu học tập
một cách dễ dàng và an toàn. Đồng thời, tăng khả năng và phạm vi tiếp cận tài liệu
mà khơng mất thêm chi phí hay áp lực thời gian.



Bên cạnh đó là sự phổ biến của e-learning - nền tảng học trực tuyến, nền tảng
cho phép học viên có thể học tập từ xa, giúp người học tiết kiệm thời gian cũng như
chủ động hơn trong việc học về cả thời gian và không gian học tập.
Một ứng dụng học tập khác đang được nhiều đối tượng quan là đào tạo ảo sử
dụng cơng nghệ AR/VR/MR. Mơ hình học tập này mang đến cho học viên những
trải nghiệm học tập một cách trực quan nhất, giúp nắm bắt kiến thức nhanh chóng
và dễ dàng hơn so với các hình thức đào tạo truyền thống. Sự phát triển của công
nghệ AI và học máy cũng hỗ trợ hoạt động đào tạo. Các ứng dụng này có thể giúp
giáo viên giao bài tập, đánh giá và chấm bài trực tiếp. Chúng sử dụng công nghệ AI
để đọc chữ viết tay từ bài tập của học sinh và tự động chấm điểm cũng như giúp
chuyển đổi nội dung đó sang dạng số giúp tiết kiệm thời gian cho giáo viên; cung
cấp cho học sinh những đánh giá phản hồi nhanh chóng về bài tập.
1.2. Anh (Chị) có những kế hoạch gì cho đơn vị mình để có thể bắt nhịp
với những xu thế đã phân tích ở trên?
Để bắt nhịp một cách đồng bộ và phù hợp với những xu thế phát triển giáo
dục như đã phân tích ở trên, bản thân cần có những định hướng, xây dựng kế hoạch
như sau:
+ Về xu thế học theo chủ đề và được tích hợp
Xây dựng kế hoạch cho giáo viên sẽ được tham gia các khóa luyện tập về
phương pháp và kỹ thuật giảng dạy tích hợp. Vận dụng kiến thức vào những cơng
việc sau:
Xây dựng nội dung theo chủ đề tích hợp ngắn gọn để giảng dạy,
Xác định những nội dung cần nâng cao cho học sinh trong quá trình học,
Biên soạn những câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực học tập của học sinh
trong suốt quá trình học tập,
Thiết kế nội dung học tập hấp dẫn để tránh gây cảm giác chán khi giảng dạy,
Tổ chức những buổi dự giờ từ đó có thể đánh giá và rút kinh nghiệm cho lần
giảng tiếp theo tốt hơn.



+ Xu thế phát triển giáo dục dân chủ hóa
Về phía lãnh đạo nhà trường, để có dân chủ trong đơn vị, trước hết phải nhận
thức đầy đủ về ý nghĩa và giá trị của dân chủ, tổ chức hướng đến các thành viên
nhà trường một cách chân thành, trọng thị và xây dựng cơ chế dân chủ hoạt động
thành nề nếp trong nhà trường, sâu sát lắng nghe và giải quyết kịp thời những ý
kiến đúng, những nguyện vọng chính đáng của giáo viên và học sinh.
Hệ thống chính trị trong nhà trường từ chi bộ lãnh đạo đến ban giám hiệu
quản lý và giáo viên, nhân viên làm chủ thơng qua các đồn thể (Cơng đồn, Đồn
Thanh niên) phải được tổ chức thực chất, khơng hình thức đối phó. Phải xây dựng
nhà trường phát triển theo đúng nguyện vọng chính đáng của tập thể sư phạm nhà
trường, nâng niu trân trọng những thành quả của từng thành viên nhà trường và
luôn tạo điều kiện cho từng thành viên cống hiến.
+ Về xu thế ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong giáo dục
Có kế hoạch quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trị, lợi ích
và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên về ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học
Chỉ đạo giáo viên tăng cường việc ứng dụng các phần mềm giáo dục trong
quản lý dạy học theo hướng tích hợp, khai thác và sử dụng có hiệu quả các ứng
dụng trên mạng và Internet
Quản lý hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học
đa phương tiện
Tăng cường việc thanh, kiểm tra, đánh giá việc bảo quản, sử dụng, ứng dụng
công nghệ thông tin ở nhà trường.
( số từ: 1828 )
CÂU 2: (04 điểm)
2.1. Những thuận lợi và khó khăn xu hướng dạy trực tuyến
+ Những thuận lợi khi dạy học trực tuyến



- Thuận lợi lớn nhất của học trực tuyến chính là nhờ việc tài liệu học tập, câu
hỏi thảo luận, bài kiểm tra đều được lưu trữ trên nền tảng trực tuyến, người học có
thể dễ dàng truy cập những nội dung này vào bất kỳ thời gian nào, ở bất cứ đâu.
Bài giảng sẽ được phát trực tiếp để người học tham gia ngay tại thời điểm đó, đồng
thời cũng được ghi hình lại làm tài liệu hỗ trợ để sử dụng khi cần.
- Học trực tuyến giúp phụ huynh có nhiều thời gian ở bên cạnh, giúp đỡ các
em học tập ngay tại nhà
- Linh hoạt về thời gian và địa điểm học tập
- Hỗ trợ đầy đủ về cơng nghệ
- Học trực tuyến có chi phí thấp
- Cải thiện sự chuyên cần của học sinh, sinh viên
- Phù hợp với nhiều kiểu học khác nhau
+ Những khó khăn khi dạy học trực tuyến
Thứ nhất, ngồi học một chỗ nhìn vào máy tính trong thời gian dài, dễ khiến
học sinh, sinh viên cảm thấy nhàm chán
Thứ hai, học sinh, sinh viên khó tập trung học tập
Đối với nhiều học sinh, sinh viên, một trong những thách thức lớn nhất của
việc học trực tuyến là phải vật lộn với việc tập trung nhìn vào màn hình máy tính/
điện thoại trong thời gian dài. Khi học trực tuyến tại nhà, học sinh cũng dễ dàng bị
phân tâm bởi mạng xã hội hoặc các trang web khác…
Thứ ba, thách thức quan trọng khác của các lớp học trực tuyến là kết nối
internet và trang bị công nghệ dạy học
Thứ tư, đào tạo giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học
Dạy học trực tuyến hoàn toàn khác so với các lớp học truyền thống, vì vậy
địi hỏi giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về việc sử dụng các trang thiết bị, phần
mềm dạy học. Vì khơng thể lên lớp và gặp mặt trực tiếp học sinh, giáo viên cần tìm
hiểu thêm một số phương pháp dạy học mới, phù hợp hơn cho các lớp học trực



tuyến. Không thể áp dụng các phương pháp giảng dạy, đứng lớp thông thường vào
dạy học Online.
Thứ năm, các vấn đề về sức khỏe
Thứ sáu, trong môi trường học trực tuyến, người học sẽ không được ai nhắc
nhở cũng như khơng có thời gian biểu cụ thể để tn theo.
2.2. Một vài ý kiến để phát huy điểm mạnh và khắc phục các khó khăn
việc học trực tuyến
+ Pháy huy ưu điểm
Người dạy cần chuẩn bị chi tiết các hoạt động, tài liệu hỗ trợ trước và sau bài
giảng trực tuyến nhằm giúp người học nắm được chủ đề trước khi tham gia buổi
học và ôn tập lại kiến thức sau đó. Kiểm tra, sử dụng các thiết bị giảng dạy và tài
liệu buổi học xem có tương thích với phần mềm giảng dạy trực tuyến không.
Tương tự, người học cũng phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ việc học
như máy tính, các phần mềm cần thiết, thiết bị ghi hình, thiết bị hội thoại để tham
gia lớp học trực tuyến. Bên cạnh đó, cần chú ý các nguyên tắc lịch sự trực tuyến
như không bật thiết bị ghi hình nếu khơng mặc trang phục phù hợp, để chế độ im
lặng trên thiết bị hội thoại nếu chưa cần thảo luận, phản hồi khi được yêu cầu trả
lời, chủ động tham gia thảo luận trong phòng thoại khi được nêu tên, thông báo với
những người đang cùng tham gia khi bản thân phải dừng buổi học sớm.
+ Khắc phục hạn chế, khó khăn
Đối với giáo viên, vấn đề lớn nhất trong dạy online là chưa quen công nghệ.
Thứ nhất, hiện nay nền tảng Zoom nhà trường đang triển khai gần như có đầy đủ tất
cả, giống như lớp học truyền thống từ việc quản lý lớp, chia sẻ bài giảng, trao đổi
trực tiếp với sinh viên, sửa bài cho sinh viên... nhưng không phải giáo viên nào
cũng sử dụng thành thạo ứng dụng.
Thứ hai, mặc dù công cụ trực tuyến hỗ trợ được mọi thứ người dạy mong
muốn nhưng với giáo viên, cảm xúc đứng lớp rất quan trọng. Tức là khi nhìn vào


học trị, giáo viên cảm thấy tự tin và có cảm hứng hơn, yếu tố này với dạy trực

tuyến không có. Do vậy, giáo viên cần vài buổi làm quen với việc dạy trực tuyến.
Thứ ba, với dạy trực tuyến, tiết học sẽ rất nặng nề nếu thầy cô không chủ
động chuẩn bị trước các hoạt động khi dạy. Khi dạy trực tuyến, giáo viên cần hiểu
rằng đã đổi môi trường, không được áp nguyên xi như lớp học truyền thống. Nếu
khắc phục được ba yếu tố trên thì việc dạy online sẽ hiệu quả.
Thứ tư, nhiều bậc phụ huynh lo ngại về những nguy hại cho sức khỏe khi
con cái của họ dành quá nhiều giờ để dán mắt vào màn hình. Giải pháp tốt cho vấn
đề này là cho học sinh nghỉ ngơi đầy đủ, tránh xa mọi thiết bị điện tử sau khi đã kết
thúc giờ học Online. Hạn chế tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy vi tính khi
khơng cần thiết.
( số từ: 941 )



×