Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.34 KB, 45 trang )

PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 94 /KH-NTT Vạn Khánh, ngày 30 tháng 12 năm 2012
KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015, TẦM NHÌN 2020
Trường THCS Nguyễn Trung Trực được thành lập theo Quyết định số
912/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND huyện Vạn Ninh.
Trải qua 2 năm phấn đấu trưởng thành với nhiều thuận lợi nhưng cũng không
ít thử thách khó khăn. Những kết quả mà nhà trường đã đạt được đã chứng minh điều
đó. Nhà trường đang từng bước phát triển và ngày càng trưởng thành, đã đang và sẽ
trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ
học sinh và học sinh trong xã Vạn Khánh.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010- 2015, tầm nhìn 2020
nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá
trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng
trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS
Nguyễn Trung Trực là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục
tiêu phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước ta nói chung cũng như các mục tiêu phát
triển giáo dục của địa phương nói riêng.
A. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
I. Điểm mạnh
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 44; trong đó: BGH: 2,
giáo viên: 33, Tổng phụ trách đội: 01, công nhân viên: 08.
- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó đạt trên chuẩn:
- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch
dài hạn trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai
kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo


viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề,
gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Thành tích giáo dục trong các năm học gần đây:
* Năm học 2010- 2011:
1. Về Hạnh kiểm: Tốt: 55,4%; Khá 39,4%; Trung bình 5,3%; Yếu: 0%
2. Về Học lực: Giỏi: 15,6%; Khá 29,7%; Trung bình 47,4%; Yếu 7,4%; Kém: 0%.
3. Học sinh giỏi cấp huyện: 01 em
*Năm học 2011- 2012:
1. Về Hạnh kiểm: Tốt: 72,2%; Khá: 25,2%; Trung bình: 2,36; Yếu: 0%
2. Về Học lực: Giỏi: 18,7%; Khá: 32,1%; Trung bình: 42,0%; Yếu: 7,1%; Kém:
0%.
3. Học sinh giỏi cấp huyện: không có.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
- Tổng diên tích: 15190 m
2
, Trong đó:
+ Sân chơi: 2100 m
2
+ Bãi tập: 2000 m
2
+ Phòng học và thư viện, thiết bị: 20 phòng, 1035 m
2
Trong đó: - Phòng học văn hoá: 14 phòng, 776m
2
- Phòng thực hành: 01 phòng, 81m
2
- Thư viện: 03 phòng, 106m
2

- Thiết bị: 02 phòng, 72m
2
+ Phòng hiệu bộ: 02 phòng, 32m
2
+ Phòng Đoàn - Đội: 01 phòng, 43m
2
+ Phòng hội đồng: 01 phòng, 59m
2
+ Văn phòng: 01 phòng, 34m
2
+ Phòng Ytế: 01 phòng, 16m
2
+ Phòng Công đoàn: 01 phòng, 16m
2
+ Phòng giáo viên: 02 phòng, 58m
2
+ Phòng phục vụ: 01 phòng, 16m
2
+ Phòng bảo vệ: 01 phòng, 09m
2
+ Công trình vệ sinh: 82m
2
+ Tường rào: 502m
2
+ Chỗ ngồi: 560 chỗ
Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn
hiện tại (tuy nhiên còn thiếu phòng bộ môn, phòng đa năng ).
- Thành tích chính: Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục huyện và
tỉnh, được học sinh và phụ huynh học sinh tin cậy.
- Từ khi tách trường đến nay, trường liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động

tiên tiến.
II. Điểm hạn chế
- Tổ chức quản lý của Ban Giám Hiệu
+ Chưa chủ động tham mưu để tuyển chọn và xây dựng được nhiều giáo viên,
cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.
+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên,
chưa thực chất, phân công công tác chưa phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của
một số giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự
đáp ứng yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Thậm chí có giáo viên
trình độ chuyên môn hạn chế, không tự học, bảo thủ, sự tín nhiệm của học sinh và
đồng nghiệp thấp.
- Cơ sở vật chất : Xây dựng mới nhưng chưa đồng bộ. Còn thiếu phòng bộ
môn, phòng Đa chức năng, …
III. Thời cơ
Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh trong khu vực.
Nhu cầu giáo dục chất lượng cao và ngày càng tăng.
IV. Thách thức
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội
trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ giáo cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp
ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của
cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Các trường THCS ở khu vực và toàn huyện tăng về số lượng và chất lượng
giáo dục.
V. Xác định vấn đề ưu tiên
3
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tích
cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Ứng dụng CNTT trọng dạy – học và công tác quản lý.
- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác
quản lý, giảng dạy.
B. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ
I. Tầm nhìn
Là một trường hàng đầu của huyện mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn
luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc.
II. Sứ mệnh
Tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh mà ở đó, mỗi học sinh đều có cơ hội
xây đắp khả năng độc lập, năng động và tư duy sáng tạo.
III. Hệ thống các giá trị cơ bản của nhà trường
- Tính đoàn kết - Lòng nhân ái
- Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác
- Lòng tự trọng - Tính sáng tạo
- Tính trung thực - Khát vọng vươn lên
C. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP HÀNH ĐỘNG
I. Mục tiêu chung:
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục
hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
1. Đối với tập thể nhà trường:
- Phấn đấu đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, đơn vị chuẩn văn
hóa cấp huyện.
- Giữ vững số lớp từ 14 lớp năm học 2010-2011, 18 lớp năm học 2011-2012,
2012-2013, 19 lớp 2013-2014 và 20 lớp các năm học tiếp theo. Số học sinh từ 35 - 40
HS/lớp.
- Đạt trường chuẩn quốc gia vào năm học 2014 – 2015.
- Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh.
- Công đoàn: Đạt vững mạnh xuất sắc.
- Chi đoàn: Đạt vững mạnh.

- Liên Đội: Đạt Liên đội mạnh.
2. Học sinh
4
- Hạnh kiểm: Hàng năm luôn có 100% HS xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở
lên, trong đó từ 50 đến 55 % xếp loại tốt, từ 30 đến 40% xếp loại khá, loại trung bình
không quá 5%, không có học sinh xếp loại yếu. Không có học sinh vi phạm kỉ luật
hoặc mắc các tệ nạn xã hội.
- Học lực: Hàng năm luôn có 90% HS xếp loại học lực từ trung bình trở lên,
trong đó từ 15 - 20 % xếp loại giỏi, 30 - 35 % xếp loại khá, 40 - 45% xếp loại trung
bình, loại yếu không quá 10%, loại kém không quá 2% . Từ 95 đến 100% học sinh
khối 9 đỗ tốt nghiệp THCS. Học sinh lớp 9 đỗ vào THPT công lập đạt từ 80% trở lên.
- Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi: hàng năm luôn có học sinh đạt học sinh
giỏi cấp huyện.
3. Cán bộ, giáo viên:
Phấn đấu đến năm 2014 - 2015 cơ cấu cân đối các bộ môn, đủ về số lượng, đảm
bảo về chất lượng; 100% đạt chuẩn, 80% trên chuẩn; chiến sỹ thi đua cấp huyện 2;
chiến sỹ thi đua cơ sở 3, lao động tiên tiến 85% trở lên.
4. Các điều kiện khác: Đáp ứng được yêu cầu về giáo dục của trường chuẩn
quốc gia, trường luôn đạt danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến", đơn vị chuẩn văn hoá
cấp huyện.
Thư viện thiết bị: đảm bảo các điều kiện cơ bản phục vụ tốt trong hoạt động
giảng dạy, giáo dục. Thư viện đạt chuẩn.
II. Mục tiêu cụ thể:
1. Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức:
*Chỉ tiêu:
- Xây dựng cho HS tác phong nhanh nhẹn, có ý thức bảo vệ của công, đoàn kết,
không lấy cắp của công và không lấy cắp của nhau.
- 100% HS có nền nếp tự quản tốt.
- 100% học sinh được giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, giáo dục an toàn
giao thông, giáo dục pháp luật.

- 100% HS có ý thức tự giác thực hiện nội quy của nhà trường, không bỏ tiết, bỏ
buổi, nghỉ học phải xin phép và nghỉ học không quá số buổi quy định.
- 100% học sinh không mắc thái độ sai trong kiểm tra, thi cử.
- 100% học sinh ăn mặc đồng phục theo quy định của nhà trường.
- Không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội.
- 100% học sinh được tham gia sinh hoạt các hoạt động của Đội TNTP.
- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả phong trào xây dựng “Trường học thân
thiện, HS tích cực”
- Kết nạp 20% số đội viên khối 9 vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
• Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh: Hàng năm luôn có 100% HS xếp loại
hạnh kiểm từ trung bình trở lên, trong đó từ 50 đến 55 % xếp loại tốt, từ 30 đến 40%
xếp loại khá, loại trung bình không quá 5%, không có học sinh xếp loại yếu. Không có
học sinh vi phạm kỉ luật hoặc mắc các tệ nạn xã hội.
5
*Biện pháp:
- Triển khai cho giáo viên và học sinh toàn trường tiếp tục thực hiện và thực
hiện có hiệu quả ba cuộc vận động lớn, quán triệt tốt chủ đề “Năm học đổi mới quản
lí, nâng cao chất lượng giáo dục”, nhấn mạnh yêu cầu "Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học, sáng tạo".
- Quán triệt và tổ chức cho học sinh thực hiện tốt chủ đề của Đội. Thông qua
các bộ môn, 5 điều Bác Hồ dạy, 10 điều văn minh trong giao tiếp, nội quy của nhà
trường để giáo dục học sinh.
- Học sinh cũng như giáo viên hưởng ứng và thực hiện tốt các tháng hành động:
"An toàn giao thông", "Khuyến học", "Vệ sinh an toàn thực phẩm", "Nước sạch",
"Phòng chống ma tuý"
- Tuyên truyền luật giáo dục cho giáo viên và học sinh.
- Dạy đủ, dạy đúng chương trình GDCD, giáo dục pháp luật và luật lệ giao
thông cho các lớp.
- Hàng tuần tổ chức buổi chào cờ đầu tuần có chất lượng để tuyên truyền những
gương điển hình tốt. Uốn nắn kịp thời những hiện tượng vi phạm quy định của nhà

trường .
- Phối hợp chặt chẽ với hội phụ huynh học sinh, với các gia đình và các đoàn thể
để giáo dục đạo đức cho học sinh ở 3 môi trường: Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
- Tổ chức cho học sinh tham gia công tác xã hội: Tham gia hoạt động của hội
chữ thập đỏ, tham gia bảo hiểm, an toàn giao thông, giữ vệ sinh môi trường.
- Có phòng truyền thống để các em đội viên được sinh hoạt đội với các chủ điểm
theo quy định Đội TNTP HCM.
- Duy trì hoạt động của đội sao đỏ, lớp trực tuần để theo dõi thi đua việc thực
hiện nền nếp của Đội, của nhà trường.
- Tổ chức hoạt động các ngày cao điểm như 15/10, 20/11, 22/12, 3/2, 26/3, 19/5
có chất lượng. Tổ chức các buổi ngoại khoá thi tìm hiểu luật an toàn giao thông, thi kể
chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Duy trì đều đặn phong trào thể dục giữa
giờ, múa hát tập thể, sinh hoạt chi đội theo các chủ đề, chủ điểm quy định.
- Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước
và của ngành.
- Tổ chức họp PHHS toàn trường ít nhất 3 lần/năm vào các dịp đầu năm, hết HK
I, cuối năm để thông báo kịp thời kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, đồng thời
bàn các biện pháp phối kết hợp giáo dục học sinh.
- Tất cả giáo viên trong hội đồng sư phạm phải nắm chắc quy chế đánh giá xếp
loại hạnh kiểm và học lực của học sinh theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày
05 tháng 10 năm 2006 và Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm
2011 của Bộ GD-ĐT, từng bước xây dựng nền nếp tự giáo dục trong mỗi cá nhân học
sinh cũng như trong mỗi gia đình .
* Biện pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:
- Cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường giữ gìn vệ sinh trường lớp
sạch sẽ, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh các công trình
6
công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh trồng
và chăm sóc 1 cây xanh.
- GV tích cực đổi mới PPDH, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động,

sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Khuyến khích
các em học sinh đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để
việc dạy và học đạt hiệu quả cao hơn.
- Xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự, cư xử có văn hoá có kĩ năng ứng xử
khéo léo, học sinh có thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm. Cán bộ, giáo viên và
học sinh biết cách rèn luyện thân thể, giữ gìn sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, phòng
tránh tai nạn giao thông, phòng tránh các tai nạn thương tích khác. Tích cực phòng
ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Thầy và trò tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT trên
tinh thần chủ động, tự giác, tích cực.
- Nhà trường đăng kí chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá đình Hội Khánh,
góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, tích cực tham gia tuyên truyền giới
thiệu di tích lịch sử này.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa
a. Chất lượng dạy và học:
* Chỉ tiêu:
- Lên lớp các khối 6,7,8 đều đạt 90% trở lên.
- Từ 95 đến 100% học sinh khối 9 đỗ tốt nghiệp THCS.
- Học sinh khối 9 thi vào lớp 10 THPT đỗ từ 70% trở lên.
Tỉ lệ xếp loại học lực cả năm cụ thể như sau:
- 100% GV dạy đúng, dạy đủ chương trình các bộ môn văn hoá, không tự cắt
xén, dồn ép chương trình. Dạy đủ 37 tuần (kì I: 19 tuần, kì II: 18 tuần). Chủ đề tự chọn
khối 6,7,8,9 học với thời lượng 2 tiết/tuần. HĐNGLL các khối lớp học 2 tiết/tháng.
Hướng nghiệp lớp 9 học 9 tiết/năm, mỗi tháng 1 tiết.
- 100% giáo viên và học sinh thực hiện các quy định của chuyên môn, phấn đấu
kiểm tra chất lượng học kỳ I và cả năm, số học sinh đạt từ trung bình trở lên cho các
môn học đều đạt bình quân của huyện.
- Tổ chức dạy tự chọn cho tất cả học sinh các khối lớp 6,7,8,9 đủ 2 tiết/tuần theo
đúng các văn bản hướng dẫn.
- Tham gia tích cực, có hiệu quả các chuyên đề đổi mới PPDH, ƯDCNTT trong

dạy học các bộ môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định, đặc biệt là chuyên đề sử
dụng giáo án điện tử.
- Sinh hoạt chuyên môn: 2 lần/tháng với nội dung thiết thực.
- 100% giáo viên tham gia tự làm đồ dùng dạy học.
* Biện pháp:
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương -Tình thương - Trách nhiệm.
- Phát động phong trào cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu giờ lên lớp.
7
- Tăng cường công tác kiểm tra về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông:
việc tập huấn nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên, việc sử dụng các loại thiết bị, đồ
dùng dạy học khi lên lớp, việc thực hiện phương pháp dạy phù hợp với chương trình,
sách giáo khoa.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức các chuyên đề thiết thực trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục, chất lượng dạy học. Bố trí thời khoá biểu hợp lý, phát huy và sử dụng
có hiệu quả các phòng học bộ môn và thiết bị dạy học.
- Duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn với các nội dung:
+ Trao đổi về nội dung SGK, PPDH mới. Cử giáo viên dạy thể nghiệm để cả tổ
dự, trao đổi, rút kinh nghiệm.
+ Tổ chức thảo luận PP giải các dạng bài tập, PP dạy bài thực hành, bài thí
nghiệm, phần nâng cao dạy bồi dưỡng HSG
+ Trao đổi về cách soạn một giáo án có chất lượng tốt, soạn một chuyên đề dạy
bồi dưỡng HSG, đặc biệt là soạn giáo án điện tử có chất lượng.
+ Tập hợp các vấn đề cần giải đáp về chương trình và SGK để báo cáo, phản
ánh với cấp trên.
- Khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân giáo viên và học sinh có kết
quả cao trong giảng dạy và học tập.
- Làm tốt công tác kiểm tra toàn diên, kiểm tra chuyên đề (Dự giờ, hồ sơ giáo
án, chấm trả bài, công tác chủ nhiệm lớp, việc sử dụng thiết bị dạy học ). Thường
xuyên kiểm tra đột xuất giáo viên trong việc thực hiện các nền nếp chuyên môn để kịp
thời động viên những giáo viên thực hiện tốt, đặc biệt khuyến khích những giáo viên

có bài dạy trên máy vi tính bằng giáo án điện tử có chất lượng, đồng thời uốn nắn, phê
bình những trường hợp chưa làm tốt.
- Lãnh đạo nhà trường cùng ban chấp hành công đoàn gương mẫu thực hiện và
vận động giáo viên tham gia phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy
học. Thường xuyên đôn đốc và giám sát, kiểm tra việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy
học của giáo viên. Nhân viên thiết bị của nhà trường thường xuyên chuẩn bị đầy đủ
thiết bị, đồ dùng dạy học theo đăng kí của giáo viên.
- Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ trong cán bộ giáo viên. Tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên tham gia theo
học đại học, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, từ đó nâng cao chất lượng đội
ngũ. Cán bộ quản lí và giáo viên hàng tuần dự đủ số giờ quy định của ngành.
- Kiểm tra chặt chẽ việc đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 58 của Bộ
GD&ĐT.
- Tổ chức thực hiện các kì kiểm tra, kì thi nghiêm túc để đánh giá đúng trình độ
học tập của học sinh, đánh giá công bằng, công khai và đánh giá theo đúng chuẩn kiến
thức và kĩ năng của Bộ GD-ĐT.
- Thực hiên việc dạy thêm, học thêm theo đúng quy định, không để hiện tượng
dạy thêm, học thêm tràn lan.
- Nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, để các đoàn thể trong và
ngoài nhà trường và Ban Đại diện CMHS phối hợp với nhà trường chăm lo, giáo dục học
sinh. Làm tốt công tác tư tưởng cho PHHS, tránh hiện tượng có một số PHHS có nhận
8
thức sai lệch chỉ muốn cho con em mình vào các đội HSG thuộc các môn khoa học tự
nhiên.
- Tổ chức tuyển sinh lớp 6 nghiêm túc. Tổ chức sàng lọc, phân loại học sinh các
khối 6,7,8,9 từ đó phát hiện các em học sinh có năng khiếu theo từng bộ môn để đưa
vào đội tuyển bồi dưỡng HSG.
b. Chất lượng học sinh giỏi:
* Chỉ tiêu:
- Đội tuyển HSG dự thi cấp huyện có học sinh tham gia dự thi đạt giải.

* Biện pháp:
- Tổ chức bồi dưỡng HSG các khối lớp đều đặn, nghiêm túc, hiệu quả.
- Cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng HSG nhằm phát huy tính tích cực
sáng tạo của HS.
- Các tổ sinh hoạt chuyên môn các chuyên đề về phương pháp nâng cao chất
lượng bồi dưỡng HSG.
- Chọn những giáo viên nhiệt tình có khả năng bồi dưỡng HSG các môn.
- GV tích cực nghiên cứu tài liệu, trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng HSG, học tập
phương pháp và hình thức bồi dưỡng HSG ở các trường bạn.
- Họp PHHS những em trong các đội tuyển HSG định kì 3 lần/năm bàn biện
pháp phối hợp quản lí, động viên các em.
- Huy động các nguồn lực về tài chính để động viên giáo viên trực tiếp tham gia
bồi dưỡng HSG.
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên HSG dưới nhiều hình thức, đánh giá phân loại
chính xác học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy đội tuyển có sự liên lạc thường xuyên với
gia đình các em học sinh trong đội tuyển, nắm bắt tình hình học tập của các em ở nhà,
từ đó có biện pháp giáo dục các em hợp lí và hiệu quả.
c. Chất lượng Hội thi giáo viên giỏi:
* Chỉ tiêu:
- 40% giáo viên tham gia hội thi cấp trường, trong đó có trên 85% số giờ dạy
đạt loại giỏi, còn lại xếp loại Khá.
- Tham gia hội thi cấp huyện đủ các bộ môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo quy
định. Phấn đấu giáo viên tham gia có 80% đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện; có giáo
viên dạy giỏi cấp tỉnh.
* Biện pháp:
- Giáo viên chủ động vận dụng phối hợp các PPDH một các linh hoạt theo
hướng tích cực hoá hoạt động của HS.
- Giáo viên sử dụng bài giảng điện tử, ứng dụng CNTT trong dạy học một cách
hợp lí và hiệu quả.

9
- Đầu tư thời gian, động viên khích lệ giáo viên tham gia dự thi cả về vật chất và
tinh thần.
- Các tổ CM thực hiện thường xuyên việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, rút kinh
nghiệm cho các tổ viên, đặc biệt là các giáo viên tham gia dự thi.
- Sử dụng thường xuyên, có hiệu quả đồ dùng thiết bị dạy học tạo thói quen sử
dụng trong giáo viên, từ đó giáo viên có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng thiết bị trong
dạy học.
3. Nâng cao chất lượng giáo dục lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.
* Chỉ tiêu:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp hướng dẫn 100% học sinh thực hiện tinh thần chỉ thị
số 7078/BGD&ĐT về giáo dục lao động trong nhà trường, đảm bảo đủ một buổi lao
động trên tuần.
- Quy hoạch lại các khu vực trồng cây trong trường, trồng thêm cây cảnh và cây
bóng mát. Tham gia tích cực vào công tác vệ sinh môi trường trên khu vực của nhà
trường. Chăm sóc di tích lịch sử cách mạng địa phương.
- Dạy đủ và đúng chương trình nghề phổ thông cho 100% học sinh khối 9. Học
sinh khối 9 học hướng nghiệp theo quy định. Học sinh các khối lớp thực hiện các
HĐNGLL theo quy định. Kết quả thi nghề phổ thông: Đỗ 95% trở lên.
* Biện pháp thực hiện:
- Kiện toàn ban giáo dục hướng nghiệp lao động ngay từ đầu năm học.
- Giảng dạy đầy đủ chương trình hướng nghiệp cho học sinh khối 9. Phân công
giáo viên dạy nghề cho học sinh khối 9 và tổ chức nói chuyện về các chuyên để về
hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh.
- Có kế hoạch lao động cụ thể cho các khối lớp trong từng tuần, từng tháng.
4. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, thẩm mĩ và y tế học đường.
* Chỉ tiêu:
- Đảm bảo dạy đủ, dạy đúng chương trình nội, ngoại khoá.
- 100% học sinh tham gia tập thể dục giữa giờ, múa hát tập thể, hát các bài hát
quy định của năm học.

- Tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp trường hàng năm, Tham gia có hiệu quả
Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện.
- Vận động học sinh tích cực tham gia BHYT, Bảo hiểm thân thể.
- 100% học sinh được khám sức khoẻ định kì.
- Trên 99% tổng số HS toàn trường không bị tai nan, thương tích trong trường học.
* Biện pháp thực hiện:
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiên chương trình để nâng cao hiệu suất thực
hiện giờ dạy.
- Tuyên truyền, vận động học sinh tự nguyện tham gia bảo hiểm.
10
- Kết hợp giữa giáo viên Thể dục và giáo viên chủ nhiệm củng cố nền nếp tập
thể dục giữa giờ, múa hát tập thể ở các ngày trong tuần.
- Thường xuyên theo dõi, chăm sóc sức khoẻ, sơ cứu ban đầu cho học sinh. Có
tủ thuốc, phương tiện sơ cứu và địa điểm chăm sóc sức khoẻ.
- Thực hiện tốt kế hoạch phòng chống các loại dịch bệnh.
- Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ nhau khi
hoạn nạn, khó khăn.
- Tổ chức thực hiện các tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi
trường, đảm bảo đủ nước uống, nước sạch trong trường học.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kí cam kết, giáo dục an toàn giao thông,
phòng chống tội phạm ma tuý và các tệ nạn xã hội cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
- Tổ chức cho các đội tuyển thể thao thường xuyên luyện tập. Hướng dẫn để các
em học sinh thấy rõ việc tham gia các hoạt động TDTT, văn nghệ, viết báo có tác dụng
tốt đến kết quả học tập để các em tự giác tham gia. Phát động toàn trường tham gia các
môn thể thao: Đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá mini
5. Việc xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ:
a. Xây dựng cơ sở vật chất:
* Chỉ tiêu:
- Trường phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Bổ sung đầy đủ trang thiết bị, máy móc còn thiếu.

- Xây dựng sân tập TDTT, chậu cảnh, trồng cây ở sân và khu vực nhà trường.
- Đầu tư trang thiết bị đầy đủ cho phòng dạy giáo án điện tử. Xây dựng thêm
phòng tập đa năng phục vụ cho các hoạt động TDTT.
- Hàng năm đóng mới và tu sửa bàn ghế, trang thiết bị đảm bảo cho học sinh có điều
kiện học tập tốt nhất.
* Biện pháp:
- Huy động các nguồn đóng góp của các bậc phụ huynh, các nguồn tài trợ của
các tổ chức, cá nhân.
- Thường xuyên kiểm tra, thống kê thiết bị, đồ dùng dạy học hết, hỏng để có kế
hoạch mua sắm, sửa chữa bổ sung.
- Tham mưu với với UBND huyện Vạn Ninh, Phòng GD-ĐT Vạn Ninh đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
b. Xây dựng đội ngũ:
* Chỉ tiêu:
- Tạo điều kiện cho 1-2 cán bộ, giáo viên học trung cấp LLCT, 50% số giáo viên
chưa có trình độ trên chuẩn đi học đại học.
- 100% giáo viên tham gia tập huấn chuyên môn theo quy định của ngành.
- 100% cán bộ giáo viên dự đủ số giờ quy định: Giáo viên 0,5 tiết/tuần, cán bộ
quản lí 1 tiết/tuần.
11
- 100% cán bộ giáo viên tham gia phong trào viết SKKN và làm đồ dùng dạy học (mỗi
cán bộ, giáo viên ít nhất một SKKN hoặc một đồ dùng dạy học tự làm).
- Bồi dưỡng kết nạp 2 quần chúng/nhiệm kỳ vào Đảng cộng sản Việt Nam. Chi
bộ cùng Công đoàn cơ sở và Chi đoàn giáo viên phối hợp bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên
vào Đảng qua từng bước: Cử đi học đối tượng, giao nhiệm vụ thử thách, phân công
Đảng viên chính thức giúp đỡ, tổ chức kết nạp.
* Biện pháp:
Học tập nghiên cứu văn bản hướng dẫn cách đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học
lực của học sinh theo quyết định 40 ( từ 2006-2007 đến hết học kỳ 1 năm 2011-2012)
và Thông tư 58 của Bộ GD-ĐT ( từ học kỳ 2 năm học 2011-2012).

▪ Vận động quần chúng tham gia công tác giáo dục:
- Chủ động mở Đại hội PHHS và xây dựng chương trình sinh hoạt đều đặn theo
hướng dẫn của điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức họp PHHS toàn trường
vào 3 lần/năm.
▪ Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục:
- Tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và xã
hội hoá giáo dục, tích cực làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa
phương phối hợp với các tổ chức ban ngành, đoàn thể, có các hình thức huy động, tiếp
nhận các nguồn nhân lực, sự hỗ trợ đảm bảo các qui định trong qui chế dân chủ. Để
đến năm 2014 - 2015 về cơ sở vật chất và các điều kiện giáo dục trường đạt tiêu
chuẩn: trường chuẩn quốc gia giai đoạn I.
-Triển khai thực hiện điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo
quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/03/2008 và Thông tư số 55/2011/TT-
BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ giáo dục. Phát huy vai trò của tổ chức Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, tổ chức xã hội, gia
đình và cộng đồng để hưởng ứng và thực hiện tốt phong trào "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" .
6. Công tác quản lí:
* Chỉ tiêu:
- Giữ vững kỉ cương, nền nếp của trường, từ đặc điểm tình hình của đơn vị xây
dựng kế hoạch sát thực tế, mang tính khả thi.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm tra đôn đốc thường xuyên, đẩy mạnh phong
trào nhà trường về mọi mặt nhất là chất lượng mũi nhọn bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Hàng năm kiểm tra toàn diện 1/3 giáo viên, 2/3 giáo viên còn lại được kiểm tra
chuyên đề.
- Chú ý chỉ đạo việc thực hiện “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo
dục phổ thông” của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo để rút ra những bài học kinh
nghiệm cho việc chỉ đạo dạy học.
- Quản lí tốt công tác tài chính, công tác dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
- Đổi mới công tác quản lí theo chủ đề năm học của Bộ GD&ĐT.

* Biện pháp thực hiện:
12
- Vận dụng sáng tạo, khoa học các hình thức quản lí cho phù hợp với đối tượng.
- Thông qua sinh hoạt thường kì bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí cho các thành viên
trong hội đồng để mọi người hiểu và bắt nhịp với người quản lí chung.
- Xây dựng mạng lưới thông tin hai chiều bằng việc tổ chức giao ban hàng tuần,
phát cho học sinh, PHHS các phiếu thăm dò ý kiến để nắm bắt tình hình ra quyết định
đúng đắn, kịp thời. HS và PHHS đánh giá giáo viên.
- Duy trì nghiêm túc các chế độ kiểm tra đôn đốc trong khi tổ chức cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên thực hiện kế hoạch. Tăng cường kiểm tra, dự giờ đột xuất.
- Phân công chuyên môn ưu tiên cho khối 9, chọn và bố trí giáo viên có năng lực
để dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.
- Phát động kịp thời các đợt thi đua với nội dung thiết thực, sơ kết động viên
khen thưởng kịp thời để thúc đẩy phong trào thường xuyên.
- Quản lí tốt công tác tài chính và tài sản của trường theo quy định, căn cứ vào
nguồn tài chính được phân bổ, Hiệu trưởng chỉ đạo cho Kế toán xây dựng dự toán, lên
kế hoạch chi tiêu đúng quy định, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, công khai minh
bạch công tác tài chính, đảm bảo các chế độ, quyền lợi cho tập thể giáo viên và học
sinh.
7. Phương châm hành động
“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo
dục đạo đức và chất lượng văn hóa. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học
sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các
hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp
học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng
chuyên môn, giáo viên bộ môn.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất
chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có
phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết gắn bó với nhà trường, hợp tác
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Người phụ trách : Ban Giám Hiệu, tổ trưởng chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả và lâu dài.
13
Người phụ trách: Phó Hiệu Trưởng; kế toán, nhân viên thiết bị.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Triển khai rộng rãi việc sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý,
giảng dạy , xây dựng kho học liệu điện tử, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy
và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để
sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, có kế hoạch cho vay để cán bộ, giáo
viên, công nhân viên mua sắm máy tính cá nhân.
Người phụ trách: Phó Hiệu Trưởng, tổ chuyên môn, giáo viên dạy công nghệ
thông tin.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội và hoạt động giáo dục
- Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường.
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
- Huy động được các nguồn lực xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà
trường.
+ Nguồn lực tài chính
* Ngân sách nhà nước.
* Ngoài ngân sách: Từ xã hội, PHHS…
+ Nguồn lực vật chất
* Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ
trợ.

* Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.
Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Ban đại diện CMHS
6. Xây dựng thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh
và PHHS.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần
trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà
trường
V. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
14
Kế hoạch chiến lược phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, CNV nhà trường, cơ
quan chủ quản, PHHS học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chiu trách nhiệm điều
phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng
giai đoạn phát triển với tinh hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
- Giai đoạn 1: Từ năm 2010 - 2015
- Giai đoạn 2: Từ năm 2015 - 2017
- Giai đoạn 3: Từ năm 2017- 2020
4. Đối với Hiệu trưởng
Tổ chức triển khai kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà
trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với Phó Hiệu Trưởng
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần
việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những
giải pháp để thực hiện.

6. Đối với tổ trưởng chuyên môn
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch
của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế
hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế
hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo
từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch./.
Nơi nhận : HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT;
- Lưu VT.
Nguyễn Thái Hoà
15
PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH-NTT Vạn Khánh, ngày tháng 12 năm 2012
KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015, TẦM NHÌN 2020
A. PHƯƠNG HƯỚNG:
Trường THCS Nguyễn Trung Trực được thành lập theo Quyết định số
912/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND huyện Vạn Ninh.
Trải qua 2 năm phấn đấu trưởng thành với nhiều thuận lợi nhưng cũng
không ít thử thách khó khăn. Những kết quả mà nhà trường đã đạt được đã
chứng minh điều đó. Nhà trường đang từng bước phát triển và ngày càng trưởng
thành, đã đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một
địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh trong xã Vạn Khánh.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010- 2015, tầm nhìn

2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ
yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết
sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể
cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế
hoạch chiến lược của trường THCS Nguyễn Trung Trực là hoạt động có ý nghĩa
quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng, Nhà
nước ta nói chung cũng như các mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương nói
riêng.
B. MỤC TIÊU CHUNG:
1. Đối với tập thể nhà trường:
- Phấn đấu đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, đơn vị chuẩn
văn hóa cấp huyện.
16
- Giữ vững số lớp từ 14 lớp năm học 2010-2011, 18 lớp năm học 2011-
2012, 2012-2013, 19 lớp 2013-2014 và 20 lớp các năm học tiếp theo. Số học
sinh từ 35 - 40 HS/lớp.
- Đạt trường chuẩn quốc gia vào năm học 2014 – 2015.
- Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh.
- Công đoàn: Đạt vững mạnh xuất sắc.
- Chi đoàn: Đạt vững mạnh.
- Liên Đội: Đạt Liên đội mạnh.
2. Học sinh
- Hạnh kiểm: Hàng năm luôn có 100% HS xếp loại hạnh kiểm từ trung
bình trở lên, trong đó từ 50 đến 55 % xếp loại tốt, từ 30 đến 40% xếp loại khá,
loại trung bình không quá 5%, không có học sinh xếp loại yếu. Không có học
sinh vi phạm kỉ luật hoặc mắc các tệ nạn xã hội.
- Học lực: Hàng năm luôn có 90% HS xếp loại học lực từ trung bình trở
lên, trong đó từ 15 - 20 % xếp loại giỏi, 30 - 35 % xếp loại khá, 40 - 45% xếp
loại trung bình, loại yếu không quá 10%, loại kém không quá 2% . Từ 95 đến
100% học sinh khối 9 đỗ tốt nghiệp THCS. Học sinh lớp 9 đỗ vào THPT công

lập đạt từ 80% trở lên.
- Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi: hàng năm luôn có học sinh đạt học
sinh giỏi cấp huyện.
3. Cán bộ, giáo viên:
Phấn đấu đến năm 2014 - 2015 cơ cấu cân đối các bộ môn, đủ về số lượng,
đảm bảo về chất lượng; 100% đạt chuẩn, 80% trên chuẩn; chiến sỹ thi đua cấp
huyện 2; chiến sỹ thi đua cơ sở 3, lao động tiên tiến 85% trở lên.
4. Các điều kiện khác: Đáp ứng được yêu cầu về giáo dục của trường
chuẩn quốc gia, trường luôn đạt danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến", đơn vị
chuẩn văn hoá cấp huyện.
Thư viện thiết bị: đảm bảo các điều kiện cơ bản phục vụ tốt trong hoạt
động giảng dạy, giáo dục. Thư viện đạt chuẩn.
C - NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1. Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức:
*Chỉ tiêu:
- Xây dựng cho HS tác phong nhanh nhẹn, có ý thức bảo vệ của công,
đoàn kết, không lấy cắp của công và không lấy cắp của nhau.
- 100% HS có nền nếp tự quản tốt.
- 100% học sinh được giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, giáo dục an
toàn giao thông, giáo dục pháp luật.
17
- 100% HS có ý thức tự giác thực hiện nội quy của nhà trường, không bỏ
tiết, bỏ buổi, nghỉ học phải xin phép và nghỉ học không quá số buổi quy định.
- 100% học sinh không mắc thái độ sai trong kiểm tra, thi cử.
- 100% học sinh ăn mặc đồng phục theo quy định của nhà trường.
- Không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội.
- 100% học sinh được tham gia sinh hoạt các hoạt động của Đội TNTP.
- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả phong trào xây dựng “Trường học
thân thiện, HS tích cực”
- Kết nạp 20% số đội viên khối 9 vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

• Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh: Hàng năm luôn có 100% HS xếp
loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên, trong đó từ 50 đến 55 % xếp loại tốt, từ 30
đến 40% xếp loại khá, loại trung bình không quá 5%, không có học sinh xếp loại
yếu. Không có học sinh vi phạm kỉ luật hoặc mắc các tệ nạn xã hội.
*Biện pháp:
- Triển khai cho giáo viên và học sinh toàn trường tiếp tục thực hiện và
thực hiện có hiệu quả ba cuộc vận động lớn, quán triệt tốt chủ đề “Năm học đổi
mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục”, nhấn mạnh yêu cầu "Mỗi thầy cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo".
- Quán triệt và tổ chức cho học sinh thực hiện tốt chủ đề của Đội. Thông
qua các bộ môn, 5 điều Bác Hồ dạy, 10 điều văn minh trong giao tiếp, nội quy
của nhà trường để giáo dục học sinh.
- Học sinh cũng như giáo viên hưởng ứng và thực hiện tốt các tháng hành
động: "An toàn giao thông", "Khuyến học", "Vệ sinh an toàn thực phẩm",
"Nước sạch", "Phòng chống ma tuý"
- Tuyên truyền luật giáo dục cho giáo viên và học sinh.
- Dạy đủ, dạy đúng chương trình GDCD, giáo dục pháp luật và luật lệ
giao thông cho các lớp.
- Hàng tuần tổ chức buổi chào cờ đầu tuần có chất lượng để tuyên truyền
những gương điển hình tốt. Uốn nắn kịp thời những hiện tượng vi phạm quy
định của nhà trường .
- Phối hợp chặt chẽ với hội phụ huynh học sinh, với các gia đình và các
đoàn thể để giáo dục đạo đức cho học sinh ở 3 môi trường: Nhà trường - Gia
đình - Xã hội.
- Tổ chức cho học sinh tham gia công tác xã hội: Tham gia hoạt động của
hội chữ thập đỏ, tham gia bảo hiểm, an toàn giao thông, giữ vệ sinh môi trường.
- Có phòng truyền thống để các em đội viên được sinh hoạt đội với các
chủ điểm theo quy định Đội TNTP HCM.
18
- Duy trì hoạt động của đội sao đỏ, lớp trực tuần để theo dõi thi đua việc

thực hiện nền nếp của Đội, của nhà trường.
- Tổ chức hoạt động các ngày cao điểm như 15/10, 20/11, 22/12, 3/2,
26/3, 19/5 có chất lượng. Tổ chức các buổi ngoại khoá thi tìm hiểu luật an toàn
giao thông, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Duy trì đều đặn
phong trào thể dục giữa giờ, múa hát tập thể, sinh hoạt chi đội theo các chủ đề,
chủ điểm quy định.
- Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà
nước và của ngành.
- Tổ chức họp PHHS toàn trường ít nhất 3 lần/năm vào các dịp đầu năm,
hết HK I, cuối năm để thông báo kịp thời kết quả học tập và rèn luyện của học
sinh, đồng thời bàn các biện pháp phối kết hợp giáo dục học sinh.
- Tất cả giáo viên trong hội đồng sư phạm phải nắm chắc quy chế đánh giá
xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh theo quyết định số 40/2006/QĐ-
BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 và Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày
12 tháng 12 năm 2011 của Bộ GD-ĐT, từng bước xây dựng nền nếp tự giáo
dục trong mỗi cá nhân học sinh cũng như trong mỗi gia đình .
* Biện pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:
- Cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường giữ gìn vệ sinh trường
lớp sạch sẽ, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh các
công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Mỗi cán bộ, giáo viên và
học sinh trồng và chăm sóc 1 cây xanh.
- GV tích cực đổi mới PPDH, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ
động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
Khuyến khích các em học sinh đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực
hiện các giải pháp để việc dạy và học đạt hiệu quả cao hơn.
- Xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự, cư xử có văn hoá có kĩ năng ứng
xử khéo léo, học sinh có thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm. Cán bộ, giáo
viên và học sinh biết cách rèn luyện thân thể, giữ gìn sức khoẻ, phòng chống
dịch bệnh, phòng tránh tai nạn giao thông, phòng tránh các tai nạn thương tích
khác. Tích cực phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

- Thầy và trò tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT
trên tinh thần chủ động, tự giác, tích cực.
- Nhà trường đăng kí chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá đình Hội
Khánh, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, tích cực tham gia
tuyên truyền giới thiệu di tích lịch sử này.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa
2.1 Chất lượng dạy và học:
* Chỉ tiêu:
- Lên lớp các khối 6,7,8 đều đạt 90% trở lên.
19
- Từ 95 đến 100% học sinh khối 9 đỗ tốt nghiệp THCS.
- Học sinh khối 9 thi vào lớp 10 THPT đỗ từ 70% trở lên.
Tỉ lệ xếp loại học lực cả năm cụ thể như sau:
- 100% GV dạy đúng, dạy đủ chương trình các bộ môn văn hoá, không tự
cắt xén, dồn ép chương trình. Dạy đủ 37 tuần (kì I: 19 tuần, kì II: 18 tuần). Chủ
đề tự chọn khối 6,7,8,9 học với thời lượng 2 tiết/tuần. HĐNGLL các khối lớp
học 2 tiết/tháng. Hướng nghiệp lớp 9 học 9 tiết/năm, mỗi tháng 1 tiết.
- 100% giáo viên và học sinh thực hiện các quy định của chuyên môn,
phấn đấu kiểm tra chất lượng học kỳ I và cả năm, số học sinh đạt từ trung bình
trở lên cho các môn học đều đạt bình quân của huyện.
- Tổ chức dạy tự chọn cho tất cả học sinh các khối lớp 6,7,8,9 đủ 2
tiết/tuần theo đúng các văn bản hướng dẫn.
- Tham gia tích cực, có hiệu quả các chuyên đề đổi mới PPDH, ƯDCNTT
trong dạy học các bộ môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định, đặc biệt là
chuyên đề sử dụng giáo án điện tử.
- Sinh hoạt chuyên môn: 2 lần/tháng với nội dung thiết thực.
- 100% giáo viên tham gia tự làm đồ dùng dạy học.
* Biện pháp:
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương -Tình thương - Trách
nhiệm.

- Phát động phong trào cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu giờ lên
lớp.
- Tăng cường công tác kiểm tra về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông: việc tập huấn nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên, việc sử dụng các
loại thiết bị, đồ dùng dạy học khi lên lớp, việc thực hiện phương pháp dạy phù
hợp với chương trình, sách giáo khoa.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức các chuyên đề thiết thực trong việc nâng
cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học. Bố trí thời khoá biểu hợp lý, phát
huy và sử dụng có hiệu quả các phòng học bộ môn và thiết bị dạy học.
- Duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn với các nội
dung:
+ Trao đổi về nội dung SGK, PPDH mới. Cử giáo viên dạy thể nghiệm để
cả tổ dự, trao đổi, rút kinh nghiệm.
+ Tổ chức thảo luận PP giải các dạng bài tập, PP dạy bài thực hành, bài thí
nghiệm, phần nâng cao dạy bồi dưỡng HSG
+ Trao đổi về cách soạn một giáo án có chất lượng tốt, soạn một chuyên
đề dạy bồi dưỡng HSG, đặc biệt là soạn giáo án điện tử có chất lượng.
20
+ Tập hợp các vấn đề cần giải đáp về chương trình và SGK để báo cáo,
phản ánh với cấp trên.
- Khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân giáo viên và học sinh
có kết quả cao trong giảng dạy và học tập.
- Làm tốt công tác kiểm tra toàn diên, kiểm tra chuyên đề (Dự giờ, hồ sơ
giáo án, chấm trả bài, công tác chủ nhiệm lớp, việc sử dụng thiết bị dạy học ).
Thường xuyên kiểm tra đột xuất giáo viên trong việc thực hiện các nền nếp
chuyên môn để kịp thời động viên những giáo viên thực hiện tốt, đặc biệt
khuyến khích những giáo viên có bài dạy trên máy vi tính bằng giáo án điện tử
có chất lượng, đồng thời uốn nắn, phê bình những trường hợp chưa làm tốt.
- Lãnh đạo nhà trường cùng ban chấp hành công đoàn gương mẫu thực
hiện và vận động giáo viên tham gia phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm

đồ dùng dạy học. Thường xuyên đôn đốc và giám sát, kiểm tra việc sử dụng đồ
dùng, thiết bị dạy học của giáo viên. Nhân viên thiết bị của nhà trường thường
xuyên chuẩn bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học theo đăng kí của giáo viên.
- Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ trong cán bộ giáo viên. Tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên
tham gia theo học đại học, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, từ đó nâng
cao chất lượng đội ngũ. Cán bộ quản lí và giáo viên hàng tuần dự đủ số giờ quy
định của ngành.
- Kiểm tra chặt chẽ việc đánh giá xếp loại học sinh theo quy chế 40 và
thông tư 58 của Bộ GD&ĐT.
- Tổ chức thực hiện các kì kiểm tra, kì thi nghiêm túc để đánh giá đúng
trình độ học tập của học sinh, đánh giá công bằng, công khai và đánh giá theo
đúng chuẩn kiến thức và kĩ năng của Bộ GD-ĐT.
- Thực hiên việc dạy thêm, học thêm theo đúng quy định, không để hiện
tượng dạy thêm, học thêm tràn lan.
- Nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, để các đoàn thể
trong và ngoài nhà trường và Ban Đại diện CMHS phối hợp với nhà trường chăm
lo, giáo dục học sinh. Làm tốt công tác tư tưởng cho PHHS, tránh hiện tượng có
một số PHHS có nhận thức sai lệch chỉ muốn cho con em mình vào các đội HSG
thuộc các môn khoa học tự nhiên.
- Tổ chức tuyển sinh lớp 6 nghiêm túc. Tổ chức sàng lọc, phân loại học
sinh các khối 6,7,8,9 từ đó phát hiện các em học sinh có năng khiếu theo từng bộ
môn để đưa vào đội tuyển bồi dưỡng HSG.
2.2 Chất lượng học sinh giỏi:
* Chỉ tiêu:
- Đội tuyển HSG dự thi cấp huyện có học sinh tham gia dự thi đạt giải.
* Biện pháp:
- Tổ chức bồi dưỡng HSG các khối lớp đều đặn, nghiêm túc, hiệu quả.
21
- Cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng HSG nhằm phát huy tính tích

cực sáng tạo của HS.
- Các tổ sinh hoạt chuyên môn các chuyên đề về phương pháp nâng cao
chất lượng bồi dưỡng HSG.
- Chọn những giáo viên nhiệt tình có khả năng bồi dưỡng HSG các môn.
- GV tích cực nghiên cứu tài liệu, trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng HSG,
học tập phương pháp và hình thức bồi dưỡng HSG ở các trường bạn.
- Họp PHHS những em trong các đội tuyển HSG định kì 3 lần/năm bàn
biện pháp phối hợp quản lí, động viên các em.
- Huy động các nguồn lực về tài chính để động viên giáo viên trực tiếp
tham gia bồi dưỡng HSG.
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên HSG dưới nhiều hình thức, đánh giá
phân loại chính xác học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy đội tuyển có sự liên lạc thường
xuyên với gia đình các em học sinh trong đội tuyển, nắm bắt tình hình học tập
của các em ở nhà, từ đó có biện pháp giáo dục các em hợp lí và hiệu quả.
2.3 Chất lượng Hội thi giáo viên giỏi:
* Chỉ tiêu:
- 40% giáo viên tham gia hội giảng cấp trường, trong đó có trên 85% số
giờ dạy đạt loại giỏi, còn lại xếp loại Khá
- Tham gia hội thi cấp huyện đủ các bộ môn do Phòng Giáo dục và Đào
tạo quy định. Phấn đấu giáo viên tham gia có 80% đạt giáo viên giỏi cấp huyện.
* Biện pháp:
- Giáo viên chủ động vận dụng phối hợp các PPDH một các linh hoạt theo
hướng tích cực hoá hoạt động của HS.
- Giáo viên sử dụng bài giảng điện tử, ứng dụng CNTT trong dạy học một
cách hợp lí và hiệu quả.
- Đầu tư thời gian, động viên khích lệ giáo viên tham gia dự thi cả về vật
chất và tinh thần.
- Các tổ CM thực hiện thường xuyên việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, rút
kinh nghiệm cho các tổ viên, đặc biệt là các giáo viên tham gia dự thi.

- Sử dụng thường xuyên, có hiệu quả đồ dùng thiết bị dạy học tạo thói
quen sử dụng trong giáo viên, từ đó giáo viên có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng
thiết bị trong dạy học.
3. Nâng cao chất lượng giáo dục lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.
* Chỉ tiêu:
22
- Giáo viên chủ nhiệm lớp hướng dẫn 100% học sinh thực hiện tinh thần
chỉ thị số 7078/BGD&ĐT về giáo dục lao động trong nhà trường, đảm bảo đủ
một buổi lao động trên tuần.
- Quy hoạch lại các khu vực trồng cây trong trường, trồng thêm cây cảnh
và cây bóng mát. Tham gia tích cực vào công tác vệ sinh môi trường trên khu
vực của nhà trường. Chăm sóc di tích lịch sử cách mạng địa phương.
- Dạy đủ và đúng chương trình nghề phổ thông cho 100% học sinh khối 9.
Học sinh khối 9 học hướng nghiệp theo quy định. Học sinh các khối lớp thực
hiện các HĐNGLL theo quy định. Kết quả thi nghề phổ thông: Đỗ 95% trở lên.
* Biện pháp thực hiện:
- Kiện toàn ban giáo dục hướng nghiệp lao động ngay từ đầu năm học.
- Giảng dạy đầy đủ chương trình hướng nghiệp cho học sinh khối 9. Phân
công giáo viên dạy nghề cho học sinh khối 9 và tổ chức nói chuyện về các
chuyên để về hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh.
- Có kế hoạch lao động cụ thể cho các khối lớp trong từng tuần, từng
tháng.
4. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, thẩm mĩ và y tế học đường.
* Chỉ tiêu:
- Đảm bảo dạy đủ, dạy đúng chương trình nội, ngoại khoá.
- 100% học sinh tham gia tập thể dục giữa giờ, múa hát tập thể, hát các bài
hát quy định của năm học.
- Tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp trường hàng năm, Tham gia có hiệu
quả Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện.
- Vận động học sinh tích cực tham gia BHYT, Bảo hiểm thân thể.

- 100% học sinh được khám sức khoẻ định kì.
- Trên 99% tổng số HS toàn trường không bị tai nan, thương tích trong
trường học.
* Biện pháp thực hiện:
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiên chương trình để nâng cao hiệu
suất thực hiện giờ dạy.
- Tuyên truyền, vận động học sinh tự nguyện tham gia bảo hiểm.
- Kết hợp giữa giáo viên Thể dục và giáo viên chủ nhiệm củng cố nền nếp
tập thể dục giữa giờ, múa hát tập thể ở các ngày trong tuần.
- Thường xuyên theo dõi, chăm sóc sức khoẻ, sơ cứu ban đầu cho học
sinh. Có tủ thuốc, phương tiện sơ cứu và địa điểm chăm sóc sức khoẻ.
- Thực hiện tốt kế hoạch phòng chống các loại dịch bệnh.
23
- Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ nhau
khi hoạn nạn, khó khăn.
- Tổ chức thực hiện các tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ
sinh môi trường, đảm bảo đủ nước uống, nước sạch trong trường học.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kí cam kết, giáo dục an toàn giao
thông, phòng chống tội phạm ma tuý và các tệ nạn xã hội cho cán bộ, giáo viên và
học sinh.
- Tổ chức cho các đội tuyển thể thao thường xuyên luyện tập. Hướng dẫn
để các em học sinh thấy rõ việc tham gia các hoạt động TDTT, văn nghệ, viết
báo có tác dụng tốt đến kết quả học tập để các em tự giác tham gia. Phát động
toàn trường tham gia các môn thể thao: Đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng
chuyền, bóng đá mini
5. Việc xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ:
a/ Xây dựng cơ sở vật chất:
* Chỉ tiêu:
- Trường phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Bổ sung đầy đủ trang thiết bị, máy móc còn thiếu.

- Xây dựng sân tập TDTT, chậu cảnh, trồng cây ở sân và khu vực nhà
trường.
- Đầu tư trang thiết bị đầy đủ cho phòng dạy giáo án điện tử. Xây dựng
thêm phòng tập đa năng phục vụ cho các hoạt động TDTT.
- Hàng năm đóng mới và tu sửa bàn ghế, trang thiết bị đảm bảo cho học sinh
có điều kiện học tập tốt nhất.
* Biện pháp:
- Huy động các nguồn đóng góp của các bậc phụ huynh, các nguồn tài
trợ của các tổ chức, cá nhân.
- Thường xuyên kiểm tra, thống kê thiết bị, đồ dùng dạy học hết, hỏng để
có kế hoạch mua sắm, sửa chữa bổ sung.
- Tham mưu với với UBND huyện Vạn Ninh, Phòng GD-ĐT Vạn Ninh đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
b/ Xây dựng đội ngũ:
* Chỉ tiêu:
- Tạo điều kiện cho 1-2 cán bộ, giáo viên học trung cấp LLCT, 50% số
giáo viên chưa có trình độ trên chuẩn đi học đại học.
- 100% giáo viên tham gia tập huấn chuyên môn theo quy định của ngành.
- 100% cán bộ giáo viên dự đủ số giờ quy định: Giáo viên 0,5 tiết/tuần,
cán bộ quản lí 1 tiết/tuần.
24
- 100% cán bộ giáo viên tham gia phong trào viết SKKN và làm đồ dùng dạy
học (mỗi cán bộ, giáo viên ít nhất một SKKN hoặc một đồ dùng dạy học tự làm).
- Bồi dưỡng kết nạp 2 quần chúng/nhiệm kỳ vào Đảng cộng sản Việt
Nam. Chi bộ cùng Công đoàn cơ sở và Chi đoàn giáo viên phối hợp bồi dưỡng
giúp đỡ giáo viên vào Đảng qua từng bước: Cử đi học đối tượng, giao nhiệm vụ
thử thách, phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ, tổ chức kết nạp.
* Biện pháp:
Học tập nghiên cứu văn bản hướng dẫn cách đánh giá xếp loại hạnh kiểm
và học lực của học sinh theo quyết định 40 ( từ 2006-2007 đến hết học kỳ 1 năm

2011-2012) và Thông tư 58 của Bộ GD-ĐT ( từ học kỳ 2 năm học 2011-2012).
▪ Vận động quần chúng tham gia công tác giáo dục:
- Chủ động mở Đại hội PHHS và xây dựng chương trình sinh hoạt đều đặn
theo hướng dẫn của điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức họp PHHS
toàn trường vào 3 lần/năm.
▪ Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục:
- Tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và
xã hội hoá giáo dục, tích cực làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính
quyền địa phương phối hợp với các tổ chức ban ngành, đoàn thể, có các hình
thức huy động, tiếp nhận các nguồn nhân lực, sự hỗ trợ đảm bảo các qui định
trong qui chế dân chủ. Để đến năm 2014 - 2015 về cơ sở vật chất và các điều
kiện giáo dục trường đạt tiêu chuẩn: trường chuẩn quốc gia giai đoạn I.
-Triển khai thực hiện điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm
theo quyết định số 11/ 2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/03/2008 và Thông tư số
55/2011/TT- BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ giáo dục. Phát huy vai trò của
tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với các ban,
ngành, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng để hưởng ứng và thực hiện tốt
phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" .
6. Công tác quản lí:
* Chỉ tiêu:
- Giữ vững kỉ cương, nền nếp của trường, từ đặc điểm tình hình của đơn
vị xây dựng kế hoạch sát thực tế, mang tính khả thi.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm tra đôn đốc thường xuyên, đẩy mạnh
phong trào nhà trường về mọi mặt nhất là chất lượng mũi nhọn bồi dưỡng học sinh
giỏi.
- Hàng năm kiểm tra toàn diện 1/3 giáo viên, 2/3 giáo viên còn lại được
kiểm tra chuyên đề.
- Chú ý chỉ đạo việc thực hiện “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học
giáo dục phổ thông” của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo để rút ra những bài học
kinh nghiệm cho việc chỉ đạo dạy học.

25

×