Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Các tính chất cơ bản của hoạt động quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.84 KB, 7 trang )

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

Đề bài kiểm tra định kỳ
Câu 1: Trình bày khái niệm quản lý, phân tích các tính chất cơ bản của hoạt động
quản lý và lấy ví dụ minh họa?
Câu 2: Bằng kiến thức lý luận và thực tiễn phân tích mối quan hệ biện chứng giữa
phẩm chất và năng lực trong cấu trúc nhân cách của người lãnh đạo quản lý?
Bài làm

Câu 1:
Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống
con người. Ở đâu con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lý,
bất kể đó là nhóm khơng chính thức hay nhóm chính thức, là nhóm nhỏ hay
nhóm lớn, là nhóm bạn bè, gia đình hay các đồn thể, tổ chức xã hội, bất kể
mục đích, nội dung hoạt động của nhóm đó là gì.
Có nhiều quan điểm về khái niệm của quản lý dựa trên các lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau. Trong tâm lý học, quản lý được định nghĩa là sự tác
động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thơng tin của
chủ thể đến khách thể của nó.
Hoạt động quản lý là một hoạt động đặc biệt trong xã hội lồi người.
Hoạt động này có cấu trúc vĩ mô chung so với các đang hoạt động khác. Tuy
nhiên, do đối tượng, phương pháp, chức năng của hoạt động quản lý nên
ngồi cấu trúc vĩ mơ chung, nó cịn có những tính chất đặc trưng riêng riêng
thể hiện dưới đây:
Thứ nhất, hoạt động quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ
thuật và là một nghề của xã hội. Hoạt động quản lý là một khoa học bởi nó
địi hỏi phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật; có tính khả thi. Việc quản
lý phải tuân theo các quy luật khách quan, gạt bỏ tình cảm và giá trị khác;
phải dựa trên những phương pháp quản lý khoa học và những phương pháp
quản lý cụ thể. Hoạt động quản lý là một nghệ thuật vì nó địi hỏi người quản


lý phải biết "đóng vai", biết "biểu diễn" các kỹ năng quản lý của mình cho
phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh. Đồng thời, hoạt động quản lý luôn xuất
1


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

hiện những tình huống bất ngờ. Hoạt động này ln địi hỏi sự nhanh nhạy,
quyết đốn, khả năng tư duy sáng tạo, sự cảm hứng, tính linh hoạt cao trước
vấn đề đặt ra. Hoạt động quản lý là một nghề trong xã hội bởi đây là quá trình
đào tạo, có tích luỹ kinh nghiệm, địi hỏi có năng khiếu, say mê, nhiệt tình.
Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý tỷ lệ thuận với hiệu quả lãnh đạo trong một tổ
chức. Chẳng hạn, tính khoa học trong quản lý thể hiện khi người quản lý dựa
trên những phương pháp quản lý cụ thể như diễn dịch, quy nạp, tổng hợp,
thống kê,…để đánh giá, nhận xét nhân viên và đưa ra phương hướng cho họ.
Thứ hai, hoạt động quản lý là một dạng hoạt động phức tạp và có tính
chun biệt. Tính phức tạp của hoạt động quản lý được quy định bởi đặc điểm
của đối tượng quản lý, của các mối quan hệ xã hội mà nó có quan hệ. Đối
tượng quản lý là con người và tổ chức với những đặc điểm và tâm lý phức tạp
khác nhau. Tính chất chuyên biệt thể hiện trong yêu cầu về đào tạo người
quản lý, lãnh đạo với kiến thức sâu rộng và đặc biệt là quá trình tự đào tạo của
nhà quản lý. Chẳng hạn, tính chuyên biệt biểu hiện ở việc có các ngành học
riêng về hoạt động quản lý: quản trị trong kinh doanh, trong quân sự hoặc các
lĩnh vực khác của đời sống xã hội phù hợp với đặc thù riêng của từng ngành.
Thứ ba, hoạt động quản lý là hoạt động gián tiếp. Sản phẩm của hoạt
động quản lý được đánh giá qua sự phát triển của từng cá nhân, tập thể; qua
kết quả, hiệu quả hoạt động của tập thể do cá nhân phụ trách. Người quản lý,
lãnh đạo giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu thông qua tổ chức bằng cách điều
khiển, tác động tới con người và tố chức. Ví dụ, khi cơng ty hoạt động hiệu

quả, lợi nhuận lớn, người ta sẽ đánh giá tốt về nhà quản lý và ngược lại, khi
công ty làm ăn thua lỗ, phá sản thì nhà quản lý được xem là có trình độ kém.
Thứ tư, hoạt động của người quản lý được tiến hành chủ yếu thông qua
hoạt động giao tiếp. Hoạt động quản lý là hoạt động tổ chức, điều khiển con
người, nên thường xuyên giao tiếp, quan hệ với con người. Hoạt động giao
tiếp có mặt ở tất cả các khâu của hoạt động quản lý thơng qua lời nói, hoặc
khơng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng người khác. Chẳng hạn, việc
2


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

quản lý thể hiện khi người chủ giao công việc cho nhân viên. Nếu công việc
được giao theo cách ra lệnh thì nhân viên sẽ làm việc theo kiểu ép buộc,
khơng hiệu quả cịn khi giao cơng việc theo kiểu truyền tin cho nhân viên thì
họ sẽ làm việc một cách thoải mái và hết mình vì cơng việc.
Thứ năm, hoạt động quản lý là một hoạt động có tính sáng tạo cao.
Trong mọi lĩnh vực của hoạt động quản lý địi hỏi chủ thể phải có năng lực
sáng tạo, tư duy linh hoạt, mềm dẻo, mỗi một tình huống xảy ra địi hỏi phải
có cách xử lý thích hợp. Mặt khác, tất cả các văn bản, chỉ thị, các quy chế,…
là quy định chung. Việc vận dụng nó vào các trường hợp cụ thể, vào thực tiễn
đa dạng, muôn màu, muôn vẻ rất cần tư duy linh hoạt, mềm dẻo, nhạy bén và
sáng tạo. Chẳng hạn, khi dự án đi vào bế tắc thì tính sáng tạo, những quyết
định sáng suốt sẽ giúp dự án được phát triển theo con đường mới hợp lý.
Thứ sáu, hoạt động quản lý là hoạt động căng thẳng, tiêu phí nhiều
năng lượng thần kinh và cơ bắp, đòi hỏi phải nhạy cảm. Hoạt động quản lý
thường xuyên nắm bắt và theo dõi công việc, giải quyết nhiều vấn đề trong
những điều kiện về thời gian, không gian và thông tin eo hẹp, có nhiều vấn đề
phải giải quyết trong cùng thời gian, địi hỏi ln phải thay đổi tâm thế và tư

duy. Có những cơng việc phải suy nghĩ trong nhiều giờ, thậm chí nhiều tháng,
nhiều năm. Nhưng cũng có việc địi hỏi người quản lý phải linh hoạt, nhưng
phải đúng nguyên tắc. Chẳng hạn, đối với những chức danh lớn như tổng
thống, chủ tịch nước – quản lý cả đất nước là cơng việc có khối lượng lớn,
nhiều sức ép, căng thẳng nên trước mỗi kì bầu cử, các ứng viên đều phải trải
qua bài kiểm tra về sức khỏe để có thể đáp ứng tốt cơng việc.
Câu 2:
Trong xu thế hội nhập và phát triển của xã hội hiện nay, nhà lãnh đạo
quản lý có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc quản lý con người, rèn luyện
ra đội ngũ những con người không những giỏi chuyên môn mà cịn có đạo
đức tốt đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, của xã hội. Chính vì mang
3


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

trong mình một trọng trách lớn, nên người quản lý lãnh đạo luôn được xã hội
đặt rất nhiều kỳ vọng từ năng lực chuyên môn đến phẩm chất đạo đức. Dưới
đây, em sẽ đi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa phẩm chất và năng
lực trong cấu trúc nhân cách của người lãnh đạo quản lý bằng những kiến
thức lý luận và thực tiễn của mình.
Phẩm chất trong cấu trúc tâm lý tạo uy tín cho người lãnh đạo quản lý
trong tập thể. Một nhà lãnh đạo chân chính phải hội tụ những phẩm chất sau:
Thứ nhất, có lịng say mê làm lãnh đạo quản lý, có mục tiêu, lý tưởng
rõ ràng và định hướng hoạt động nhất quán. Sự rõ ràng trong việc xác định
mục tiêu hoạt động theo một lý tưởng đảm bảo cho nhà quản lý định hướng
hoạt động nhất quán trong công tác quản lý của mình. Ví dụ, mục tiêu của nhà
quản lý kinh tế trong kinh doanh là phải bán được nhiều sản phẩm với lợi
nhuận cao hay lý tưởng của những thổng thống, chủ tịch nước là đưa đất nước

phát triển mọi mặt về kinh tế, đời sống – xã hội,…
Thứ hai, nhà lãnh đạo phải là người có tính nguyên tắc và tính nhạy
cảm. Tính nguyên tắc nhằm đảm bảo đánh giá khách quan, công tâm để tránh
những sai sót do tình cảm gây ra. Ví dụ, thiên vị cho người thân quen trong
công việc của nhà lãnh đạo sẽ gây ra sự ức chế đối với những người khác.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo quản lý cần phải có tính nhạy cảm để có thể nắm
bắt tâm tư, nguyện vọng và thường xuyên quam tâm, chăm sóc đối với mọi
người trong đơn vị công tác nhờ vậy mà gây lòng yêu mến, quý trọng của mọi
người. Song, nhạy cảm không phải là sự nhượng bộ, nhu nhược gây tâm lý
coi thường của tập thể đối với nhà lãnh đạo.
Thứ ba, người lãnh đạo quản lý nên có sự đòi hỏi cao đối với cấp dưới,
cần cư xử đúng mực, tự chủ trong quan hệ với cấp trên. Ngoài ra, phẩm chất
nhân đạo, quảng giao, sự bình tĩnh và lạc quan cũng rất cần thiết trong nhân
cách một nhà lãnh đạo quản lý tài ba.
Năng lực trong cấu trúc nhân cách của nhà quản lý lãnh đạo là toàn bộ
những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân nhất định, tham gia và đảm
4


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

bảo cho họ có thể chỉ huy, điều khiển, điều hành các công việc tổ chức khác
nhau mang lại hiệu quả. Cơng việc địi hỏi nhà lãnh đạo phải có năng lực
quản lý như tổ chức, hoạch địch, kiểm tra,…và hai năng lực quan trọng bậc
nhất trong cấu trúc tâm lý đó là tổ chức và sư phạm:
Một là, năng lực tổ chức. Năng lực là sự tổng hợp những đặc tính phát
triển cao của trí tuệ, ý chí bảo đảm cho người lãnh đạo nhận thức sâu sắc thực
tế hoạt động quản lý cũng như cải tiến quá trình hoạt động quản lý. Một nhà
lãnh đạo có năng lực tổ chức thì trong ý thức đã có sẵn kế hoạch dự đốn

chính xác về tâm lý người khác qua những biểu hiện bên ngoài, hành vi hay
qua giao tiếp. Người có khả năng tổ chức biết kết hợp khả năng tư duy thực tế
với những đặc điểm của tính cách như sự kiên trì, tính kiên quyết, kiên định,
dũng cảm, tự chủ. Những đặc điểm tính cách trên bảo đảm kết quả của tư duy
được đưa vào thực hiện nhanh chóng, chính xác.
Hai là, năng lực sư phạm. Năng lực sư phạm có quan hệ rất chặt chẽ
với năng lực tổ chức. Nhà sư phạm sẽ không thể thực hiện tốt chức năng giáo
dục nếu không biết cách tổ chức học sinh, cũng như nhà quản lý không thể
tiến hành cơng tác tổ chức có kết quả nếu không tiến hành tốt công tác giáo
dục với tập thể của mình. Yêu cầu cơ bản của năng lực sư phạm là óc quan sát
tinh tế và tình u đối với con người, sự quan tâm đối với việc phát triển đời
sống tâm lý của người được giáo dục.
Bàn về mối quan hệ giữa phẩm chất và năng lực trong cấu trúc nhân
cách của người lãnh đạo quản lý nói riêng và con người nói chung, sinh thời
chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng,
có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thật vậy, “tài” là năng lực,
“đức” là phẩm chất. Bác cho rằng con người dù tài giỏi đến đâu, năng lực có
xuất chúng đến đâu nhưng đạo đức, phẩm chất khơng tốt, khơng có lý tưởng
cao đẹp lành mạnh thì là người bỏ đi, nhưng người mà có đạo đức, phẩm chất,
nhân cách tốt mà khơng thường xun rèn luyện, nâng cao trình độ, tri thức,
5


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

trí tuệ thì làm việc sẽ khơng thể năng suất, hiệu quả. Điều này thực sự đúng
với nhà lãnh đạo quản lý.
Nói sâu hơn đến mối quan hệ giữa phẩm chất và năng lực trong cấu
trúc nhân cách của nhà quản lý, năng lực rất quan trọng đối với hiệu suất lao

động của người lãnh đạo. Trong điều kiện giống nhau về nguồn lực, môi
trường, người lãnh đạo nào có năng lực tốt, người đó sẽ có phẩm chất, đạo
đức tốt và gặt hái nhiều thành công hơn. Trong cuộc sống, có một số người lộ
rõ năng khiếu lãnh đạo từ rất sớm. Nếu biết phát hiện kịp thời, có kế hoạch
đào tạo, rèn luyện các năng khiếu này thì sẽ có năng lực lãnh đạo hơn người.
Nói chung, năng lực lãnh đạo không phải do bẩm sinh, di truyền mà chủ yếu
thông qua hoạt động tổ chức, quản lý thực tế mới có được. Nhưng để tiếp thu
những kiến thức đó, con người phải có phẩm chất tốt, thể hiện ở tinh thần cầu
tiến, ham học hỏi thì mới có thể xây dựng một nền tảng nhân cách quản lý
sáng tạo, tích cực và ngày càng hồn thiện.
Trong thực tế, có những vị lãnh đạo tài giỏi, kiến thức sâu rộng, rất
thơng minh, làm được việc, nhiệt tình, sơi nổi nhưng khơng giành được sự
kính trọng, uy tín trong quần chúng, do bản thân họ đã thất bại trong quản lý
vì họ thiếu đi phẩm chất nhân cách tốt đẹp nên mọi mệnh lệnh, mọi ý đồ chỉ
đạo trong quản lý không được quần chúng thực hiện. Chẳng hạn, CEO của
Netflix – Reed Hastings, mặc dù được vinh danh là 1 trong 7 CEO sáng tạo
nhất nước Mỹ năm 2010 nhưng trong một cuộc thống kê, có tới 61% nhân
viên khơng thích vị CEO này hay Hồ Q Ly – vị hoàng đế trong lịch sử Việt
Nam do khơng được lịng u mến của nhân dân nên sớm để mất nước. Thỉnh
thoảng ở một số người có năng lực, tài năng nhưng lại tự kiêu, tự đại. Như
vậy, phẩm chất không tốt đã ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực chỉ huy, lãnh
đạo.
Qua đây, chúng ta hiểu rõ hơn về phẩm chất, năng lực, về mối quan hệ
biện chứng giữa hai yếu tố trên trong cấu trúc nhân cách của người lãnh đạo
quản lý. Trong quản lý, công cụ chủ yếu của lao động nhà lãnh đạo chính là
6


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


năng lực bản thân, là nhân cách, là phẩm chất của mình. Vì vậy, khơng được
xem thường hay coi trọng nhân tố nào mà cần phải phát huy đồng thời cả hai
nhân tố trên để trở thành một nhà lãnh đạo quản lý xuất sắc.

7



×