Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích đặc điểm, cấu trúc nhân cách người quản lý. Những phẩm chất và năng lực người quản lý cần có thêm trong xã hội hiện đại ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.89 KB, 15 trang )

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC NHÂN CÁCH CỦA
NGƯỜI QUẢN LÝ. NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC NGƯỜI QUẢN
LÝ CẦN CÓ THÊM TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
Mã phách:………………………………

Hà Nội – 2022


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

MỤC LỤC


3

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Làm lãnh đạo cũng là một
nghề, phải rèn đức luyện tài, trong đó đức phải là gốc!”. Người lãnh đạo, quản
lý là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, thành
bại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý luôn giữ vai trò quan trọng. Họ là những người được


Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, trao cho chức vụ, quyền hạn, với
trọng trách thay mặt nhân dân điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách,
các nhiệm vụ xây dựng đất nước. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
phải là những người có tâm huyết, có năng lực nghiệp vụ, trình độ lí luận
chính trị cao. Đặc biệt là phải có uy tín, có phẩm chất đạo đức cách mạng để
xứng đáng là người cầm lái, đưa tập thể ngày càng đi lên.
Nhận thức được tầm quan trọng của người quản lý, hiện nay việc học
tập, nghiên cứu về tâm lý người quản lý rất được Đảng, Nhà nước và các nhà
trường đại học chú trọng. Để góp phần vào phát triển kho tàng kiến thức về
người lãnh đạo, quản lý, em cũng lựa chọn chủ đề: “Phân tích đặc điểm, cấu
trúc nhân cách của người quản lý. Những phẩm chất và năng lực người quản
lý cần có thêm trong xã hội hiện đại ngày nay” làm đề tài nghiên cứu.
Do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian, bài luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Kính mong sự giúp đỡ và đóng góp của các thầy
cơ giáo để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nâng cao nhận thức về đặc điểm, cấu trúc nhân
cách người quản lý và nêu ra những phẩm chất, năng lực mà người quản lý
cần phải có thêm trong xã hội hiện đại.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái niệm
- Phân tích đặc trưng cơ bản của người lãnh đạo
- Phân tích cấu trúc nhân cách của người lãnh đạo
- Nêu những phẩm chất và năng lực mà người quản lý cần phải có trong
xã hội hiện đại này nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đặc điểm, cấu trúc nhân cách người quản lý.
- Về thời gian: Thời đại xã hội hiện đại.
- Về khơng gian: Người quản lý trên tồn thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát khoa học.
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Đề tài có ý nghĩa nâng cao nhận thức về đặc điểm, cấu trúc nhân cách
của người quản lý và định hướng sự phát triển của phẩm chất và năng lực
trong xã hội hiện đại ngày nay.


5

II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ
1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống
con người. Ở đâu con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lý,
bất kể đó là nhóm khơng chính thức hay nhóm chính thức, là nhóm nhỏ hay
nhóm lớn, là nhóm bạn bè, gia đình hay các đồn thể, tổ chức xã hội, bất kể
mục đích, nội dung hoạt động của nhóm đó là gì.
Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa
học. Do vậy, có nhiều cách quan điểm về khái niệm quản lý xét trên các lĩnh
vực khác nhau. Xét về chức năng, quản lý là một hệ thống tổ chức. Từ góc độ
của hoạt động kinh doanh, các nhà doanh nghiệp Mỹ cho rằng: “Quản lý là

đưa những nguồn vốn về con người và của cải vào các đơn vị tổ chức và
năng động để đạt được mục tiêu, một mặt, bằng cách đảm bảo thoả mãn tối
đa người hưởng lợi, mặt khác, đảm bảo tinh thần và tình cảm về thực hiện
cho những người cấp vốn”.
Theo nghĩa chung nhất từ góc độ của Tâm lý học, quản lý được hiểu
như sau: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và
có hệ thống thơng tin của chủ thể đến khách thể của nó.
quản lí.
1.2. Bản chất của quản lý
Trước hết, quản lý là những tác động có phương hướng, có mục đích rõ
ràng của chủ thể quản lý.
Thứ hai, quản lý là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo cao, là một lĩnh
vực khoa học và là một nghệ thuật. Quản lý là khoa học vì nó vận dụng tri
thức được hệ thống hố, là sự vận dụng các quy luật của chủ thể quản lý để


6

giải quyết các vấn đề đặt ra. Quản lý còn là nghệ thuật vì đây là loại hoạt
động đặc biệt - hoạt động này đòi hỏi phải vận dụng hết sức khéo léo, linh
hoạt và sáng tạo những tri thức, những kinh nghiệm để tác động đến đối
tượng quản lý - các cá nhân cụ thể. Mỗi con người là một nhân cách, một thế
giới tâm lý phong phú và phức tạp.
Thứ ba, quản lý đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.
Thứ tư, hiệu quả của hoạt động quản lý phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức việc đổi mới cơ cấu tổ chức để phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu quản lý.
Thứ năm, quản lý thực chất là quản lý con người, vì con người là yếu tố
quyết định trong giải quyết các vấn đề: Mọi thành công hay thất bại của tổ
chức đều liên quan tới việc giải quyết các mối quan hệ giữa những con người
với nhau.
1.3. Khái niệm nhân cách

Nhân cách được bắt nguồn từ thuật ngữ Latinh có nghĩa là mặt nạ, nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của những tác động bên ngoài. Khi được sinh ra, cá
nhân chưa phải là một nhân cách. Nhân cách hình thành trong quá trình cá
nhân sống và lớn lên trong xã hội.
Theo quan điểm của tâm lý học, ta có khái niệm sau về nhân cách:
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện
bản sắc và giá trị xã hội của con người.
1.4. Sự khác biệt giữa người quản lý với người lãnh đạo
Quản lý và lãnh đạo là hai khái niệm có nhiều điểm tương đồng về nội
hàm, song đây không phải là hai khái niệm hoàn toàn đồng nhất, đặc biệt là
hai khái niệm người quản lý và người lãnh đạo.
Điểm chung lớn nhất của hai khái niệm này ở chỗ những người quản lý
và người lãnh đạo đều là những người tổ chức hoạt động của tập thể để thực
hiện những mục tiêu đã đề ra. Họ đều là những người có ảnh hưởng đến


7

những người thừa hành của tổ chức. Do vậy, người quản lý và người lãnh đạo
có một số chức năng chung nhau. Chẳng hạn như các chức năng kiểm tra,
giám sát, thông tin...
Sự khác nhau giữa người quản lý và người lãnh đạo thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, về số lượng, trong một tổ chức số lượng người quản lý
thường nhiều hơn những người lãnh đạo. Chẳng hạn, trong một công ty,
những người quản lý gồm từ ban giám đốc, các cấp quản lý trung gian đến kế
tốn, thư kí, các nhân viên kĩ thuật, các chuyên viên,…Trong khi đó chỉ có
một số người quản lý là những người lãnh đạo - những người có phạm vi ảnh
hưởng nhiều hơn đến những người khác như giám đốc, phó giám đốc, các
trưởng, phó phịng, quản đốc, phó quản đốc phân xưởng... Như vậy, những
người lãnh đạo đều là những người quản lý, nhưng không phải tất cả những

người quản lý đều là người lãnh đạo.
Thứ hai, về vị thế và vai trị. Những người lãnh đạo là những người có
vai trị quan trọng nhất, có vị thế cao và có phạm vi ảnh hưởng lớn trong tổ
chức. Chẳng hạn, trong một công ty những người lãnh đạo là những người
trong ban giám đốc, trưởng các phòng, ban, phân xưởng.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ CẤU TRÚC NHÂN CÁCH CỦA
NGƯỜI QUẢN LÝ
2.1. Đặc điểm cơ bản trong nhân cách của người quản lý
2.1.1. Tính thống nhất
Nhân cách của người quản lý làm một chỉnh thể thống nhất của các
thuộc tính hay các phẩm chất, năng lực của người quản lý. Các thuộc tính đó
có liên quan, kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống nhất chứ
không phải là một phép cộng đơn giản của các thuộc tính đơn lẻ.


8

Vì vậy, khi xem xét, đánh giá một nét nhân cách của nhà lãnh đạo, quản
lý thì phải đặt nó trong mối liên hệ với các thuộc tính khác của nhân cách và
tồn bộ nhân cách ấy.
Cần chú ý khơng được giáo dục nhân cách nhà quản lý theo hướng
“từng phần”, từng thuộc tính riêng lẻ mà cần tách bạch, giáo dục đối tượng
nhà quản lý ấy như một nhân cách hồn chỉnh.
2.1.2. Tính ổn định
Cũng giống như nhân cách của con người nói chung, dưới ảnh hưởng
của cuộc sống và sự giáo dục, từng thuộc tính tạo nên nhân cách của người
quản lý có thể được biến đổi, được chuyển hóa, nhưng trong tổng thể thì
chúng tạo thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách.
Cấu trúc này tương đối ổn định, nó thể hiện bộ mặt tâm lý – xã hội của
người quản lý trong một khoảng thời gian nhất định của quá trình quản lý hay

trong cả cuộc đời của người quản lý.
Thơng qua tính ổn định tương đối của nhân cách, người ta có thể đánh
giá được giá trị xã hội của nhân cách con người nói chung hay của nhân cách
một người lãnh đạo, quản lý nói riêng. Từ đó, có thể dự đốn trước được hành
vi, hành động trong quá trình quản lý của nhà quản lý, lãnh đạo trong những
tình huống nhất định.
2.1.3. Tính tích cực
Nhân cách là một sản phẩm của xã hội. Trong hoạt động quản lý, nhân
cách thể hiện vai trò chủ thể của các mối quan hệ xã hội, nghĩa là nó có thể
thể hiện tính tích cực trong nhân cách người quản lý.
Nếu không đặt trong mối quan hệ quản lý, khơng có hoạt động quản lý
thì người quản lý không thể tồn tại, nhân cách của họ khơng thể được hình
thành và phát triển. Giá trị đích thực của nhân cách người quản lý, chức năng


9

xã hội và cốt cách quản lý của mỗi cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của
nhân cách.
Nguồn gốc tính tích cực của nhân cách nhà quản lý chính là nhu cầu.
Tính tích cực được thể hiện trong q trình thỏa mãn nhu cầu của nó. Vì vậy,
cá nhân được coi là một nhân cách quản lý khi tích cực tham gia hoạt động
quản lý, lãnh đạo và giao lưu trong xã hội một cách có ý thức.
2.1.4. Tính giao lưu
Nhân cách người quản lý chỉ có thể tồn tại trong sự giao lưu, giao tiếp
với những nhân cách khác. Khi nói đến hoạt động quản lý là nói đến sự tương
tác giao tiếp giữa hai chủ thể - người quản lý và những người bị quản lý. Ở
phạm vi xã hội, tính giao lưu là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Hoạt động giao tiếp trong giao lưu của người quản lý mang tính xã hội.

Hoạt động này xác lập và vận hành các quan hệ người - người. Giao tiếp là cơ
sở để thực hiện các hoạt động chung của con người. Giao tiếp làm nảy sinh
quan hệ liên nhân cách và chỉ được thực hiện qua các quan hệ liên nhân cách.
Hoạt động giao tiếp của nhà quản lý cũng mang tính lịch sử. Trong đó,
nội dung, hình thức và đặc điểm giao tiếp thay đổi trong các giai đoạn lịch sử.
Nếu trong các giai đoạn lịch sử trước đây, giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý
mang tính chất trực tiếp cao thì ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, đặc biệt của cơng nghệ thơng tin, giao tiếp mang tính gián tiếp cao.
Tính giao lưu ngày càng thể hiện đa dạng, hiệu quả giao tiếp ngày càng cao.
2.2. Cấu trúc nhân cách của người quản lý
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc nhân cách tuỳ thuộc vào
quan niệm của mỗi tác giả về bản chất của nhân cách. Tâm lý học Việt Nam
đưa ra quan niệm cho rằng cấu trúc nhân cách gồm hai thành phần cơ bản là
đức và tài hay còn gọi là phẩm chất và năng lực.


10

2.2.1. Những phẩm chất cá nhân của người quản lý
Thứ nhất, có lịng say mê làm quản lý, có mục tiêu, lý tưởng rõ ràng,
định hướng hoạt động nhất quán. Đây là yêu cầu khởi đầu của một người lãnh
đạo, quản lý. Sự rõ ràng trong việc xác định mục tiêu hoạt động theo một lý
tưởng nào đó đảm bảo cho nhà quản lý định hướng hoạt động nhất quán trong
cuộc đời làm cơng tác quản lý của mình. Lý tưởng của nhà lãnh đạo là yếu tố
định hướng, giáo dục tập thể và cá nhân
Thứ hai, người quản lý phải có tính ngun tắc. Tính ngun tắc thể
hiện ở sự thống nhất giữa hành động, lời nói và việc, ở hành vi đạo đức trong
hoạt động và trong đời sống. Tính nguyên tắc của nhà quản lý quy định sự
bình đẳng trong quan hệ hành động và trong quan hệ hành vi của họ. Để
không thiên vị, tránh được những sai sót do tình cảm gây ra địi hỏi người

quản lý phải thật khách quan, công tâm.
Thứ ba, người quản lý phải có tính nhạy cảm. Tính nhạy cảm thể hiện
sự chú ý quan sát, sự quan tâm chăm sóc đối với mọi người trong đơn vị cơng
tác. Người lãnh đạo nhạy cảm là người có khả năng nắm bắt chính xác những
biến đổi về tâm tư, tình cảm ở mỗi con người thông qua sự biểu hiện bằng
hành vi, lời nói, cử chỉ, hành động của những người dưới quyền, đồng nghiệp.
Qua đó người quản lý hiểu được trạng thái thật về xúc cảm ở mỗi cá nhân, tìm
ra nguyên nhân để kịp thời ứng xử cho tế nhị, và nếu có thể có biện pháp giúp
đỡ, tháo gỡ nhằm đảm bảo hoạt động của đơn vị.
Thứ tư, sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền. Người quản lý phải có
khả năng kiên quyết địi hỏi những người dưới quyền thực hiện hoặc không
thực hiện những hành vi nhất định. Muốn vậy đòi hỏi ở người lãnh đạo phải
thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng ở người lao động, đồng thời phải kích thích,
động viên họ thực hiện nhiệm vụ của tổ chức. Trong hoạt động quản lý, hạ
thấp yêu cầu đối với cấp dưới cũng đồng nghĩa với hạ thấp tính tích cực sáng


11

tạo của quần chúng. Chỉ có là một tấm gương sáng cho mọi người noi theo,
người quản lý mới được mọi người tin u, kính trọng và khi đó người dưới
quyền không thể từ chối thực hiện những yêu cầu của họ.
Thứ năm, tính đúng mực, tự chủ, có văn hóa trong quan hệ ứng xử của
người quản lý. Người lãnh đạo đúng mực là người biết tự kiềm chế sự bột
phát tình cảm ở bản thân, là người bình đẳng trong các mối quan hệ. Tính tự
chủ của người lãnh đạo được thể hiện trong mọi hành vi, lời nói của họ đều có
sự kiểm sốt xem có lợi hay có hại cho, đơn vị, xã hội. Tính tự chủ bảo đảm
những điều kiện tối ưu cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong tập
thể lao động. Người lãnh đạo có văn hố là người đúng mực, tự chủ trong
hành vi, lời nói của mình; trong cách ứng xử hàng ngày luôn khiêm tốn, tôn

trọng nhân cách mọi người; trong quan hệ với cấp dưới luôn chân thật, không
dùng quyền uy một cách không đúng nguyên tắc.
2.2.2. Những năng lực cá nhân của nhà quản lý
Một là, năng lực tổ chức. Cơ sở tâm lý của khả năng tổ chức là sự phản
ánh nhanh chóng, chính xác và đầy đủ các đặc tính tâm lý của mọi người, xác
định đúng đắn những diễn biến trạng thái tâm lý ở con người trong những tình
huống thực tế. Một nhà quản lý giỏi phải có tầm nhìn thấu suốt, nhận định
chính xác về mỗi con người và xác định nhanh chóng sự phù hợp của mỗi
người với những lĩnh vực hoạt động nhất định, xác định được lợi ích do người
đó đem lại khi được bố trí vào vị trí cơng tác ở một lĩnh vực hoạt động phù
hợp với khả năng của bản thân họ, phù hợp với những đặc tính tâm lý của họ.
Người quản lý có khả năng tổ chức là người có óc tưởng tượng, điều
chủ yếu đối với họ là có khả năng nhìn thấy và giải quyết các vấn đề đặt ra
cho tập thể. Trên cơ sở quan sát những tình huống cụ thể, nhà quản lý "vạch
ra" hướng giải quyết cụ thể những nhiệm vụ trọng tâm. Người có khả năng tổ


12

chức biết kết hợp khả năng tư duy thực tế với những đặc điểm của tính cách
như sự kiên trì, tính kiên quyết, kiên định, dũng cảm, tự chủ.
Thứ hai, năng lực sư phạm. Khả năng sư phạm có quan hệ rất chặt chẽ
với khả năng tổ chức. Nhà sư phạm sẽ không thể thực hiện tốt chức năng giáo
dục nếu không biết cách tổ chức học sinh, cũng như nhà quản lý không thể
tiến hành công tác tổ chức có kết quả nếu khơng tiến hành tốt cơng tác giáo
dục đối với quần chúng và cá nhân trong tập thể của mình. Tập thể lao động
là một nhóm người rất đa dạng và không phải mọi người đều được giáo dục
và đào tạo một cách đầy đủ, toàn diện như nhau. Chính những điều này địi
hỏi sự cần thiết ở người lãnh đạo khả năng giáo dục, đồng thời chúng tạo
thành một hướng hoạt động của người lãnh đạo.

Óc quan sát tinh tế giúp người lãnh đạo có được những định hướng
nhằm tiếp cận và gây tác động ảnh hưởng lên ý thức con người, hướng ý thức
đó vào những hoạt động cần thiết, có lợi cho cơng việc. Tính chất chủ đạo của
khả năng sư phạm ở người lãnh đạo là mơ hình hố gắn với trí tuệ sáng tạo
của người lãnh đạo. Qua việc xây dựng mô hình, người lãnh đạo tìm được
những quyết định cần thiết cho hoạt động của tập thể. Những điều kiện cần
thiết bảo đảm cho tác động giáo dục của người quản lý là tình yêu đối với con
người, là mối quan hệ thân thiết, quan tâm đối với sự phát triển, đời sống tâm
lý của người được giáo dục. Nhờ tất cả những tính chất đó, tác động giáo dục
của người lãnh đạo được người dưới quyền thừa nhận và tiếp thu.
2.3. Những phẩm chất và năng lực người quản lý cần có thêm trong xã
hội hiện đại ngày nay
Xã hội ln địi hỏi phải khơng ngừng nâng cao những u cầu đối với
cán bộ quản lý, những người làm công tác lãnh đạo. Sự phát triển xã hội cần
đến những con người kết hợp được độ chín về ý thức chính trị với sự chuẩn bị
đào tạo kỹ về nghiệp vụ lãnh đạo, về nghề nghiệp chuyên môn thuộc chuyên


13

ngành mình quản lý, có khả năng giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế,
văn hoá, nắm bắt được những phương pháp quản lý hiện đại. Dưới đây là một
số phẩm chất và năng lực mà người quản lý cần có thêm trong xã hội hiện đại
theo quan điểm của em:
Một là, phẩm chất nhân đạo. Trong xã hội hiện đại, đạo đức ngày càng
giữ vai trò quan trọng. Nhân đạo thể hiện lòng từ bi, bác ái, lòng vị tha đối với
người khác. Làm người lãnh đạo mà thiếu đức tính này dễ là kẻ tàn bạo, ác
nhân, dễ gây nên điều oan trái cho người dưới quyền. Lịng nhân đạo càng cao
thì càng dễ thu phục nhân tâm người dưới quyền, uy tín càng lớn.
Hai là, tính quảng giao. Trong xã hội cũ, nhà quản lý dường như tách

biệt khỏi người lao động, sự phân biệt tầng lớp rất gắt gao nên hiệu quả hoạt
động quản lý bị hạn chế. Năng lực này sẽ giúp cho người lãnh đạo dễ dàng
hoà nhập với quần chúng, nắm bắt được mọi tâm tư nguyện vọng của họ, tạo
ra bầu khơng khí chan hồ, gần gũi trong tập thể lao động. Tính quảng giao
kết hợp với sự nhạy cảm làm cho người lãnh đạo được quần chúng yêu mến,
tin cậy và khi cần họ sẵn sàng thổ lộ tâm tình. Song quảng giao phải trên
nguyên tắc vui tươi, cởi mở, thân mật nhưng không ba hoa, không quá trớn,
không quá dễ dãi, thiếu chín chắn trong lời nói, cử chỉ làm mất tư thế hoặc
làm lộ chuyện bí mật của nội bộ.
Ba là, sự bình tĩnh. Bình tĩnh sẽ giúp cho người lãnh đạo sáng suốt
trong tư duy, lời nói và việc làm trước những lúc khó khăn, khi nóng nảy,
tránh được nhiều sai lầmtrong ứng xử hàng ngày. Bình tĩnh là biết kiềm chế
bản thân trong mọi việc, mọi lời nói đều phải có sự suy nghĩ chín chắn, được
cân nhắc kỹ càng. Để phát huy sự bình tĩnh, người quản lý cần có chế độ làm
việc khoa học, tránh làm việc quá căng thẳng, cần tạo sự thăng bằng trong học
tập, lao động, nghỉ ngơi. Con người làm việc q mệt mỏi dễ khơng bình tĩnh,
hay cáu gắt. Những khi thấy khơng vừa lịng hoặc bị phản ứng của cấp dưới


14

thì phải tránh đối diện trực tiếp hoặc tìm cách làm việc khác để rèn luyện tính
nóng nảy và phải biết kiềm chế bản thân.
Bốn là, tinh thần lạc quan. Ngày nay, áp lực công việc rất nặng nề. Sự
lạc quan trong lãnh đạo vừa giúp cho tập thể luôn vui tươi, yêu đời, vừa có tác
dụng động viên mọi người xung quanh làm việc, vui sống tin tưởng vào tương
lai. Thậm chí ngay cả trong khó khăn, thất bại nguy nan nhất, sự lạc quan của
người quản lý sẽ có tác dụng cổ vũ mọi người tránh được bầu khơng khí bi
quan, chán nản.


III. KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập của đất nước ta, quản lý được xác định là khâu
quyết định hiệu quả hoạt động của nhóm, tập thể. Vì vậy cần phải nghiên cứu
về tâm lý con người nói chung và tâm lý của người lãnh đạo, quản lý nói
riêng. Việc nắm được đặc điểm tâm lý, cấu trúc nhân cách của mỗi con người
trong tổ chức sẽ là cơ sở cho quyết định hoạt động quản lý đúng đắn đối với
tổ chức đó.
Bài luận trình bày một số vấn đề lý luận chung của Tâm lý học quản lý
như khái niệm quản lý, bản chất hoạt động quản lý; phân tích những đặc điểm
tâm lý và cấu trúc nhân cách người quản lý. Bên cạnh đó, nêu ra một số phẩm
chất và năng lực cần thiết ở người quản lý đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã
hội ngày càng hiện đại. Không chỉ riêng ở với đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh
đạo, nhân cách con người đều là phẩm chất quý giá vô cùng, vì vậy mỗi người
phải tự hồn thiện nhân cách, điều chỉnh phẩm chất và năng lực trong nhân
cách sao cho phù hợp với bản thân và sự phát triển của xã hội.


15

IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Ngô Thị Thảo Quỳnh, tập bài giảng “Tâm lý học quản lý”.
2. PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng (2015), giáo trình “Tâm lý học quản lý”.
3. PGS.TS. Vũ Dũng (2007), giáo trình “Tâm lý học quản lý”, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Bích (1996), “Tâm lý học nhân cách”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Đào Thị Oanh (2007), “Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay”, NXB
Giáo dục, Hà Nội.




×