Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích xu hướng trong cấu trúc nhân cách và liên hệ trong đời sống thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.81 KB, 16 trang )

1

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG TRONG CẤU TRÚC NHÂN CÁCH VÀ
LIÊN HỆ TRONG ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................3
II. NỘI DUNG...........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: NHÂN CÁCH VÀ XU HƯỚNG CỦA NHÂN CÁCH......................4
TRONG TÂM LÝ HỌC............................................................................................4
1.1 Nhân cách trong tâm lý học..........................................................................4
1.1.1 Khái niệm về nhân cách............................................................................4
1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của nhân cách trong tâm lý học...............................4
1.2 Xu hướng của nhân cách trong tâm lý học......................................................6
1.2.1 Khái niệm của xu hướng...........................................................................6
1.2.2 Biểu hiện của xu hướng nhân cách trong tâm lý học................................6
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM VỀ XU HƯỚNG TRONG CẤU TRÚC.....................9
NHÂN CÁCH VÀ LIÊN HỆ TRONG ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN...........................9
2.1 Các quan điểm về cấu trúc nhân cách.............................................................9
2.1.1 Quan điểm về cấu trúc nhân cách của phương Tây.................................10
2.1.2 Quan điểm về cấu trúc nhân cách của phương Đông..............................10
2.2 Liên hệ xu hướng trong cấu trúc nhân cách vào thực tiễn đời sống..............12
2.2.1 Về yếu tố nhu cầu....................................................................................12
2.2.2 Về yếu tố hứng thú..................................................................................13
2.2.3 Về yếu tố lý tưởng...................................................................................14
2.2.4 Về yếu tố thế giới quan............................................................................14
2.2.5 Về yếu tố niềm tin...................................................................................15
III. KẾT LUẬN.......................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................16

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001




2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội, khi đánh giá một con người, chúng ta thường đánh giá họ về
mặt nhân cách bởi nhân cách là những nét phẩm chất đặc trưng, tiêu biểu cho con
người. Nó là yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng mối quan hệ giữa con
người với con người, với tập thể, với xã hội và thế giới xung quanh. Nhân cách
được xây dựng bởi hệ thống các yếu tố tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan, nhận thức
về xã hội và con người. Đây là đặc trưng riêng biệt của từng cá nhân, là bản chất
thực tại của con người.
Ngày nay, vấn đề nghiên cứu về xu hướng phát triển của nhân cách được các
nhà khoa học quan tâm. Trong xã hội, con người ln có quan hệ tác động lẫn nhau
và ln là trung tâm của tự nhiên. Vì vậy, mỗi người cần được thể hiện như là một
nhân cách. Trong thời kì quá độ hiện nay, việc hình thành con người chủ nghĩa xã
hội gắn liền với việc xây dựng xu hướng nhân cách phát triển hài hòa, hợp lý. Đây
thực sự là đòi hỏi cần thiết cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới con người phù
hợp với tiến bộ xã hội.
Nghiên cứu về xu hướng trong cấu trúc nhân cách sẽ tạo cơ hội phát triển
các khoa học có liên quan tới con người: Xã hội học, đạo đức học, triết học, kinh tế
chính trị học, luật học, y học... và cũng có tác động tới ngành báo chí em đang theo
học. Chính vì tầm quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề xu hướng
trong cấu trúc nhân cách, để giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhân cách cũng như xu
hướng của nhân cách, em sẽ đi trình bày bài tiểu luận với chủ đề :”Phân tích xu
hướng trong cấu trúc nhân cách và liên hệ trong đời sống thực tiễn” dưới đây.

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001



3

II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHÂN CÁCH VÀ XU HƯỚNG CỦA NHÂN CÁCH
TRONG TÂM LÝ HỌC
1.1 Nhân cách trong tâm lý học
1.1.1 Khái niệm về nhân cách
Trước hết, bàn về thuật ngữ “nhân cách”. Theo từ điển tiếng Việt, “nhân
cách” là những phẩm chất, đặc trưng của con người, còn theo bách khoa toàn thư
mở, “nhân cách” được định nghĩa là một tập hợp cách đặc tính của những kiểu mẫu
hành vi, nhận thức và cảm xúc được hình thành từ các yếu tố sinh học và mơi
trường. Có thể thấy có rất nhiều quan điểm về “nhân cách” được xem xét dưới các
góc độ ngành nghề, yếu tố xã hội khác nhau.
Dưới góc độ tâm lý học, “nhân cách” được định nghĩa là tập hợp các đặc
điểm, thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá
nhân ấy. Ở đây, “thuộc tính tâm lý” là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định
và bền vững cả về phần sống động (thấy ngay lập tức; nhìn nhận, đánh giá được
ngay) lẫn phần tiềm tàng (bên trong vô thức, giấu sau những tầng khác của tâm trí,
khơng thấy ngay được); khó hình thành cũng như khó mất đi. Nhân cách được hiểu
sơ lược là “nét người, chất người” của mỗi cá nhân. Điều làm nên sự khác biệt giữa
con người với các lồi động vật khác là: đặc tính sinh học riêng, khả năng tư duy,
tính xã hội và đặc biệt, ở con người cịn có bản năng hướng thượng, đây là nhu cầu
muốn hướng đến điều cao cả, truy cầu kiến thức, tìm kiếm ý nghĩa của cuộc
sống,... Nhân cách được hình thành xuyên suốt trong quá trình phát triển thể lý và
tinh thần dưới sự tác động của các yếu tố bẩm sinh di truyền, phát triển sinh học,
môi trường sống (bao gồm lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục), sự tích cực cá
nhân, những trải nghiệm, hoạt động giao tiếp.
1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của nhân cách trong tâm lý học
Thứ nhất, nhân cách có tính ổn định. Nó là tổ hợp các thuộc tính của con
người. Dưới ảnh hưởng của nhiều tác động khác nhau trong đời sống, từng thuộc

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


4
tính đó có thể biến đổi, chuyển hóa; tuy nhiên, trong tổng thể thì chúng tạo thành
một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách. Cấu trúc này tương đối ổn định và nhờ đó, ta
có thể đánh giá một nhân cách, một con người nào đó trong thời điểm hiện tại và
dự đốn trước được hành vi của người đó trong những tình huống nhất định. Dân
gian có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” hay “Cái nết đánh chết vẫn còn”
đều thể hiện đặc trưng này của nhân cách.
Thứ hai, nhân cách có tính thống nhất. Nhân cách là một chỉnh thể thống
nhất các thuộc tính giữa phẩm chất và năng lực, giữa tài và đức. Chẳnng hạn, một
nhà báo được xem la ưu tú thì người đó chắc chắn khơng chỉ giỏi về chun mơn
mà phải tốt về cả đạo đức, ứng xử, lối sống, cống hiến nhiều thành tích cho nghề
báo. Các thuộc tính nhân cách kết hợp, tác động qua lại một cách chặt chẽ tạo nên
một hệ thống nhất chứ không phải một phép cộng đơn giản các thuộc tính riêng lẻ.
Vì vậy, khi xem xét, đánh gái một nét nhân cách nào đó thì cần xem xét trong mối
quan hệ với những thuộc tính khác của nhân cách và trong tồn bộ nhân cách.
Thứ ba là tính tích cực của nhân cách. Nhân cách là sản phẩm của xã hội
nhưng nó khơng thụ động chịu sự tác động, nhào nặn của xã hội mà tham gia vào
xã hội như một chủ thể tích cực. Con người ln ln có mục đích cải tạo thế giới
xung quanh và cải tạo bản thân mình.
Cuối cùng, nhân cách mang tính giao lưu. Nó chỉ có thể tồn tại trong sự giao
lưu với nhân cách khác. Nhân cách không thể tồn tại và phát triển bên ngoài sự
giao tiếp, bên ngoài xã hội loài người. Qua giao tiếp, cá nhân lĩnh hội được các
chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội và cũng nhờ có giao tiếp, mỗi cá
nhân được nhìn nhận, được đánh giá theo quan niệm về giá trị, đạo đức của thời
đại cá nhân đó đang sống. Trên cơ sở của giao tiếp, cá nhân tự điều chỉnh, điều
khiển bản thân theo các chuẩn mực của xã hội và cũng qua giao tiếp mỗi cá nhân

có thể tham gia đóng góp những giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho sự phát
triển của xã hội.

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


5
1.2 Xu hướng của nhân cách trong tâm lý học
1.2.1 Khái niệm của xu hướng
Hoạt động của nhân cách, của con người bao giờ cũng hướng tới mục tiêu
nhất định. Sự hướng tới này được phản ánh trong tâm lý mỗi người dưới dạng xu
hướng nhân cách.
Theo quan điểm của tâm lý học, xu hướng nhân cách là một hệ thống động
cơ, mục đích định hướng và thúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằm thỏa
mãn nhu cầu, hứng thú hoặc vươn tới mục tiêu mà cá nhân lấy làm lẽ sống của
mình.
Xu hướng nhân cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp, tồn tại lâu dài ở mỗi
cá nhân con người, bao gồm hệ thống động cơ quy định tính tích cực hoạt động của
cá nhân và nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách. Tuy vậy, xu hướnh nhân
cách vẫn có thể bị tác động, điều chỉnh tùy thuộc vào trình độ phát triển của từng
cá nhân. Theo đó, xu hướng nhân cách của con người được biểu hiện ra bên ngoài
ở các nhu cầu, hứng thú, lý tưởng , thế giới quan và niềm tin của người đó.
1.2.2 Biểu hiện của xu hướng nhân cách trong tâm lý học
Trước hết, xu hướng nhân cách được biểu hiện ở nhu cầu. Đây là những đòi
hỏi khách quan của mỗi cá nhân trong điều kiện nhất định nhằm bảo đảm sự tồn tại
và phát triển của cá nhân ấy. Ví dụ như nhu cầu nơi ở, ăn uống, làm việc và vui
chơi,... Nhu cầu thường mang tính chu kì, đối với lồi vật, nhu cầu của chúng khá
ổn định và thường bị hạn chế trong các nhu cầu cơ bản như ăn, uống, sinh sản,...
động vật bậc càng cao thì nhu cầu của chúng càng đa dạng và phức tạp. Đối với

con người, nhu cầu luôn mang tính bản chất xã hội nên nó càng đa dạng và phức
tạp hơn so với loài vật.
Sự phát triển của xã hội cũng kéo theo sự đa dạng các nhu cầu của con
người.
Các nhà khoa học chia nhu cầu của con người ra thành ba nhóm: nhu cầu vật chất,
nhu cầu tinh thần và nhu cầu gắn liền với các chức năng xã hội. Nhóm nhu cầu vật
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


6
chất như ăn, uống, nơi ở, quần áo mặc,... thường có liên quan trực tiếp đến sự sống
cịn, tồn tại của con người. Những nhu cầu tinh thần thì có cội nguồn từ xã hội loài
người, liên quan trực tiếp với những địi hỏi về các lĩnh vực chính trị - đạo đức,
nhận thức và thẩm mỹ. Nhóm nhu cầu gắn với các chức năng xã hội là những nhu
cầu lao động, vui chơi, hoạt động, giao tiếp,... đây là những nhu cầu tiêu biểu của
một nhân cách, và chính nhờ đó mà tâm lý, ý thức của con người được phát triển,
hình thành nên nhân cách. Dựa trên tiến trình phát triển của mỗi cá nhân con người
từ lúc sinh ra, lớn lên và trưởng thành thì cũng sẽ dần dần thay đổi các nhóm nhu
cầu này. Khi con người cịn nhỏ thì nhu cầu tự nhiên, vật chất chiếm ưu thế cịn khi
trưởng thành thì nhóm nhu cầu tinh thần, xã hội chiếm ưu thế. Tuy nhiên, điều đó
khơng có nghĩa là khi chúng ta lớn lên thì khơng cịn nhu cầu tự nhiên, ngược lại
khi chúng ta cịn nhỏ, thì nhu cầu xã hội đã được hình thành. Chẳng hạn, khi chúng
ta lớn đòi nhiều, thỏa mãn nhiều những nhu cầu về học tập, lao động, giao tiếp phát
triển mối quan hệ, vui chơi giải trí nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo được nhu cầu
về ăn, uống, nơi ở, quần áo mặc,... Hiện tại, chúng ta đang hứng chịu đợt dịch bệnh
lớn trong xã hội, đại dịch COVID - 19, thì rõ ràng những nhu cầu tự nhiên của con
người đang được xuất hiện nhiều hơn, điều đó lí giải tại sao khi nghe nói đại dịch
có thể bùng phát, thì người ta lại đổ xơ đi mua thực phẩm tích trữ, nhiên liệu tích
trữ; hay trường học dừng học tập trực tiếp để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, sinh

viên để đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Dù là nhu cầu vật chất, tinh thần hay xã
hội thì nó cũng ảnh hưởng tới con người trong việc hành xử của mình.
Biểu hiện thứ hai của xu hướng nhân cách là hứng thú. Trước hết, cần phải
hiểu hứng thú khác với sở thích. Sở thích là những xúc cảm, biểu hiện rung động,
rung cảm ban đầu khi chúng ta gặp một đối tượng, sự vật, hiện tượng nào đó và
chúng ta cảm thấy vui vẻ, tích cực về đối tượng đó. Nhưng dần dần thì chúng ta
mới hình thành lên hứng thú, cho nên hứng thú được xếp vào các đặc tính tâm lý.
Hứng thú là thái độ của con người đối với sự vật, hiện tượng nào đó, vừa có ý
nghĩa quan trọng trong đời sống, vừa có khả năng mang lại khối cảm cho con
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


7
người trong một hoạt động nào đó. Như vậy, khi có được hứng thú, con người sẽ
làm việc với sự say mê, hạnh phúc và hứng thú là tiền đề để hình thành lên đam
mê. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, tính tự giác,
tích cực trong hoạt động và do đó, hứng thú làm tăng hiệu quả lao động. Trong
hoạt động nhận thức và học tập, hứng thú có vai trị quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả. Những giờ học có hứng thú ln có kết quả tốt hơn những
giờ học khơng có hứng thú. Vì vậy, giáo viên nên hình thành hứng thú học tập cho
học sinh. Chẳng hạn, lồng ghép các trò chơi, xem clip trong tiết học để tăng sự tò
mò, mới lạ, hứng thú cho học sinh, sinh viên.
Phần lớn, mọi người đều có những hứng thú mn hình mn vẻ, song mỗi
cá nhân lại có một hứng thú đặc trưng trong một lĩnh vực nào đó. Sự hứng thú như
vậy là một đặc điểm cá nhân của nhân cách. Hứng thú cá nhân là xu hướng của
nhân cách đối với một sự vật, hiện tượng nào đó mà cá nhân cho là ý nghĩa nhất,
có giá trị nhất trong cuộc sống xã hội. Mọi hứng thú đều mang tính lịch sử - xã hội,
nó nảy sinh chủ yếu do tính hấp dẫn về mặt cảm xúc của nội dung hoạt động, khác
với nhu cầu có thể khơng có yếu tố hấp dẫn. Chẳng hạn như khi bị bệnh, người ta

có nhu cầu uống thuốc để chữa trị nhưng không thấy hứng thú khi uống thuốc. Đó
là sự khác nhau giữa hứng thú và nhu cầu.
Thứ ba, xu hướng biểu hiện ở lý tưởng. Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, được
phản ánh trong ý thức con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực, tương đối
hồn chỉnh, có sức lơi cuốn con người tích cực hoạt động để vươn tới lý tưởng đó.
Mục tiêu đó có thể là hình ảnh cụ thể, thực tế như là trở thành một sinh viên ưu tú,
một nhà báo tài năng,... hoặc cũng có thể là một hình ảnh trừu tượng, kết hợp
những đặc tính riêng lẻ của nhiều người mà cá nhân muốn đạt tới. Lý tưởng có tính
lịch sử và giai cấp: ở các thời đại và chế độ chính trị khác nhau thì lý tưởng của
con người cũng khác nhau.
Lý tưởng bao gồm ba bộ phận: nhận thức, tình cảm và hành động. Về mặt
nhận thức: đối tượng tạo ra lý tưởng luôn được cá nhân nhận thức, nắm rõ vai trò
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


8
và tầm quan trọng đối với đời sống của riêng mình. Về mặt tình cảm: đối tượng tạo
ra lý tưởng có sức lơi cuốn mọi hoạt động của cá nhân về phía nó. Về mặt hành
động:
lý tưởng có tác động lơi cuốn tồn bộ cuộc sống vào hành động. Lý tưởng là biểu
hiện cao nhất của xu hướng nhân cách, xác định mục tiêu và điều chỉnh toàn bộ
hoạt động của con người. Chẳng hạn, chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có lý
tưởng cao đẹp là mang độc lập tự do về cho đất nước nên người đã bơn ba khắp
năm châu, bốn bể để tìm ra con đường cách mạng cho đất nước. Ở biểu hiện này
của xu hướng nhân cách, có sự thống nhất hài hịa giữa nhận thức, tình cảm và ý
chí khiến lý tưởng có tác dụng như một động cơ thơi thúc cá nhân hành động vượt
qua khó khăn, gian khổ, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng của mình.
Thứ tư là thế giới quan. Thế giới quan là hệ thống các quan điểm về tự
nhiên, xã hội của toàn bộ đời sống tâm lý cá nhân, tác động tới mọi phẩm chất tâm

lý khác của con người, xác định phương hướng, phương châm hành động của con
người. Đây là những nhìn nhận, đánh giá của con người về tự nhiên, xã hội nên
những hiểu biết của con người rất quan trọng, nó sẽ can thiệp vào việc chúng ta
hiểu cặn kẽ một đối tượng nào đó và có cơ sở để đánh giá nó. Thế giới quan có thể
có tính khoa học hay phản khoa học. Theo đó, thế giới quan của Mác xít là thế giới
quan khoa học và cũng là thế giới quan chủ yếu của chế độ xã hội chủ nghĩa đất
nước đang hướng tới.
Biểu hiện cuối cùng và quan trọng nhất của xu hướng nhân cách đó là niềm
tin. Hồng đế Napoleong từng nói rằng :”Mất tiền là khơng mất gì, mất nhân cách
là mất ít, mất niềm tin là mất tất cả”. Sở dĩ niềm tin xem là quan trọng nhất bởi nó
chứa đựng tất cả nhu cầu, hứng thú, lý tưởng và thế giới quan cả một con người.
Niềm tin là bộ phận cao nhất của thế giới quan, là sợ kết hợp giữa nhậ thức, tình
cảm là ý chí của con người. Niềm tin cao quý nhất là niềm tin vào lý tưởng mình
đang theo đuổi. Như trong một cuộc chiến tranh, bên nào có niềm tin vững chắc
vào chiến thắng, có lý tưởng cao đẹp thì bên đó nhất định giành được chiến thắng.
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


9

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM VỀ XU HƯỚNG TRONG CẤU TRÚC
NHÂN CÁCH VÀ LIÊN HỆ TRONG ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN
2.1 Các quan điểm về cấu trúc nhân cách
Bàn luận về vấn đề cấu trúc của nhân cách, có rất nhiều quan điểm khác
nhau, thậm chí đối lập, mâu thuẫn với nhau do sự khác biệt về thế giới quan,
phương pháp luận và lập trường giai cấp.
2.1.1 Quan điểm về cấu trúc nhân cách của phương Tây
Thời cổ đại, các nhà triết học Hy Lạp đã quan niệm, nhân cách là sự thể hiện
và phản ánh vai trò xã hội của cá nhân trong lịch sử - xã hội.   Hippocrate (cha đẻ

của y học Hy Lạp cổ đại) cho rằng: con người có bốn thể dịch cơ bản (máu, đờm
dãi, mật đen và mật vàng) tương ứng với bốn loại khí chất cơ bản. Nhân cách của
một người tùy thuộc vào tính khí nào chiếm ưu thế, hay nói cách khác là phụ thuộc
vào lượng dịch nào chiếm tỷ lệ nhiều trong cơ thể.
Quan điểm của Sigmund Freud (bác sĩ thần kinh, nhà tâm lý học người Áo)
như sau: Cấu trúc của tâm lý con người gồm ba cấp bậc: Vô thức, ý thức và siêu
thức. Ứng với ba cấp độ đó là ba thành phần cơ bản của nhân cách: cái ấy (Id), cái
tôi (Ego) và siêu tôi (Super Ego). “Cái ấy” là con người bản năng, hoạt động theo
nguyên lý thỏa mãn, bản năng tình dục giữ vai trị trung tâm. “Cái tơi” là con người
của hiện tại, hình thành do áp lực hiện thực bên ngoài đến toàn bộ bản năng, đảm
bảo các chức năng tâm lý như trí nhớ, tập trung,... và hoạt động theo nguyên lý
thực tại. “Cái siêu tôi” là con người của xã hội, là những hiệp ước xã hội: đạo đức,
nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục,... và hoạt động theo nguyên lý kiểm duyệt.
2.1.2 Quan điểm về cấu trúc nhân cách của phương Đơng
Khổng Tử từng quan niệm nhân cách là tính người, phẩm chất xã hội của
từng con người; đồng thời, có sự phân biệt giữa hai khái niệm con người và nhân
cách. Thời kì cổ đại, người Trung Hoa quan niệm con người là một tiểu vũ trụ
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


10
thiên – địa – nhân hợp nhất. Con người là sản phẩm của tự nhiên; kết hợp hài hòa
giữa đất và trời. Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của con người luôn chịu
sự chi phối và tác động của tự nhiên được thể hiện trong thuyết “âm dương” , “ngũ
hành” (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) do vậy đời sống tâm lý con người ln cân bằng,
hài hịa.
A.N.Leonchiev (nhà tâm lý học Nga kiệt xuất) đã đưa ra lý thuyết hoạt động
để giải quyết vấn đề tâm lý học. Ông coi nhân cách như một cấu trúc tâm lý mới
mẻ, hình thành trong các quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo

của người đó. Cấu trúc của nhân cách là một chỉnh thể tương đối ổn định bao hàm
trong một hệ thống thứ bậc các động cơ chủ yếu. Các tiểu cấu trúc của nhân cách
bao gồm: Tính khí, nhu cầu, hứng thú, tâm thể, kĩ xảo, thói quen, phẩm chất đạo
đức. Sự hình thành nhân cách là một quá trình riêng biệt khơng trùng khớp với q
trình biến đổi thuộc tính tự nhiên của cơ thể, con người có nhân cách khi là chủ thể
của các mối quan hệ nhân cách.
Nhà tâm lý học Nga B.G.Ananhiev xuất phát từ những khái niệm cá thể,
khách thể, chủ thể để giải quyết vấn đề nhân cách. Ơng cho rằng nhân cách là cá
thể có tính chất xã hội, là khách thể và chủ thể của từng bước tiến lịch sử. Nhân
cách không tồn tại ngồi xã hội, khơng tồn tại ngồi lịch sử vì vậy việc nghiên cứu
nhân cách phải gắn liền với nghiên cứu lịch sử cá nhân. Cấu trúc của nhân cách
được hình thành trong quá trình cá nhân hoạt động trong mối quan hệ xã hội.
Ananhiev coi con người là tiểu vũ trụ. Điều này tương đồng với quan niệm người
Trung Hoa cổ đại về con người. Con người là tinh hoa vũ trụ do vậy, nghiên cứu
nhân cách là tổng hợp các khoa học nghiên cứu về con người. Nghiên cứu nhân
cách không thể tách rời việc nghiên cứu con người và các khoa học nghiên cứu
khác về con người.
Quan điểm của A.G. Covaliov (nhà tâm lý học Nga) nhận định: nhân cách
gồm 4 thuộc tính là xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất. Quan điểm này
được nhiều nhà tâm lý học Việt Nam thừa nhận. Xu hướng là hoạt động của con
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


11
người được thúc đẩy bởi các động cơ. Xu hướng của nhân cách là hệ thống động
cơ quy định sự lựa chọn thái độ và tính tích cực của con người trong q trình hoạt
động, nó biểu hiện qua: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin như đã
phân tích ở trên. Năng lực là hệ thống các đặc trưng tâm sinh lý của cá nhân phù
hợp với yêu cầu của một hoạt động cụ thể, bảo đảm cho hoạt động đó mang lại

hiệu quả cao; năng lực có năng lực chung (có ở tất cả mọi người như: năng lực
quan sát, cảm giác, tri giác, tư duy,...) và năng lực riêng (chỉ có ở một số người).
Tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực xung quanh và đối với
cá nhân được thể hiện trong cử chỉ, hành vi. Khí chất là thuộc tính tâm lý của con
người quy định cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý cá nhân chứ
không thể quyết định đến nội dung của các hoạt động tâm lý.
Bàn về cấu trúc nhân cách, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định một quan điểm
toàn diện về nhân cách, theo Người, nhân cách là chỉnh thể trọn vẹn bao gồm cả
đức và tài, “ Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài làm
việc gì cũng khó” .Trong đó, đạo đức được coi là nguồn gốc của nhân cách và tài
năng giữ vai trò chủ đạo. Đối với Người, cách mạng, đạo đức cách mạng là nội
dung cốt lõi của đạo đức và được thể hiện ở cấu trúc tâm lý bao gồm các nét tính
cách cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nhân,
nghĩa, trí, dũng, liêm là hệ thống phẩm chất cốt lõi của nhân cách và việc củng cố,
xây dựng nhân cách phải hướng vào bồi dưỡng phẩm chất này. Con đường hình
thành, phát triển nhân cách ắt phải thông qua rèn luyện, giáo dục, bồi dưỡng và
hoạt động thực tiễn; “Hiền dữ đâu phải tính sẵn.Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
2.2 Liên hệ xu hướng trong cấu trúc nhân cách vào thực tiễn đời sống
2.2.1 Về yếu tố nhu cầu
Nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú. Cùng một thời điểm có rất
nhiều nhu cầu con người muốn thỏa mãn. Có những nhu cầu là cấp bách, cần phải
được thỏa mãn trước được xem là nhu cầu nổi trội. Con người có khuynh hướng
thỏa mãn những nhu cầu này trước tiên. Thực tiễn cho thấy, nhu cầu của con người
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


12
ln ln có đối tượng: Khi con người xuất hiện trạng thái thiếu hụt thì nhu cầu
được nảy sinh, nó khiến cá nhân tìm kiếm, hướng đến những đối tượng có thể thỏa

mãn được nhu cầu cho bản thân mình. Ngồi ra, nhu cầu có tính chu kỳ và cường
độ tăng dần: Chẳng hạn, hôm nay chúng ta được thỏa mãn nhu cầu ăn ngon, thì
ngày mai chúng ta lại có những địi hỏi cao hơn, món ăn ngon hơn chứ nhu cầu ít
khi có thể giảm đi. Thực tế, ba nhóm nhu cầu vật chất, tinh thần và xã hội cần được
đáp ứng hài hịa với nhau thì con người mới hài lịng, dẫn tới hành động thích hợp,
lành mạnh, tạo nên con người có sức khỏe và tinh thần thoải mái.
Với nhóm nhu cầu vật chất, con người cần đầy đủ các nhu cầu tối thiểu
mang tính sinh lý, bẩm sinh: nhu cầu ăn, uống; nhu cầu có nhà ở, được an toàn;
nhu cầu nghỉ ngơi hay là hoạt động tình dục,... Những tri thức về nhu cầu của xu
hướng nhân cách được áp dụng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ví dụ,
trong ni dạy trẻ nhỏ, nhu cầu vật chất được thỏa mãn như thế nào tác động lớn
đến tương lai của bé. Nếu nhu cầu của bé được đáp ứng với sự hợp lý, bé sẽ hài
lịng, hình thành ý thức tơn trọng bản thân, tôn trọng cha mẹ và thế giới xung
quanh. Trái lại, nếu khơng khí bữa ăn căng thẳng, thiếu đầm ấm làm cho trẻ có cảm
giác bất an, lo sợ khi ăn hình thành thói quen biếng ăn, nuốt chửng để nhanh chấm
dứt cảm giác khó chịu, ảnh hưởng việc hấp thu của bé.
Với nhóm nhu cầu vật chất, con người cần đầy đủ các nhu cầu tối thiểu
mang tính sinh lý, bẩm sinh: nhu cầu ăn, uống; nhu cầu có nhà ở, được an tồn;
nhu cầu nghỉ ngơi hay là hoạt động tình dục,... Những tri thức về nhu cầu của xu
hướng nhân cách được áp dụng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ví dụ,
trong nuôi dạy trẻ nhỏ, nhu cầu vật chất được thỏa mãn như thế nào tác động lớn
đến tương lai của bé. Nếu nhu cầu của bé được đáp ứng với sự hợp lý, bé sẽ hài
lịng, hình thành ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng cha mẹ và thế giới xung
quanh. Trái lại, nếu khơng khí bữa ăn căng thẳng, thiếu đầm ấm làm cho trẻ có cảm
giác bất an, lo sợ khi ăn hình thành thói quen biếng ăn, nuốt chửng để nhanh chấm
dứt cảm giác khó chịu, ảnh hưởng việc hấp thu của bé.
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001



13
Với nhóm nhu cầu xã hội, nó nảy sinh từ trong văn hóa, xã hội mà con người
là thành viên. Con người trong xã hội ln có nhu cầu được học tập, giao lưu, giáo
dục, hoạt động với mọi người khác. Từ đây, rút ra nhận xét rằng con người cần
phải cân bằng giữa các nhóm nhu cầu, có những địi hỏi phù hợp thì mới có thể tạo
nên thể trạng về sức khỏe và tinh thần tốt nhẩt.
2.2.2 Về yếu tố hứng thú
Với những phân tích đã nêu, có thể kết luận rằng hứng thú là thái độ đặc biệt
của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng có ý nghĩa quan trọng với cá nhân đó và
mang lại những rung động tích cực trong q trình hoạt động. Tương tự nhu cầu,
hứng thú cũng là các yếu tố thúc đẩy, tạo động lực cho con người hành động. Về
phần mình, em nhận thấy hứng thú có vai trị đem lại cảm giác khoan khoái, dễ
chịu; làm tăng hiệu quả hoạt động trí tuệ, nhận thức, tăng sức làm việc và nảy sinh
khát vọng sáng tạo và hành động.
Hứng thú có vai trị quan trọng như vậy, nên việc phát huy tính hứng thú
trong thực tiễn cơng việc, học tập là cần thiết. Trong bất cứ cơng việc gì, nếu có
hứng thú thì con người sẽ làm việc với cảm tính dễ chịu, đây là động cơ thúc đẩy
con người làm việc và sáng tạo. Ngược lại, nếu không có được hứng thú thì cơng
việc chắc chắn khơng đạt được hiệu quả cao. Đại dịch COVID – 19 đang diễn ra
trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội, trong đó có hoạt
động giáo dục đào tạo. Việc “học trực tuyến” được áp dụng với hầu hết sinh viên
các trường đại học tại Việt Nam, trong đó có Đại học Vinh. Tuy nhiên, em nhận
thấy có một bộ phận sinh viên chưa có hứng thú trong việc học tập trực tuyến. Để
nâng cao hứng thú cho sinh viên. Em đưa ra một số biện pháp thực tiễn sau: về
phía nhà trường: cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ dạy học trực tuyến cho giảng viên; về phía giảng viên: chuẩn bị nội
dung giáo án, lồng ghép các hình thức truyền đạt kiến thức khác nhau cho sinh
viên: trị chơi, thảo luận nhóm, xem video,...; về phía sinh viên: tích cực, chủ động

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên

Liên hệ Zalo: 0389632001


14
tạo hứng thú trong học tập trực tuyến, hăng hái phát biểu, hợp tác xây dựng bài
học,...
2.2.3 Về yếu tố lý tưởng
Đây là yếu tố biểu hiện tập trung cao nhất của xu hướng trong cấu trúc nhân
cách vì nó xác định mục đích sống của cá nhân, mục tiêu và chiều hướng phát triển
của cá nhân. Nó là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của cá nhân và
được xây dựng từ nhận thức với tình cảm, cộng với ý chí mạnh mẽ do đó tạo cho
con người sức mạnh to lớn vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thậm chí khơng sợ hy
sinh để đạt tới mục đích.
Thực tiễn đời sống cho thấy: Lý tưởng ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành,
phát triển của tâm lý cá nhân. Nó là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân
cách, có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của con người. Khi
có lý tưởng, con người sẽ chủ động, có ý chí kiên cường, dám xả thân, hi sinh vì lý
tưởng bản thân đã xác định. Một số cách giúp chúng ta xác định được lý tưởng
sống của bản thân như: lập một dach sách những điều mình thích và ghét, làm bài
kiểm tra năng lực, đọc sách hay xem các video truyền cảm hứng,...
2.2.4 Về yếu tố thế giới quan
Thế giới quan xác định phương hướng hành động của con người và tạo động
lực cho họ. Thực tiễn thế giới quan trong cuộc sống đóng vai trị yếu tố sống động
của ý thức cá nhân, chỉ đạo cách thức tư duy và hành động của cá nhân. Thế giới
quan đồng thời cũng thể hiện lý luận, khái quát hóa quan điểm và hoạt động của xã
hội. Mỗi người luôn mong muốn tiếp thu những thế giới quan khác nhau, làm
phong phú thế giới quan cho mình và có thể điều chỉnh, định hướng cuộc sống.
Trong thực tiễn, khi giải quyết các vấn đề cụ thể, con người ta vướng phải
những vấn đề chung nên cần sự đóng góp của thế giới quan để xác định hướng gải
quyết cho vấn đề đó. Đối với sinh viên đại học, là những người đi theo con đường

học thuật nên cần hình thành cho mình thế giới quan khoa học đó là tin vào những
gì được chứng minh, lập luận và có bằng chứng rõ ràng.
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


15
2.2.5 Về yếu tố niềm tin
Niềm tin là sự kết hợp hệ thống nhu cầu, hứng thú, lý tưởng và thế giới
quan. Đây là những tri thức, nhận định, rung động, lí trí của con người. Niềm tin là
cở sở xây dựng chân lý của cá nhân. Con người hành động theo niềm tin, có niềm
tin thì có thể làm mọi việc, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ.
Thực tế đời sống, mỗi người cần phải có niềm tin. Việc đánh mất niềm tin sẽ
làm con người bị giảm nghị lực trong cuộc sống, đánh mất ý nghĩa cuộc sống của
chính mình. Điều đơn giản là khi chúng ta có niềm tin tích cực và hành động tích
cực thì sẽ xây dựng được hệ niềm tin đúng cho riêng mình. Đồng thời để có được
niềm tin từ người khác, mỗi cá nhân cần nỗ lực sống tốt, sống đẹp và cho đi thật
nhiều. Đứng dưới góc độ một sinh viên ngành báo, em nhận thấy công chúng đang
dần mất niềm tin vào truyền thơng, có một bộ phận nhà truyền thơng đưa thơng tin
sai sự thật, giật tít để câu view, câu like của công chúng, xuyên tác quan điểm,
đường lối của Đảng, Nhà nước. Nghề báo nếu thiếu đạo đức như vậy thì nguy cơ
hỏng nhiều thế hệ, gây mất niềm tin vào chế độ, có khi cịn làm lung lay cả cơ đồ
để mất đất nước. Chính vì vậy, mỗi nhà truyền thơng nói riêng cần nâng cao lương
tâm, trách nhiệm nghề nghiệp để gây dựng lại niềm tin của cơng chúng vào báo
chí.

III. KẾT LUẬN
Nhân cách con người là phẩm chất q giá vơ cùng, vì vậy mỗi người phải
tự hoàn thiện nhân cách, điều chỉnh xu hướng nhân cách sao cho phù hợp với bản
thân. Nhân cách của con người cấu trúc từ nhiều yếu tố: năng lực, tính cách, khí

chất và khơng thể thiếu yếu tố xu hướng. Chính xu hướng là cái đặc trưng, tạo nên
bản sắc, phương hướng phát triển của nhân cách. Con người cần thay đổi xu hướng
thì nhân cách mới có thể chuyển biến. Vậy nên, mỗi người cần biết thay đổi xu
hướng cho phù hợp với sự thay đổi của thời đại, của những chuẩn mực xã hội để
có được nhân cách phù hợp với xã hội. Hoàn thiện nhân cách là một q trình lâu
dài, địi hỏi tinh thần phấn đấu bền bỉ, kiên cường và có một câu nói rằng :“ Nhân
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


16
cách khơng phải dựa vào trí tưởng tượng mà có thể hình thành, mà nó phải do ý chí
nỗ lực và sự kiên định hình thành”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bích (1996). Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Luật sư Nguyễn Văn Dương (2021). Bài báo Phân tích xu hướng trong cấu trúc
nhân cách.
3. Vũ Thị Nho (2007). Tâm lý học phát triển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
4. PGS, TS Đặng Thanh Nga (2019). Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Công
an nhân dân, Hà Nội.
5. Đào Thị Oanh (2007). Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay, NXB Giáo
dục, Hà Nội.

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001




×