1
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
PGS.TS. Nguyễn Văn Song, Ths. Phạm Thị Thúy Lệ - Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Tóm tắt
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đang đang có xu hướng phát triển trong những năm gần
đây ở Việt Nam. Nghiên cứu phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Vĩnh Phúc cho
thấy: quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành khá phù hợp với chuyển dịch cơ cấu
ngành; mức GDP bình quân đầu người 1.532 USD thì cơ cấu lao động tương ứng hiện nay cơ cấu
lao động theo ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là (44 - 25 - 31) của Vĩnh Phúc còn nhiều
điểm bất hợp lý; quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối nhanh, sự
thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành tương đối lớn nhưng tỷ trọng lao động ngành nông
nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn chứng tỏ cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh vẫn ở trình độ thấp.
Các nguyên nhân cơ bản tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh là: Quá
trình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế; quá trình đô thị hoá ; quy
mô và chất lượng lao động ; tốc độ phát triển ngành dịch vụ còn chậm và không ổn định.
Từ khóa: cơ cấu lao động theo ngành, chuyển dịch, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
SUMMAY
Restructuring the sector is labor tends to develop in recent years in Vietnam. The study analyzes the restructuring of the labor sector in
Vinh Phuc Province show that the process of restructuring the labor sector is quite consistent with the restructuring of the industry; the
GDP per capita of $ 1,532, the structure corresponding to the current labor labor structure in agriculture - industry - service is (44 - 25 -
31) of Vinh Phuc many irrational points; restructuring process of the labor sector held relatively rapid change in the proportion of
workers of the sector but relatively large proportion of workers in the agricultural sector still accounts for a large proportion of the labor
structure demonstrates the province's industry is at a low level.
The underlying causes affecting the restructuring of the labor sector of the province are: The development of industrial parks, industrial
clusters are limited; urbanization process; the size and quality of labor; growth of service sector has been slow and unstable.
Keywords: labor structure in industry, transfer, agriculture, industry and services.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo của Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch & Đầu tư/2010), trong 10 năm qua, cơ cấu
lao động đã có sự chuyển hướng tích cực với tỷ lệ lao động nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng lao
động xã hội giảm từ 65,1% năm 2000 xuống 52,6% năm 2008 và năm 2010 còn 50%.
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ và liền kề Thủ đô Hà Nội,
Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi và tiềm năng cho sự phát triển kinh tế, có nguồn lao động dồi dào.
Đặc biệt, quá trình đô thị hoá nhanh chóng trong những năm gần đây dẫn đến sự thay đổi cơ bản
trong quan hệ lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn; việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất
trong các doanh nghiệp cũng dẫn đến hàng vạn lao động dôi dư, làm cho sức ép về lao động - việc
làm ngày càng trở nên gay gắt.Vậy trong những năm qua cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Vĩnh
Phúc thay đổi như thế nào? Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và trong nội bộ từng
ngành có những mặt được và hạn chế gì? Cần làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động theo ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc?
Mục tiêu của bài báo là phản ánh kết quả nghiên cứu về quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh.
2. NGUỒN SỐ LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tìm ra được kết quả nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, nhóm nghiên cứu
đã sử dụng các loại số liệu thứ cấp. Các số liệu này bao gồm nguồn số liệu về quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động (CCLĐ) theo ngành như: Số lượng lao động làm việc trong các ngành, trình độ,
chất lượng lao động, công tác đào tạo nghề cho chuyển dịch lao động. Các số liệu được thu thập từ
những nguồn số liệu có sẵn, các báo cáo, số liệu hàng năm Niêm giám thống kê tỉnh, Sở Lao động -
2
TB và XH. Nguồn số liệu sơ cấp bao gồm các số liệu được thu thập chủ yếu thông qua kết quả điều
tra lao động việc làm tại các phòng Lao động thương binh xã hội của các huyện, các trung tâm dạy
nghề của các huyện, tỉnh. Để xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương
pháp sau đây: Phương pháp thống kê mô tả, nhằm mô tả thực trạng lao động việc làm của người lao
động tại vùng nghiên cứu; Phương pháp so sánh, nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhằm xác
định sự thay đổi về tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao
động trong nội bộ ngành; Phương pháp dự báo cầu lao động qua năng suất, phương pháp này
nhằm dự báo lao động của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đến năm 2015, 2020.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
3.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2000 - 2010
3.1.1 Thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ba nhóm ngành
3.1.1.1 Động thái thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành trong nền kinh tế
600
650
700
750
800
850
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7
2
0
0
8
2
0
0
9
2
0
1
0
Nghìn người
L ao động
Đồ thị 1:
Biến động quy mô lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (2000 - 2010)
Nguồn: Niêm giám thống kê Vĩnh Phúc, 2010
Năm 2000 lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 632,03 thì đến năm 2007 là 767,08 người. Mặc
dù năm 2008, 2009 số lượng lao động có sụt giảm so năm 2007 nhưng đến năm 2010 quy mô lao động
lại tiếp tục tăng.
Giai đoạn 2000 - 2010 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động ngành công
nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tốc độ giảm lao động của ngành nông nghiệp khá nhanh so với mức
tăng của ngành công nghiệp và dịch vụ, tốc độ tăng lao động của ngành công nghiệp nhanh hơn
ngành dịch vụ.
Tính bình quân mỗi năm thì tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 2,4%, ngành công
nghiệp tăng 1,69% còn ngành dịch vụ tăng 2,1%.
767,08 nghìn người
3
Đồ thị 2: Tỷ trọng lao động các ngành trong giai đoạn 2000 - 2010
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2000 - 2010
3.1.1.2 Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành
Bảng 1: Cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành 2000 - 2010
Đơn vị tính: %
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Cơ cấu ngành kinh tế
NN - LN - TS 28,58
26,69
25,27
23,54
21,9
19,45
17,96
15,10
18,02
15,52
13,46
CN - XD 40,68
42,55
44,03
44,99
46,16
52,69
55,86
58,20
57,50
57,19
59,19
Dịch vụ 30,38
30,66
30,70
31,47
31,94
27,86
26,45
26,80
24,48
27,29
26,82
Cơ cấu lao động theo ngành
NN - LN - TS 85,71
84,78
80,14
78,80
64,44
59,22
56,61
54,31
51,97
49,00
44,00
CN - XD 6,44
7,00
8,68
9,54
16,97
16,64
19,33
20,58
21,34
22,00
25,00
Dịch vụ 7,84
8,23
11,19
11,66
18,58
24,14
24,56
25,11
26,68
29,00
31,00
Nguồn: Sở KH và ĐT tỉnh VP, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2000 - 2010
Số liệu bảng 1 cho thấy, trung bình mỗi năm tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp giảm 1,5%, ngành
công nghiệp tăng 1,9%, ngành dịch vụ giảm 0,4%. Trong khi đó, tỷ trọng lao động ngành nông
nghiệp giảm 4,2%, ngành công nghiệp tăng 1,8%, ngành dịch vụ tăng 2,4%.
Như vậy, tỷ trọng GDP
và tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm qua các năm, tỷ trọng GDP và tỷ trọng lao động công
nghiệp thì tăng qua các năm. Riêng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng lên qua các năm nhưng tỷ
trọng giá trị của ngành này lại biến động không ổn định và đã giảm đi so với năm 2000. Điều này
chứng tỏ rằng có sự bất hợp lý giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động
giữa các ngành. Cụ thể như cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc xét về mặt giá trị có dạng: công nghiệp,
dịch vụ và nông nghiệp. Nhưng cơ cấu lao động lại có dạng: nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp.
Mặt khác, để đánh giá chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động trong quan hệ so sánh với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2000- 2010 có thể dùng chỉ tiêu năng suất lao động của ba
nhóm ngành:
Bảng 2: Năng suất lao động của các ngành chủ yếu giai đoạn 2000 - 2010
ĐVT: Triệu đồng (giá SS năm 94)
4
2000 2005 2010
Chung toàn nền kinh tế 6,3
8,9
15,3
NSLĐ nông nghiệp 2,3
2,8
3,1
NSLĐ công nghiệp 20,6
37,8
37,3
NSLĐ ngành dịch vụ 15,3
19
24,3
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020
Kết quả điều tra cho thấy, trong thời kỳ này năng suất lao động bình quân của tỉnh tăng từ: 6,3 triệu
đồng/người lên 15,3 triệu đồng/người, tức gần 2,2 lần trong đó ngành công nghiệp và xây dựng là
tăng nhanh nhất 1,81 lần, tiếp đến là ngành dịch vụ tăng 1,6 lần. Thực trạng này phản ánh đúng
quy luật là các ngành sản xuất tư liệu sản xuất (công nghiệp, xây dựng phát triển nhanh nhất, kéo
theo tỷ trọng lao động tăng nhanh tiếp đến là ngành dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống
người dân). Nhưng thực trạng này cũng phản ánh sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động của tỉnh, mặc
dù trong ngành công nghiệp năng suất lao động cao nhưng quy mô của nó không đủ lớn để tiếp
nhận lao động từ ngành khác chuyển sang hoặc nếu có thì lao động chuyển sang cũng không đáp
ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu
của sự chuyển đổi và thị trường lao động.
Đồ thị 3: Biến động của hệ số co giãn lao động theo GDP qua các năm
Hệ số co giãn cao nhất là vào năm 2004 (e = 0,159), thấp nhất là vào năm 2005 (e = 0,031). Từ năm
2005 đến năm 2010 hệ số co giãn có xu hướng tăng. Hệ số co giãn của lao động theo GDP biến
động không đều qua các năm. Một mặt, nó chứng tỏ nhu cầu lao động cho tăng trưởng không ổn
định. Mặt khác, cho thấy tính hiệu quả và sự phân bố nguồn lao động của Vĩnh Phúc qua các năm
còn nhiều bất cập, không ổn định và bền vững. Đây cũng là bằng chứng cho thấy sự bất ổn trong
chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Vĩnh Phúc trong những năm qua.
3.1.1.3 Mối quan hệ giữa cơ cấu lao động theo ngành và GDP bình quân đầu người
Năm 2010 GDP/người của Vĩnh Phúc 1.531,58 USD (theo giá hiện hành) và cơ cấu lao động tương
ứng (44 - 25 - 31). Với mức GDP bình quân như vậy mà cơ cấu lao động như trên là không hợp lý,
tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ thấp trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp lại khá
cao (44%).
5
201,58
473,6
1.531,58
0
400
800
1200
1600
2000
2000 2005 2010
USD
G DP /ngư ời
Đồ thị 4: GDP bình quân/ người của tỉnh Vĩnh Phúc (2000 - 2010)
Nguồn: Tổng hợp Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2000 - 2010
Xét trong mối quan hệ với GDP bình quân đầu người thì cơ cấu lao động theo ngành của Vĩnh Phúc
như hiện tại là không hợp lý, tương quan lao động giữa 3 ngành không cân đối, lao động ngành
nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó tỷ trọng lao động ngành dịch vụ vẫn còn thấp.
3.1.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ từng nhóm ngành
3.1.2.1 Ngành Nông nghiệp
* Lao động và chuyển dịch lao động trong nội bộ ngành Nông nghiệp
Bảng 3: Quy mô và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp
2000 2005 2010
TĐ 00 - 05
(%)
TĐ 05 - 10
(%)
Quy mô lao động ngành nông nghiệp (nghìn người)
Tổng 422.916
332.747
275.000
- 21,3
- 17,4
NN - NL 417.291
326.148
267.193
- 21,8
- 18,1
Thuỷ sản 5.625
6.598
7.807
+ 17,3
+ 18,3
Cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp (%)
NN - NL 98.67
98.02
97.16
-6,5
- 8,6
Thuỷ sản 1.33
1.98
2.84
Nguồn: Tổng hợp Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2000 - 2010
Nhìn chung, xu hướng chuyển dịch lao động nội bộ ngành nông nghiệp khá hợp lý, lao động trong
ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông, lâm, tăng tỷ trọng
lao động ngành thuỷ sản. Tốc độ tăng ngành thuỷ sản khá nhanh nhưng do quy mô của ngành này
nhỏ nên ít có sự thay đổi về tỷ trọng, tỷ trọng lao động trong ngành ngư nghiệp chỉ dao động trong
khoảng từ 1- 3%. Trong khi đó mặc dù lao động tham gia vào nông lâm nghiệp có giảm nhưng do
quy mô lớn lên mức độ sụt giảm không đáng kể, nhóm ngành này vẫn giữ được tỷ trọng lao động
cao ở mức 97, 16%.
*
Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động trong ngành Nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành Nông nghiệp đã kéo theo sự chuyển dịch lao
động giữa các ngành trong khu vực này, sự chuyển dịch này hoàn toàn phù hợp với chủ trương
chuyển đổi cơ cấu GTSX của tỉnh. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch của cơ cấu lao động trong
nội bộ ngành diễn ra chậm hơn mức độ chuyển dịch cơ cấu GTSX giữa các nhóm ngành trong
ngành Nông nghiệp.
Bảng 4: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ngành Nông nghiệp
Đơn vị tính: %
6
Chỉ tiêu
Cơ cấu GTSX Cơ cấu lao động
2000 2010 % thay đổi 2000 2010 % thay đổi
Nông, lâm nghiệp 97,3
94,7
- 2,6
98,67
97,16
-1,51
Thuỷ sản 2,7
5,3
+ 2,6
1,33
2,84
+1,51
Tổng 100,00
100,00
-
100,00
100,00
-
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư, NGTK Vĩnh Phúc, 2010
Số liệu ở bảng 4 chỉ ra cơ cấu GTSX có sự chuyển dịch rõ nét so với chuyển dịch lao động trong
nội bộ ngành Nông nghiệp. Cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp năm 2000 so với năm 2010
giảm 2,6%, trong khi đó cơ cấu lao động của ngành này ở năm 2010 so với năm 2000 giảm
1,51% và cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản năm 2010 so với năm 2000 tăng 2,6%, tương ứng chuyển
dịch cơ cấu lao động của ngành thuỷ sản tăng 2,6%.
3.1.2.2 Ngành Công nghiệp
* Lao động và chuyển dịch lao động trong nội bộ ngành Công nghiệp
Kết trả phân tích cho thấy, chuyển dịch lao động trong nội bộ ngành công nghiệp tiến bộ: lao động
trong ngành công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng lao động ngành dệt may da giày,
cơ khí chế tạo sắt thép có xu hướng tăng dần lên, ngành công nghiệp khai thác vẫn ở giữ mức tỷ
trọng thấp. Tuy nhiên, quá trình dịch chuyển lao động trong nội bộ ngành công nghiệp còn nhiều
bất cập: lao động ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhưng không ổn định tăng giảm
thất thường trong khi xu thế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tỷ trọng lao
động của ngành công nghiệp chế biến xây dựng có xu hướng tăng theo thời gian. Điều này chứng tỏ
quá trình chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp không đảm bảo tính bền vững.
Bảng 5: Số lao động công nghiệp phân theo ngành công nghiệp (không tính cơ sở an ninh,
quốc phòng, Điện lực và chi nhánh doanh nghiệp)
Đơn vị tính: Người
Ngành công nghiệp 2000 2005 2006 2007 2008 2009
1. Công nghiệp khai thác 894
875
788
1.046
947
921
2. Công nghiệp chế biến 44703
52.713
50.105
62.882
67.205
68.623
2.1. Dệt may - Da giầy 9765
11.675
12.020
14.821
17.311
17.319
2.3. Cơ khí, chế tạo, sắt thép 7210
8.170
10.047
12.877
14.642
15.250
2.4. SXVLXD, khoáng PKL 10968
12.199
10.980
11.809
12.111
12.599
2.5 SX các SPCN khác 16760
20.669
21058
23375
23141
23455
3. SX PP điện, nước 145
163
217
234
243
270
Tổng số 45.742
53.751
51.110
64.162
68.395
69.814
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc,2000 - 2009
* Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động trong ngành Công nghiệp
Bảng 6: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ngành công nghiệp
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Cơ cấu GTSX Cơ cấu lao động
2000 2009 % thay đổi 2000 2009 % thay đổi
Công nghiệp khai thác 0,3
0,1
+ 0,2
1,95
1,32
- 0.63
Công nghiệp chế biến 99,7
99,5
- 0,2
97,73
98,29
+ 0,56
SX và PP điện, nước… 0,1
0,1
-
0,317
0,39
- 0,07
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc,2000 - 2009
7
Vĩnh Phúc có sự chuyển dịch cơ cấu GTSX và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các nhóm
trong ngành Công nghiệp chưa có sự tương ứng và rõ ràng. Số liệu Bảng 7 cho thấy, tỷ trọng
GTSX ngành công nghiệp chế biến năm 2009 giảm 0,2% so với năm 2000 nhưng tỷ trọng lao
động ở ngành này lại tăng (năm 2009 giảm 0,56% so với năm 2000), ngành công nghiệp khai
thác GTSX năm 2009 tăng 0,2% so với năm 2000, nhưng cơ cấu lao động tăng giảm 0,63%.
3.1.2.3. Ngành Dịch vụ
Nội bộ ngành dịch vụ được chia ra làm ba nhóm ngành cụ thể như sau:
- Nhóm I: Dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường (DVKD)
- Nhóm II: Dịch vụ sự nghiệp (DVSN)
- Nhóm III: Dịch cụ hành chính công (DVHCC)
Đồ thị 5 cho thấy, trong cơ cấu ngành dịch vụ, nhóm ngành I chiếm chủ yếu khoảng trên 40%. Năm
2000, tỷ trọng của nhóm ngành I là 48,31%, năm 2001 giảm xuống còn 48,16% đến năm 2009 là
65,31%.
Nhóm ngành II và III tuy có sự gia tăng về số lượng lao động nhưng về mặt tỷ trọng thì nhìn chung
đã giảm. Tỷ trọng ngành tăng mạnh vào năm 2004 và duy trì mức tăng liên tục đến năm 2009. Từ
năm 2000 đến năm 2009 nhóm ngành này đã tăng lên đáng kể về tỷ trọng và tổng số lao động. Số
lao động tăng thêm là 55,01 nghìn người, với tốc độ tăng là 48,19%/năm.
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
0
20
40
60
80
100
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7
2
0
0
8
2
0
0
9
Phần trăm (%)
Đồ thị 5: Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ
ngành dịch vụ (2000 - 2010)
Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu lao động ngành dịch vụ khá hợp lý. Từ năm 2000 đến năm 2009,
tỷ trọng lao động trong nhóm ngành I tăng liên tục, tỷ trọng lao động trong nhóm ngành II, III giảm
dần. Xu hướng phát triển hợp lý của ngành dịch vụ đó là những ngành dịch vụ kinh doanh có tính
chất thị trường có xu hướng tăng lên. Do vậy, với quy mô và mức tăng của nhóm ngành I đã chứng
tỏ tính hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành dịch vụ.
* Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động trong ngành Dịch vụ
Bảng 7: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ngành Dịch vụ
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Cơ cấu GTSX Cơ cấu lao động
2000 2009 % thay đổi 2000 2009 % thay đổi
Nhóm I 50,25
68,14
+ 17,89
48,31
65,31
+17
Nhóm II 32,58
21,30
- 11,28
30,67
19,69
- 10,98
Nhóm III 17,17
10,56
- 6,61
20,94
12,99
- 7,95
Nguồn: NGTK tỉnh Vĩnh Phúc, 2000 - 2009
8
Qua Bảng 7 cho thấy cơ cấu GTSX đã ảnh hưởng tích cực đến sự chuyển dịch lao động. Tỷ trọng
cơ cấu GTSX nhóm I năm 2009 tăng 17,89% so với năm 2000, tỷ trọng cơ cấu lao động năm 2005
cũng tăng 17% so với năm 2000. Tỷ trọng GTSX nhóm III giảm 6,61% so với năm 2000, nhưng cơ
cấu lao động trong lĩnh vực đã giảm nhanh hơn cơ cấu GTSX rất nhiều, năm 2009 giảm 7,95% so
với năm 2000.
Nhìn chung, ngành dịch vụ sự chuyển dịch cơ cấu GTSX có biến động tương đối lớn giữa hai thời
điểm 2000 và 2009 nhưng tương ứng với giai đoạn này thì tốc độ chuyển dịch lao động có sự thay
đổi đáng kể và tập trung tăng nhanh vào nhóm ngành I.
3.2 Kết luận rút ra từ thực trạng và xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh
Vĩnh Phúc
Mặt được
Quá trình CD CCLL diễn ra nhanh;BQ tỷ trong ngành NN giảm 2,4%, CN tăng
1,69% và DV tăng 2,1%
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành phù hợp với cơ cấu ngành
Bình quân mỗi năm tỷ lệ cơ cấu LĐ của các ngành chuyển dịch khoảng 2,7%
Cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp, dịch vụ phù hợp với xu hướng
phát triển kinh tế
Cơ cấu lao động theo ngành vẫn ở trình độ thấp, lao động ngành NN (chiếm 44%)
Hạn chế
Chuyển dịch lao động giữa các ngành không ổn định, thiếu tính bền vững
Cơ cấu lao động trong nội bộ ngành NN còn lạc hậu
Chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành CN chưa ổn định, chưa phù hợp với xu thế
CD cơ cấu GTSX
3.3 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu theo ngành trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc
3.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 8: Tổng hợp kết quả tăng trưởng Vĩnh Phúc so với miền núi phía Bắc và cả nước giai
đoạn 2000 - 2010
Đơn vị tính: %
Vĩnh Phúc Vùng núi phía Bắc Cả nước
Toàn nền kinh tế 17,97
6,6
7,5
Nông nghiệp 5,38
4,7
3,6
Công nghiệp 20,61
8,6
10,3
Dịch vụ 20,36
6,3
7,0
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Từ kết quả trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc trong giai đoạn vừa qua ở mức cao so với
vùng núi phía Bắc và cả nước tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng dần
tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp. Năm 2000 tỷ trọng lao động còn ở mức cao 85,71% thì đến
năm 2010 chỉ còn ở mức 44% trong vòng 10 năm mà tỷ trọng lao động trong nông nghiệp đã giảm
41,71%, trung bình mỗi năm tỷ trọng nông nghiệp giảm 4,17% tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch
vụ tăng lần lượt 1,85 và 2,32%.
Bên cạnh đó tốc độ phát triển của Vĩnh Phúc luôn ở mức cao so với mặt bằng chung của cả nước,
bình quân giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh là 17 - 18%. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế còn nhanh đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông thôn đã phần nào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
lao động trong các ngành. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động cao, là nhân tố tác động làm giảm tỷ
trọng lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 44 % trong khi đó tỷ trọng lao động khu vực nông
nghiệp năm 2010 của cả nước là trên 50%.
3.3.2 Quá trình phát triển các khu công nghiệp
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua gắn
chặt với quá trình hình thành phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp của tỉnh, gắn với quá
9
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp, tăng
tỷ trọng GDP ngành công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, một trong những yếu tố tác động mạnh nhất
đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đó là sự phát triển của các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Tuy nhiên, quá trình phát triển các khu công nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn và nảy sinh nhiều
bất cập:
Một là, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng diễn ra tương đối khó khăn, phát sinh nhiều
vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết thoả đáng, điều hoà, cân bằng các mối quan hệ về lợi ích
của các đối tượng liên quan. Do vậy tiến độ về giải phóng mặt bằng nhiều khi không kịp nhu cầu
thuê đất của các chủ dự án đầu tư.
Hai là, hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp phát triển chậm, chưa theo
kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển đồng bộ của khu công nghiệp; nhất là nhà ở công nhân và
các dịch vụ phục vụ cho công nhân lao động.
Ba là, một số chính sách ưu đãi của tỉnh đã ban hành nhưng chưa giải quyết cho nhà đầu tư.
Một số chính sách cho phát triển khu công nghiệp chậm đổi mới, đây là hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường đầu tư.
Bốn là, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, địa phương trong giải quyết các thủ tục hành
chính sau cấp phép cho nhà đầu tư còn chưa rõ ràng, kịp thời như: đăng ký mã số thuế, hải quan,
con dấu, cấp giấy xác nhận dây chuyền đồng bộ; thủ tục về cấp sổ đỏ giá trị quyền sử dụng đất.
Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển công nghiệp, tốc độ chuyển
dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành trong những năm qua.
3.3.3 Quá trình đô thị hoá
Quá trình đô thị hoá đang xảy ra và tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, diện tích đất
nông nghiệp ngày càng thu hẹp để nhường chỗ cho các khu vực đô thị, các khu công nghiệp phát
triển ngày càng lớn, cùng với thực trạng trên lao động nông nghiệp sẽ dôi ra và áp lực tìm việc ngày
một lớn, dân số nông thôn trở thành dân số thành thị, lao động nông nghiệp chuyển qua ngành nghề
khác. Chính vì lẻ đó việc khảo sát chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành dưới sự tác động của đô
thị hoá là rất cần thiết, để làm rõ sự chuyển dịch trên thì các vấn đề sau đây được thảo luận: (i) cơ
cấu dân số thành thị - nông thôn; (ii) chênh lệch thu nhập giữa thành thị - nông thôn
3.3.3.1 Cơ cấu dân số nông thôn - thành thị
Bảng 9: Dân số tỉnh Vĩnh Phúc chia theo nông thôn - thành thị và tỷ lệ đô thị hoá (2000 -
2009)
ĐVT: Nghìn người
Năm Tổng số
Dân số
nông thôn
Dân số
thành thị
Tỷ lệ (%)
Nông thôn Thành thị Đô thị hoá
2000 1104,1
984,4
119,7
89
11
11
2003 1134,1
996,5
137,6
89
12
12
2005 1157,0
990,3
166,7
86
14
14
2009 1003,0
778,1
224,9
78
22
22
Nguồn : Niên giám thống kê Vĩnh Phúc, 2009
Từ kết quả phân tích cho thấy tốc độ đô thị hoá trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000 - 2003 không có sự
thay đổi. Giai đoạn 2003 - 2009 tốc độ đô thị hoá diễn ra rất chậm. Nếu như năm 2003 dân cư cư
trú ở khu vực nông thôn là 89% thì đến năm 2009 tỷ lệ này vẫn ở mức cao 78%. Dân cư cư trú ở
khu vực thành thị rất thấp năm 2009 chỉ là 22%. So với năm 2000 đến năm 2009, tỷ lệ dân thành
năm 2009 tăng 11%, bình quân mỗi năm tăng 1,2%.
3.3.3.2 Chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị
10
Kết quả phân tích cho thấy GDP/người của Vĩnh Phúc theo giá so sánh năm 1994 trong giai đoạn
2000 - 2010 tăng bình quân 22%/năm, từ 2,98 triệu đồng (2000) lên 29,1 triệu đồng (2010). Trong
khi đó GDP/người trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng từ 1,82 triệu đồng (2000) 6,85 triệu đồng
(2010), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này 6,62%/năm. So với năm 2000 GDP/người trong
lĩnh vực phi nông nghiệp, tăng từ 3,31 triệu đồng 22,25 triệu đồng (2010), tốc độ tăng bình quân
trong thời kỳ này là 20,98%/năm.
Bảng 10: GDP/người trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (2000 - 2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 TĐ 00 -10 (%)
GDP/người 2,98 10,35
29,10
22,25
GDP/người nông nghiệp 1,82
3,46
6,85
6,62
GDP/người phi nông nghiệp 3,31
8,49
22,25
20,98
So sánh GDP PNN/NN (lần) 1,82
2,45
3,2
Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê tỉnh 2010 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân tỉnh , 2010
Nhìn chung qua số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân trên đầu người của người dân Vĩnh
Phúc tăng rất nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp cũng
tăng nhanh nhưng tốc độ chậm hơn so với lĩnh vực phi nông nghiệp. Vì vậy hiện tượng phân hoá
giàu nghèo giữa hai lĩnh vực này đã và đang xảy ra . Khoảng cách này ngày càng tăng trong tương
lai. Cụ thể, năm 2000 thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp gấp 1,82 lần so với khu vực nông
nghiệp nhưng đến năm 2010 thì gấp 3,2 lần.
Tóm lại: Đô thị hoá và công nghiệp hoá đã thực sự thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động
trong thời gian qua 2000-2010, với diện tích đất nông nghiệp giảm đi thì vấn đề bán thất
nghiệp ở nông thôn ngày càng nhiều, cùng với sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành
thị ngày càng xa,… các yếu tố này tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, chính
vì vậy cần có chính sách giúp cho người lao động nông thôn chuyển đổi ngành nghề phù hợp
nhằm tăng thu nhập.
3.3.4 Quy mô, chất lượng lao động
3.3.4.1 Số lượng lao động
16.50%
9.0%
5.9%
14.0%
12.9%
10.9%
1.0%
9.6%
9.8%
10.4%
0%
4%
8%
12%
16%
20%
<
1
5
1
5
-
1
7
1
8
-
1
9
2
0
-
2
4
2
5
-
2
9
3
0
-
3
4
3
5
-
3
9
4
0
-
4
4
4
5
-
4
9
>
5
0
Nhóm tuổi
Phần trăm (%)
Đồ thị 6: Cơ cấu dân số Vĩnh Phúc phân theo nhóm tuổi năm 2009
Qua đồ thị 6 cho thấy, số người dưới độ tuổi lao động (0-14) chiếm 16,5%. Phân tích theo nhóm
tuổi, thì những nhóm tuổi 20-24, 25-29, 30-34 chiếm tỷ trọng cao trong tổng số, với tỷ trọng lần
lượt là 14%, 12,9% và 10,9%. Qua kết quả điều tra cho thấy, số người trong độ tuổi từ 15-29 chiếm
41,8% trong tổng số dân số, tỷ trọng nhóm tuổi trên 35 chiếm 30,8% và tỷ trọng nhóm tuổi từ 0 -
14 chiếm 16,5% và đây là nguồn nhân lực dồi dào thuận lợi cho việc cung ứng lao động trong phát
triển kinh tế xã hội trong thời gian này. Tuy nhiên ta thấy nhóm tuổi trẻ từ 0 - 14 tuổi chiếm tỷ
11
trọng rất thấp so với hai nhóm tuổi 15 - 30 và trên 35, vì vậy trong tương lai dân số của tỉnh đang đi
vào cơ cấu dân số già.
3.3.4.2 Chất lượng lao động
- Trình độ học vấn:
0 10 20 30 40 50 60
2000
2009
Năm
Phần trăm (%)
Mầm non, tiểu học Sơ cấp nghề Trung cấp
THCS THPT Cao đẳng, Đại học
Đồ thị 7: Cơ cấu trình độ học vấn của dân số Vĩnh Phúc (2000 - 2009)
Kết quả điều tra cho thấy, trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi đi học được nâng lên rõ rệt điều
này được thể hiên qua tỷ lệ huy động trẻ đến trường. Cụ thể: Tỷ lệ dân số có trình độ tiểu học giảm
6,5% . So với năm 2000, dân số có trình độ THCS tăng 16,44% và trình độ từ cao đẳng, đại học trở
lên chiếm 5,34% trong tổng dân số. Tuy nhiên cơ cấu trình độ dân số trên cũng phản ánh, phần lớn
dân số trong độ tuổi ở THCS và THPT còn chiếm tỷ lệ cao (46,75%) đã thôi học và trình độ học
vấn của nhóm khó có thể phát triển trong tương lai.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Bảng 11: Cơ cấu dân số (từ 15 tuổi trở lên) tính đến năm 2009 phân theo nhóm tuồi và trình
độ chuyên môn
Đơn vị tính: %
Chưa đào tạo
CMKT
Sơ cấp
nghề
Trung
cấp nghề
Trung học
chuyên nghiệp
Cao đẳng
nghề/CĐ
Đại học
15-17 99,1
0,2
0,7
18-19 95,9
2,1
1,7
02
0,1
20
-
24
79,9
4,4
6,7
4,0
3,3
1,7
25-29 76,3
4,2
6,1
4,1
3,9
5,5
30
-
34
84,2
3,2
2,3
2,2
2,6
5,5
35-39 89,0
2,5
1,9
1,4
1,6
3,7
40-44 91,6
2,1
1,7
1,6
0,9
2,3
45
-
49
89,7
2,0
1,8
2,7
1,4
2,3
>50 86,2
2,5
3,0
3,8
1,8
2,7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2009
Số liệu Bảng 11 cho thấy dân số chưa qua đào tạo trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ rất lớn, cao nhất ở
nhóm tuổi (15 - 17) chiếm đến 99,1%, thấp nhất là 76,3% ở nhóm tuổi 25-29. Bộ phận lao động
này tập trung ở khu vực nông thôn và chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Số lao động có
trình độ sơ cấp, trung cấp nghề/ chuyên nghiệp chiếm 68,6%, số lao động này chủ yếu làm công
nhân kỹ thuật trong các nhà máy công ty. Còn lại 39,5% dân số có trình độ cao đẳng, đại học trở
lên trong đó 14,7% là từ độ tuổi từ 25 đến 39, đây là những lao động có trình độ chuyên môn làm
cán bộ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức tài chính, ngân hàng và cán bộ quản lý các doanh
nghiệp, công ty.
Như vậy, từ những phân tích trên có thể khẳng định quy mô và chất lượng lao động là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
12
3.5 Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đến năm 2020
Đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Phát triển các khu công nghiệp phải
đảm bảo sự phát triển bền vững về: kinh tế, xã hội và môi trường; đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền
với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn; Phát
triển các KCN, CCN gắn liền với phát triển đô thị, vùng phụ cận và khu vực nông thôn: Tiếp tục
mở rộng các KCN, CCN; Khắc phục những khó khăn và hạn chế trong phát triển các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp
Phát triển mạnh các ngành thương mại - dịch vụ: Xây dựng hai trung tâm thương mại tại thành
phố Vĩnh Yên và thị xãn Phúc Yên làm đầu mối liên kết và cung cấp thông tin thị trường, hướng
dẫn sản xuất và làm cầu nối giữa sản xuất- tiêu dùng; Nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, mở rộng
phát triển hợp tác xã thương mại - dịch vụ ở các huyện và thành phố; Xây dựng các doanh nghiệp
chủ lực để áp dụng hình thức kinh doanh hiện đại; Đổi mới công tác quản lý nhà nước về thương
mại - dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đồng thời giúp các doanh nghiệp kinh
doanh thuận lợi và đạt hiệu quả.
Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: Cơ giới hoá - Thuỷ
lợi hoá - Ứng dụng công nghệ sinh học; Nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nông nghiệp
Giải quyết việc làm cho lao động trong khu vực có đất thu hồi: Tiếp tục thực hiện đầy đủ các
chính sách về bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ dân có đất thu hồi. Rà soát các chính sách hiện hành
để có cơ sở bổ sung, điều chỉnh chính sách cho phù hợp; Có chính sách hỗ trợ về học nghề cho
người lao động, lập quỹ hỗ trợ đào tạo cho người lao động có đất thu hồi. Mở các lớp học nghề,
hướng nghiệp miễn phí tại các địa phương có đất thu hồi giúp người lao động trong khu vực này có
điều kiện chuyển đổi nghề và ổn định cuộc sống.
4. KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu phù hợp với quá trình phát triển,
với quy luật vận động của xã hội. Trong những năm qua, Đảng và chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã
có những biện pháp có tính chiến lược, chủ trương ưu tiên thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu
lao động theo ngành. Tuy đã đạt được những thành công nhất định, song quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động theo ngành vẫn còn nhiều bất cập, tác động không tốt đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế của tỉnh. Từ việc phân tích thực trạng, chúng tôi đưa ra những kết luận quan
trọng về quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua :
Một là, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành khá phù hợp với chuyển dịch cơ
cấu ngành.
Hai là, với mức GDP bình quân đầu người 1. 531, 58 USD thì cơ cấu lao động tương ứng hiện nay
thì cơ cấu lao động theo ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là (44 - 25 - 31) của Vĩnh Phúc
còn nhiều điểm bất hợp lý.
Ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối nhanh, sự thay đổi tỷ
trọng lao động của các ngành tương đối lớn nhưng tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm
tỷ lệ lớn chứng tỏ cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh vẫn ở trình độ thấp.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Vĩnh Phúc bị tác động bởi một số yếu tố. Đó
là: Quá trình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế; Quá trình đô thị hoá ;
quy mô và chất lượng lao động ; tốc độ phát triển ngành dịch vụ còn chậm và không ổn định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thời kỳ 1997 - 2008 theo địa giới
hành chính mới tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm
2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, Báo cáo kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 5 năm thời kỳ (2001-2005) của tỉnh Vĩnh Phúc
3. Niên gián thống kê Vĩnh Phúc năm 2000 - 2009
4. Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch & Đầu tư báo cáo 2010