Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp trên đại bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.73 KB, 68 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, công nghiệp sẽ là
động lực rất quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của một đất
nước nói chung và một tỉnh nói riêng. Trong khu vực kinh tế trọng điểm phía
Bắc thì Hải Dương là tỉnh cũng rất đáng chủ ý bởi công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hải Dương thời gian qua tăng trưởng tương đối nhanh, có vai trò ngày
càng lớn trong cơ cấu kinh tế. Năng lực sản xuất đa dạng hơn, nhiều chủng
loại hàng hóa đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, sản phẩm xuất khẩu tăng
khá. Tuy nhiên, còn những tồn tại cần sớm giải quyết: Công nghiệp phát triển
theo chiều rộng, giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ VA/GO có xu hướng tăng nhanh;
Những ngành thâm dụng lao động vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị
sản xuất công nghiệp trên địa bàn; Đa số doanh nghiệp công nghiệp có trình
độ công nghệ trung bình và dưới trung bình; Năng lực cạnh tranh còn yếu,
năng suất lao động, trình độ quản lý, trình độ khoa học - công nghệ, năng lực
tiếp thị… còn hạn chế; Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển nên nguyên phụ
liệu phần lớn vẫn phải nhập khẩu; Môi trường công nghiệp, môi trường sinh
thái đứng trước nguy cơ ô nhiễm nặng nề.
Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa Việt Nam đến năm 2020
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong bối cảnh kinh tế thế
giới có nhiều biến động cần nhanh chóng đề xuất các chính sách và giải pháp
phù hợp giúp ngành công nghiệp của tỉnh chuyển dịch cơ cấu, tiếp tục phát triển
nhanh, ổn định và bền vững.
Nhận thức được những vấn đề này, trong chuyên đề thực tập em đã chọn
đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp trên đại bàn tỉnh Hải Dương


giai đoạn 2015” nhằm mục tiêu xác định rõ cơ cấu công nghiệp của tỉnh Hải
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Dương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và có nhiều biến động như hiện
nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp theo hướng tích cực.
Về bố cục gồm những phần sau:
Phần 1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Phần 2. Tổng quan kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương.
Phần 3. Hiện trạng công nghiệp Hải Dương.
Phần 4. Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm và tầm quan trọng của cơ cấu ngành tới sự phát triển
kinh tế.
Phát triển kinh tế theo cách hiểu toàn diện được đánh giá theo ba tiêu
thức cơ bản là : tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự thay đổi
trong các chỉ tiêu xã hội.
- Đánh giá theo tiêu thức tăng trưởng kinh tế :
Theo mô hình kinh tế thị trường, thước đo tăng trưởng kinh tế được xác
định theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia (SNA), bao gồm các chỉ
tiêu:
+ Tổng giá trị sản xuất (GO)
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

+ Thu nhập quốc dân (NI)
+ Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI)
+ Thu nhập bình quân đầu người.
- Đánh giá cơ cấu kinh tế :
Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện các góc độ
của cơ cấu kinh tế, bao gồm: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ
cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế, cơ cấu tái sản xuất, cơ cấu
thương mại quốc tế.
- Đánh giá sự phát triển xã hội
Tiến bộ xã hội mà trung tâm là vấn đề phát triển con người được xem là
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tiêu thức đành giá mục tiêu cuối cùng của phát triển. Sự phát triển được xem
trên những khía cạnh sau đây: các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con
người (chỉ tiêu phản ánh mức sống, chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân
trí, chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe…), chỉ tiêu đói nghèo
và bất bình đẳng.
Trong ba tiêu thức đánh giá phát triển trên, cơ cấu kinh tế được xem như
là tiêu thức phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các
giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng
khác nhau như : cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần
kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế… Trong đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất
vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng gia
tăng giá trị sản xuất và phát triển bền vững chính là một nội dung quan trọng
của quá trình công nghiệp hoá đất nước.
1.1. Cơ cấu ngành kinh tế.
“Là sự tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối
quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành

với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế
- xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.”
Như vậy phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau:
- Tổ hợp giữa các ngành với số lượng không nhất định và ngày càng
hoàn thiện với sự phân công theo ngành (tổ hợp ngành chính là sự
phân ngành)
- Khi nghiên cứu cơ cấu ngành, cần xem xét trên 2 khía cạnh. Đó là
khía cạnh chất lượng và số lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng
của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnh
chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau.
Tại sao khi phân tích kinh tế phải sử dụng giá hiện hành? Do giá hiện
hành thể hiện giá trị có thể thấy được trong thực tế; trong mỗi thời điểm cơ
cấu kinh tế đó sẽ thể hiện đúng thực chất giá trị của nó. Từ đó giúp chúng ta
có cái nhìn đúng về bản chất của nền kinh tế lúc đó.
Còn trong trường hợp nào cơ cấu kinh tế sử dụng giá so sánh? Câu trả
lời là để biết được so với một thời điểm cố định nào đó sẽ xem xét được cơ
cấu kinh tế đó thay đổi như thế nào; và khi các sự thay đổi về thị trường, giá
cả biến động quá lớn không thể xác định trước được.
1.2. Tầm quan trọng của cơ cấu ngành tới sự phát triển của nền
kinh tế.
Việc nghiên cứu cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành có ý nghĩa
hết sức quan trọng.
- Cơ cấu ngành có vai trò quan trọng quyết định đối với cơ cấu kinh tế,
cơ cấu ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế, sự phát
triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động
chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành phản ánh mối quan hệ giữa các ngành với
tăng trưởng kinh tế. Trước hết chuyển dịch cơ cấu ngành gắn liền với
tăng trưởng của ngành và của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có bền
vững hay không, có hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng
chuyển dịch cơ cấu ngành có linh hoạt có phù hợp với điều kiện bên
trong hay bên ngoài và lợi thế tương đối của nền kinh tế hay không.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện tính hiệu quả trong việc phân bổ
nguồn lực.
Và trong xu thế hội nhập như hiện nay, việc lựa chọn và chuyển dịch
hợp lý cơ cấu ngành dựa trên lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh là cơ
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sở cho việc tham gia thực hiện và hội nhập thành công.
2. Phân loại cơ cấu ngành công nghiệp
Hệ thống phân loại: Hệ thống phân loại đang sử dụng là hệ thống phân
ngành kinh tế tiêu chuẩn của Việt Nam (VISC) được thể hiện qua Nghị định
75/CP ngày 27/10/1993, được xây dựng trên hệ thống phân ngành kinh tế
theo tiêu chuẩn quốc tế (ISIC). Tuy nhiên, hiện nay theo quyết định số
10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, đã
có hệ thống phân ngành công nghiệp mới, nhưng do các số liệu được sử dụng
trong chuyên đề này lại sử dụng hệ thống trên nên trong chuyên đề này sẽ vẫn
tiếp tục sử dụng hệ thống phân ngành công nghiệp cũ. Cụ thể:
Công nghiệp khai thác bao gồm: Khai thác than, Khai thác dầu thô và
khí tự nhiên, Khai thác quặng kim loại, Khai thác đá và các mỏ khác
Công nghiệp chế biến bao gồm : cơ khí, sản xuất kim loại , điện tử và
công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến nông lâm thủy sản, dệt may và da
giầy, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khác.
Trong đó:
- Cơ khí bao gồm: sản xuất (SX) sản phẩm bằng kim loại, SX máy móc

thiết bị, SX thiết bị điện, SX dụng cụ y tế, SX sửa chữa xe có động
cơ, SX sủa chữa các phương tiện vận tải khác.
- Điện tử và công nghệ thông tin : SX thiết bị văn phòng, máy tính; SX
radio, TV, thiết bị truyền thông.
- Hóa chất : SX than cốc và sp dầu mỏ tinh chế; SX hóa chất và các sp
hóa chất; SX sp cao su và plastic.
- Chế biến nông lâm thủy sản: SX thực phẩm, đồ uống; SX thuốc lá,
thuốc lào; SX sản phẩm gỗ, lâm sản; SX giấy và các sản phẩm bằng
giấy; SX giường tủ, bàn ghế.
- Dệt may, da giầy : SX dệt; SX trang phục; SX bằng da, giả da.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Điện, ga, nước : Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hoà không khí….
3. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng
3.1. Khái niệm: Chuyển dịch cơ cấu ngành.
Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo
từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Quá
trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày
càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là
thay đổi về số lượng giữa các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm
sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc
chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung
của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây
dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu
cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
3.2.1. Các nhân tố khách quan

Thị trường
Thị trường tác động trực tiếp tới việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp của một nước hay một tỉnh. Hạt nhân cơ bản của nền công
nghiệp là các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất
phát từ quan hệ cung cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường để hoạch định
chiến lược kinh doanh. Thị trường tác động tới đầu vào và đầu ra của doanh
nghiệp. Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp để
thích ứng với các điều kiện của thị trường được tổng hợp lại thành sự hình
thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Không chỉ thị trường hàng hóa dịch vụ mới ảnh hưởng tới chuyển dịch
cơ cấu công nghiệp, mà còn có thị trường lao động, thị trường khoa học công
nghệ…
Các nguồn lực và lợi thế của tỉnh.
- Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, hải sản…) và các điều
kiện tự nhiên cần thiết cho sự phát triển công nghiệp là các yếu tố hoặc trở
thành đối tượng lao động để phát triển các ngành khai thác và chế biến, hoặc
trở thành điều kiện để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp. Tài
nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ
cho phép xây dựng cơ câu công nghiệp gồm nhiều ngành với nền tảng vững
chắc để phát triển.
- Dân số và lao động được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển
kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng. Dân số và mức sống của dân cư tạo
thành thị trường nội địa to lớn mà các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng phải phát triển mạnh mẽ mới đáp ứng nhu cầu. trình độ dân trí, khả năng
tiếp thu kỹ thuật mới của lao động tạo thành cơ sở quan trọng để phát triển
các ngành công nghiệp kỹ thuật cao.
- Vị trí địa lý kinh tế là một lợi thế khi xác định cơ cấu công nghiệp.

Trong điều kiện nền kinh tế mở, tăng cường hội nhập quốc tế, có được vị trí
địa lý ở đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế sẽ là một lợi thế.
- Sự ổn định về kinh tế chính trị - xã hội tạo môi trường thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế, động viên điều tra trong nước và thu hút đầu tư nước
ngoài vào phát triển công nghiệp.
Tiến bộ khoa học – công nghệ.
Cơ cấu công nghiệp vừa phải phản ánh xu thế phát triển khoa học, công
nghệ vừa phải biểu thị khả năng ứng dụng những thành tựu mới của khoa học
công nghệ. Sự ảnh hưởng của tiến bộ khoa học công nghệ đến cơ cấu công
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghiệp thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
- Thúc đẩy sự phát triển phân công lao động xã hội. Đồng thời sự phân
công lao động hợp lý lại thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Phân công
lại lao động là tác nhân trực tiếp của sự hình thành các ngành công nghiệp và
sự phân hóa nội bộ công nghiệp thành các phân hệ khác nhau. Bởi vậy, trình
độ khoa học công nghệ (KHCN) càng cao, phân công lao động xẫ hội càng
sâu thì công nghiệp diễn ra càng mạnh và do vậy cơ cấu công nghiệp càng
phức tạp.
- Việc thực hiện các nội dung của tiến bộ khoa học công nghệ trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đòi hỏi phải phát triển mạnh một
số ngành công nghiệp.
- Tiến bộ khoa học công nghệ không những tạo ra nhưngc khả năng sản
xuất mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành, làm tăng tỷ trọng của
chúng trong cơ cấu công nghiệp, mà còn tạo ra những nhu cầu mới. chính nhu
cầu mới này đòi hỏi sự ra đời và phát triển mạnh một số ngành.
- Tiến bộ khoa học công nghệ hạn chế tác động bất lợi của thiên nhiên,
cho phép phát triển ngay cả khi những điều kiện tự nhiên khồn thuận lợi.
Sự ảnh hưởng của nhân tố này đến cơ cấu công nghiệp phụ thuộc

vào chính sách khoa học công nghệ. Việc thực hiện chính sách này chính là
điều kiện vận dụng nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ vào việc thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn tới chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong
điều kiện hiện nay. Sự ra đời của ngành công nghiệp mới, sự gia tăng qui mô
sản xuất hay tốc độ phát triển của ngành công nghiệp nào đó, việc gia tăng
năng lực cạnh tranh, sản phẩm hay doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng rất lớn
của nhân tố này.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.2.2. Nhân tố chủ quan
Môi trường thể chế
Môi trường thể chế là biểu hiện của quan điểm, ý tưởng và hành động
của Nhà nước trong việc phát triển và các hoạt động kinh tế xã hội khác.
Trong việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, Nhà nước có hai vai trò quan
trọng:
- Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược phát triển công
nghiệp nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Một
chiến lược đúng sẽ đưa ra công nghiệp phát triển nhanh, có hiệu quả, bền
vững và ngược lại.
- Nhà nước tạo môi trường thể chế để khuyển khích, động viên hoặc tạo
áp lực để các nhà thầu đầu tư trong nước và ngoài nước vận động theo định
hướng đã định.
3.2.3. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Thứ nhất, tiêu chí thể hiện tốc độ chuyển dịch được đánh giá qua chỉ
tiêu sau: qui mô và tỷ trọng sản xuất mỗi ngành công nghiệp trong tổng thể
ngành công nghiệp.
Phương pháp đánh giá trình độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế phổ biến nhất

là phương pháp vectơ. Để lượng hóa mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa
hai thời điểm to và t1, thường dùng công thức sau:
Cos(φ) =
( ) ( )
( ) ( )
1
2 2
1
i o i
i o i
S t S t
S t S t

∑ ∑
Trong đó: Si(t) là tỷ trọng ngành i tại thời điểm t.
(φ) được coi là góc hợp bởi hai vectơ cơ cấu S(to) và S(t1). Khi đó
cos(φ) càng lớn bao nhiêu thì các cơ cấu càng gần nhau bấy nhiêu và ngược
lại. Khi cos(φ) = 1 thì góc giữa hai vetơc này bằng 0 điều đó có nghĩa là hai
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cơ cấu đồng nhất. Khi cos(ϕ) = 0 vậy: 0< ϕ< 90°
Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch có thể so sánh góc phi
với giới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vectơ. Do vậy, tỷ số ϕ/90° phản
ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu.
Thứ hai, tiêu chí thể hiện tính hiệu quả được đánh giá qua chỉ tiêu : hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư, tăng năng suất lao động.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhìn bề ngoài chỉ là sự thay
đổi giữa các con số, một số ngành có tỷ trọng tăng lên, một số ngành lại có tỷ
trọng giảm xuống. Vậy để đánh giá được sau sự chuyển dịch đ, nền kinh tế đã

đạt được những gì, thì când phải đánh giá bởi chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
và năng suất lao động qua các giai đoạn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một trong những biện pháp cực
kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững
Công thức hệ số ICOR : k = ∆K/∆Y.
(trong đó : Y: sản lượng, K: vốn)
Tiêu chí thứ hai của tính hiệu quả là năng suất lao động, năng suất lao
động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Một cơ cấu hợp lý sẽ tác động làm tăng năng suất lao động, do đó, qua
năng suất lao động có thể đánh giá cơ cấu ngành công nghiệp đã hiệu quả hay
chưa.
Thứ ba, tiêu chí thể hiện tính phù hợp, hợp lý được đánh giá qua chỉ
tiêu: xu hướng chuyển dịch có phù hợp với xu thế chung của thế giới hay
không? Nếu như trước đây, vào những năm đầu ở thập kỷ 90 của thế kỷ trước
khi trình độ công nghiệp còn thấp nên công nghiệp lúc đó chỉ là công nghiệp
chủ yếu dựa vào khai thác mỏ than lộ thiên nên chỉ số ICOR còn rất thấp(chỉ
số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn đầu tư : để tăng một đơn vị sản phẩm cần
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tăng bao nhiêu vốn đầu tư), nhưng hiện nay để đạt được 1 đồng lợi nhuận thì
chỉ số ICOR lớn rất nhiều lần. ví dụ như năm 2001 là 4,12/1. Như thế có
nghĩa là trong vòng 10 năm hệ số ICOR đã tăng lên 10 lần.
3.3. Mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
3.3.1.Mô hình của Oshima
Theo Oshima, nền kinh tế phát triển theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, tạo việc làm cho lao động
nông nhàn theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp. Với biện
pháp: bước đầu là đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thực hiện thâm canh

tăng vụ; giai đoạn sau: Khi thu nhập của nông nghiệp tăng có thể sử dụng 1
phàn thu nhập để đầu tư cho nông cụ, và thông qua sự hỗ trợ của chính phủ.
Mục tiêu của giai đoạn này là thúc đẩy tăng trưởng cho khu vực nông nghiệp
để đáp ứng đủ lương thực cho nông nghiệp giảm và nhập khẩu lương thực;
khai thác lợi thế sẵn có; mở rộng thúc đẩy sự phát triển của thị trường nông
nghiệp.
- Giai đoạn sau tạo việc làm đầy đủ: giải quyết việc làm đầy đủ cho
người lao động dựa trên phát triển 3 khu vực : Công nghiệp (CN) – Nông
nghiệp (NN) – dịch vụ (DV) theo hướng đầu tư và phát triển chiều rộng. Khu
vực nông nghiệp sẽ tiếp tục đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhưng theo hướng
sản xuất với qui mô lớn và tăng tỉ suất hàng hóa. Với khu vực công nghiệp :
đầu tư phát triển ngành sử dụng nhiều lao động và sử dụng nguồn nguyên liệu
từ nông nghiệp, đầu tư phát triển ngành sản xuất tư liệu sản xuất đáp ứng nhu
cầu của nông nghiệp. Khu vực dịch vụ : phát triển lĩnh vực dịch vụ đáp ứng
trực tiếp nhu cầu cho nông nghiệp và công nghiệp. Với mục tiêu : tăng trưởng
khu vực nông nghiệp tạo điều kiện mở rộng khu vực công nghiệp – dịch vụ từ
đó thúc đẩy phát triển cho 2 khu vực này; tăng trưởng khu vực công nghiệp –
dịch vụ để nhanh chóng chuyển đổi nông nghiệp sang lao động công nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và phi nông nghiệp.
- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn khi có việc làm đầy đủ. Sự phát triển của
ba khu vực CN – NN – DV sẽ làm tăng cầu lao động, như vậy lao động sẽ trở
thành yếu tố khan hiếm làm cho giá lao động tăng; do đó sẽ làm chuyển
hướng đầu tư phát triển chiều rộng sang chiều sâu.
Tóm lại, trong mô hình của Oshima sự phát triển được bắt đàu bằng việc
vẫn giữ lao động trong nông nghiệp, nhưng cần tạo thêm nhiều việc làm nhàn
rỗi. Tiếp theo đó là sử dụng lao động nhàn rỗi vào các ngành sản xuất công
nghiệp sử dụng nhiệu lao động, tạo việc làm trong những tháng nhàn rỗi sẽ

năng cao mức thu nhập của nông dân, mở rộng thị trường trong nước cho các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Khi thị trường lao động trở nên khắt khe hơn
thì tiền công sẽ được tăng nhanh, hầu hết nông trại, xí nghiệp phải chuyển
sang cơ giới hóa. Việc sử dụng máy móc cơ khí sẽ làm tăng nhanh năng suất
lao động và tăng tổng thu nhập trong nước. Oshima cho rằng quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế phải dựa trên động lực tích lũy và đầu tư đồng
thời ở cả hai khu vực kinh tế và bắt đầu từ nông nghiệp. Đây chính là ưu
điểm của Oshima. Tuy nhiên, ông cho rằng quá trình tăng trưởng kinh tế
nhanh không dẫn đến sự phân hóa xã hội và sự bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập, đây lại là hạn chế của lý thuyết.
3.3.2. Lý thuyết phân kỳ phát triển của Rostow.
Theo mô hình Rostow, quá trình phát phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
được chia thành 5 giai đoạn và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu
ngành kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy.
- Giai đoạn 1: xã hội truyền thống. Đặc trưng của giai đoạn này là sản
xuất nông nghiệp là chủ yếu, năng suất lao động thấp do sản xuất chủ yếu
bằng công cụ thủ công, tích lũy gần như là không có. Nền kinh tế hoạt động
kém linh hoạt thể hiện sản xuất hàng hóa chưa phát triển. Nền kinh tế mang
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tính tự cung tự cấp. Tăng trưởng kinh tế thông qua việc mở rộng qui mô sản
xuất và sản lượng bằng cách mở rộng diện tích đất canh tác, áp dụng kĩ thuật
nhưng chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm. Cơ cấu ngành kinh tế thuần túy là
cơ cấu nông nghiệp.
- Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh. Đây được coi là thời kì quá độ giữa xã
hội truyền thống và sự cất cánh với nội dung cơ bản là chuẩn bị những điều
kiện để cất cánh : những hiểu biết về khoa học, kỹ thuật đã bắt đầu được áp
dụng vào sản xuất trong cả nông nghiệp và công nghiệp. Giáo dục đã được
mở rộng và có những cải tiến phù hợp với yêu cầu mới của sự phát triển; đã

xuất hiện và có những thay đổi căn bản ở một số lĩnh vực trong nền kinh tế
như giao thông vận tải, tăng khả năng nhập khẩu vốn, nhập khẩu dựa trên cơ
sở là xuất khẩu một số tài nguyên,… Phương thức sản xuất theo kiểu truyền
thống vẫn còn tồn tại song song với phương thức hiện đại.
- Giai đoạn 3 : Giai đoạn cất cánh . Đặc trưng của giai đoạn này là những
lực cản của xã hội truyền thống đã bị đẩy lùi, lượng lượng tạo ra sự tiến bộ
kinh tế đã lớn mạnh; tỉ lệ đầu tư tương đối cao trong NNP từ 5 – 10%; có một
số ngành công nghiệp chế tạo có sự tăng trưởng nhanh được coi là những
ngành công nghiệp chủ đạo cho cất cánh. Công nghiệp giữ vai trò đầu tầu, có
tốc độ tăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lớn, lợi nhuận được tái đầu tư
phát triển sản xuất, thông qua nhu cầu thu hút công nhân, kích thích phát triển
nhu cầu đô thị và các lĩnh vực du lịch.
- Giai đoạn 4 : Trưởng thành. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là tỷ lệ
đầu tư tăng liên tục, lên tới 20% thu nhập quốc dân thuần túy; khoa học kỹ
thuật mới được ứng dụng trên toàn bộ các hoạt động kinh tế; nhiều ngành
công nghiệp mới, hiện đại phát triển; nông nghiệp được cơ giới hóa, đạt được
năng suất lao động cao; nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, sự phát triển kinh tế
trong nước hòa vào thị trường quốc tế.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Giai đoạn 5 : Tiêu dùng cao. Trong giai đoạn này, thu nhập bình quân
đầu người tăng nhanh, dân cư giàu có dẫn tới sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ tinh vi, cao cấp. Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng
tăng tỷ lệ dân cư đô thị và lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao.
Cơ cấu ngành trong giai đoạn này có dạng dịch vụ - công nghiệp.
Như vậy, lý thuyết này đã giúp chúng ta nhận thức được phương thức
chuyển dịch cơ cấu ngành king tế:
+ Giai đoạn 1 : cơ cấu nông nghiệp
+ Giai đoạn 2 : cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp

+ Giai đoạn 3 : cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ
+ Giai đoạn 4 : công nghiệp hiện đại
+ Giai đoạn 5 : dịch vụ
Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ dừng lại ở việc mô tả điều kiện xã hội
chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác nhưng không giải thích được cơ
chế tác động của tăng trưởng. Và khi lập luận về các giai đoạn phát triển mới
thì mới chỉ nhìn từ góc độ riêng biệt của từng nước mà chưa giải thích được
tính năng động của các nước phụ thuộc vào nhiều tính liên kết giữa các nước
với nhau.
3.4. Những yêu cầu đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
a. Lộ trình thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với WTO
- Cam kết đa phương
Các cam kết chính trong vấn đề đa phương là : Việt Nam chấp nhận bị
coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm tức là không muộn hơn
31/12/2018.
Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào
là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó
ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Về dệt may, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt
may đối với Việt Nam khi vào WTO (riêng trường hợp ta vi phạm quy định
WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện
pháp trả đũa nhất định). Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp
dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của nước ta.
Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại
trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa
hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước
ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm

Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất
khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền
được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển
trong lĩnh vực này.
Về quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu hàng hóa) : Việt Nam đồng ý
cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng
hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danh mục
thương mại nhà nước (xăng, thuốc lá ..) và một số mặt hàng nhạy cảm khác
mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi.
Cam kết của Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước
ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu
tại Việt Nam.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu và bia, các thành viên WTO đồng ý
cho ta thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ
đặc biệt đối với rượu bia cho phù hợp với quy định của WTO
Đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp thương mại nhà
nước, cam kểt trong lĩnh vực này là nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay
gián tiếp vào hoạt động DNNN. Tuy nhiên, nhà nước với tư cách là một cổ
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đông được can thiệp bình đẳng của doanh nghiệp như các cổ đông khác. Ta
cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của DNNN không phải là mua sắm Chính
phủ.
Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, ta đồng ý cho nhập khẩu xe
máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì
gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ khi gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ
có một doanh nghiệp nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu
và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là
rất cao. Với ôtô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không

quá 5 năm.
Về cam kết thực hiện minh bạch hóa, ngay từ khi gia nhập Việt Nam sẽ
công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường
vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời gian dành
cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Việt Nam cũng cam kết sẽ
đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí, trang tin điện tử của
bộ, ngành…..
- Cam kết về thuế nhập khẩu
Mức cam kết chung của Việt Nam là ta đồng ý ràng buộc mức trần cho
toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng ). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ
mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 – 7 năm.
Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5%
xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp từ
16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm.
Mức cam kết cụ thể : sẽ có khoảng hơn 1/3 dòng số thuế sẽ phải cắt
giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu,
nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng , sắt thép , vật liệu xây
dựng , ôtô – xe máy….vẫn duy trì được bảo hộ nhất định.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Về hạn ngạch thuế quan, ta bảo lưu quyền áp dụng với đường , trứng gia
cầm, thuốc lá và muối.
- Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ
Về diện cam kết, trong thỏa thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch
vụ, tính theo phân ngành khoảng 110 ngành. Về mức độ cam kết, với hầu hết
các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân
phối, du lịch….ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn
thông, ngân hàng và chứng khoán, để kết thúc đàm phán, ta đã có một số
bước tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp

với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này.
b. Những yêu cầu đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Sau khi gia nhập WTO cho tới hiện nay, Việt Nam đứng trước rất nhiều
thuận lợi cũng như khó khăn, do đó một chính sách hợp lý sẽ tạo cho chúng ta
thực hiện tốt kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là chúng ta cần tiếp
tục tiến hành các giải pháp mang tính định hướng, chuyển dịch cơ cấu theo
hướng tăng dần các ngành sản xuất có dung lượng vốn và công nghệ cao:
- Nhanh chóng tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, đổi mới cơ chế,
chính xác, đẩy mạnh cải cách hành chính và cơ sở pháp luật
- Xác đúng và ưu tiên đầu tư các ngành công nghiệp có khả năng và lợi
thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh phát
triển kinh tế đối ngoại
- Cần tăng cường đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật,
phát triển mạnh các ngành công nghiệp cao , công nghệ phần mềm,
cơ khí chính xác, thiết bị toàn bộ, công nghiệp quốc phòng.
- Hình thành các tập đoàn công nghiệp lớn tầm cỡ khu vực và quốc tế
song song phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường
công nghệ chế biến, xuất khẩu, nhằm khai thác một cách hợp lý các
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tài nguyên…
PHẦN 2
HIỆN TRẠNG CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương.
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng bắc bộ. Là một trong 8
tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác

động mang tính liên vùng, Hải Dương (HD) có vai trò làm cầu nối thủ đô Hà
Nội với thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long. Do vậy, Hải Dương vừa có
cơ hội tạo động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh
tranh….
2.1.1.2. Địa hình.
Hải Dương có địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây bắc xuống Đông
nam, phía đông của tỉnh có một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng của thuỷ
triều và bị úng ngập vào mùa mưa.
Với địa hình này, Hải Dương có khả năng phát triển mạnh và đa dạng
các ngành sản xuất, nhất là sản phẩm nông, lâm nghiệp
2.1.1.3. Khí hậu.
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được
chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23độC, thuận lợi cho
cây trồng sinh trưởng.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển hệ
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sinh thái động thực vật cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ và du lịch.
Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đông rất thuận lợi cho việc phát triển cây
rau màu, thực phẩm, nhất là khả năng trồng rau xuất khẩu.
2.1.1.4. Sông ngòi.
Hải Dương có hệ thống sông ngòi dầy đặc. Có các sông ngòi lớn như
Thái Bình, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Lai Vu… Ngoài ra, còn có hệ
thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Hệ thống sông ngòi của tỉnh thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp, phát triển vận tải đường thuỷ.
2.1.1.5. Nguồn nhân lực.
Dân số trung bình của tỉnh Hải Dương theo thống kê sơ bộ năm 2007 là
1.732.814 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2007 là 9.60%. Cơ cấu dân
số Hải Dương thể hiện dân số trẻ, năm 2007 dân số trong độ tuổi lao động

chiếm 63,2% tổng dân số.
2.1.1.6. Lao động
Với 63,1% số dân trong độ tuổi lao động, năm 2007 Hải Dương có
1.094.272 người trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc ở các ngành
là 974.883 người, trong đó một số ngành chủ yếu: nông lâm, thuỷ sản 625.648
người (chiếm 64,2%); CN 153.606 người (15,7%); DV 168.629 người
(chiếm 20,1%). Nguồn lao động trong tỉnh dồi dào nhưng phần lớn là lao
động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, năng suất lao động chưa cao.
Lao động có tay nghề, có kỹ năng giỏi, cán bộ có trình độ đại học, nhất là cán
bộ quản lý công nghiệp còn ít.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.1.7. Dự báo dân số và nguồn nhân lực.
Bảng 2.1: Dự báo dân số và nguồn nhân lực.
(đơn vị : 1000ng )
Chỉ tiêu Năm 2005 dự kiến 2010 dự kiến 2015 dự kiến 2020
Dân số TB 1.710.585 1.780.000 1.850.000 1.915.000
Tốc độ tăng dsố
(%)
0,78 0,5 0,5 0,5
+ Dân số thành
thị
266,4 445 555,00 804,3
Tỷ lệ % so với
tổng số
15,6 25 30 42
+ Dân số nông
thôn
1445,1 1335 1295 1110,7

Lao động trong
độ tuổi có khả
năng làm việc
1063,81 1126,74 1193,25 1206,45
+ % lao động so
với dân số
62,2 63,3 64,5 63,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương 2007)
2.1.2. Điều kiện kinh tế.
2.1.2.1. GDP và cơ cấu GDP, thu chi ngân sách
a. Tình hình GDP giai đoạn 1996 - 2005
Thời kỳ 2001 – 2005 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) liên tục tăng
trưởng cao, bình quân 10,8%/năm (mục tiêu đề ra 9 – 10%/năm ), cao hơn so
với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước.
Bảng 2.2 : Tăng trưởng GDP giai đoạn 1996– 2005
(đơn vị : %)
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1996 - 2000 2001 - 2005
cả
nước
hải
dương
cả
nước
Hải dương
Tăng trưởng GDP. 6,95 9,3 7,5 10,8
Nông lâm thủy sản 4,42 5,7 3,5 3,93
Công nghiệp - xây dựng 10,6 10,6 10,1 15,42

Dịch vụ 5,69 12,4 6,4 10,63
Tăng trưởng GDP tỉnh/cả
nước
2,15 3,07
(Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2006 – 2020)
Quy mô nền kinh tế tỉnh năm 2005 cao gấp 2,6 lần năm 1995, trong đó
công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (2001-2005
là 15,42%/năm ) và có quy mô lớn nhất.
b. Cơ cấu GDP qua các năm.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành :
Nông, lâm, thủy sản – Công nghiệp, xây dựng- Dịch vụ chuyển dịch
nhanh theo hướng công nghiệp hóa. Cụ thể, năm 2000 : 34,8% - 37,2% -
28,0%, năm 2007 : 25,5% - 44,0% - 30,5%.
- Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế:
Các thành phần kinh tế từng bước được bình đẳng trong kinh doanh.
Kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, có
tỷ trọng ngày càng lớn.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đơn vị : %
Phân theo loại hình kinh tế
Năm
2000 2003 2005 2007
kinh tế nhà nước 37,9 38,1 31,4 28,0
kinh tế ngoài nhà nước 57,8 54,0 54,8 54,4
kinh tế có vốn đầu tư NN 4,3 7,9 13,8 17,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương 2007)
- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng

chuyển dịch của sản xuất. Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản
giảm từ 82,4% năm 2000 xuống còn 70,6% năm 2005, công nghiệp xây dựng
từ 9% lên trên 15,8%, các ngành dịch vụ từ 8,6% lên 13,6%. Và năm 2007 là
64,2% - 19,8% - 16.0%.
c. Tình hình thu, chi ngân sách và đầu tư phát triển.
- Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn.
Thu ngân sách trong những năm qua liên tục tăng, năm 2007 có số thu
cao nhất từ trước tới nay, đạt 2.980.463 triệu đồng (trong đó thu nội địa
2.470.463 triệu đồng, thu xuất nhập khẩu 510.000 triệu đồng) gấp 5,6 lần so
với năm 2000. Cơ cấu thu ngân sách chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
các nguồn thu từ sản xuất kinh doanh tại địa phương, tập trung vào các doanh
nghiệp sản xuất hàng hóa dịch vụ.
- Tình hình đầu tư phát triển.
Trong thời gian qua Hải Dương đã thu hút một lượng vốn lớn từ các
nguồn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất góp phần
quan trọng cho phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần ổn
định và nâng cao đời sống nhân dân...
Nhưng, việc đầu tư của HD vẫn còn mang tính dàn trải, hiệu quả đầu tư
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Kinh tế phát triển - K47BQN
23

×