Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tieu luan mon lich su dang Quá trình xây dựng và chính đốn đảng trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.86 KB, 23 trang )

1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG

BÀI THU HOẠCH
MÔN: LỊCH SỬ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN NỘI DUNG

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN
ĐẢNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Họ và tên học viên: NGÔ ...........
Mã số học viên: MP22..............
Lớp: Cao học Xây dựng Đảng và CQNN..........................

HÀ NỘI - 2021
ST
– 202...
MỞ
ĐẦU


2
MỞ ĐẦU
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội
bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp
pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào
các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ
đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền.


Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà
nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống
chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền.
Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là
chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định
nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân
chính của quyền lực. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công
cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu
chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân
dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của
nhân dân.
Trong những năm qua, hệ thống chính trị ở nước ta đã có những đổi
mới đáng kể: Đảng đã được củng cố cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; vai trò
lãnh đạo của Đảng trong xã hội ngày càng tăng; Nhà nước tiếp tục được xây
dựng và hoàn thiện theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của
dân, do dân và vì dân; Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị-xã hội từng
bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đem lại hiệu quả thiết thực;


3
quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn
hố, tư tưởng được phát huy... Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, cùng

với đổi mới nền kinh tế, từng bước đổi mới kiện tồn hệ thống chính trị là đòi
hỏi khách quan, yêu cầu cấp bách, bản thân nghiên cứu chủ đề “Q trình
xây dựng và chính đốn Đảng trong thời kỳ đổi mới” để làm bài thu hoạch
hết mơn của mình.


4
NỘI DUNG
1. Quá trình hình thành Đổi mới giai đoạn 1986-1996
- Xây dựng Đảng về chính trị: Đại hội VI tháng 12-1986 đề ra đường lối
đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng của Đảng
ta trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội. Các vấn đề về cơ cấu kinh tế, cơ chế
quản lý được xác định rõ ràng và đúng đắn, như việc tồn tại lâu dài các thành
phần kinh tế trong thời kỳ quá độ, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,
chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh…Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI của Đảng (12-1986) đã nêu bốn bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học
kinh nghiệm phải xây Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm
quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội thủ nghĩa.
Đại hội VII tháng 6 năm 1991 họp trong bối cảnh chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đất nước chưa ra khỏi khó khăn khủng
hoảng, các thế lực thù địch ra sức chống phá cách mạng Việt Nam. Đại hội
thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000,
thông qua Điều lệ Đảng sửa đổi. Đại hội khẳng định tiếp tục kiên trì con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xác định 6 đặc trương, 7 phương hướng cơ bản
của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Sau Đại hội, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị tiếp tục bổ sung, phát triển và cụ thể hóa những quan điểm, phương hướng
cơ bản nêu trong Cương lĩnh, Chiến lược về các vấn đề kinh tế-xã hội, an
ninh quốc phịng, chính sách xã hội, xây dựng và phát triển nông nghiệp,

nông thôn, về xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước. Về xây dựng Đảng
tháng 6-1992, Hội nghị lần thứ ba đề ra một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh
đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và phươgn thức lãnh đạo của Đảng.
Nhìn chung cả giai đoạn 1975- 1995, thành tựu lớn nhất của Đảng ta là
từng bước nhận thức rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,


5
xây dựng được một đường lối đổi mới đúng đắn và bước đầu mạng lại hiệu
quả rất quan trọng. Tuy còn một số mặt yếu kém, nhưng thành tựu của 10 năm
đổi mới đã tạo điều kiện đưa đất nước ta bước vào một thời kỳ mới.
- Xây dựng Đảng về tư tưởng: Đại hội VI với quan điểm đổi mới tồn
diện, cơng tác tư tưởng đã góp phần kích thích sự đổi mới tư duy và khơi dậy
tinh thần dân chủ trong Đảng. Đến Đại hội VII khẳng định Chủ nghĩa Mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động của Đảng. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng trong giai đoạn
1986- 1995 có thuận lợi cơ bản là đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp với
thực tế, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân
dân ta. Công tác Đảng về tư tưởng đã xác định những vấn đề cốt lõi và trọng
yếu như kiên trì con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, lấy Chủ nghĩa Mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, khẳng định vai trị
lãnh đạo của Đảng. Cơng tác tư tưởng cũng đã đấu tranhkhắc phục những tư
tưởng chủ quan, duy ý chí, tư tưởng bi quan dao động khi chủ nghĩa xã hội
hiện thực sụp đổ, đấu tranh chống những khuynh hướng tư tưởng dân chủ
công khai cực đoan cũng như khuynh hướng phủ nhận sạch trơn, bôi đen quá
khứ, giúp cho cán bộ, đảng viên tăng thêm niềm tin và bản lĩnh chính trị của
Đảng, kiên định mục tiêu lý tưởng quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc
đẩy mạnh đất nước.
- Xây dựng Đảng về tổ chức: Tháng 12-1986, Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung

ương khóa VI gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết, bầu Bộ
Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết, bầu Ban Bí thư
gồm 13 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng,
Lê Đức Thọ được giao trách nhiệm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương
Đảng. Trong giai đoạn 1986-1995, công tác xây dựng Đảng về tổ chức tiếp
tục theo hướng gắn với việc điều chỉnh quy mô địa giới các cấp quản lý hành


6
chính, - lãnh thổ. Đến năm 1995, cả nước cịn 50 tỉnh, 3 thành phố lớn trực
thộc Trung ương, 559 huyện, quận, thị, thành phố , trong đó có 460 huyện
trực thuộc tỉnh. Cán Ban Đảng và cơ quan sự nghiệp của Đảng tiếp tục được
củng cố, kiện toàn, dến năm 1995, còn 12 ban và 5 cơ quan sự nghiệp (giảm
17 đầu mối so với giai đoạn 1980-1985).
Về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên, đến cuối năm
1995, tồn Đảng có 40.330 tổ chức cơ sở Đảng, 126.363 chi bộ trực thuộc
Đảng ủy cơ sở ở hầu khắp các loại hình cơ sở hành chính, sản xuất, cơng tác.
Từ năm 1987, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VI và Nghị quyết Trung
ương 3 khóa VII xác định rõ việc đổi mới, chỉnh đốn các tổ chức cơ sở Đảng
là một nhiệm vụ trọng tâm, có tính cấp bách của tồn Đảng. Đến năm 1995,
số tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tăng lên 30-40 % (so với 20-30
% những năm trước). Tổ chức cơ sở Đảng ở các đơn vị trọng điểm (như các
doanh nghiệp, cơ quan hành chính, viện nghiên cứu, trường đạihọc các xã có
đơng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo…) được tập trung củng cổ. Công tác
lựa chon, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cấp ủy viên và xây dựng nề
nếp sinh hoạt chi bộ, Đảng bộ cũng được chú ý. Các cấp ủy Đảng tổ chức cơ
sở Đảng phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo đồng thời tăng cường trách
nhiệm chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên. Công tác kiểm tra Đảng tiếp tục được
thực hiện tốt. Trong giai đoạn 1986-1995, đã kiểm tra hàng nghìn lượt tổ chức

Đảng và cán bộ, đảng viên có dấu hiệu sai phạm, qua đó thi hành kỷ luật, đưa
ra khỏi Đảng hàng vạn đảng viên khơng đủ tư cách, góp phần tăng cường chất
lượng của Đảng.
2. Diễn biến đổi mới giai đoạn 1996 đến nay.
Trong nước, kinh tế- xã hội sau 10 năm tiến hành cơng cuộc đổi mới đã
có những bước tiến vượt bậc, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, đất
nước ra khỏi khủng hỏang kinh tế xã hội, mặc dù một số mặt còn chưa vững
chắc. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các thế lcực phản động quốc tế và trong
nước không ngừng chống phá cách mạng Việt Nam, tiếp tục các hoạt động


7
diễn biến hịa bình, bạo loạn lật đổ, âm mưu hạ thấp dẫn tới xóa bỏ vai trị
lãnh đạo của Đảng.
Xây dựng Đảng về chính trị: Đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được
bổ sung, phát triển, hoàn thiện qua các kỳ đại hội và Hội nghị Trung ương.
Tháng 6- 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tổng
kết chặng đường 10 năm đổi mới, Đại hội rút ra 6 bài học chủ yếu, trong đó
có bài học: Tăng cường vai trị lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là
nhiệm vụ then chốt. Xuất phát từ kết quả 10 năm đổi mới, từ những tiền đề đã
được tạo ra, Đại hội nhận định nước ta đã chuyển sang thời ký phát triển mới,
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Mục tiêu của cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp có cơ sở
vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ,
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và
tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội, trong giai đoạn 1996- 2000, kinh tế tăng

trưởng khá, bình qn 6,94 %/năm. Sản xuất nơng nghiệp phát triển liên tục
mỗi năm tăng hơn 1 triệu tấn lương thực, cơng ngiệp tăng trung bình 13,5
% /năm, năm 200 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở Đơng Nam Á và chấu Á.
Văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ, tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định,
an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoại mở rộng.
Tháng 6 năm 2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
được tổ chức. Đại hội đã tổng kết đánh giá, kiểm điểm 15 năm thực hiện
đừơng lối đổi mới của đại hội VI và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội 8,
tổng kết 4 bài học trong quá trình hơn 15 năm đổi mới, đề ra chủ trương,


8
nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt được;
điều chỉnh bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp
đổi mới của đất nước tiến lên trong thời đại mới. Đại hội khẳng định tiếp tục
nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, “Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển
lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn
lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có
hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá,
từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát
triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh.
Mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010
là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con

người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế,
quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường
quốc tế được nâng cao”.
Từ thực tiễn 20 năm đổi mới, Đại hội tông kết 5 bài học lớn, đồng thời
trên cơ sở những dự báo về tình hình những năm trước mắt, Đại hội đề ra
mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 là: “Nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân
tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi
nguồn lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá;
thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội; tăng cường quốc phịng và an ninh,
mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế;


9
giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ
chức tháng 1- 2011. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)
vàChiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020. Từ thực tiễn hơn 80 năm
lãnh đạo cách mạng, Đại hội tổng kết 5 bài học lớn. Đại hội đã kiểm điểm 5
năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010 và 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm
1991. Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Đại hội
đúc rút 5 kinh nghiệm.
Đề ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới theo con
đường xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “Để xây dựng thành công

chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phải tiếp tục
đổi mới toàn diện, mạnh mẽ với chất lượng và hiệu quả cao hơn; đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển
kinh tế thị trường gắn với giải quyết hài hoà các vấn đề xã hội, mơi trường;
xây dựng nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần
của xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển, chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận
dân tộc thống nhất; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đặc biệt chú trọng xử lý và giải quyết tốt các
mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ


10
nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn
hố, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế;
giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
Sau 30 năm tiến hành cơng cuộc đổi mới, tháng 1-2016, Đại hội đại biểu
tồn quốc làn thứ XII của Đảng được tiến hành. Đại hội chủ trương tiếp tục
đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới. Đại hội đã đề ra những chủ trương, định hướng
nhiệm vụ trọng tâm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc
tế,...cho nhiệm kỳ 5 năm tới cũng như giai đoạn phát triển mới của công cuộc
đổi mới. Những chủ trương của Đại hội XII về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN trong tình hình mới cũng là nhưng bước phát triển mới trong xây dựng
Đảng về chính trị.

Xây dựng Đảng về tư tưởng: Cơng tác xây dựng Ðảng về chính trị, tư
tưởng được coi trọng. Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về nhiệm vụ chủ yếu
của cơng tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn,
đang đi vào cuộc sống. Ðã coi trọng và đẩy mạnh hơn công tác nghiên cứu lý
luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận do thực tiễn
công cuộc đổi mới đặt ra. Ðã từng bước đổi mới cơng tác giáo dục tư tưởng
chính trị, nghiên cứu, học tập các nghị quyết của Ðảng, tuyên truyền, giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Coi trọng hơn công tác tuyên
truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, tư tưởng cơ hội, lối sống thực dụng. Cơng tác tư tưởng đã góp phần
nâng cao nhận thức, tính tích cực của cán bộ, đảng viên, nâng cao lòng tin của
nhân dân vào đường lối đổi mới, tạo sự nhất trí trong Ðảng và sự đồng thuận
trong xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội.


11
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) thông qua Báo
cáo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa IX về Cơng tác xây dựng Đảng. Báo
cáo nhấn mạnh bài học kinh nghiệm: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống
chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Đại hội đã rút ra sáu bài học về xây dựng Đảng qua 20 năm đổi mới:
Một là, phải kiên trì đường lối đổi mới, có ngun tắc và sáng tạo; trong
q trình đổi mới, phải ln ln giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, không đa nguyên, đa đảng.
Hai là, Đảng phải được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn nâng cao năng lực lãnh đạo và

sức chiến đấu, đổi mới công tác xây dựng Đảng...
Ba là, Đảng phải chăm lo xây dựng, rèn luyện đội ngữ cán bộ, đảng viên
có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất, trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn để
hoàn thành nhiệm vụ...
Bốn là, Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. . .
Năm là, Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của
công tác kiểm tra, giám sát, khẳng định đó là chức năng, là phương thức lãnh
đạo quan trọng của Đảng.
Sáu là, Đảng phải đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nhất là
phương thức lãnh đạo Nhà nước bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng, phát huy hiệu lực. hiệu quả quản lý của Nhà nước, tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân...
Trên cơ sở đó, báo cáo đề ra phương hướng và mục tiêu tổng quát của
công tác xây dựng Ðảng trong nhiệm kỳ tới (2006-2011) là: “tiếp tục tự đổi


12
mới, tự chỉnh đốn Ðảng, tăng cường bản chất giai cấp cơng nhân và tính tiên
phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng
Ðảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao,
có phương thức lãnh đạo khoa học, ln gắn bó với nhân dân”với 9 nhiệm vụ
cụ thể.
Ngày 7- 1- 2007, Bộ Chính trị ra Chỉ thị tổ chức cuộc vận động "Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đồng thời phổ biến cuộc vận
động này đến chi bộ đảng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh" phát động trong toàn Đảng, toàn dân, bắt đầu từ ngày 3-2-2007 và tổng
kết vào ngày 3-02-2011, có sơ kết hằng năm vào dịp sinh nhật Bác (19-5).

Cuộc vận động có ý nghĩa chính trị và tư tưởng rất lớn trong bối cảnh những
vấn đề về xây dựng Đảng đang đặt ra cấp bách, nhất là đạo đức của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã họp
và thơng qua Nghị quyết: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện
nay”. Ngày 16 - 1 - 2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng trong thời
gian tới, Nghị quyết nhấn mạnh cần tiếp tục thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trong
công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
đã đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện
thường xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách: Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy
lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ


13
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các
cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin
của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng u cầu của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ba là, xác định rõ
thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan
hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng. Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và
cấp bách nhất.
Để khắc phục tình trạng trên, Nghị quyết xác định mục tiêu: Phải tạo

được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong
công tác xây dựng Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng
chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh, khơng ngừng nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân
dân, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các chủ
trương, nghị quyết của Đảng. Nghị quyết xác định 8 nhóm giải pháp về xây
dựng, chỉnh đốn Đảng: Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao
tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên; Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ
và sinh hoạt đảng; Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; Nhóm giải pháp về
cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ XII của Đảng (1-2016)“phải đẩy
mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI. Các cấp ủy, tổ chức đảng,
tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
từ Trung ương đến cơ sở nghiêm túc, tự giác và có kế hoạch, biện pháp phù
hợp để khắc phục, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm”.
Trên cơ sở xác định tính chất then chốt, sống còn của nhiêm vụ xây
dựng chỉnh đốn Đảng, Đảng hội xác định nhiệm vụ Đại hội đè ra nhiêm vụ
đầu tien trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ mới là: “Tăng cường xây


14
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập
trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ
năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, ngày 30-10, thay mặt
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính

trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong
nội bộ.
Nghị quyết số 04-NQ/TW tiếp tục và có những bước phát triển mới
những quan điểm, chủ trương, giải pháp xây dựng Đảng đã ban hành cũng
như đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình
mới.
Nghị quyết đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện
của sự suy thối về tư tưởng, chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, bao gồm 9 biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, 9 biểu
hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện về “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết chỉ rõ: Trong các biểu hiện đó, nguy
hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã
hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, nói trái, làm trái quan điểm
của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai
không đấu tranh, phụ họa theo những quan điểm sai trái, lệch lạc; khơng cịn
ý thức hết lịng vì nước, vì dân, khơng làm trịn bổn phận, chức trách được
giao, khơng thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng. Sự suy
thối về đạo đức, lối sống cịn thể hiện ở chỗ sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội,
vụ lợi, hám danh, tham nhũng, tham quyền lực, bè phái cục bộ, mất đồn kết,
tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, quan liêu, xa dân, vơ cảm trước khó khăn bức
xúc của dân.


15
Nghị quyết đề ra 4 nhóm giải pháp với những điểm nhấn quan trọng, đó
là: nhóm giải pháp về cơng tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình;
nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát,
kỷ luật Đảng; nhóm giải pháp về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Trong những nhóm giải pháp đó đều có
những trọng tâm. Đó là: Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng;

chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán
những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích
kỷ, vụ lợi, lợi ích nhóm; rà sốt, hồn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi
quyền lực của người có chức, có quyền, bảo đảm quyền hạn đến đâu thì trách
nhiệm đến đó. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật
của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện
nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác
kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên; phát huy vai trò giám sát của
Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị- xã hội, của nhân dân, của báo chí,
của cơng luận; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”…
Nghị quyết chỉ rõ, trong những nhiệm vụ đề ra, có những việc rất cấp
bách, khơng thể trì hỗn mà địi hỏi phải làm ngay, như: Rà soát ngay đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền và xử lý nghiêm những trường hợp suy
thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, khơng bảo đảm về tiêu chuẩn, điều
kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác thấp, nhất là những
trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có
nhiều dư luận”; “Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế cho từ chức đối
với cán bộ làm việc kém hiệu quả, khơng hồn thành nhiệm vụ, yếu về năng
lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ,
hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu; Trước


16
mắt rà soát, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền
lực, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân
Xây dựng Đảng về tổ chức
Công tác tổ chức bộ máy được tiến hành theo hướng tinh gọn, hiệu quả
cao. Ban Chấp hành Trung ương các khóa được củng cố, tăng cường.

Trong giai đoạn 1986-1995, công tác xây dựng Đảng về tổ chức tiếp tục
theo hướng gắn với việc điều chỉnh quy mơ địa giới các cấp quản lý hành
chính, - lãnh thổ. Đến năm 1995, cả nước còn 50 tỉnh, 3 thành phố lớn trực
thộc Trung ương, 559 huyện, quận, thị, thành phố , trong đó có 460 huyện
trực thuộc tỉnh. Cán Ban Đảng và cơ quan sự nghiệp của Đảng tiếp tục được
củng cố, kiện tồn, dến năm 1995, cịn 12 ban và 5 cơ quan sự nghiệp (giảm
17 đầu mối so với giai đoạn 1980-1985).
Các Đảng đoàn, từ sau Đại hội IV gọi là Ban cán sự Đảng, đến Đại hội V
không lập Ban cán sự Đảng trong các bộ, ngành, cơ quan chính quyền, thay
bằng việc tổ chức các hội đồng bộ, ngành và bổ sung các quy định của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư đối với các bộ, nghành, đồng thời nâng cao vai trò, trách
nhiệm của Đảng ủy các cơ quan. Do trong thực tiễn, công tác Đảng tại các bộ,
ngành, cơ quan bị buông lỏng nên từ năm 1992, theo Nghị quyết Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, đã lập bán cán sự Đảng Chính
phủ và trong các bộ, ngành, và một số tổng công ty lớn.
Về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên, đến cuối năm
1995, tồn Đảng có 40.330 tổ chức cơ sở Đảng, 126.363 chi bộ trực thuộc
Đảng ủy cơ sở ở hầu khắp các loại hình cơ sở hành chính, sản xuất, công tác.
Từ năm 1987, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VI và Nghị quyết Trung
ương 3 khóa VII xác định rõ việc đổi mới, chỉnh đốn các tổ chức cơ sở Đảng
là một nhiệm vụ trọng tâm, có tính cấp bách của toàn Đảng. Đến năm 1995,
số tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tăng lên 30-40 % (so với 20-30
% những năm trước). Tổ chức cơ sở Đảng ở các đơn vị trọng điểm (như các


17
doanh nghiệp, cơ quan hành chính, viện nghiên cứu, trường đạihọc các xã có
đơng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo…) được tập trung củng cổ. Công tác
lựa chon, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cấp ủy viên và xây dựng nề
nếp sinh hoạt chi bộ, Đảng bộ cũng được chú ý. Các cấp ủy Đảng tổ chức cơ

sở Đảng phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo đồng thời tăng cường trách
nhiệm chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên.
* Thành tựu, hạn chế công tác xây dựng Đảng 30 năm đổi mới.
Trên cơ sở những nghị quyết, chủ thị, kết luận về xây dựng Đảng do
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư ban hành, công tác xây dựng Đảng thu được những thành tựu
trong 30 năm tiến hành đổi mới.
* Về mặt nhận thức: Trong 30 năm đổi mới, việc đổi mới tư duy, nhận
thức lý luận về xây dựng Đảng đã đạt được nhiều thành tựu.
Xác định rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất của Đảng là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam. Cương lĩnh Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) do Đại hội Đảng
lần thứ XI thông qua khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân,
nhân dân lao động và của dân tộc.
Qui định rõ hơn vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng. Đảng
Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng
lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn
bó mật thiết với nhân dân, chụi trách nhiệm trước nhân dân về những quyết
định của minh; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào
nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân. Các tổ chức
Đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.


18
Xác định ngày càng rõ hơn, đầy đủ hơn nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ
Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung

dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và
dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành
thắng lợi.
Nhận thức rõ hơn yêu cầu đối với Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền. Để
đảm đương được vai trị lãnh đạo, vị trí cầm quyền, Đảng phải nắm vững và
vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lên nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh. Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế,
tôn trọng hiện thực khách quan; phải phòng chống các nguy cơ lớn: sai lầm về
đường lối, bệnh quan liêu, xa dân, thối hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.
Xác định rõ hơn, sau sắc hơn về vị trí, nội dung, nhiêm vụ cơng tác xây
dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then
chốt, nhiệm vụ sống cịn trongtồn bộ sự nghiệp cách mạng. Đảng phải
thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản
lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền
thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong
hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống
chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và
mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao; quan tâm bồi


19
dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, có

phương thức lãnh đạo khoa học. Trên lĩnh vực xây dựng Đảng về chính trị,
Đảng luôn khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. kiên định
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyen tắc tổ hcức và
hoạt động của Đảng; kiên định đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ,
trì trệ hoặc chủ quan, đồng thời chống nóng vội, đổi mới vơ ngun tắc. Trên
lĩnh vực xây dựg Đảng về tư tưởng, Đẳng khẳng định sự cần thiết phải đảy
mạnh công tác tổng kết thực tiến, nghiên cứu lý luận, nang cao nhanạ thức,
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, tiếp thu văn minh nhan loại; nang cao khả năng đề kháng trước những
quan điểm sai trái, thù địch; coi rong đấu tranh tư tưởng, làm thất bại các âm
mưu và hành động diễn biến hòa binh, chủ động đáu tranh chống tự diễn biến,
tự chuyển hóa. Xây dựng văn hóa, đạo đức trong Đảng. Chống các biểu hiện
cơ hội, giáo điều dưới mọi hình thức. Trê lĩnh vực xay dựng Đảng về tổ chức
đã khẳng định tính đồng bộ, tồn diện trong xây dựng Đảng ở mọi cấp. Đã bổ
sung phát triển các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng…
Trên phương diện đổi mới phương thức lãnh đạo, Đảng đã xác định rõ
lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ
trương lớn; bằng cơng tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm
tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất
lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng
viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh
đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng
viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ
trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao
năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai
trị, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ
thống chính trị.


20

* Về mặt thực tiễn: Trong 30 năm đổi mới, công tác xây dựng Đảng đã
đạt được nhiều thành tựu nhất định.
Cơng tác xây dựng, chính đốn Đảng được coi trọng, tăng cường. Từ Đại
hội VI đến năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành 8 nghị quyết,
Bộ Chính trị ban hành 6 nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng. Trong đó
có nhiều Nghị quýet quan trọng, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu
(lần hai) khóa VIII “Về một só vấn đề cấp bách trong cơng tác xây dựng Đảng
hiện nay”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương bốn , khóa IX “Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Sau Đại hội Đảng lân fthứ XII, Đảng ban
hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Việc ban hành các
nghị quyếtvề xây dựng Đảng đã tạo những chuyển biến nhất định trong việc
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; khắc phục bước đầu một số khuyết
điểm, hạnc hế trong công tác cán bộ, trong việc thực hiện các nguyen tắc của
Đảng; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Công tác lý luận đã chủ động nghiên cứu nhièu vấn đề lý luận và thực
tiễn của công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, về tồn cầu hóa, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về
nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trong điều kiện mới. Đảng đã tiến hành những
tổng kết lớn, như Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991-2011); Tổng kết một số vấn
đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016)… Qua tổng kết đã
góp phần phát triển tư duy lý luận của Đảng, phát hiện những vấn đề mới, đề
xuatá những luận cứ lý luận – thực tiến mới làm cơ sở để xác địn các quan
điẻm và giái pháp mới.
Công tác tư tưởng được coi trọng, tăng cường góp phàn tạo sự thống
nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Trung ương Đảng, Bộ Chính



21
trị đã có những Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận quan trọng định hướng công tác
tư tưởng như Kết luận 3 quan điểm của Bộ Chính trị về kinh tế trước thềm
Đại hội VI, Kết luận số 20 của Bộ Chính trị về một số vấn đề trong cơng tác
tư tưởng, Kết luận của Bộ Chính trị khóa VII về sự kiện Liên Xô tan vỡ, Nghị
quyết số 09 của Bộ Chính trị khóa VII, những số 01 Về cơng tác lý luận trong
giai đoạn hiện nay của Bộ Chính trị ngày 28-3-1992; Nghị quyết Trung ương
5 khóa IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình
mới; cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
do theo Chỉ thị ngày 7- 1- 2007 của Bộ Chính trị,… Công tác Đảng về tư
tưởng đã xác định những vấn đề cốt lõi và trọng yếu như kiên trì con đường
tiến lên chủ nghĩa xã hội, lấy Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, khẳng định vai trị lãnh đạo của Đảng. Cơng tác tư
tưởng cũng đã đấu tranh khắc phục những tư tưởng chủ quan, duy ý chí, tư
tưởng bi quan dao động khi chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ, đấu tranh
chống những khuynh hướng tư tưởng dân chủ công khai cực đoan cũng như
khuynh hướng phủ nhận sạch trơn, bôi đen quá khứ, chủ động đáu tranh ngăn
chặn những biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” giúp cho cán bộ,
đảng viên tăng thêm niềm tin và bản lĩnh chính trị của Đảng, kiên định mục
tiêu lý tưởng quyết tâm thực hiện thắng. Cuộc vận động "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"có ý nghĩa chính trị và tư tưởng rất lớn
trong bối cảnh những vấn đề về xây dựng Đảng đang đặt ra cấp bách, nhất là
đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang xuống cấp
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng.
Công tác tổ chức bộ máy cũng tạo được những chuyển biến kiện toàn
theo hướng tinh gọn, hiệu quả cao. Công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp
chiến lược được coi trọng.
Các Đảng đoàn, từ sau Đại hội IV gọi là Ban cán sự Đảng, đến Đại hội V

không lập Ban cán sự Đảng trong các bộ, ngành, cơ quan chính quyền, thay


22
bằng việc tổ chức các hội đồng bộ, ngành và bổ sung các quy định của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư đối với các bộ, nghành, đồng thời nâng cao vai trò, trách
nhiệm của Đảng ủy các cơ quan. Do trong thực tiễn, công tác Đảng tại các bộ,
ngành, cơ quan bị buông lỏng nên từ năm 1992, theo Nghị quyết Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, đã lập bán cán sự Đảng Chính
phủ và trong các bộ, ngành, và một số tổng công ty lớn.
Từ năm 1987, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VI và Nghị quyết Trung
ương 3 khóa VII xác định rõ việc đổi mới, chỉnh đốn các tổ chức cơ sở Đảng
là một nhiệm vụ trọng tâm, có tính cấp bách của toàn Đảng. Đến năm 1995,
số tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tăng lên 30-40 % (so với 20-30
% những năm trước). Tổ chức cơ sở Đảng ở các đơn vị trọng điểm (như các
doanh nghiệp, cơ quan hành chính, viện nghiên cứu, trường đạihọc các xã có
đơng đồng bào dân tộc thiểu số, tơn giáo…) được tập trung củng cổ. Công tác
lựa chon, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cấp ủy viên và xây dựng nề
nếp sinh hoạt chi bộ, Đảng bộ cũng được chú ý. Các cấp ủy Đảng tổ chức cơ
sở Đảng phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo đồng thời tăng cường trách
nhiệm chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên.
Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng và ngày càng có chất lượng.
Việc xử lý kỷ lúật ngày càng nghiêm minh, được đảng viên, nhân dân đồng
tình, ủng hộ. Chỉ tính trong giai đoạn 1986-1995, đã kiểm tra hàng nghìn lượt
tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên có dấu hiệu sai phạm, qua đó thi hành kỷ
luật, đưa ra khỏi Đảng hàng vạn đảng viên không đủ tư cách, góp phần tăng
cường chất lượng của Đảng.
Cơng tác dân vận được đẩy mạnh góp phần tạo sự đống thuạn xã hội,
phá huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tăng cường mối quan hệ
giữa Đảng và nhân dân.



23
KẾT LUẬN
Qua 35 năm đổi mới, "đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn
có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước đổi mới. Quy
mơ, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và
tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm
lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, là
nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt
qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới
toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước".
Nhìn lại những nét chính yếu của hành trình đổi mới chúng ta thấy rõ
nhận định của Đại hội XIII là hoàn toàn chuẩn xác. Đổi mới tư duy đã khắc
phục được những nhận thức lệch lạc, nhất là bệnh giáo điều, chủ quan duy ý
chí, từng bước hình thành những quan niệm mới về mục tiêu, bước đi và cách
thức phát triển đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ chế quản
lý kinh tế, quản lý xã hội. Công cuộc đổi mới đã giải phóng sức sản xuất,
củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất mới, đưa đất nước ta ra khỏi tình
trạng của một nước có thu nhập thấp; đời sống nhân dân được cải thiện đáng
kể, ổn định chính trị - xã hội được bảo đảm, định hướng xã hội chủ nghĩa
được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng được tăng cường, an ninh quốc
phòng được củng cố vững chắc, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được đẩy
mạnh thêm. Tuy nhiên, trong tiến trình đi lên, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi
mới, chúng ta khơng qn rằng đất nước mình vẫn cịn nghèo, sự phát triển
của nền kinh tế chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, còn
nhiều yếu tố chưa bảo đảm tăng trưởng cao và lâu bền, còn tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định, mà những nhân tố đó cịn có phần tăng thêm. Rõ
ràng là phía trước của chúng ta khơng chỉ có thuận lợi và thời cơ mà cịn có
những khó khăn và nguy cơ không thể xem thường. Càng như vậy, càng phải

tiếp tục đổi mới, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức để đất nước tiếp tục
phát triển bền vững.



×