Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIEU LUAN QLNN NGẠCH KLV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.46 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

3

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4

2.1. Mơ tả tình huống

4

2.2. Mục tiêu của việc xây dựng tình huống

5

2.3. Phương pháp nghiên cứu tình huống

5

2.4. Phạm vi nghiên cứu tình huống

5

2.5. Xác định mục tiêu xử lý tình huống


5

2.6. Phân tích ngun nhân và hậu quả

7

2.6.1 Nguyên nhân

7

2.6.2 Hậu quả

7

2.7. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

8

2.8. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

11

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

13

3.1. Kết Luận.

13


3.2.Kiến nghị

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập nghiên cứu, tơi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo
nhiệt tình của các thầy cô trường Cán Bộ Quản Lý Nông Nghiệp và Phát Triển
Nơng Thơn I, để hồn thành bài luận này. Với tình cảm chân thành, tơi bày tỏ
lịng biết ơn đối với Ban giám hiệu nhà trường, cô Trần Thị Kim Ngân và các
thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Mặc dù đã tận dụng tất cả các kiến thức đã được học tập và kinh nghiệm thực tế
từ bản thân để hoàn thành tiểu luận này, xong cịn có thể cịn có nhiều mặt hạn
chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các
thầy cơ giáo trong trường. Một lần nữa xin cảm ơn các thầy cô trong trường đã
động viên giúp đỡ tơi trong q trình làm bài tiểu luận.

2


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ


Như chúng ta đã biết rừng là nguồn tài ngun vơ cùng q giá. Nó đóng vai
trị quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, an sinh xã hội và bảo vệ môi
trường sinh thái. Hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước khác trên thế
giới, tài nguyên rừng đang bị thu hẹp về diện tích và tàn phá nặng nề. Điều này
đã tác động đến môi trường đến mức báo động. Vấn đề khắc phục và bảo vệ
rừng đang được đặt ra nhằm giảm đến mức tối thiểu các ảnh hưởng đến môi
trường. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do nạn phá rừng làm nương
rẫy, khai thác rừng bừa bãi và do sự vô ý thức của một số người làm cháy rừng,
do sự phát triển mạnh của nền kinh tế, cuộc sống khó khăn của người dân, sự
tha hóa, bng lỏng trách nhiệm của người có chức năng bảo vệ rừng...và quan
niệm của nhiều người về những tác dụng của lâm sản là nguyên nhân quan
trọng dẫn đến tình trạng phá rừng, tận diệt lâm sản đặc biệt. Tuy một số diện
tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều diện tích rừng chưa đến
tuổi thành thục đã bị xâm hại, đốn chặt và khai thác.
Cháy rừng đã được hạn chế mạnh mẽ và việc khai thác gỗ trái phép đã kiểm
sốt được một phần, nhưng tình trạng mất rừng vẫn ở mức độ nghiêm trọng.
Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta vẫn đang
bị hủy hoại. Tuy nhiên diện tích rừng trồng lại với mục đích kinh tế, sản xuất
cây lấy gỗ ngắn ngày, cây mọc nhanh mà chưa ưu tiên trồng rừng tại các khu
vực đầu nguồn. Nói đến tài nguyên rừng ta không chỉ chú ý đến vấn đề chúng
bị tàn phá mà còn phải chú ý đến những tác động đến môi trường và cuộc sống
của chúng ta.Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Do việc buôn bán lâm sản
trái phép thu lợi nhuận rất cao nên số vụ vi phạm Luật lâm nghiệp ngày càng
tăng, đặc biệt là nạn khai thác và buôn bán trái phép động vật, thực vật rừng
đang diễn ra hầu như khắp cả nước với nhiều thủ đoạn tinh vi và phức tạp hơn.
Có lẽ vì vậy mà vấn đề tài nguyên rừng đang được người dân và các cấp chính
quyền địa phương quan tâm. Điều quan trọng là phải đưa ra được các biện pháp
nhằm hạn chế tình trạng tàn phá rừng đến mức thấp nhất, nhằm bảo vệ rừng,
3



bảo vệ lá phổi xanh của thế giới. Ý thức được vai trị vơ cùng quan trọng của
rừng đối với cuộc sống của con người, và tình trạng bn bán, vận chuyển lâm
sản trái pháp luật hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp ở nhiều nơi, tôi xây
dựng tình huống: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm Nghiệp ở
huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1. Mơ tả tình huống
Vào hồi 12 giờ 30 phút ngày 29 tháng 06 năm 2021, tổ công tác - Hạt Kiểm
lâm huyện Đình Lập phối hợp với phịng Cảnh sát Mơi trường (Đội 2) - cơng
an tỉnh Lạng Sơn, cơng an huyện Đình Lập trong q trình làm nhiệm vụ tại
thơn Nà Lừa xã Bính Xá, huyện Đình Lập phát hiện xe ơ tơ biển kiểm sốt:
12H - 000.40 đang vận chuyển lâm sản, tổ công tác tiến hành dừng phương tiện
để kiểm tra qua kiểm tra trên xe chở 53 khúc gỗ tròn khoảng 5m 3 thuộc lồi
thơng thường, tại thời điểm kiểm tra lái xe là ông Lộc Văn Chung, sinh năm
1986 trú tại thôn Nà Táng, xã Bính Xá, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn khơng
xuất trình được giấy tờ liên quan đến số gỗ trên phương tiện và có thái độ lăng
mạ, thách thức và đe dọa tổ công tác làm nhiệm vụ sau đó ơng Chung bỏ trốn.
Đi cùng xe với ơng Lộc Văn Chung là ơng Hồng Trọng Hiếu, trú tại khu I thị
trấn Đình Lập, huyện Đình Lập nhận là chủ của số gỗ trên, tuy nhiên ông Hiếu
cũng không xuất trình được giấy tờ hợp pháp liên quan đến số gỗ trên. Theo
ông Hiếu cho biết ông mua số gỗ trên của một số người dân không quen biết
với số tiền 10.000.000 đồng tại thơn Nà Vang, xã Bính Xá đưa về xưởng chế
biến lâm sản công ty TNHH thương mại Hiếu Thủy (do ông Hiếu làm Giám
đốc) tại thơn Bản Hả, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập để chế biến cịn ơng
Chung là lái xe do ơng th với giá 1.200.000 đồng để chở số gỗ trên từ thơn
Nà Vang, xã Bính Xá về xưởng chế biến lâm sản công ty TNHH thương mại
Hiếu Thủy. Tổ công tác yêu công Hiếu gọi điện cho ông Chung quay lại để giải

quyết vụ việc, sau một thời gian ông Chung mới chịu quay lại. Tổ công tác tiến
4


hành lập biên bản đưa toàn bộ tang vật và phương tiện vi phạm về trụ sở Hạt
Kiểm lâm huyện Đình Lập để giải quyết theo quy định của pháp luật.
2.2. Mục tiêu của việc xây dựng tình huống
Tình huống được xây dựng nhằm ngăn chặn tình trạng bn bán, vận chuyển
lâm sản trái pháp luật và xử lý nghiêm minh, triệt để các vụ việc vi phạm pháp
luật về lĩnh vực lâm nghiệp; quản lý lâm sản góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên
rừng, bảo vệ môi trường sống của con người.
2.3. Phương pháp nghiên cứu tình huống
- Phương pháp phân tích kẽ hở: tìm ra vi phạm của đối tượng vi phạm.
- Phương pháp lý luận thực tiễn: căn cứ trên các văn bản quy phạm của Nhà
nước.
- Phương pháp so sánh: đưa ra các phương án tối ưu để lựa chọn cách giải
quyết tốt nhất.
2.4. Phạm vi nghiên cứu tình huống
- Phạm vi khơng gian: vụ việc vận chuyển lâm sản (gỗ) trái pháp luật xảy ra
trên địa bàn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi thời gian: vụ việc xảy ra vào tháng 06 năm 2021.
2.5. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, Nhà nước quản lý bằng
pháp luật, thông qua pháp luật như là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước
và là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của đời sống xã hội. Mọi hành vi vi
phạm pháp luật đều phải được xem xét và xử lý trên cơ sở các quy định của
pháp luật nhằm đảm bảo tính công minh, khách quan, giữ vững an ninh trật tự,
an tồn xã hội và bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước.

Trong tình huống này cần xác định rõ mục tiêu xử lý là xác định nguồn gốc số
lâm sản vận chuyển trái phép trên và hành vi cố tình vi phạm của các tổ chức,
5


cá nhân liên quan trên cơ sở các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản. Để giải quyết tình huống trên một cách hợp lý, không trái với những
quy định của pháp luật, bảo vệ được quyền lợi của các bên thì cần đề cập đến
các mục tiêu chính sau:
- Giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh,
khách quan. Tránh những suy nghĩ tiêu cực, không hợp tác của người vi phạm
trong việc thi hành các mức xử phạt của cơ quan chức năng đưa ra.
- Cần làm rõ chủ thể vi phạm (Ơng Hồng Trọng Hiếu về hành vi mua bán lâm
sản trái pháp luật) là tổ chức hay cá nhân vi phạm hành chính để có hình thức
xử phạt hợp lý. Nếu là tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ bằng 02 lần mức phạt
do cá nhân vi phạm với cùng một hành vi vi phạm (theo điểm d khoản 2 điều
22, điểm d khoản 2 điều 23 Nghị định số 35/2019 NĐ-CP quy định về việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm Nghiệp về hành vi tàng trữ, mua
bán chế biến, vận chuyển lâm sản trái pháp luật).
- Bảo vệ lợi ích chính đáng cho nhà nước, tổ chức xã hội và cơng dân;
- Giải quyết hài hịa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế xã hội và của cơng dân
thể hiện tính cơng bằng, dân chủ, văn minh trong mối quan hệ xã hội.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và thực thi đúng pháp luật cho toàn xã
hội;
- Để giải quyết vụ việc trên cần căn cứ các quy định sau của pháp luật:
+ Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14;
+ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
+ Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020;
+ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

+ Nghị định số 97/2017/NĐ/CP-CP của chính phủ sửa đổi một số điều của nghị
định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của chính phủ quy định một số điều và
biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Lâm Nghiệp;
6


+ Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về hồ sơ lâm
sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
2.6. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
Bất kỳ một sự việc nào xảy ra trong đời sống xã hội đều có những ngun nhân
của nó. Việc phân tích nguyên nhân của tình huống này sẽ giúp cho chúng ta
xây dựng được các phương hướng giải quyết được vấn đề đó có hiệu quả, góp
phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
2.6.1 Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm trên, trong đó phải kể đến
một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
- Thứ nhất: do dân số tăng nhanh, dân di cư tự do lớn dẫn đến nhu cầu về đất
sản xuất nông nghiệp tăng mạnh.
- Thứ hai: nhu cầu về gỗ phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân cũng tăng
theo trong khi các nguồn vật liệu thay thế khác không đáp ứng thị hiếu của
người tiêu dùng.
- Thứ ba: lợi nhuận từ việc mua bán gỗ trái phép cũng là thực trạng khiến các
đối tượng khai thác rừng trái phép hoạt động ngày một manh động, tinh vi .
- Thứ tư: Một bất cập khác là trách nhiệm của các chủ rừng rất lớn trong khi
các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cũng hạn chế, người làm nghề
rừng chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nên chưa thực sự tâm huyết với
nghề.
- Thứ năm: Do sự thiếu tôn trọng pháp chế Xã hội chủ nghĩa của người bán

lâm sản, người mua và người vận chuyển. Mặc dù biết hành vi đó là vi phạm
pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện.
- Thứ sáu: Do sự sa sút về phẩm chất đạo đức của một số bộ phận cán bộ,
công chức liên quan đến vụ việc đã dẫn đến tình trạng này.
- Thứ bảy: Các lực lượng thừa hành pháp luật bảo vệ rừng hoạt động thiếu
đồng bộ và chưa quyết liệt. Các chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh để đảm
bảo tính răn đe nhằm hạn chế vi phạm…
7


2.6.2 Hậu quả
Tình huống nêu trên đây là một trong số những vụ việc vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng điển hình tại địa phương. Tình trạng này
đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng khơng chỉ về kinh tế, xã hội mà cịn gây
bức xúc đối với những người dân luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng. Khi một vụ việc phá rừng xảy ra thì thiệt hại đầu tiên
đó là nguồn tài ngun rừng bị suy giảm, rừng bị tàn phá nặng nề mà khơng có
cơ quan quản lý biết để phịng ngừa và ngăn chặn sẽ dẫn đến suy giảm về đa
dạng sinh học. Bên cạnh thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về mặt xã hội cũng khơng
kém. Khi lâm tặc hồnh hành họ sẽ bất chấp mọi yếu tố để đạt được lợi ích
trước mắt, khi những mâu thuẫn giữa người mua, người bán, người vận chuyển
xảy ra thì khơng có ai biết để can thiệp, kéo theo đó là những nạn như đâm
thuê, chém mướn, những vụ trả thù vì mục đích tư lợi cá nhân xảy ra thường
xuyên. Điều này làm cho tình hình an ninh trật tự ở khu vực mất ổn định. Dân
mất dần niềm tin vào cơ quan chức năng vì cuộc sống của họ cũng đang từng
ngày bị ảnh hưởng bởi chính những sự mất trật tự xã hội này. Điều đáng sợ
nhất mà tình huống này gây ra đó chính là sự mất uy tín của pháp chế Nhà
nước với người dân, dân khơng cịn tin vào chính quyền. Từ đó dân trong khu
vực dễ bị các phần tử xấu lôi kéo, lợi dụng an ninh, chính trị trong khu vực
khơng được đảm bảo.

2.7. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Sau khi tiến hành làm các bước giải quyết vụ việc gồm: Quyết định khám và
biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính tiến hành đo
đếm khối lượng gỗ ghi vào lý lịch gỗ tròn. Sau khi đưa phương tiện về trụ sở
Hạt Kiểm lâm giải quyết, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm ra Quyết định tạm giữ tang
vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính đồng
thời kèm theo biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính. Yêu cầu đương sự viết bản tường trình, lập
biên bản ghi lời khai Theo tình huống nêu trên thì số gỗ mà ơng Hồng Trọng
8


Hiếu không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp là 53 khúc gỗ trịn (nhóm
IV-VII) có khối lượng 4,739 m3. Căn cứ vào biên bản khám phương tiện vận
tải, đồ vật theo thủ tục hành chính (kèm theo lý lịch gỗ trịn) và dựa vào tình
hình thực tế tơi xin đưa ra một số phương án xử lý tình huống trên như sau:
a) Phương án 1
* Đối với anh Lộc Văn Chung: Căn cứ điểm d, khoản 2, Điều 22 Nghị định số
35/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
- Hình thức phạt chính: Phạt ông Lộc Văn Chung: 20.000.000đ về hành vi vận
chuyển lâm sản trái pháp luật.
- Hình thức phạt bổ sung: khơng áp dụng.
* Đối với Hoàng Trọng Hiếu: Căn cứ điểm d, khoản 2, Điều 23 Nghị định
35/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
- Hình thức phạt chính: Phạt ơng Hồng Trọng Hiếu 20.000.000đ về hành vi
tàng trữ mua bán chế biến lâm sản trái với các quy định của Nhà nước.
- Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm là 4,739 m 3 gỗ
trịn.
Phương án này có những ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:

- Áp dụng đúng theo nguyên tắc, theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam đã quy định.
- Có tính răn đe cao từ đó sẽ hạn chế được những người có ý định vi phạm với
những hành vi tương tự.
Nhược điểm:
- Chưa tính đến tình tiết vi phạm của ơng Hiếu là tổ chức vi phạm chứ không
phải cá nhân vi phạm.
- Chưa tính đến tình tiết tăng nặng của ơng Chung.
b) Phương án 2
* Đối với anh Lộc Văn Chung: Căn cứ điểm d, khoản 2, Điều 22 Nghị định số
35/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp

9


- Hình thức phạt chính: Phạt ơng Lộc Văn Chung: 20.000.000đ về hành vi vận
chuyển lâm sản trái pháp luật.
- Hình thức phạt bổ sung: khơng áp dụng.
* Đối với Hoàng Trọng Hiếu: Căn cứ điểm d, khoản 2, Điều 23 hành vi mua,
bán tàng trữ chế biến lâm sản trái với các quy định của nhà nước theo Nghị
định 35/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
- Hình thức phạt chính: Phạt ơng Hồng Trọng Hiếu 40.000.000đ về hành vi
mua, bán lâm sản trái với các quy định của Nhà nước (ông Hiếu là tổ chức vi
phạm).
- Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm là 4,739 m 3 gỗ
trịn.
Phương án này có những ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Áp dụng đúng theo nguyên tắc, theo pháp luật nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt nam.

- Có tính răn đe cao từ đó sẽ hạn chế được những người có ý định với những
hành vi tương tự.
- Có tính đến tình tiết mua bán dưới hình thức tổ chức của cơng ty TNHH Hiếu
Thủy.
Nhược điểm: .
- Chưa tính đến tình tiết tăng nặng cho lái xe Lộc Văn Chung.
Phương án 3:
* Đối với anh Lộc Văn Chung: Căn cứ điểm đ, i, k khoản 1, điều 10 Luật xử
lý vi phạm hành chính năm 2012; điểm d, khoản 2, Điều 22 Nghị định số
35/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Hình thức phạt chính: Phạt ơng Lộc Văn Chung: 25.000.000đ về hành vi vận
chuyển lâm sản trái pháp luật (do ông Chung có tình tiết tăng nặng). Trả lại xe
ơ tơ 12H – 000.40 cho ơng Chung.
- Hình thức phạt bổ sung: không áp dụng

10


* Đối với Hoàng Trọng Hiếu: Căn cứ điểm d, khoản 2, Điều 23 hành vi mua,
bán tàng trữ chế biến lâm sản trái với các quy định của nhà nước theo Nghị
định 35/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Hình thức phạt chính: Phạt ơng Hồng Trọng Hiếu 40.000.000đ về hành vi
mua, bán lâm sản trái với các quy định của Nhà nước (ơng Hiếu là tổ chức vi
phạm).
- Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm là 4,739 m 3 gỗ
trịn.
Phương án này thì có những ưu điểm như sau:
Ưu điểm:
- Áp dụng đúng theo nguyên tắc, theo pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã quy định.

- Có tính răn đe cao từ đó sẽ hạn chế được những người có ý định với những vi
tương tự.
- Có tính đến tình tiết mua bán dưới hình thức tổ chức của cơng ty TNHH
Thương mại Hiếu Thủy.
- Có tính đến tình tiết tăng nặng đối với lái xe Lộc Văn Chung.
d) Lựa chọn phương án giải quyết
Trong 03 phương án như đã nêu ở trên thì mỗi phương án đều có những ưu,
nhược điểm khác nhau. Sau khi cân nhắc những ưu nhược điểm của từng
phương án cụ thể thì tơi lựa chọn việc xử lý theo phương án 3 bởi vì phương án
này đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng đồng thời
thể hiện tính giáo dục đối với các đối tượng vi phạm.

2.8. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
TT
1

Nội dung công

Người thực

Cơ sở vật chất, kinh

Thời gian

việc
hiện
Quyết định, biên Hạt trưởng,

phí
Luật XLVPHC năm


hoàn thành
14h30 phút –

bản khám

2012; Nghị định

16h ngày

Tổ trưởng tổ
11


2

phương tiện vận

KLCĐ &

81/2013/NĐ-CP;

tải, đồ vật theo

PCCCR.

thông tư số

thủ tục hành


27/2018/TT

chính, lý lịch gỗ

BNNPTNT

trịn
Quyết định, biên Hạt trưởng,

Luật XLVPHC năm

bản tạm giữ tang KLV Nông

2012; Nghị định

vật, phương

Văn Huân,

81/2013/NĐ-CP;

tiện, giấy phép

Phạm Văn

chứng chỉ hành

Hoàn - Đội

nghề theo thủ


trưởng đội 2

tục hành chính

phịng cảnh

29/06/2021

16h30 phút,
ngày
29/6/2021

sát mơi
3

trường
Bản tường trình, Đương sự,

Thực hiện tại phòng

17h 30phút,

biên bản ghi lời

cán bộ pháp

pháp chế của Hạt

ngày


khai

chế, cán bộ

29/6/2021

phòng PC05
CA tỉnh Lạng
4

5

Biên bản vi

Sơn
Tổ trưởng tổ

Căn cứ biên bản

18h30 phút

phạm hành

KLCĐ &

khám, biên bản ghi

ngày


chính
Quyết định xử

PCCCR
Hạt trưởng

lời khai
25.000.000đ đối với

29/06/2021
05/07/2021

phạt VPHC

ông Chung, và
40.000.000đ đối Với
ông Hiếu, tịch thu
4,739 m3 gỗ tròn.

6

7

Gửi quyết định

Tổ trưởng tổ

xử phạt đến đối

KLCĐ &


tượng vi phạm
Thi hành quyết

PCCCR
Đối tượng vi

05/07/2021

05/07/2021
12


8

định xử phạt
phạm
Chuyển hồ sơ và Cán bộ pháp

Công văn, quyết định 07/07/2021

biên bản định

xử phạt, biên bản

chế

giá tang vật vi

định giá tài sản.


phạm đến Trung
tâm dịch vụ bán
đấu giá tài sản –
Sở Tư pháp
Lạng Sơn để
9

bán đấu giá
Trung tâm dịch

Trung tâm

vụ bán đấu giá

đấu giá và

tài sản- Sở Tư

Hạt Trưởng

Hợp đồng

08/07/2021

pháp Lạng Sơn
phản hồi và ký
kết Hợp đồng
với Hạt trưởng
Hạt Kiểm Lâm


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết Luận.
Đây là tình huống thơng thường xảy ra đối với lực lượng chức năng như Kiểm
lâm nhưng nếu như lơ là mất cảnh giác thì chỉ là một hành động nhỏ thơi cũng
khiến cho lâm tặc để lại những hậu quả không lường tới con người, mơi trường
cũng như các lồi động, thực vật rừng. Vấn đề quản lý, bảo vệ rừng luôn được
Nhà nước quan tâm đưa lên hàng đầu nhưng làm thế nào để thực hiện nó tốt thì
ln là bài tốn chưa có lời giải. Các lực lượng nỗ lực ngăn chặn mọi hành vi
phá hoại, tàn phá rừng và mơi trường sống của các lồi động thực vật hoang
dã. Bên cạnh những hành động ý nghĩa đó thì lại có một bộ phận khơng nhỏ
những người có chức có quyền vì đồng tiền, vì tham vọng cá nhân mà để mặc
13


cho lâm tặc ngang nhiên hồnh hành. Khơng chỉ những người có giáo dục mà
cả những con người thiếu hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng cũng như
giá trị mà rừng mang lại đã góp phần làm cho rừng ngày càng bị thu hẹp diện
tích, cuộc sống của con người ngày càng bị đe dọa bởi những thiên tai không
ngừng ập tới. Ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm đúng theo quy định
của pháp luật là điều cần thiết, nhằm giữ vững trật tự kỷ cương pháp luật, tăng
cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Nhưng đồng thời Nhà nước cần phải có
những giải pháp căn bản như tuyên truyền phổ biến pháp luật sâu rộng trong
nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật tài đức cũng như ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật chính xác và thiết thực hơn nữa.
3.2.Kiến nghị
a. Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước
- Cần có các chế độ quan tâm đúng mức tới lực lượng đang ngày đêm bảo vệ
rừng, bảo vệ màu xanh cho đất nước.
- Cần có chính sách đãi ngộ kịp thời và thỏa đáng cho những tập thể, cá nhân

có thành tích trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng để khuyến khích họ nâng cao
động lực và tinh thần làm việc.
- Cần có những biện pháp bảo vệ tốt nhất tới tính mạng cũng như sự an tồn
cho những con người đang ngày đêm bảo vệ màu xanh cho hành tinh này. Ban
hành một số chính sách về kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ, tiền lương, chế
độ thương binh, liệt sỹ, cơ chế sử dụng vũ khí, cơng cụ hỗ trợ để trấn áp lâm
tặc.
- Tích cực mở rộng các hoạt động, phong trào, thông tin tuyên truyền rộng
rãi trong quần chúng nhân dân về pháp luật nói chung và luật bảo vệ và phát
triển rừng nói riêng, nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật cũng như lợi ích
của rừng để việc quản lý, bảo vệ rừng được hiệu quả hơn.
b. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng

14


Đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp có thẩm quyền phải xử lý
nghiêm minh đối với các đối tượng vi phạm pháp luật nói chung và trong lĩnh
vực Lâm nghiệp nói riêng.
Tăng cường quyền lực cho cơ quan Kiểm lâm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
những vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng và chống người thi hành công vụ.
Từng bước tăng biên chế cho lực lượng kiểm lâm để bảo đảm định mức bình
qn 1.000ha rừng có 1 kiểm lâm. Đồng thời, tăng cường trang thiết bị cho
kiểm lâm gồm các phương tiện hoạt động phù hợp với địa bàn rừng núi, hệ
thống thơng tin liên lạc, thiết bị phịng cháy, chữa cháy rừng.
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần cập nhật thực tiễn và chính xác
hơn, tránh sự chồng chéo nhau./

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14;

2. Luật xử phạt vi phạm hành chính (2012);
3. Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020;
4. Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi cơng ước về bn bán
quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; 5. Nghị định số
157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
5. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
6. Nghị định số 97/2017/NĐ/CP-CP của chính phủ sửa đổi một số điều của
nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của chính phủ quy định một số
điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính;
7. Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Lâm Nghiệp;

15


8. Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về hồ sơ lâm
sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×