Tiểu luận tình huống
LỜI NÓI ĐẦU
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ
quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi các chức năng,
nhiệm vụ của mình.Tại Việt Nam, luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đã
sớm hình thành và từng bước hoàn thiện để phù hợp với các yêu cầu thực tiễn
đặt ra. Việc thực thi pháp luật thuế TNCN trong những năm qua đã đem lại
những kết quả nhất định. Các chính sách thuế TNCN ở nước ta nhìn chung
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, vừa góp phần quan trọng trong việc
đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa kiểm soát được thu nhập
của cá nhân, phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội cũng như
bước đầu tạo thói quen và góp phần nâng cao nhận thức của các đối tượng
nộp thuế về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước.
Việc triển khai áp dụng Luật thuế TNCN trong nhiều năm qua đã làm cho
tổ chức, cá nhân người nộp thuế tự giác chấp hành nghiêm đối với Luật thuế.
Tuy nhiên, Luật thuế TNCN đang được áp dụng hiện nay còn nhiều bất
cập trong việc thi hành, bên cạnh đó vẫn còn không ít các tổ chức, cá nhân
vẫn chưa nhận thức đúng việc thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp, mặt
khác do chạy theo lợi nhuận nên đã có những hành vi gian lận trong việc kê
khai, thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong khi đó công tác kiểm tra, giám sát của
cơ quan thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu sót,
chưa chặt chẻ, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Để góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên, nhằm đưa Luật Quản
lý thuế ngày càng thực sự đi vào cuộc sống, giúp cho tổ chức, cá nhân người
nộp thuế thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự nộp theo quy định của Luật Quản lý
thuế. Bản thân tôi xin đưa ra và phân tích xử lý tình huống sau “Xử lý vi
phạm hành chính về thuế Thu nhập cá nhân đối với Công ty TNHH CP
TM M&T” để nhận thức về pháp luật thuế được sâu sắc hơn trong quá trình
thực thi nhiệm vụ của mình, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước.
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 1
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:
1.1 Tóm tắt tình huống:
Thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế là nội dung cơ bản và quan
trọng của công tác thanh tra, kiểm tra. Theo quy định của pháp luật, các đơn
vị kinh doanh phải xác định kết quả kinh doanh, tổng hợp các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của một niên
độ kế toán (01/01 đến 31/12) hàng năm, thông qua các hình thức báo cáo
(quyết toán thuế, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, bảng cân đối kế toán phát sinh, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết
minh báo cáo tài chính ). Tuy nhiên trong thực tế, việc báo cáo, quyết toán
thuế còn rất nhiều hạn chế, người nộp thuế do khách quan hoặc chủ quan, vô
tình hoặc cố ý, lợi dụng kẽ hở pháp luật hoặc chính sách pháp luật hướng
dẫn chưa rõ ràng để trốn tránh nghĩa vụ thuế. Mặt khác các người nộp thuế
còn vướng nhiều sai phạm rất cơ bản đối với công tác thực thi nghĩa vụ thuế.
Vì vậy công tác thanh tra, kiểm tra là công tác thường xuyên, thông
qua việc thực hiện các chức năng để kiểm soát các đối tượng nộp thuế,
nhằm phát hiện, xử lý kịp thời và hướng dẫn người nộp thuế khắc phục
những hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đó
là nhiệm vụ cần thiết trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Công ty TNHH CP TM M&T trụ sở chính đặt thị tại trấn Chợ Gạo,
huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Ngành nghề kinh doanh: Xay xát và sản xuất bột thô; Kinh doanh bất
động sản; Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng; Kinh doanh vật
liệu xây dựng
Trong đó kinh doanh vật liệu xây dựng là hoạt động chính của công ty.
Ngày 14/7/2014 Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã ban hành
Quyết định kiểm tra định kỳ tại trụ sở người nộp thuế đối với Công ty
TNHH CP TM M&T. Đoàn kiểm tra gồm có 04 người gồm 01 trưởng đoàn
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 2
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
và 03 thành viên. Nhiệm vụ của từng thành viên trong đoàn kiểm tra được
trưởng đoàn phân công cụ thể và chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu, báo cáo
cho trưởng đoàn (mỗi thành viên trong đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm kiểm
tra một loại thuế khác nhau hoặc cùng một loại thuế nhưng ra chia nhiều
năm để kiểm tra, phần công việc này là do trưởng đoàn phân công). Tình
huống xử lý và phân tích sau đây là kiểm tra về thuế TNCN.
- Niên độ kiểm tra: 2012 và 2013.
- Loại thuế kiểm tra: Thuế TNCN.
- Nội dung kiểm tra: Chọn mẫu kiểm tra bao gồm các khoản thu nhập
từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập khác ; Kiểm tra
các khoản giảm trừ theo quy định trong hồ sơ khai thuế và kiểm tra, đối
chiếu các khoản thuế TNCN đã nộp vào ngân sách nhà nước.
- Hồ sơ đoàn kiểm tra yêu cầu công ty cung cấp:
+ Sổ sách kế toán.
+ Quyết toán thuế TNCN.
+ Chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
+ Các bảng kê chi tiết về phát sinh thu nhập chịu thuế, bảng lương,
các bảng đăng ký giảm trừ gia cảnh và một số hồ sơ khác có liên quan đến
hồ sơ kê khai quyết toán thuế TNCN.
1.2 Diễn biến tình huống:
Thực hiện công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế của Công ty
TNHH CP TM M&T, thời gian kiểm tra kể từ ngày 21/7/2014 đến ngày
23/7/2014 (thời hạn 03 ngày). Kết quả kiểm tra thực tế, đoàn đã ghi nhận số
liệu chi tiết qua từng năm như sau:
- Năm 2012:
Tổng số thuế phát hiện đối với lĩnh vực tiền lương, tiền công, công ty
khai thiếu thuế trên quyết toán thuế năm 2012 là: 18.816.300đ (mười tám
triệu tám trăm mười sáu nghìn ba trăm đồng), do công ty thuê lao động bên
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 3
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
ngoài không ký hợp đồng lao động (hoặc hợp đồng dưới 03 tháng) mà
không khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập. Trong đó thu nhập chịu thuế là
53.072.000đ, khấu trừ theo tỷ lệ 20% (cá nhân không có MST) và thu nhập
chịu thuế là 82.019.000đ, khấu trừ theo tỷ lệ 10% (cá nhân có MST) theo
Thông tư số 113/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung Thông tư
số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày
11/01/2010 và Thông tư số 12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011.
- Năm 2013:
Tổng số thuế phát hiện đối với lĩnh vực đầu tư vốn là: 15.625.000đ
(mười lăm triệu sáu trăm hai mươi lăm nghìn đồng), do công ty chi trả cổ
tức cho năm 2012 với số tiền là 312.500.000đ, thuế suất về đầu tư vốn 5%
nhưng phát sinh thực trả là vào năm 2013. Công ty nhận định khoản chi trả
này là chi trả cổ tức cho năm 2012 thuộc vào trường hợp miễn thuế đối với
thu nhập từ cổ tức phát sinh từ ngày 01/8/2011 đến 31/12/2012 theo Điều 11
Thông tư số 154/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng
dẫn Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban
hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp và cá nhân nên không thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả cổ tức và
không nộp tờ khai quyết toán thuế đối với khoản thu nhập này.
Tổng cộng số thuế TNCN công ty phải nộp vào NSNN trong 2 năm
như sau: 34.441.300đ
Trong đó:
+ Năm 2012: 18.816.300đ (tiền lương, tiền công).
+ Năm 2013: 15.625.000đ (đầu tư vốn).
2. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Đây là hành vi sai phạm xuất phát từ việc chủ quan của công ty. Trong
quá trình xử lý cần cân nhắc kỹ các yếu tố khách quan, nhằm hài hòa trong
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 4
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý thuế nói riêng,
góp phần tích cực vào việc phát triển các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Dưới góc độ chuyên môn, nghiệp vụ, những phân tích, xử lý từng chủ thể
trong nội dung tình huống mà công ty không kê khai thuế TNCN trong năm
2012, 2013 và nêu rõ các vấn đề sai phạm của công ty một cách cụ thể hơn.
2.1 Mục tiêu trực tiếp:
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng công ty kê khai thiếu thuế
trong quyết toán năm 2012 đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và
không khai quyết toán thuế năm 2013 đối với thu nhập từ đầu tư vốn.
- Xác định hậu quả của việc không khai quyết toán thuế, trong trường
hợp công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, từ đó dẫn tới
việc phát sinh thuế nhưng công ty không kê khai, tính nộp thuế vào ngân
sách nhà nước kịp thời. Xử lý số thuế TNCN mà công ty không kê khai với
cơ quan thuế theo quy định về quy phạm pháp luật quản lý thuế nhà nước.
- Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước ổn định, thu đúng, thu đủ
và nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước, góp phần cân đối chi tiêu cho ngân
sách, nhất là lĩnh vực chi đầu tư phát triển.
2.2 Mục tiêu gián tiếp:
- Giải pháp, biện pháp khắc phục sai phạm và hướng dẫn công ty thực
hiện kê khai, quyết toán thuế theo đúng quy định trong thời gian tới.
- Nâng cao vai trò Quản lý của nhà nước trên lĩnh vực thuế, đồng thời
đảm bảo cho pháp luật của nhà nước được thực thi một cách có hiệu quả.
3. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
3.1 Cơ sở pháp lý để phân tích, xử lý tình huống:
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội
khóa XI, quy định:
“Điều 30. Nguyên tắc khai thuế và tính thuế:
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 5
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
1. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung
trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại
chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế”.
- Luật thuế TNCN số 04/2007/QH11 ngày 21/11/2007 của Quốc hội
khóa XII, quy định:
“Điều 12. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn:
1. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thu nhập từ
đầu tư vốn quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế
nhận được trong kỳ tính thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là thời điểm tổ
chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng
nộp thuế nhận được thu nhập.
Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm
của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú:
1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy
định như sau:
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp
thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập
chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế”.
- Thông tư số 113/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009, Thông tư số 02/2010/TT-
BTC ngày 11/01/2010 và Thông tư số 12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011:
“Điều 1. Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá;
tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện
các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 1.000.000 đồng/lần trở lên thì thực
hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
Áp dụng mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập trả cho các cá
nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế, trừ các
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 6
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng
(như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số)”.
- Thông tư số 154/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 Hướng dẫn Nghị
định số 101/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị Quyết số
08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế
nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân:
“Điều 11. Thời gian miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ cổ
tức:
1. Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ cổ tức mà cá nhân
thực nhận từ ngày 01/8/2011 đến hết ngày 31/12/2012 do đầu tư vào thị
trường chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp”.
- Tại Khoản 1,2,3 Điều 13 của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày
07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và
cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế (hiệu lực từ ngày 01/7/2007):
“2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều
này là 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số
thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế.
3. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế thiếu, số tiền phạt; số ngày
chậm nộp tiền thuế, tiền phạt chậm nộp tiền thuế và ra quyết định xử phạt
đối với người nộp thuế”.
- Tại Khoản 2, 3 Điều 10 của Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày
16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế
và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế (có hiệu lực từ ngày
15/12/2013):
“Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều
này là 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số
thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế”.
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 7
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
- Tại Điểm a, Khoảng 1 Điều 11 Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày
16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế
và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế:
“Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều
108 của Luật quản lý thuế thì bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế
trốn, số tiền thuế gian lận, như sau:
1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người
nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10
Nghị định này hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở
lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp
hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ
khai thuế quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 5 Điều 32 của Luật quản
lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại
Điều 33 của Luật quản lý thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 7
Nghị định này.”
- Tại Khoảng 1, 2 Điều 32 Nghị Định 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày
22/7/2013 của Chính phủ:
“2. Xác định tiền chậm nộp tiền thuế
a) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2013 thì tiền
chậm nộp được tính như sau:
0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày hết thời
hạn nộp thuế đến ngày thứ 90 (chín mươi);
0,07% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày chậm nộp
thứ 91 (chín mươi mốt) trở đi.”
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 8
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
3.2 Nguyên nhân:
Công ty hoạt động kinh doanh với chức năng nhiều ngành nghề, mạng
lưới địa bàn hoạt động rộng, những sai phạm dẫn đến kê khai thiếu số thuế
TNCN mà qua kiểm tra phát hiện, được thể hiện như sau:
- Công tác chuyên môn, nghiệp vụ, công ty không thường xuyên liên
hệ với cơ quan thuế ( Phòng TT-HT NNT), thiếu trao đổi, cập nhật kịp thời
những thông tin về những thay đổi chính sách pháp luật, về các loại thuế,
phí mà nhà nước đã ban hành, sửa đổi.
- Đối với thuế TNCN về tiền lương, tiền công: Tại khoản 1, Mục II
Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính quy định:
“Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số
thuế phải nộp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi trả thu nhập”,
công ty là đơn vị trả thu nhập, không thực hiện đúng theo chính sách thuế
quy định: không khấu trừ thuế đối với khoản thu nhập trả cho các cá nhân
không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 03 tháng trong đơn vị.
- Đối với thuế TNCN về đầu tư vốn: Tại khoản 1, Điều 11 Thông tư
154/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính quy định: “ Miễn thuế
thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ cổ tức mà cá nhân thực nhận từ ngày
01/8/2011 đến hết ngày 31/12/2012 do đầu tư vào thị trường chứng khoán,
góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp”, tức là thời gian chi trả cổ tức trong
khoảng thời gian quy định trên mà người thực nhận cổ tức thì được miễn
thuế theo quy định. Tuy nhiên công ty chi trả cổ tức ngoài khoảng thời gian
được miễn trên (trả vào năm 2013) nhưng không kê khai khoản thu nhập
này, không thực hiện quyết toán năm 2013 và nộp thuế vào ngân sách nhà
nước theo đúng thời gian quy định.
3.3 Hậu quả:
Qua kiểm tra tại trụ sở công ty, đoàn kiểm tra phát hiện các khoản
thuế TNCN không kịp thời kê khai, quyết toán và nộp thuế, người nộp thuế
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 9
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
có tính chủ quan:
Thứ nhất: Đơn vị chi trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công,
mỗi lần chi trả thu nhập không đồng đều có khi cao hoặc có khi thấp (thu
nhập có lúc bổ sung thêm tiền thương…), đơn vị cứ cho rằng các khoản thu
nhập đã chi trả trên, sau khi giảm trừ các khoản giảm trừ gia cảnh, giảm trừ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giảm trừ từ thiện, nhân đạo…, thì phần thu
nhập tính thuế không vượt ngưỡng phải chịu thuế thu nhập cá nhân, vì lẽ đó
đơn vị không kê khai, không quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Đối với các
cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 03 tháng, công ty
chỉ việc trả tiền lương mà không làm trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ
10% (cá nhân có MST) và 20% (cá nhân không có MST) đối với thu nhập từ
1.000.000đ/lần trở lên trước khi trả thu nhập cho người lao động, dẫn đến
việc không khai nộp thuế với khoản trả thu nhập này. (Từ 01/7/2013 Thông
tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/8/2013 quy định tổng mức
trả thu nhập từ 2.000.000đ/lần trở lên thì khấu trừ theo mức 10% trên thu
nhập trước khi trả cho cá nhân).
Thứ hai: Đơn vị chi trả cổ tức cho các cổ đông, đơn vị cứ cho là khoản
thu chịu thuế trên là khoản thu nhập được quy định miễn thuế thu nhập cá
nhân (đối với đầu tư vốn). Tuy nhiên theo quy định: Miễn thuế thu nhập cá
nhân đối với thu nhập từ cổ tức mà cá nhân thực nhận từ ngày 01/8/2011
đến hết ngày 31/12/2012 do đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn
mua cổ phần của doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là khoản thu nhập trên,
thông qua các quyết định phê duyệt của hội đồng quản trị, các chứng từ thực
chi của đơn vị (thực nhận của cổ đông), phát sinh năm 2012 ngày nhưng
thực nhận là vào năm 2013. Do đó khoản thu nhập chia cổ tức trên không
thuộc phạm vi nằm trong thời gian được miễn thuế, được quy định tại Thông
tư số 154/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 Hướng dẫn Nghị định số
101/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị Quyết số 08/2011/QH13
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 10
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. Công ty không khấu trừ khoản thu
nhập này trước khi trả cổ tức cho cổ đông, không khai thuế và nộp thuế vào
ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
4. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
4.1. Đề xuất phương án xử lý:
Ngày 11/8/2014 Cục thuế Tiền Giang ra quyết định xử phạt đối với
Công ty TNHH CP TM M&T.
4.1.1 Phương án 1:
Cơ quan thuế ra quyết định truy thu và xử phạt thuế TNCN đối với
Công ty TNHH CP TM M&T:
Xử phạt theo Khoảng 1,2 Điều 34 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày
06/11/2013 đối thuế khoảng thuế phát sinh sau ngày 01/7/2013.
Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế theo Khoản 1,2,3
Điều 13 của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 và Khoản 2, 3
Điều 10 của Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành
Quyết định hành chính thuế.
- Số tiền truy thu cả 2 năm: 34.441.300đ.
- Chậm nộp tiền thuế số tiền: 7.042.243đ.
+ Đối với tờ khai quyết toán thuế năm 2012 (02/4/2013 - 11/8/2014):
494 ngày
* Từ 02/4/2013-30/6/2013: 90 ngày; số tiền phạt:
18.816.300đ*90*0,05% = 846.734đ
* Từ 01/7/2013-28/9/2013: 90 ngày; số tiền phạt:
18.816.300đ*90*0,05% = 846.734đ
* Từ 29/9/2013-11/8/2014: 317 ngày; số tiền phạt:
18.816.300đ*317*0,07% = 4.175.337đ
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 11
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
+ Đối với tờ khai quyết toán thuế năm 2013 (01/04/2014-11/8/2014):
133 ngày
* Từ 01/4/2014-29/6/2014: 90 ngày; số tiền phạt:
15.625.000đ*90*0,05%= 703.125đ
* Từ 30/6/2013-11/8/2014: 43 ngày; số tiền phạt:
15.625.000đ*43*0,07%= 470.313đ
+ Xử phạt 10% tiền thuế năm 2012: 18.881.630đ*10%=1.881.630đ.
+ Xử phạt 20% tiền thuế năm 2013: 15.625.000*20%=3.125.000đ.
Tổng cộng số tiền phải nộp là: 46.490.173đ.
(Bốn mươi sáu triệu bốn trăm chín mươi nghìn một trăm bảy mươi ba
đồng).
- Ưu điểm của phương án:
+ Xử phạt nghiêm khắc, đúng thẩm quyền, làm tăng thu ngân sách.
+ Xử phạt đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý, có tính thuyết phục cao,
làm cho Công ty TNHH CP TM M&T nhận thấy được hành vi vi phạm của
mình và yêu cầu đơn vị chấp hành thực hiện tốt việc nộp thuế và nộp phạt.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị khắc phục hậu quả.
- Hạn chế của phương án:
+ Tính toán số thuế phải nộp, số thuế phạt rất phức tạp, nhiều giai
đoạn.
4.1.2 Phương án 2:
Cơ quan thuế ra quyết định truy thu và xử phạt thuế TNCN đối với
Công ty TNHH CP TM M&T:
- Năm 2012 với số tiền là: 26.566.735đ.
Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế theo Khoản 1,2,3
Điều 13 của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ
quy định về xử lý vi vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành Quyết
định hành chính thuế.
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 12
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
+ Số tiền truy thu: 18.816.300đ.
+ Xử phạt chậm nộp tiền thuế số tiền: 5.868.805đ.
+ Xử phạt 10% tiền thuế: 18.881.630đ*10%= 1.881.630đ.
- Năm 2013 với số tiền là: 31.250.000đ.
Phạt 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận căn cứ theo Khoảng
1 Điều 108 Luật số 78/2006/QH11 về Quản lý thuế và xử phạt theo Điểm a,
Khoảng 1 Điều 11 Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành
Quyết định hành chính thuế:
+ Số tiền truy thu: 15.625.000đ.
+ Xử phạt 1 lần tiền thuế: 15.625.000đ.
Tổng cộng số tiền phải nộp của 2 năm là: 57.816.735đ.
(Năm mươi bảy triệu tám trăm mười sáu nghìn bảy trăm ba mươi
lăm đồng).
- Ưu điểm của phương án:
+ Xử phạt nghiêm minh, đúng thẩm quyền, bảo đảm theo nguyên tắc
thu đúng, thu đủ, đúng chính sách pháp luật của nhà nước .
+ Thể hiện tính răn đe, giáo dục cao đối với người vi phạm.
+ Tạo được lòng tin, tính nghiêm minh của người thực thi pháp luật.
- Hạn chế của phương án:
+ Khoản phạt 1 lần thuế là quá nặng đối với công ty vi phạm lần đầu
các số liệu đều thể hiện trên sổ sách kế toán và vi phạm do hiểu không đầy
đủ về chính sách pháp luật thuế.
4.2 Lựa chọn phương án tối ưu:
Qua việc đề xuất các phương án xử lý và đánh giá các ưu điểm cũng
như hạn chế của từng phương án mà bản thân đã đưa ra. Mỗi phương án đều
có những ưu, khuyết điểm khác nhau, tuy nhiên qua nhận xét đánh giá cho
thấy phương án 1 là phương án khả thi nhất. Nó thể hiện được nhiều ưu
điểm nổi trội hơn phương án 2:
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 13
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
- Với tính nghiêm minh, xử lý đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và
hợp tình hợp lý thể hiện được tính răn đe, giáo dục đối với Công ty TNHH
CP TM M&T, làm cho Công ty nhận thấy được hành vi vi phạm của mình
mà chấp hành nghiêm chỉnh theo quyết định và ngăn chặn được những hành
vi cố ý vi phạm sau này. Mặt khác tạo tính nghiêm minh của người thực thi
pháp luật.
- Do công ty vi phạm lần đầu, bên cạnh đó công ty cũng đã ghi chép
kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến khoản chi trả cổ tức cho các cổ
đông trên sổ sách kế toán, chứng từ thực chi của đơn vị (thực nhận của cổ
đông).
- Sai sót về khoản chi trả cổ tức dẫn đến việc công ty không thực hiện
quyết toán thuế, từ đó không nộp khoản thuế này vào ngân sách nhà nước
theo đúng quy định là do Công ty không cập nhật kịp thời những thay đổi
của chính sách thuế, việc hiểu không tường tận gây hiểu lầm về khoản thu
nhập từ cổ tức của năm 2012 nằm trong khoản thời gian được miễn thuế. Cơ
quan thuế hướng dẫn rõ ràng để Công ty tránh được những sai phạm trong
thời gian tới.
5. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN:
Phương án 1 được chọn để thực hiện, ta cần tuân thủ các bước:
-Bước 1: Sau 03 ngày kiểm tra, thu thập số liệu, cán bộ thuế tổng hợp
những kết quả thu thập được và ra Biên bản kiểm tra đối với Công ty TNHH
CP TM M&T (trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời gian
kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế).
-Bước 2: Công ty TNHH CP TM M&T đồng ý với số liệu, kết quả
kiểm tra và ký vào Biên bản kiểm tra.
-Bước 3: Trong vòng 07 ngày sau khi Công ty TNHH CP TM M&T
ký Biên bản kiểm tra, cơ quan thuế ra Quyết định xử phạt dựa trên Biên bản
kiểm tra và được Bộ phận thẩm định pháp chế Cục thuế thông qua.
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 14
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
- Bước 4: Công ty TNHH CP TM M&T xem xét, ký vào Quyết định
xử phạt và nộp phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên Quyết định
xử phạt.
6. KIẾN NGHỊ:
Thông qua việc phân tích, xử lý đánh giá mà tình huống đặt ra, đã thể
hiện sự hạn chế của người nộp thuế về nhận thức, hiểu biết, về chính sách
pháp luật, về thuế theo cơ chế tự khai tự nộp, người nộp thuế lợi dụng vào
đó để cố ý hoặc vô tình vi phạm. Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế,
yếu kém đó, mặt khác để nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý thuế
hiện nay ở địa phương, cần có giải pháp sau:
- Thường xuyên tuyên truyền, giải thích cho người nộp thuế hiểu sự
cần thiết của thuế đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Phân tích cho người dân cũng như người nộp thuế thấy được vai trò
của thuế. Để từ đó giúp cho người nộp thuế hiểu rõ hơn về chính sách thuế,
tạo ra tinh thần tự giác thực hiện đồng thời làm cho đối tượng nộp thuế, thấy
được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đối với xã hội. Từ
đó nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của cơ quan thuế.
- Đối với công tác quản lý thu cần tăng cường kiểm tra, thanh tra chống
thất thu và khai man trốn lậu thuế. Ngành Thuế cần quyết liệt thực hiện
những giải pháp chỉ đạo, điều hành nhằm đấu tranh phòng chống gian lận về
thuế.
- Cần xác định rõ ràng trách nhiệm phải khấu trừ tiền thuế của đơn vị
chi trả thu nhập. Bên cạnh đó có sự biểu dương, khen thưởng… đối với
những đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm của mình và xử lý kịp thời, nghiêm
minh các đơn vị không thực hiện đúng trách nhiệm.
- Để cơ chế tự khai, tự nộp thuế TNCN phát huy hiệu quả, cần tăng
cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức hệ thống thông tin dịch vụ kế
toán, kê khai và tính thuế. Đồng thời cần có lộ trình triển khai thực hiện phù
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 15
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
hợp, từng bước từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, chia theo từng
nhóm để quản lý; nên có cơ chế khuyến khích các đối tượng nộp thuế tự
nguyện áp dụng phương pháp tự khai tự nộp thuế, chẳng hạn như cho phép
được hưởng các khoản khấu trừ đặc biệt hoặc các chế độ ưu đãi khác.
- Cơ quan thuế cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng
như cơ quan công an, cơ quan ngoại vụ, cơ quan quản lý lao động,… để
nắm bắt kịp thời thông tin về đối tượng nộp thuế, nguồn phát sinh thu nhập,
có biện pháp phân loại đối tượng nộp thuế thành các nhóm khác nhau để
thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu quả.
- Thiết kế nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng
nộp thuế; xây dựng cơ chế tiếp thu ý kiến, thông tin phản hồi từ người nộp
thuế một cách phù hợp; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ thuế TNCN và kỹ thuật tuyên truyền cho các tuyên truyền viên để
họ có thể làm tròn nhiệm vụ của một tuyên truyền viên tốt.
KẾT LUẬN
Thuế là công cụ vĩ mô của nhà nước trong việc kiểm soát, quản lý
hoạt động kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của
mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà
nước. Quá trình thực thi các Luật thuế có nghiêm minh hay không sẽ ảnh
hưởng quyết định đến hiệu quả sử dụng công cụ thuế.
Trốn lậu thuế là một tồn tại nhưng không thể tránh khỏi trong bất cứ
một nền kinh tế nào. Ở nước ta, vấn đề này càng trở nên bức xúc, nhất là
trong điều kiện thực hiện quy trình quản lý thuế mới (quản lý theo chức
năng), đơn vị tự kê khai, tự quyết toán và tự nộp thuế vào ngân sách nhà
nước, nhà nước đề cao tính tự giác của người nộp thuế.
Để ngăn chặn và giải quyết kịp thời, thỏa đáng các vụ việc trên, đồng
thời góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước, ngành thuế phải có những
giải pháp thiết thực để đổi mới chính sách thuế đối với toàn xã hội cần đơn
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 16
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế
Tiểu luận tình huống
giản minh bạch, công khai các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thúc đẩy
phát triển kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
Để thực hiện hiệu quả trong các vấn đề thanh tra, kiểm tra trên, đáp
ứng yêu cầu thực tiễn, ngành thuế cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực, kỹ
năng, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, trong quản lý nhà nước về lĩnh vực
thuế phải có tầm nhìn sâu, rộng. Muốn như vậy, ngành thuế phải có chiến
lược bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu cho lực lượng ngành thuế với những
phương pháp như: sắp xếp lại đội ngũ, thi tuyển công chức, đào tạo lại, bồi
dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn có như vậy mới nâng cao được
hiệu quả trong công tác quản lý thuế trong tình hình mới.
Trên đây là ý kiến của bản thân trong việc phân tích và giải quyết tình
huống, tuy có nhiều cố gắng trong quá trình viết tiểu luận song khó tránh
khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô
đến nội dung của bài Tiểu luận tình huống này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Họ tên học viên: Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 17
Lớp: BDNV ngạch kiểm tra viên thuế