Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tieu luan mon tu tong XD dang Phân tích giá trị tác phẩm Đường cách mệnh lh bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.36 KB, 32 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN XÂY DỰNG ĐẢNG

TIỂU LUẬN
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC QUA CÁC TÁC PHẨM
VĂN KIỆN
ĐỀ TÀI:
ĐỒNG CHÍ HÃY PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
“ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC. LIÊN HỆ
BẢN THÂN QUA NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM NÀY

Họ và tên học viên: Lê ………..
Mã số học viên: MP22…………………
Lớp: Cao học XDĐ&CQNN…………………..

ST – 202…


i

MỤC LỤC
*
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..........................................2
5. Ý nghĩa của đề tài................................................................................3
6. Kết cấu tiểu luận..................................................................................3


NỘI DUNG.....................................................................................................3
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH
MỆNH” CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC.........................................4
1.1. Bối cảnh ra đời của tác phẩm...........................................................4
1.2. Những giá trị to lớn của tác phẩm “Đường cách mệnh” đối với cách
mạng Việt Nam........................................................................................5
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU,
HỌC TẬP, VẬN DỤNG TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” CỦA
LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH...................................14
2.1. Nhận thức của bản thân trong vận dụng tác phẩm “Đường cách
mệnh”
đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay...............................................14
2.2. Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu, học tập tác phẩm “Đường cách
mệnh”
đối với bản thân.......................................................................................18
KẾT LUẬN....................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................30


1

MỞ ĐẦU
*
1. Lý do chọn đề tài
“Đường cách mệnh” là một trong số những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã được Đảng và Nhà nước chính thức xếp hạng là bảo vật quốc gia (cùng
với tập thơ “Nhật ký trong tù” và Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến”,...). Tác phẩm “Đường cách mệnh” tập hợp những bài giảng của lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm

1925 - 1927, được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
xuất bản thành sách năm 1927.
Tác dụng lịch sử to lớn của "Đường cách mệnh" là đã giải quyết một cách
rốt ráo sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cách mạng và đường lối tổ chức của
cách mạng Việt Nam – một sự khủng hoảng sâu sắc đã tồn tại hàng chục năm
vào cuối thế kỷ XIX và trong hai thập niên đầu thế kỷ XX. Ra đời trong hoàn
cảnh phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước trên thế giới phát triển
mạnh mẽ, phong trào giải phóng dân tộc ở trong nước đã xuất hiện nhiều tổ chức
yêu nước mang sắc màu chính trị khác nhau, cuốn sách “Đường cách mệnh” có
ý nghĩa và vai trị như kim chỉ nam cho đường lối của cách mạng Việt Nam.
Tác phẩm đã chỉ rõ những quan điểm cơ bản về phương pháp cách mạng
Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tổng kết kinh
nghiệm cách mạng các nước, là tư liệu tham khảo đặc biệt quan trọng và cơ sở
lý luận để Đảng ta xây dựng phương pháp cách mạng phù hợp với tình hình đất
nước. Với cách viết súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, cuốn sách “Đường cách
mệnh” hàm chứa giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, đóng vai trò quan trọng trong
việc tuyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, trong việc kết hợp phong
trào yêu nước với chủ nghĩa Mác, tạo lập các tiền đề tư tưởng, lý luận cho sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hơn 90 năm đã trôi qua, với tác phẩm "Đường cách mệnh", Hồ Chí Minh
đã mở đường cho dân tộc Việt Nam, đã tạo ra đội ngũ cán bộ trung kiên của


2

cách mạng, đã thức tỉnh cả một dân tộc trong sự trỗi dậy của phong trào cách
mạng thế giới, đã gây dựng nên sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong
thời hiện đại. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định đường lối phát
triển cách mạng trong thời kỳ mới, đó cũng chính là tiếp tục sự nghiệp của
“Đường cách mệnh” mà Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra 90 năm trước đây.

Có thể nói, trong toàn bộ những sự kiện lịch sử phong phú của cách mạng
nước ta, không phải là mọi điều, cũng không phải là tất cả những sự kiện cơ bản
nhất đều đã được chỉ ra trong tác phẩm ấy. Nhưng chúng ta hồn tồn có thể
khẳng định được rằng, những điều đã được chỉ ra trong "Đường cách mệnh" đều
ít nhiều có hình bóng của nó ở nhiều sự kiện; và nhiều sự kiện vẫn bắt nguồn từ
những nhận thức ban đầu đã được kết tinh ở nhiều luận điểm quan trọng của tác
phẩm "Đường cách mệnh".
Xuất phát từ vai trò quan trọng như trên, đồng thời cũng là nhiệm vụ hồn
thành mơn học, vì vậy, qua việc học tập mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
qua các tác phẩm và văn kiện, người viết lựa chọn đề tài “Đồng chí hãy phân
tích giá trị tác phẩm “Đường cách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc. Liên hệ bản
thân qua nghiên cứu tác phẩm này” để làm bài tiểu luận hết mơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài làm rõ những nội dung cơ bản trong tác phẩm Đường cách mệnh của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, rút ra giá trị lý luận và thực tiễn. Từ đó
vận dụng vào bản thân trong xây dựng Đảng tại cơ quan đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là vận dụng tác phẩm Đường
cách mệnh vào xây dựng Đảng tại cơ quan, đơn vị.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dưa trên cơ sở lý luận là phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của
Đảng Cộng sản Việt Nam.


3

Bên cạnh đó đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phân
tích, tổng hợp….

5. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu những vấn đề đặt ra trong tác phẩm Đường cách mệnh của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cho thấy giá trị to lớn về lý luận và thực
tiễn đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, ở ngay cơ
quan đơn vị mà người viết đang công tác
6. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận được kết cấu thành 2 chương.


4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH
MỆNH” CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC
1.1. Bối cảnh ra đời của tác phẩm
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), tại đây,
Người tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên. Công việc đầu tiên là Nguyễn Ái Quốc mở các lớp đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ. Người vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng
dẫn lớp học. Từ 1925 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được 3 lớp với
tổng số 75 học viên. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên
nghiên cứu, trao đổi. Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các
lớp học ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị
áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi “Đường kách mệnh”. Sách
khổ 13x18, in giấy nến, kiểu chữ viết thường.
Nội dung xuyên suốt của tác phẩm là những quan điểm cơ bản về lý luận,
phương pháp cách mạng Việt Nam trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phong trào cách mạng
trong nước và quốc tế, được trình bày một cách hệ thống; là tư liệu tham khảo

đặc biệt quan trọng và cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường lối cách mạng
Việt Nam.
Với cách viết súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, cuốn sách mang giá trị lý
luận và thực tiễn to lớn, đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin vào Việt Nam; kết hợp phong trào yêu nước với chủ nghĩa Mác; tạo
lập các tiền đề tư tưởng, lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kết cấu của tác phẩm ngoài lời đề tựa, cuốn sách đã tập trung đề cập đến
15 vấn đề, theo 3 nội dung cơ bản: Những vấn đề lý luận chung về cách mạng xã
hội; tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút ra bài học cho cách
mạng Việt Nam; xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng.


5

1.2. Những giá trị to lớn của tác phẩm “Đường cách mệnh” đối với
cách mạng Việt Nam
Có thể thấy, từ những năm 1925 - 1930, ở Việt Nam, những đốm lửa cách
mạng vơ sản đã được nhen nhóm. Phong trào cơng nhân phát triển mạnh mẽ.
Những tổ chức chính trị tiền thân của Đảng Cộng sản đã được ra đời. Nhưng để
cho những đốm lửa đó bùng cháy thành ngọn lửa to lớn, duy nhất, mãnh liệt, đủ
để thiêu cháy kẻ thù của dân tộc thì phải có người nhóm lại và thổi bùng lên.
Người đó chính là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với tác phẩm bất hủ "Đường
cách mệnh".
"Đường cách mệnh", bằng kinh nghiệm lịch sử phong phú và sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, đã đề ra được
những phương hướng cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tác dụng lịch sử to lớn của "Đường cách mệnh" là đã giải quyết một cách
rốt ráo sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cách mạng và đường lối tổ chức của
cách mạng Việt Nam - một sự khủng hoảng sâu sắc đã tồn tại hàng chục năm

vào cuối thế kỷ XIX và trong hai thập niên đầu thế kỷ XX. Giá trị của tác phẩm
này thể hiện rõ nét ở các nội dung sau:
* Trước hết là vấn đề xác định đối tượng chính của cách mạng.
Lúc bấy giờ, nhân dân Việt Nam, muốn giải phóng dân tộc thì phải đánh
thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai. Nhưng đánh kẻ thù nào trước thì chủ
trương của những nhà yêu nước lúc đó chưa phải đã nhất trí. Phan Châu Trinh
chủ trương dựa vào thực dân Pháp để đánh đổ bọn phong kiến trước rồi sau mới
đánh đuổi thực dân Pháp. Còn Phan Bội Châu tuy trước sau đều chủ trương đánh
đuổi thực dân Pháp, nhưng lúc đầu lại muốn dựa vào phong kiến để tập hợp lực
lượng, rồi trong quá trình thất bại mới chuyển từ lập trường quân chủ lập hiến
sang lập trường dân chủ tư sản. Rõ ràng, tất cả những chủ trương trên đều là lỗi
thời và ảo tưởng.
Tiếp đó, từ cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) đến cuộc khởi nghĩa
Thái Nguyên (1917), khởi nghĩa Yên Bái (1930), tất cả đều thất bại vì khơng có


6

đường lối cách mạng đúng đắn, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ; chưa tập hợp
được rộng rãi lực lượng của dân tộc, nhất là 2 giai cấp cơ bản là công nhân và
nông dân, v.v…
"Đường cách mệnh" ra đời đã giải đáp rõ ràng vấn đề đối tượng chính của
cách mạng. Đó là bọn thực dân Pháp xâm lược: "bọn cường quyền này bắt dân
tộc kia làm nô lệ như Pháp với Việt Nam. Đến khi dân tộc nô lệ ấy chịu khơng
nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đồn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm
nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi; ấy là dân tộc cách
mệnh".
* Vấn đề thứ hai là phương hướng chiến lược của cách mạng.
"Đường cách mệnh" chỉ rõ, cách mệnh có 2 giai đoạn "Cách mệnh dân tộc"
và "Cách mệnh thế giới". Đó là quan điểm cốt lõi chủ nghĩa Mác - Lênin và con

đường cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Theo đó,
"Dân tộc cách mệnh thì chưa phân chia giai cấp; sĩ, nơng, cơng, thương đều
nhất trí chống lại cường quyền. Cịn thế giới cách mệnh thì vơ sản đứng đầu, đi
trước nhưng hai cuộc cách mệnh đó lại quan hệ khăng khít với nhau". Trước
hết, Hồ Chí Minh tập trung vào nhiệm vụ "Dân tộc cách mệnh" để giành lấy
quyền tự do, bình đẳng cho nhân dân nước mình và khẳng định cuộc cách mạng
thứ nhất ("dân tộc cách mệnh") chuẩn bị tiền đề cho cách mạng thứ hai ("thế
giới cách mệnh") về kinh tế, chính trị và văn hóa.
Xuất phát từ luận điểm nhất qn đó, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
(tháng 2/1930), Đảng ta đã xác định phương hướng chiến lược của cách mạng
Việt Nam là từ "Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội cộng sản"; tức là phải đi từ cách mạng dân tộc dân chủ chuyển sang cách
mạng xã hội chủ nghĩa; và hai cuộc cách mạng này có mối quan hệ khăng khít
với nhau; đặc biệt, khơng thể nơn nóng, đốt cháy giai đoạn được.
Thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936 - 1939), Đảng ta đã xác định mối quan hệ
giữa vấn đề độc lập dân tộc với vấn đề dân chủ. Đến Hội nghị lần thứ 8 của
Trung ương Đảng (năm 1941), Đảng ta chỉ rõ, cách mạng ở các nước thuộc địa
gắn bó chặt chẽ với cách mạng ở chính quốc; nhưng có thể thắng lợi trước cách


7

mạng ở chính quốc, cách mạng dân tộc dân chủ phải làm nhiệm vụ chống đế
quốc và phong kiến tay sai, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng; và
sau đó, phải tiến ngay lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội lần thứ II của Đảng (năm 1951), nội dung của cách mạng Việt Nam
đã được trình bày một cách đầy đủ, đặc biệt là Đảng ta đã chỉ rõ mối quan hệ
chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đến Đại hội lần
thứ III (năm 1960), Đảng ta vạch rõ sự kết hợp chặt chẽ giữa hai chiến lược cách
mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội

chủ nghĩa ở miền Bắc.
Từ Đại hội lần thứ IV (1976) đến Đại hội lần thứ XII (2016), Đảng ta luôn
luôn quán triệt bài học lớn của cách mạng Việt Nam là kết hợp và giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời đại mới.
Rõ ràng, nền móng của lý luận cách mạng khoa học và triệt để ấy đã được
nêu ngay trong tác phẩm "Đường cách mệnh". "Đường cách mệnh" đã chỉ ra:
cách mạng ở nước ta phải biết kết hợp kinh nghiệm của "ba thứ" cách mạng: "tư
bản cách mệnh", "giai cấp cách mệnh" và "thế giới cách mệnh".
* Vấn đề thứ ba là xác định mục tiêu của cách mạng.
Tất nhiên người Việt Nam yêu nước nào đứng lên đánh ngoại xâm cũng
muốn giành lại độc lập, tự do cho đất nước, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Nhưng độc lập, tự do, hạnh phúc đó phải được thực hiện với nội dung như thế
nào thì lúc đó cũng khơng phải đã rõ ràng. Trước mắt, các nhà cách mạng Việt
Nam đã có nhiều tấm gương giành độc lập. Độc lập, tự do của Trung Quốc sau
Cách mạng Tân Hợi (1911) cũng là một thứ độc lập, nhưng chưa phải là độc lập
thực sự và triệt để vì giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc chưa thể đưa nhân dân
Trung Quốc thoát khỏi được nang vuốt của chủ nghĩa đế quốc lúc này. Còn tự do
tư sản như ở Mỹ, ở Pháp cũng đã bộc lộ rõ những hạn chế của nó.
Vậy muốn có độc lập, tự do triệt để của dân tộc, có thống nhất trọn vẹn của
đất nước, ấm no, hạnh phúc thật sự của nhân dân, cách mạng Việt Nam phải đi
tới đâu, phải xây dựng một chế độ như thế nào? "Đường cách mệnh" đã giải đáp
một cách ngắn gọn và rõ ràng về vấn đề này: "Cách mệnh Pháp cũng như cách


8

mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh khơng đến nơi, tiếng là cộng
hịa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức
thuộc địa. Cách mệnh đã bốn lần rồi, mà nay cơng nơng Pháp hằng cịn phải
mưu cách mạng lần nữa mới hịng thốt khỏi vịng áp bức. Cách mệnh Việt Nam

nên nhớ những điều ấy", "Chúng ta đã làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi,
nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để
trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới
được hạnh phúc".
"Đường cách mệnh" cũng nêu lên kinh nghiệm về tổ chức công hội, nông
hội, thanh niên cộng sản, hợp tác xã,… những tổ chức tiêu biểu cho một chế độ
xã hội mới, chế độ mà "quyền giao cho dân chúng số nhiều", chứ không "để
trong tay một bọn ít người"; đó là chế độ xã hội chủ nghĩa.
* Vấn đề thứ tư là việc xác định động lực của cách mạng.
Truyền thống lâu đời của dân tộc ta là "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh",
nhưng với một kẻ thù thực dân, đế quốc vừa có tiềm lực quân sự và kinh tế, vừa
xảo quyệt, tàn bạo, thâm độc, có cả một "khoa học" chia để trị như thực dân
Pháp, thì khơng thể đánh thắng bọn chúng bằng một đội quân ô hợp.
Phong trào Duy Tân đầu thế kỷ thứ XX đã muốn dùng phong trào dân chủ
tư sản mới manh nha làm nòng cốt để động viên lực lượng tồn dân, chủ yếu là
nơng dân, đấu tranh đòi cải cách dân chủ, cải thiện dân sinh, mở mang dân trí;
nhưng cuối cùng đã thất bại.
Phan Bội Châu đã tiến hơn một bước, ông muốn phát huy truyền thống
đoàn kết dân tộc, nên đã ra lời kêu gọi "Mười giới đồng tâm". Nhưng ở đây mới
là đồng tâm của các nhà hào phú; các vị quan lại; con em nhà quyền quý; và các
tín đồ thiên chúa; thủy, lục quân; thông ngôn, ký lục, bồi bếp; học sinh hải
ngoại, chứ chưa thấy lực lượng cơ bản của công - nông.
Rồi đến Việt Nam Quốc dân Đảng (ra đời năm 1927) thì xem lực lượng chủ
yếu của cách mạng cũng không phải là công - nông, mà vẫn là hào phú và binh
lính,… Cho nên thất bại lại hồn thất bại.


9

Xác định được lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam và những đồng

minh của giai cấp công nhân trong cách mạng lúc ấy là vấn đề có ý nghĩa quyết
định đến vận mệnh của cách mạng. "Đường cách mệnh" đã trả lời câu hỏi: "Ai
là những người cách mệnh?" một cách vắn tắt và dễ hiểu: "Vì bị áp lực mà sinh
ra cách mệnh cho nên ai bị áp bức càng nặng thì lịng cách mệnh càng bền, chí
cách mệnh càng quyết. Khi trước, tư bản bị phong kiến áp bức cho nên nó cách
mệnh. Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nơng là người chủ
cách mệnh. 1. là vì cơng nơng bị áp bức nặng hơn. 2. là vì cơng nơng là đồng
nhất cho nên sức mạnh hơn hết. 3. là vì cơng nơng là tay khơng rồi, nếu thua thì
chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc. Vì
những cớ ấy, cho nên cơng nơng là gốc cách mệnh; cịn học trị, nhà bn nhỏ,
điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba
hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi".
* Vấn đề thứ năm là về phương pháp cách mạng.
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, trước những kẻ thù được trang bị vũ
khí tân tiến, muốn giải phóng dân tộc chỉ có con đường là tiêu diệt kẻ thù bằng
vũ khí. Nhưng tới đầu thế kỷ thứ XX, cũng với sự nảy sinh của chủ nghĩa tư bản
dân tộc, một phong trào cải lương tư sản đã ra đời. Một xu hướng chống bạo
động cũng nảy sinh, tiêu biểu là Phan Châu Trinh, với chủ trương: "Bất bạo
động, bạo động giả tử" (nghĩa là: không bạo động, bạo động đều chết). Tuy vậy,
với nhân dân lao động Việt Nam thì truyền thống đấu tranh vũ trang trong hàng
ngàn năm lịch sử của dân tộc vẫn ngời sáng. Tiếng súng của nghĩa quân Yên Thế
tồn tại suốt từ cuối thế kỷ thứ XIX đến tận năm 1913. Tiếp đó là việc chuẩn bị
khởi nghĩa của Việt Nam quang phục hội và của vua Duy Tân xảy ra ở Huế năm
1916 và khởi nghĩa Thái Nguyên bùng nổ năm 1917. Đấu tranh vũ trang vẫn là
bước đi vững chắc của dân tộc Việt Nam ta để giải phóng đất nước.
Nhưng trong đấu tranh vũ trang lúc này, do khủng hoảng về đường lối cách
mạng và do liên tiếp bị thất bại nên đã nảy sinh ra những hành động phiêu lưu,
mạo hiểm, coi ám sát cá nhân cũng là một phương sách cách mạng. Từ việc ám
sát những tên tay sai của thực dân như tuần phủ Nguyễn Duy Hàn,… đến việc



10

mưu sát tên trùm thực dân Pháp ở Đông Dương là toàn quyền Méc-lanh năm
1924 của Phạm Hồng Thái, trong phong trào cách mạng Việt Nam đã lộ rõ ra,
không những một sự khủng hoảng về đường lối cách mạng mà còn là một sự
khủng hoảng cả về phương pháp cách mạng.
"Đường cách mệnh" chẳng những bác bỏ phương pháp ám sát cá nhân; mà
còn vạch rõ biện pháp đấu tranh một cách khoa học. Đó là: phải làm cho dân
giác ngộ; phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu; phải hiểu phong trào
thế giới, phải bày sách lược cho dân; phải biết tổ chức dân chúng lại; phải giành
chính quyền bằng bạo lực cách mạng của quần chúng, phải biết chọn thời cơ;
phải đoàn kết quần chúng cách mạng mà cơng nơng làm nịng cốt, đấu tranh
chống kẻ thù, không chỉ bằng quân sự mà cả bằng kinh tế, chính trị nữa: "Ám sát
là làm liều, và kết quả ít, vì giết thằng này, cịn thằng khác, giết sao cho hết?
Cách mệnh thì phải đồn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai cấp áp
bức, chứ không phải chỉ nhờ 5, 7 người giết 2, 3 anh vua, 9, 10 anh quan mà
được", phải "liên hiệp cả dân cày và thợ thuyền làm cả kinh tế và chính trị cách
mệnh" nữa.
* Vấn đề thứ sáu là đoàn kết dân tộc và giai cấp.
"Đường cách mệnh" cũng nêu cao vấn đề đoàn kết dân tộc, đồn kết giai
cấp vì "Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc của một hai
người"; nhằm "đồng tâm, hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức", "đoàn kết nhau đánh
đuổi tư bản", "đoàn kết dân chúng để đánh đổ cả cái giai cấp áp bức mình…".
Đó là những tư tưởng cơ bản chuẩn bị cho việc xây dựng khối đoàn kết cách
mạng rộng lớn sau này, như các mặt trận dân tộc thống nhất trong thời kỳ giải
phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong
công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
* Vấn đề thứ bảy là đồng minh trên thế giới và đoàn kết quốc tế.
Từ đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước ở Việt Nam đều nhận thức

được rằng "có đồn kết quốc tế mới mau thắng lợi". Ngay Phan Bội Châu, từ
trong thất bại cũng đã rút ra được kinh nghiệm là "phải liên kết với những người
đồng bệnh", tức những dân tộc cùng bị đế quốc áp bức, bóc lột như mình.


11

Nhưng liên kết như thế nào, dựa vào ai, liên minh với ai? Ai là bạn gần, ai là bạn
xa? Thì các phong trào u nước lúc đó đều cịn mơ hồ. Người thì muốn dựa vào
thực dân Pháp để đánh phong kiến trước như Phan Châu Trinh; người thì muốn
dựa vào đế quốc này để đánh đế quốc khác, như Phan Bội Châu muốn dựa vào
Nhật để đánh Pháp. Thậm chí, đến khi nhận thức được sự cần thiết phải "liên kết
với những người đồng bệnh", Phan Bội Châu cũng lại chủ trương dựa vào giai
cấp tư sản dân tộc vô cùng yếu ớt của Trung Quốc để chống thực dân Pháp. Còn
nhân dân lao động Việt Nam, do thủ đoạn chia rẽ của bọn thực dân, đế quốc, đã
không phân biệt được nhân dân lao động Pháp với bọn thực dân Pháp, coi tất cả
những ai "da trắng" đều là kẻ thù của cách mạng Việt Nam. Những sự mơ hồ,
hỗn độn đó cần phải được giải quyết.
"Đường cách mệnh" đã xác định rõ chỗ dựa quốc tế của cách mạng Việt
Nam phải là cách mạng vô sản thế giới, là cách mạng Nga và Quốc tế cộng sản
(Quốc tế 3): "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và
thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do bình
đẳng thật, khơng phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp
khoe khoang bên Việt Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ
rồi, lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức của các thuộc địa làm
cách mạng để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới", "Nga
cách mệnh đã thành công để làm nền tảng cho cách mệnh thế giới", "Việt Nam
muốn cách mệnh thành cơng, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế", "Nói tóm lại
phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin".
Với nhân dân lao động Pháp và cách mạng Pháp, "Đường cách mệnh" đã

phân tích rõ đó là đồng minh khơng thể thiếu được của cách mạng Việt Nam:
"Việt Nam dân tộc cách mệnh thành cơng thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu
thì cơng nơng Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ. Và nếu công nông Pháp
làm cách mệnh thành công, thì dân tộc Việt Nam sẽ được tự do. Vậy nên cách
mệnh Việt Nam với cách mệnh Pháp phải liên lạc với nhau".


12

* Vấn đề thứ tám là Đảng lãnh đạo cách mạng.
Khủng hoảng về đường lối cách mạng, về phương pháp cách mạng lúc đó
là con đẻ sinh đơi của khủng hoảng về tổ chức cách mạng.
Thực tế cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX cho thấy
một sự lộn xộn, ấu trĩ về tổ chức cách mạng và cho đến những năm từ 1925 đến
1930 thì sự ra đời của một Đảng cách mạng chân chính đã chín muồi. Đã đến lúc
cần có một đường lối tổ chức cách mạng một cách khoa học để đưa cách mạng
tiến lên.
Nhìn lại tình hình lúc đó, khơng kể những đảng của tư sản, địa chủ như
Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu lập ra ở Nam Kỳ năm 1924-1925, Đảng
Việt Nam độc lập của Nguyễn Thế Truyền lập ra ở Pháp những năm 1925-1928,
ngay cả những Đảng có xu hướng cấp tiến lúc đó như Đảng Thanh niên do
Nguyễn Trọng Hy, Bùi Công Trừng, Trần Huy Liệu,… thành lập cũng "chưa
biết hệ thống tổ chức cho đến chương trình, điều lệ của một chính đảng phải ra
sao?". Rồi đến tổ chức Đảng lớn xuất hiện là Hội Việt Nam cách mạng Thanh
niên, Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng thì tuy có chương
trình, điều lệ rõ ràng, nhưng cũng là đang buổi giao thời, cần phải đi tới lột xác
hay thanh lọc để trở thành những tổ chức cách mạng chân chính, phù hợp với
yêu cầu của thời đại mới.
Trong lúc phong trào cách mạng đang lựa chọn đường lối tổ chức thì
"Đường cách mệnh" ra đời. Nó đã vạch rõ cho cách mạng Việt Nam một phương

hướng xây dựng một tổ chức cách mạng chân chính có thể đem lại thắng lợi cho
dân tộc. Đó là chính đảng của giai cấp cơng nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
làm nền tảng tư tưởng: "Sức mạnh của cách mệnh là ở tập trung, muốn tập
trung phải có Đảng cách mệnh… Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong vì
vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và
vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành cơng, cũng như
người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa
làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng
mà không có chủ nghĩa cũng như người khơng có trí khơn, tàu khơng có bản chỉ


13

nam… Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
nghĩa Lênin".
* Vấn đề cuối cùng "tư cách người cách mệnh".
"Đường cách mệnh" nguyên là tài liệu mà Hồ Chí Minh dùng để huấn
luyện và đào tạo những lớp cán bộ đầu tiên làm công tác cách mạng và kế tục sự
nghiệp cách mạng của Người, đào tạo đội ngũ cốt cán của phong trào cách mạng
nước ta, và cũng từ đó để đi đến xây dựng tổ chức Đảng. Trong công tác đào tạo
cán bộ, Người đã hết sức chú trọng việc rèn luyện mặt phẩm chất đạo đức của
họ. Vì thế, ngay trong trang đầu của tác phẩm quan trọng này, Người đã để lại
những lời dạy bảo quý báu về "Tư cách một người cách mệnh": "Tự mình phải:
cần, kiệm, hịa mà khơng tư, cả quyết sửa lỗi mình, cẩn thận mà khơng nhút
nhát hay hỏi, nhẫn nại (chịu khó), hay nghiên cứu, xem xét, vị công vong tư,
không hiếu danh, không kiêu ngạo, nói thì phải làm, giữ chủ nghĩa cho vững, hy
sinh. Ít lịng tham muốn về vật chất, bí mật. Đối người phải: với từng người thì
khoan thử, với đồn thể thì nghiệm, có lịng bày vẽ cho người, trực mà không
táo bạo, hay xem xét người. Làm việc phải: xem xét hồn cảnh kỹ càng, quyết
đốn, dũng cảm, phục tùng đồn thể". Hồ Chí Minh là người đầu tiên gieo hạt

giống cho cách mạng Việt Nam, tạo nên sự nghiệp vĩ đại của ngày nay và mãi
mãi về sau.


14

CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU, HỌC
TẬP, VẬN DỤNG TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” CỦA LÃNH TỤ
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
2.1. Nhận thức của bản thân trong vận dụng tác phẩm “Đường cách
mệnh” đối với cơng tác xây dựng Đảng hiện nay
Năm 2022, tồn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 95 năm ngày Bộ
Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức, xuất bản Tác phẩm
“Đường cách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tài liệu mẫu mực trong
việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX.
Nhìn lại chặng đường hơn 92 năm cầm quyền của Đảng, cách mạng Việt
Nam đã trải qua những bước thăng trầm lịch sử, chúng ta càng thấm thía sâu sắc
giá trị lịch sử và hiện thực những điều căn dặn của Hồ Chí Minh về tư cách
của người cách mạng và Đảng cách mạng. Chính nhờ thấm nhuần tư tưởng đó,
Đảng đã thực sự trở thành một đảng cầm quyền, "chèo lái" con thuyền cách
mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh với mn vàn khó khăn, thử thách cam
go, giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, hiện nay Đảng ta đang
phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức không thể xem nhẹ, đặc biệt tình
trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên đã ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và thanh danh của Đảng. Vì vậy,
để khắc sâu lời dặn của Người về tư cách của người cách mạng và Đảng cách
mạng, thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và quy định của Trung
ương về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong giai

đoạn hiện nay, cần tập trung thực hiện tốt mấy vấn đề sau:
Một là, các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng phải lấy nhiệm vụ tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ hàng đầu trong
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.


15

Trước tiên đòi hỏi phải: “Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức của cán bộ, đảng viên”. Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, cán bộ, đảng viên phải đối mặt với
những thử thách mới, mà yêu cầu tự tu dưỡng, rèn luyện không hề giảm nhẹ.
Điều kiện sống về vật chất ngày càng cao và tham muốn vật chất cũng tăng lên,
nhiều khi không vượt qua được sự cám dỗ. Khi có chức, quyền trong tay dễ bị
chi phối bởi tham vọng quyền lực, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để
tham ô, tham nhũng, lãng phí, sa vào ăn chơi và các tệ nạn xã hội, vi phạm giá
trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Chủ nghĩa cá nhân là thách thức nặng nề
chi phối công việc lãnh đạo, quản lý và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng
viên; dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức,
tranh quyền, độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ, quan liêu, xa rời quần chúng.
Đảng ta chỉ rõ, cán bộ, đảng viên cần thấy rõ trách nhiệm, bổn phận của mình,
ln ln vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức và khơng bị cám dỗ bởi vật
chất, tiền tài, danh vọng. Không ngừng “Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức cách mạng suốt đời, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa” và nêu cao danh
dự, lòng tự trọng của người đảng viên”.
Hai là, đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên theo những giá trị và chuẩn mực Đảng đã xác định.
Nhằm đưa công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt được hiệu quả thiết
thực, sâu rộng và bền vững, Đảng ta chủ trương: “Đẩy mạnh giáo dục đạo đức
cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập, làm

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị”. Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành với lý tưởng
cách mạng, vì độc lập, tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội và cuộc sống sung
sướng, hạnh phúc của đồng bào, suốt đời vì nước, vì dân; ln đặt lợi ích của
quốc gia, dân tộc, của cách mạng, của tập thể lên trên hết, trước hết. Từ tấm
gương đạo đức của Bác Hồ, Đảng từng bước xây dựng những chuẩn mực đạo
đức trong Đảng. Đảng ta xác định: “Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị
đạo đức cách mạng theo tinh thần Đảng ta là đạo đức, là văn minh cho phù hợp


16

với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Xây dựng các
chuẩn mực đạo đức làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh hành vi ứng
xử trong công việc hằng ngày”. Chú trọng giáo dục đạo đức trong toàn Đảng:
“Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ
bổn phận và trách nhiệm của mình, ln vững vàng trước mọi khó khăn, thách
thức và khơng bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng; đấu tranh có hiệu quả
với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái,
mất đoàn kết nội bộ”. Phải coi giáo dục đạo đức cách mạng là nhiệm vụ thường
xuyên và rất quan trọng của các tổ chức đảng từ Trung ương tới cơ sở.
Ba là, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và thực hiện
nghiêm quy định những điều đảng viên không được làm.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của cách mạng, cán bộ, đảng viên ưu tú đều nêu
cao trách nhiệm nêu gương, có ảnh hưởng sâu sắc trong Đảng và được cán bộ,
đảng viên và nhân dân noi theo. Song, thực tiễn vẫn cịn có những biểu hiện tiêu
cực, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên, thì việc đề cao trách nhiệm nêu gương càng có ý nghĩa lớn lao trong công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Vì vậy, Đảng yêu cầu: “Thực hiện
nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao

càng phải gương mẫu, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư,
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng
định vị trí lãnh đạo, vai trị tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các
phong trào cách mạng”. Nêu gương là sự phản ánh tự nhiên bản chất, phẩm hạnh
của cán bộ, đảng viên. Điều đó khác với những biểu hiện hình thức, cố tạo ra để
“đánh bóng” tên tuổi, nâng cao vị thế cá nhân. Nêu gương xuất phát từ lương
tâm, danh dự của Đảng, của người Cộng sản và nêu gương cũng là phong cách
chân thực của cán bộ, đảng viên. Nêu gương là tính tiên phong, là bản chất cách
mạng của cán bộ, đảng viên, “Nêu gương phải thực sự trở thành một nội dung
quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng”. Để sự nêu gương là thực
chất cần có sự kiểm tra, giám sát để bảo đảm thực hiện đúng và có hiệu quả
những quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương và cả những điều quy định


17

đảng viên không được làm. Cho nên phải: “Coi trọng kiểm tra, giám sát trong
Đảng kết hợp với phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ
quốc, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thực hiện các quy định nêu
gương”.
Bốn là, thường xuyên làm tốt công tác dân vận, giữ vững mối quan hệ máu
thịt giữa Đảng với nhân dân.
Lòng dân, sức dân, niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân với Đảng, là cội
nguồn sức mạnh bảo vệ Đảng. Do đó, xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải đặc biệt
chú trọng cơng tác dân vận. Khơng tẩy sạch thói “xem khinh dân vận” như Hồ
Chí Minh từng phê phán, thì Đảng khơng thể là Đảng chân chính cách mạng
trong lòng dân. Dân vận phải gắn liền với dân chủ, đoàn kết và tạo ra sự đồng
thuận. Người căn dặn chúng ta phải nêu cao quyết tâm, giữ được tín tâm, có sức
hấp dẫn, thu hút lớn bởi sức mạnh đồng tâm từ Đảng tới dân. Vì vậy, Đảng ta
chủ trương: “Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động, sử dụng có

hiệu quả các phương tiện thơng tin đại chúng, mạng xã hội theo hướng thiết
thực, tăng cường đồng thuận, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn
kết toàn dận tộc trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an
ninh”(12). Nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác dân vận, đó là một trong những
thước đo của xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho sự hài lòng của người dân đối
với cán bộ, đảng viên tăng lên, làm cho niềm tin của nhân dân với Đảng được
củng cố.
Năm là, chấp hành nghiêm các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt của Đảng.
Đây là vấn đề quan trọng, là cơ sở để củng cố tổ chức, bảo đảm đoàn kết
thống nhất, kỷ luật trong Đảng. Vì vậy, phải quán triệt, chấp hành nghiêm
nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, chế độ tự
phê bình và phê bình trong tồn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4
khóa XI, Nghị quyết Trung ương khóa XII về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tiếp tục khơi
dậy và phát huy tính tích cực, dân chủ, trách nhiệm của đảng viên. Đảng ta chỉ


18

rõ phải: “Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tự phê bình và phê bình, đánh giá xếp
loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hằng năm”. Kiên quyết chống quan
điểm, tư tưởng phủ nhận, xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc, chế độ xây dựng
Đảng, hòng làm cho Đảng suy yếu về tổ chức, dẫn đến biến chất Đảng theo tinh
thần: “Chủ động phịng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị.
Bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, nguyên tổ chức và
hoạt động của Đảng”.
Làm tốt những vấn đề trên là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, làm cho Đảng ngang tầm nhiệm

vụ, xứng đáng là một Đảng chân chính cách mạng, theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2. Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu, học tập tác phẩm “Đường cách
mệnh” đối với bản thân
Nghiên cứu tác phẩm, nói riêng về bổn phận – tư cách của một người đảng
viên đối với tổ chức Đảng, chúng ta thấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên 23
điểm thuộc “tư cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn
về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ cơ bản nhất của con người:
quan hệ với mình, quan hệ với mọi người và quan hệ với cơng việc. Người viết:
“Tự mình phải: Cần kiệm. Hịa mà khơng tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận
mà khơng nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị
cơng vong tư. Khơng hiếu danh, khơng kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ
nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lịng tham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải:
Với từng người thì khoan thứ. Với đồn thể thì nghiêm. Có lịng bày vẽ cho
người. Trực mà khơng táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét
hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đốn. Dũng cảm. Phục tùng đồn thể”.
Vì vậy, qua nghiên cứu tác phẩm, bản thân cũng là một công chức, đảng
viên, đối với với trách nhiệm của tổ chức, của xây dựng chỉnh đốn Đảng, đối với
với sự nghiệp cách mạng có thể rút ra các nội dung thiết thực như sau:
Một là, đảng viên tự mình phải:
- Đảng viên phải “Cần, kiệm”:


19

+ Cần là sự lao động cần cù sáng tạo, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có
kế hoạch, có năng suất, chất lượng cao. Những thói hư, tật xấu lười lao động, ăn
bám, ăn cắp, làm láo báo cáo hay vô tổ chức, vô kỷ luật là không phù hợp với
đạo đức phẩm chất cách mạng. Bác Hồ rất ghét kẻ đạo đức giả, nói mà khơng
làm, nói một đường làm một nẻo. Người cho rằng kẻ đó làm giảm đi lịng tin của
nhân dân đối với Đảng.

Cần phải đi đối với chun. Nếu khơng chun thì cũng vơ ích. Cần khơng
phải là xổi. Phải biết ni dưỡng sức khỏe, tinh thần và lực lượng để làm việc
lâu dài. Một người lười biếng sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến công việc của rất
nhiều người khác. Cần là nâng cao năng suất lao động.
Khi nói với cơng nhân, những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã
hội, thì Bác nhắc: “Phải nâng cao kỷ luật lao động. Tình trạng muốn làm thì làm,
khơng muốn làm thì thơi, nghỉ sớm, khơng ốm cũng cáo ốm để nghỉ, đều là thiếu
kỷ luật lao động. Bộ đội khơng có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua; nhà máy
khơng có kỷ luật lao động, khơng phải là nhà máy tốt. Kỷ luật lao động không
phải Bác đưa ra hay ở đâu đưa đến, mà chính là các cơ, các chú bàn bạc, thông
qua, tự giác thi hành. Thông qua rồi, ai không theo không được”.
+ Kiệm là “tiết kiệm, khơng xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa bãi”, đó là
tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân từ cái
nhỏ, đến cái lớn. Bởi vì, của cải nếu hết cịn có thể làm ra được, cịn thời gian đã
qua đi, khơng bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề
gì cũng phải chăm chỉ, làm nhanh. Khơng nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm
mất thời giờ của người khác. Theo Bác tiết kiệm không phải là “bủn xỉn”, “tiết
kiệm là quốc sách”. “Cần” với “kiệm” đi đối với nhau như hai chân của một
người. “Cần” mà khơng “kiệm” “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như
một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, khơng
lại hồn khơng. Kiệm mà khơng cần, thì khơng tăng thêm, khơng phát triển
được.


20

- Đảng viên phải “Hịa mà khơng tư”:
Có nghĩa là đồn kết với mọi người vì sự nghiệp chung, khơng vì một lợi
ích riêng tư nào. Nói như vậy khơng có nghĩa là khơng quan tâm đến lợi ích
riêng, bởi vì Bác Hồ quan niệm trong lợi ích chung có lợi ích riêng của mỗi

người. “Hịa mà khơng tư” gần với mệnh đề Nho giáo “thân với mọi người mà
không kết đảng, hịa hợp với mọi người mà khơng a dua” song được Người nâng
lên ở tầm cao mới, đó là hướng sức mạnh đại đoàn kết, hướng hành động đồn
kết với mọi người vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng nước nhà giàu
mạnh. Sự nghiệp chung mà có lúc Người gọi là nghĩa lớn đó là độc lập cho Tổ
quốc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Người coi đó là mục đích cao cả của sự
đồn kết và theo Người thì mục đích có đồng thì chí mới đồng, chí có đồng tâm
mới đồng, tâm đã đồng thì làm mới chóng. Chỉ có hướng sự đồn kết vì đại
nghĩa mới tập hợp được đơng đảo nhất quần chúng nhân dân. Chí đồng, tâm
đồng chính là hai điều kiện bảo đảm cho sự đoàn kết chặt chẽ.
- Đảng viên phải “cả quyết sửa lỗi mình”:
Mục đích của việc cả quyết sửa lỗi thì theo Bác Hồ là cốt để giúp nhau sửa
chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn; mỗi
cán bộ, đảng viên hằng ngày phải kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi
ngày phải rửa mặt, được như thế trong Ðảng sẽ khơng có bệnh và Ðảng sẽ mạnh
khoẻ vô cùng. Bác dạy “Muốn đoàn kết chặt chẽ là phải thật thà tự phê bình,
thành khẩn phê bình đồng chí và những người xung quanh, phê bình, tự phê
bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến càng đồn kết. Ðồn kết, phê bình, tự phê
bình thật thà để đi đến đồn kết hơn nữa”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yếu tố năng
động chủ quan ở mỗi người, đến sức mạnh của lý tưởng, của ý chí, của tu dưỡng
đạo đức cách mạng. Người nói: “Muốn làm cách mạng phải cải cách tính nết
mình trước tiên”. Hồ Chí Minh nhắc lại câu của Khổng Tử: “Mình phải chính
tâm tu thân” nghĩa là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình
thiên hạ” được... Muốn cải tạo xã hội thì lịng mình phải cải tạo. Nếu lịng mình
khơng cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội. Lịng mình cịn tham ơ, lãng phí,
muốn cải tạo xã hội làm sao được”.


21


Trong tác phẩm “Tự chỉ trích” của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn
Cừ, đã nêu rõ trách nhiệm của đảng viên trong việc phê bình, tự phê bình: “Mỗi
đảng viên có quyền tự do thảo luận, tự do chỉ trích miễn là sự thảo luận ln
theo tinh thần bơn-sê-vích, khơng làm giảm uy tín của Đảng”, “phải đứng về lợi
ích cơng cuộc của dân chúng mà chỉ trích những khuyết điểm, những chỗ lừng
chừng, hoặc hèn nhát mà đẩy phong trào phát triển rộng rãi hơn”, “chớ không
đặt cá nhân mình lên trên Đảng, đem những ý kiến riêng, cho dù đúng, đối chọi
với Đảng, gieo mối hoài nghi, lộn xộn trong quần chúng, gây mầm bè phái, chia
rẽ trong hàng ngũ Đảng. “Tự chỉ trích”, khẳng định: “Công khai, mạnh dạn,
thành thực vạch ra lỗi lầm của mình và tìm phương pháp sửa chữa, chống những
xu hướng hoạt đầu, thỏa hiệp, như thế không làm yếu Đảng mà làm cho Đảng
được thống nhất mạnh mẽ. Làm như thế không sợ địch nhân cơ hội lợi dụng
chửi rủa, vu cáo cho Đảng, không sợ “nối giáo cho giặc”. Trái lại nếu “đóng cửa
bảo nhau”, giữ cái vỏ thống nhất mà bên trong là hổ lốn một cục, đầy rẫy bọn
hoạt đầu, đấy mới chính là để kẻ thù chửi rủa, hơn nữa đó tỏ ra khơng phải là
một Đảng tiên phong cách mạng mà là một Đảng hoạt đầu cải lương”. Tác phẩm
còn chỉ rõ: “Kẻ địch chớ vội hý hửng tìm ở đây một sự chia rẽ hay mầm mống
bè phái giữa những người cộng sản mà uổng cơng. Vì sau khi thảo luận rõ ràng
rồi bao giờ trong hàng ngũ chúng tôi thiểu số phục tùng đa số, chỉ có một ý chí
là ý chí của Đảng, nghìn người sẽ như một để chấp hành ý chí đó”.
- Đảng viên phải “cẩn thận mà khơng nhút nhát”:
Làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận, nhưng cẩn thận ở đây khơng có
nghĩa là q nhút nhát, khơng dám đương đầu với khó khăn gian khổ đồng thời
phải xem xét hoàn cảnh thực tế rồi mới hành động khi có thời cơ thuận lợi thì
phải mạnh dạn, dũng cảm, quyết đốn, có như vậy thì mới đem lại kết quả.
- Đảng viên phải “Hay hỏi”:
Người cách mệnh ln phải tự mình đặt ra những câu hỏi cần phải làm gì
và làm như thế nào, bên cạnh đó cần phải học hỏi, tiếp thu ý kiến của người
khác không dấu dốt. Thể hiện tinh thần cầu thị, cầu tiến bộ của người cách
mạng. Phải nỗ lực học tập mọi lúc mọi nơi, học thầy học bạn, để nâng cao trình



22

độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giao cho, không dấu diếm khuyết
điểm, không dấu dốt.
- Đảng viên phải “Nhẫn nại”:
Cách mạng là sự nghiệp lớn lao và ln diễn ra trong hồn cảnh khó khăn
vì vậy địi hỏi người cách mệnh phải kiên trì bền bỉ chịu đựng những khó khăn
trong cơng việc, đây là một đức tính rất quan trọng và cần thiết để giành được
thắng lợi cuối cùng.
- Đảng viên phải “Hay nghiên cứu xem xét”:
Khi làm cách mạng đòi hỏi phải xem xét, nghiên cứu các cuộc cách mạng
trên thế giới. Qua đó, Hồ Chí Minh thấy rằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga là
đã thành công và thành công đến nơi nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh
phúc tự do, bình đẳng thật khơng phải tự do bình đẳng giả dối như đế quốc chủ
nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư
bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức ở các thuộc
địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới.
Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành cơng thì phải lấy
dân chúng làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải
thống nhất.
- Đảng viên phải “Vị công vong tư”:
Là ln đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân vì lợi ích của tập
thể có thể hi sinh lợi ích của bản thân. Đây là một trong những đức tính tạo nên
phẩm chất cao quý của người cách mệnh.
- Đảng viên phải “Không hiếu danh, không kiêu ngạo”:
Yêu cầu người cách mạng phải hết sức khiêm tốn, phải phục tùng sự phân
công của tổ chức, không hiếu danh, hiếu vị, không lên mặt dạy đời; không coi
thường cấp dưới, không nịnh nọt cấp trên, không chạy theo danh lợi cá nhân mà

phải đặt lợi ích chung của tập thể, mục tiêu vì sự nghiệp cách mạng lên trên,
khơng vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể. Có đạo đức cách
mạng thì gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè lùi bước, khi
gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần người cách mệnh “lo trước


23

thiên hạ, vui sau thiên hạ” lo hoàn thành nhiệm vụ tốt chứ không kèn cựa về mặt
hưởng thụ, không quan liêu, khơng kiêu ngạo, khơng hủ hóa. Khi đã là người có
chức quyền thì khơng tỏ ra kiêu ngạo, coi mình là trên hết mà coi thường quần
chúng. Trong tác phẩm khi nói về cách tổ chức cơng hội Bác viết “người cách
mệnh chớ có bỉ thử mình khéo hơn, lương cao hơn mà khinh người vụng và ăn
tiền ít. Chớ cậy mình là nhiều tuổi mà muốn làm đàn anh,…”
- Đảng viên phải “Nói thì phải làm”:
Người cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải có tinh thần phụ
trách, thành tâm phụ trách. Khi đã có quyết định chính xác thì phải quyết tâm
thực hiện, dù khó khăn đến mấy cũng phải tìm mọi cách để cho quyết định được
thực hiện. Bác thường nói: “Quyết tâm khơng phải ở hội trường, ở lời nói, mà
phải quyết tâm trong công tác, trong hoạt động... Phải quyết tâm chiến đấu,
quyết tâm chịu khổ, chịu khó, quyết tâm khắc phục khó khăn, quyết tâm chấp
hành chính sách của Trung ương Đảng và Chính phủ... bất kỳ một việc lớn hay
nhỏ đều phải có quyết tâm làm cho bằng được”. Khẳng định một trong ba
nguyên tắc đạo đức của Người: Nói thì phải làm; xây đi cùng với chống và tu
dưỡng đạo đức suốt đời.
Lời nói đi đơi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả
lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Để làm được điều đó, khi đề ra
cơng việc tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu, cần phải cụ thể,
thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Ngược lại nói nhiều
làm ít hoặc nói mà khơng làm thì sẽ chỉ mang lại những kết quả phản tác dụng.

Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu rói
rằng phải cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, mà bản thân mình lại lười biếng,
khơng hồn thành những công việc được giao, không tiết kiệm, sống hoang phí,
xa hoa trong khi cuộc sống của đại đa số nhân dân cịn nhiều thiếu thốn, ln
tìm cách tham ơ tiền của Nhà nước và nhân dân... thì những lời nói đó sẽ khơng
có tác dụng giáo dục.
Để có một xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân dân thực sự được hưởng một
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đất nước ngày càng mạnh giàu, hơn lúc nào hết lối


×