Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tại sao Mỹ nên tham gia CPTPP?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.71 KB, 4 trang )

Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc, sự ra đời của Hiệp định
đối tác tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTPP)
Vào ngày 4/2/2016, Bộ trưởng của 12 quốc gia đã ký thỏa thuận Đối tác xuyên
TBD trong số đó có Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, Chilê, Canada, Mexico, và Việt
Nam. Hiệp định TPP chiếm 36% GDP thế giới, 26% Thương mại thế giới. Tuy
nhiên, khi Donald Trump lên làm tổng thống, ông đã phủ quyết thông qua, và đơn
phương rút lui khỏi hiệp định này. Rất nhiều dự đoán cho rằng Hiệp định TPP sẽ
nhanh chóng sụp đổ và không thể thành hiện thực được. Nhưng điều đó đã không
xảy ra: vào ngày 8//3/2018, Hiệp định được đặt tên mới là Hiệp định Đối tác Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương Comprehensive and Progressive Trans Pacific
Partnership (CPTPP), đã được ký tại Chile với 11 quốc gia thành viên. Theo lời Bộ
trưởng Bộ thương mại New Zeland, thì thành công của Hiệp định CPTPP sẽ là
bằng chứng đối chọi lại xu hướng bảo hộ kinh doanh quốc tế đang ngày càng hiện
hữu. Mặc dù Mỹ là quốc gia đơn phương rời bỏ TPP, nhưng các quốc gia thành
viên của CPTPP mới cũng đưa ra các dấu hiệu sẵn sàng chào đón Mỹ quay lại.
Nước Anh hậu Brexit và Trung Quốc cũng đã chuẩn bị động thái nộp đơn xin tham
gia hiệp định CPTPP này. Chính quyền mới của tổng thống Biden chưa có động
thái gì.
Câu hỏi: Nếu bạn là cố vấn kinh tế thân cận của tổng thống Biden, lời khuyên của
bạn sẽ như thế nào: Không tham gia hay tiếp tục nộp đơn tham gia lại CPTPP?
Bài làm:
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nên cân nhắc việc quay lại tham gia Hiệp
định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng đó sẽ là
kế hoạch dài hạn, triển vọng khó khăn cần thời điểm thích hợp để nộp đơn. Để làm
rõ cho quyết định này, Ông Dustin Daugherty, giám đốc phát triển kinh doanh Bắc
Mỹ Dezan Shira & Associates đã nói “chính quyền này rất ủng hộ CPTPP, nên họ
có thể cân nhắc, xem xét”
- Hiệp định sẽ giúp Mỹ làm sâu sắc lại quan hệ kinh tế với khu vực, đặc biệt là
quan hệ với Bắc Kinh vốn có hiềm khích từ trước.
Hiệp Định TPP nằm trong nỗ lực của Tổng thống Barack Obama nhằm gia tăng
hợp tác kinh tế với 11 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao vây


kinh tế và giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.


Dưới thời ông Clinton, ông là một tín đồ của trường phái tân tự do tin rằng khi mở
cửa chào đón Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ tôn trọng luật chung, đôi bên cùng có lợi,
Bắc Kinh sẽ từng bước dân chủ hóa thể chế và như thế thế sẽ mang lại tự do và hòa
bình cho toàn thế giới. Nhưng thay vì tôn trọng luật chung, cạnh tranh tự do và
công bằng với Mỹ, Trung Quốc đã sử dụng các chiến thuật như thao túng tiền tệ,
thuế quan, hạn ngạch nhập cảng, trợ cấp nhà nước, bán phá giá, tấn công mạng,
trộm cắp trí tuệ và gián điệp kinh tế. Trung Quốc đã giết chết các công ty công
nghệ Mỹ, xâm chiếm và thống trị thị trường Mỹ, buộc nước Mỹ lệ thuộc vào hàng
hóa và chuỗi cung ứng của Trung Quốc, khiến nước Mỹ càng ngày càng lụn bại.
Dưới thời ông Trump, Ông đảo ngược các chiến lược thương mại quốc tế trước đây
với Bắc Kinh, một mặt trực diện đối đầu nhằm làm suy yếu Trung Quốc, mặt khác
xây dựng công nghệ Mỹ vừa có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc vừa tạo công
ăn việc làm cho tầng lớp công nhân Mỹ. Ông một lượt phá vỡ cả hai chiến lược
thống trị nước Mỹ 50 năm qua: tự do thương mại quốc tế và ngoại thương với
Trung Quốc và sẽ tiếp tục chiến lược đối đầu với Bắc Kinh nếu còn đương nhiệm.
Nhưng ông Joe Biden là một chính trị gia chuyên nghiệp, đã ủng hộ việc ban Tối
Huệ Quốc cho Bắc Kinh và cho phép Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới, tạo mối quan hệ thương mại bình thường và vĩnh viễn giữa Mỹ với Trung
Quốc. Ông Biden khẳng định chiến lược đối đầu với Bắc Kinh sẽ vẫn giữ nguyên,
nội việc thuế quan Mỹ đánh trên hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc muốn tháo gỡ
cũng cần một thời gian dài thương thuyết. Chính phủ Biden có chính sách kinh tế
nội trị cần được Quốc Hội thông qua, như chính sách "Mua hàng Mỹ" hay dự định
sẽ mua thêm 400 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sản xuất tại Mỹ, tạo công ăn việc làm cho
công nhân Mỹ. Khi đề ra chính sách đã cho thấy ông Biden không còn tha thiết với
tự do thương mãi quốc tế mà muốn quay lại bảo vệ kỹ nghệ nước Mỹ. Nếu ông
Biden tiến hành việc tái thương thuyết gia nhập Hiệp định CPTPP thì cũng là
chuyện "chính trị quốc tế". Tổng thống Joe Biden đang phần nào đi theo chiều

hướng của Tổng thống Obama trước đây và đảng Dân chủ nói chung - đó là quay
lại quá trình toàn cầu hóa, tiếp tục mở rộng hội nhập quốc tế để phát huy thế mạnh
và vai trò của nước Mỹ. Ông cũng sẽ tận dụng những lợi thế có được từ thời Tổng
thống Donald Trump, và phát huy chính sách Nước Mỹ trên hết nhưng đồng thời
nước Mỹ sẽ quay trở lại con đường toàn cầu hóa dưới một dạng mới. Mỹ sẽ vẫn
hợp tác và hội nhập nhưng là hợp tác, hội nhập với các nước đồng minh và các
nước khác, đồng thời có kiềm chế đối với một số quốc gia mà Mỹ xem là đang
cạnh tranh vị thế của mình và có thể phương hại đến hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như sự phát triển của kinh tế Mỹ, mà trường hợp Trung Quốc là một ví
dụ.


Nếu cả Mỹ và Trung Quốc cùng tham gia CPTPP, tình thế sẽ không thay đổi nhiều,
chỉ có điều nó sẽ khiến cuộc chiến giữa Mỹ với Trung Quốc trầm lắng và đi vào
chiều sâu hơn
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với Trung Quốc gắn với lợi
ích chiến lược dài hạn của Trung Quốc và quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước
láng giềng. Đây cũng được cho là yếu tố thúc đẩy Mỹ dưới quyền lãnh đạo của ông
Biden nhiều khả năng sẽ gia nhập CPTPP. Bên cạnh đó, hiệp định này là công cụ
tốt nhất để Mỹ làm sâu sắc quan hệ kinh tế với khu vực.
- Tham gia lại CPTPP sẽ mang lại lợi thế kinh tế cho Mỹ, tái khẳng định vị thế
cường quốc thế giới.
Hiệp định TPP chiếm 36% GDP thế giới, 26% Thương mại thế giới: bao gồm 1/4
thương mại thủy sản toàn cầu và 1/4 sản lượng gỗ và bột giấy trên thế giới. Từ đó
giúp Mỹ mở rộng hợp tác khu vực, tăng GDP và tỷ trọng xuất nhập khẩu từ các
nước thành viên. Xét về lâu dài, nếu nước Mỹ cứ tự cô lập mình có thể sẽ bị các
nước bỏ rơi về KHCN, năng suất lao động và vốn, từ đó khiến Mỹ dần đánh mất
lợi thế của mình.
Khi tái tham gia, Mỹ gia tăng cơ hội đóng góp vốn đầu tư nước ngoài vào ngành
ngân hàng các nước thành viên. Khi mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng, thị

trường lao động cũng cạnh tranh gay gắt hơn do xu hướng dịch chuyển lao động
giữa các nước thành viên CPTPP. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại các ngân hàng.
CPTPP sẽ tạo ra một trong những khối thương mại tự do lớn nhất thế giới với thị
trường khoảng 500 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 10 nghìn tỷ
USD. Ước tính, khoảng 95% hàng hóa giao dịch giữa các nước CPTPP sẽ được
xóa bỏ thuế quan. Bằng cách dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan,
CPTPP giúp thúc đẩy thương mại tự do giữa các nước thành viên CPTPP. Cơ hội
này sẽ giúp Mỹ đẩy mạnh thị trường nhập khẩu sản phẩm từ các nước Châu Á.
Các chính sách thương mại sẽ vẫn phục vụ chiến lược lâu dài của Mỹ. Đó là tái
khẳng định vị thế cường quốc đứng đầu thế giới, trong đó có cả việc kiềm chế các
quốc gia khác đang trỗi dậy đe dọa vị thế siêu cường của Mỹ, mà Trung Quốc là
đối thủ số 1. Đối với Trung Quốc, chính sách thương mại của Mỹ dưới thời Tổng
thống Joe Biden có thể là vừa cạnh tranh, vừa kiểm soát lẫn nhau, song cũng xác
định rõ điểm dừng. Điểm dừng ở đây là cả 2 đều cùng tái cấu trúc lại quan hệ, tái
kết nối 2 nền kinh tế trên cơ sở cùng có lợi.


Ở tầm rộng hơn, Mỹ muốn thiết lập lại “luật chơi”, đúng hơn là thiết lập lại quản
trị toàn cầu mới, trong đó có thương mại. Đó là mô hình quản trị toàn cầu trong bối
cảnh thế giới đa phương, nhưng Mỹ vẫn đảm bảo được vai trò siêu cường và giữ
được lợi ích cốt lõi của mình. Những nguyên tắc của “luật chơi” mới sẽ được Tổng
thống Biden cân nhắc kĩ lưỡng vào ngày quyết định tái tham gia CPTPP.



×