Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG NỢ CÔNG GIAI ĐOẠN 2010 2019 VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.08 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MƠN QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGỒI
MÃ LỚP HỌC PHẦN : INE3025 2

SỐ TÍN CHỈ : 3

THỰC TRẠNG NỢ CƠNG GIAI ĐOẠN 2010-2019 VÀ
HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Họ và tên giảng viên : PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi
Họ và tên sinh viên : Đinh Thị Hoàng Anh
Mã sinh viên : 17050545
Lớp khóa học: QH-2017E KTQT CLC2
Hệ : Đại học chính quy
Khoa : Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Hà Nội, tháng 6 năm 2020


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................iii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1


2.

Tổng quan....................................................................................................2

3.

Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................4

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................4

5.

Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................4

6.

Phương pháp nghiên cứu..............................................................................5

7.

Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................6

8.

Kết cấu bài nghiên cứu.................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG...................................................7
1.1 Khái niệm nợ cơng...........................................................................................7

1.2 Phân loại nợ cơng.............................................................................................7
1.2.1 Nợ Chính phủ...........................................................................................8
1.2.2 Nợ được Chính phủ bảo lãnh....................................................................8
1.2.3 Nợ chính quyền địa phương......................................................................8
1.3 Đặc điểm của nợ cơng......................................................................................8
1.4 Tiêu chí đánh giá nợ cơng...............................................................................10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ CƠNG CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2019..........................................................................12
2.1. Thực trạng nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015......................12
2.1.1. Quy mô nợ công......................................................................................12
1


2.1.2. Cơ cấu nợ công.......................................................................................12
2.1.3. Nguyên nhân...........................................................................................14
2.2. Thực trạng nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2019......................17
2.2.1. Quy mô nợ công......................................................................................17
2.2.2. Cơ cấu nợ công.......................................................................................18
2.2.3. Nguyên nhân...........................................................................................20
2.3. Đánh giá nợ công Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019................................22
CHƯƠNG 3: HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM...................................24
KẾT LUẬN............................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................27
Tài liệu tiếng Anh.................................................................................................27
Tài liệu tiếng Việt.................................................................................................27

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ST

Từ

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa tiếng việt

T
1
2
3
4
5

GDP
ICOR
IIF
IMF
NSN

Gross Domestic Product
Incremental Capital Output Ratio
Institute of International Finance
International Monetary Fund

Tổng sản phẩm nội địa
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn
Viện Tài chính Quốc tế
Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Ngân sách nhà nước

6
7
8

N
ODA
USD
WB

Official Development Assistance
United States dollar
World Bank

Hỗ trợ Phát triển Chính thức
Đơ la Mỹ
Ngân hàng thế giới

DANH MỤC BẢNG
ST
T
1
2
3
4
5
6

Tên bảng


Nội dung bảng

Trang

Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6

Cơ cấu nợ công tại Việt Nam
Nợ được Chính phủ bảo lãnh giai đoạn 2010-2015
Chỉ số tài chính cơng năm 2016-2018
Nợ Chính phủ giai đoạn 2016-2019
Nợ được Chính phủ bảo lãnh giai đoạn 2016-2019
Nợ của chính quyền địa phương giai đoạn 2016-2019

13
14
18
19
19
20

DANH MỤC HÌNH
ST

Tran


Tên hình

Nội dung hình

1

Hình 1

Khung phân tích bài

5

2

Hình 2

Nợ cơng so với GDP tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015

12

3

Hình 3

4

Hình 4

T


Hiệu quả đầu tư trong giai đoạn 2010-2015 của Việt
Nam
Hiệu quả đầu tư trong giai đoạn 2016-2019 của Việt
Nam

3

g

16
22


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0
thì việc phát triển nền kinh tế, xã hội của một quốc gia là vô cùng cần thiết. Q trình
này địi hỏi khơng chỉ về mặt thời gian, nhân lực, chính sách mà cịn cần phải có
nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển. Vì vậy, chỉ với nguồn lực trong nước là không đủ,
các quốc gia, đại diện là Chính phủ cần phải đi vay mượn từ các quốc gia khác hoặc
các tổ chức quốc tế để bù đắp vào ngân sách cũng như tạo nguồn vốn phát triển kinh
tế, xã hội đất nước. Và các khoản nợ mà Chính phủ vay mượn hay Chính phủ bảo lãnh
cho các chủ thể vay chính là nợ cơng (theo Ngân hàng thế giới, 2002).
Nợ cơng có vai trị vơ cùng lớn với mỗi quốc gia. Ngày càng có nhiều quốc gia
sử dụng và lựa chọn vốn vay nợ để phát triển đất nước dẫn đến tổng số nợ công của
thế giới ngày càng tăng lên. Theo số liệu của IIF, nợ tồn cầu đã phá vỡ kỷ lục trước
đó của năm 2018 là 188.000 tỷ USD, tương đương 230% GDP thế giới ngay từ khi
năm 2019 chưa kết thúc. Khối nợ khổng lồ này (gồm nợ công của các chính phủ, nợ
doanh nghiệp và nợ của các cá nhân, hộ gia đình) đã lên mức kỷ lục gần 253.000 tỷ

USD, tương đương 322% tổng GDP (Ngọc Hân, 2020). Đây thực sự được coi là mức
nợ đáng báo động cho nền kinh tế toàn cầu bởi sự khủng hoảng nợ cơng có lẽ đang
ngay cận kề.
Khơng chỉ các nước kém phát triển mới đi vay nợ mà chính các nước, nền kinh
tế phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Úc, các nước châu Âu lại là những con nợ công lớn
trên thế giới, chiếm đến hơn 50% tổng nợ trên toàn cầu. Theo ước tính thì tổng nợ của
các nền kinh tế này tương đương 383% GDP (Ngọc Hân, 2020). Việt Nam cũng khơng
nằm ngồi những quốc gia vay nợ cơng để phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên thực
trạng nợ công Việt Nam vẫn đang được coi là ở mức an toàn theo mục tiêu đã đề ra
của Nghị quyết/05-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 2016. Với số nợ
công năm 2019 là khoảng 56,1% GDP, giảm mạnh so với các năm trước, nợ công Việt
Nam đang có nhưng dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên song song vẫn tồn tại những rủi ro
tiềm ẩn, những hạn chế cịn tồn tại trong thực trạng nợ cơng Việt Nam.

1


Trước tình hình cấp thiết trên, em xin nghiên cứu về đề tài: “Thực trạng nợ công
giai đoạn 2010-2019 và hàm ý chính sách cho Việt Nam”. Bài nghiên cứu sẽ đi phân
tích vấn đề thực trạng nợ cơng đang nổi lên gần đây trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
10 năm gần đây. Từ đó sẽ đưa ra các hàm ý chính sách giúp Việt Nam quản lý nợ công
tốt hơn.
2. Tổng quan
 Tài liệu trong nước
Nghiên cứu về đề tài nợ cơng trong nước có thể kể đến bài “Nợ công Việt Nam
giai đoạn 2014-2018 và giải pháp cho năm 2019” của Nguyễn Thị Liên Hương
(2018). Bài nghiên cứu đã nêu ra cơ sở lý luận về nợ công cùng thực trạng nợ công
Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018 và từ đó đưa ra giải pháp cho năm 2019. Nghiên
cứu về thực trạng và nguyên nhân thực trạng nợ cơng Việt Nam trong giai đoạn 20142017 có bài “Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, nguyên nhân và một số giải
pháp” của Nguyễn Thị Thanh Hoa (2018). Theo nghiên cứu cho rằng nợ công Việt

Nam đang tăng một cách chóng mặt và cần giải quyết nhanh chóng, hiệu quả nếu
khơng sẽ ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Theo Lê Thị Khương (2016) về “Bàn
về nợ công Việt nam hiện nay” đã cho người đọc thấy được thực trạng nợ công Việt
Nam những năm trước 2015 về quy mơ, cơ cấu và kỳ hạn, tình hình sử dụng nợ cơng.
Bài cũng đồng thời chỉ ra được cả nguyên nhân của thực trạng nợ công ở giai đoạn
trên và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nợ công ở Việt
Nam. Cùng nghiên cứu thực trạng nợ công trước những năm 2015 cịn có bài “Nợ
cơng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của Phạm Thị Phương Uyên (2018). Bài
viết đã phân tích thêm được khả năng kiểm sốt của nợ cơng Việt Nam và cho rằng
quy mơ nợ công tăng nhanh so với thu NSNN sẽ tạo ra áp lực vô cùng lớn cho nguồn
trả nợ. Nghiên cứu về quản lý nợ cơng có bài viết “Quản lý nợ công ở Việt Nam trong
hội nhập quốc tế” của Hoàng Ngọc Âu (2018). Theo bài viết đã nêu lên được hệ thống
cơ sở lý luận khá đầy đủ và thực trạng trong giai đoạn hội nhập 2011-2017 của nợ
công và quản lý nợ công, đồng thời đánh giá về thực trạng đó. Kế tiếp là tác giả đã đưa
ra các quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý nợ công rồi đề ra giải pháp để thực hiện
các mục tiêu đó đi cùng các điều kiện.
2


 Tài liệu nước ngoài
Đối với các bài nghiên cứu nước ngồi về nợ cơng Việt Nam, bài viết
“Evaluation of effectiveness of public debt management in Vietnam” của Dao Van
Hung (2017) đã đánh giá được bản chất của nợ công, thực trạng nợ công tại Việt Nam,
so sánh với kinh nghiệm bài học từ khủng hoảng nợ châu Âu và từ đó đưa ra một số
giải pháp cho nợ cơng Việt Nam. Tác giả khuyên Việt Nam nên chỉnh sửa luật nợ
cơng, cân bằng ngân sách, đảm bảo tính bền vững và ổn định lâu dài cho nền kinh tế.
Cũng nghiên cứu kinh nghiệm từ các nước để đưa ra kinh nghiệm quản lý nợ cơng cho
Việt Nam có bài “Public debt of Greece, Ireland and problems posed to Vietnam” của
Nguyen Minh Hieu (2015). Điểm chung giữa các bài nghiên cứu kinh nghiệm các
quốc gia là đều sử dụng bài học của các quốc gia có khủng hoảng nợ cơng nổ ra hay có

tỷ lệ nợ cơng so với GDP cao trên thế giới. Bài nghiên cứu “Public debt in Vietnam
and related issues” của Tran Hoang Long (2017) cho rằng trước thực trạng nợ cơng
Việt Nam đang có quy mơ tăng lên và có nguy cơ vượt ngưỡng an tồn cần phải đưa ra
một vài khuyến nghị nhằm kịp thời xử lý tình hướng này. Tuy nhiên phần cơ sở lý
thuyết về nợ cơng của Việt Nam cịn sơ sài cũng như chưa đi sâu phân tích được
nguyên nhân và đánh giá về nợ công Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016. Nghiên cứu
về kiểm sốt kiểm tốn nợ cơng Việt Nam có bài “Improving public debt auditing in
Vietnam” của Do Thi Hong Hanh (2018). Bài viết nhằm nghiên cứu về hiệu quả kiểm
tốn nợ cơng trong trường hợp cụ thể của Văn phịng kiểm tốn nhà nước để tìm ra
những thách thức về tình hình kiểm tốn nợ cơng đang phải đối mặt của văn phịng
này. Từ đó nêu ra các đề xuất giải pháp cho Việt Nam cải thiện kiểm tốn nợ cơng. Sử
Đình Thành (2012) có bài nghiên cứu “Public debt threshold: Empirical Research in
Vietnam” đã nghiên cứu về ngưỡng nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2010.
Bài viết sử dụng mơ hình OLS để kiểm tra hiệu ứng ngưỡng và ước tính giá trị của
ngưỡng nợ công. Và theo kết quả cho thấy ngưỡng nợ công của Việt Nam là 75,8%
GDP. Việc phát hiện ngưỡng nợ cơng giúp chính phủ tập trung tốt hơn vào kiểm sốt
sự bền vững của nợ cơng.Tác giả đưa ra lời khuyên Việt Nam nên giữ nợ công dưới
ngưỡng này.
 Khoảng trống nghiên cứu

3


Nhiều bài nghiên cứu có cơ sở lý luận cịn sơ sài, phần nội dung chưa đi sâu vào
phân tích được thực trạng của nợ công Việt Nam hoặc chưa đưa ra được nguyên nhân
của những thực trạng ấy một cách cụ thể. Các bài chỉ đưa ra được số liệu mà chưa
đánh giá một cách khách quan được thực trạng nợ cơng Việt Nam như thế nào, được gì
hay cịn những hạn chế nào.
Đặc biệt, chưa có bài nghiên cứu nào phân tích nợ cơng Việt Nam trong giai đoạn
10 năm với số liệu cập nhật đến tận năm 2019. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này được

thực hiện để có thể đưa ra cái nhìn tổng quan nhất tình hình nợ cơng Việt Nam một
cách cấp thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục đích
Phân tích thực trạng nợ cơng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019 và đưa ra hàm
ý chính sách cho quản lý nợ cơng hiệu quả cho Việt Nam
 Nhiệm vụ nghiên cứu
 Chương 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nợ cơng qua khái niệm, phân loại, đặc
điểm và tiêu chí đánh giá nợ cơng.
 Chương 2: Phân tích thực trạng nợ cơng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019,
chỉ ra nguyên nhân và đánh giá thực trạng.
 Chương 3: Đưa ra một số hàm ý chính sách trong việc quản lý nợ cơng cho Việt
Nam
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Nợ công
 Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Việt Nam
 Thời gian: 2010 - 2019
 Nội dung: thực trạng nợ công Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2010-2019
4


5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng nợ công của Việt Nam diễn ra như thế nào trong giai đoạn
2010-2019?
Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng nợ công của Việt Nam?
Câu hỏi 3: Hàm ý chính sách gì cho Việt Nam để quản lý nợ công hiệu quả hơn?
6. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp định tính

 Tổng hợp, kế thừa các khái niệm, cơ sở lý luận, lý thuyết từ các bài nghiên cứu
đã được cơng bố, giáo trình, các nguồn tài liệu tham khảo.
 Phân tích, so sánh, thu nhập và xử lý số liệu từ các bộ ngành: Bộ Tài chính,
Tổng cục Thống kê,…
 Khung phân tích

5


Hình 1: Khung phân tích bài
7. Ý nghĩa của đề tài
Bài nghiên cứu nhằm đưa ra cho người đọc cái nhìn tổng quan về thực trạng nợ
cơng của Việt Nam 10 năm trong giai đoạn 2010-2019 qua quy mô, cơ cấu và giải
thích ngun nhân của tình hình nợ. Từ đó, đánh giá lại một cách khách quan về nợ
cơng của Việt Nam và đề ra một vài hàm ý chính sách cho Việt Nam trong cơng cuộc
quản lý nợ công hiệu quả hơn.
8. Kết cấu bài nghiên cứu
Kết cấu bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ cơng
Chương 2: Phân tích thực trạng nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019
Chương 3: Hàm ý chính sách cho Việt Nam

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG
1.1 Khái niệm nợ công
Khái niệm nợ công được định nghĩa theo ngân hàng thế giới WB (2002) là: “Nợ
cơng là tồn bộ những khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ được Chính phủ
bảo lãnh”

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF (2010) thì: “Nợ cơng là nghĩa vụ trả nợ của khu
vực công”. Khu vực công bao gồm các loại thể chế sau:
 Chính phủ trung ương và các bộ, ban ngành
 Các cơ quan chính trị cấp dưới, như tỉnh, huyện và thành phố
 Các ngân hàng trung ương
 Các thể chế tự quản, trong đó ngân sách của thể chế đó phải được Chính phủ
phê duyệt hoặc đạt trên một nửa số thành viên của Hội đồng quản trị là các đại
diện của Chính phủ.
7


Tại Việt Nam, căn cứ vào Luật quản lý nợ cơng được Quốc hội ban hành năm
2009 thì: “Nợ cơng bao gồm: nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của
chính quyền địa phương”. Các khải niệm của các khoản nợ này được đưa ra như sau:
 Nợ Chính phủ: khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài
được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các
khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo
quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm các khoản nợ do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong
từng thời kỳ
 Nợ được chính phủ bảo lãnh: khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín
dụng vay trong nước, nước ngồi được chính phủ bảo lãnh
 Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.
1.2 Phân loại nợ công
Theo Quốc hội vào năm 2017 đã ban hành Luật quản lý nợ công đã phân loại nợ
cơng theo 3 chủ thể chính là nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của
chính quyền địa phương.
1.2.1 Nợ Chính phủ
-


Nợ do Chính phủ phát hành cơng cụ nợ

-

Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài

-

Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân
quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân sách.

1.2.2 Nợ được Chính phủ bảo lãnh
-

Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh

-

Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.

8


1.2.3 Nợ chính quyền địa phương
-

Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

-


Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài

-

Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ
dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước.
Ngồi ra cũng có thể phân loại nợ công một cách đơn giản theo địa lý là thành

hai loại: nợ cơng trong nước và nợ cơng nước ngồi. Việc vay nợ nước ngoài nhiều sẽ
khiến bên đi vay đối diện với rủi ro do biến động tỷ giá, làm cho áp lực trả nợ tăng lên .
1.3 Đặc điểm của nợ cơng
Theo Trần Trung Hải (2019) có 4 đặc điểm chính của nợ cơng
Thứ nhất, nợ cơng là khoản nợ đi vay của Nhà nước (Chính phủ) để bù đắp thâm
hụt ngân sách nhà nước
Khi có sự thâm hụt trong ngân sách, để có thể trang trải và bù đắp thì Chính phủ
phải đi vay nợ cơng. Trong trường hợp chính phủ mong muốn hoặc bắt buộc phải chi
tiêu vượt q khả năng thu của mình sẽ có hai cách giải quyết chính. Thứ nhất là sẽ
tăng thuế để bù đắp thâm hụt NSNN tuy nhiên việc này lại làm ảnh hưởng đến đời
sống của nhân dân, gây ra sự phản kháng, ảnh hưởng xấu về chính trị. Cách thứ hai là
đi vay vốn và việc này diễn ra thuận lợi hơn nhưng lại gây phát sinh nợ cơng. Chính
phủ sẽ đi vay vốn từ các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngồi nước thơng qua việc phát
hành các công cụ nợ.
Thứ hai, nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm chủ thể trả nợ là Nhà nước
(Chính phủ)
Do đây là khoản vay của Nhà nước (Chính phủ) vay để chi trả cho sự thâm hụt
NSNN nên Nhà nước (Chính phủ) phải có trách nhiệm trả khoản nợ ấy khi đến hạn.
Trách nhiệm trả nợ này được thể hiện dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp.


9


-

Trực tiếp: cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người trực tiếp đi vay và chủ
thể đặc biệt này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trả những nợ khoản vay từ nợ

-

công khi đến hạn.
Gián tiếp: cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể
trong nước vay nợ. Khi chủ thể vay khơng trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ
thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh
Có thể thấy dưới cả hai góc độ trực tiếp hay gián tiếp thì rủi ro lớn vẫn thuộc về

phía Nhà nước (Chính phủ). Ở trường hợp gián tiếp, việc chủ thể đi vay không đủ điều
kiện hoặc mất khả năng trả nợ và khoản nợ sẽ gán lại cho Nhà nước thì sẽ gây khó
khăn cho việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia.
Thứ ba, nợ cơng được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
Việc quản lý nợ công phải được điều tiết và quản lý chặt chẽ của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, trả nợ và đảm bảo cán cân
thanh tốn vĩ mơ và an ninh của quốc gia. Đồng thời việc quản lý cũng để giúp sử
dụng nợ một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.
Tại Việt Nam hiện nay, Luật Quản lý nợ công năm 2017 chỉ ra rằng công tác
quản lý nợ công đã được tập trung vào Bộ Tài chính. Ngồi ra, Luật cũng quy định rõ
ràng trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan trong việc quản lý
nợ công.

Thứ tư, mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích cộng đồng
Tất các cả nguồn vốn huy động được đều sử dụng trực tiếp cho đầu tư phát triển
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước. Nợ công không được sử
dụng để thỏa mãn hay trục lợi cho lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà
phải hướng đến lợi ích chung của cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.4 Tiêu chí đánh giá nợ cơng
10


Để có thể đánh giá tính bền vững của nợ cơng, tiêu chí tỷ lệ nợ cơng/GDP được
coi là chỉ số đánh giá phổ biến nhất. Tiêu chí này cho ta thấy được cái nhìn tổng quát
về tình hình nợ công của một quốc gia và đánh giá mức an tồn của nợ cơng của quốc
gia đó. Mức độ an tồn nợ cơng được thể hiện qua việc nợ cơng có vượt ngưỡng an
tồn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó hay khơng. Ngân hàng Thế giới (WB)
cũng đưa ra mức quy định ngưỡng an tồn nợ cơng là 50% GDP. Thường thì các quốc
gia thường sử dụng các tiêu chí sau làm giới hạn vay và trả nợ:
-

Giới hạn nợ công không vượt quá 50% - 60% GDP hoặc không vượt quá 150%

-

kim ngạch xuất khẩu.
Dịch vụ trả nợ công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ trả
nợ của chính phủ khơng vượt quá 10% chi ngân sách.
Tại Việt Nam, đề theo mục tiêu được đưa ra tại Nghị quyết 05-NQ/TW của Ban

chấp hành Trung ương Đảng đã đưa ra con số cho kế hoạch giai đoạn 2016-2020 cho
nợ Việt Nam như sau: “Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 khơng q

65% GDP, nợ chính phủ khơng q 55% GDP và nợ nước ngồi của quốc gia khơng
q 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ khơng q
50% GDP, nợ nước ngồi của quốc gia không quá 45% GDP”.
Tuy nhiên, trên thực tế khơng có hạn mức an tồn chung cho tồn bộ các nền
kinh tế do thực trạng và tình hình mỗi nước là khơng giống nhau. Mức độ an tồn của
nợ cơng phụ thuộc vào tình trạng, trình độ phát triển mạnh hay yếu của nền kinh tế
mỗi quốc gia thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, để xác định, đánh giá
đúng đắn mức độ an tồn của nợ cơng, khơng thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP
mà cần phải xem xét nợ cơng một cách tồn diện trong mối liên hệ với hệ thống các
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao
động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỉ lệ thâm hụt ngân sách,
mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội... Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ
cấu nợ cơng, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được
phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ cơng. (Vương Đình Huệ, 2010)

11


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ CƠNG CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2019
2.1. Thực trạng nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015
2.1.1. Quy mơ nợ cơng
Nhìn chung thì tỷ lệ nợ cơng so với GDP trong giai đoạn 2010-2015 có sự gia
tăng mạnh ở 4 năm cuối. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nợ cơng năm 2010 là 55,2 tỷ
USD, bằng 56,3% GDP nhưng đến năm 2015 đã tăng lên hơn 2 lần thành 125 tỷ USD,
tương đương 61% GDP. Con số bình quân mỗi người dân nợ công phải gánh số nợ
công là 1.384 USD. Tốc độ tăng trưởng nợ công so với GDP là 12,2%/năm cho giai
đoạn từ 2010 – 2015 (Nguyễn Thị Liên Hương, 2018). Đây thực sự là một con số đáng
báo động cho thực trạng kinh tế Việt Nam lúc bây giờ do tăng trưởng kinh tế Việt Nam
được cho là khá ấn tượng nhưng với tỷ lệ tăng trưởng nợ cơng/GDP nhanh như vậy thì

nếu khơng có các biện pháp quản lý kịp thời thì sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ công.
12


Nợ cơng (%GDP)
70
60

56.3

54.9

2010

2011

50

54.5

50.8

58

61

%

40
30

20
10
0

2012

2013

2014

2015

Năm

Hình 2: Nợ cơng so với GDP tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015
Nguồn: Bản tin nợ công số 04 và 05, Bộ Tài chính
2.1.2. Cơ cấu nợ cơng

Bảng 1 : Cơ cấu nợ công tại Việt Nam

Nguồn: Bộ Tài chính và tính tốn của Phạm Thị Phương Un (2018)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng nhìn chung cơ cấu nợ cơng có xu hướng
tăng. Nợ của Chính phủ chiếm phần lớn nợ cơng, đứng thứ hai là nợ của Chính phủ
bảo lãnh và cuối cùng là nợ của chính quyền địa phương. Số nợ trong nước và nợ nước
ngồi cũng có xu hướng tăng dần qua từng năm và nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng cao
hơn so với nợ trong nước trong nợ công Việt Nam. Việc vay nợ nước ngoài nhiều hơn
13


nợ trong nước có thể khiến Việt Nam gặp nhiều rủi ro về tỉ giá thị trường. Và Việt

Nam được nhận định rằng cơ cấu nợ công của Việt Nam hiện đang từng bước được
điều chỉnh theo hướng bền vững hơn theo Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế.
 Nợ của Chính phủ
Nợ Chính phủ chính là các khoản vay mà Chính phủ đứng ra vay và có nghĩa vụ
trả nợ khi đến thời hạn. Nợ của Chính phủ trong giai đoạn 2010-2015 tăng đều từ
889.389 tỷ đồng lên đến 2.064.633 tỷ đồng chỉ sau 6 năm. Cụ thể, trong cơ cấu nợ
Chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước đang có xu hướng tăng từ 39% năm 2011 lên 57%
năm 2015 và tỷ trọng nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 61% năm 2011 xuống còn
43% năm 2015. Tỷ trọng này là phù hợp với Chiến lược nợ cơng và nợ nước ngồi của
quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến 2030 (Lê Thị Khương, 2016)
 Nợ được Chính phủ bảo lãnh
Theo như Bảng 1, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm thứ hai trong cơ cấu nợ
công của Việt Nam. Trong gian đoạn 2010-2015, về số nợ vẫn có sự gia tăng mạnh
nhưng về tỷ lệ trong nợ cơng thì có xu hướng giảm nhẹ ở 4 năm cuối.
Bảng 2: Nợ được Chính phủ bảo lãnh giai đoạn 2010-2015
2010

2011

2012

2013

20,3

20,5

20,6

19,9


225.953,42

288.374,75

343.099,50

396.061,88

136.348,77

171.640,60

192.471,04

207.576,31

89.604,65

116.734,15

150.628,46

188.485,57

2014

2015

Nợ được Chính

phủ bảo lãnh

18,2

17,5

422.639,7

455.121,7

7

2

(%GDP)
Dư nợ được Chính
phủ bảo lãnh
(tỷ đồng)

Nợ trong nước
(tỷ đồng)
Nợ nước ngoài
(tỷ đồng)

211.837,49

207.454,6

210.802,2


3
247.667,0

8

9

*Số liệu được tính đến ngày 30/06/2019
Nguồn: Bản tin nợ cơng số 04 và 05, Bộ Tài chính

14


Nợ trong nước và nợ nước ngoài của nợ được Chính phủ bảo lãnh đều tăng dần.
Nợ trong nước ln cao hơn so với nợ nước ngoài nhưng đến năm 2015 đã thấp hơn
39.212,46 tỷ đồng.
 Nợ của chính quyền địa phương
Nợ của chính quyền địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nợ Việt
Nam trong giai đoạn 2010-2016 nhưng lại có sự gia tăng về mặt tuyệt đối và tỷ lệ
trong nợ cơng. Vì vậy Chính phủ cũng cần phải quan tâm, xem xét và kiểm soát với
loại nợ này.
2.1.3. Nguyên nhân
Với thực trạng nợ công tăng trong giai đoạn 2010-2015 như trên thì theo Lê Thị
Khương (2016) có thể đưa ra được 4 nguyên nhân cơ bản dưới đây.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại trong khi việc huy động vốn cho
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội lớn hơn.
Giai đoạn 2006 - 2010 đầu tư tồn xã hội bình qn là 42,9% GDP và trong
2011 – 2015 đã giảm đi nhưng vẫn ở mức 32 - 33% GDP. Tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh
tế Việt Nam cho đầu tư chưa thực sự cao tương ứng với khoản đầu tư, chỉ khoảng 25%
GDP. Chính bởi lẽ vậy đã khiến cho Chính phủ Việt Nam phải đi vay để bù đắp vào

khoản thiếu hụt cho đầu tư xã hội.
Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
là mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã phải điều chỉnh lại từ mức bình quân 7 - 7,5%/năm
xuống chỉ cịn 6,5 - 7%/năm. Tăng trưởng bình qn theo tính tốn chỉ đạt 5,91%
trong giai đoạn này trong khi mục tiêu mong muốn đã đề ra trong Nghị quyết
10/2011/QH3 của Quốc hội cho giai đoạn 2011 - 2015 là 6,5 - 7%/năm, thấp hơn so
với mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2006 - 2010 là 6,3%/năm. Với sự thụt giảm
trong nên kinh tế như vậy để có thể đáp ứng được đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội
thì nhu cầu vay nợ cơng sẽ tăng lên.

15


Thứ hai, vay nợ gia tăng nhằm bù đắp vào thâm hụt ngân sách do bội chi NSNN
gia tăng trong thời gian dài.
Gói kích cầu năm 2009 được Chính phủ thực hiện đã khiến cho ngân sách Nhà
nước những năm sau đó ghi nhận có mức thâm hụt ngày càng tăng. Lý do cho sự gia
tăng tiêu dùng ngân sách là vì phải chi trả nguồn kinh phí lớn cho việc thực hiện các
chính sách kích thích kinh tế, cải cách tiền lương, bảo đảm an sinh xã hội. Theo số liệu
ghi nhận, bội chi đã gia tăng từ 65,8 nghìn tỷ đồng (năm 2011) lên đến 263,2 nghìn tỷ
đồng (năm 2015), tăng gấp 4 lần. Mức bội chi so với GDP cũng đã tăng trong giai
đoạn 2011-2015 từ mức 4,4% GDP lên mức 6,1% GDP và cao hơn giới hạn 5% theo
quy định của Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020
và tầm nhìn đến 2030. Có thể thấy rằng tốc độ tăng chi tiêu công của Việt Nam quá lớn
so với sự gia tăng của nguồn thu ngân sách nhà nước dẫn đến tình trạng phải vay để bù
đắp làm nợ cơng Việt Nam tăng rất nhanh.
Ngoài ra việc chi tiêu cho những khoản không đem lại nhiều lợi nhuận quá nhiều
khiến cho việc trả nợ khó khăn hơn. Việc nợ cơng được chi cho đầu tư ngày càng giảm
trong khi chi thường xuyên và chi khác tăng lên. Trong khi giai đoạn 2007-2013, chi
đầu tư chiếm 27,7% trong tổng chi thì khoảng thời gian 2014-2015, chi đầu tư chỉ còn

16,3% và 15,6% tổng chi. Việc đầu tư công là rất quan trọng để Việt Nam có thể tạo
nền tảng kinh tế - kỹ thuật vững chãi nhưng lại được chi ít hơn khiến cho việc vay nợ
công được sử dụng không hiệu quả.
Thứ ba, Việt Nam đầu tư công cao nhưng hiệu quả đầu tư cịn thấp
Việc đầu tư cơng có hiệu quả khơng cao khiến cho Chính phủ phải tăng thu ngân
sách (qua thuế, phí hoặc vay mới) để trả nợ, khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng bất
ổn, làm tăng nợ công. Nguyên nhân của việc hiệu quả thấp là do quản lý chưa tốt, đầu
tư chưa hợp lý, thiếu sự đầu tư tương xứng cho những ngành có khả năng lan tỏa, dẫn
dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đầu tư thiếu tập trung, rải rác cho các cơng trình trọng
điểm… Đặc biệt là khoản nợ đi vay được đầu tư vào nhiều khoản không tạo ra được
lợi nhuận để trả nợ, do vậy buộc phải đi vay tiếp để trả nợ.
16


ICOR Việt Nam 2010-2015
7
6

6.42

6.32

5.94
5.44

5.38

54.81
4
3

2
1
0
2010

2011

2012

2013

2014

2015

Hình 3: Hiệu quả đầu tư trong giai đoạn 2010-2015 của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê
ICOR của Việt Nam tuy đã có sự giảm từ năm 2012 tuy nhiên với những con số
này thì ICOR của Việt Nam vẫn còn cao so với nhiều nền kinh tế trong khu vực.
Nguyên nhân một phần là do Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tư tập trung cho phát
triển xã hội: cơ sở hạ tầng vùng xa, đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội
cộng với tình trạng đầu tư cịn có sự dàn trải, lãng phí. Những loại hình đầu tư này
thường khơng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân sách nhà nước
Thứ tư là việc huy động và phân bổ sử dụng vốn vay của Việt Nam còn thiếu sự
liên kết và kiểm sốt quản lý nợ cơng.
Cơng tác quản lý nợ cơng của Việt Nam cịn phân tán, chưa có sự gắn kết chặt
chẽ giữa các khâu huy động vốn với sử dụng vốn và trả nợ vay. Ngoài trách nhiệm đi
vay vốn là của Bộ Tài chính thì việc quản lý nợ và chịu trách nhiệm trả nợ cũng cần có
sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp sử dụng nợ. Tuy nhiên
trong giai đoạn 2010-2015, việc kiểm tra, kiểm tốn, kiểm sốt tình hình thực hiện,

hiệu quả sử dụng vốn vay công và kế hoạch trả nợ lại chưa được thường xuyên.
Việc quản lý nợ công của nước ta cịn chưa tốt. Trong giai đoạn 2010-2012,
Chính phủ vay nợ ngắn hạn nhiều, chủ yếu bằng trái phiếu kỳ hạn ngắn, dưới 5 năm.
17


Trong khi đó, phần lớn nhà đầu tư mua trái phiếu này lại là ngân hàng thương mại và
họ thường cung cấp vốn ngắn hạn là chủ yếu bởi kỳ hạn tiền gửi của người dân ngắn.
Do đó Bộ Tài chính phải vay Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỷ đồng và phát hành 1 tỷ
đô la Mỹ trái phiếu riêng cho Vietcombank trong năm 2015.
2.2. Thực trạng nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2019
2.2.1. Quy mô nợ công
Trong giai đoạn 2016-2019, nợ cơng Việt Nam có những chuyển biến tích cực về
mặt số liệu. Tỷ lệ nợ cơng và nợ Chính phủ trên GDP đều giảm dần qua các năm.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, tốc độ tăng của nợ cơng của Việt Nam đã giảm xuống
bình qn còn 8,6%/năm, riêng năm 2018 chỉ còn ở mức 6%. (Nguyễn Thị Liên
Hương, 2018) Tỷ lệ nợ công so với GDP giảm từ 63,7% từ năm 2016 xuống 58,4%
vào năm 2018 đã cho thấy những dấu hiệu tích cực của nợ công Việt Nam những năm
gần đây.
Bảng 3: Chỉ số tài chính cơng năm 2016-2018

Nguồn: Bộ Tài chính
Đặc biệt hơn trong năm 2018, Việt Nam vinh dự được nâng hạng tín nhiệm bởi
hai tổ chức xếp hạng quốc tế là Moody’s và Fitch. Moody’s đã nâng bậc của trái phiếu
Chính phủ Việt Nam dài hạn bằng ngoại tệ và khoản vay không được đảm bảo lên từ
mức B1 lên đến B3 và thay đổi triển vọng từ Tích cực sang mức Ổn định. Cịn với tổ
chức Fitch thì Việt Nam đã được nâng hạng từ BB – trở thành BB với triển vọng ổn
định. (Nguyễn Thị Liên Hương, 2018). Việc này phần nào giúp Việt Nam có thể nâng
cao vị trí trên thị trường quốc tế góp phần thu hút các đối tác đầu tư từ nước ngoài. Sự
18



khích lệ này cũng chính nhờ vào sự thắt chặt hơn trong việc quản lý nợ công của Việt
Nam trong những năm gần đây.
Không chỉ vậy, vào tháng 4/2019, Tổ chức Đánh giá tín nhiệm Standard &
Poor’s đã nâng xếp hạng quốc gia dài hạn của Việt Nam từ “BB-”lên “BB” với triển
vọng “ổn định” (Minh Anh, 2019). Theo Bộ Tài chính cho biết thì năm 2019, nợ cơng
giảm cịn 56,1% so với mức 63,7% cuối năm 2016. Có sự sụt giảm này là do Chính
phủ đã tiếp tục cơ cấu một bước nợ công, kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính
phủ, giảm chi phí nợ cơng, tăng tỷ trọng vay trong nước (Duyên Duyên, 2020)
2.2.2. Cơ cấu nợ cơng
 Nợ của Chính phủ
Bảng 4: Nợ Chính phủ giai đoạn 2016-2019
Nợ Chính phủ (%GDP)
Dư nợ Chính phủ (tỷ đồng)

2016
52,7

2017
51,7

2018
50

2019*
48,5

2.373.175,0


2.587.371,5

2.767.229,1

2.802.593,6

Nợ trong nước (tỷ đồng)

7
1.425.680,1

7
1.547.370,7

2
1.699.412

3
1.700.285

Nợ nước ngoài (tỷ đồng)

9
947.494,88

1.040.000,8

1.067.817,1

1.102.308,6


7

2

3

*Số liệu được tính đến ngày 30/06/2019
Nguồn: Bản tin nợ cơng số 09, Bộ Tài chính và tác giả tổng hợp
Theo Báo cáo nợ cơng- 09 của Bộ Tài chính, nợ Chính phủ so với GDP của giai
đoạn 2016-2019 có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên tổng dư nợ các năm vẫn tăng đều
theo các năm. Theo mục tiêu đã đề ra của Nghị quyết/05-NQ/TW của Ban chấp hành
Trung ương Đảng thì số liệu nợ của Chính phủ ở trong mức an tồn, đều khơng vượt
q 55% và đang dần theo đà tiến tới mục tiêu năm 2030 sẽ ở mức dưới 50% GDP. Nợ
trong nước và nợ nước ngoài cũng tăng đều theo từng năm và việc nợ nước ngoài
chiếm tỉ trọng ít hơn so với nợ trong nước có thể được coi là sự cải tiến trong khâu vay
nợ của Việt Nam bởi vay nợ nước ngoài bên vay sẽ phải chịu nhiều rủi ro về tỉ giá, thị
trường, ràng buộc biến động hơn trong nước. Tuy nhiên dư nợ Chính phủ vẫn tăng đều

19


cũng là một vấn đề đáng lo ngại do nguyên nhân chính là vấn đề bội chi ngân sách
những năm gần đây.
 Nợ được Chính phủ bảo lãnh
Bảng 5: Nợ được Chính phủ bảo lãnh giai đoạn 2016-2019
Nợ được Chính phủ bảo lãnh
(%GDP)
Dư nợ được Chính phủ bảo lãnh
(tỷ đồng)

Nợ trong nước (tỷ đồng)
Nợ nước ngoài (tỷ đồng)

2016

2017

2018

10,3

9,1

7,9

461.634,7

455.922,6

6
206.589,7

6
203.534,0

2
255.045,0

8
252.388,5


4

8

437.372,18

2019

405.422,64
*

191.063,66

169.010,88

246.308,52

236.411,76

*Số liệu được tính đến ngày 30/06/2019
Nguồn: Bản tin nợ cơng số 09, Bộ Tài chính
Nhìn vào bảng trên có thể thấy tỷ lệ nợ được Chính phủ bảo lãnh so với GDP có
dấu hiệu giảm dần và dư nợ cũng vậy. Năm 2017 đánh dấu lần đầu tiên dư nợ bảo lãnh
Chính phủ giảm so với năm trước, giảm 5.712,1 tỷ USD so với năm 2016. Đây được
coi là sự đền đáp của mọi nỗ lực trong việc kiểm sốt nợ cơng những năm gần đây sau
thực trạng nợ giai đoạn 2010-2015 tăng mạnh, đe dọa an tồn tài chính quốc gia. Tuy
nhiên, nợ được Chính phủ bảo lãnh lại có xu hướng chiếm tỉ trọng cao hơn so với nợ
trong nước và mặc dù đang dần giảm theo các năm nhưng đây vẫn là điều mà Chính
phủ cần quan tâm và quản lý. Biến động tỷ giá trên thị trường nước ngồi có thể khiến

Việt Nam bị áp lực trong việc trả nợ đúng hạn. Nếu rủi ro có xảy ra khiến các chủ thể
được bảo lãnh không trả được nợ thì đương nhiên trách nhiệm trả nợ đương nhiên
thuộc về Chính phủ.
 Nợ của chính quyền địa phương
Bảng 6: Nợ của chính quyền địa phương giai đoạn 2016-2019
Nợ của chính quyền địa phương
(%GDP)
Dư nợ chính quyền địa phương
(tỷ đồng)

2016

2017

2018

1,5

1,1

0,9

66.105,34

20

57.752,1
3

52.391


2019

51.833,12*


*Số liệu được tính đến ngày 30/06/2019
Nguồn: Bản tin nợ cơng số 09, Bộ Tài chính
Nợ của chính quyền chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu nợ công của Việt Nam.
Tương tư như với thực trạng của cơ cấu nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính
quyền địa phương giai đoạn 2016-2019 cũng đang trong đà giảm dần theo từng năm.
Năm 2016 cũng là năm bắt đầu có sự ghi nhận giảm của nợ chính quyền địa phương
với mức giảm 8.353,21 tỷ USD từ năm 2016 đến 2017.
2.2.3. Nguyên nhân
Để giải thích cho lý do năm 2016 nợ công Việt Nam vẫn cao trong giai đoạn
2016-2019 bởi các nguyên nhân sau. Đầu tiên là vào những tháng đầu năm 2016, nền
kinh tế Việt Nam phải gánh chịu nhiều thiệt hại do thiên nhiên gây ra như: rét hại và
băng giá ở phía Bắc, hạn hán kéo dài ở các tỉnh miền Nam Trung bộ, Tây Nguyên,
xâm nhập mặn ở đồng bằng sơng Cửu Long,… Ngồi ra cịn các sự cố xảy ra như vụ
Formosa ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế thế giới phục hồi chậm... Cùng với sự ảnh
hưởng nối tiếp các nguyên nhân trong giải đoạn 2010-2015 cùng với các sự cố và tác
động thiên nhiên nêu trên mà tăng trưởng của nền kinh tế năm 2016 khó đạt được mục
tiêu đề ra 6,7%. Khi chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giảm nhưng các chỉ tiêu cần chi không
giảm, dẫn đến tỷ lệ nợ công so với GDP tăng lên (Lê Thị Khương, 2016).
Còn đối với dấu hiệu tích cực cho nợ cơng Việt Nam trong giai đoạn 2017-2019
là kết quả của những nguyên nhân sau đây.
Thứ nhất, Chính phủ tái cơ cấu nợ cơng phát triển theo hướng bền vững và hiệu
quả hơn thông qua lãi suất, kỳ hạn và đảm bảo khả năng trả nợ.
Trong giai đoạn 2011 - 2013 có những khoản vay 12 - 13%/năm, kỳ hạn vay 3
năm, thì đến 2017 - 2019 vay bình quân đã lên đến 12 - 13 năm cũng chỉ phải trả lãi là

4,6 - 4,7%. Chính phủ thực hiện chính sách đa dạng các nhà đầu tư trái phiếu Chính
phủ. Tỷ trọng nắm giữ trái phiếu của ngân hàng thương mại được giảm. Đồng thời,
Chính phủ cũng phát hành trái phiếu kỳ hạn từ 5 năm trở lên, gồm cả kỳ hạn dài 20 30 năm. Mục đích của việc này nhằm kéo dài kỳ hạn danh mục trái phiếu Chính phủ,
giảm lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ. Cuối cùng là Chính phủ đã quan tâm hơn
21


×