Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.11 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MƠN QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGỒI
MÃ HỌC PHẦN : INE3025 2 (Chiều thứ 4 tiết 10-12)
Học kỳ II năm học 2019 – 2020
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN
ODA TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2018
Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi
Sinh viên

: Nguyễn Minh Anh

Mã sinh viên : 17050549
CLC2

Lớp khóa học: QH-2017-E KTQT


HÀ NỘI, 6/2020
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT..................................................................3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.....................................................................................................4
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 5
1. Lời mở đầu..................................................................................................................... 5
2. Tổng quan tài liệu........................................................................................................... 5
2.1. Tài liệu nước ngoài..................................................................................................5
2.2. Tài liệu trong nước...................................................................................................6
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................................8


5. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................................8
6. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................8
7. Kết cấu: Kết cấu chương................................................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận chung về nguồn vốn ODA...................................................................10
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn ODA.......................................................................10
1.1.2. Phân loại nguồn vốn ODA..................................................................................11
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam.............................................................................................................................. 12
1.2. Hạ tầng kinh tế..........................................................................................................13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA
TRONG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
......................................................................................................................................... 16
2.1. Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA....................................................16
2.2. Đánh giá chung.........................................................................................................22
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN ODA
TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ....................................................24
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................26

2


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

ADB


The Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng Sản phẩm Quốc nội

IDA

International Development
Association

Hiệp hội Phát triển Quốc tế

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế


ODA

Official Development
Assistance
Organisation for Economic
Co-operation and Development

Hỗ trợ Phát triển Chính thức

Non-Governmental
Organization
World Bank

Tổ chức Phi Chính phủ

OECD

NGO
WB

3

Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế

Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT


Tên biểu đồ

2.1.

Tổng nguồn vốn ODA được thu hút vào đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế
năm 2010 – 2018 (triệu USD)

16

2.2.

Cơ cấu vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế giai đoạn 2010
– 2018

17

2.3.

Tổng số vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và kho
bãi giai đoạn 2010 - 2018

18

2.4.

Tổng số vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền thông giai đoạn
2010-2018

19


2.5.

Trang

Tổng số vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng giai đoạn 2010- 20
2018

2.6.

Tổng số vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng dịch vụ tài chính và ngân
hàng giai đoạn 2010-2018

2.7.

Tổng số vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng các dịch vụ kinh doanh và
dịch vụ khác giai đoạn 2010-2018

4

21


MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu
Có thể nói, ODA nói chung và vốn ODA tại Việt Nam là một trong những chủ
đề thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu kinh tế bởi vai trị vơ cùng quan trọng và
cần thiết của ODA trong sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, giải quyết các vấn đề
văn hóa, chính trị và xã hội. Đối với các quốc gia đang phát triển, ODA được tạo ra
nhằm giúp các nước nghèo giải quyết tình trạng thiếu vốn, được đầu tư vào những lĩnh

vực hàng đầu trong nền kinh tế, giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
cơng nghiệp khác. Điển hình như Hàn Quốc và Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới lần
thứ II được nhận nhiều viện trợ từ Mỹ đã giúp những quốc gia đó bứt phá thành các
cường quốc kinh tế của châu Á hiện nay.
Về hiệu quả sử dụng vốn ODA của Việt Nam, trong quá trình đổi mới, sự thiếu
hụt vốn để phát triển đất nước đã được giải quyết một phần kể từ khi ODA bắt đầu đổ
vào Việt Nam năm 1993. Nhiều chương trình và dự án ODA đã được đưa vào sử dụng
tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam góp phần xóa
đói giảm nghèo. Đối với sự phát triển đồng bộ, hiện đại của đất nước, cơ sở hạ tầng
kinh tế là một trong những thành tố không thể thiếu trong kết cấu cơ sở hạ tầng của
quốc gia. Do đó, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế luôn được chú trọng,
khoảng 9-10% GDP mỗi năm được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực thuộc nhóm cơ
sở hạ tầng kinh tế như giao thông vận tải, năng lượng, truyền thông,… Mặc dù nguồn
vốn ODA giúp cải thiện năng lực của hệ thống cơ sở hạ tầng, tồn tại những thách thức
về hiệu suất dự án, đã được thông báo để đối mặt với một số vấn đề quan trọng, liên
quan đến khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng kém, chi phí vượt mức, trì hỗn thời
gian, năng suất kém, hiệu quả thấp và sự khơng hài lịng của đối tác, thực trạng giải
ngân vốn còn tồn tại nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới nền kinh tế. Do đó, cần có sự
đánh giá, phân tích để hiểu rõ tình hình triển khai sử dụng vốn ODA để có những giải
pháp giải quyết tình trạng này. Vì vậy, bài viết lựa chọn nghiên cứu chủ đề “Phân tích
thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA trong phát triển hạ tầng kinh tế tại Việt Nam”.

5


2. Tổng quan tài liệu
2.1. Tài liệu nước ngoài
Tonny German and Judith Randel (1998), Daniel Blais, Luc Picard (1997),
Chenery và Strout (1966) đã nghiên cứu tác động của viện trợ đối với phát triển kinh
tế và nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn ODA. Nguồn hỗ trợ này sẽ

thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo thông qua việc cung cấp một lượng vốn cần thiết để
giúp phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên, nguồn vốn này vẫn có
những mặt trái, khi nguồn viện trợ không ổn định và không chắc chắn từ bên ngoài
cũng như sự thiếu hiệu quả trong q trình quản lý vốn đã có những ảnh hưởng tiêu
cực đến chình sách tài chính và đầu tư của nước nhận viện trợ (Lensink và Morrissey,
2000).
Bluhm, Richard et al. (2020) “Connective Financing – Chinese Infrastructure
Projects and the Diffusion of Economic Activity in Developing Countries” Tác giả
nghiên cứu ảnh hưởng nhân quả của cơ sở hạ tầng giao thông đến nồng độ không gian
của hoạt động kinh tế. Tận dụng bộ dữ liệu tồn cầu mới của chính phủ Trung Quốc có
vị trí địa lý các dự án trong giai đoạn từ 2000 đến 2014 cùng với các biện pháp bất
bình đẳng theo khơng gian dựa trên dữ liệu được cảm nhận từ xa, phân tích ảnh hưởng
của các dự án giao thông đến phân phối không gian của hoạt động kinh tế trong và
giữa các khu vực tại một số lượng lớn các nước đang phát triển. Kết quả cho thấy rằng
các dự án giao thông do Trung Quốc tài trợ làm giảm sự tập trung không gian trong
nhưng không phải giữa vùng. Theo lý thuyết sử dụng đất, chúng tôi ghi nhận một loạt
các kết quả phù hợp với di dời các hoạt động từ trung tâm thành phố đến ngoại thành.
Dự án giao thông phân cấp hoạt động đặc biệt mạnh mẽ ở các khu vực được đơ thị hóa
nhiều hơn, nằm gần hơn với bờ biển, và kém phát triển.
2.2. Tài liệu trong nước
Tại Việt Nam, Nguyễn Văn Tuấn (2019) trong Tăng cường hiệu quả sử dụng
nguồn vốn ODA ở Việt Nam đã đánh giá tương đối toàn diện về những ưu điểm và
nhược điểm của nguồn vốn ODA. Một số ưu điểm có thể kể đến như đóng góp cho
tăng trưởng GDP, hỗ trợ phát triển đời sống kinh tế - xã hội, hoàn thiện thể chế pháp
luật và tăng cường năng lực của nhiều ngành và lĩnh vực. Các nhược điểm của ODA là
người thụ hưởng chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về ODA, năng lực hấp thu còn
6


kém, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, v.v. Từ căn cứ về bối cảnh trong nước và quốc

tế cũng như định hướng thu hút và quản lý vốn vay của Việt Nam trong giai đoạn
2021-2025, tác giả đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và sử
dụng nguồn vốn ODA như hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý, xây dựng cơ chế
giúp khu vực tư nhân tiếp cận nguồn vốn, thúc đẩy tiến độ giải ngân, nâng cao vai trò
làm chủ của người sử dụng vốn và tận dụng tích cực nguồn vốn đối ứng.
Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, Nguyễn Thị Vũ Hà
(2019) với Vai trò của ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ở Việt Nam và một
số vấn đề đặt ra đã phân tích một số đặc điểm chính, các tác động tích cực cũng như
những thách thức mà ODA mang lại tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017. Bài viết
nghiên cứu sâu về 2 lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất trong nhóm cơ sở hạ tầng kinh tế
đó là giao thơng vận tải kho bãi và năng lượng.
The role of ODA in Vietnam’s infrastructure upgrading and development của
Nguyen Hoang Tien (2019) cung cấp nền tảng lý thuyết về ODA, hình thức ODA,…
Bên cạnh đó, bài viết thảo luận về tính thiết yếu của ODA trong sự phát triển của cơ sở
hạ tầng của Việt Nam. Từ đó, nhận thức rõ hơn về hạn chế của ODA trong việc nâng
cấp cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp khiến điều kiện vay vốn
ODA khó khăn hơn, Nguyễn Quang Thái và Trần Thị Hồng Thủy (2014) đã phân tích
những yếu kém trong hiệu quả sử dụng vốn ODA để đưa ra những nhận định đổi mới,
kiến nghị thay đổi nhằm đối phó với tình trạng giảm sút thu hút vốn ODA trong “Vốn
ODA trong điều kiện mới”.
“Faculty of Construction Management, University of Transport and
Communications” do Nguyen Luong Hai (2020) phân tích quan điểm của người dùng
trong việc thẩm định sau ODAIPs liên quan đến các chức năng của quản lý dự án, bao
gồm quan niệm dự án, lập kế hoạch dự án, chỉ đạo dự án và kiểm soát dự án. Các phân
tích được thực hiện từ người dùng Dữ liệu cụ thể về dự án liên quan đến người dùng
được thu thập từ 27 ODAIP hoàn thành tại Việt Nam. Những phát hiện của nghiên cứu
này dự kiến sẽ khơng chỉ cung cấp một cơng cụ hữu ích cho các chuyên gia xây dựng
cung cấp các chức năng quản lý phù hợp góp phần vào sự thành cơng và bền vững của
ODAIP, mà cịn phản hồi tích cực để tăng cường hơn nữa các chính sách ODA.

Nhìn chung, ODA là đề tài nghiên cứu quen thuộc, thu hút nhiều sự quan tâm
xoay quanh nhiều khía cạnh nhưng chưa có bài nghiên cứu nào chỉ ra cụ thể thực trạng
7


sử dụng vốn ODA trong từng lĩnh vực thuộc nhóm cơ sở hạ tầng kinh tế tại Việt Nam
trong giai đoạn 2010 – 2018.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu các dữ liệu về thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA, từ đó phân
tích, làm rõ thực trạng tình hình giải ngân vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 nhằm đưa ra một số đề xuất giải quyết vấn đề hiệu
quả sử dụng vốn ODA.

-

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu, tìm hiểu và hệ thống hóa vấn đề lý luận liên quan đến ODA nói

chung và ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
-

Phân tích thực trạng sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế

giai đoạn 2010 - 2018
-


Đánh giá và nêu một số hàm ý chính sách cho Nhà nước

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Vốn ODA trong xây dựng hạ tầng kinh tế tại Việt Nam
 Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Việt Nam
Thời gian: 2010 – 2018. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ 2010 - 2018 do số liệu ODA
được cung cấp bởi OECD mới tổng hợp đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, bài tiểu luận đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp tổng hợp: tìm kiếm và nghiên cứu các tài liệu, tổng hợp số liệu
ODA
Phương pháp phân tích: Từ các số liệu tiến hành phân tích thực trạng,…

6. Câu hỏi nghiên cứu
 Câu 1: Vốn ODA là gì? Vốn ODA có những hình thức gì?
 Câu 2: Thực trạng thu hút ODA trong phát triển hạ tầng kinh tế có tỷ trọng thế
nào so với tổng vốn ODA tại Việt Nam?

8


7. Kết cấu: Kết cấu chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút vốn ODA trong xây dựng hạ tầng kinh tế tại Việt
Nam
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA trong phát triển hạ tầng kinh tế

Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018
Chương 3: Đề xuất giải pháp giúp sử dụng hiệu quả vốn ODA trong phát triển hạ tầng
kinh tế tại Việt Nam

9


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ODA TRONG XÂY
DỰNG HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận chung về nguồn vốn ODA
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn ODA
ODA là từ viết tắt của cụm từ Official development assistance: Hỗ trợ Phát triển
Chính thức. ODA được định nghĩa bởi Ủy ban Hỗ trợ phát triển của Tổ chức hợp tác
kinh tế và phát trển OECD Development Assistcance Committee (DAC) đó là: viện trợ
của Chính phủ nhằm thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước
đang phát triển.
Nghị định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của
các nhà tài trợ nước ngồi ngày 16/03/2016 của Chính phủ định nghĩa về ODA như
sau: “Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho
Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển,
bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:
- Vốn ODA viện trợ khơng hồn lại là loại vốn ODA khơng phải hồn trả lại cho nhà
tài trợ nước ngoài;
- Vốn vay ODA là loại vốn ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài với mức
ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố khơng hồn lại
đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoảng vay không
ràng buộc;”
Đặc điểm vốn ODA:
ODA là một nguồn vốn được cung cấp chủ yếu dưới dạng viện trợ khơng hồn
lại hoặc cho vay ưu đãi (ưu đãi về lãi suất, về thời gian ân hạn và trả nợ), nên loại vốn

này thường được các nước đang phát triển tiếp nhận và sử dụng vào các mục đích phát
triển dài hạn và hỗ trợ việc tăng phúc lợi xã hội.
- Thời gian cho vay và thời gian ân hạn dài, thường từ 25 đến 40 năm.
- Thông thường, trong ODA có một phần là viện trợ khơng hồn lại, khơng dưới 25%
tổng số. Đây chính là điểm phân biệt giữa ODA và cho vay thương mại, yếu tố cho
không được xác định dựa vào việc so sánh lãi suất ODA với mức lãi suất tín dụng
thương mại (tiêu chuẩn quy ước là 10%/năm).
- ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và kém phát triển, mức GDP bình quân đầu
người thấp, mục tiêu sử dụng vốn phải phù hợp với phương hướng ưu tiên trong mới
quan hệ giữa bên cấp ODA và bên nhận ODA.

10


1.1.2. Phân loại nguồn vốn ODA
Phân loại theo phương thức hồn trả, ODA có 3 loại: ODA khơng hồn lại,
ODA hồn lại và ODA hỗn hợp
- ODA khơng hồn lại: Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận khơng phải
hồn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa
các bên. Viện trợ khơng hồn lại thường được thực hiện dưới các dạng: Hỗ trợ kỹ
thuật; Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
- ODA có hồn lại: Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy
mơ và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp. Những
điều kiện ưu đãi thường là: Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay);
Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm); Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)
- ODA hỗn hợp: Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA khơng hồn lại và một
phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển.
Phân loại theo nguồn cung cấp, ODA có 2 loại:
- ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông
qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.

- ODA đa phương: là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB...) hay tổ
chức khu vực (ADB, EU,...) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính
phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thơng qua các tổ chức đa
phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng
Liên Hiệp quốc)... có thể khơng. Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:
Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á
Phân loại theo mục tiêu sử dụng, ODA có 4 loại
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của
Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước
nhận ODA hay hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hố).
- Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hố nhưng có kèm theo điều
kiện ràng buộc.
- Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ kế
hiệp định cho một mục đích tổng qt mà khơng cần xác định tính chính xác khoản
viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.
11


- Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện
được nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng
ODA".
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế - xã
hội Việt Nam
Các nước đang phát triển như Việt Nam đa phần là trong tình trạng thiếu vốn
trầm trọng. Do đó, thơng qua ODA song phương các quốc gia có thêm vốn để phục vụ
cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nguồn ngọai lực cho đất nước. Việc
sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ,
tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước
này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển. Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận
có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua

sự giúp đỡ của ODA.
ODA cịn có thể giúp các quốc gia đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ
có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thơng qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ
chức tài chính quốc tế mang lại.
ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng
cho sự phát triển về lâu dài thơng qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở
hạ tầng về kinh tế.
ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và
vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện
điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời nguồn
ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn, phát triển
nơng nghiệp, xố đói giảm nghèo...
ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng
cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanh nghiệp.
Ngồi ra ODA cịn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy
móc thiết bị cần thiết cho q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước, từ các
nước phát triển. Thơng qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ
hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về
vốn từ các tổ chức này.
Theo số liệu của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thực hiện
chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài, trong giai
12


đoạn 2011-2016, đã có 319 hiệp định vay vốn được ký kết, với tổng giá trị đạt khoảng
33,643 tỷ USD. Trong đó, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi 32,296 tỷ USD; viện trợ
khơng hồn lại 1,346 tỷ USD. Tổng dư nợ nước ngồi tính đến thời điểm 31/12/2016
tương đương 44,3% GDP, vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết
25/2016/QH14 (nợ nước ngồi khơng q 50% GDP). Trong đó, các nhà tài trợ thuộc
nhóm 6 ngân hàng phát triển chủ yếu cung cấp khoảng 80% vốn vay ODA và vốn vay

ưu đãi (riêng cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chiếm 40%, Ngân hàng Thế
giới (WB) chiếm 29%, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chiếm 13%, phần còn lại
là từ các nhà tài trợ khác) và tập trung vào các chương trình, dự án đầu tư hạ tầng kinh
tế – xã hội quy mô lớn vẫn chiếm vị trí vượt trội.
Các lĩnh vực giao thơng vận tải, mơi trường (cấp, thốt nước, ứng phó với biến
đổi khí hậu, tăng trưởng xanh,…) và phát triển đô thị, năng lượng và công nghiệp là
những lĩnh vực có tỷ trọng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tương đối cao.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế, xã hội quan trọng. Các
chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã mang lại những kết quả
thiết thực, trên nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện nền kinh tế của đất nước, nâng cao
chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển sản xuất, góp phần xố đói
giảm nghèo.
1.2. Hạ tầng kinh tế
Xét trên phương diện kinh tế hàng hóa thì cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa
cơng cộng. Loại hàng hóa này dùng để phục vụ cho lợi ích của tồn xã hội. Xét trên
phương diện đầu tư, cơ sở hạ tầng là kết quả, sản phẩm của quá trình đầu tư được gom
góp lại qua nhiều thế hệ. Nó được coi là một bộ phận giá trị, tiết kiệm quốc gia, được
đầu tư đáp ứng mọi yêu cầu, mục tiêu phát triển trên mọi mặt của đất nước.
Từ đó, có thể hiểu như sau: Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện
về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội… được trang bị các yếu tố vật chất phục vụ cho
hoạt động sản xuất và đời sống con người. Cơ sở hạ tầng vừa có các yếu tố vật chất
vừa phi vật chất và nó cũng là sản phẩm của quá trình đầu tư để làm nền tảng cho sự
phát triển của toàn xã hội.
Phân loại các cơ sở hạ tầng:
- Theo lĩnh vực kinh tế, xã hội
Cơ sở hạ tầng kinh tế là một bộ phận thuộc những ngành phục vụ cho quá trình
sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thơng hàng hóa. Nó
13



sẽ gồm hệ thống đường xá, giao thông vận tải, thủy lại, cấp thoát nước, sân bay, bến
cảng…
Cơ sở hạ tầng xã hội là bộ phận thuộc các lĩnh vực đảm bảo những điều kiện
chung cho hoạt động văn hóa, xã hội, đời sống của con người với các ngành y tế, giáo
dục, văn hóa, xã hội, các cơng trình công cộng.
Cơ sở hạ tầng môi trường là bộ phận thuộc các lĩnh vực phục vụ cho việc bảo
vệ, giữ gìn, cải tạo mơi trường sống như các cơng trình phịng chống thiên tai, cơng
trình bảo vệ đất, rừng, biển, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp…
Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng là một bộ phận đảm bảo những điều kiện vật
chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực này gồm hệ thống cơ sở vật chất sản xuất bảo quản
vũ khí, bảo dưỡng vũ khí, khí tài,…
- Theo các ngành kinh tế quốc dân
Cơ sở hạ tầng sẽ được phân theo các ngành như: giao thông vận tải, bưu chính,
năng lượng, xây dựng, thủy lợi, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội…
- Theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư
Cơ sở hạ tầng được chia thành: cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn,
cơ sở hạ tầng kinh tế biển, cơ sở hạ tầng đồng bằng…
- Theo cấp quản lý
Cơ sở hạ tầng được chia thành các cấp do trung ương quản lý, do địa phương
quản lý: Do trung ương quản lý bao gồm cơ sở hạ tầng có quy mơ lớn gồm hệ thống
đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, bến cảng,... Do địa phương quản lý gồm: cơ sở hạ
tầng giao cho tỉnh/huyện/xã như cầu đường, kênh rạch, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa…
Nhờ vào cách phân loại này nhằm để xác định được rõ trách nhiệm cũng như nâng cao
tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc khai thác tối đa các nguồn vốn đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đồng thời, nhờ vào đó để có được biện pháp
quản lý, sử dụng tốt cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.
- Theo tính chất, đặc điểm
Cơ sở hạ tầng được phân thành cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật
chất:
 Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất gồm các cơng trình như hệ thống đường

giao thơng, điện, kênh rạch, trường học, cơng trình y tế, cơ sở quốc phòng an
ninh…
 Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất bao gồm hệ thống thiết chế xã hội, cơ
chế hoạt động, an ninh trật tự, thủ tục hành chính… Đây đều là các yếu tố liên

14


quan đến điều kiện, môi trường phục vụ cho các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã
hội.
Qua đó, cơ sở hạ tầng kinh tế (Economic Infrastructure) là số lượng vốn vật
chất và tài chính cơ sở nằm trong đường bộ, đường xe lửa, đường thuỷ, đường hàng
không và các dạng vận chuyển và truyền thông khác cộng ới điện lực, cấp nước, các
định chế tài chính, các định chế tài chính, các dịch vụ cơng như sức khoẻ và giáo dục.
Mức độ phát triển hạ tầng trong một quốc gia là một yếu tố quan trọng xác định tốc độ
và tính đa dạng (diversity) của phát triển kinh tế.

15


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA
TRONG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 2018
2.1. Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA

ECONOMIC INFRAST RUCT URE and SERVICES, Total
3000
2490.91

2500


2634.17
2319.59
2004.71

2000

1938.77

1617.15
1500

1489.11

1308.61

1042.94

1000
500
0

2010

2011

2012

2013

2014


2015

2016

2017

2018

Biểu đồ 2.1. Tổng nguồn vốn ODA được thu hút vào đầu tư cơ sở hạ tầng kinh
tế năm 2010 – 2018 (triệu USD)
Nguồn: OECD
ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế có tổng số vốn trong giai đoạn 2010
– 2018 là 16,845 tỷ USD, trong đó bao gồm các lĩnh vực:
- Giao thông vận tải và kho bãi
- Truyền thông
- Năng lượng
- Dịch vụ ngân hàng và tài chính
- Dịch vụ kinh doanh và dịch vụ khác

16


Cơ sở hạ tầng kinh tế
4.97%

2.09%

29.64%


62.28%
1.02%

Giao thông vận tải và lưu kho

Truyền thơng

Năng lượng

Dịch vụ tài chính và ngân hàng

Dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ kinh doanh khác

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế giai
đoạn 2010 – 2018
Nguồn: OECD
Tổng nguồn vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế có xu hướng giảm
dần theo xu hướng giảm thu hút ODA chung của Việt Nam. Có thể thấy, năm 2014
tổng số vốn ODA được giải ngân là hơn 2,63 tỷ USD, tuy nhiên đến năm 2018 giảm
chỉ còn 1,04 tỷ USD, giảm 60,4% so với năm 2014.

Transport and Storage, Total
1800
1600
1400
1200
1000
800
600
400

200
0

1437.09

1539.72

1621.02
1330.69
1090.03

964.96

1025.92

767.54

2010

714.3

2011

2012

2013

2014

2015


II.1. Transport and Storage, Total

17

2016

2017

2018


Biểu đồ 2.3. Tổng số vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và kho bãi
giai đoạn 2010 - 2018
Nguồn: OECD
Trong giai đoạn 2010 - 2018, tổng số vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực giao
thông vận tải và kho bãi đạt 10,49 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 62,3% trong tổng vốn ODA
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế. Số vốn này được sử dụng trong chính sách và quản lý
hệ thống giao thơng vận tải là 304,8 triệu USD (chiếm 2,91%), hệ thống giao thông
đường bộ là 6,91 tỷ USD (chiếm 65,93%), đường sắt là 1,45 tỷ USD (chiếm 13,87%),
đường thủy là 1,23 tỷ USD (chiếm 11,79%), đường hàng không là 573,7 triệu USD
(chiếm 5,47%), đối với hoạt động lưu bãi là 1,81 tỷ USD (chiếm 17,26%) và còn lại là
vốn cho hoạt động giáo dục, đào tạo cho ngành giao thông vận tải chiếm 0,02% trong
cả giai đoạn 2010 - 2018. Qua đó, có thể thấy, phần lớn lượng vốn ODA được giải
ngân được sử dụng để xây dựng hệ thống đường bộ, điển hình các dự án lớn như dự án
cầu Nhật Tân, cầu Thanh Trì, Dự án đường vành đai 3 Hà Nội, các tuyến đường cao
tốc trọng điểm như cao tốc Bắc Nam, tuyến Hà Nội – Thái Nguyên, Đại lộ Thăng
Long, Pháp Vân – Ninh Bình, Nội Bài – Lào Cai, hầm đường bộ Hải Vân,… Ngoài ra,
về hạ tầng đường hàng không, cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), cảng Cái Mép
Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), cảng Tiên Sa Đà Nẵng và nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất

cũng được hỗ trợ xây dựng. Trong q trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng vận
tải, Việt Nam đã nhận được nguồn vốn ODA từ nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, đứng
đầu là vốn ODA của Nhật Bản chiếm 62,19% tổng số vốn ODA được giải ngân cho
lĩnh vực giao thông vận tải, kết hợp chặt chẽ hai hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật và
hỗ trợ kinh phí. Chính phủ Nhật Bản đã và đang triển khai 53 dự án có quy mô lớn,
tiêu chuẩn phức tạp, áp dụng công nghệ hiện đại, tổng số vốn là 10,801 triệu USD và
đã hoàn thành 42 dự án.
Thúc đẩy phát triển hệ thống giao thơng vận tải giúp cho q trình vận chuyển,
sản xuất trong xã hội diễn ra thuận tiện, tiết kiệm chi phí vận tải, có tác động tích cực
khi kết nối hoạt động kinh tế, văn hóa cho những địa phương ở vùng sâu vùng xa. Tuy
nhiên, vẫn cịn tình trạng đình trệ các dự án dẫn tới chậm trể tiến độ hoạt động, đội vốn
liên tục, gây thiệt hại cho tình hình vay nợ ODA như dự án Xây dựng tuyến đường sắt
đô thị Thành phố Hà Nội Cát Linh – Hà Đông, tuyến Nam Thăng Long – Trần Hưng
Đạo, tuyến Ngọc Hồi – Yên Viên,…
18


Communications, Total
45
40

39.57
36.81

35
30

33.37

31.46


25
20
17.19

15
10
5

5.55

0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1.87
2016

4.32
1.52

2017

2018

Biểu đồ 2.4. Tổng số vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền thông giai đoạn 20102018
Nguồn: OECD
Tổng số vốn ODA giải ngân cho cơ sở hạ tầng truyền thông giai đoạn 20102018 là 171,66 triệu USD, chỉ chiếm 1,02% tổng số vốn ODA được đầu tư cho xây
dựng hạ tầng kinh tế tại Việt Nam, trong đó, 128,5 triệu USD được giải ngân đầu tư
cho phương tiện truyền thơng. Có thể nhận thấy, lĩnh vực truyền thơng cịn kém thu
hút đối với các nhà tài trợ quốc tế.

Energy, Total
1000

948.87

900
800

738.96

691.76

700
570.22

600
500
400


495.59
418.12

422.28

405.5

302.65

300
200
100
0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017


2018

Biểu đồ 2.5. Tổng số vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng giai đoạn 20102018
Nguồn: OECD
19


Năng lượng là một trong những lĩnh vực chủ chốt, cần được đầu tư để phát huy
tối đa hiệu quả kinh tế về hạ tầng kinh tế. Trong giai đoạn 2010 – 2018, tổng vốn ODA
giải ngân cho lĩnh vực năng lượng đạt 4,99 tỷ USD tương đương 29,64% giá trị ODA
trong tổng vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế của Việt Nam. Trong đó, vốn
ODA được phân bổ ở một số dự án như xây dựng nhà máy đốt than với số vốn là 1,64
tỷ USD, truyền tải và phân phối điện năng mạng lưới tập trung cũng được đầu tư tới
31,02% giá trị ODA cho năng lượng, đạt 1,55 tỷ USD. Ngoài ra, các dự án Sản xuất
năng lượng, nguồn không tái tạo được và nguồn tái tạo được lần lượt được giải ngân
đầu tư là 719,4 triệu USD và 231, 4 triệu USD. Bên cạnh đó, các dự án khác cũng
được hỗ trợ phát triển như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, xây dựng nhà máy
điện nhiên liệu đốt sinh học, phân phối khí gas,…
Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời cho các bản của những xã điện
lưới Quốc gia khơng đến được triển khai tại Quảng Bình có tổng vốn đầu tư 13,783
triệu USD trong đó vốn ODA Hàn Quốc 12 triệu USD được hoàn thành năm 2019 với
kết quả hệ thống điện từ năng lượng mặt trời hoạt động ổn định, cải thiện đời sống của
người dân địa phương, nâng cao chất lượng các dịch vụ công cộng như trạm y tế,
trường học,… Nhật Bản cũng hỗ trợ Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển năng lượng
như dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim hoàn thành năm 2018 với tổng mức
đầu tư hơn 1,95 tỷ VNĐ. Năm 2018, dự án Ứng dụng lưới điện thông minh để phát
triển các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng vốn ODA
khơng hồn lại của Đức nhằm tăng cường năng lực về công nghệ lưới điện thông minh
và phát triển năng lượng tái tạo cho nhân sự, áp dụng trong quản lý vận hành các
nguồn năng lượng tái tạo, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đặc biệt, nguồn vốn ODA có ý nghĩa lớn trong việc góp phần đảm bảo cho Tập
đồn Điện lực Việt Nam EVN thực hiện đầu tư các dự án điện, đáp ứng nhu cầu điện
cho nền kinh tế. Nguồn vốn thơng qua Tổ chức Tài chính quốc tế hỗ trợ EVN xây
dựng các cơng trình nguồn lưới điện, điều hành hệ thống điện,… nâng cao năng lực
sản xuất, truyền tải, phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải cao (1517%). Hiện nay các lĩnh vực mà Ngân hàng Thế giới đang quan tâm hỗ trợ Tập đoàn
Điện lực Việt Nam bao gồm tăng cường đảm bảo cung cấp năng lượng; tăng cường
nguồn cung và quản lý hiệu quả; thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thực hiện cải
cách, tái cơ cấu ngành Điện.
20


Banking and Financial Services, Total
250
194.25

200

178.06

150

130.73
109.05

100

77.03
59.16

48.66


50
0

23.63
2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

15.87
2018

Biểu đồ 2.6. Tổng số vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng dịch vụ tài chính và ngân
hàng giai đoạn 2010-2018
Nguồn: OECD
Dịch vụ tài chính và ngân hàng chiếm 4,97% tổng vốn ODA phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế đạt 836,4 triệu USD. Trong đó, phần lớn vốn ODA được giải ngân hỗ trợ
cải thiện chính sách và quản lý tài chính và phát triển khu vực trung gian tài chính

chính thức lần lượt đạt 331,2 triệu USD và 333,7 triệu USD (tương đương giá trị
39,6% và 39,91% tổng vốn ODA lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng). Một số dự
án gần đây như: Chương trình “Hỗ trợ tư vấn và phân tích quản lý tài chính cơng tại
Việt Nam” do Chính phủ Thụy sĩ và Canađa đồng tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế
giới đã triển khai một số hoạt động, cụ thể: ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện
Chương trình AAA (POM), tổ chức Hội thảo “Phân loại chi Ngân sách Nhà nước trong
lĩnh vực đầu tư”, hoàn thiện Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thao quy định của Chính phủ
Việt Nam. Hay Dự án “Nâng cao năng lực trong lĩnh vực tài chính” do Chính phủ
Luxembourg tài trợ đã đạt được các kết quả đầu ra cụ thể trong quý III năm 2018,
gồm: Tổ chức Hội thảo xây dựng Luật Chứng khốn sửa đổi nhằm hồn thiện khung
pháp lý điều chỉnh thị trường chứng khoán; Ký kết Thỏa thuận Nguồn quỹ và Thực
hiện (DAFI); Tổ chức Chương trình Kết nối Hội cựu học viên để trao đổi về các vấn
đề đang được quan tâm trên thị trường tài chính như quản trị cơng ty, Fintech, tài chính
xanh. (Bộ Tài chính, 2018)

21


Business and Other Services, Total
180

158.04

160
140
120
100
80

62.76


60
40

32.33
12.87

20
0

2010

2011

21.23

19.47
2012

2013

2014

2015

24.38

2016

15.75

2017

5.79
2018

Biểu đồ 2.7. Tổng số vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng các dịch vụ kinh doanh và
dịch vụ khác giai đoạn 2010-2018
Nguồn: OECD
Cơ sở hạ tầng các dịch vụ kinh doanh và dịch vụ khác chiếm 2,09% tổng vốn
ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế, đạt 352,6 triệu USD. Với xu hướng giảm thu
hút ODA nói chung, từ năm 2014, vốn ODA giải ngân cho phát triển cơ sở hạ tầng
dịch vụ kinh doanh giảm mạnh tới năm 2018 chỉ còn 5,8 triệu USD.
2.2. Đánh giá chung
Vốn ODA trong phát triển hạ tầng kinh tế đa phần được ưu tiên sử dụng để phát
triển xây dựng hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng và hầu hết các dự án có quy mơ,
nhu cầu vốn đầu tư lớn, kỹ thuật công nghệ cao. Hệ thống giao thông vận tải và hạ
tầng năng lượng được nâng cao giúp đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội, đảm bảo chất
lượng cuộc sống người dân được cải thiện, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều
bất cập trong q trình sử dụng vốn vay ODA như nhiều dự án phải kéo dài tiến độ
thực hiện, tiêu vốn đối ứng phục vụ giải phóng mặt bằng, chi trả thuế cho nhà thầu;
Tổng mức đầu tư của một số dự án trong quá trình thi cơng phải điều chỉnh; Năng lực
quản lý của một số chủ đầu tư/ban quản lý dự án vẫn cịn nhiều hạn chế… Hậu quả
gây ra do khơng giải quyết dược bất cập gây hệ lụy đến Ngân sách Nhà nước, gây
gánh nặng đến nền kinh tế.
Với thực tế các nguồn viện trợ đang dần trở nên kém ưu đãi, lãi suất tăng lên,
kỳ hạn vay giảm xuống, các điều kiện ràng buộc ngày càng nhiều, Việt Nam hiện đang
và sẽ phải đối mặt với áp lực tăng cao của việc trả nợ. Theo thông tin từ Bộ Tài chính,
bình qn Ngân sách Nhà nước trả nợ ODA khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, thời điểm phải
22



trả nhiều nhất sẽ vào năm 2022 - 2025. Đây là một thách thức không nhỏ trong bối
cảnh ngành tài chính cơng của Việt Nam cịn khá yếu, bao gồm nợ công tương đối cao
và liên tục tăng, song hành cùng khu vực ngân hàng dễ bị tổn thương. Cụ thể, tình
trạng thâm hụt ngân sách hiện đã kéo dài qua nhiều năm. Năm 2017, bội chi Ngân
sách Nhà nước khoảng 174,3 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 3,48% so với GDP (Bộ Tài
Chính, 2017) và liên tục thâm hụt khiến việc giảm chi tiêu của chính phủ để đáp ứng
nhu cầu trả nợ là rất khó khăn. Tăng thuế hoặc các loại phí nhằm tăng nguồn thu hay
vay mới trả nợ cũ lại không phải là biện pháp lâu dài, nhất là khi thị trường tài chính
Việt Nam cịn tương đối non trẻ, chưa phát triển toàn diện. Chưa kể đến, Việt Nam có
lượng dự trữ ngoại hối khá hạn chế, cắt giảm ODA sẽ phần nào gây nên sự thiếu hụt
ngoại tệ, đi kèm những tác động từ bối cảnh toàn cầu sẽ dễ dàng dẫn đến việc mất ổn
định của đồng bản tệ, quy mơ nợ của Chính phủ cũng do đó mà tăng lên.

23


CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN ODA
TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ
Thứ nhất, những năm vừa qua việc bố trí vốn đối ứng (phục vụ chi trả giải
phóng mặt bằng, thuế, quản lý dự án…) cho các dự án ODA trong giao thông đường
bộ không đáp ứng đủ và kịp thời nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Đề nghị ưu
tiên bổ sung vốn đối ứng cho các dự án ODA trong giao thông đường bộ. Trường hợp
dự án cấp thiết cần thực hiện mà bị thiếu vốn đối ứng thì xem xét khả năng vay vốn
ODA cho công tác GPMB và các khoản thuế.
Thứ hai, giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn Ngân sách Nhà nước
những năm tiếp theo cho phù hợp với nhu cầu thực tế các dự án ODA đã cam kết và
đang triển khai của Việt Nam. Tránh những hệ lụy không đáng có do việc giao kế
hoạch vốn nước ngồi khơng đủ ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đang triển khai, tạo
quan ngại của các nhà tài trợ về tính ổn định về chính sách của Việt Nam.

Thứ ba, tiếp tục ưu tiên, tập trung đầu tư các công trình trọng yếu theo định
hướng của Nghị quyết số 13-NQ/TW của Đảng. Đối với các dự án phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông quan trọng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương nhưng
khơng có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thì duy trì cơ chế tài chính cấp phát hiện nay
đối với nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho Bộ Giao thông Vận tải để đầu tư dự án...

24


KẾT LUẬN
Bài viết đã đưa ra tổng quan lý luận về vốn ODA, tìm hiểu chi tiết về vai trị
của vốn ODA trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Cùng với đó, phân tích thực
trạng thu hút và sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, từ đó đưa ra
các giải pháp. Do thời gian nghiên cứu có hạn và nguồn tài liệu tham khảo còn hạn
chế, đề tài chưa đi sâu phân tích thực trạng chi tiết dự án ODA của từng lĩnh vực trong
nhóm cơ sở hạ tầng cũng như chưa mở rộng đề tài với các vấn đề liên quan đến nhân
tố ảnh hưởng tới tình trạng thu hút và sử dụng vốn ODA. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng
phương pháp định tính và thu thập số liệu, thơng tin.

25


×