Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích vai trò của các tổ chức, cá nhân trong việc giảm thiểu rác thải nhựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.2 KB, 11 trang )

Đề bài: Phân tích vai trị của các tổ chức, cá nhân (ngoài khối nhà nước) trong việc
giảm thiểu rác thải nhựa.
1. Hiện trạng về rác thải nhựa

Rác thải nhựa là một mối quan tâm rất lớn trên toàn cầu. Mặc dù các sản phẩm
nhựa đóng góp một phần lớn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của con
người, tuy nhiên gần một nửa sản lượng nhựa trên thế giới đã tạo ra một lượng chất
thải đáng kể, gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường. Trên tồn thế giới mỗi
năm chúng ta thải ra mơi trường 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó 8 triệu tấn đổ
thẳng ra đại dương. Rác thải nhựa - dù ở sơng, đại dương hay trên đất liền - có thể
tồn tại trong môi trường 450 -1000 năm để phân hủy. Một báo cáo mới đây tại Hội
nghị Davos, Thụy Sĩ nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, ước tính lượng rác thải nhựa
thải xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa
nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương. [1]

Hình 1: Thực trạng rác thải nhựa trên thế giới
Cùng với tình hình rác thải nhựa trên thế giới, thực trạng rác thải nhựa ở Việt
Nam đang ngày càng báo động và trở thành mối quan tâm hàng đầu. Việt Nam đứng
thứ 4 trong số các nước trên thế giới có lượng rác thải nhựa đổ ra biển lớn với 0,28 –
0,73 triệu tấn/năm. Số lượng rác thải nhựa ở Việt Nam chiếm 6% rác thải nhưa toàn
thế giới.
Những con số thống kê lượng sử dụng túi nilon, chai nhựa cho thấy tình hình
rác thải nhựa ở Việt Nam thật đáng lo ngại. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi
tháng, mỗi gia đình sử dụng đến 1kg túi nilon. Ở những thành phố lớn như Hà Nội
và Hồ Chí Minh, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày thải ra mơi trường lên tới 80 tấn.
Cịn theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam thì trong khoảng thời gian 1990 –
2015 số lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam đã tăng lên chóng mặt, từ 3,8 kg/người/năm
lên đến 41 kg/người/năm.

1



Hình 2: Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam
Trong khi đó, lĩnh vực xử lý và tái chế nhựa ở Việt Nam chưa phát triển, nên
đa số rác thải được chôn lấp, đốt hoặc thải thẳng ra môi trường. Đơn cử ở thành phố
Hồ Chí Minh, trong 250.000 tấn rác thải nhựa thì có 48.000 tấn được đem đi chôn
lấp, hơn 200.000 tấn được tái chế hoặc thải thẳng ra mơi trường. Cịn theo ơng Đặng
Huy Đơng, Ngun Thứ trưởng Kế hoạch đầu tư cho rằng chỉ có 10% rác thải nhựa
Việt Nam được đem đi tái chế, còn lại hơn 90% được đem đi chôn, lấp hoặc xả ra
môi trường. [2]
2. Tại sao cần giảm thiểu rác thải nhựa?

Hầu hết rác thải nhựa đi vào môi trường thông qua việc thải bỏ và quản lý
nhựa không phù hợp. Do đó rác thải nhựa đã gây ra khơng ít những tác động xấu
đến môi trường và con người.

- Tác động ô nhiễm của chất thải nhựa đối với tự nhiên
Một thực tế hiện nay, rác thải nhựa đang ngập tràn khắp các đại dương. Các
dịng sơng mang rác thải nhựa từ sâu vào đất liền ra biển, khiến chúng trở thành tác
nhân chính gây ơ nhiễm đại dương. Khi nhựa bị hư hỏng, chúng giải phóng các hóa
chất độc hại như BPA, phthalates và một loạt các thành phần độc hại khác bao gồm
chì, thủy ngân, cadmium và Dioxin ra biển. Các chất độc hại này có thể tích lũy
trong cá, tơm.
Theo báo cáo có ít nhất 344 lồi đang chịu ảnh hưởng của rác thải nhựa bao
gồm tất cả các loài rùa biển, hơn 2/3 các loài hải cẩu, một phần ba các loài cá voi và
một phần tư các loài chim biển do mắc hoặc nuốt phải chất thải nhựa. Nuốt phải
nhựa có thể có nhiều tác động đến sức khỏe sinh vật do nhựa có thể làm tắc nghẽn
hoặc thủng ruột, gây tổn thương loét hoặc vỡ dạ dày và có thể dẫn đến cái chết.

- Tác động của nhựa đến con người xuất phát từ hai nguồn chính
2



Cá và động vật có vỏ nuốt những miếng nhựa nhỏ, những miếng nhựa này tích
tụ lại khi chúng bị ăn bởi những con cá lớn hơn. Bản thân nhựa là độc hại, và chúng
cũng hấp thu rất nhiều hóa chất độc hại từ đại dương. Rất nhiều những con cá này đã
bị con người bắt và ăn, cùng với nhựa và hóa chất mà chúng chứa. Về cơ bản, chúng
ta đang ăn nhựa mà chúng ta thải ra đại dương. Chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ
những tác hại mà nhựa có thể gây ra cho cơ thể tuy nhiên nhựa có chứa các hóa chất
được biết là gây ung thư, dị tật bẩm sinh, ức chế hệ thống miễn dịch, các vấn đề sinh
sản và các vấn đề phát triển ở trẻ em.
Ngồi ra, con người cịn phải tiếp xúc với lượng lớn các hóa chất độc hại và
các hạt vi nhựa qua đường hô hấp hoặc qua da, mắt khi sản xuất sản phẩm nhựa
hoặc xử lý chất thải nhựa.
Khi ơ nhiễm nhựa do xã hội lồi người tạo ra và giờ đây quay trở lại như một
chiếc boomerang, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, chúng ta cần
có trách nhiệm phải hành động và đảo ngược xu hướng ô nhiễm hiện nay. Khoa học,
giáo dục, các bên liên quan, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nói chung đều
có vai trị chính trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, mỗi bên đều cần đóng góp
những phần thiết yếu để giải quyết câu đố phức tạp về rác thải nhựa.
3. Vai trò của tổ chức cá nhân (ngoài khối nhà nước) trong việc giảm thiểu

rác thải nhựa.
Trên tồn cầu, ơ nhiễm nhựa tạo ra tác động môi trường nghiêm trọng, gây
nguy cơ lớn đối với thiên nhiên và sức khỏe con người.
Do vậy, cần có các biện pháp để hạn chế xu hướng ô nhiễm này. Từ việc thay
đổi hành vi của người sử dụng, tăng cường nghiên cứu các giải pháp sáng tạo để
giảm sản xuất nhựa và tăng tỷ lệ tái chế nhựa đến việc sử dụng các giải pháp thay
thế thân thiện với môi trường, nâng cao nhận thức và phổ biến thông tin tại quy mô
rộng hơn. Giáo dục, nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ về mơi trường, ngành
nhựa, chính quyền địa phương, các nhà hoạch định chính sách và người dân - tất cả

đều có thể đóng vai trị tích cực trong cuộc chiến chống rác thải nhựa.
Một trong những số đó khơng thể khơng kể đến vai trò rất lớn của tổ chức cá
nhân (ngoài khối nhà nước) trong việc giảm thiểu rác thải nhựa.
Vậy, tổ chức cá nhân (ngoài khối nhà nước) là những ai? Có thể hiểu một cách
đơn giản, những tổ chức cá nhân này không thuộc phạm vi quản lý của nhà nước, họ
có thể là tổ chức phi chính phủ (NGO), cũng có thể là các tổ chức dựa vào cộng
đồng (CBO),...
Vai trị của tổ chức, cá nhân (ngồi khối nhà nước) là tạo ra động cơ thúc đẩy
phản ứng của xã hội trong việc giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Các tổ chức, cá nhân có
thể đóng góp vào quá trình giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách
3


- Kết nối các hạng mục khác nhau của các bên liên quan để cung cấp thông tin
đầy đủ
- Bắt đầu các hành động và huy động tình nguyện viên,
- Khởi động các dự án hỗ trợ, các sự kiện phổ biến
- Các chiến dịch nâng cao nhận thức
- Giới thiệu những câu chuyện thành công và các phương pháp hay nhất để
cung cấp mơ hình cho các cộng đồng khác.
3.1.
Trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều tổ chức, cá nhân có đóng góp lớn trong việc giảm
thiểu rác thải nhựa, một số các cá nhân tổ chức tiêu biểu:
1. Precious Plastic

Một trong những sáng kiến ban đầu là Precious Plastic. Precious Plastic bắt
đầu như một dự án tốt nghiệp của Dave Hakkens, người Hà Lan vào năm 2013, và
đã nhanh chóng phát triển thành một trong những cách xử lý rác thải nhựa độc đáo
và hấp dẫn nhất.


Hình 3: Thiết bị xử lý( trên) và một số sản phẩm nhựa tái chế tự làm (dưới)
Theo dự án này thì nhựa vẫn là một ngun liệu q và khơng nên vứt bỏ
hoang phí tràn lan, mà nên thu nhặt và tái chế. Ý tưởng là chế tạo một chiếc máy cho
phép xử lý chất thải nhựa của chính mình để tạo ra thứ gì đó mới từ nó. Và họ đã
phát triển đến phiên bản V3 để hướng dẫn mọi người tự chế máy móc và tự tái chế
từ A-Z. Hiện tại, bốn nguyên tắc xử lý khác nhau (đùn, ép, nén, cắt nhỏ). Tất cả đều
có chi phí thấp và có thể tự làm.

4


2. Plastic Pollution Coalition

PPC là một phong trào nổi tiếng được phát động vào năm 2009 nhằm nâng cao
nhận thức về mối đe dọa của nhựa dùng một lần gây ra. Những người đáng chú ý đã
tham gia liên minh trong những năm qua, bao gồm các nhà văn Margaret Atwood và
Richard Ford, ca sĩ Bette Midler và diễn viên Martin Sheen.
Phong trào này đã nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc sử dụng nhựa
dùng một lần, từ đó đã giảm thiểu được một lượng đáng kể.
3. The Ocean Cleanup

Ý tưởng đằng sau The Ocean Cleanup, được thành lập vào năm 2013 bởi
Boyan Slut, 18 tuổi đến từ Hà Lan, khơng kém gì việc làm sạch đại dương lớn nhất
trong lịch sử, bằng cách chặn rác thải nhựa ở các vùng biển.

Hình 4: Rác thải nhựa được chăn lại bởi hệ thống của TOC
Hệ thống dùng một thiết kế hình chữ U, dựa vào sức gió di chuyển để thu gom
rác trôi nổi trên đại dương. Tuy nhiên, những mẫu trước đây khi đưa vào thực
nghiệm không cho thấy hiệu quả do khó điều chỉnh tốc độ di chuyển, cũng như

nhiều rác thải đã vào nhưng dễ dàng lọt ra ngoài hệ thống.
Với mẫu mới nhất, nhà thiết kế đã thêm vào chiếc dù bay giúp điều chỉnh tốc
độ nhanh chậm của hệ thống, giúp hoạt động linh hoạt hơn. Nhóm cũng đặt thêm
một tấm màn, giúp hạn chế rác thốt ngược ra ngồi.
Theo cơng ty, thiết kế hiện nay ngoài giúp thu gom những rác thải cỡ lớn, cịn
thu được những rác có kích thước nhỏ đến khoảng 1mm.
Nghiên cứu của họ trên Great Pacific Garbage Patch (GPGP) cho thấy rằng
khoảng 80 triệu kg mảnh vụn nhựa mịn đã tích tụ ở đại dương, với vi nhựa chiếm
phần lớn trong số 1,8 nghìn tỷ mảnh nhựa. Người ta ước tính rằng các hệ thống do tổ
chức này phát triển có thể làm sạch 50% rác thải nhựa bị mắc kẹt trong GPGP 5 năm
5


một lần [3]. Kể từ đó, họ cũng mở rộng sang các giải pháp làm sạch các dịng sơng.
Đây là một trong những dự án môi trường đầy kỳ vọng và thú vị nhất hiện nay bởi
có thể nói nó là một sáng kiến sinh thái sáng tạo nhất.
4. Plastic Ocean

Được hỗ trợ bởi một loạt các tổ chức và phong trào cùng chí hướng như PPC
nói trên, Plastic Oceans là một tổ chức phi chính phủ với mục tiêu đầy tham vọng:
loại bỏ tất cả rác thải nhựa khỏi hệ sinh thái nước bao gồm sông, hồ và đại dương.
Trang web của tổ chức này giới thiệu toàn cảnh sự thật sâu sắc và gây sốc về rác thải
nhựa sẽ khiến bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng túi nhựa hoặc mua một chai
nước.
5. Waste Free Ocean (WFO):

Tổ chức này hoạt động để giảm tác động toàn cầu của rác thải biển, mà thành
phần chính trong rác thải biển chính là rác thải nhựa. Bằng cách huy động ngư dân,
nhà tái chế, nhà sản xuất và các nhà hoạch định chính sách, WFO nhằm mục đích
giảm thiểu, tái chế và cuối cùng là tái sử dụng rác thải biển, giảm thiểu tác động về

cả môi trường và tài nguyên thiên nhiên.Tổ chức hoạt động cùng với các công ty lớn
và nhỏ, những người muốn gửi một thông điệp rõ ràng về việc sử dụng tài nguyên
một cách thông minh và bảo vệ môi trường đại dương của chúng ta. WFO hợp tác
với thương hiệu làm sạch xanh Ecover và nhà sản xuất Logoplaste để kết hợp nhựa
kéo từ biển với nhựa làm từ mía và nhựa tái chế.
WFO hiện đang mở rộng sang một lĩnh vực mới. Tổ chức thu gom nhựa từ đại
dương và sơng ngịi, trộn nó với nhựa thu được từ đất liền, xử lý nó thành một nhà
máy nhựa. Sau đó chuyển chúng thành các tấm. Những tấm này được sử dụng để
xây dựng nhà ở hoặc nơi trú ẩn cho cộng đồng địa phương bị mất nhà trong tự nhiên
thiên tai, do đó đóng góp vào phúc lợi của những người kém may mắn trong khu
vực.
Vào năm 2018, tổ chức đã khởi động một dự án dọn dẹp ở Bulgaria, đã thu
gom khoảng 20 tấn nhựa PET các lịng sơng. Dự án tiếp tục trong năm 2019, với sự
hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế lớn,chính quyền địa phương, cơng ty, tổ
chức phi chính phủ và các bên liên quan khác, nhằm mục đích tang số lượng tổ chức
dọn dẹp trên lưu vực sông Danube. Trong mối quan hệ với nhà nước, các công ty tái
chế quốc tế và các công ty chuyển đổi chất dẻo hàng đầu của Châu Âu, WFO sử
dụng các mảnh vụn nhựa thu thập được, biến nó trở lại thành các sản phẩm mới.
6. The Story of Stuff

Được thành lập vào năm 2007, The Story of Stuff là một sáng kiến sinh thái
nhằm thúc đẩy các cách thức sản xuất, sử dụng và thải bỏ đồ đạc trong cuộc sống
hàng ngày một cách bền vững hơn. Chiến dịch nhằm làm sáng tỏ: Từ khâu thác
nguyên liệu cho đến tiêu thụ, sử dụng và cuối cùng là thải bỏ — mọi thứ chúng ta
6


dùng đều ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng nơi chúng ta đang sống và cả những
nơi khác, nhưng phần lớn các tác động này lại ít được chú ý.
The Story of Stuff trình bày các mối quan hệ mật thiết của rất nhiều vấn đề môi

trường và xã hội, qua đó kêu gọi chúng ta khẩn thiết phải xây dựng một thế giới bền
vững hơn.
7. 5 Gyres:

Một trong những ví dụ được biết đến nhiều nhất là 5 Gyres, một tổ chức phi
chính phủ của Mỹ đang hoạt động về nghiên cứu ô nhiễm nhựa, tổ chức bắt đầu
nâng cao nhận thức về nhựa phân phối trên toàn thế giới. Hàng năm, họ tổ chức các
hoạt động phổ biến và ít nhất một cuộc hành trình khoa học cơng dân trên khắp thế
giới, tạo ra một mạng lưới toàn cầu của các "đại sứ" nâng cao nhận thức về ô nhiễm
nhựa.
3.2.

Ở Việt Nam

Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam, cũng có rất nhiều tổ chức cá nhân
(ngồi khối nhà nước) góp phần to lớn trong việc giảm thiểu rác thải nhựa.
1.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)

Chúng ta khơng thể khơng nhắc đến vai trị của USAID trong việc giúp giảm
thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.
USAID và các đối tác đang hỗ trợ Việt Nam cải thiện các biện pháp bảo vệ môi
trường và nâng cao vai trò của những người thu lượm ve chai trong hoạt động quản
lý rác thải nhựa hiệu quả hơn và phịng chống ơ nhiễm rác thải nhựa đại dương.
Điển hình phải kể đến chương trình tồn cầu tiêu biểu của USAID với mục tiêu
chống rác thải nhựa đại dương mang tên Thành phố sạch, Đại dương xanh (CCBO).
Năm 2020, chương trình đã được khởi động tại Việt Nam để hỗ trợ những thành phố
và cộng đồng chịu tác động từ q trình đơ thị hóa nhanh chóng xoay chuyển dòng
thủy triều rác thải nhựa đại dương. Đây là dự án toàn cầu triển khai trong 5 năm

(2019-2024) sẽ cung cấp chuyên môn kỹ thuật quốc tế hiện đại và triển khai các giải
pháp bền vững do địa phương làm chủ thơng qua chương trình tài trợ. Tại Việt Nam,
dự án đã bắt đầu triển khai công việc với các đối tác tại 4 địa phương tham gia là
Phú Quốc, Đà Nẵng, Biên Hòa và Huế nhằm xác định, thử nghiệm và nhân rộng các
giải pháp do địa phương dẫn dắt nhằm thúc đẩy Mơ hình 3R (giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế) và tăng cường hệ thống quản lý chất thải rắn, huy động sự tham gia
của chính quyền trung ương và địa phương, các đối tác khu vực tư nhân, các tổ chức
trong nước và thành viên cộng đồng cùng thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống rác
thải nhựa đại dương thông qua những giải pháp trong nước. Dự án dựa trên và phát
huy những thành công từ các sáng kiến của chính quyền trong nước và các tổ chức
7


phi chính phủ, trong đó có Chương trình Tái chế Rác thải Đô thị của USAID
(MWRP) được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2016.
Chương trình MWRP hợp tác với các tổ chức nhận tài trợ tại Việt Nam,
Philippines, Sri Lanka và Indonesia nhằm giảm các nguồn rác từ đất liền gây ra ô
nhiễm nhựa trên biển. Cho đến nay, thông qua các khoản tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật,
USAID đã cung cấp xấp xỉ 1,5 triệu đô la cho các đối tác nhận tài trợ trên khắp Việt
Nam để phát triển và thực hiện các giải pháp tiếp cận mới nhằm cải thiện quản lý
chất thải rắn và tăng cường tái chế. Ví dụ, thơng qua Chương trình MWRP, Trung
tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) đã phối hợp với các hội phụ nữ
cấp cơ sở để hỗ trợ Đà Nẵng - thành phố lớn thứ 5 tại Việt Nam - thực hiện các chỉ
tiêu đầy tham vọng về quản lý và tái chế chất thải. Tiếp nối thành cơng lớn từ việc
thí điểm tái chế tại cộng đồng, Trung tâm đã mở rộng mơ hình tại các khu vực dân
sinh ở hai quận tiếp theo là Sơn Trà và Thanh Khê, phối hợp với các bên liên quan
chính về quản lý chất thải, trong đó có Hội Phụ nữ thành phố và tổ chức Đà Nẵng
River Watch. Kết quả là chi phí vận chuyển và chôn lấp rác thải ở mỗi quận đều
giảm nhờ vào việc phân loại và tái chế rác thải tại hộ gia đình. Điều này đã thu hút
các quận khác quan tâm đến việc nhân rộng mơ hình.[4]

Thơng qua những giải pháp mang tính địa phương như thế này, Việt Nam có
thể tiếp tục giảm lượng rác thải nhựa và những tác động của rác thải nhựa lên các
đại dương, các đô thị và cộng đồng của chúng ta.
2. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF)

Là một trong những tổ chức bảo tồn hàng đầu thế giới, WWF nhìn nhận vấn đề
về ơ nhiễm rác thải nhựa là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Từ năm 2017, rác thải
nhựa đã trở thành một trong những lĩnh vực trọng tâm của không chỉ của WWF–Việt
Nam mà cả mạng lưới toàn cầu với nhiều cách tiếp cận khác nhau như nâng cao
nhận thức và thúc đẩy thay đổi hành vi cộng đồng, giáo dục học đường, hợp tác
doanh nghiệp, vận động thay đổi và phát triển chính sách cũng như gắn kết sự tham
gia của cộng đồng trên quy mô lớn.
WWF-Việt Nam đã hợp tác với nhiều đối tác khác nhau từ cấp trung ương đến
chính quyền địa phương như Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh… và các doanh nghiệp trong lĩnh vực
khách sạn, nhà hàng, du lịch… tại Đà Nẵng, Long An, Phú Yên, Rạch Giá và Phú
Quốc.
Nhiều dự án giảm rác thải nhựa đã được WWF-Việt Nam triển khai trên cả
nước, trong đó có dự án:
1) Phú Quốc - Hướng tới hịn đảo không rác thải nhựa, được thực hiện tại
huyện đảo Phú Quốc cho giai đoạn 2018-2020
8


2) Dự án “Đô thị giảm nhựa – Plastic Smart Cities” tại Việt Nam triển khai tại
ba thành phố là Phú Yên, Đà Nẵng và Rạch Giá trong giai đoạn 2019 - 2021.
3) Sáng kiến Giảm Rác thải nhựa
WWF tổ chức cuộc thi Sáng kiến Giảm Rác thải nhựa nhằm tìm kiếm các mơ
hình, ý tưởng khả thi để tăng tỉ lệ và hiệu quả quản lý, xử lý và tái chế rác thải nhựa
đồng thời thúc đẩy giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

Cuộc thi là một sân chơi chuyên nghiệp nơi các bạn trẻ đầy đam mê thể hiện trí
tuệ, tài năng và sự sáng tạo. Đây cũng là môi trường học tập, trải nghiệm, tiếp cận
trực tiếp với những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý/xử lý chất thải và quản lý
doanh nghiệp.
4) Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”
Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ơ nhiễm rác thải nhựa đại dương tại
Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn để thực hiện các
chính sách ưu tiên liên quan đến chất thải nhựa, các hoạt động truyền thông, tăng
cường năng lực, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa,
nhằm hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại
dương đến năm 2030 tại Việt Nam.[5]
Thông qua Dự án, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên WWF hỗ trợ Việt
Nam thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường liên quan đến quản lý chất thải rắn
nói chung và rác thải nhựa nói riêng; giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến các
hệ sinh thái biển; bảo tồn đa dạng sinh học môi trường biển, đặc biệt tại các Khu bảo
tồn biển đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ô nhiễm nhựa đại dương; nâng cao
kiến thức của cộng đồng, xã hội về mối liên quan giữa việc xả thải rác nhựa và hậu
quả tiêu cực lên môi trường biển và sức khỏe con người; nâng cao năng lực cán bộ
trong quản lý, thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý chất thải nhựa, rác thải
nhựa đại dương.
Đây là một trong những nỗ lực của WWF-Việt Nam nhằm góp phần đạt được
mục tiêu tồn cầu khơng có rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030. WWF đã
đóng góp vai trị rất lớn đối với mơi trường cũng như xã hội:

• Vai trị đối với văn hóa- xã hội
-

Giúp người dân tăng cường hiểu biết về tác hại của các sản phẩm nhựa dùng 1 lần
đến môi trường, sức khỏe con người, để từ đó sẽ có ý thức và thay đổi hành vi, thói
quen sử dụng các sản phẩm bao bì nhựa sử dụng 1 lần.

Hỗ trợ tăng cường hiểu biết, cung cấp các thơng tin chính xác đến các kênh truyền
thơng, nâng cao tính hiệu quả, tác động của truyền thơng với xã hội.
Hoạt động tăng cường hợp tác với quốc tế về chia sẻ kiến thức và thông tin liên
quan đến các vấn đề xuyên biên giới về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương hỗ trợ Việt
Nam kênh liên lạc, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, phục vụ hữu ích công tác quản lý
9


chất thải nhựa, rác thải nhựa đại dương, đẩy mạnh mối tương tác trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên với cộng đồng quốc tế.
- Nâng cao năng lực cán bộ trung ương, địa phương và doanh nghiệp trong công tác
quản lý rác thải nhựa, cũng như hiểu biết về các quy định và trách nhiệm của nhà
sản xuất đối với nhựa và sản phẩm nhựa xuyên suốt các quá trình sản xuất và sau sử
dụng. Điều này hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện và thực thi các cơ chế chính sách trong
hoạt động quản lý nhà nước.
- Tăng cường mối liên kết và hành động của cộng đồng, khối tư nhân và Khu Bảo tồn
biển nhằm giảm bớt ơ nhiễm nhựa đại dương, góp phần giảm thiểu nguy cơ suy
giảm đa dạng sinh học, đặc biệt tại các vùng ven biển.
- Bảy thành phố/quận (huyện) và ba Khu Bảo tồn biển được chọn để tham gia chương
trình Đơ thị giảm nhựa sẽ là tiền đề để nhân rộng cho các thành phố/quận (huyện)
khác trên toàn quốc, phù hợp với chính sách và chiến lược của quốc gia trong hoạt
động quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa.
• Vai trị đối với mơi trường
- Lượng rác nhựa thất thoát được giảm tối đa, giúp giảm thiểu ảnh hưởng của rác
nhựa lên đa dạng sinh học biển, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên trước môi
đe dọa về ô nhiễm nhựa.
- Việc quản lý rác nhựa nói riêng, rác thải rắn nói chung được cải thiện cũng góp phần
làm giảm ảnh hưởng của rác tới biến đổi khí hậu, giảm ơ nhiễm mơi trường đát,
nước, khơng khí, đặc biệt là tư các bãi rác khơng hợp vệ sinh.
• Vai trị đối với kinh tế

Việc xây dựng các Đô thị giảm nhựa sẽ tạo ra các thành phố và khu du lịch
sạch, tạo hình ảnh đẹp trong mắt du khách, góp phần thúc đẩy ngành kinh tế du lịch.
Bên cạnh đó việc quản lý rác nhựa tốt hơn theo định hướng kinh tế tuần hồn sẽ góp
phần tái sử dụng các nguồn nguyên liệu nhựa, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho
nhiếu đối tượng lao động khác nhau.


Đối với sức khỏe cộng đồng
Việc giảm thiểu sử dụng nhựa, nhất là nhựa dùng 1 lần, sẽ tạo ra thói quen sinh
hoạt tốt hơn cho người dân khi không để thực phẩm tiếp xúc với nhựa không rõ
nguồn gốc, nhựa kém chất lượng. Việc giảm rác nhựa thất thốt ra mơi trường cũng
sẽ hạn chế lượng vi nhựa thâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe
cộng đồng.
Trên đây là một số các tổ chức cá nhân (ngoài khối nhà nước) tiêu biểu trên thế
giới và Việt Nam. Nhìn chung lại, có thể thấy các tổ chức, cả nhân đã góp một phần
khơng nhỏ và có thể coi họ là động lực để thúc đẩy xã hội trong việc giảm thiểu rác
thải nhựa.

10


Tài liệu tham khảo
[1] Truy cập ngày 20/5/2021
[2]
Truy cập ngày 20/5/2021
[3] Sandu, C., Takacs, E., Suaria, G., Borgogno, F., Laforsch, C., Löder, M. M., ... &
Florea, L. (2020). Society Role in the Reduction of Plastic Pollution.
[4] Truy cập ngày 10/6/2021
[5] />en_giam_rac_thai_nhua/, Truy cập ngày 19/6/2021


11



×