Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.02 KB, 7 trang )

VAI TRỊ CỦA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
TRONG VIỆC XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TỒN,
LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHỊNG CHỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Cơng đồn ngành Giáo dục Nghệ An
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn:“Giáo dục trong
nhà trường chỉ là một phần cịn cần có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia
đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong
nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội
thì kết quả cũng khơng hồn tồn”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, tồn diện
GD&ĐT tiếp tục khẳng định quan điểm: “Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Giáo dục học sinh phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá
trình lâu dài liên tục liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp.
Mục đích giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất với nhau
nhằm giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có tài có đức, có năng lực thực
hành, năng động và sáng tạo… thành chủ nhân của đất nước. Vì vậy việc thực
hiện tốt sự phối hợp giữa 3 nhân tố này sẽ góp phần quan trọng để xây dựng
một môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng chống bạo lực
học đường!
1.Vai trị của gia đình, nhà trường và xã hội trong xây dựng mơi
trường giáo dục
1.1 Vai trị của gia đình
Mỗi đơn vị sẽ đảm nhận chức năng và vai trò riêng trong đó gia đình có
vai trị và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp.
Gia đình là cái nơi sinh thành, dưỡng dục, là nơi định hướng các giá trị đạo đức,
đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách của học sinh. Cha mẹ là người thầy


(cô) giáo đầu tiên của con mình. Trong quá trình tự rèn luyện tư cách đạo đức,
93


học sinh luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó gia đình là nền tảng
sớm nhất, tác động thường xuyên, liên tục và lâu dài nhất.
Gia đình cung cấp đầy đủ thơng tin cá nhân, trình bày rõ tính cách, năng
lực của học sinh, sinh viên tạo điều kiện để nhà trường có biện pháp giáo dục,
quản lý. Gia đình cần tập trung chăm lo cho con em về tinh thần và vật chất,
quan tâm, động viên các em cố gắng học tập, rèn luyện. Cần khẳng định rằng
trách nhiệm giáo dục con cái phải được bắt đầu từ gia đình; cha mẹ giáo dục con
bằng tình thương mà khơng trường học nào có thể thay thế được.
1.2 Vai trò của nhà trường
Sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường thể hiện trong việc thường xun
có sự trao đổi từ hai phía.Nhà trường thơng báo kết quả học tập, văn hóa đạo
đức trường học của học sinh cho gia đình.
Nhà trường là tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh
đạo trực tiếp của Đảng và Nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu
bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường ln ln
có đội ngũ thầy cơ giáo có trình độ, năng lực, nhiệt tình, tâm huyết và yêu nghề
mến trẻ, đã được đào tạo có hệ thống. Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có
chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa đã được đúc kết từ các tinh hoa
của nhân loại, mở mang trí tuệcho học sinh. Nhờ nắm vững những tri thức văn
hóa cơ bản này mà nhân cách của các em được hình thành và phát triển một cách
vững vàng. Thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn dạy người và thực sự là những
tấm gương về mọi mặt để học sinh noi theo.
1.3. Vai trò của xã hội
Xã hội là một thực thể do con người là thành viên trong gia đình có nghĩa
vụ, quyền lợi tạo nên và thụ hưởng từ xã hội. Xã hội phát triển bền vững là do
thành viên gia đình sống lao động cống hiến tác động. Từ thời kỳ Phục Hưng

nhà giáo dục tư tưởng Rabole đã rất quan tâm đến vai trò của xã hội trong giáo
dục học sinh. Xuất phát từ các mối quan hệ xã hội mỗi học sinh gắn quyền lợi
nghĩa vụ và trách nhiệm. Mỗi học sinh được thực hiện trong sự chuẩn mực của
xã hội với sự mong đợi của những người xung quanh, khơng phụ thuộc vào cá
nhân. Cá nhân nói chung và học sinh nói riêng mang đậm dấu ấn của xã hội.
Chủ trương, chính sách, cơ chế của xã hội đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho học

94


sinh học tập, phát triển. Sự quan tâm giáo dục của xã hội sẽ tạo niểm tin, động
lực để các em phấn đấu, trưởng thành.
2. Thực trạng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong
việc xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng
chống bạo lực học đường
Mơi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần ảnh
hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học.
Một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện được tạo dựng từ sự kết
hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có sức đề kháng với những mầm
bệnh, loại trừ được những biểu hiện văn hóa khơng lành mạnh nảy sinh từ bên
trong, đó là mơi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại
đến thể chất và tinh thần. Môi trường giáo dục lành mạnh là mơi trường giáo dục
khơng có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. Mơi trường giáo dục thân
thiện là mơi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng,
bình đẳng nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm
chất và năng lực.
Trong quá trình thảo luận về việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” một
số chuyên gia đã chỉ ra 5 yếu tố tác động khiến nhiều trường học ở Việt Nam
chưa đạt mục tiêu hạnh phúc, gồm:

- Nguy cơ kém an toàn và dễ bị bắt nạt;
- Học sinh chịu áp lực lớn từ sự quá tải và gánh nặng thi cử;
- Mơi trường học tập và khơng khí nhà trường cịn có tiêu cực;
- Giáo viên có thái độ và phẩm chất không phù hợp;
- Diễn biến xấu của các mối quan hệ (giáo viên - học sinh, phụ huynh giáo viên, giáo viên - giáo viên…).
Trong những năm qua, cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh tỉnh Nghệ An đã được các cấp ủy
Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội, ngành giáo dục, phụ huynh học
sinh quan tâm và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của tỉnh nhà. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để
quản lý, giáo dục toàn diện học sinh. Việc phối hợp ba môi trường giáo dục
được thể hiện trên một số nội dung: Quán triệt trong toàn ngành thực hiện
95


nghiêm túc các văn bản, quy định của nhà nước về việc phối hợp giữa nhà
trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh; chỉ đạo các cơ sở giáo dục
khi xây dựng kế hoạch năm học, cần chú trọng giải pháp thiết lập mối quan hệ
chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình thơng qua vai trị của giáo viên bộ mơn,
nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp, hệ thống sổ liên lạc thông thường, sổ liên lạc
điện tử, điện thoại và các phương tiện truyền thông qua mạng internet rất thông
dụng hiện nay như thư điện tử, zalo, viber, messenger, facebook… để thường
xuyên nắm bắt tình hình gia cảnh, hồn cảnh, diễn biến tâm lý của học sinh; kịp
thời thông tin đến cha mẹ học sinh tình hình tu dưỡng, rèn luyện và kết quả học
tập của con em họ, qua đó động viên, chia sẻ và uốn nắn từng biểu hiện hành vi
của học sinh, kể cả những sai phạm, biểu hiện lệch chuẩn. Rất nhiều giáo viên
tâm huyết, thường xuyên đến thăm gia đình học sinh, chia sẻ hồn cảnh, giúp đỡ
học sinh tiến bộ, vận động học sinh đến trường, nhất là những giáo viên công tác
ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; phối hợp tốt với
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt

công tác xã hội hóa giáo dục, các hoạt động giáo dục ngồi giờ, quản lý, giáo
dục học sinh, nhất là học sinh có hồn cảnh khó khăn, học sinh chưa ngoan. Chỉ
đạo các cơ sở giáo dục thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban,
ngành, tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương để quản lý và giáo dục học sinh.
Tuy nhiên, công tác phối hợp quản lý, giáo dục lý tưởng, đạo đức, nhân
cách, lối sống, kỹ năng sống, pháp luật, ý thức trách nhiệm công dân cho học
sinh ở một số đơn vị chưa hiệu quả, chưa phát huy vai trị của các tổ chức đồn
thể trong nhà trường; một số CBQL, giáo viên chưa làm hết trách nhiệm quản
lý, giáo dục học sinh, vai trò còn mờ nhạt; một số sự việc xảy ra cho thấy các
cấp quản lý còn lúng túng, một bộ phận giáo viên có biểu hiện thu mình, an
phận, ngại va chạm. Một số gia đình cưng chiều con cái quá mức, có cách nhìn
thiếu chia sẻ đối với nhà trường, thầy cơ. Một số gia đình do hồn cảnh khó
khăn nên khơng có điều kiện quan tâm đến việc quản lý, chăm sóc, giáo dục con
cái; cịn có hiện tượng bng lỏng quản lý, phó mặc giáo dục cho nhà trường.
Một số gia đình ơng bà, cha mẹ chưa thực sự làm gương cho con cháu; học sinh
mất điểm tựa; thậm chí vẫn có gia đình ý thức tn thủ pháp luật yếu, thiếu
quan tâm đến nội quy, quy định của nhà trường.
Mặt trái của kinh tế thị trường, của mạng xã hội có tác động tiêu cực
khơng nhỏ tới mơi trường giáo dục nói chung và thầy cơ giáo, học sinh nói
96


riêng, những việc vi phạm đạo đức nhà giáo, một số tiêu cực trong các nhà
trường đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành, đến hình ảnh của người thầy. Mơi
trường xã hội hiện đại thay đổi chóng mặt nhưng sự tiếp cận của gia đình, nhà
trường và xã hội cịn chậm, đang xuất hiện sự “xung đột” giữa quan niệm
truyền thống và hiện đại trong giáo dục học sinh.
3. Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa gia đình, xã hội nhà trường
trong việc xây dựng môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện,
phịng chống bạo lực học đường

Để cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản
lý, giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong thời gian tới Ngành Giáo dục tiếp tục
chỉ đạo tăng cường kỷ cương, nền nếp trường, lớp học nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục theo hướng bền vững với một số giải
pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, người
đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội về ý nghĩa, vai trị của
cơng tác phối hợp ba mơi trường nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản
lý, giáo dục học sinh; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan
đến từng môi trường giáo dục; mọi người phải ý thức luôn sẵn sàng phối hợp,
chủ động phối hợp mà không có thái độ trơng chờ hay ỷ lại vào mơi trường giáo
dục khác; qua đó tạo sự đồng thuận cao và huy động được sự tham gia chủ động,
tích cực của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. CBQL, giáo viên
tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử sư
phạm, thay đổi phương pháp giáo dục học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn
hiện nay.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; chú trọng công
tác quản lý và giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng
xử, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, giáo dục pháp luật và ý
thức, trách nhiệm công dân cho HSSV; kết hợp hài hòa “dạy chữ”, “dạy người”
và “dạy nghề”, xây dựng “Trường học hạnh phúc” gắn với môi trường giáo dục
an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng, chống bạo lực học đường. Tổ chức đa
dạng, sáng tạo, thiết thực và hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo
dục kỹ năng sống, văn hóa, văn nghệ, thể thao, giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo
sân chơi bổ ích, giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên. Nâng cao hiệu lực, hiệu
97


quả công tác quản lý giáo dục; tăng cường kỷ cương, nền nếp trường, lớp học;

tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục
theo hướng thực chất và bền vững. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc Bộ quy
tắc ứng xử trong trường học.
Thứ ba, tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện nghiêm túc,
hiệu quả Chỉ thị của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh và Sở GD&ĐT về việc tăng
cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục
trẻ em, học sinh, sinh viên. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý,
giáo dục, đạo đức, lối sống của học sinh sinh viên. Phát huy vai trò trách nhiệm
của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (tổ chức Đoàn, Đội, Hội), của đội ngũ
giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp; thường xuyên giữ mối liên lạc với
gia đình học sinh, nhất là những học sinh có hồn cảnh khó khăn, học sinh cá
biệt, để nắm bắt tâm tư tình cảm, theo dõi sát sao tình hình tư tưởng, diễn biến
tâm lý và có biện pháp kịp thời giáo dục học sinh. Đặc biệt định hướng học sinh,
sinh viên nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử trên môi trường mạng xã hội,
yêu cầu các em tham gia các trang mạng xã hội bảo đảm quyền tự do cá nhân
trong giới hạn cho phép, song không được vi phạm các quy định của pháp luật
và quy tắc ứng xử học đường. Ngành Giáo dục đề nghị các gia đình cần thực sự
quan tâm đến việc học hành, sự trưởng thành, nhất là diễn biến tâm lý của con
em mình; phối hợp thường xuyên với nhà trường để cùng quản lý, giáo dục,
chăm sóc học sinh. Mọi người trong gia đình phải có trách nhiệm xây dựng gia
đình văn hóa, tạo mơi trường thuận lợi cho việc phát triển tồn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; ông bà, cha mẹ phải có trách nhiệm giáo
dục, làm gương cho con cháu. Ở đây, rất cần vai trò của các tổ chức chính trị, xã
hội ở địa phương (cấp ủy Đảng, Chính quyền, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo
chức, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,...) trong việc tuyên truyền, vận
động các gia đình quan tâm đến quản lý, giáo dục học sinh trên địa bàn.
Thứ tư, thực hiện có hiệu quả cơng tác phối hợp với các sở, ban, ngành,
đồn thể, các tổ chức xã hội, các địa phương trong công tác truyền thông, tổ
chức tôn vinh gương người tốt, việc tốt trong giáo dục. Bên cạnh giáo dục chính
khóa, tăng cường phối hợp tổ chức đa dạng, phong phú, sáng tạo các hoạt động

giáo dục ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo, để tạo sân chơi
lành mạnh và trí tuệ để thu hút học sinh, sinh viên có cơ hội và mơi trường phát
triển những phẩm chất và năng lực bản thân. Rà soát và chỉ đạo các cơ sở giáo
98


dục tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp theo đúng
các quy định và tuyệt đối an toàn, bảo đảm mục tiêu giáo dục toàn diện và phát
triển các kỹ năng cho học sinh, sinh viên. Mặt khác, các cấp chính quyền, ban,
ngành địa phương, các đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục quan tâm,
phối hợp giúp đỡ nhà trường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư
phạm; tăng cường quản lý các dịch vụ xung quanh trường (quán game, trò chơi
điện tử, hàng quán,…), tuyên truyền, giáo dục pháp luật an tồn giao thơng, giáo
dục phịng chống ma túy, các tệ nạn xã hội, ngăn chặn và hạn chế sự xâm nhập
của văn hóa phẩm độc hại vào trong các nhà trường.
Trong bối cảnh hội nhập văn hóa ngày càng sâu rộng ngày nay, việc đề
cao xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là văn hóa ở cơ sở (bao gồm văn hóa
gia đình, văn hóa học đường) là một việc làm thật có ý nghĩa trong việc định
hướng xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung, con người Nghệ An
nói riêng. Bởi lẽ, gia đình vẫn là cái nôi đầu tiên, môi trường giáo dục đầu tiên
cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người; song giáo dục nhà trường
vẫn đóng vai trị quan trọng; cịn xã hội chính là trường học lớn để con người
rèn luyện và trưởng thành. Để xây dựng nhân cách con người phát triển toàn
diện, cần xây dựng mơi trường văn hóa từ trong gia đình, trong nhà trường và
toàn xã hội; đặc biệt phải thực hiện chặt chẽ việc phối hợp ba môi trường để
cùng giáo dục học sinh: gia đình - nhà trường và tồn xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng, NXB giáo
2.
3.

4.

5.

dục Việt Nam
Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Nghị quyết 29 TW Đảng về đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia
Phạm Minh Hạc (2010). Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo
dục. Việt Nam
Lê Ngọc Văn (2010), Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 2020, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Gia đình và Giới, Hà Nội,
tr. 216
Đề tài cấp tỉnh Nghiên cứu tâm lý nghề nghiệp và định hướng đào tạo nghề cho học
sinh phổ thông các huyện miền Tây Nghệ An: Thực trạng và giải pháp. Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn Nghệ An (2013 -2016)

99



×