Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI tập NHÓM học phần quản trị kinh doanh thương mại quốc tế đề tài MUA bán CÔNG NGHỆ TRONG KINH DOANH THƯƠNG mại QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.85 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM
Học phần Quản trị Kinh doanh thương mại quốc tế
ĐỀ TÀI: MUA BÁN CÔNG NGHỆ TRONG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : TS Đào Quang Huy
Nhóm sinh viên thực hiện:
STT
1
2
3

Hà Nội , tháng 4 năm 2022

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
I. CƠNG NGHỆ................................................................................................................................... 3
1.1. Khái niệm.................................................................................................................................... 3
1.2. Các khía cạnh của công nghệ............................................................................................... 3
1.3. Phân loại...................................................................................................................................... 4
1.4. Phương pháp định giá cơng nghệ........................................................................................ 4
II. CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ............................................................................................... 5
2.1. Khái niệm.................................................................................................................................... 5
2.2.Các loại chuyển giao công nghệ............................................................................................ 5
2.3. Các hình thức chuyển giao cơng nghệ............................................................................... 5
2.4. Nội dung chuyển giao công nghệ......................................................................................... 5


2.5. Mua bán công nghệ khác với mua bán hàng hóa khác................................................ 7
III. HỢP DỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ.............................................. 7
3.1 Khái niệm..................................................................................................................................... 7
3.2. Chủ thể của hợp đồng chuyển giao cơng nghệ................................................................ 7
3.3. Hình thức của hợp đồng chuyển giao công nghệ........................................................... 7
3.4. Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ...................................................................... 8
3.5. Dịch vụ chuyển giao cơng nghệ............................................................................................ 8
IV. CÁC LỢI ÍCH VÀ RỦI RO KHI MUA BÁN CÔNG NGHỆ......................................... 8
4.1. Đối với bên nhận công nghệ.................................................................................................. 8
4.2. Đối với bên chuyển công nghệ.............................................................................................. 9
V. THỰC TẾ TÌNH HÌNH CHUYỂN GIAO TẠI VIỆT NAM............................................. 9
5.1. Tình hình chuyển giao cơng nghệ ở Việt Nam................................................................ 9
5.2. Giải pháp chuyển giao công nghệ..................................................................................... 10
LỜI ẢM ƠN........................................................................................................................................ 11

2|Page

TIEU LUAN MOI download :


I. CÔNG NGHỆ
1.1. Khái niệm
Uỷ Ban Kinh Tế và Xã Hội Châu Á Thái Bình Dương ( ESCAP):” Cơng nghệ
là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông
tin. Công nghệ bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng
trong việc tạo ra hàng hố và cung cấp dịch vụ’’
Theo UNIDO: “Cơng nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghệ bằng cách sử
dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và phương pháp”
Theo Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam: “ Công nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn

lực thành sản phẩm. ”
Công nghệ thay thế là khái niệm thường được dùng để chỉ loại hình cơng nghệ có
những tính chất như sử dụng ít nguồn lực khơng thể tái tạo nhất, sử dụng nguyên liệu sẵn
có ở địa phương, khơng gây ra tình trạng bóc lột hoặc bần cùng hóa đối với người lao
động
Các thành phần của công nghệ
Mỗi công nghệ đều bao gồm 4 thành phần chính:
Kỹ thuật (Technoware- T): bao gồm các máy móc thiết bị. Thành phần kỹ thuật là
cốt lõi của bất kỳ cơng nghệ nào. Nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện mà con người tăng
được sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất.
Con người (Humanware- H): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học
hỏi, tích lũy được trong q trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người
như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động
Thông tin (Inforware- I): Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về con người và
tổ chức. Các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì và
bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần kỹ thuật.
Thành phần thông tin biểu hiện các tri thức được tích lũy trong cơng nghệ, nó giúp trả lời
câu hỏi "làm cái gì" và "làm như thế nào".
Tổ chức (Orgaware- O): bao gồm những quy định về trách nhiệm, quyền hạn,
mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân hoạt động trong công nghệ, kể cả những quy
trình tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, thù lao, khen thưởng kỷ luật và sa thải phần con người,
bố trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần vật tư kỹ thuật và phần con người.
1.2. Các khía cạnh của cơng nghệ
1.2.1.Cơng nghệ là máy biến đổi
Công nghệ phải bao hàm cả việc ứng dụng khoa học vào thực tế và tạo ra hiệu quả
về mặt kinh tế. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa khoa học và công nghệ.
1.2.2. Công nghệ là một công cụ
Đề cập đến mối quan hệ, tác động qua lại giữa con người và máy móc thơng qua
cơng nghệ.
Là một sản phẩm do con người tạo ra nên có một quan hệ chạt chẽ đối với con

người và máy móc thiết bị.
1.2.3. Cơng nghệ là kiến thức
3|Page

TIEU LUAN MOI download :


Đề cập đến vấn đề cốt lõi của công nghệ là áp dụng kiến thức một cách khoa học.
Công nghệ khơng phải là vật hữu hình có thể sờ hoặc nhìn thấy được.
Khơng phải ai cũng có thể tạo ra cơng nghệ và sử dụng nó hiệu quả như nhau.
1.2.4. Công nghệ là sự hiện thân trong các vật thể
Đề cập đến khía cạnh thương mại của cơng nghệ.
Cơng nghệ là một loại tài sản, một laoij hàng hóa như nó có thể là của cải, vật
chất, thơng tin, sức lao động của con người,...
Công nghệ hàm chứa trong vật thể tạo nên nó nên có thể mua và bán được.
1.3. Phân loại
a, Nếu xét theo bản chất của quá trình chế biến sản phẩm vật chất hay thơng
tin thì có cơng nghệ sinh học, cơng nghệ hóa học, cơng nghệ laser, công nghệ điện tử, tin
học …
b, Nếu xét theo trình độ cơng nghệ có
Cơng nghệ lạc hậu là công nghệ đã lỗi thời về nguyên lý.
Công nghệ tiên tiến là cơng nghệ hàng đầu, có trình độ cơng nghệ cao hơn trình độ
cơng nghệ cùng loại hiện có.
Cơng nghệ cao ( High Tech ) là cơng nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa
học và phát triển cơng nghệ: tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị
gia tăng cao: có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện
đại hóa
ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Cơng nghệ trung gian hay cơng nghệ thích hợp là cơng nghệ nằm giữa công nghệ
lạc hậu và công nghệ tiên tiến .

c, Nếu xét về mức độ sạch của cơng nghệ thì có cơng nghệ sạch và cơng nghệ
khơng sạch.
d, Nếu xét theo phạm vi địa lý có cơng nghệ trong nước và cơng nghệ quốc tế. e,
Nếu xét về tính chất có cơng nghệ chế tạo, cơng nghệ thiết kế, cơng nghệ quản
lý.
1.4. Phương pháp định giá công nghệ
Cũng giống như định giá các tài sản khác, định giá công nghệ được triển khai trên
ba cách tiếp cận cơ bản: (1) Chi phí (nhóm các phương pháp phân tích về chi phí); (2) Thu
nhập (nhóm phương pháp chiết khấu dịng tiền); (3) Thị trường (nhóm phương pháp so
sánh). Tuy nhiên, với những đặc điểm đặc thù của công nghệ, các nhà định giá cơng nghệ
đã sử dụng các phương pháp có sự kết hợp giữa các cách tiếp cận trên (cách tiếp cận hỗn
hợp).
1.4.1.Cách tiếp cận từ chi phí
Cách tiếp cận từ chi phí là cách xác định giá trị của cơng nghệ cần định giá thơng
qua chi phí tạo ra một cơng nghệ có chức năng, cơng dụng giống hệt hoặc tương tự với
cơng nghệ cần định giá có tính đến yếu tố hao mịn của cơng nghệ. Để triển khai cách tiếp
cận này, người định giá thường có ba phương pháp cụ thể để xác định giá trị công nghệ:
Phương pháp chi phí quá khứ, chi phí tái tạo và chi phí thay thế. Các phương pháp này dựa
trên cơ sở giá trị của một tài sản được đo bằng chi phí để làm ra tài sản đó
4|Page

TIEU LUAN MOI download :


1.4.2. Cách tiếp cận từ thu nhập
Cách tiếp cận từ thu nhập là cách xác định giá trị của công nghệ thơng qua việc
quy đổi dịng tiền trong tương lai có được từ cơng nghệ về giá trị hiện tại. Để triển khai
cách tiếp cận này, hiện nay đang thực hiện các phương pháp liên quan đến chiết khấu
dòng tiền. Các phương pháp này cho rằng giá trị công nghệ là giá trị hiện tại của dịng
tiền thuần do cơng nghệ tạo ra trong tương lai.

1.4.3. Cách tiếp cận từ thị trường
Cách tiếp cận từ thị trường là cách thức xác định giá trị của công nghệ cần định
giá thông qua việc so sánh công nghệ cần định giá với các cơng nghệ giống hệt hoặc
tương tự đã có các thông tin về giá trên thị trường. Sử dụng phương pháp so sánh để triển
khai cách tiếp cận từ thị trường chính.
1.4.4. Cách tiếp cận hỗn hợp
Đây là việc sử dụng kết hợp các cách tiếp cận nêu trên, với nhiều phương pháp
như: Phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lại, phương pháp kỹ thuật định
giá của Hoa Kỳ, phương pháp Koran (phương pháp giảm trừ phí bản quyền)…
II. CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ
2.1. Khái niệm
Chuyển giao cơng nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử
dụng một phần hoặc tồn bộ cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao cơng nghệ sang bên
nhận cơng nghệ.
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là việc chủ sở hữu cơng nghệ chuyển giao
tồn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá
nhân khác.
Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ là việc một tổ chức, cá nhân cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng cơng nghệ của mình.
Ví dụ: Hãng xe hơi Mazda (Nhật Bản) chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô cho
Công ty Trường Hải để mở rộng thị trường tại Việt Nam. Với việc chuyển giao công nghệ
và hỗ trợ kỹ thuật từ Mazda, Trường Hải được phép sản xuất và lắp ráp những chiếc ơ tơ
hồn chỉnh theo cơng nghệ của Mazda, sau đó bán cho người tiêu dùng.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp thì
việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng
với việc chuyển giao quyền sở hữu cơng nghiệp.
Góp vốn bằng cơng nghệ cũng là một hình thức gián tiếp chuyển giao công nghệ.
2.2.Các loại chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ được chia thành ba loại sau:
Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện

trong lãnh thổ Việt Nam.
Chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào Việt Nam là việc chuyển giao công
nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
Chuyển giao cơng nghệ từ Việt Nam ra nước ngồi là việc chuyển giao công nghệ
từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.
5|Page

TIEU LUAN MOI download :


2.3. Các hình thức chuyển giao cơng nghệ
Chuyển giao cơng nghệ có thể được thực hiện thơng qua các hình thức sau:
Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập
Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng.
Cụ thể:
Dự án đầu tư.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm chuyển giao cơng nghệ.
2.4. Nội dung chuyển giao công nghệ
2.4.1. Nhượng quyền
Bên giao thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các
đối tượng sở hữu công nghiệp gắn liền với công nghệ.
Đối tượng sở hữu công nghệ bao gồm các đối tượng sau:
Sáng chế (Invention) là một giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kĩ thuật thế
giới, có tính sáng tạo. có khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và trong
các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
Giải pháp hữu ích là các giải pháp kỹ thuật mới và có khả năng áp dụng vào thực
tế sản xuất kinh doanh.
Kiểu dáng công nghiệp (Industrial design) là hình dáng bên ngồi của sân phẩm

được thể hiện bằng đường nét, hình khói, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này có
tính mới so với thế giới và dùng làm mẫu đề chế tạo sản phẩm công nghiệp hay thủ công
nghiệp và đề phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại.
Nhãn hiệu hàng hóa (Trademark) là những dấu hiệu, biểu tượng. tên gọi, màu
sắc, từ ngữ, hình ảnh dùng để phân biệt hàng hoá,dịch vụ của các tổ chức,cá nhân khác
nhau.
Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên gọi của một loại hàng hóa gắn liền với một địa
danh nổi tiếng mà ở đó sản phẩm. được sản xuất ra với các tính chất, chất lượng đặc thù
dựa trên điều kiện địa lý độc đáo và ưu điểm bao gồm các yếu tổ tự nhiên, con người
hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
2.4.2. Cung cấp thơng tin
Chuyển giao cơng nghệ qua việc mua — bán và cung cấp các đối tượng sau:
Bí quyết kỹ thuật (know — how) là thông tin được tích lũy, khám phá trong q
trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu cơng nghệ có ý nghĩa quyết định
chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm cơng nghệ.
Phương án cơng nghệ, quy trình công nghệ như: thiết bị, dây chuyền hệ thống
vận hành.
Tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật như bản vẽ, sơ đồ, công thức, bảng
biểu, danh mục vật tư.
Tài liệu hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng.
Thông số kỹ thuật hoặc có kiến thức chun mơn khác.
Các thơng tin tiếp thị, nhu cầu của khách hàng, tình hình cạnh tranh.
6|Page

TIEU LUAN MOI download :


2.4.3. Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tư vấn cơng nghệ
Q trình này bao gồm:
Bên chuyển giao cơng nghệ cử chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật lựa chọn công

nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị , đặc biệt là các
thiết bị đồng bộ.
Nghiên cứu, phân tích đánh giá, lựa chọn cơng nghệ, hỗ trợ đàm phán, ký
kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Vấn đề chuyển giao công nghệ, tổ chức và vận hàng các quá trình sản xuất
Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật và năng lực
quản lý của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp vận hành thiết bị
Thực hiện dịch vụ về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường
công nghệ, pháp lý, tài nguyên và môi trường.
2.4.4. Các công nghệ được phép chuyển giao
Điều 12 Luật Chuyển giao Cơng nghệ 2006
Bí quyết kỹ thuật (thơng tin được tích lũy trong q trình nghiên cứu, sản xuất,
kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh
tranh của cơng nghệ).
Ví dụ: Bí quyết kĩ thuật trong dự án thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà của
Công ty Yến sào Khánh Hịa là kinh nghiệm về thói quen của chim yến, sở thích về nơi
làm tổ, cách thức gác cột để tổ,..để thu hút chim yến làm tổ và đẻ trứng.
Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án, quy
trình cơng nghệ, cơng thức, giải pháp, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương
trình máy tính, thơng tin dữ liệu.
Ví dụ: Kiến thức kỹ thuật về công nghệ sản xuất máy may là tài liệu chỉ dẫn kỹ
thuật đối với bộ phận trục máy, gồm các bản vẽ chi tiết có ghi chú tiêu chuẩn sản xuất,
gia cơng và ngun liệu sử dụng,… của từng bộ phận.
Giải pháp hợp lý hố sản xuất, đổi mới cơng nghệ: là những phương án được xây
dựng từ nền tảng công nghệ đang được áp dụng nhằm giảm bớt chi phí hoặc gia tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm.
2.5. Mua bán công nghệ khác với mua bán hàng hóa khác
Mua bán cơng nghệ vơ hình khơng thể áp dụng các hình thức vận chuyển trong
INCOTERM 2010
Các loại cơng nghệ hữu hình thì có hình thức vận chuyển tương tự như các hàng

hóa thơng thường
Bảo hộ quan hệ có xu hướng rút ngắn và sau thời gian bảo hộ thì bất kể ai cũng có
thể dùng vì sau thời gian dài thì chi phí chuyển giao công nghệ sẽ rẻ hơn nhiều.
BI. HỢP DỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ

3.1 Khái niệm
Hợp đồng CGCN là sự thỏa thuận giữa Bên Giao và Bên Nhận công nghệ, trong
đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc CGCN từ Bên Giao sang Bên
Nhận.
7|Page

TIEU LUAN MOI download :


Hợp đồng CGCN từ nước ngoài là sự thỏa thuận giữa Bên Giao cơng nghệ (ở
nước ngồi) và Bên Nhận cơng nghệ (ở trong nước), trong đó quy định quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên trong hoạt động CGCN.
3.2. Chủ thể của hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Bên chuyển giao công nghệ là cá nhân, tổ chức, bao gồm:
+ Chủ sở hữu công nghệ: Chủ sở hữu công nghệ có thể là tác giả cơng nghệ đồng
thời là tác giả công nghệ hoặc người không phải là tác giả của công nghệ. Chủ sở hữu
công nghệ đồng thời là tác giả công nghệ khi họ trực tiếp sáng tạo ra cơng nghệ bằng chi
phí của họ.
+ Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sở
hữu, quyền sử dụng công nghệ, bao gồm: tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ ủy
quyền chuyển giao công nghệ; tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng cơng
nghệ, sau đó chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho chủ thể khác với sự đồng ý của
chủ sở hữu công nghệ.
-Bên nhận cơng nghệ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sở hữu, sử dụng cơng nghệ và
có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ trả phí cho bên chuyển giao công nghệ theo sự

thỏa thuận giữa họ.
3.3. Hình thức của hợp đồng chuyển giao cơng nghệ
Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện thơng qua hợp
đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm
điện báo, telex, fax, thơng điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của
pháp luật.
Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường
hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt. Hợp đồng
bằng tiếng Việt và tiếng nước ngồi có giá trị như nhau.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của
Luật này, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
3.4. Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hợp đồng chuyển giao cơng nghệ gồm những nội dung chính sau đây:
Tên hợp đồng chuyển giao cơng nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển
giao;
Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;
Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ,
Phương thức chuyển giao công nghệ,
Quyền và nghĩa vụ của các bên,
Giá, phương thức thanh toán,
Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng,
Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu c6),
Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công
nghệ,
Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao,
8|Page

TIEU LUAN MOI download :



Phạt vi phạm hợp đồng,
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,
Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp,
Cơ quan giải quyết tranh chấp,
Các thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc chuyển giao công nghệ bao gồm cấp Li-Xăng các đối tượng sở hữu cơng
nghiệp( nếu có), cung cấp bí quyết các cơng nghệ, cung cấp tài liệu kỹ thuật và tư vấn
quản lý kinh doanh.
3.5. Dịch vụ chuyển giao công nghệ
Dịch vụ chuyển giao công nghệ: là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm, giao kết
và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
Dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm:
Môi giới chuyển giao công nghệ,
Tư vấn chuyển giao công nghệ,
Đánh giá công nghệ,
Định giá công nghệ,
Giám định công nghệ,
Xúc tiến chuyển giao công nghệ.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao cơng nghệ phải có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ.
IV. CÁC LỢI ÍCH VÀ RỦI RO KHI MUA BÁN CƠNG NGHỆ
4.1. Đối với bên nhận cơng nghệ
Lợi ích
Nghiên cứu cơ bản – Nghiên cứu ứng dụng – Sản xuất thử nghiệm – Ra đời cơng
nghệ mới. Rút ngắn được q trình đưa công nghệ vào thực tiễn.
Nguyên liệu – Bên nhận cơng nghệ có thể tận dụng được nguồn ngun liệu trong
nước.
Lao động gián tiếp (Ngành sản xuất – lao động trực tiếp). Tạo ra công ăn việc làm
Phát triển ngành công nghệ trong nước như công nghệ lắp ráp xe ô tô, song song

với công nghệ lắp ráp xe thì sẽ có các ngành cơng nghệ vệ tinh như cơng nghiệp
thép (sản xuất vỏ xe), công nghiệp cao su (sản xuất săm, lốp, gioăng), cơng nghiệp
cơ khí, cơ khí chế tạo v.v…
Tránh rủi ro khi sản xuất trực tiếp công nghệ
Rủi ro
Bên giao cơng nghệ giao khơng trọn gói;
Phụ thuộc của bên tiếp nhận công nghệ vào bên giao;
Cạn kiệt nguồn nguyên liệu trong nước (do chủ quan của bên tiếp nhận công
nghệ);
Không phù hợp với nước tiếp nhận công nghệ (tương tự như trên là do chủ quan
của bên tiếp nhận cơng nghệ vì khơng nghiên cứu kỹ các chỉ tiêu kinh tế xã hội và
tự nhiên để có thể tiếp nhận và khai thác cơng nghệ có hiệu quả – chẳng hạn một
nước khơng có nguồn ngun liệu than thì khơng thể nhận chuyển giao cơng nghệ
9|Page

TIEU LUAN MOI download :


nhiệt điện được, hoặc nước khơng có nguồn ngun liệu nước dồi dào thì khơng
thể áp dụng cơng nghệ thủy điện được);
Bên giao giao công nghệ cũ cho bên nhận. Nước nhận công nghệ trở thành bãi rác
thải công nghệ.
Không nắm vững được công nghệ
4.2. Đối với bên chuyển công nghệ
Lợi ích
Cơ hội thu được những khoản thu nhập đều đặn, trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc
bảo trì, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng… thúc đẩy họ tham gia vào hoạt động
chuyển giao công nghệ
Nắm bắt thị trường tiêu thụ thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ để mở
rộng thị trường cho sản phẩm công nghệ…

Rủi ro
Tiết lộ kiến thức bí mật của cơng nghệ.
Tạo ra đối thủ cạnh tranh mới.
Uy tín của nhà cung cấp có thể bị ảnh hưởng. Có thể bị ảnh hưởng do chất lượng
sản phẩm của bên nhận công nghệ sản xuất ra khơng tốt.
Nhiều rủi do trong q trình sản xuất cơng nghệ
V. THỰC TẾ TÌNH HÌNH CHUYỂN GIAO TẠI VIỆT NAM

5.1. Tình hình chuyển giao cơng nghệ ở Việt Nam
Chuyển giao công nghệ (CGCN) thông qua dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI): Phần lớn các nhà đầu tư đồng thời là bên giao công nghệ và đặc biệt phát triển
dưới hình thức cơng ty mẹ CGCN cho cơng ty con thông qua các dự án 100% vốn FDI.
CGCN thông qua hoạt động đầu tư trong nước: Để có cơng nghệ, các chủ đầu tư
Việt Nam thường thông qua việc mua công nghệ, hoặc mua thiết bị kèm theo công nghệ
từ nước ngoài. Việc CGCN được xác lập theo nguyên tắc các bên tự thỏa thuận, đàm
phán, và ký kết hợp đồng.
CGCN thông qua hoạt động đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngồi.
Chuyển giao cơng nghệ trong nước
Ở nước ta hiện nay, nhìn chung hoạt động CGCN giữa các viện, trường và cơ sở
nghiên cứu cho doanh nghiệp (DN) cịn hạn chế, mang tính cục bộ, phạm vi hẹp, tự phát,
thiếu các cơ quan dịch vụ trung gian môi giới hợp đồng triển khai công nghệ, liên kết giữa
người mua và người bán công nghệ. Việc CGCN giữa các DN trong nước cịn ít, quy mơ
nhỏ, nội dung CGCN thường khơng đầy đủ và hình thức chuyển giao cịn đơn giản.
Chuyển giao cơng nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) các hợp đồng CGCN đã được phê
duyệt, số hợp đồng thuộc lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm tới 63%, chế biến nông sản,
thực phẩm chiếm 26% và y dược, mỹ phẩm chiếm 11%. Thông qua hoạt động FDI, nhiều
công nghệ mới đã được thực hiện CGCN và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong
các xí nghiệp FDI; nhiều cán bộ, công nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại để cập
nhật kiến thức phù hợp với yêu cầu mới. Hoạt động FDI cũng có tác động thúc đẩy phát

triển cơng nghệ trong nước trong bối cảnh có sự canh tranh của cơ chế thị trường.
10 | P a g e

TIEU LUAN MOI download :


Chuyển giao công nghệ thông qua nhập khẩu thiết bị, máy móc
Nhờ có những điều chỉnh trong cơ chế và chính sách kinh tế mà quan hệ thương
mại được mở rộng, tạo ra những cơ hội cho các DN tiếp cận được những thành tựu mới
của KHCN, từ đó đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng canh tranh của sản
phẩm, trình độ tay nghề của người lao động và năng suất lao động được nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động CGCN còn tồn tại một số hạn chế
như: Số lượng và quy mô các dự án FDI vào Việt Nam là chưa nhiều, các luồng và đối
tượng khơng đa dạng; Tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường quốc tế còn yếu,
do hầu hết công nghệ sử dụng trong dự án FDI là công nghệ đã và đang được sử dụng phổ
biến ở chính quốc; Ý thức thực hiện luật pháp trong CGCN là thấp, các quy định về điều
kiện ràng buộc chưa tạo thành rào cản…
Nguyên nhân có nhiều nhưng tựu chung là do cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi
trường thuận lợi cho hoạt động CGCN; Đầu tư phát triển KHCN còn hạn hẹp; CGCN
trong điều kiện đổi mới cơng nghệ cịn lẻ tẻ, thiếu quy hoạch và chiến lược; Năng lực tiếp
nhận công nghệ của DN Việt Nam cịn yếu; Trình độ thẩm định cơng nghệ cịn nhiều bất
cập, dẫn đến tình trạng nâng giá cơng nghệ quá mức, gây thiệt hại trước mắt và lâu dài cho
phía Việt Nam.
5.2. Giải pháp chuyển giao cơng nghệ
Để phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ nhất quán, đồng bộ
Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu, Việt Nam phải thực sự chú ý đến vấn đề cải thiện mơi
trường vĩ mơ, hồn thiện khn khổ pháp luật, đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính liên
quan đến CGCN; Có chính sách đầu tư phát triển cơng nghiệp; Tăng cường các hoạt động
đánh giá, thẩm định công nghệ; Tạo sự gắn kết giữa DN, nhà nước và tổ chức nghiên cứu
KHCN. Cụ thể:

Thực hiện đa dạng các hoạt động CGCN (bao gồm cả đối tượng, luồng chuyển
giao, nội dung lẫn hình thức) từ nước ngồi vào Việt Nam.
Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả CGCN. Muốn vậy, ngoài chú
trọng đến năng lực nội sinh của các địa phương và các vùng miền trong cả nước, cần phải
chú trọng cả việc nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, từng bước nâng cao
tiềm lực nghiên cứu và phát triển của các DN Việt Nam.
CGCN phải được đặt trong một quy hoạch, chiến lược gắn với chính sách đổi mới.
Một mặt, các DN phải tự mình xây dụng các chiến lược kinh doanh, mặt khác, Nhà nước
cần lấy các chiến lược và việc thực hiện chiến lược của DN làm cơ sở để xem xét các vi
phạm về CGCN.
Phải “lựa chọn công nghệ phù hợp” trong hoạt động CGCN. Cơng nghệ thích hợp
có nghĩa là phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh trong nước
như: yếu tố dân số, tài ngun, mơi trường văn hóa – xã hội và các hệ thống pháp lý –
chính trị. Như vậy, vấn đề không chỉ nằm trong tiêu chuẩn về khoa học, mà còn nằm
trong tiêu chuẩn hành vi, về đặc điểm văn hóa – xã hội của cơng nghệ.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với nhau trong việc tiếp nhận
CGCN. Việc phối hợp này nhằm khắc phục những cản trở trong q trình nhập cơng nghệ
như: vốn ít, thông tin ít, lực lượng tư vấn ít, sự độc quyền của bên ngoài.
11 | P a g e

TIEU LUAN MOI download :


CGCN phải đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội. Nghĩa là, việc CGCN một mặt phải
đảm bảo mục tiêu trước mắt, mặt khác phải đảm bảo thực hiện mục tiêu lâu dài.
Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động CGCN theo hướng hình thành cơ chế mới phù
hợp với cơ chế thị trường với đặc thù của hoạt động CGCN và yêu cầu chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt
động CGCN.
Cần đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế – xã hội, tạo nhu cầu ứng

dụng thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống; Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt
động của thị trường công nghệ; Cải thiện mơi trường đầu tư nước ngồi, thu hút công
nghệ mới; Phát triển các tổ chức trung gian, môi giới trên thị trường công nghệ.
Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về các hoạt động CGCN. Nhà nước cần tăng
cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở thông tin về hoạt động CGCN và các thành
tựu ứng dụng KHCN hiện có; Xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin KHCN quốc
gia liên thông quốc tế; Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho
hoạt động CGCN, khuyến khích các DN đầu tư đổi mới công nghệ; Thu hút nguồn vốn
FDI, sử dụng viện trợ phát triển chính thức đầu tư cho phát triển KHCN; Khuyến khích
thành lập quỹ phát triển KHCN và quỹ đầu tư mạo hiểm có vốn ngân sách nhà nước.

LỜI ẢM ƠN
12 | P a g e

TIEU LUAN MOI download :


Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế
quốc dân đã đưa môn học Quản trị Kinh doanh thương mại quốc tế vào chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn –
PGS.TS Đào Quang Huy đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thười gian học tập vừa qua, Trong thời gian tham gia lớp Quản trị Kinh doanh
thương mại quốc tế của thầy, nhóm em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh
thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành
trang để chúng em có thể vững bước sau này.
Bộ mơn Hội nhập kinh tế quốc tế là môn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có tính thực
tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liên với nhu cầu thực tiến của sinh viên. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, chúng
em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi thiếu sót và
nhiều chỗ cịn thiếu chính xác. Kinh mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của

chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy !

13 | P a g e

TIEU LUAN MOI download :



×