Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

I Tìm hiểu công tác thực hiện chương trình xây dựng xã nông thôn mới tại xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.08 KB, 38 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề.
Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính
trị, bảo đảm an ninh quốc phịng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong suốt chặng đường đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc và hạnh
phúc của nhân dân, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác
định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông thôn là điểm tựa và nông dân là lực
lượng quan trọng trong liên minh Cơng - Nơng - Trí thức để lãnh đạo nhân dân
ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay trong xu thế hội nhập và phát
triển, để xây dựng nước Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo
định hướng xã hội chủ nghĩa; tại Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị
quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
X về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn đã đề ra nhiệm vụ: “ Xây dựng nơng
thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; dân trí được nâng cao; mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống
chính trị nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Xã Quế Hiệp là đơn vị hành chính của huyện Quế Sơn; dân cư sinh sống
tập trung theo tập quán làng, xã, tộc họ ở từng thơn.
Nhân dân xã Quế Hiệp có lòng yêu nước và truyền thống cách mạng sâu
sắc. Cùng với cả nước, nhân dân xã nhà luôn bền bỉ đấu tranh, đóng góp sức
người, sức của góp phần giải phóng quê hương đất nước. Trong suốt chặng
đường đấu tranh đầy gian khổ, biết bao thế hệ con em Quế Hiệp đã anh dũng hy
sinh. Năm 1978 xã Quế Hiệp đã được nhà nước phong tặng danh hiệu AHDK xã
Sơn Trung.
Sau chiến tranh, cơ sở hạ tầng bị tàn phá rất nặng nề, ruộng đồng hoang
hóa, xóm làng, vườn tược bị cày ủi trơ trụi, chằng chịt hố bom. Tuy nhiên dưới
sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Quế Hiệp tích cực lao động, khai hoang vỡ hóa,


đóng góp cơng sức, tiền của xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy sản xuất, đời sống
nhân dân ngày càng phát triển.
Trong những năm gần đây, đã tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống
cây trồng, con vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây sắn KM94, lúa
nước, bắp lai, lợn thịt… Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại
dịch vụ bước đầu phát triển. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước;
xã Quế Hiệp vẫn cịn nhiều khó khăn, yếu kém; nhất là cơ sở hạ tầng và đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân vẫn cịn ở mức thấp.
Vì vậy, để tiếp tục xây dựng xã Quế Hiệp phát triển kinh tế - xã hội trong
điều kiện mới, việc xây dựng chương trình phát triển nơng thơn mới theo
Chương trình mục tiêu của Chính phủ là hết sức cần thiết, nhằm tạo ra những
động lực mới để Đảng bộ, chính quyền và toàn dân xã Quế Hiệp tiếp tục phát
huy truyền thống cách mạng, ra sức phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng


giàu đẹp, văn minh, hiện đại trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội.
Chương trình xây dựng nơng thơn mới đã và đang là mối quan tâm lớn
không chỉ của riêng người nơng dân, mà cịn là sự quan tâm của tất cả người dân
Việt Nam. Sự thay đổi này liệu có mang lại được một sự tiến bộ về mọi mặt ở vùng
nơng thơn này? Sự thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ nền kinh tế của
địa phương nói riêng và của cả nước nói chung? Chính những mối quan tâm như
trên nên tơi quyết định chọn: “Tìm hiểu cơng tác thực hiện chương trình xây
dựng xã nông thôn mới tại xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2020 - 2025” làm đề tài nghiên cứu của mình trong đợt đi thực tế tại địa
phương. Hi vọng, qua đó giúp tơi hiểu rõ hơn về chương trình lớn này của Chính
phủ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Để cụ thể hóa các nội dung, mục tiêu xây dựng nông thôn mới, theo
Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông

thôn mới và Quyết định số: 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010-2020 của Thủ tướng
Chính phủ.
Tìm hiểu nội dung, cơng tác thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn
mới tại xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khi áp dụng mơ hình
nơng thơn mới tại xã Quế Hiệp.
Đánh giá sơ bộ kết quả qua hai năm thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn xã.
Gắn kết giữa việc nghiên cứu lý luận trong quá trình học tập và thực tiễn
tại địa phương.
3. Phạm vi nghiên cứu
Công tác thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới tại xã Quế
Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Thời gian thực tế từ ngày 08 đến ngày 19/10/2012.
4. Kết cấu bài thu hoạch. Gồm ba phần:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Đặc điểm điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế-xã hội theo 19
tiêu chí nơng thơn mới
Phần III: Kiến nghị, đề xuất các giải pháp.


PHẦN THỨ HAI
Đặc điểm điều kiện tự nhiên và Thực trạng kinh tế - xã hội theo 19 tiêu chí
nơng thơn mới
I. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí địa lý: xã Quế Hiệp nằm cách trung tâm huyện Quế Sơn 07 km về
hướng Đông Bắc, cách Thành phố Tam Kỳ 50 km về hướng Tây Bắc. Phạm vi
hành chính của xã rộng 39,6 km2 được chia thành 5 thơn; vị trí địa lý tiếp giáp:
- Phía Đơng giáp xã Quế Thuận.

- Phía Nam giáp xã Quế Long và Thị trấn Đơng phú.
- Phía Tây giáp xã Sơn Viên, huyện Nơng Sơn.
- Phía Bắc giáp xã Quế Xn 2.
* Đặc điểm địa hình, khí hậu:
- Địa hình: Địa hình thung lũng được bao bọc bởi đồi núi; có độ nghiêng
dần từ Tây sang Đông. Đất đai bạc màu, chua phèn và bị chia cắt bởi đồi núi,
sông suối; giao thơng đi lại gặp nhiều khó khăn, thường xun lầy lội vào mùa
mưa, bụi bặm vào mùa khơ.
- Khí hậu: Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của
khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 2 năm sau, các chỉ số khí hậu thời tiết tương đối phù hợp cho
sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, con vật nuôi; tuy nhiên lượng mưa,
lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây ảnh hưởng rất lớn đến việc
bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân. Cụ thể:
+ Nhiệt độ trung bình năm
: 25 - 260C
+ Lượng mưa trung bình hàng năm : 2000 - 2.400 mm
+ Nhiệt độ cao nhất
: 38 - 39 0C
+ Nhiệt độ thấp nhất
: 16 - 170C
2. Tài nguyên:
a. Đất đai:
*Diện tích đất tự nhiên: 3.960,97 ha;
+ Đất nông nghiệp: 3.713,4 ha; trong đó:
- Đất sản xuất nơng nghiệp: 459,03 ha (đất lúa: 281,3 ha).
- Đất lâm nghiệp: 3.254,37 ha (rừng sản xuất: 2003,1 ha).
+ Đất phi nông nghiệp: 324 ha.
+ Đất chưa sử dụng: 45,51 ha.
b. Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt từ hồ chứa
nước Suối Tiên, Hồ Vũng Tôm, đập dâng cây Cốc, đập đồng Nguyên, đập Mít
và hệ thống khe, suối có tổng diện tích mặt nước chun dùng 65,65 ha.
Nguồn nước ngầm: Thay đổi tùy theo điều kiện địa hình, dao động bình
quân từ 4-10 m. Chất lượng nguồn nước tương đối tốt.
3. Nguồn nhân lực:
Năm 2010 tồn xã có tổng số dân là 4.762 người, với 997 hộ, Mật độ dân
số bình quân là 128 người/km2.


Tổng số lao động là 2.404 người (chiếm 50,48% dân số), trong đó lao
động trong độ tuổi là 1.985 người, lao động nông nghiệp chiếm 80%, lao động
phi nông nghiệp chiếm 20%. (Nguồn báo cáo thống kê văn phòng UBND xã
năm 2011)
II. Thực trạng kinh tế - xã hội theo 19 tiêu chí nơng thơn mới:
1. Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch:
1.1. Những quy hoạch đã có:
- Quy hoạch sử dụng đất từ năm 2002 – 2012.
1.2. Những quy hoạch cần làm mới:
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội.
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và hạ tầng thiết yếu cho phát triển
sản xuất nơng nghiệp hàng hố, cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Quy hoạch phát triển khu dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư hiện có
theo hướng văn minh và bảo tồn bản sắc văn hố tốt đẹp.
So với tiêu chí đạt 20%.
2. Hạ tầng kinh tế- xã hội:
2.1. Giao thông:
- Đường huyện (ĐH): Dài 18,7 km gồm có các tuyến như sau:
+ Tuyến từ giáp xã Quế Thuận đến giáp xã Quế Long dài: 6,9 km, đã
được nhựa hóa 4,5 km hiện nay đang xuống cấp; còn lại 2,4 km là đường đất

đang triển khai thi cơng dự án đường quốc phịng sẽ hồn thành vào cuối năm
2012.
+ Tuyến từ Ngõ ông Thơ giáp Quế Thuận đến ngõ ba Bà Phố dài 1,5 km,
rộng 5 m. Đã được cấp phối nhựa, hiện đang xuống cấp nặng.
+ Tuyến Quế Xuân, Quế Hiệp, Quế Long đang triển khai thi công dài 10,3
km.
- Đường xã: Chiều dài 10,4 km, đã bê tơng hố 5,5 km; đạt 52,88 %, cịn
lại 4,9 km chưa được bê tơng hố.
- Đường thơn có chiều dài 11,3 km, đã bê tơng hố 3,5 km; đạt 30,97 %,
còn lại 7,8 km cần đầu tư xây dựng, mặt cắt 3m.
So với tiêu chí: đạt 40 %.
2.2. Thủy lợi:
a) Cơng trình thủy lợi: Trong những năm qua được sự quan tâm của Nhà
nước các cấp cùng với sự phấn đấu của địa phương đã đầu tư xây dựng các cơng
trình thủy lợi phục vụ nhu cầu nước tưới sản xuất nông nghiệp của nhân dân
như: đập dâng cây Cốc, hồ chứa nước vũng Tôm, đập đồng Nguyên, Hồ chứa
Suối Tiên và đập Mít tưới gần 200ha, chiếm 44,15% trên tổng diện tích đất sản
xuất nơng nghiệp cây hàng năm (453 ha). Để đáp ứng nhu cầu chủ động nước
tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, đề nghị Nhà nước sớm đầu tư xây dựng hồ
chứa nước Nam Lộc Đại, đảm bảo nâng diện tích tưới toàn xã lên 200 ha.
b) Kênh mương: Hệ thống kênh mương do xã quản lý (kênh nội đồng)
có chiều dài 38 km; trong đó: đã bê tơng hố được 7,15 km (đạt 18,81%) cịn lại
30,85 km chưa được bê tơng hoá, chủ yếu là kênh đất (chiếm 81,19%).
So với tiêu chí: đạt 50%.
2.3 Điện:


- Trên địa bàn xã hiện có 05 trạm biến áp và 12 km đường dây hạ thế phục
vụ cho nhân dân. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển trong những năm đến,
cần tiếp tục đầu tư lắp đặt mới 03 trạm biến áp có cơng suất 150 KVA/trạm, 04

km đường dây trung áp và 8 km đưòng dây hạ áp (0,4KVA) và vận động nhân
dân đầu tư cải tạo, nâng cấp đường dây sau công tơ, nhằm đảm bảo yêu cầu sử
dụng điện thường xuyên, an toàn. Tỷ lệ hộ sử dụng điện 100%.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu điện an toàn cho nhân dân đạt khoảng 65 70%. So với tiêu chí: đạt 70% .
2.4 Trường học:
- Mầm non:
Trường Mẫu Giáo Quế Hiệp gồm có 03 phân hiệu ở thôn Lộc Đại, Nghi
Trung và Nghi Sơn đảm bảo cho việc dạy và học. Có 05 cán bộ, giáo viên, nhân
viên. Về cơ sở vật chất trường có 04 phịng, trong đó có 03 phịng học và 1 bếp
ăn, Tất cả các điểm trường đều có tường rào, cổng ngõ, có cơng trình vệ sinh
dành cho giáo viên và học sinh. Tổng diện tích khn viên trường Mầm non có
16.453 m2, trong đó điểm trường chính 7.453 m2. Tổng số cháu: 74 cháu.
Hiện tại Phân hiệu chính chưa có các phịng chức năng, cơ sở vật chất
phục vụ cho dạy và học còn thiếu như: dụng cụ, thiết bị sân chơi ngồi trời,
phịng ăn riêng cho trẻ. Hiện nay đang triển khai xây dựng phòng làm việc.
So với chuẩn quốc gia đạt 40%.
- Tiểu học:
Trường Tiểu học Quế Hiệp có 3 phân hiệu I, II và III; trường có 11 lớp
với 478 học sinh, bình qn 43 học sinh/lớp; tồn trường có 24 cán bộ, giáo
viên, nhân viên. Có 11 phịng học, các phịng làm việc của BGH đảm bảo. Hiện
nay qui mô học sinh/lớp chưa đạt chuẩn, các phịng chức năng khác chưa có.
Tổng diện tích khn viên trường 12.786 m2, đất sử dụng 6.300 m2, đảm bảo qui
mơ diện tích theo qui định.
So với chuẩn quốc gia đạt 60%.
- Trung học cơ sở:
Có 01 điểm trường, 8 lớp, có 230 học sinh và 24 cán bộ, giáo viên, nhân
viên. Cơ sở vật chất của trường có 8 phịng học/8 lớp đảm bảo cho việc dạy và học;
khu hành chính - quản trị có phịng làm việc của Ban giám hiệu, nhà để xe, nhà vệ
sinh của giáo viên và học sinh. Các phòng chức năng, thực hành bộ mơn,... cịn
thiếu và sử dụng tạm chưa đảm bảo yêu cầu đạt chuẩn. Trang thiết bị đồ dùng dạy

và học cịn thiếu.
Tổng diện tích khn viên trường có 11.160 m 2, đáp ứng yêu cầu sân
chơi, bãi tập thể dục, thể thao cho học sinh.
So với chuẩn quốc gia đạt 60%.
2.5 Cơ sở vật chất văn hóa:
a. Nhà văn hóa và khu thể thao xã: Chưa được đầu tư xây dựng, chỉ có
một sân bóng đá mi ni. Công viên cây xanh và khu vui chơi trẻ em chưa được
quy hoạch đầu tư xây dựng.
Hệ thống truyền thanh không dây từ xã đến thôn đã được đầu tư và phát
huy hiệu quả tác dụng. Gồm một đài truyền thanh không dây đặt tại xã và 08


cụm loa phát thanh trên địa bàn 5 thôn đảm bảo thông tin cho nhân dân. Hiện
nay đang làm thủ tục xin bổ sung thêm 03 cụm loa ở một số khu dân cư hẻo lánh
trên địa bàn xã.
b. Nhà sinh hoạt văn hóa thơn và khu thể thao thơn:
Tồn xã có 5/5 nhà sinh hoạt văn hóa thơn, chưa có nhà văn hóa thơn nào
đạt chuẩn. Có 5 nhà văn hóa thơn đạt diện tích khn viên 500m 2 trở lên, khu thể
thao thơn chưa đạt theo tiêu chí nơng thơn mới.
So với tiêu chí: đạt 50%.
2.6 Chợ:
Chợ được đầu tư xây dựng tại trung tâm xã có diện tích 6.000 m 2, gồm
01 dãy nhà lồng và 08 ki ốt đảm bảo cho việc trao đổi, buôn bán hàng hóa của
nhân dân. Cần bổ sung đầu tư xây dựng tường rào, cổng ngõ và hệ thống điện
trong khu vực chợ.
So với tiêu chí: 70%.
2.7. Bưu điện:
Bưu điện xã có diện tích đất 150 m 2, có tường rào cổng ngõ, diện tích
xây dựng nhà làm việc 40 m 2, có máy vi tính nối mạng internet và một số
sách báo, tạp chí đảm bảo yêu cầu cơ bản về dịch vụ về bưu chính, viễn

thơng tại khu trung tâm xã.
So với tiêu chí: đạt 80%.
2.8. Nhà ở dân cư nơng thơn:
Tổng số có 997 nhà, trong đó:
- Nhà ở tạm còn 55 nhà, chiếm 5,51%.
- Nhà ở nhân dân xây dựng kiên cố và bán kiên cố 942 nhà, chiếm 94,49%;
trong đó số nhà đã xuống cấp, cần cải tạo nâng cấp chiếm 30%.
Tình trạng nhà ở nơng thôn phân bố không đều, tập quán sinh sống theo làng,
xóm, tộc họ; một số khu dân tập trung chủ yếu theo các tuyến đường giao thơng
chính (ĐH) và khu trung tâm xã. Việc xây dựng nhà ở tại địa phương thiếu qui
hoạch cụ thể, khơng có thiết kế mẫu, khơng có hệ thống thốt nước đảm bảo theo
qui định.
So với tiêu chí: đạt 60%.
3. Thực trạng về kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
3.1. Kinh tế: Tổng giá trị sản xuất toàn xã năm 2011 đạt 42,23 tỷ đồng. Cơ cấu kinh
tế các ngành Nông, lâm nghiệp chiếm 63,6 %; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
chiếm 13,9 %; Thương mại-Dịch vụ chiếm 23,5 %. Tốc độ tăng trưởng bình qn
hàng năm 13 %, trong đó sản xuất nơng, lâm nghiệp tăng bình qn hàng năm 4,3%.
- Thu nhập: Tổng giá trị thu nhập toàn xã hội đạt 42,23 tỷ đồng; trong đó:
thu nhập từ giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 25,74 tỷ đồng, thu nhập từ bên ngoài
(lương, phụ cấp, trợ cấp, lao động ngồi ...) đạt 16,49 tỷ đồng. Thu nhập bình
qn đầu người 8.658.000 đồng/người/năm (Tiêu chí 10).
- Tổng số hộ nghèo theo chuẩn mới điều tra năm 2011 là 276 hộ, chiếm tỷ
lệ 27,69% (Tiêu chí 11).
- Chi tiết các ngành sản xuất trên địa bàn xã như sau:
3.1.1 Sản xuất nông nghiệp:
* Trồng trọt:


+ Lúa: diện tích gieo trồng cả năm 470 ha, năng suất bình qn: 42,56

tạ/ha; sản lượng: 2000 tấn;
+ Ngơ: 15 ha, năng suất 50 tạ/ha, sản lượng 75 tấn.
+ Lạc: 35 ha, năng suất 11tạ/ha, sản lượng 38,5 tấn.
+ Rau các loại: 08 ha.
+ Cây sắn: 220 ha, năng suất 205 tạ/ha, sản lượng 4.510 tấn.
+ Cây mè: 5,5 ha, năng suất 5 tạ/ha, sản lượng 2,75 tấn.
* Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
+ Chăn nuôi:
- Cơ cấu tổng đàn: đàn trâu 645 con, đàn bò 1.350 con; trong đó 42 con
bị lai sin, đàn heo 2550 con, tổng đàn gia cầm có 10.897con.
- Trên địa bàn xã hiện nay có 01 hộ ni nhím, bước đầu cho thấy phát
triển và sự thích nghi tốt.
+ Ni trồng thuỷ sản:
- Diện tích mặt nước có khả năng ni trồng thuỷ sản khoảng 15 ha, đã
nuôi trồng và khai thác hàng năm 4,2 ha, sản lượng 4 tấn
* Lâm nghiệp, kinh tế vườn, trang trại:
Kinh tế lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, tồn xã có 3132,3 ha đất
lâm nghiệp; trong đó diện tích rừng trồng 2003 ha. Hàng năm diện tích rừng
trồng, khai thác luân kỳ theo dự án WB3 và phân tán trong nhân dân khoảng 400
– 500 ha; giá trị thu nhập bình quân hàng năm bình quân đạt trên 4 tỷ đồng.
Kinh tế vườn, trang trại đang có xu hướng phát triển khá. Nhiều vườn có
diện tích rộng từ 500 – 3000 m2, nhưng phần lớn là vườn tạp, hiệu quả kinh tế
còn thấp. Trang trại chủ yếu là lâm nghiệp, các trang trại chăn nuôi và kinh
doanh tổng hợp còn chiếm tỷ lệ thấp, quy mơ nhỏ; trong thời gian tới cần có
định hướng và giải pháp để khai thác thế mạnh từ kinh tế vườn, kinh tế trang
trại.
3.1.2 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp:
Có hai cơng ty đang chuẩn bị đi vào hoạt động sản xuất, dự kiến giải
quyết trên 200 lao động; ngồi ra có 02 cơ sở mộc, hàng chục cơ sở cơ khí sản
xuất nhỏ và vừa, hơn 20 nhóm thợ mộc, thợ nề. Tuy nhiên, cơng nghiệp – tiểu

thủ cơng nghiệp phát triển theo hình thức nhỏ lẻ, thiếu tập trung, chưa có cụm
cơng nghiệp, chưa tạo cơ chế thu hút đầu tư vào địa bàn để phát triển sản xuất
công nghiệp.
3.1.3 Thương mại - Dịch vụ: Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ có
chuyển biến. Cơ sở kinh doanh, dịch vụ và hàng hóa nơng sản thực phẩm chủ
yếu tập trung ở khu vực chợ và các điểm dân cư ở trung tâm xã, thôn. Trên địa
bàn xã có 01 Hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp đã hình thành, bước đầu phát huy
hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dịch vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thông qua
các hoạt động như: điện, thủy lợi, vật tư, giống ....
Trên địa bàn xã còn có điểm tham quan du lịch sinh thái tại Suối Tiên, hàng
năm thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngồi huyện đến tham quan, vui chơi giải
trí; hiện nay địa phương đang kêu gọi các đối tác đến đầu tư mở rộng các hình thức
du lịch.
3.2. Hình thức tổ chức sản xuất:


Ngồi các cơng ty, doanh nghiệp tư nhân đang chuẩn bị đầu tư, trên địa
bàn xã có một hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động dịch vụ: điện,
thủy lợi, liên kết liên doanh với các doanh nghiệp bán lúa giống. Nhìn chung,
hiệu quả hoạt động của hợp tác xã chưa cao, chưa làm tốt vai trò “bà đỡ” đối với
kinh tế hộ. Trong thời gian đến cần đầu tư và phát triển thêm để đa dạng các
hình thức tổ chức sản xuất nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động để đẩy
mạnh tốc độ phát triển kinh tế địa phương.
So với tiêu chí: đạt 40%.
3.3 Cơ cấu lao động:
Tổng số lao động toàn xã năm 2010 có 2.404 lao động. Trong đó: lao
động nơng nghiệp chiếm 77,6%, Công nghiệp - TTCN chiếm 12,1%, Thương
mại - Dịch vụ chiếm 10,3%. Cần tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới và phát triển
các hình thức tổ chức sản xuất; tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh; phát triển công nghiệp,

thương mại dịch vụ và ngành nghề nông thôn nhằm giảm mạnh tỷ lệ lao động
trong nông nghiệp.
4. Văn hóa, xã hội, mơi trường:
4.1 Văn hóa:
Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” thường xun
được quan tâm chỉ đạo, đầu tư nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa. Kết
quả cuối năm 2010 như sau: Gia đình văn hóa: 906 hộ, đạt tỉ lệ 90,8%; xây dựng
quy ước và tổ chức ra mắt tộc văn hóa: 2 tộc; khu dân cư tiến tiến: 5 khu dân cư.
Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thường niên; nhất là trong
các dịp lễ, tết, hội thi cấp xã, cấp huyện; được UBND huyện đánh giá cao.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao nhận
thức cho nhân dân; xây dựng và vận động thực hiện tốt các hương ước, qui ước
cộng đồng thơn, xóm, tộc họ. Khuyến khích thực hiện các phong trào thi đua
yêu nước, tương thân, tương trợ, đồn kết giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm
nghèo... Tuy nhiên, đời sống kinh tế của một bộ phận dân cư thiếu ổn định, tỷ lệ
hộ nghèo trên địa bàn xã cịn cao; cơ sở hạ tầng nơng thơn và nhà ở dân cư cịn
nhiều yếu kém; mơi trường nông thôn chưa đảm bảo nên kết quả thực hiện các
thiết chế văn hóa ở nơng thơn vẫn cịn ở mức thấp. So với tiêu chí đạt 65%.
4.2 Về giáo dục:
Công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học được quan tâm thực hiện; đến
nay xã đã đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ
cập Trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc THCS được tiếp tục học
Trung học: phổ thông, bổ túc, học nghề và các loại hình đào tạo khác đạt 80,5%.
So với tiêu chí: đạt 60%
4.3. Y tế:
Chương trình xây dựng chuẩn quốc gia về y tế đã được triển khai thực
hiện theo kế hoạch, đến nay đã được công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Công tác y tế thôn bản luôn được chú trọng và phát huy hiệu quả tốt.
Thường xuyên tổ chức duy trì thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà
mẹ nuôi con dưới 2 tuổi nhằm tuyên truyền và nâng cao kiến thức cho bà mẹ.



Về cơ sở vật chất xã có 01 Trạm Y tế tại khu trung tâm xã, đội ngũ CBYT
gồm 4 y sĩ; chưa có Bác sỹ. Tổng diện tích trạm y tế là 2.565 m 2, có 6 phịng
khám chữa bệnh và phịng hành chính, nhà cấp 4 với 06 giường bệnh, nhưng đến
nay có một số hạng mục bắt đầu xuống cấp như: nền nhà, tường; còn thiếu nhiều
trang thiết bị phục vụ như: máy siêu âm, phòng tuyên truyền giáo dục, phịng vơ
trùng. Việc xử lý chất thải y tế rắn và lỏng nguy hại theo hưóng phân loại xử lý
tại chỗ, chất thải rắn được thu gom chuyển đến Trung tâm y tế huyện xử lý. Việc
đầu tư tầng hóa trạm Y tế xã và mua sắm các thết bị phương tiện khám chữa
bệnh là vấn đề hết sức cần thiết. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo
hiểm y tế đạt 45%.
So với tiêu chí: đạt 70%.
4.3 Mơi trường:
Tỷ lệ hộ dân trong xã sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 70%; chủ
yếu bằng hình thức giếng đào, giếng khoan gia đình, nguồn nước sinh hoạt luôn
đảm bảo cho nhân dân kể cả trong mùa khơ hạn. Tỷ lệ hộ có đủ 3 cơng trình vệ
sinh (nhà xí, nhà tắm, bể nước sạch) đạt 57%; Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn ni hợp
vệ sinh đạt 30%.
Nhìn chung, các tiêu chí về môi trường của xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn
quy định. Tỷ lệ hộ dân xây dựng 3 cơng trình vệ sinh cịn đạt thấp (57%). Việc
sử dụng nơng dược, phân hóa học trong nơng nghiệp cịn nhiều lạm dụng. Việc
tiêu thoát nước thải, việc thu gom rác thải chưa rộng rãi. Môi trường cây xanh
chưa được chú trọng. Ý thức bảo vệ mơi trường của người dân chưa tốt; tình
trạng vứt rác, xác súc vật chết xuống sơng, suối, lịng kênh còn phổ biến; sự
tham gia của các tổ chức xã hội chưa đóng vai trị tích cực trong phong trào và
hoạt động bảo vệ mơi trường.
So với tiêu chí: đạt 40%.
5. Hệ thống chính trị:
5.1. Các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ:

Có 01 Đảng bộ với 105 Đảng viên, sinh hoạt ở 10 chi bộ. Hằng năm có trên
80% các Chi bộ đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh, khơng có Chi bộ yếu kém. Đảng
bộ xã có 5 năm liền đạt trong sạch vững mạnh, các tổ chức, đồn thể chính trị của
xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng,
phát huy được vai trò lãnh đạo của các Chi bộ Đảng để thực hiện nhiệm vụ chính
trị được giao.
Trên cơ sở cơ chế khuyến khích của huyện Quế Sơn về đào tạo, xây dựng
đội ngũ cán bộ đạt chuẩn về văn hóa, chuyên mơn và chính trị, xã Quế Hiệp đã
chủ động xây dựng phương án quy hoạch đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ của
xã. Đến nay về chuyên môn đã có 6 đồng chí trình độ đại học, đang học đại học
3 đồng chí, về chính trị có 01 cán bộ cao cấp và 25 cán bộ trung cấp. Đội ngũ
cán bộ xã đang tiếp tục được đào tạo để đảm bảo đạt chuẩn.
Chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, đồn thể mặt trận từ thơn đến
xã luôn được quan tâm xây dựng và củng cố, đáp ứng tốt nhiệm vụ lãnh đạo
thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển của địa phương.
So với tiêu chí đạt 85%.
5.2. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:


Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội cơ bản được ổn định và giữ
vững. Lực lượng an ninh, quân sự địa phương luôn đảm bảo về quân số và chất
lượng; sẵn sàng trấn áp các loại tội phạm, các tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn
xã hội khác kịp thời được ngăn chặn và đẩy lùi. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập
phát triển theo xu hướng tồn cầu hóa, với những mặt trái trong cơ chế thị trường tác
động, cùng với những âm mưu diễn biến hịa bình, lợi dụng tơn giáo, dân chủ của
các thế lực thù địch ...; tình hình an ninh và trật tự xã hội vẫn cịn tiềm ẩn những bất
lợi, phức tạp cần phải thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây
dựng lực lượng an ninh, quân sự vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng đập tan mọi âm
mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ Đảng, chính quyền và sự bình n của nhân dân.
So với tiêu chí đạt 90%.

III. Các chương trình dự án đang triển khai xây dựng trên địa bàn xã:
- Trụ sở làm việc UBND xã.
- Tuyến đường quốc phòng (Quế Xuân, Quế Hiệp, Quế Long dài 22 km,
đoạn qua xã Quế Hiệp là 10,3 km).
- Nhà máy gạch Tuynen tại thôn Nghi Thượng.
- Dự án khai thác tài nguyên đất sét và đá trắng tại thôn Lộc Đại.
- Phòng làm việc mẫu giáo.
- Dự án xây dựng hệ thống nước sạch nông thôn phục vụ nhu cầu sử dụng
nước sạch cho nhân dân tồn xã (tại thơn Lộc Đại)
- Cầu Khe nước Lớn thôn Lộc Đại.
- Dự án trồng rừng WB3. Các chương trình bê tơng hóa giao thông nông
thôn, kênh mương nội đồng và các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm đang
triển khai thực hiện của tỉnh.
IV. Đánh giá chung:
Xã Quế Hiệp có qui mơ dân số, lao động, đất đai thuộc loại trung bình của
huyện. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã có nhiều nổ
lực phấn đấu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cơ cấu kinh tế của xã đã có
những bước chuyển tích cực; cơ sở hạ tầng nơng thơn từng bước được đầu tư; hệ
thống trường, trạm, giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt ... khơng ngừng
hồn thiện và đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn
đã có những thay đổi đáng kể. Hệ thống chính trị nông thôn được tăng cường và
không ngừng lớn mạnh về mọi mặt; ln hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị của
địa phương.
Tuy nhiên, với đặc điểm điều kiện tự nhiên không thuận lợi; xuất phát
điểm về kinh tế thấp, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp với sản lượng hàng hóa
thấp, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Cơ sở hạ tầng tuy đã được quan
tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn cịn nhiều yếu kém; mơi trường nơng thơn chưa
đảm bảo; các hình thức tổ chức sản xuất chưa phát triển, cịn ở quy mơ nhỏ, hiệu

quả hoạt động thấp chưa tạo được động lực để thu hút lao động, giải quyết việc
làm nông thôn; thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn ở mức
thấp.


Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế địa phương, với những kết quả
đạt được so với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
theo tinh thần Nghị quyết 26–NQ/TW và Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới;
đến nay xã Quế Hiệp đã đạt được từng nội dung theo tiêu chí nơng thơn mới như
sau:
Tiêu
chí
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19

Nội dung Tiêu chí
Quy hoạch
Giao thơng
Thủy lợi
Điện
Trường học
Cơ sở vật chất văn hóa
Chợ nơng thơn
Bưu điện
Nhà ở nơng thơn
Thu nhập
Tỷ lệ hộ nghèo
Cơ cấu lao động nơng nghiệp
Hình thức tổ chức sản xuất
Giáo dục-Đào tạo
Y tế
Văn hóa
Mơi trường
Hệ thống chính trị
An ninh, trật tự
Số tiêu chí đạt

Mức độ đạt so với tiêu chí Nơng
thơn mới (%)
20
40
50
70

60
50
70
80 (Đạt)
60
8,685 tr.đồng/người (0,62 lần)
27,69/5%
77,6/35%
40
60
70
65
40
85 (Đạt)
90 (Đạt)
03/19 tiêu chí

(Nguồn: báo cáo thống kê văn phịng UBND xã Quế Hiệp năm 2011)
V. Nội dung thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới xã Quế Hiệp
giai đoạn 2011 – 2020
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền
vững, có cơ cấu kinh tế tiến bộ, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được đầu tư xây
dựng hiện đại đạt tiêu chí nơng thơn mới; các điểm dân cư có mơi trường trong
sạch, lành mạnh; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5% vào năm 2020; nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nơng
nghiệp cịn dưới 35% vào năm 2020; phát triển nhiều loại hình tổ chức sản xuất
phù hợp gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ
đô thị theo quy hoạch; an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định; bản sắc văn hóa
địa phương được phát huy; trình độ dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái

được bảo vệ; sức mạnh hệ thống chính trị của xã dưới sự lãnh đạo của Đảng
được tăng cường. Xã Quế Hiệp đạt tiêu chí nơng thơn mới vào năm 2020.
Mục tiêu cụ thể:


- Giai đoạn 2011 - 2015: xây dựng đạt 08 tiêu chí; tiếp tục nâng cao các
tiêu chí cơ bản đã đạt năm 2010 (03 tiêu chí). Phấn đấu hồn thành tiêu chí Quy
hoạch xây dựng nơng thơn mới trong năm 2011.
- Giai đoạn 2016 - 2020: tiếp tục xây dựng đạt được 08 tiêu chí cịn lại;
nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015. Hồn
thành mục tiêu xây dựng xã nơng thơn mới vào năm 2020.
Bảng lộ trình thực hiện các tiêu chí nơng thơn mới:
Tiêu chí
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19

Nội dung tiêu chí
Quy hoạch
Giao thơng
Thủy lợi
Điện
Trường học
Cơ sở vật chất văn hóa
Chợ nơng thơn
Bưu điện
Nhà ở nông thôn
Thu nhập (8,685 tr.đồng/người)
Tỷ lệ hộ nghèo
Cơ cấu lao động nơng nghiệp
Hình thức tổ chức sản xuất
Giáo dục-Đào tạo
Y tế
Văn hóa
Mơi trường
Hệ thống chính trị
An ninh, trật tự
Số tiêu chí đạt

Hiện trạng 2010
(%)
20
40
50

70
60
50
70
80 (Đạt)
60
(0,62 lần)
27,69/5%
77,6/35%
40
60
70
65
40
85 (Đạt)
90 (Đạt)
03/19 tiêu chí

Mức độ hồn thành tiêu chí (%)
2011-2015
2016-2020
Đạt
65
Đạt
70
Đạt
Đạt
Đạt
75
Đạt

Đạt
Đạt
1,00 lần
12,5
50
70
Đạt
Đạt
Đạt
65
08/19

1,4 lần
< 5% (Đạt)
< 35% (Đạt)
Đạt

Đạt
08/19

(Nguồn: báo cáo thống kê văn phòng UBND xã Quế Hiệp năm 2011)
2. Căn cứ pháp lý để xây dựng và thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới tại xã:
- Nghị quyết 26 –NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW Đảng khóa X.
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
-Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới; Quyết định số: 800/QĐTTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG
xây dựng nơng thơn mới.

-Thơng tư 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới.
-Thơng tư Liên tịch số: 26/TTLT-BNN&PTNT-BKHĐT-BTC ngày
13/4/2011 hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg của
Chính phủ.
-Nghị định số: 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.


-Thông tư liên tịch số 13/2011/TTL-BXD-BNN&PTNT-BTNMT ngày
28/10/2011 của các bộ: bộ xây dựng, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ
tài nguyên và môi trường về Quy định lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới.
-Quyết định số 65/2011/QĐg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng chính phủ
về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản,thủy
sản.
-Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01/9/2011 của hội nghị tỉnh ủy Quảng
Nam lần thứ 6 (khóa XX) về tiếp tục thự hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy
BCH TW Đảng (khóa X) về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với thực
hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới.
-Chỉ thị số: 22/CT-UBND ngày 28/10/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về
việc triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
tỉnh.
-Kế hoạch 4016/UBND tỉnh Quảng Nam về việc tổ chức phong trào thi
đua xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015 và đến năm
2020.
-Các Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có liên quan; các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của BCĐ thực hiện Chương trình nơng thơn mới các
cấp.
-Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 về việc phê

duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Quế Hiệp giai đoạn 2011 - 2020 được
UBND huyện Quế Sơn phê duyệt.
-Căn cứ đặc điểm điều kiện tự nhiên và thực trạng tình hình kinh tế xã
hội, kết quả thực hiện chương trình của địa phương xã Quế Hiệp.
3. Nội dung nhiệm vụ thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới
3.1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đến cuối năm 2012, tiến hành điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 gắn với hạ tầng thiết yếu phục vụ
sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp-Tiểu thủ cơng nghiệp và thương
mại-dịch vụ. Quy hoạch điểm dân cư nông thôn và hạ tầng kinh tế-xã hội, môi
trường theo chuẩn nông thôn mới (gọi chung là Quy hoạch tổng thể xây dựng
nông thôn mới) đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2012.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể tiến hành hợp đồng với đơn vị tư vấn quy
hoạch chi tiết các ngành, các phân khu chức năng đáp ứng yêu cầu xây dựng
nông thôn mới theo khả năng nguồn lực của địa phương và theo tiến độ.
Kinh phí thực hiện quy hoạch: 350 triệu đồng.
Các giải pháp đảm bảo công tác quy hoạch:
- Nguồn nhân lực: thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phải do ban quản lý xã
và Ban phát triển thôn làm là chính, với sự tham gia của đơn vị tư vấn. Nguồn
kinh phí được sử dụng từ ngân sách Nhà nước, các cấp phân bổ có mục tiêu để
thực hiện.
- Trong quá trình quy hoạch và xây dựng, thực hiện chương trình Ban
quản lý xã phải thực hiện đúng qui trình tổ chức cơng khai lấy ý kiến đóng góp


của cộng đồng dân cư, thông qua HĐND xã và trình cấp thẩm quyền đúng theo
qui định.
- Nội dung quy hoạch thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới phải
đảm bảo tính kế thừa và phát triển theo chuẩn nơng thơn mới qui định. Định hướng
bố trí quy hoạch phải triệt để tiết kiệm đất sản xuất nông nghiệp; nhất là đất lúa, tận

dụng tối đa diện tích đất chưa sử dụng, đất sản xuất kém hiệu quả để xây dựng các
cơng trình phi nơng nghiệp.
3.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
3.2.1 Giao thông:
- Đề nghị huyện quan tâm đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông (ĐH) trên
địa bàn xã hiện nay đang xuống cấp nặng, gồm:
+Tuyến Quốc Phòng (Quế Thuận) đến giáp xã Quế Long, chiều dài 6,9
km.
+Tuyến Ngõ ông Thơ Quế Thuận đến giáp chợ Sơn Trung, chiều dài 1,5
km.
- Hệ thống đường giao thông do xã quản lý cần tập trung đầu tư khớp nối
với các trục giao thơng chính ĐH, đường quốc phịng tạo điều kiện giao thơng đi
lại thơng suốt giữa các thơn, xóm dân cư và các hệ giao thơng trục chính nội
đồng thuận tiện trong sản xuất của nhân dân.
+ Giai đoạn 2011 – 2015: hoàn thành bê tơng hóa 8,6 km đường xã (trong
đó mở mới 3,7 km), có mặt cắt trung bình 5 m và 7,8 km đường trục thơn, liên
thơn, có mặt cắt trung bình 3 m; 5 km đường giao thơng trục chính nội đồng.
Xây dựng 5 cầu và 15 cống bản trên các tuyến.
+ Giai đoạn 2016-2020: Huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, hồn
thành việc cứng hóa 10,3 km đường ngõ xóm; xây dựng 5 km giao thơng nội
đồng. Xây dựng 03 cầu và 10 cống bản trên các tuyến. Kinh phí đầu tư : 22.930
triệu đồng. Giải pháp tổ chức thực hiện:
-Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn được
thực hiện theo Cơ chế 29 của tỉnh và Đề án phát triển giao thông nông thôn giai
đoạn 2016 -2020 của huyện (Ngân sách tỉnh và huyện 55%; Ngân sách xã, nhân
dân đóng góp và các nguồn huy động khác 45%), theo Cơ chế 58 của tỉnh đường
ngõ xóm huy động sức dân để thực hiện. Đường ngõ xóm huy động sức dân để
thực hiện, ngồi nguồn vốn kinh phí theo cơ chế, xã và nhân dân phải tích cực
vận động các nhà tài trợ, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã, các con em trong
xã đi làm ăn xa góp phần hổ trợ để giảm bớt chi phí đóng góp của nhân dân để

thực hiện bê tơng hóa giao thơng nơng thơn.
- Đối với việc giải phóng mặt bằng để xây dựng giao thơng nông thôn
nhân dân tự hiến đất, cây cối, hoa màu vật kiến trúc có trên đất để giải phóng
mặt bằng và huy động sức dân để đắp nền đường trước khi tiến hành bê tơng
hóa.
- Đối với các cơng trình do Tỉnh, Huyện làm chủ đầu tư, UBND xã có
trách nhiệm phối hợp thực hiện hồn thiện cơng tác giải phóng mặt bằng để
phục vụ xây dựng dự án, hỗ trợ tạo điều kiện xây dựng cơng trình đảm bảo tiến
độ đề ra.


- Đối với các cơng trình do xã làm chủ đầu tư: Tiến hành xây dựng kế hoạch
tiến độ và nguồn vốn đảm bảo để thực hiện. Thành lập Ban quản lý các cơng trình để
trực tiếp thực hiện và quản lý dự án; các ngành chức năng của huyện hướng dẫn kỹ
thuật xây dựng, kỹ thuật duy tu bảo dưỡng và quản lý sử dụng sau khi xây dựng
hoàn thành.
3.2.2. Thuỷ lợi:
Để đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho nhân dân trong và ngoài xã.
Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng hồ chứa nước Nam Lộc Đại để mở rộng
tăng diện tích nước tưới khoảng 200 ha để phát triển sản xuất, dự kiến đầu tư 50
tỷ.
Địa phương tập trung huy động các nguồn lực cùng với sự hỗ trợ của Nhà
nước đầu tư kiên cố hóa 30,85 km kênh mương nội đồng; xây dựng 120 cống
tưới, tiêu các loại đảm bảo tăng năng lực tưới và hiệu quả sản xuất nơng nghiệp.
Kinh phí đầu tư: 64.122 triệu đồng.
3.2.3. Điện:
- Để tiếp tục hoàn thiện hạ tầng điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và sinh
hoạt của nhân dân đạt tiêu chí của Bộ tiêu chí qui định, trong thời gian thực hiện
chương trình trong giai đoạn 2011-2015, đề nghị ngành Điện lực mở rộng hệ thống
điện đến các khu dân cư, cụm công nghiệp, dịch vụ được quy hoạch; xây dựng mới

3 trạm biến áp có cơng suất 150KVA, 4 km đường dây Trung áp và 8 km đường
dây hạ thế.
- Địa phương đề nghị tỉnh, huyện đầu tư lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng
công cộng theo trục đường ĐH từ Quế Thuận đến khu du lịch suối Tiên có chiều
dài 6 km. Ngân sách địa phương cùng với huy động cộng đồng đóng góp xây
dựng hệ thống điện chiếu sáng dọc theo các trục giao thơng chính của xã và cải
tạo, nâng cấp đường dây sau công tơ nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng sử
dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 98%.
Phần ngân sách huyện, tỉnh, địa phương và nhân dân đóng góp đầu tư xây
dựng điện chiếu sáng cơng cộng và cải tạo lưới điện sau công tơ của hộ.
3.2.4. Trường học:
Tiếp tục duy trì trường đạt chuẩn quốc gia, lập kế hoạch đầu tư xây dựng
khối phòng chức năng, khối hành chính, thiết bị dạy học, tường rào cổng ngõ và
cơng trình phụ cho giáo viên và học sinh đảm bảo yêu cầu đạt chuẩn nông thôn
mới.
-Đối với trường Tiểu học: Từ năm 2011 – 2015 cần đầu tư xây mới 03
phòng học, tăng 3 lớp nhằm đảm bảo qui mơ 35 học sinh/lớp; xây dựng 02
phịng chức năng và các cơng trình phụ của giáo viên và học sinh.
-Đối với trường Trung học cơ cở: Từ năm 2011 – 2015 đầu tư xây mới 03
phòng chức năng và tiếp tục sữa chữa, nâng cấp 4 phòng học đảm bảo theo tiêu
chí của Bộ xây dựng.
- Đối với trường Mẫu giáo: Tiếp tục duy trì các phân hiệu trường hiện có
và để đảm bảo trường đạt chuẩn quốc gia thì cần đầu tư xây dựng phịng làm
việc của ban giám hiệu, 01 phòng học, 02 phòng chức năng và sân chơi phục vụ
cho học sinh. Huy động cộng đồng đầu tư nâng cao các thiết bị phục vụ cho việc


học và vui chơi cho các cháu. Kinh phí đầu tư nâng cấp trường học: 6.000 triệu
đồng.
3.2.5. Cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu điện:

3.2.5.1. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao xã và
thơn:
Nhà sinh hoạt VH-khu thể thao xã :
Trong giai đoạn 2011-2015 tập trung xây dựng hồn thành cơng trình Nhà
văn hố và khu thể thao tại trung tâm xã. Quy hoạch công viên và khu vui chơi
trẻ em và đưa vào kế hoạch huy động đầu tư vào năm 2016-2017. Xây dựng kế
hoạch quản lý tốt hệ thống truyền thanh không dây và bổ sung 03 cụm loa (tại
ngõ ông Hà thôn Nghi Hạ, ngõ ông Khánh tại thôn Lộc Đại và xóm Đá tại thơn
Nghi Sơn) nhằm đảm bảo phục vụ tốt thông tin cho nhân dân.
Cần nâng cấp, xây dựng 5/5 nhà văn hóa thơn và quy hoạch mở rộng diện tích
khn viên sử dụng để đạt chuẩn (đủ diện tích khn viên: 1.000m 2 trở lên, diện tích
nhà: 80m2 trở lên; đủ trang thiết bị sinh hoạt; có tường rào, cổng ngõ, bảng tên); xây
dựng sân bóng chuyền, sân cầu lơng mặt bằng bê tơng và sân bóng đá mi ni. Tại mỗi
nhà văn hóa thơn cần huy động nhân dân mua sắm trang thiết bị, xây dựng vườn cây
xanh... đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng sinh hoạt của cộng đồng tại thôn.
Khôi phục các di tích lịch sử đã được cơng nhận xếp hạng và chưa được
cơng nhận. Kinh phí đầu tư: 7.500 triệu đồng.
3.2.5.2. Chợ nơng thơn:
Tạo cơ chế và chính sách thơng thống để thu hút các hộ kinh doanh vào đầu
tư kinh doanh tại chợ. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng bổ sung
các hạng mục như: nhà xe, nhà làm việc ban quản lý, tường rào, cổng ngõ, hệ thống
điện,..; đồng thời mở rộng để hình thành trung tâm đầu mối tiếp nhận giao thương
hàng hoá với bên ngồi; xây dựng trạm thu mua nơng sản tập trung tại trung tâm
chợ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trao đổi, mua bán hàng hoá tại địa
phương.
Kinh phí đầu tư: 2.000 triệu đồng, do ngân sách Nhà nước và cộng đồng đóng
góp.
3.2.5.3 Bưu điện:
Nâng cao chất lượng hoạt động của các dịch vụ hiện có tại Bưu điện trung
tâm xã. Khuyến khích các thành phần kinh tế, hộ nhân dân đầu tư kinh doanh,

dịch vụ mạng internet trên địa bàn xã nhằm đáp ứng yêu cầu truy cập thơng tin
thuận lợi, nhanh chóng của người dân.
Kinh phí thực hiện: 500 triệu đồng, do doanh nghiệp và cộng đồng đóng
góp.
3.2.6. Nhà ở dân cư:
Theo kết quả điều tra đầu năm 2011 tồn xã cịn 55 nhà tạm chiếm 5,51 %.
Ngồi nguồn ngân sách Nhà nước bố trí, cần huy động các cơ quan, doanh
nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp để hồn thành cơng tác xóa nhà tạm trên địa
bàn xã vào năm 2012.


Bố trí, sắp xếp dân cư theo quy hoạch điểm dân cư nông thôn trên địa bàn
xã; mặt khác tiếp tục đầu tư, khai thác phát triển khu dân cư ở những nơi có các
cơng trình cơ sở hạ tầng có sẵn một cách hiệu quả.
Tăng cường cơng tác vận động nhân dân thực hiện chỉnh trang nhà ở, cải
tạo vườn, ao, chuồng ...theo quy hoạch, theo thiết kế mẫu nhà, mẫu vườn nhằm
xây dựng khu dân cư nông thôn mới khang trang, sạch đẹp.
Kinh phí đầu tư: 10.000 triệu đồng. Gồm có ngân sách nhà nước, vốn vay
và nhân dân tự đầu tư, huy động nguồn vốn khác.
3.3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất:
3.3.1. Về phát triển kinh tế:
Tập trung khai thác tối đa và có hiệu quả tiềm năng, tài nguyên và những
lợi thế của xã để phát triển kinh tế. Tập trung đầu tư các dự án kinh tế nông, lâm
nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung chuyên canh; sản xuất nơng
nghiệp cơng nghệ cao; nhanh chóng hình thành các cụm điểm công nghiệp vừa
và nhỏ, phát triển ngành nghề mới và khôi phục các ngành truyền thống của địa
phương; đa dạng hóa các hình thức kinh doanh thương mại, dịch vụ và du lịch;
chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở khu vực chợ, khu du lịch suối Tiên
nhằm tạo điểm nhấn phát triển thương mại, du lịch.
Từ nay đến năm 2020 duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao bình quân hàng

năm từ 13 - 15%, trong đó ngành nơng, lâm nghiệp tăng bình quân 4%/năm;
đảm bảo tổng giá trị sản xuất xã hội toàn xã đến năm 2015 tăng gấp 2 lần hiện
nay (đạt khoảng 82 tỷ đồng) và đến năm 2020 tăng gấp 2,5 lần năm 2015 (đạt
khoảng 200 tỷ đồng). Thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 25 triệu
đồng/người/năm. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của xã theo hướng: Nông
nghiệp chiếm 40%, Công nghiệp - TTCN 24% và Thương mại-Dịch vụ chiếm
36%; tỷ lệ lao động trong nơng nghiệp cịn dưới 35%. Thực hiện tốt các chính
sách an sinh xã hội, tích cực xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020
còn dưới 5%.
- Chi tiết các ngành sản xuất như sau:
3.3.1.1. Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp:
Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và những điều kiện cụ thể sản xuất ở địa
phương, xác định các sản phẩm mũi nhọn cần tập trung đầu tư tạo ra khối lượng
hàng hoá đạt giá trị cao, nhằm đảm bảo tốc độ tăng bình quân trên 4% năm. Đến
năm 2020 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt trên 80 tỷ đồng. Theo đó, sản
xuất nông nghiệp cần tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:
a. Trồng trọt:
- Cây lúa: Bên cạnh việc ổn định diện tích 2 vụ lúa chủ động nước khoảng
200 ha, cần đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương để mở rộng diện tích nước
tưới.
- Cây ngơ: Mở rộng diện tích lên 30 ha, chú ý phát triển ngô Đông xuân
đối với những chân ruộng không chủ động nước tưới, gắn việc trồng ngô để tạo
nguồn thức ăn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Cây lạc: Luân canh hợp lý để mở rộng diện tích gieo trồng lên trên 50
ha, năng suất đạt trên 20 tạ/ha.


- Tập trung thâm canh giống sắn KM94 trên diện tích 220 ha. Xây dựng
vùng rau sạch khoảng 1-2 ha ở các thôn chủ động nước tưới (như thôn Lộc Đại,
Nghi Thượng) tạo sản phẩm rau an toàn cung cấp cho thị trường trong và ngoài địa

phương.
- Các loại cây trồng có diện tích nhỏ, sản xuất khơng thành vùng tập trung
như một số loại cây rau, đậu, khoai lang, v.v… tiếp tục khuyến khích nơng dân
thâm canh để phục vụ chăn nuôi phát triển kinh tế hộ.
b. Chăn nuôi:
Xác định các đối tượng nuôi chủ yếu: Chăn nuôi trâu thịt, bị thịt (theo
hướng sinh hố), tăng tổng đàn trên 10%/năm, đến năm 2020 đàn trâu đạt
khoảng 900 con, đàn bò trên 2000 con; tăng tổng đàn heo trên 12%/năm, đến
năm 2020 tổng đàn đạt trên 5000 con; trong chăn nuôi heo thịt chú trọng phát
triển theo hướng siêu nạc; chăn ni gà thịt theo hình thức gà thả vườn.
c. Kinh tế vườn – Kinh tế trang trại:
Cải tạo và phát triển kinh tế vườn – kinh tế trang trại khơng chỉ để phát
triển kinh tế mà cịn tạo ra một nét mới trong văn hóa của một xã nơng thơn mới.
Vì vậy, phát triển kinh tế vườn – kinh tế trang trại là một trong những nội dung
cần tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Cơ cấu chủng loại cây trồng đối với kinh tế vườn bao gồm: mở rộng diện
tích trồng tiêu, trồng các loại cây ăn quả có múi (bưởi, chanh), chuối, đu đủ, ổi,
mãng cầu… các loại cây trồng này cần chú trọng đến việc chọn giống có năng
suất và chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương. Các vườn
có diện tích dưới 500 m2 khuyến khích và hướng dẫn nhân dân trồng các rau,
cây thực phẩm ngắn ngày, hoa, cây cảnh…
Giải pháp chủ yếu: Hướng dẫn cụ thể cho từng hộ về thiết kế, cải tạo vườn
tạp, bố trí cây trồng và con vật nuôi trong kinh tế vườn thật phù hợp với đặc điểm
từng vườn, để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa tạo ra sinh cảnh đẹp theo hướng
V.A.C. Bằng nguồn vốn lồng ghép và chính sách hỗ trợ của tỉnh về xây dựng vườn
điểm.
Về lâm nghiệp: Với lợi thế của địa phương diện tích đất lâm nghiệp có
3.254,37 ha (chiếm 82,1%). Xem đây là thế mạnh để phát triên kinh tế của địa
phương; trong thời gian đến cần có những chính sách khyến khích giao đất, giao
rừng cho nhân dân tham gia phát triển kinh tế lâm nghiệp. Xây dựng các mơ

hình trang trại nơng-lâm kết hợp; nơi có độ dốc thấp, tương đối bằng phẳng sẽ
xây dựng trang trại nuôi heo, gia cầm; nơi độ dốc cao hơn thì trồng cây ngun
liệu giấy kết hợp chăn ni bị đàn, chăn ni dê…Tích cực vận động, khuyến
khích nhân dân trồng rừng với các loài cây bản địa, gỗ quý ở những nơi có điều
kiện, để tăng hiệu quả từ nguồn rừng.
Để phát triển kinh tế nông nghiệp như nói trên cần lưu ý một số giải pháp chủ yếu
như:
Công tác quy hoạch phát triển sản xuất: Quy hoạch vùng sản xuất các
giống lúa chất lượng cao; quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung; gia súc, gia
cầm tập trung,…Lưu ý các quy hoạch sản xuất cần chú ý đến thiết kế xây dựng
giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng, nhằm chủ động tưới, tiêu và thực
hiện cơ giới hoá trong sản xuất.


Bằng nhiều hình thức, đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ
thuật cho nông dân; chú ý xây dựng các mơ hình sản xuất nơng - lâm - nghiệp,
như mơ hình làm vườn, xây dựng các mơ hình canh tác tiến bộ, mơ hình phát
triển các loại giống cây, con mới có triển vọng, mơ hình sản xuất nông sản
sạch... đào tạo lực lượng nông dân chủ chốt, giỏi nghề nông để hướng dẫn, giúp
đỡ cộng đồng cùng phát triển; tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân.
Liên kết, liên doanh, kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ nông
sản từ các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, theo hướng: Doanh nghiệp là hạt
nhân, người sản xuất là các vệ tinh; Doanh nghiệp đầu tư giống và vật tư đồng
thời bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết.
Phát huy vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong công tác liên kết, liên
doanh kêu gọi đầu tư, tiêu thụ nông sản và cung cấp các dịch vụ nông nghiệp.
Hợp tác xã thực sự là ‘‘bà đỡ’’ đối với kinh tế hộ.
3.3.1.2 Công nghiệp–Tiểu thủ công nghiệp:
Phấn đấu tăng tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm trên 24%
trong cơ cấu kinh tế của xã, Quy hoạch cụm công nghiệp gị Làng tại thơn Nghi

Thượng 9 ha; ưu tiên kêu gọi các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động vào đầu
tư sản xuất. Quy hoạch bố trí sắp xếp phát triển các loại hình cơng nghiệp, tiểu
thủ cơng nghiệp để thu hút đầu tư và giải quyết lao động tại địa phương. Tập
trung phát triển các ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp như: chế biến nông
sản, thực phẩm, lắp ráp sửa chữa cơ khí nhỏ, điện tử, điện lạnh… và tiếp tục phát
triển một số ngành như may mặc, mộc dân dụng, điêu khắc... Dự kiến thu hút 2 3 doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất tại cụm công nghiệp. Hàng năm mở 2 lớp đào
tạo khoảng 50-80 học viên về các nghề tre đan, mộc điêu khắc, mộc dân dụng…
gắn đào tạo với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, tạo nguồn lao động cho
doanh nghiệp.
3.3.1.3 Thương mại-Dịch vụ:
Tiếp tục phát triển thương mại dịch vụ tại chợ Sơn Trung, đầu tư mở rộng
các dịch vụ để trở thành chợ kinh doanh buôn bán các mặt hàng đa dạng.
Tiếp tục phát triển và mở rộng các hoạt động thương mại như: kinh doanh
các hàng hóa lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, sản
phẩm làng nghề, cũng như các dịch vụ văn hóa - thể thao, ăn uống,... nhằm phục
vụ cho nhu cầu nhân dân trong xã và hướng đến đáp ứng nhu cầu cho nhân dân
các địa bàn xung quanh và các doanh nghiệp trên địa bàn xã.
Tổ chức cửa hàng tiện lợi để người tiêu dùng tự lựa chọn mặt hàng theo
yêu cầu, đảm bảo văn minh thương mại. Tổ chức tốt các hoạt động thu mua, chế
biến, tiêu thụ nông sản địa phương.
Kêu gọi và xúc tiến đầu tư khu du lịch sinh thái suối Tiên trở thành điểm
tham quan du lịch hấp dẫn trên địa bàn huyện và từng bước trở thành điểm chính
trong các tua, tuyến du lịch của tỉnh.
3.3.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất:
* Đổi mới hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp:
Tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm
được chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế tập thể.
Thống nhất nhận thức về quan điểm, bản chất mơ hình hợp tác xã kiểu mới.



Hướng dẫn và tạo điều kiện để hợp tác xã mở rộng các hoạt động dịch vụ
chuyên ngành trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm...
để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
* Phát triển kinh tế trang trại:
Quy hoạch và xây dựng một số khu chăn nuôi tập trung, vùng nuôi thuỷ
sản nước ngọt tập trung ở hồ chứa nước Suối Tiên, kêu gọi đầu tư để xây dựng
các trang trại phát triển sản xuất hàng hoá và giải quyết lao động ở địa phương.
Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ để hình thành và thu hút các Doanh
nghiệp vừa và nhỏ tham gia đầu tư phát triển sản xuất.
Bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức về thị trường, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng
quản lý và chính sách cho chủ trang trại tiếp cận và hưởng lợi từ các chính sách của
nhà nước.
3.4 Văn hóa, xã hội, mơi trường:
3.4.1 Giáo dục và đào tạo:
Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi, phổ cập THCS, nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia;
tiếp tục thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục Trung học. Thực hiện các
chính sách khuyến khích, vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ tạo điều kiện
cho học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học Trung học (phổ thông, bổ túc,
học nghề,…) đạt 90% ; tham gia thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề cho lao
động nơng thơn theo chương trình mục tiêu của Chính phủ và Đề án đào tạo
nghề , giải quyết việc làm của tỉnh, huyện nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt trên 35% vào năm 2015.
Giải pháp chủ yếu: Củng cố Hội đồng giáo dục và trung tâm học tập cộng
đồng xã, tăng cường đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức này để phát huy hiệu
quả thực sự. Phối hợp Trung tâm Giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp huyện
mở các lớp bổ túc văn hóa trung học, giáo dục hướng nghiệp, liên kết đào tạo
nghề cho những người có nhu cầu. Tăng tỷ lệ đối tượng trong độ tuổi phổ cập
vào các trường Trung học chuyên nghiệp. Thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào
học các trường dạy nghề theo Đề án của huyện đã ban hành.

Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân; thu hút doanh nghiệp
phát triển mở rộng sản xuất để giải quyết lao động; tham gia cùng địa phương
trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Kinh phí thực hiện : 1.500 triệu
đồng.
3.4.2. Y tế:
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Thực
hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế tại trạm y tế xã và y tế thôn đáp ứng yêu cầu
khám, chữa bệnh ban đầu và bệnh thông thường cho nhân dân; phấn đấu trạm y tế
xã đạt 10 chuẩn theo qui định vào năm 2015. Khuyến khích nâng cao tỷ lệ người
dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt trên 60%. Một số giải pháp chủ yếu:
Xúc tiến công tác đầu tư và huy động nguồn lực nâng cấp tầng hóa trạm y
tế xã đủ chuẩn; từng bước đầu tư các thiết bị kỹ thuật cao như: Máy siêu âm,
máy điện tim, máy xét nghiệm nước tiểu, kính hiển vi cho trạm y tế cơ sở phục
vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.


Kiện toàn bộ máy tổ chức, phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, tăng cường sự
phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan, ban ngành, mặt trận, đoàn thể của xã
nhằm huy động tối đa sức mạnh tổng hợp trong công tác chăm lo sức khoẻ nhân
dân.
Củng cố đội ngũ y tế thôn, đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác
sơ cấp cứu thông thường cho nhân dân trong thơn.
Kinh phí đầu tư: 3.500 triệu đồng.
3.4.3. Xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh.
Xây dựng thơn văn hố, con người văn hố có nếp sống văn minh, lịch sự,
có tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau “tối lửa tắt đèn có nhau’’.
Mục tiêu duy trì các chỉ tiêu về đời sống văn hóa: hằng năm đạt 90% gia đình
văn hóa; 5/5 thơn văn hóa, tỉ lệ 100%. Số người luyện tập thể dục thể thao trên
35%, tham gia hoạt động văn nghệ 60%; số gia đình luyện tập thể dục thể thao

trên 50%.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán
bộ, nhân dân về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về văn hóa và cơng tác văn hóa: Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII; kết
luận Hội nghị Trung ương IX, Khoá IX về xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc;
Đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;
củng cố ban chỉ đạo cấp xã, ban vận động các thôn.
Tiếp tục phát huy truyền thống văn hố tốt đẹp của địa phương như: tình
u quê hương, tự hào về truyền thống xã anh hùng, tinh thần tương thân, tương
ái, giúp nhau phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo; tiếp tục phục hồi hát tuồng,
bài chịi, các lễ hội văn hố trên địa bàn; khơi phục các di tích lịch sử.
Bổ sung các quy ước về thơn văn hóa, tộc văn hóa, cơ quan - đơn vị văn
hóa phù hợp với yêu cầu phát triển xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa; có cán bộ chun trách
văn hóa - thể thao tại xã, cộng tác viên văn hóa - thơng tin tại thơn (Bí thư chi
đồn kiêm nhiệm). Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý Nhà nước trên lĩnh
vực này.
Kinh phí thực hiện: 800 triệu đồng
3.4.4 Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn.
Bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho người dân nông thôn, trên cơ sở tăng
cường, cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; nâng cao
nhận thức, hành vi bảo vệ môi trường, vệ sinh cộng đồng và vệ sinh cá nhân.
Giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm môi trường cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh và sinh hoạt của người dân.
Xây dựng môi trường nông thôn theo hướng phát triển bền vững, văn minh, sạch,
đẹp.
Chỉ tiêu phấn đấu đến 2020:
+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh họat hợp vệ sinh: 100%.
+ Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 85%.

+ Tỷ lệ hộ có đủ 03 cơng trình hợp vệ sinh đạt chuẩn 100%


+ Xây dựng 01 khu thu gom rác tập trung để vận chuyển đến khu vực xử lý
chung của huyện. Thành lập 05 tổ vệ sinh thơn, xóm ở các thôn để thu gom rác
thải.
+ Cải tạo nâng cấp hệ thống rãnh thốt nước trong thơn xóm có khu dân cư tập
trung.
+ Quy hoạch xây dựng và ban hành quy chế quản lý nghĩa trang.
+ Quy hoạch xây dựng 01 lò giết mổ tập trung ở trung tâm xã đảm bảo vệ
sinh an tồn thực phẩm và vệ sinh mơi trường.
Giải pháp chủ yếu:
Quy hoạch và hình thành trang trại chăn nuôi tập trung đảm bảo tiêu
chuẩn về môi trường. Xây dựng lò giết mổ gia súc tập trung. Xây dựng công
viên cây xanh khu trung tâm xã theo quy hoạch. Xây dựng hệ thống thoát nước
thải Chợ và khu dân cư xã, hồn chỉnh hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt,
Xây dựng phương án thu gom rác thải trên địa bàn xã; hình thành nhiều
cụm thu gom rác thải tập trung bằng cách lắp đặt các thùng chứa rác công cộng
và bãi thu gom rác thải tập trung. Các thơn có trách nhiệm thành lập tổ quản lý
và thu gom rác đến nơi quy định.
Yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh có giải pháp xử lý khí thải, nước
thải trước khi thải ra mơi trường bên ngồi.
Kinh phí thực hiện: 7.500 triệu đồng.
3.5. Củng cố, nâng cao chất lượng các tổ chức trong hệ thống chính trị:
* Về xây dựng hệ thống chính trị của xã: Đến năm 2015 có 100% cán
bộ xã đạt ba chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ; trong đó có trên 50% cán bộ
đại học, 85% cán bộ có trình độ Trung cấp chính trị, 15% cao cấp. Mỗi năm phát
triển 8 - 10 đảng viên; trên 80% Chi bộ và Đảng bộ xã đạt trong sạch vững
mạnh; tỷ lệ đảng viên, cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ trên 90%. Chính quyền
xã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ; các đồn thể chính trị, xã hội hồn thành tốt

nhiệm vụ và đạt tiên tiến trở lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã
hội được giữ vững. Giải pháp chủ yếu:
Tập trung xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư
tưởng tổ chức. Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, đảm bảo đề ra các chủ
trương giải pháp định hướng phù hợp với mơ hình nơng thơn mới. Tăng cường
cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các chủ
trương chính sách về xây dựng mơ hình nơng thơn mới, nhằm tạo sự nhất trí cao
và đồng thuận trong nhân dân về thực hiện mơ hình nông thôn mới .
Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đảng viên. Thực
hiện tốt cơng tác cán bộ, bố trí nhằm tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh
giá đề bạc cán bộ. Tăng cường công tác kết nạp và quản lý đảng viên. Phát huy vai
trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên trong xây dựng nông thôn mới.
Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của mặt trận, các đồn thể; cũng
cố địa bàn từng thơn, tổ đồn kết, tổ chức các phong trào hoạt động cách mạng...
Thu hút đơng đảo cán bộ, đồn, hội viên tham gia một cách thiết thực, hiệu quả.
-Nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền :
Phát huy vai trị giám sát của Hội Đồng Nhân Dân xã, nâng cao chất lượng các
kỳ họp của Hội đồng nhân dân và vai trò của từng vị đại biểu HĐND. Đẩy mạnh


cải cách hành chính nhà nước và sẽ cải cách các thủ tục liên quan đến giải quyết
các công việc của nhân dân, doanh nghiệp như: về đất đai, hộ tịch, giải quyết
chính sách... Phát huy dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân
tham gia xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đóng góp ý kiến vào q
trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành
chính, xây dựng và nâng cao ý thức phục vụ nhân dân của từng cán bộ công
chức .
Phát huy vai trị của hệ thống chính trị từ xã đến thôn, nhất là sự lãnh đạo
của Đảng ủy xã trong tổ chức xây dựng mơ hình nơng thơn mới . Mỗi tổ chức
trong hệ thống chính trị cần xác định nhiệm vụ xây dựng mơ hình nơng thơn mới

là nhiệm vụ trọng tâm của mình, từ đó trong chương trình hoạt động cần lồng
ghép nội dung này để triển khai thực hiện có hiệu quả.
Trong q trình triển khai thực hiện xây dựng nơng thơn mới, cần phát huy
vai trị hoạt động của khối Dân vận, Ban công tác mặt trận ở từng thôn để thực
hiện tốt công tác vận động quần chúng, nhằm thu hút và phát huy sức mạnh tổng
hợp của nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, làm cho mỗi
người dân trong cộng đồng dân cư xem việc xây dựng nông thôn mới là trách
nhiệm và quyền lợi của chính mình, từ đó tích cực tham gia thực hiện bằng các
biện pháp và hành động cụ thể.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện chương
trình nơng thơn mới; qua đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá
nhân có thành tích tốt, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn
tại hạn chế, thấy được những khó khăn, vướng mắc để đề nghị cấp có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung để triển khai thực hiện tốt hơn.
* Về cơng tác an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội
Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết của trung ương, tỉnh, huyện
về đảm bảo an ninh chính trị-trật tự an tồn xã hội, nâng cao tinh thần cảnh giác
cách mạng, đấu tranh thực hiện có hiệu quả về các âm mưu “Diễn biến hịa
bình” và “Bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch.
Xây dựng nền Quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững
chắc. Thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ
quốc, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã
hội. Hằng năm, tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Công an
viên, tổ an ninh nhân dân, dân quân, dự bị động viên.
Phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải cơ sở, tăng cường công tác
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, phát huy vai trò của
trung tâm học tập cộng đồng trong việc mở các lớp tuyên truyền kiến thức pháp
luật. Xây dựng điểm tiếp dân, giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của
nhân dân, không để xảy ra điểm nóng phức tạp. Tập trung xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân, trong cộng đồng dân cư, các tổ chức đồn thể tham gia giải

quyết có hiệu quả các vụ việc xảy ra trên địa bàn. Xây dựng các mơ hình, câu
lạc bộ ở xã, ở thơn khơng có người vi phạm pháp luật .
Kinh phí thực hiện : 1.200 triệu đồng.
4. Tổng hợp vốn và phân bổ cơ cấu đầu tư thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới:


4.1. Tổng khái tốn vốn đầu tư của chương trình:
145.702 triệu đồng.
Trong đó:
4.1.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
109.552 triệu đồng.
+ Giao thông:
22.930 triệu đồng.
+ Thủy lợi:
64.122 triệu đồng.
+ Điện:
5.500 triệu đồng.
+ Trường học:
6.000 triệu đồng.
+ Trạm Y tế:
3.500 triệu đồng.
+ Cơ sở vật chất văn hóa:
7.500 triệu đồng.
4.1.2 Vốn sự nghiệp:
36.150 triệu đồng.
+ Quy hoạch:
350 triệu đồng.
+ Chợ nơng thơn:
2.000 triệu đồng.

+ Bưu chính Viễn thơng:
500 triệu đồng.
+ Nhà ở dân cư:
10.000 triệu đồng.
+ Phát triển kinh tế:
12.000 triệu đồng.
+ Giáo dục-Đào tạo:
1.500 triệu đồng.
+ Văn hóa:
800 triệu đồng.
+ Mơi trường:
7.500 triệu đồng.
+ Chính trị, An ninh trật tự:
1.200 triệu đồng.
+ Quản lý, tuyên truyền, tập huấn:
300 triệu đồng.
4.2. Phân bổ cơ cấu nguồn đầu tư:
145.702 triệu đồng. Trong
đó:
+ Nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện: 94.621 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương (xã):
3.100 triệu đồng.
+ Nhân dân đóng góp:
33.511 triệu đồng.
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã:
11.250 triệu đồng.
+ Nguồn huy động khác:
2.920 triệu đồng.
4.3. Phân kỳ đầu tư: - Giai đoạn 2011-2015: 65.170 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016-2020: 80.532 triệu đồng.

5. Đánh giá hiệu quả của thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới
tại xã Quế Hiệp trong hai năm qua.
5.1. Hiệu quả về mặt kinh tế:
Chương trình được thực hiện đã đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của xã theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp; thương mại, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng kinh tế và cơ cấu lao động trong
ngành nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp chuyển sang phương thức sản xuất
mới có trình độ cơng nghệ cao, khoa học kỹ thuật tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa
hiện đại.
Nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững; đến năm 2020 tổng giá trị sản
xuất các ngành đạt xấp xỉ trên 200 tỷ đồng, trong đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp
chiếm 40%, các ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ
chiếm 60%; thu nhập bình quân đầu người ở vào khoảng 25 triệu


đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm ở mức 5%; đời sống vật chất và tinh thần
của nhân được nâng cao; cơ cấu lao động nơng nghiệp cịn khoảng 35%.
Hình thành nhanh các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, đổi mới và phát
triển các hình thức tổ chức sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa
phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất, sinh hoạt và đời sống của nhân dân được xây dựng, bộ mặt nông thôn
ngày càng văn minh, hiện đại theo hướng đô thị hóa.
5.2. Hiệu quả về văn hố - xã hội:
Xây dựng hồn thiện hạ tầng văn hố, thể dục-thể thao trên địa bàn xã; góp
phần thúc đẩy phát triển phong trào văn hố, văn nghệ, thể dục-thể thao, phát triển
trí lực và thể lực của nhân dân để phục vụ công cuộc xây dựng phát triển quê
hương.
Chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng
cao, nhân dân hưởng thụ thành quả từ công sức đóng góp của chính bản thân
mình. Trật tự xã hội, an ninh chính trị được đảm bảo, các tệ nạn xã hội được đẩy

lùi; hệ thống chính trị nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Môi trường sống của nhân dân được cải thiện về mọi mặt. Khơi dậy ý
thức bảo vệ môi trường của nhân dân. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
sống, sinh thái, văn hố, góp phần giáo dục truyền thống q hương đối với thế
hệ trẻ.
5.3. Kết quả đạt được:
Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện, cùng với sự nỗ
lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quế Hiệp, đồng
thời có sự quan tâm giúp đỡ của Ban chỉ đạo Trung ương, Ban chỉ đạo tỉnh,
UBND và các Ban, Ngành của huyện, xã nhất định đến cuối năm 2020 xã Quế
Hiệp cơ bản hồn thành 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới xã Quế Hiệp mang những nét đặc trưng và bản
sắc riêng về kinh tế-văn hóa, xã hội ở địa phương, đó là: xây dựng mới một
vùng quê trù phú, có những cánh đồng lúa năng suất cao (lúa thuần, lúa chất
lượng cao), tăng hiệu quả sản xuất lên 1,3-1,5 lần; những khu vườn theo mơ
hình VAC được cải tạo mang hiệu quả kinh tế cao và tạo được sinh cảnh đẹp ở
nông thôn; những sản phẩm từ ngành nghề mộc dân dụng, may mặc... giữ gìn và
phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống, các làn điệu hát tuồng, hị vè xứ
Quảng...
Bộ mặt nông thôn mới được đổi thay chuyển biến rõ nét; đường làng,
ngõ xóm, nhà cửa, vườn tược...khang trang, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân; một vùng nông thôn mới không chỉ thay đổi về bộ mặt,
mà nhận thức trong từng người dân cũng được thay đổi, chuyển biến tốt hơn.
Đồng ruộng được chỉnh trang gắn với dồn điền, đổi thửa; giao thông thủy lợi nội
đồng được đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu về cơ giới hóa trong sản xuất và
đảm bảo điều kiện để ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Hệ thống chính trị
ở xã nơng thơn mới vững mạnh, đội ngũ cán bộ cơ sở được nâng cao về mọi
mặt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn; an
ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ln được đảm bảo. Những bài học kinh
nghiệm về công tác quản lý, tổ chức triển khai thực hiện, nhất là bài học kinh



×