Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.52 KB, 4 trang )

BÀI DỰ THI
ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC 2021 CẤP CƠ SỞ
Người dự thi: Phạm Nguyễn Thùy Dương
Bài làm
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, đã làm thay đổi nhận thức hoặc
cuộc sống của anh (chị).
“Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ
em.” Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã viết như vậy trong cuốn sách “Cho tơi xin một vé đi
tuổi thơ”. Nhưng điều gì sẽ đến nếu cuốn sách ấy được đọc bởi một trẻ em. Điều đó đã
xảy ra với tơi vào cái năm mà tôi 10 tuổi. Tôi bị thu hút bởi tên của cuốn sách ấy một
cách kì lạ và xin mẹ phải mua cho bằng được cuốn sách ấy ở hiệu sách gần nhà. Mẹ tơi
thì thấy tác giả là Nguyễn Nhật Ánh thì cũng khơng do dự gì nhiều và quyết định mua
quyển sách ấy cho tôi luôn. Dù sao thì Nguyễn Nhật Ánh cũng là nhà văn của trẻ em mà.
Lúc ấy ngay cả tôi hay cả mẹ tôi cũng không ngờ được rằng quyển sách mà tôi chỉ mua vì
cái tên sẽ thay đổi lối suy nghĩ của tôi và chi phối tư tưởng của tôi đến tận bây giờ.
Hồi ấy, tôi vẫn chưa hiểu sao Nguyễn Nhật Ánh lại nói cuốn sách này là dành cho
người lớn. Đối với một đứa trẻ như tôi lúc ấy, những câu chuyện nhỏ thường ngày được
kể trong cuốn sách ấy dường như rất gần gũi, và rất giống tôi. Một thằng cu Mùi ln
khơng hiểu đến trường có nghĩa lý gì, đi học chỉ thích mỗi giờ ra chơi. Vẫn là thằng cu
Mùi ấy háo hức thử những trò mới và kéo lũ bạn của mình chơi khơng biết chán những
thứ mà chúng tự nghĩ ra cho đến khi bị người lớn phát hiện và dập tắt vì cho đó là “khơng
giống người khác”. Thằng cu Mùi cịn thích uống nước trong chai thay vì uống trong cốc
vì cảm thấy uống như thế sẽ ngon hơn. Từng mẩu truyện nhỏ đó đều khiến tơi khối chí
vì có thể tơi đã tìm thấy một đồng minh, ít nhất là trong tưởng tượng. Tơi phát hiện ra hóa
ra có rất nhiều đứa trẻ giống tơi, chúng cũng khơng thích học, khơng thích ngủ trưa, thích
ăn cơm trong thau và uống nước trong chai thay vì ăn cơm trong bát và uống nước trong
cốc. Lần đầu đọc cuốn sách ấy, tôi trở nên tự tin hơn, tôi không hề dị biệt, hay khác
1


người, hay thâm chí là “hư đốn, ngang ngạnh” như lời mà người lớn hay dùng để nói về


tơi.
Thứ mà tôi lờ mờ nhận ra ở lần đầu đọc cuốn sách ấy là suy nghĩ về mối quan hệ
giữa bản chất và tên gọi. “Hừ, con chó là con chó, điều đó chẳng có ý nghĩa gì hết. Nếu
người đầu tiên gọi con chó là cái bàn ủi thì bây giờ chúng ta cũng gọi nó là cái bàn ủi.
Chỉ tồn a dua thơi! Thật là ngu ngốc!” Thằng cu Mùi đã nói như thế trong truyện khi mà
lũ trẻ muốn đặt tên lại cho thế giới. Những câu nói trong lúc giận dữ khi muốn khẳng
định cái “giá trị riêng” của thằng cu Mùi đó lại bắt đầu khơi lên trong đầu óc ngây ngơ
của tơi một ý tưởng kỳ lạ, sẽ như thế nào nếu trước đây đàn ông được gọi là phụ nữ và
ngược lại? Liệu bố tơi có phải là người sẽ sinh ra tơi cịn mẹ tơi sẽ là người chủ gia đình.
Tơi bắt đầu có nhiều ý tưởng tương tự như thế từ câu nói gợi ý của thằng cu Mùi trong
truyện. Tơi đã đặt ra rất nhiều câu hỏi trong đầu và không ngừng đảo lộn vị trí của những
thứ đã được lập trình sẵn từ trước đến giờ trên thế giới để tìm ra câu trả lời cho những câu
hỏi của mình. Với một bộ óc đơn sơ của một đứa trẻ 10 tuổi, cũng phải mất rất lâu để tôi
nhận ra rằng không liên quan đến tên gọi, dù gọi như thế nào thì bản chất của một sự vật
hay sự việc vẫn như vậy. Con chó, dù được gọi là con chó hay bàn là thì bản chất nó vẫn
là một động vật bốn chân biết sủa “gâu gâu”. Đàn ông được gọi là đàn bà và đàn bà được
gọi là đàn ơng thì cũng khơng liên quan đến việc sinh vật giống cái sẽ có thiên chức sinh
nở và gọi đàn ông là đàn bà cũng sẽ không khiến cho sinh vật giống đực có thể đẻ con.
Có lẽ đây là triết lý nhân sinh đầu tiên mà tôi ngộ ra được sau 10 năm tồn tại trên đời. Nó
cịn khá sơ sài và vào cái tuổi ấy thì tôi cũng chẳng dùng cái triết lý ấy vào việc gì đáng
kể cả. Tuy vậy, nó vẫn nằm trong đầu tơi và tơi thì khơng ngừng tìm tịi học hỏi để bổ
sung cho cái triết lý ấy. Thật may mắn cho tơi, sau này khi có một giai đoạn tơi tự hồi
nghi về bản thân mình thì cái triết lý sơ khai ấy đã cứu thốt tơi. Tơi biết được rằng tôi là
tôi, không phải một ai khác. Cho dù tơi có được gọi với một cái tên như thế nào, được
mọi người coi là gì, miễn là nội hàm của tơi là chính bản thân tơi thì tơi sẽ khơng bị lạc
lõng, cơ độc và đánh mất chính bản thân mình. Cảm ơn cu Mùi, cảm ơn Nguyễn Nhật
Ánh đã giúp tôi mở ra một con đường trên hành trình tìm đường sống của tơi.
2



Trong những lần đọc sau, tơi cịn ngộ ra được nhiều thứ khác hay ho hơn cái triết
lý non nớt kia nhiều nhưng tơi lại ấn tượng với nó nhất vì có lẽ đó là thứ đầu tiên đáng
giá mà tơi cóp nhặt được trong trang sách và chính nó cũng cứu sống tơi trong khoảng
thời gian khó khăn trong cuộc đời.
Mỗi người đọc sách có một hồn cảnh khác nhau và một tâm thế khác nhau khi bắt
đầu đọc một cuốn sách. Người lớn khi đọc “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” có lẽ sẽ thật
sự tìm được cho mình một chuyến tàu để trở lại tuổi thơ của mình. Nhưng đối với một
đứa trẻ như tơi, quyển sách này không hề vô nghĩa. Dù là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết
quyển sách ấy không hướng đến đối tượng là một đứa trẻ 10 tuổi. Nếu như người lớn đọc
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” để lên chuyến tàu trở về thời thơ ấu thì một đứa trẻ lại
trộm được chiếc vé lên chuyến tàu chạy thử đến tương lai của chính bản thân mình. Nhờ
chuyến tàu ấy mà nó nhìn ra cách mà nó sẽ lớn lên, mường tượng được những thứ mà nó
phải đối mặt và nếu may mắn, nó có thể nhặt được vài thứ quý giá làm hành trang trên
con đường trưởng thành thật sự của mình sau này.
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và biện pháp gì để
khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
Có một điều mà ai cũng biết, đó là đọc sách sẽ giúp gia tăng kiến thức ở nhiều lĩnh
vực khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ kiên trì đọc sách để thu hái kiến thức
cho mình. Lý do khiến việc này xảy ra có thể do mơi trường của họ khơng thuận tiện để
họ tiếp cận với sách hoặc thời gian làm việc quá bận rộn.
Với thời đại công nghệ phát triển hiện đại như hiện nay, những lí do này sẽ được
giải quyết bằng sách điện tử. Sự tiện lợi mà sách điện tử mang lại là rất lớn khi nó có
hàng ngàn đầu sách trong một ứng dụng và người dùng chỉ việc ấn tìm quyển sách mà
mình muốn đọc thay vì mất rất lâu để kiếm nó trong thư viện hoặc trên tủ sách của nhà
mình. Nó cũng nhỏ gọn hơn sách giấy và người đọc có thể đọc được bất kỳ lúc nào ngay
trên thiết bị di động của mình. Tơi tin rằng với một ứng dụng sách điện tử như vậy, số
lượng người đọc sách sẽ tăng lên nhanh chóng và chất lượng người đọc cũng được cải
3



thiện hơn. Vì nếu có ứng dụng chính thống trên di động, họ sẽ khơng tìm đến các web
sách lậu tràn lan trên mạng nữa. Đó là giải pháp đối với những người bận rộn khơng có
thời gian đọc sách truyền thống và những người không thể tách rời khỏi chiếc điện thoại
của mình.
Nhưng bản thân tơi nghĩ nếu muốn nâng cao văn hóa đọc thì đối tượng cần hướng
đến chủ yếu là các em học sinh ở độ tuổi nhỏ. Nếu gây dựng được cho các em niềm yêu
thích với sách từ nhỏ thì lớn lên các em sẽ có thói quen đọc sách. Từ đó chúng ta sẽ có
một thế hệ yêu đọc sách nhiều hơn. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy các trường học lại
chưa thật sự chú trọng đến thư viện và rèn luyện văn hóa đọc cho học sinh dù rằng thời
gian chủ yếu của học sinh được dùng vào thời gian đến trường. Có những trường có thư
viện nhưng lại đóng cửa khơng tiếp đón học sinh, có những trường có mở cửa thì các đầu
sách cũng rất nghèo nàn và khơng thú vị để tạo hứng thú cho các em học sinh muốn đọc
sách. Thậm chí có những trường học có đưa các tiết ngoại khóa đọc sách vào chương
trình giảng dạy nhưng thực chất lại lấy các tiết đó để dạy các mơn văn hóa. Với một thực
trạng đáng báo động như vậy, tôi tin rằng nếu chúng ta tạo được một nguồn sách cho thư
viện của các trường hoặc mở nhiều thư viện nhỏ cho các em học sinh, các em sẽ có hứng
thú hơn đối với việc đọc sách. Và chúng ta cũng biết hiện nay trẻ con rất thích xem các
kênh Youtube, nếu chúng ta có thể kết hợp với những Youtuber trẻ em để truyền cảm
hứng đọc sách cho các em thì chắc hẳn số lượng sách trẻ con đọc mỗi năm sẽ tăng lên
đáng kể.
Trên đây là những kế hoạch mà tôi đề xuất để khuyến khích mọi người đọc sách
nhiều hơn. Hi vọng rằng những đề xuất của tơi sẽ có ích đối với q trình nâng cao văn
hóa đọc của xã hội.

4



×