Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đặc sắc trong truyện dài nguyễn nhật ánh (qua tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.21 KB, 24 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÁI SƠN

ĐẶC SẮC TRUYỆN DÀI NGUYỄN NHẬT ÁNH
(Qua Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cho tôi xin một vé
đi tuổi thơ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hƣơng Thủy

Phản biện 1: PGS. TS. Lê Thị Dục Tú
Đơn vị công tác: Viện Văn học
Phản biện 2: TS. Trần Thị Hạnh Mai
Đơn vị công tác: Trường ĐHSP Hà Nội

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội



16 giờ 30 phút ngày 20 tháng 4 năm 2017

Cã thÓ t×m hiÓu luËn v¨n t¹i: Thư viÖn Häc viÖn Khoa häc x·
héi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn có số đầu sách kỉ lục về lượng phát
hành, đạt nhiều giải thưởng cả trong nước và quốc tế, tạo được dấu
ấn trong lòng công chúng. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được tái
bản nhiều lần với số bản in tương đối lớn và một số còn được dịch ra
tiếng nước ngoài, luôn được bạn đọc yêu mến và nồng nhiệt đón
mừng. Sáng tác của anh cũng thực sự góp phần vào sự đổi mới diện
mạo văn học thiếu nhi nước ta trong mấy thập niên gần đây.
Nghiên cứu đánh giá về văn chương Nguyễn Nhật Ánh không phải
là ít. Nhưng không phải vì thế mà các tác phẩm của ông mất đi sự
hấp dẫn mời gọi đối với những người nghiên cứu văn chương. Xuất
phát từ những lí do, chúng tôi lựa chọn đề tài Đặc sắc trong truyện
dài Nguyễn Nhật Ánh (qua Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cho tôi
xin một vé đi tuổi thơ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng) làm đề tài
luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhóm thứ nhất là các bài giới thiệu sách, giới thiệu tác phẩm
đăng trên các báo như Người lao động, Tiền phong, Tuổi trẻ, Sài
Gòn giải phóng, Phụ nữ, Mực tím,… mang tính chất giới thiệu về
các tác phẩm mới của nhà văn.
Nhóm thứ hai là các bài viết mang tính chuyên sâu hơn về các
sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Các bài viết này có thể kể đến công

trình Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975: Diện mạo và quá trình phát
triển của Lã Thị Bắc Lý; Bách khoa toàn thư văn học thiếu nhi Việt
Nam của Vân Thanh và Nguyên An,... các bài viết như Nguyễn Nhật
Ánh - nhà văn thân quý của tuổi thơ của Vân Thanh trên Tạp chí Văn
học số 6 năm 1998, Kính Vạn Hoa – phép lạ giữa ngày thường in
trên Tuần báo Văn nghệ số 23 của Vân Hồng năm 1996, …
Gần đây có hai cuốn sách về Nguyễn Nhật Ánh được bạn đọc chú
1


ý. Cuốn thứ nhất là cuốn Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế
giới tuổi thơ (Lê Minh Quốc biên soạn) ra đời vào năm 2013. Cuốn
thứ hai là cuốn Nguyễn Nhật Ánh – hiệp s của tuổi thơ, ra đời sau
hội thảo Nguyễn Nhật Ánh – Hành trình chinh phục tuổi thơ gồm, 37
bài viết được chia làm 2 phần: Nguyễn Nhật Ánh trong cõi văn
chương và Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ tác phẩm.
Nhóm tài liệu thứ ba chúng tôi muốn kể đến đó là các luận văn,
khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, học viên cũng có khá nhiều công
trình lấy tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh làm đối tượng nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh có thể chưa có
hệ thống nhưng số lượng các công trình đã cho thấy sức hấp dẫn của
đối tượng nghiên cứu và gợi mở cho chúng tôi nhiều điều khi tiếp
cận đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Thấy được những đặc điểm nổi bật
trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khảo sát các tác phẩm, làm rõ các
phương diện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm
của Nguyễn Nhật Ánh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những đặc điểm nổi bật, những đặc
sắc về mặt nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Nhật
Ánh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung vào ba tác phẩm chính: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa
hồng.
- Ngoài ra còn khảo sát thêm các tác phẩm khác của Nguyễn Nhật
Ánh, các tác phẩm viết cho thiếu nhi của các tác giả khác để so sánh.

2


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp lịch sử
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Đề tài thể hiện các phương diện đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, qua đó khẳng định vị
trí của Nguyễn Nhật Ánh ở mảng truyện viết cho thiếu nhi (chủ yếu
là truyện dài).
- Đề tài sẽ góp phần nhận diện tác giả Nguyễn Nhật Ánh trong
toàn bộ hành trình sáng tác đầy sáng tạo và phong phú của ông.
- Đề tài cũng góp phần lý giải những xu hướng của truyện dài
đương đại viết cho trẻ thơ nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và

văn học thiếu nhi
Chương 2: Những đặc sắc về mặt nội dung
Chương 3: Những đặc sắc về mặt nghệ thuật

3


Chƣơng 1
GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH
VÀ VĂN HỌC THIẾU NHI
1.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 07/5/1955, quê ở Bình Quế, Thăng
Bình, Quảng Nam. Có thể nói mảnh đất Quảng Nam với các đặc
trưng văn hóa riêng đã in sâu vào tâm hồn nhà văn, để rồi đi vào các
sáng tác của ông một cách tự nhiên và sâu lắng.
Rời quê hương, Nguyễn Nhật Ánh vào thành phố học trải qua
nhiều biến động với nhiều nghệ nghiệp khác nhau, ông đã có một
vốn sống phong phú.
Nguyễn Nhật Ánh luôn khẳng định mình có cái tạng phù hợp với
văn học thiếu nhi. Dường như trong ông luôn có sẵn “đứa trẻ con” nào
đó, bất kể tuổi tác thật sự của ông. Ông là một người vui tươi, dí dỏm,
thích đùa luôn có nét tinh nghịch, dễ thương. Ngoài cái “tạng” trời cho
để phù hợp với tuổi học trò thì cũng phải kể đến chính tính cách và sự
nuôi dưỡng tâm hồn của tác giả đã giúp ông luôn giữ được giọng văn
hồn nhiên, trong trẻo gần gũi với tuổi học trò cùng với đó là vốn sống
phong phú do những thăng trầm cuộc đời mang lại.
Quan điểm sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh: Đó chính là thái độ
trân trọng với nghề, là tấm lòng của một nghệ sĩ thực thụ dành cho
nghề của mình. Ông không che giấu tình yêu dành cho nghề viết văn,
niềm hạnh phúc được viết.Nguyễn Nhật Ánh khi cầm bút rất chú

trọng tới độc giả. Ông cho rằng đó là đối tượng quan trọng nhất trong
quá trình sáng tác của mình. Ông luôn tâm niệm phải làm sao để “trẻ
em khen hay, phụ huynh khen tốt” nghĩa là có cả tính giáo dục và cả
tính thẩm mĩ phù hợp với tâm lý lứa tuổi của trẻ em. Như vậy, có thể
thấy Nguyễn Nhật Ánh có một quan niệm sáng tác đúng đắn.

4


1.2. Hành trình sáng tác văn chƣơng của Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu sáng tác từ khá sớm, khoảng những
năm nhà văn 13 tuổi ông đã có những tác phẩm đầu tay. Tính tới thời
điểm này, trong mảng văn học thiếu nhi hiện đại khó có tác giả nào
có thể vượt qua được ông về số lượng đầu sách, số lượng bản in các
tác phẩm văn học thiếu nhi cũng như các giải thưởng.
Trước khi viết văn, Nguyễn Nhật Ánh được biết đến như một nhà
thơ, trong đó có bài thơ nổi tiếng của ông đã được phổ nhạc là bài
Thành phố tình yêu và nỗi nhớ. Tính đến nay ông đã có 5 tập thơ
được xuất bản là: Thành phố tháng 4 (in cùng Lê Thị Kim), Đầu
xuân ra sông giặt áo, Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh, Tứ tuyệt cho nàng
và Lễ hội của đêm đen.
Chỉ khi đến với mảng văn học thiếu nhi với tác phẩm đầu tiên
được xuất bản là Trước vòng chung kết (xuất bản năm 1985),
Nguyễn Nhật Ánh mới khẳng định được sở trường của mình. Từ đây,
ông được biết đến như một nhà văn thiếu nhi với gia tài sáng tác
đáng nể. Ngoài ra, còn có 2 tập truyện dài là tập Kính vạn hoa (54
tập) và tập Chuyện xứ Lang Biang (4 tập in trong khoảng 2004 2006), cuốn tạp văn Người Quảng đi ăn mì Quảng (2012), Thương
nhớ Trà Long (2014), bộ truyện tranh cho thiếu nhi Bim và những
chuyện kì thú (1998).
Nguyễn Nhật Ánh còn sở hữu nhiều giải thưởng văn học. Các tác

phẩm của Nguyễn Nhật Ánh còn được dịch ra tiếng nước ngoài.
Không những vậy, các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh đang được
nhiều đạo diễn chú ý được dựng thành phim và khá thành công.
Các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh có thể chia làm 2 nhóm: một
nhóm là các sáng tác dành cho tuổi học trò lứa tuổi cấp 3 với các tác
phẩm như Ngôi trường mọi khi, Cô gái đến từ hôm qua, Bong bóng
lên trời, Bồ câu không đưa thư, … Nhóm thứ 2 là các sáng tác dành
cho lứa tuổi từ cấp 2 trở xuống. Ở nhóm này, ông chủ yếu miêu tả
5


các mối quan hệ bạn bè, thầy cô, các câu chuyện trường lớp, quá
trình khám phá thế giới qua đôi mắt trong trẻo hồn nhiên của tuổi
thơ. Như vậy, có thể thấy hành trình sáng tác của ông bắt đầu từ khá
sớm, đã từng đi qua nhiều thể loại với những thử nghiệm khác nhau.
Song cuối cùng tài năng của ông được khẳng định ở mảng truyện
viết cho thiếu nhi mà chủ yếu là truyện dài.
1.3. Phác thảo về văn học thiếu nhi Việt Nam và vị trí của
Nguyễn Nhật Ánh
1.3.1. Khái lược về văn học thiếu nhi
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì văn học thiếu nhi là: “gồm
những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành cho thiếu nhi.
Như vậy khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một
phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người
lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi”.
Trong cuốn Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam tập 1,
“Văn học thiếu nhi” được định nghĩa là: “- Những tác phẩm văn học
được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục bồi dưỡng tâm
hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi,
và nhiều khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật hay

một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là
chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi.
- Những tác phẩm được thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em
đã tìm thấy trong đó cách ngh cách cảm và các hành động của
chính các em, hơn thế các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc
nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viện, khích lệ những sự
dẫn dắt ý nhị bổ ích… trong quá trình hoàn thiện tính cách của
mình.
Như thế văn học thiếu nhi là người bạn thông minh và mẫn cảm
của thiếu nhi”.
Từ các khái niệm, định nghĩa trên chúng tôi đi đến một số thống
6


nhất về thuật ngữ để làm cơ sở cho quá trình triển khai đề tài: Thứ
nhất, chúng tôi sử dụng thuật ngữ văn học thiếu nhi là chỉ chung cho
văn học dành cho trẻ em ở khoảng độ tuổi học sinh cuối cấp 1 đầu
cấp 2 chứ không thuộc nhóm tuổi học sinh cấp 3, do đó dùng khái
niệm văn học thiếu nhi ở đây là khá sát. Thứ hai, chúng tôi cho rằng
giữa các khái niệm có thể khác nhau nhưng đều ghi nhận văn học
thiếu nhi là văn học (chứ không phải là cận văn học), một thể loại
văn học đặc biệt. Thứ ba, về mặt chức năng văn học thiếu nhi thường
có yêu cầu cao về tính giáo dục, đặc biệt là ở các sáng tác do người
lớn viết cho thiếu nhi.
1.3.2. Văn học thiếu nhi ở Việt Nam
Văn học thiếu nhi ở Việt Nam xuất hiện từ đầu thế kỉ XX. Trước
đó có thể có trong các tác phẩm văn học dân gian nhưng chưa có
trong tác tác phẩm văn học viết. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thế kỉ
XX, các sáng tác còn lẻ tẻ chưa có những tác giả chuyên về văn học
thiếu nhi.

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, văn học thiếu nhi
không phát triển thành một dòng riêng cũng chưa thực sự có một đội
ngũ sáng tác chuyên nghiệp hùng hậu.
Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, văn chương bước vào một thời kỳ
mới. Văn học thiếu nhi cũng không nằm ngoài những biến động
chung đó. Hướng tới cuộc sống hằng ngày, gắn với tâm tình của mỗi
cá nhân, văn học thiếu nhi cũng phải có cách nhìn, cách tiếp cận hiện
thực mới sao cho phù hợp. Có thể kể đến các sáng tác của Võ Quảng
như Quê nội, Tảng sáng, Phạm Hổ với Tình thương, Xuân Quỳnh
với Bến tàu trong thành phố, Nguyễn Quang Thân với Chú bé có tài
mở khóa, Dương Thu Hương với Hành trình ngày thơ ấu, Tô Hoài
với Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử… trong giai đoạn từ 1975
– 1985.
Giai đoạn từ 1986 đến nay, văn chương bước vào thời kỳ đổi mới.
7


Đứng trước những thách thức đó, văn học thiếu nhi vẫn có những
bước phát triển. Trước tiên đó là sự gia tăng về đội ngũ sáng tác, bên
cạnh các tên tuổi đã được khẳng định còn có sự bổ sung của những
cây bút trẻ. Có thể kể đến các tên tuổi như Nguyễn Nhật Ánh,
Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Thiên Hương, Phạm Hổ, Trần Hoài
Dương, …
Nguyễn Nhật Ánh có bộ truyện Chuyện xứ Lang Biang viết theo
lối giả tưởng, có truyện tranh dành cho tuổi nhi đồng. Còn về cơ bản,
các sáng tác của ông phản ánh chính đời sống hằng ngày với những
câu chuyện gần gũi, giản dị đời thường. Hiện nay ông đang giữ kỉ lục
về số lượng đầu sách cũng như số ấn bản cho mỗi lần xuất bản.
Tiểu kết chƣơng 1: Như vậy, ở Chương 1, chúng tôi đã tóm lược
cuộc đời của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, hành trình sáng tác của ông

cũng như sơ lược về diện mạo văn học thiếu nhi Việt Nam hiện nay,
khẳng định vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng chảy của văn học
thiếu nhi đương đại.

8


Chƣơng 2
NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ MẶT NỘI DUNG
2.1. Xây dựng thế giới tuổi thơ trong trẻo và hấp dẫn
2.1.1. Một thế giới đảo ngược
Trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, trẻ em được làm những điều
mà chúng muốn, được “sai lầm” mà ít bị nhà văn phán xét. Và vì thế
trong thế giới tuổi thơ trong trẻo đó chúng được thiết lập lại trật tự
thế giới theo ý mình.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là câu chuyện của những đứa trẻ
con lên tám cảm thấy bí bách với cuộc sống nhàm chán hằng ngày
chỉ có ăn, ngủ và học. Bốn đứa trẻ (nhân vật xưng tôi – cu Mùi, Hải
cò, Tũn và Tí sún) đã cố gắng vẫy vùng trong sự nhàm chán đó bằng
cách riêng của chúng. Đầu tiên là đóng vai bố mẹ ngược với những
gì bố mẹ chúng vẫn làm, đặt tên lại thế giới, sử dụng đồ vật với chức
năng khác, mở phiền tòa xử tội bố mẹ, mở trang trại nuôi chó
hoang.Tất cả những việc chúng làm đều đi ngược lại với logic của
người lớn nhưng không phải là để chống đối mà chỉ đơn giản đó là
những suy nghĩ hồn nhiên ngây thơ nhất. Với trẻ em thế giới thật
rộng lớn, có thật nhiều điều đáng để chúng tìm tòi, tại sao chúng bị
khóa lại trong những mặc định của người lớn. Vì thế trẻ em trong
truyện của Nguyễn Nhật Ánh trước tiên được thiết lập lại một không
gian cho mình, một không gian của mình dù có thể là đi ngược lại
thế giới của người lớn.

2.1.2. Một thế giới nhọc nhằn
Thế giới trẻ thơ của Nguyễn Nhật Ánh không tách rời hiện thực
cuộc sống. Ông không đưa chúng vào một thế giới lãng mạn mộng
mơ mà Nguyễn Nhật Ánh chỉ đơn giản là tái hiện lại đời sống của
biết bao đứa trẻ quanh mình. Tí sún trong Cho tôi xin một vé đi tuổi
thơ là một đứa trẻ mồ côi mẹ. Gia đình Thiều trong Tôi thấy hoa
9


vàng trên cỏ xanh cũng có những lúc ăn cơm độn, thèm từng miếng
thịt đến mức mấy đứa nhỏ phải giả đang ăn thịt gà. Gia đình con
Mận bố bị bệnh, mẹ đi tù, nhà phải bán, con Mận phải đi ở nhờ. Con
Nhi bị tai nạn rồi bị bệnh, hai bố con phải sống xa lánh mọi người
xung quanh. Nguyễn Nhật Ánh thường lấy bối cảnh là những xóm
lao động nghèo, những làng quê dân dã. Cái thiếu thốn không đến
mức thành ám ảnh đói khổ, thành bi kịch của cuộc sống nhưng cũng
không phải không tác động ít nhiều đến bọn trẻ. Nguyễn Nhật Ánh
cũng không xoáy vào khoảng cách giàu nghèo hay những thiếu hụt
mà nhân vật phải chịu. Trong thế giới của trẻ thơ đó cũng có cái đói,
cái nghèo cũng có những thiệt thòi thiếu thốn về tình cảm.
Cái khác của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ là ông không bi lụy với
những nỗi buồn, ông không xoáy sâu vào cái nghèo cái đói, ông
không để tác phẩm của mình tang thương mang tới những cảm xúc
tiêu cực. Đó chính là chất riêng trong truyện viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Nhật Ánh. Với ông dường như trẻ con thật giỏi chữa lành
những vết thương.
2.1.3. Một thế giới yêu thương
Thế giới của trẻ con thực ra rất đơn giản. Chúng sống hồn hậu,
yêu ghét rõ ràng, ít lừa dối chính mình và càng không lừa dối lẫn
nhau. Tình yêu thương của bọn trẻ trước tiên là dành cho những con

vật xung quanh chúng. Thằng Tường (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh) yêu một con cóc tía. Bốn đứa: Mùi, Hải, Tủn, Tí trong Cho tôi
xin một vé đi tuổi thơ nuôi bầy chó hoang. Trong Con chó nhỏ mang
giỏ hoa hồng tình yêu thương của chị Ni, của gia đình chị Ni dành
cho bầy chó mới thật cảm động.
Trẻ thơ trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh có tình cảm gia
đình và tình bạn luôn ấm áp và tươi đẹp. Dẫu hình ảnh gia đình hiện
lên có thể là thiếu thốn về vật chất, có thể là thiếu hụt về tình thần.
Dẫu ba mẹ có thể vẫn là quát mắng, đòn roi nhưng tất thảy đều ấm
10


áp những yêu thương chăm sóc, đều là con mắt thật bao dung và độ
lượng.
Cả trong ba tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, cha mẹ đều
không xuất hiện quá nhiều trong cốt truyện nhưng chúng ta có thể
nhận ra hình bóng của họ và đằng sau đó là một gia đình ấm áp giàu
tình yêu thương. Từ tình cảm gia đình đến tình làng nghĩa xóm trong
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đều khiến người ta phải cảm động.
Tình yêu thương luôn ấm áp những xúc cảm mơ hồ tinh tế nhất,
những bao dung rộng lượng nhất người ta đều gặp ở đây trong cách
trẻ con đối xử với nhau và đối xử với người lớn.
2.1.4. Một thế giới hồn nhiên ngây thơ
Thế giới của trẻ nhỏ có thể có cái này, có cái kia, có thể thiếu điều
gì đó nhưng không thể không có sự hồn nhiên ngây thơ. Đó có thể là
cảnh thằng Mùi đóng vai con chó để dạy con hoàng tử bé, thằng Mùi
bắt chước chú Nhiên nhắn tin cho con Tủn, thằng Thiều sợ ma, hay
bắt nạt em,…
Những đứa trẻ tinh nghịch, tò mò khám phá thế giới hẳn cũng có

lúc sai như cái cách lũ trẻ làm hỏng cả vườn cây nhà thằng Hải cò
trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ hay thằng Sơn cậy nhà giàu hay
đe dọa bạn, hẹn hò lăng nhăng. Hay chính trong con người Thiều
ngoài những ưu điểm thì cũng có lúc Thiều là đứa trẻ còn ích kỉ, còn
hẹp hòi. Sự ích kỉ hẹp hòi nho nhỏ thì là để em chịu thiệt hơn mình,
lớn hơn thì là để em gánh lỗi của mình, rồi lớn hơn nữa là làm ngơ
để người ta bắt mất con Cóc mà thằng Tường yêu thương, lớn hơn
nữa là tự tay đánh em mình đến thành bị thương. Nhưng trẻ con khác
người lớn ở chỗ chúng biết lỗi và sửa lỗi, chúng ăn năn hối hận về
những việc mình gây ra và chúng muốn khắc phục những sai sót đó.
Sự hồn nhiên ngây thơ không phải lúc nào cũng trong trẻo, có đôi khi
nó cũng dẫn đến những lỗi lầm.
11


Sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ nhỏ không chỉ đến thông qua
những hành động của chúng mà còn ở giọng văn có phần “tưng
tửng” nghộ nghĩnh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ông kể lại những
câu chuyện nhưng bằng giọng điệu thật hồn nhiên của chính những
người trong cuộc, khiến cho bạn đọc như không còn nhận ra khoảng
cách giữa mình và tác phẩm mà cũng như thấy đâu đây chính tuổi
thơ của mình, chính suy nghĩ hành động của mình khi nào.
2.2. Những suy tƣ cho “những ai từng là trẻ em”
Thế giới nhân vật người lớn trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh
đương nhiên không thể đặc sắc như thế giới nhân vật trẻ thơ nhưng
không vì thế mà tác phẩm không phản ánh sâu sắc những vấn đề của
người lớn.
Trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ hai thế giới của trẻ em và
người lớn được vạch ra với nhiều trái ngược. Từ đó gợi ra nhiều suy
nghĩ có lẽ người lớn đang ít thành thực, đang dần thay đổi, đang xa

rời chính mình khi trưởng thành dần lên. Dường như người lớn tự
cho mình cái quyền quyết định, chi phối và áp đặt lên thế giới trẻ
con.
Những người lớn xuất hiện trong ba tác phẩm Cho tôi xin một vé
đi tuổi thơ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh trước tiên là những người lớn gần gũi nhất, có quan hệ gia
đình với các nhân vật trung tâm. Trong mối quan hệ với trẻ em, hình
ảnh người lớn dần hiện lên. Đó không phải là từ những câu chuyện
đời sống của người lớn như trong các cuốn truyện thông thường, đó
là hình ảnh cuộc sống được nhìn qua đôi mắt trẻ thơ. Những vấn đề,
những mối quan hệ được tiếp cận từ một góc độ khác, mang tới
những suy nghĩ cảm nhận khác.
Nguyễn Nhật Ánh cũng nhắc tới những thói tật của con người,
như chị Mí có thói quen hay xin xỏ và tự nhiên quá mức, anh Tự sáu
ngón và ông Tư râu sửa ống nước với tật ăn cắp vặt dù chỉ là những
12


vật nho nhỏ be bé thôi, cô Hà hay dỗi, chú William cả thèm chóng
chán,… nhưng đều được nhắc đến hết sức nhẹ nhàng không phải để
lên án mà dường như chỉ để làm rõ hơn thế giới vốn đa dạng của con
người.
Như vậy, có thể thấy Nguyễn Nhật Ánh miêu tả thế giới của
người lớn khá chân thực, gần gũi và gắn bó với thế giới trẻ thơ. Thế
giới đó có thể đối lập với thế giới trẻ thơ, có thể song song cùng tồn
tại, có thể mờ nhạt hơn trong một câu chuyện khác nhưng đều thấp
thoáng ẩn hiện những câu chuyện cảm động. Thế giới đó có những
điều tốt đẹp, có điều còn dở dang, có những hạn chế và có thật nhiều
yêu thương.
2.3. Tạo dựng một thế giới loài vật sống động, ngộ nghĩnh

Thế giới loài vật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh gắn bó chặt
chẽ với thế giới con người và mang nét ngộ nghĩnh, đáng yêu. Trong
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh có hình ảnh các con vật như con chó
Vện nhà con Mận, con cóc Cu Cậu của thằng Tường, mấy chú chó
nhỏ trong Cho tôi xin một vé đi tuổi ,…
Đến Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng bạn đọc sẽ thấy không còn
là những con vật thoáng nhắc tới như một nhân vật phụ nữa mà là cả
một thế giới loài vật với các tính cách, đặc điểm sinh động. Năm chú
chó sống với nhau trong nhà chị Ni là Suku, Haili, Êmê, Pig và Batô.
Mỗi con chó lại được miêu tả với nhiều chi tiết khác nhau. Con Suku
có đôi mắt thiên thần nhưng cũng nhiều tật xấu như hay cắn người, tè
bậy, bị bệnh thèm người thái quá,…Haili lại được miêu tả là một con
chó ham quyền lực. Bên cạnh con Haili còn con chó Êmê. Nó là một
con chó có nguyên tắc sống của riêng mình và dám làm đến cùng để
bảo vệ nguyên tắc ấy một cách bướng bỉnh và liều lĩnh nhất có thể.
Còn Pig được miêu tả là một chú chó nhanh nhẹn có nét quái quái lại
nhút nhát.
Batô có lẽ là con chó khiêm nhường nhất. “Batô được thương
13


như người ta thương một con chó thiệt thòi.
Thế giới loài vậy trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh thật phong
phú đa dạng. Mỗi con vật như mang một số phận riêng, một tính
cách riêng. Nguyễn Nhật Ánh như muốn chia sẻ rằng ai cũng có ưu
điểm cũng có nhược điểm, mỗi người đều đáng yêu đều có giá trị
theo những cách của riêng mình. Và chúng ta hãy biết yêu bản thân,
tôn trọng sự khác biết để cùng chung sống hòa bình và yêu thương.
Tiểu kết chƣơng 2: Như vậy có thể nhận thấy, Nguyễn Nhật Ánh
đã dựng lên một thế giới nhiều màu sắc trên các trang sách của mình.

Nguyễn Nhật Ánh không chỉ viết cho thiếu nhi mà còn viết cho
những ai từng là thiếu nhi. Do đó truyện của Nguyễn Nhật Ánh còn
gợi rất nhiều suy nghĩ và chiêm nghiệm cho người lớn, nhắc nhở
chúng ta về cách hành xử của chính mình. Thế giới loài vật hiện lên
sống động gắn bó với thế giới của con người. Nguyễn Nhật Ánh hay
miêu tả loài chó như một loài vật trung thành giàu tình cảm.

14


Chƣơng 3
NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ MẶT NGHỆ THUẬT
3.1. Cốt truyện và tình huống
3.1.1. Cốt truyện
Cốt truyện cũng là một thành tố quan trọng trong tự sự. Nó chính
là bộ khung để từ đó xây dựng, sắp xếp các chi tiết, sự kiện nhằm
bộc lộ nhất tính cách nhân vật và tư tưởng chủ đề mà nhà văn muốn
chuyển tải: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo
yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản,
quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc
các loại tự sự và kịch”.
Nguyễn Nhật Ánh tự định nghĩa tác phẩm của mình ở thể loại
truyện dài chứ không phải tiểu thuyết. Có lẽ một phần vì đặc điểm
này nên khi tổ chức cốt truyện nhà văn cũng chọn hướng đơn giản và
tinh lọc sao cho câu chuyện vừa phải không quá dài, không quá phức
tạp chuyển tải một thông điệp ngắn gọn giản dị.
Thứ nhất, cả ba tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng đều là
những tác phẩm mà truyện kể được chia nhỏ thành các mẩu chuyện
bé hơn. Các mẩu chuyện này được đặt tên theo chương rõ ràng tạo ra

những ranh giới giữa các phần truyện. Đây là một kết cấu rất phù
hợp với tâm lý trẻ thơ nó tạo ra một mạch tự sự vừa đủ về dung
lượng, về độ dài, về tình huống, về các sự kiện.

15


Số chương
81
4 chương +
2
Chú chó nhỏ mang giỏ hoa hồng
1 ngoại truyện
3
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
12
Bảng 2: Thống kê số chương trong ba tác phẩm của Nguyễn Nhật
Ánh
Một đặc điểm nữa trong cách chia chương của Nguyễn Nhật Ánh
là số chương trong tác phẩm của ông khá nhiều dù dung lượng tác
phẩm không lớn. Điều này cho thấy Nguyễn Nhật Ánh cố gắng chia
tách những câu chuyện sao cho phù hợp nhất với tâm lý lứa tuổi của
độc giả trẻ em.
Thứ hai cả ba tác phẩm này đều được tổ chức bằng cách kết hợp
hồi ức với hiện thực tạo nên sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại
khiến cho câu chuyện như chứa đựng nhiều cảm xúc hơn cũng được
nhìn nhận từ nhiều chiều hơn.
Thứ ba đều có cách mở đầu khá nhẹ nhàng. Cách kết thúc của tác
phẩm lại hết sức ý nghĩa và nhân văn để lại cảm xúc đẹp cho người
đọc. Nhà văn còn thay mở đầu bằng một câu thơ như lời đề từ hoặc

kết thúc bằng một bài thơ giàu ý nghĩa như bài thơ cuối trong Cho tôi
xin một vé đi tuổi thơ hay hai câu thơ mở đầu Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh “Ngồi im trong gió nghe đêm rớt/ tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh”. Tất cả như tô đậm ấn tượng về sự nhẹ nhàng bình yên, một
thế giới trong trẻo và hồn nhiên của trẻ thơ, một thế giới dù có thế
nào vẫn giữ được tình yêu thương, sự nhân hậu và hướng thiện của
con người.
Như vậy có thể thấy Nguyễn Nhật Ánh tổ chức cốt truyện theo lối
đơn giản với những tình huống nhẹ nhàng nhưng bất ngờ và thú vị.
STT
1

Tác phẩm
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

16


3.1.2. Tình huống
Tình huống chính là tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt bắt buộc nhân
vật phải bộc lộ mình, bộc lộ đến tận cùng bản chất của mình. Tình
huống truyện trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh không phải là
những tình huống kịch tính chứa đựng mâu thuẫn buộc nhân vật
hành động, cũng không phải các tình huống mang tính luận đề để
nhân vật nhận thức nó mà thường là các tình huống bất ngờ tạo ra
các bước ngoặt cho tác phẩm và mở ra những điều lý thú trong suy
nghĩ và cảm xúc của nhân vật.
Tình huống trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là các tình
huống nhỏ kết nối lại với nhau như: biến cố xảy đến với nhà con
Mận, hiểu lầm của Thiều với Tường và Mận về miếng thịt gà, hình

ảnh công chúa xuất hiện ngoài cửa sổ, trận lũ bất ngờ kéo về,… Tình
huống trong Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng thì có phần căng thẳng
hơn khi con Haili muốn chiếm giữ vị trí đầu đàn nên phải đàn áp con
Suku và con Êmê, khi cả đàn chó bị đẩy vào cuộc chiến đấu với con
chó hoang buộc con Pig phải thể hiện hết sức mạnh của mình. Tình
huống trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ lại càng đơn giản hơn. Đó
là khi một thằng nhóc tám tuổi chán với cuộc sống nhàm chán nên
nghĩ ra đủ trò như đặt lại tên cho thế giới, mở phiên tòa phán xử bố
mẹ, đi tìm kho báu hay huấn luyện bầy cho hoang.
3.2. Ngƣời kể chuyện
Người kể chuyện là: “Hình tượng ước lệ về người trần thuật
trong tác phẩm văn học chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể
bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm”. Người kể chuyện có thể là
một hoặc nhiều người trong một tác phẩm. Nhưng dù dưới hình thức
nào thì người kể chuyện cũng là người phát ngôn cho câu chuyện.
Người kể chuyện trong hầu hết các truyện dài của Nguyễn Nhật
Ánh đều là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và thường là người kể
chuyện có tham gia vào sự phát triển của cốt truyện chứ không chỉ
17


đóng vai như một người quan sát và kể lại. Trong ba tác phẩm Con
chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cho tôi
xin một vé đi tuổi thơ người kể chuyện cũng đều là người kể chuyện
ở ngôi thứ nhất, xưng tôi và là nhân vật chính của câu chuyện.
Nhưng mỗi người kể chuyện này lại có những đặc điểm khác nhau
làm nên đặc sắc cho từng tác phẩm.
Cả ba người kể chuyện xưng tôi của ba tác phẩm đóng vai trò kép
vừa là nhân vật chính vừa là người kể chuyện, khiến câu chuyện
được kể từ bên trong tạo cảm giác vừa khách quan vừa chủ quan. có

thể thấy người kể chuyện trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là
người kể chuyện kép, là một dạng người kể chuyện phân thân. Kiểu
người kể chuyện này khiến câu chuyện biến hóa linh hoạt và đa
giọng điệu. Sự trong trẻo, hồn nhiên của cu Mùi lên tám, cũng có sự
sâu sắc triết lý của ông Mùi trưởng thành. Chính đặc điểm này tạo
nên nét độc đáo cho tác phẩm. Người kể chuyện trong Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh là thằng Thiều, nhân vật trung tâm của truyện.
Với Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, người kể chuyện không phải là
con người mà lại là một chú chó.
Như vậy, có thể thấy rằng Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu là dùng
người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, cách kể chuyện linh hoạt đan xen
giữa kể, tả và bình luận.
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu
3.3.1. Ngôn ngữ
Giống như rất nhiều nhà văn viết cho thiếu nhi khác, Nguyễn
Nhật Ánh khi viết truyện cho tuổi học trò cũng phải chú ý đến lớp từ
vựng mà mình sử dụng. Đó trước tiên phải là lớp từ vựng gần gũi với
đời sống. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng
những câu văn giàu hình ảnh như cách trẻ em quan sát và cảm nhận
thế giới. Đôi khi, đó là những đoạn đối thoại rất tươi vui ngộ nghĩnh:
Như vậy có thể thấy rằng ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn
18


Nhật Ánh vừa có màu sắc vùng miền mang chất của vùng Nam –
Trung bộ, vừa thể hiện rất rõ đặc tính của văn học thiếu nhi với các
lớp từ giàu hình ảnh, cách đối thoại hóm hỉnh thể hiện trực tiếp bản
tính nhân vật, cách dùng ngôn ngữ sinh động, trực quan gần gũi với
đời sống hằng ngày. Đây có lẽ chính là một nét hấp dẫn của tác phẩm
Nguyễn Nhật Ánh.

3.3.2. Giọng điệu
Theo Nguyễn Đăng Điệp thì: “giọng điệu biểu thị thái độ cảm
xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật. Không thể
có giọng điệu nếu không có những rung động sâu sắc những nỗi đau,
những xót xa trước thân phận con người, không sẻ chia với họ niềm
vui và tình yêu cuộc sống”. Có khá nhiều cách hiểu, cách định nghĩa
khác nhau nhưng qua đó ta có thể thấy được giọng điệu chính là thái
độ tình cảm của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm.
Cơ sở để hình thành giọng điệu là đề tài và cảm hứng chủ đạo của
nhà văn, là cái nhìn của nhà văn về đời sống, là cá tính sáng tạo của
nhà văn. Giọng điệu được thể hiện qua ngôn ngữ, qua cảm hứng
nghệ thuật, cảm xúc của chủ thể và nhân vật.
Từ những cơ sở lý thuyết về giọng điệu được tóm lược ở trên,
chúng tôi nhận thấy giọng điệu trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
chủ yếu là giọng điệu dí dỏm hài hước và giọng điệu triết lý nhẹ
nhàng. Đây là hai giọng điệu chính giữ vai trò chủ đạo. Giọng điệu
hài hước là giọng điệu đặc trưng trong cách kể chuyện của Nguyễn
Nhật Ánh và cũng chính giọng điệu này đưa ông lại gần với các bạn
nhỏ, chiếm được cảm tình của độc giả.
Trong những câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh, không thiếu
những đoạn triết lý được rút ra. Nhưng nếu giọng triết lý ở những tác
phẩm viết cho người lớn mang nặng tính hàn lâm, về những chân giá
trị của cuộc sống, về sự sống cái chết về hạnh phúc hay đạo đức tình
người, nhiều khi những triết lý còn giống như tiếng thở dài về cuộc
19


sống; thì trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh viết cho thiếu nhi,
những triết lý được rút ra thường là để phản ánh bản chất suy nghĩ
của trẻ thơ, sự khác biệt của trẻ thơ và người lớn, đôi khi nó gieo vào

lòng người đọc những suy nghĩ tích cực về những niềm tin có phần
cổ tích.
Cũng có khi giọng điệu lắng xuống mang chất tâm tình, cũng có
khi giọng điệu làm ta xúc động trước một tình huống giàu cảm xúc.
Nhưng phần đa giọng điệu trong 3 tác phẩm Con chó nhỏ mang giỏ
hoa hồng, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh và hầu hết các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh là giọng điệu
hóm hỉnh tươi vui pha với chút triết lý nhẹ nhàng. Nó vừa là tạng
người của Nguyễn Nhật Ánh vừa là ý thức của nhà văn trong việc cố
gắng đến gần hơn với các bạn nhỏ.
Tiểu kết chƣơng 3: Nguyễn Nhật Ánh có giọng điệu hóm hỉnh,
hồn nhiên, kể cả khi triết lý thì triết lý của Nguyễn Nhật Ánh cũng
không khô khan hay khiên cưỡng mà nó rất tự nhiên và trong trẻo.
Ngôn ngữ trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh mang màu sắc địa
phương và thể hiện được tâm hồn trẻ thơ phù hợp với đối tượng của
truyện. Nguyễn Nhật Ánh kể những câu chuyện của cuộc sống, cốt
truyện không phức tạp nhưng thường bất ngờ, thú vị. Mở đầu và kết
thúc thường gợi mở, có tính hấp dẫn cao. Tác giả cũng thường đan
xen giữa hồi ức và hiện tại tạo nên cách kể chuyện linh hoạt. Tình
huống trong truyện không kịch tính nhưng có tính vấn đề, tự nhiên
và sâu sắc. Người kể chuyện trong truyện Nguyễn Nhật Ánh thường
là người kể chuyện xưng tôi, là nhân vật chính tham gia vào cốt
truyện. Người kể chuyện này có thể là con người hoặc con vật, có
đôi khi cùng là nhân vật tôi nhưng có sự phân thân tôi của hiện tại và
tôi của quá khứ, tạo nên cách kể rất riêng.

20


KẾT LUẬN

1. Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn tiêu biểu, xuất sắc của dòng
văn học thiếu nhi. Ông là một nhà văn có số lượng đầu sách lớn, số
lần tái bản và số bản in mỗi lần đạt con số kỉ lục. Nguyễn Nhật Ánh
cũng đã dành được những giải thưởng lớn trong và ngoài nước.
Nguyễn Nhật Ánh đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn
nói chung và trong dòng văn học thiếu nhi nói riêng.
2. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh về mặt nội dung đã tạo nên một
thế giới trẻ thơ với những điều bất ngờ, thú vị. Trong thế giới đó có
nhọc nhằn, có gian khó, có mất mát có đau thương, nhưng vượt lên
trên tất cả là tình yêu thương, nhân hậu và bao dung. Đó là tình bạn,
tình cảm gia đình, là những rung cảm thầm kín của tuổi mới lớn.
3. Về mặt nghệ thuật, truyện của Nguyễn Nhật Ánh có ngôn ngữ
phong phú, mang màu sắc của tuổi thơ hồn nhiên trong trẻo gần gũi với
đời sống hằng ngày. Giọng điệu kể chuyện tươi vui hóm hỉnh. Người kể
chuyện thường là ở ngôi thứ nhất, xưng tôi khiến câu chuyện chân thật
và giàu cảm xúc. Cốt truyện không phức tạp nhưng được tổ chức khéo
léo, thường không được tổ chức theo các mâu thuẫn mà bám vào các chi
tiết với những mẩu chuyện nhỏ hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh
thống nhất. Các tình huống truyện trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
thường là các tình huống rất gần gũi trong đời sống nhưng lại khiến
người đọc bất ngờ, tạo cảm giác mới lạ.
Tuy nhiên, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh vẫn còn những hạn
chế nhất định. Có nhiều chi tiết lặp đi lặp lại ở nhiều tác phẩm, cách
kể chuyện còn dông dài, kết cấu chưa thực chặt chẽ.
4. Đề tài về Nguyễn Nhật Ánh là một vỉa quặng mà luận văn của
chúng tôi chưa thể khai thác triệt để nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn
khẳng định rằng Nguyễn Nhật Ánh xứng đáng là một nhà văn hàng
đầu của dòng văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại.

21



22



×