Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG TÁC PHẨM ĂN KHÁCH CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA ĐỌC Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM “CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.47 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TIỂU LUẬN VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA

LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG TÁC PHẨM ĂN KHÁCH CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA ĐỌC
Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI
TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM “CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ”

Giảng viên: TS Nguyễn Văn Hiệu
Học viên: Nguyễn Thị Thu

TP Hồ Chí Minh, tháng 08 – 2012


LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG TÁC PHẨM ĂN KHÁCH CỦA NGUYỄN NHẬT
ÁNH TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA ĐỌC Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI
TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM “CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ”
Văn hóa đọc là một bộ phận của văn hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc định
hướng tâm hồn, nhân cách, lối sống của con người, đặc biệt là giới trẻ. Đọc không chỉ
đơn thuần là tiếp nhận, tích lũy thông tin, nâng cao tri thức mà còn phải biết chọn lọc,
vận dụng những gì hữu ích đã lãnh hội được đưa vào cuộc sống. Chính vì thế, các nhà
văn, nhà thơ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải tri thức, tư tưởng, giá trị cuộc
sống đến người đọc thông qua tác phẩm của mình.
Nhắc đến dòng văn học dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn trong giai đoạn cuối
thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả tiêu biểu và chiếm vị trí đặc biệt.
Hiếm có nhà văn nào có lượng độc giả phong phú về số lượng lẫn lứa tuổi như ông.
Không chỉ thu hút được độc giả nhỏ tuổi, ông còn giành được sự yêu mến của cả sinh
viên. Cũng hiếm có nhà văn nào có nhiều tác phẩm đã xuất bản được tái bản liên tục để


đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, còn tác phẩm mới được công bố thì được nhiều độc giả
quan tâm, háo hức đón nhận và tạo nên những cơn sốt mỗi lần ra mắt.
Theo số liệu cung cấp từ đơn vị phát hành sách FAHASA, ở dòng sách văn học,
chỉ có hai cái tên Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Tư là có lượng phát hành lớn nhất.
Tính đến năm 2012, Cánh đồng bất tận lượng phát hành 112.000 bản và vẫn tiếp tục gia
tăng sau hiệu ứng thành công từ phim nhựa chuyển thể cùng tên. Riêng 3 tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh mà FAHASA độc quyền phát hành: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã
phát hành 86.000 bản, Tôi là Bê Tô 37.000 bản, Đảo mộng mơ 20.000 bản...1
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một tác phẩm độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh. Đã
đạt giải thưởng văn học ASEAN 2010 và là một trong những cuốn sách bán chạy nhất
của ông. Tác phẩm kể về một thời tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch của những cô bé, cậu
bé. Lời đề từ cho cuốn sách là “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết
1

Tiếp thị sách Việt: Lối đi còn... chông chênh - />

cho những ai đã từng là trẻ em”. Tuy nhiên, không phải vì thế trẻ em không thế đọc được
cuốn sách này.
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh không được nhiều nhà văn lớn tuổi cũng như
giới phê bình văn học đánh giá cao về chất văn học cũng như tầm tư tưởng trong sáng 2.
Không những thế, số người đọc nhiều, đọc thường xuyên ở Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ
30%, số người thỉnh thoảng đọc là 44% và số người hoàn toàn không đọc là 26% - một tỷ
lệ khá cao so với thế giới. Ở các thư viện, số lượng bạn đọc chỉ chiếm khoảng 8 - 10%
dân số 3. Những con số trên cho thấy, thói quen đọc của người Việt Nam chưa được hình
thành một cách vững chắc, văn hóa đọc mới chỉ bước đầu hình thành thì lý do nào khiến
ông trở thành thương hiệu nhà văn của các các tác phẩm “best seller” (tác phẩm bán
chạy nhất) trong đó có “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” và có một số lượng lớn độc giả
như vậy?
Lý do đầu tiên là tác phẩm phù hợp với trình độ tư duy của đại đa số độc giả.
Có những tác phẩm có thể đoạt những giải nghệ thuật danh giá hay giới chuyên môn

đánh giá cao những tác phẩm văn học có tính hàn lâm cao nên khá kén độc giả. Chỉ
những người có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu mới có khả năng lãnh thụ được giá trị
ẩn sâu của tác phẩm. Nhưng với “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” cũng như nhiều tác
phẩm khác của Nguyễn Nhật Ánh đều rất dễ đọc, dễ cảm nhưng vẫn mang trong mình
những thông điệp và ý nghĩa riêng. Để có nhiều độc giả thì phải làm cho người ta hiểu
mình muốn nói gì bằng phương thức đơn giản nhất. Đó là lý do tại sao các tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh nói chung tuy không được giới phê bình văn học đánh giá cao nhưng
lại thu hút lượng lớn độc giả mọi lứa tuổi như vậy. Bất cứ ai cũng có thể đọc và hiểu
những gì ông viết: người học cao hay thấp, làm nghề gì: công nhân hay nhà nghiên cứu, ở
bất cứ đâu: nông thôn hay thành thị, và trong bất cứ độ tuổi nào: trẻ em, người lớn hay
2

Nguyễn Nhật Ánh: Thành công nhờ có “khóe” văn riêng />3

Thói quen đọc ở Việt Nam chưa hình thành vững chắc - />name=News&file=article&sid=401428


người già. Họ thấy được tác phẩm được viết để dành cho họ chứ không phải chỉ những
người có trình độ học vấn cao. Điều này thể hiện ở các khía cạnh:
Một là, về thể loại truyện
Cũng như nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh như “Tôi là Bê Tô”, “Tôi đã
thấy hoa vàng trên cỏ xanh”…, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” cũng là truyện dạng tự
sự, chuyện của nhân vật “tôi” - thường là một đứa trẻ. Hình thức tự sự thường tạo cho
người đọc sự gần gũi, thân thiện bởi sự mở lòng của tác giả. Bên cạnh đó, giọng kể là của
trẻ con chứ không phải chuyện mẹ kể con nghe. Mọi sự vật, sự việc được đề cập đến
trong truyện đều được nhìn nhận dưới là dưới lăng kính của trẻ con. Chính yếu tố đó tạo
nên sự nhẹ nhàng cho độc giả về tâm lý cả khi chuẩn bị đón nhận lẫn trong quá trình tiếp
nhận bởi chuyện của một đứa trẻ kể bao giờ cũng giản đơn hơn, ngây ngô, đáng yêu hơn
và cũng hài hước hơn là của một người lớn. Ông“chiếm được tình cảm của hàng triệu
người đọc không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, không ngoài việc

tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình” 4.
Hai là, về phong cách kể chuyện
Văn chương Nguyễn Nhật Ánh được đánh giá cao bởi tính trong sáng. Tính trong
sáng đó trước hết thể hiện ở việc sử dụng thành thạo từ ngữ, ngữ pháp, câu văn mạch lạc
và thể hiện được giá trị của tiếng Việt. Tính trong sáng còn ở chỗ: “câu văn trong sáng
như nó vốn có, như lời ăn tiếng nói ta tiếp nhận hằng ngày, không cần phải “lên gân”,
không cần phải ma mị son phấn, uốn éo điệu đàng, phô trương làm dáng mà vẫn hấp
dẫn” 5. Câu chữ trong văn của ông là câu chữ của một đứa trẻ, tuy không ngây ngô nhưng
rất bình dị như chính tiếng nói của một người bình thường chứ không đao to búa lớn, đầy
ẩn ý như giới học thuật. Các cuộc nổi loạn, những ý tưởng sáng tạo và dự định, hoài bão
Nguyễn Nhật Ánh: Thành công nhờ có “khóe” văn riêng />5
Lê Minh Quốc lý giải “ma lực” Nguyễn Nhật Ánh: Trong nhà văn có một nhà sư phạm />4


của những đứa trẻ rất lớn lao nhưng cũng lại rất trẻ con, ngây ngô nên vẫn không gây
cảm giác hoang đường, phóng đại mà vẫn hợp lý, đáng yêu. Sự buồn chán của một thằng
bé lên tám khi được nó thốt lên như ông cụ non: “Cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám
phá”. Nhưng rõ ràng những minh chứng mà nó đưa ra thì lại đậm chất trẻ con bởi đó
chính là những trải nghiệm từ cuộc sống của một đứa trẻ: “Mỗi đêm trước khi đi ngủ, tôi
biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi” [Nguyễn Nhật Ánh
2012: 11]. Hay khi miêu tả việc chúng tập làm người lớn cũng đều dưới con mắt ngây
ngô, phi lý của trẻ nhỏ: “Tôi cưới con Tí sún chừng năm phút thì lập tức đẻ liền một lúc
hai đứa con : thằng Hải cò và con Tủn” [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 32].
Lối kể chuyện hài hước, dí dỏm là nét đặc trưng trong văn Nguyễn Nhật Ánh. Sự
hài hước bao giờ cũng khiến người đọc dễ tiếp nhận và bớt tính nặng nề hơn. Chất hài
hước bao trùm lên toàn bộ câu chuyện, từ những kỷ niệm vui đến những kỷ niệm buồn.
Nó tạo thành cái duyên, phong cách riêng cho Nguyễn Nhật Ánh trong tất cả các tác
phẩm của ông mà ít người làm được. Từ những cuộc chơi như trong trò huấn luyện chó
mang dép về nhưng không thành công: “Khi quay lại, tôi sửng sốt thấy con Hoàng tử bé
không thèm quan tâm gì đến tôi. Nó đang chồm lên ghế, tỉnh bơ ngoạm hết mẩu bánh này

đến mẩu bánh khác. Cứ như thể tôi là chó thật và nó là tôi thật” [Nguyễn Nhật Ánh
2012: 192-193] đến những tình huống phải chịu đòn : “Tôi leo lên gường nằm sấp xuống
chho ba tôi đét roi vào mông. Chỉ vì cái tội mà thực ra tôi không hề mắc phải : Mới nứt
mắt đã bày đặt lăng nhăng. Buồn ơi là sầu!” [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 82].
Vì nhân vật tự sự là đứa trẻ con nên tất cả những gì được kể không mang tính
giáo điều, không có chuẩn đạo đức từ người lớn mà tôn trọng cái nhìn trẻ con, thậm
chí còn lên tiếng bênh vực những hành động quái gở như uống nước trong chai và ăn
cơm trong thau:“Thật sáng tạo, những đứa trẻ đó. Chúng làm vậy chẳng qua chỉ để đời
bớt nhạt. Lý do mới lành mạnh làm sao. Nhưng người lớn lại coi đó là ngổ ngáo, ngược
đời và không giống ai những điều mà bọn trẻ chỉ đơn giản coi là thú vị” [Nguyễn Nhật
Ánh 2012: 106], táo bạo hơn là mở hẳn phiên toàn xử bố mẹ. Mọi tình tiết, sự việc được
đưa ra nhưng lại không quy về quan điểm đạo đức, không đánh giá là ngoan hay hư. Dù


qua lứa tuổi học trò nhưng văn của Nguyễn Nhật Ánh vẫn gần gũi, thu hút được độc giả
nhỉ vì hầu như ít có khoảng cách về thế hệ giữa tác giả và bạn đọc thể hiện trong tác
phẩm. Để có được sự thấu hiểu đó, tác giả phải tiếp cận với đối tượng sẽ viết, trò chuyện,
chơi đùa với các em để quan sát kỹ đời sống của trẻ con, phân tích tâm lý, hiểu được thế
hệ trẻ ngày nay thích gì, suy nghĩ thế nào và hơn thế là sự đồng cảm.
Những câu chuyện và thông điệp, giữa những kỷ niệm và những nhận định mang
tính triết học được đan cài liên tục nhưng rất tự nhiên tạo ra sự hài hòa, cân đối chứ
không gây cảm giác có chủ ý. Như trường hợp tác giả đánh giá về người bạn tên Tí sún:
“Khi sự thật thà tiếp cận chân lý thì nó đồng thời cũng là sự thông minh. Con Tí sún nói
thật lòng mình, không xấu hổ cũng không uốn éo: Em thích thế vì chồng em thích thế. Vì
vậy đó là một câu nói thông minh: nó chạm đúng vào bản chất tình cảm con người”
[Nguyễn Nhật Ánh 2012: 134]. Khi Đó là cách viết phù hợp với tâm lý, tư duy của bạn
đọc với lối văn mềm mại nhưng vẫn chứa đựng tính giáo dục sâu sắc bằng một cách thức
dễ đi vào tâm hồn con người nói chung, kể cả tâm hồn vốn nhạy cảm, dễ dao động của
tuổi mới lớn.
Tác giả còn sử dụng những hình ảnh trực quan để gán cho một sự việc khiến câu

văn vừa sinh động, dễ hình dung, lại vừa rất ngộ nghĩnh, cuốn hút độc giả, đặc biệt là trẻ
em. Như để minh họa lý do cho việc bản tham luận không được trình bày trên diễn đàn,
ông mô tả ngắn gọn : “Lý do thứ nhất có tên Hải cò. Lý do thứ hai có tên Tủn. Lý do thứ
ba hiển nhiên có tên là Tí sún…”[Nguyễn Nhật Ánh 2012: 132-133] .
Thứ hai, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh phù hợp với tâm lý, suy nghĩ của
đại đa số người đọc.
Một là, về mô tuýp nhân vật
So với những truyện dành cho trẻ con khác như “Đất rừng phương nam” – với
người kể chuyện là nhân vật nhà văn kể chuyện, thì nhân vật trẻ con thường theo hình
mẫu“con ngoan, trò giỏi”. Với đặc điểm như vậy, nhà văn thường xây dựng nhân vật
điển hình là những đứa trẻ mọt sách, dễ gây nhàm chán cho người đọc. Nhân vật trong


truyện cũng là đứa bé không hề ngoan. Nó thường xuyên “dậy trễ …ăn sáng trễ, và mất
nhiều thời giờ để thu gom tập vở cho một buổi học”, trong lớp thì tán gẫu… giở đủ trò
nghịch ngợm” đặc biệt là sợ bị kêu lên bảng trả bài và mong ngóng giờ ra chơi đến mức
tuyên bố “ra chơi có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà người lớn có thể nghĩ ra cho trẻ con”
…[Nguyễn Nhật Ánh 2012: 14-18]. Kiểu nhân vật ngược với truyền thống như vậy mới
mang lại cảm giác thích thú, chân thật cho người đọc, phù hợp với tâm lý thích chơi
nhiều hơn là học của đại đa số trẻ em.
Nhân vật thằng cu Mùi cùng ba người bạn thơ ấu hoàn toàn đối lập với mô tuýp
nhân vật trẻ con ngoan hiền đều tuân theo sự sắp đặt sẵn của người lớn. Chúng nỗ lực
đảo lộn những quy phạm, nghi thức, thiết chế của người lớn đang áp đặt lên chúng
như:“con ngoan thì phải chạy nhảy, trèo cây, tắm sông, đánh lộn”, còn học bài là lêu
lổng [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 33], hay “bắt cuộc sống của nó đi theo cái cách mà nó
chợt nghĩ ra” với việc uống nước vô chai xá xị chứ không phải trong ly hay ăn cơm trong
thau thay vì trong chén [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 98 – 100], chống lại những chân lý toán
học: 2 lần 4 không phải là 8 [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 43], đặt tên lại sự vật theo ý mình:
gọi con chó là cái bàn ủi, cái miệng là cánh tay, đi chợ là đi ngủ, cái cặp là cái giếng…với
“mục đích làm thế giới mới mẻ, tinh khôi như được sinh ra lần nữa. Chúng tôi đâu có

cách nào khác khi chúng tôi còn quá trẻ trong khi thế giới thì lại quá già… bọn nhóc
chúng tôi cần một thế giới non trẻ và giàu có của riêng mình” [Nguyễn Nhật Ánh 2012:
53-55]. Nhưng trí tưởng tượng còn làm được một việc vĩ đại hơn là tìm kho báu và “nếu
không hì hục xới tung khu vườn lên để tìm kho báu thì cuộc sống của chúng tôi không
biết sẽ buồn tẻ đến nhường nào” [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 144]. Dù sử dụng mọi cách
thức nhưng đều không thắng được cái thế giới logic mạnh mẽ của người lớn. Truyện có
những chi tiết ko giống, thậm chí trái với hiện thực bởi đó là những liên tưởng, suy nghĩ
của trẻ nhỏ. Nó tạo nên sự xung đột giữa một thế giới phi thực - sáng tạo của trẻ con với
thế giới hiện thực cũ kỹ của người lớn, chỉ vì những đứa trẻ con muốn trở nên độc đáo
giữa một vũ trụ đồng phục đã bày sẵn hoành tráng ra đó. Nó gần với tâm lý thử và chứng
minh làm người lớn của con trẻ. Chính tuýp nhân vật mang tính nổi loạn, sáng tạo theo


cách rất trẻ con này mới đúng với phổ quát tính cách của mọi đứa trẻ và tất cả loài người
nói chung khi chịu một sự áp đặt mà chưa ý thức được cái lợi của sự áp đặt đó. Bởi vậy
mà nó tạo nên sự đồng điệu về tâm hồn, ai cũng có thể tìm thấy mình trong đó.
Hai là, về cốt truyện với hai đặc điểm:
Tính giải trí:
Trẻ em hiện nay cần những truyện mang tính giải trí chứ ko phải là những truyện
mang đậm chất xã hội chủ nghĩa, không nặng về tư tưởng chính trị. Bên cạnh đó, các tác
giả hiện nay có tuổi thơ khác biệt nhiều với thời điểm hiện tại, chủ yếu là gian nan khổ
cực và trải qua chiến tranh, lại hạn chế tiếp cận với nhu cầu của thiếu nhi hiện tại. Trong
khi đó, trẻ em ngày nay lại sống trong thời đại mới với thế giới quan nhân sinh quan khác
cho nên không thể áp đặt những cuốn sách mà các tác giả thế hệ trước cho các em được.
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là truyện khơi dậy lòng yêu nước của trẻ em thông qua
tấm gương của Trần Quốc Tuấn thời niên thiếu với hành động bóp nát quả cam, đòi đi
đánh giặc. Thế nhưng, đó là cách thể hiện lòng yêu nước trong bối cảnh đất nước bị xâm
lược. Nó sẽ trở nên khó tiếp nhận khi trẻ em hiện nay sống trong bối cảnh hòa bình.
Hay như “Dế mèn phưu lưu kí” với thông điệp muôn loài là anh em có vẻ như
đang dần trở nên xa vời so với tầm nhận thức của trẻ em nói chung. Đặc biệt là thời đại

hiện nay, khi sự phát triển của các đô thị khiến không ít loài vật rất quen thuộc với người
lớn, với lớp trẻ em trong thời đại cũ thì lại trở nên lạ lẫm đối với những đứa trẻ hiện đại.
Điều đó là giảm sự hứng thú của các em đối với câu chuyện và có nhu cầu tìm những
người bạn khác, những tâm giao tri kỷ khác hợp thời hơn.
Viết cho đối tượng văn học thiếu nhi tuy dễ nhưng lại khó: không cần vắt óc nghĩ
những gì lớn lao nhưng để các em thích phải nắm bắt được tâm lý và suy nghĩ (tuy ngây
ngô, đơn giản nhưng lại trở nên khó đoán, khó hiểu với người lớn) của các em. Nguyễn
Nhật Ánh viết chủ yếu cho thiếu nhi, với mục đích giải trí, thư giãn. Ông muốn mang đến
cho trẻ thơ những câu chuyện đúng chất con nít. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” phản


ánh tuổi thơ của bốn đứa trẻ đầy tính hiếu động với rất nhiều cuộc phưu lưu và nổi loạn
mang lại những phút giây thư giãn sảng khoái và đầy tiếng cười cho bạn đọc.
Suốt hành trình thời thơ ấu của bốn nhân vật, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã
tác động được đúng tâm lý của trẻ em cũng như ký ức của những người lớn – mà bao giờ
ký ức tuổi thơ cũng đẹp nhất và yên bình nhất. Nó tạo nên sự đồng cảm rộng lớn vì ai
cũng thấy bản thân mình trong đó. Hầu hết những đoạn văn tả cảnh, mang chất trữ tình
trong văn của Nguyễn Nhật Ánh gợi lên sự thanh bình, yên ả, êm đềm, đối lập hẳn với
cuộc sống tất bật của chốn đô thị trong thời đại hiện nay. Nguyễn Nhật Ánh quan niệm:
“Đường phố đô thị chỉ đơn giản là những trục đường giao thông, phục vụ cho công việc
di chuyển, nhưng với con đường quê thì nó lại mở ra biết bao kỷ niệm trong lòng người”
6

. Hình cảnh bờ cỏ, lũy tre, tiếng gà gáy, chim hót, dế kêu… của miền quê trong tác

phẩm không còn là không gian của xứ Quảng – quê hương ông mà dường như đã trở
thành ký ức chung của những người dân xa xứ khi nhớ về cố hương. Được trở lại tuổi thơ
hồn nhiên, trong trẻo giữa cuộc đời đầy mưu mô, tính toán, được đắm chìm trong cảnh
làng quê yên bình giữa chốn phồn hoa đô thị tấp nập, ồn ào chính là một hình thức giải trí
khá hiệu quả, đem lại sự cân bằng cho tâm hồn.

Tính giáo dục
Theo Nguyễn Nhật Ánh: “Trong tâm hồn nhà văn phải có một nhà sư phạm mẫu
mực nữa. Với những đối tượng khác - những đối tượng đã tự nhận thức, đã tự chịu trách
nhiệm về hành vi của mình thì nhà văn có thể lột trần sự việc để bạn đọc tự cảm nhận và
chọn lọc. Nhưng với đối tượng thiếu nhi và tuổi mới lớn thì không thể” 7. Viết cho trẻ em
nên những tình tiết câu chuyện được đưa vào tác phẩm phải có sự chọn lọc và điều chỉnh.
Nhà văn phải đứng từ góc nhìn của một đứa trẻ để nhìn thế giới xung quanh bằng cảm
quan trong sáng của một đứa trẻ, chưa bị những cảm xúc kiểu người lớn hay suy tư từ sự
từng trải cuộc đời chi phối bởi “nếu nhà văn cay cú với cuộc đời, ném vào trang viết của
Lê Minh Quốc lý giải “ma lực” Nguyễn Nhật Ánh: Trong nhà văn có một nhà sư phạm />7
Lê Minh Quốc lý giải “ma lực” Nguyễn Nhật Ánh: Trong nhà văn có một nhà sư phạm />6


mình những suy nghĩ thô lỗ, những tình tiết bỉ ổi thì người hứng chịu trước nhất là con
em của nhà văn và kế đến là độc giả” 8.
Tác phẩm với những triết lý rất nhẹ nhàng, dễ cảm thụ được lồng vào những câu
chuyện đời thường: “Khi lớn lên thì tôi phải công nhận giấc ngủ trưa đối với một người
lớn tuổi đúng là quý hơn vàng” [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 21], “Tại sao – một câu hỏi
mang mầm mống triết học” [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 52] hay những chuyện mang tính
người lớn hơn như vẻ đẹp của một cô gái trong tình yêu “khiến người đối diện chú ý
nhưng nó chỉ đóng vao trò soi đường như ánh đèn pin trong tay người dẫn chỗ trong rạp
hát… Tình yêu cũng vậy, ấn tượng về vẻ bên ngoài rất đáng kể nhưng đáng kể hơn nữa
là vẻ bề ngoài đó có đang cất giấu điều gì đáng kể ở đằng sau nó hay không” [Nguyễn
Nhật Ánh 2012: 63-64]… Đây sẽ là những kiến thức rất cần thiết cho việc định hình tư
tưởng, tâm hồn cho trẻ để khi bước vào đời, các em sẽ có cái nhìn điềm tĩnh hơn vào
cuộc sống.
Những kiến thức đó dù không mới với người lớn nhưng cũng không có nghĩa là
không cần thiết với họ. Đôi khi vì bận rộn với công việc và cuộc sống, không ít người bỏ
quên những kiến thức tưởng chừng như căn bản như thế. Nguyễn Nhật Ánh đã nhắc lại,
thậm chí chỉ ra sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn ở cùng một hành động như trường

hợp liên tưởng việc đánh tráo khái niệm của người lớn từ trò chơi đặt lại tên cho mọi thứ
của con nít để nhận ra sự ít ngây thơ, trong sáng của người lớn: “Mục đích .. là đẩy vô
những gì đang vô cùng sáng rõ, với cách thức điển hình là dùng một cụm từ phức tạp và
có thể hiểu sao cũng được để gọi một sự việc mà người ta hoàn toàn có thể gọi đích danh
bằng một từ ngắn gọn, đơn giản và minh bạch đến mức dù muốn cũng không ai có thể
hiểu khác đi” [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 58] hay người lớn bảo trẻ con “tri thức mới là
kho báu thực sự, nhưng nhiều người trong số họ không hề muốn chinh phục mà chỉ thích
săn tìm bằng cấp. Người lớn cũng nói như vậy về tình yêu và đối xử với tình yêu cũng với
cách thức thô bạo như họ đã đối xử với tri thức" [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 172]… Ông
đưa những người lớn trở về với tuổi thơ bởi họ thường cho rằng mình đúng và chê bai
Lê Minh Quốc lý giải “ma lực” Nguyễn Nhật Ánh: Trong nhà văn có một nhà sư phạm />8


những hành động của trẻ con, phạm khuyết điểm là đặc quyền của người lớn: bố vẫn
thường nhậu xỉn về khuya nhưng lại luôn gầm gừ với con “Mày đi đâu giờ này mới về?”.
Mẹ vẫn thường để quên và lạc mất chìa khoá tủ, nhưng con lỡ làm mất chiếc xe đạp từ
năm ngoái mà đến tận năm nay mẹ vẫn lôi ra trách móc “như thể con đã làm mất trăm
cái xe rồi ấy”. Nếu có con mèo làm vỡ bình hoa mà bố mẹ không nhìn thấy thì đứa con
phải là người chịu lỗi, nó oan ức nhưng không kịp giãi bày và lẽ dĩ nhiên là chẳng ai tin
nó… Để giải quyết bất công này, “một phiên tòa vô tiền khoáng hậu: trẻ con xử người
lớn: được mở ra. Đây không phải là sự hỗn láo của trẻ em bởi “có lẽ trên cõi đời này
không có đứa trẻ nào chưa từng oán trách ba mẹ” [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 157-164].
Mỗi đứa trẻ đều có 1 phiên toà trong lòng mình, chỉ là người ta có chịu thừa nhận nó hay
không mà thôi. Và “người lớn cần phải biết rằng trẻ con cũng thường xuyên phán xét họ
nghiêm khắc không kém gì họ phán xét chúng. Điều đó sẽ giúp người lớn chú ý đến cách
sống của mình” [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 208]. Ông đã “gom góp lại những hạt bụi” kí
ức của những người đã “phủi kỷ niệm như phủi bụi, nhằm phi tang quá khứ”, và cuối
cùng rút ra nhận định: “Lúc mà bạn nhận ra rằng, thỉnh thoảng tắm mình trong dòng
sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm cua thế giới người lớn
một cách diệu kỳ” và “để sống tốt hơn, đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi

học làm người lớn" [Nguyễn Nhật Ánh 2012: 211].
Như vậy, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh rõ ràng không chỉ mang yếu tố giải trí
đại chúng thông thường. Nó như chiếc cầu nối giữa hai thế hệ, giúp cha mẹ - con cái hiểu
nhau hơn. Nó còn chứa đựng cả giá trị giáo dục với mục đích cuối cùng là đưa trẻ em tiếp
cận đến sự hướng thiện, giá trị nhân văn đồng thời giúp người lớn có sự điều chỉnh lối
sống, hành vi của mình. Đó là điều mà nhiều sách ăn khách hiện nay chưa làm được khi
nó chỉ chú trọng đến yếu tố giải trí.
Thứ ba, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đáp ứng được thị hiếu của thời đại
Một là, về hình thức tác phẩm
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, con người có thể tiếp cận với tri thức
cũng như giải trí không chỉ qua những cuốn sách, mà bằng nhiều nguồn khác nhau như


bằng máy tính, bằng những cuốn sách điện tử, bằng điện thoại… Chính vì thế văn hóa
nghe nhìn hiện nay có phần được ưa chuộng hơn so với văn hóa đọc. Với lứa tuổi học
sinh, sinh viên, đối tượng cần đọc sách nhiều hơn cả, thì thời gian dành cho lướt web,
chơi game, xem truyền hình lại tương đối cao, chiếm tới 55% 9.
Khi đất nước đổi mới, các nhà xuất bản đã chuyển đổi hoạt động theo sự vận hành
của cơ chế thị trường, “truyện tranh hiện đại, khôi hài và liên hoàn” (quốc tế gọi là comic
hoặc manga) được dịch và du nhập từ nước ngoài 10. Từ đây, truyện tranh trở thành sự lựa
chọn đầu tiên đối với trẻ em. Đây là điều tự nhiên bởi tư duy trẻ, ban đầu, là tư duy trực
quan. Hình ảnh kết hợp những lời thoại dí dỏm, tự nhiên, ngắn gọn luôn lôi cuốn trẻ 11.
Thế nhưng, ở những lứa tuổi lớn hơn thì nhu cầu đọc truyện chữ vẫn không có
nhiều khác biệt. Khảo sát ở sinh viên cũng cho thấy đến loại sách được đọc nhiều nhất
cũng là truyện tranh (60%), kế đến là truyện ngắn (50%), truyện dịch (35%), tiểu thuyết
trong nước (30%) và thơ (20%) 12. Như vậy, đặc điểm của văn hóa đọc của giới trẻ hiện
nay là thường hướng đến những nội dung đơn giản, ít chữ, nhiều hình, thậm chí thiếu
lành mạnh và ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, bồi bổ kiến thức..., đặc biệt các
sách dày, nhiều tập, sách chữ...
Điều này có thể lý giải bởi quỹ thời gian rảnh rỗi của cả người đi làm và người đi

học bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn phát triển là rất ít, họ không có thời gian đọc
sách, hoặc có đọc cũng không đọc được những sách dài, khó đoc. Người lớn phải làm
việc với cường độ, khối lượng công việc và áp lực cuộc sống nặng. Còn trẻ em cũng có
quá ít thời gian để đọc sách bởi thời gian giành cho việc học hành quá lớn.
9

Thói quen đọc ở Việt Nam chưa hình thành vững chắc - />name=News&file=article&sid=401428
10

Viết cho thiếu nhi: Thách thức của nhà văn hiện nay - />11

Phê phán ít thôi, tìm hiểu nhiều hơn - />12

Sách và việc đọc của sinh viên - />

Như vậy, kỹ năng của người làm sách, để sách thu hút người đọc cũng là yếu tố
quan trọng. Nội dung hay mà hình thức chuyển tải nặng nề thì khó tiếp cận bạn đọc trẻ.
Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã có sự chú trọng, đầu tư để đáp ứng được phần nào yếu
tố nhìn – một nhu cầu của văn hóa đọc ở giới trẻ. Ngoài phần bìa với hình ảnh ngộ
nghĩnh, màu sắc bắt mắt thì nội dung bên trong cũng được minh họa bởi nhiều hỉnh ảnh
tạo cảm giác bớt nặng nề vì nhiều câu chữ hơn. Đó cũng là phương thức để kích thích và
khuyến khích hình thành văn hóa đọc ở giới trẻ.
Hai là, thương hiệu tác giả
Một thực trạng hiện khá phổ biến hiện nay trong văn hóa đọc ở giới trẻ là đọc sách
theo phong trào. Nhiều độc giả đọc một tác phẩm chưa hẳn vì tác phẩm đó hay mà vì ai
cũng đọc, và đó là tác phẩm của một tác giả đã có thương hiệu, phải đọc mới hợp thời.
Cũng có những độc giả mua sách của tác giả mình yêu thích như một thói quen hơn là vì
sự quan tâm đến nội dung và giá trị tác phẩm. Như vậy có thể thấy, thương hiệu là yếu tố
quan trọng trong việc quyết định lương phát hành cho tác phẩm. Về điều này, có thể nói,
Nguyễn Nhật Ánh đã rất thành công khi xây dựng thương hiệu của mình. Theo bà Phan

Thị Hóa - Trưởng phòng kinh doanh nội địa, Công ty FAHASA: “Ở dòng sách văn học
thì số đầu sách văn học dịch vẫn chiếm vị trí áp đảo về lượng sách bán chạy, còn các
đầu sách Việt số lượng bán chạy chỉ tập trung ở một vài tác giả đã có thương hiệu như:
Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư, còn các tác giả còn lại, số lượng phát hành không
đáng kể, chỉ 5.000 bản sách trở xuống” 13.
Ba là, về hình thức quảng bá
Hiện nay, do quỹ thời gian rảnh rỗi hạn hẹp, cùng với việc định hướng, hướng dẫn
thế hệ trẻ phương pháp đọc sách, trong khi thị trường sách quá đa dạng nên việc tìm hiểu
và chọn lọc sách của người dân có phần thụ động. Quan niệm về sách cũng thay đổi: “đã
qua cái thời “hữu xạ tự nhiên hương” theo kiểu miễn sách tốt, sách hay thì sớm muộn gì
bạn đọc cũng ủng hộ và tìm mua sách không chỉ mang giá trị văn hóa -tinh thần mà còn
mang giá trị vật chất, sách làm ra phải đi liền với yếu tố lợi nhuận, tức là phải bán
13

Tiếp thị sách Việt: Lối đi còn... chông chênh - />

được”14. Chính yêu cầu này mà kỹ năng đưa sách đến với người đọc thông qua quảng bá
trở thành một khâu quan trọng.
Nguyễn Nhật Ánh là một trong những tác giả đã làm khá tốt khâu tiếp thị sách.
Những tác phẩm mới của ông thường được tổ chức ở những sự kiện như hội sách, họp
báo giới thiệu sách và có sự giao lưu tác giả, tác phẩm với độc giả. Khâu tiếp thị tốt cùng
với thương hiệu của tác giả đã mang lại thành công với rất nhiều đầu sách bán chạy.
Dường như văn chương Nguyễn Nhật Ánh trở thành một thành tố trong cấu trúc
giáo dục thẩm mỹ cho thiếu nhi bên cạnh những nền tảng giáo dục khác từ nhà trường,
gia đình, xã hội… Đó là một hiện tượng văn hóa độc đáo ở Việt Nam. Sự thú vị trong tác
phẩm của ông sẽ giúp độc giả hình thành thói quen đọc sách, tạo cơ sở cho việc phát triển
văn hóa đọc. Việc các bạn trẻ xếp hàng chờ xin chữ ký tặng của nhà văn có thể cho thấy
phần nào rằng: trẻ em không hề quay lưng với sách, luôn có mong muốn được phát triển
trí tưởng tượng của mình theo những tranh sách. Vấn đề là sách phải phù hợp với nhu
cầu, thị hiếu cũng như trình độ tư duy của người đọc. Những tác phẩm văn học đáp ứng

được những điều đó như “Cho tôi một vé đi tuổi thơ” nói riêng và các tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh nói chung luôn được độc giả mọi lứa tuổi đón nhận nhiệt tình.
Trong thời buổi công nghệ hiện đại, người đọc dễ dàng tiếp cận với nguồn sách,
báo, thuận lợi cho sự phát triển của văn hóa đọc. Mặt khác cũng đặt ra những thách thức
bởi sự mất kiểm soát về nội dung, chất lượng thông tin của sách dễ tạo nên sự nhiễu loạn
thông tin và ảnh hưởng không tốt đến lối sống và suy nghĩ con người. Những năm gần
đây, hiện tượng trẻ em vị thành niên phạm tội nghiêm trọng báo hiệu một sự xuống cấp
về văn hóa. Một trong những biện pháp để khắc phục hiện trạng này đọc sách. Người đọc
sách nếu được tiếp xúc với thế giới chân thiện mỹ trong sách, tâm hồn sẽ trong sáng hơn,
có định hướng rõ ràng và đúng đắn cho cuộc đời mình hơn. Chính vì vậy, việc khuyến
khích, tạo điều kiện để hình thành thói quen đọc sách cũng như hướng dẫn kỹ năng chọn
và đọc sách ngay từ nhỏ là vấn đề cần thiết. Bên cạnh đó, việc sáng tác sách cho lứa tuổi
14

Tiếp thị sách Việt: Lối đi còn... chông chênh - />

thiếu nhi và thanh niên cần phải được văn học thiếu nhi càng phải được chú ý quan tâm
hơn nữa thông qua việc tôn vinh các nhà văn viết cho thiếu nhi bằng các giải thưởng
thích đáng để họ có thể làm nên những hiện tượng như Nguyễn Nhật Ánh đã làm được.



×