Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Dạy tiếng Việt là dạy cách tư duy ngôn ngữ của người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 8 trang )

"

Ji:



®

DAY TIENG VIET LA DAY CACH TU DUY
NGON NGU CUA NGƯỜI VIET NAM
>

ij

Nguyên Thị Hồng Thu
Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngồi
Trường ĐHKHXH& NV, ĐHQG Hà Nội

_1, Cách đây ít lâu, trong một cuộc hội thảo về việc dạy và học
tiếng Việt đã có ý kiến được nêu ra là "... Dạy fiếng Việt hay biên soạn
giáo trình tiếng Việt phải ln đi đơi với việc giới thiệu văn hóa Việt
Nam. Tuy nhiên, những cách nói nào là thuần Việt, cách nói nào là

“lai căng”, cái gì thuộc về văn hóa Việt Nam, giới thiệu những gì,
nh thế nào, là những vấn đề cân phải được thảo luận nghiêm
tức... (4, tr.144]. Quả thực những điều mà các tác giả vừa đề cập đến
những điều hết sức trọng yếu, có tầm chiến lược trong một lĩnh
VỰC tưởng là đễ mà chẳng đơn giản chút nào này. Chúng là những

vấn đề rất cần được nhiều người quan tâm và trao đổi kỹ càng. Bài
viết dưới đây là một sự hưởng ứng cho ý kiến đề xuất nói trên.



Xung quanh vấn đề mà các tác giả đặt ra tơi cũng đã ít nhiều
bay to quan điểm trong các cuộc hội thảo hoặc qua một số bài báo

đăng trên các tạp chí chun ngành. Tuy nhiên, để có tính hệ thống
và tiện theo đõi, tơi xin tóm lược lại như sau:
- Dạy và học một thứ tiếng là dạy và học ngơn ngữ của một cộng

đồng có những đặc thù văn hóa riêng hay nói một cách khác, chính
là dạy và học một bộ phận văn hóa của dân tộc đó. Bởi ngơn ngữ là
một trong những thành tố quan trọng nhất cấu thành nên nền văn hóa

đân tộc và phản ánh chính nền văn hóa đó. Học tiếng Việt là phải
tiếp nhận văn hóa Việt Nam thơng qua sự truyền giảng và giải mã

của giáo viên. Chính bởi vậy, ngồi kiến thức về ngơn ngữ ra, người
thầy cần phải hiểu biết về văn hóa càng nhiều càng tốt.
431


- Người nước ngoài khi học tiếng Việt, tiếp xúc với văn hóa Việt

Nam, ngồi những điểm tương đồng họ cịn tìm thấy nhiều nét di biệt
so với văn hóa bản địa của họ. Nhiệm vụ của người thầy là phải giúp
sinh viên nhanh chóng thu hẹp khoảng cách do độ vênh về văn hóa
giữa các dân tộc tạo ra trong q trình học tiếng. Nói một cách khác,
để sinh viên tránh bị "sốc văn hóa" (culture shock), giáo viên cân

hướng dẫn cho họ hiểu và hoà nhập được vào mơi trường văn hóa
Việt Nam càng nhanh càng tốt...


2. Cũng trong lĩnh vực đạy tiếng Việt, cịn có những ý kiến rất

"mới lạ" với nội dung là: có thể để người nước ngồi nói tiếng Việt

theo lối diễn đạt của họ; có những câu, những cách diễn đạt mà
người Việt Nam hầu như khơng nói, hoặc phạm vi sử dụng rất hạn
chế, nhưng người nước ngồi nói thì khơng sao và nhờ thứ tiếng Việt
này mà ngôn ngữ của dân tộc ta mới được phong phú thêm. Ngồi ra
cịn có một số luận điểm khác nữa... Xin được trích dẫn: "Giới thiệu

văn hóa Việt Nam khơng có nghĩa là bắt buộc người học phải từ bỏ
lối suy nghĩ, cách diễn đạt của riêng ho" [4, tr.144]... Có cả những

lời khuyến cáo: "Chứng ta cũng không được quên rằng ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp; người nước ngồi có thể dùng tiếng Việt như là
một phương tiện để bày tỏ, thể hiện văn hóa ứng xử của mình" v.v... [Â,

tr.142 ]. Tôi thấy đây là những vấn để cũng rất cần được trao đổi
nghiêm túc.

Thực tình, tơi đã dành ra một khoảng thời gian khơng q ít ỏi

để tìm hiểu qua sách báo, tài liệu trong và ngồi ®ước nhưng cho đến
nay vẫn chưa tìm được ý kiến nào thể hiện sự đồng thuận với những
quan điểm nêu trên. Những điều mà tơi trình bày dưới đây có thể
khơng mới mẻ nhưng là quan điểm của riêng tôi cho đến thời điểm

này khi mà chưa có quan điểm khác thuyết phục hơn...
2.1. Một tiêu chí rõ ràng nhất để đánh giá một người giỏi ngoại


ngữ là người đó phải sử dụng ngơn ngữ như những người bản xứ,
càng ít lơi càng tốt. Nói một cách cụ thể là người nước ngồi nào
được coi là giỏi tiếng Việt thì người đó phải nói được tiếng Việt như
người Việt Nam vẫn nói, biết sử dụng đúng các loại phong cách ngôn
ngữ mà rất ít cần đến sự châm chước.
432


SF
ss

5

y

ot

_ Trén cdc phuong tiện truyền thông đại chúng, nhất là trên t¡ vị,
chúng ta có nhiều dịp được thấy những người nước ngoài đến từ các
quốc gia khác nhau nói tiếng Việt rất giỏi. Các đại sứ Trung Quốc,

các nhân viên sứ quán Lào... sử dụng văn phong ngoại giao hết sức

trang trọng, chuẩn mực. Có khá nhiều doanh nhân sắc sảo, chính xác

trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ở các trị chơi của kênh VTV3 thì các

sinh viên vô cùng láu linh, náo hoạt với một thứ tiếng Việt khẩu


ngữ... Chúng ta cũng không cảm thấy sượng chút nào khi nghe một
số biên tập viên, MC (người dẫn chương trình) của đài truyền hình

trung ương là người Việt Nam, sử dụng những câu tiếng Việt hết sức
Tây. Và dường như ở những bộ phim nước ngồi thì chính những lượt
thoại mang "íinh thần và cách diễn đạt Táy" của các nhân vật, cho

dù đã được dịch ra tiếng Việt, đã làm cho bộ phim khắc họa rõ thêm

về văn hóa, lối tư duy của dân tộc mà nó muốn thể hiện. Cả những
_ người nước ngồi lẫn người Việt Nam mà tôi nhắc trên, cả những

nhân vật trên phim, thậm chí cả những diễn viên đứng trên sân khấu

đều nói một thứ tiếng Việt hết sức "ẩn Việt” mà cũng hết sức hiện
đại, hết sức Tây. Vậy thì tại sao lại có hiện tượng khi thì người ta dễ

dàng chấp nhận những lối nói này, khi khác lại phê phán nó? Câu trả
lời thật đơn giản là người sử dụng đã biết dùng đúng lúc đúng chô
hay nói cách khác họ đã nắm vững phong cách học, điều mà bất kỳ
ngơn ngữ nào cũng có!
Có rất nhiều văn phong (phong cách) trong môi ngôn ngữ. Văn

phong viết khác văn phong

nói, văn phong ngoại giao khác văn

phong thương trường, văn phong khoa học không giống văn phong

nghệ thuật... Thậm


chí cùng một văn phong, về cùng một vấn đề

nhưng do mục đích, tính chất, đối tượng nhắm tới khác nhau thì cách

thể hiện cũng khác nhau. Nói với người lớn khác nói với các cháu bé.

Viết cho đại chúng khác viết cho giới chun mơn. Có thể thấy một
ví dụ rất rõ ràng ngay trong ngành ngôn ngữ như cùng thể hiện về

những vấn đề, mức độ quan trọng như nhau, thậm chí là cùng một tác

giả viết, song đọc các bài đăng trong Tạp chí Ngơn ngữ và Đời sống

cũng thấy ít nhiều khác với Tạp chí Ngơn ngữ... Tóm lại, theo ý kiến

của tơi thì tất cả mọi cách diễn đạt, mọi từ vựng, dù xuất xứ từ đâu
cũng đều được chấp nhận, tuy nhiên người vận dụng nó phải biết sử
433


dụng cho đúng lúc đúng chỗ... Để sinh viên sử dụng đứng các:

van phong không chỉ là nhiệm vụ của người dạy, mà còn là nhiệmvụ _

của người biên soạn giáo trình. Bổn phận đương nhiên của người_
đứng trên bục giảng là phải "khai thác giáo trình một cách linh hoạt" (nếu chỉ dạy những gì có trong giáo trình thì... hơn tám mươi phần

trăm thời gian lên lớp cịn lại, giáo viên biết làm gì với sinh viên?...). -


Tuy nhiên, giáo viên không thể không cảm thấy ngượng khi giải.

thích cho sinh viên rằng những câu trang trọng nào đó chỉ nên dùng
trong văn phong ngoại giao trong khi chúng lại xuất hiện ở trong ngữ

cảnh của các hội thoại hết sức đời thường của chính bài khố... Cũng

nên tránh để xảy ra hiện tượng người nước ngoài thắc mắc là vì sao

họ ở Việt Nam rất lâu mà chẳng bao giờ được nghe người Việt Nam

nói với nhau những câu mà họ phải học trong giáo trình... Và, chắc

rằng người học sẽ cảm thấy bị tổn thương nếu biết được vì họ là
người nước ngồi nên được phép nói thứ tiếng Việt theo văn phong
của các tác phẩm dịch... Không phải sự chiếu cố hay ưu ái nào =

đem lại niềm vui cho người được nhận nó!...

2.2. Ngơn ngữ không chỉ là phương tiện dùng để trao đổi thơng

tin thuần t mà nó cịn phản ánh văn hóa với những đặc trưng thẩm...

mỹ riêng của mỗi cộng đồng người. Điều này được thể hiện qua hoạt -

động giao tiếp bằng những phương thức vừa có tính ngun tắc.

chung của mọi ngôn ngữ vừa mang đặc điểm riêng của-mỗi dân tộc, .
mơi hồn cảnh giao tiếp cụ thể. Nói một cách khác, qua giao tiếp, người ta thể hiện được đặc trưng văn hóa, lối tư duy của một đân tộc,


một cộng đồng... Trong văn hóa giao tiếp, có những điều tương đồng
giữa các dân tộc khác nhau. Chẳng hạn, có một thơng lệ phổ biến ở

nhiều dân tộc là những lời thăm hỏi về sức khoẻ và công việc khi gặp
gỡ, ví như: "Ơng/ bà có khoẻ khơng?": "Làm ăn thế nào?" trong tiếng

Viét, va: "How are you?"; "How are things?" trong tiếng Anh v.v.

Tuy nhiên, chúng ta cũng đều biết rằng, có điều là tích cực là tốt đẹp

trong cộng đồng ngơn ngữ - văn hóa này lại là điều kiêng ky hoặc bị

coi là bất lịch sự ở một cộng đồng ngôn
duy, cách diễn đạt bằng ngơn ngữ của
nhau. Đã có những cơng trình nghiên cứu
đưa ra nhận định là: kiểu câu bị động và
434

ngữ - văn hóa khác. Lối tư
mỗi cộng đồng cũng khác
về để tài so sánh ngơn ngữ
kiểu câu có chiến lược lịch

-


kg
sự âm tính ít được người Việt Nam sử dụng hơn một số dân tộc khác.
Vài
ba sinh viên Mỹ và Nhật Bản cũng có chung nhận xét như vậy...


___ Sự dị biệt trong ngơn ngữ - văn hóa của các dân tộc khác nhau

đôi khi đã ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ. Một trong những
nhiệm vụ khó khăn của người dạy tiếng lúc ban dau đó là phải xố
nhanh những ảnh luưởng tiêu cực (không phù hợp) của tiếng me đẻ di

trượt vào q trình thụ đắc ngơn ngữ đích một cách vơ thức của

người học. Liệu có thoả đáng khơng nếu vì quan niệm để người nước
ngồi khơng phải "từ bỏ lối suy nghĩ, cách diễn đạt của riêng họ" mà
cho phép họ có thể sử dụng một thứ ngôn ngữ được dịch từ tiếng mẹ

đẻ sang? Điều gì sẽ xảy ra nếu một người Việt Nam đến xã hội Mỹ
mà trong lần đầu tiên giao tiếp với người bản xứ, để biểu thị sự quan

tâm đến đối tác, anh ta lai noi: "You've got a well-paying job, don't

you? You're sure to be the bread- winner of your family" (Anh làm

nghề này chắc lương lậu cũng khá lắm nhỉ? Vợ con chắc hẳn được

nhờ), và trong đời sống thường nhật, anh ta lại cứ hồn nhiên dịch các

câu chào hỏi của người Việt Nam
nhiêu

tuổi?";

"Anh/


sang tiếng Anh:

chị đã có gia đình.chưa?";

"Anh/ chi bao

"Anh!

chị đi đâu

day?" ("How old are you?"; "Are you married?"; "Where are you
going?")??2... Người dân Mỹ chắc cũng chẳng mong đợi những phát
ngơn dạng này có thể làm cho ngôn ngữ của họ phong phú, hiện đại
hơn cho dù họ có là cư dân của các đơ thị! Cũng như vậy, nếu người

nước ngoài nào ở Việt Nam mà cứ sáng ra gặp người Việt lại nói:

"Chào buổi sáng tốt lành" (Good morning!), tối đến: "Chào buổi tối
tốt lành" (Good evening!), và, thay vì câu: "Anh có thể cho tôi mượn

xe của anh một lát được không a?" thi noi: "Anh cé thể bởi bất cứ cơ
hội nào mà cho tôi mượn xe của anh trong vài phút được không q?
(Could you by any chance lend me your car for just a few minutes?),

hoặc: "Anh có bất cứ sự phản đối nào về việc tôi mượn xe của anh
một

lát được


không

a?" (Would

you

have

any

objection

to me

borrowing your car for a while?"... thì người Việt Nam cảm nhận ra
sao nhỉ? Cịn người Nhật chắc chắn sẽ rất bức xúc bởi không thể trực

địch những câu chào: "//4/imemashite", "Dozo yoroshiku” sang tiếng

Việt được và họ, để giữ tinh thần Phù Tang của mình, phai noi: "Toi
cơm ăn" 1... Tóm lại, như ở trên đã trình bày, mỗi ngơn ngữ đều phản
435


ánh lối tư duy và bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Người ¢
khơng chỉ cung cấp cho người học ngữ nghĩa của từ vựng, các.

câu mang tính chuyển tải thơng tin mà cịn phải hướng dẫn họ

E


sử dụng sao cho phù hợp với đặc thù văn hóa của cộng đồng đã sản_

sinh ra chúng. Nói một cách khác, không nên làm cho ngôn ngữ trở ˆ
nên lạc lõng trong mơi frường văn hóa thuộc về chúng. Sự thànhcơng của người học phần nào được đánh giá ở mức độ ảnh ——

tiếng mẹ đẻ vào ngơn ngữ đích mà anh ta thể hiện...
2.3. Sự phát triển của ngôn ngữ một dân tộc phụ thuộc vào nhiều

yếu tố. Có định hướng của xã hội nhưng sự định hướng cũng phải

dựa trên cơ sở tuân theo quy luật của quá trình fiếp biến văn hóa:

dung nạp những yếu tố mới, chuyển hố để phù hợp với ngơn ngữvăn hóa bản địa. Và, tuy là sản phẩm của con người nhưng ngôn ngữ
cũng rất dị ứng với sự áp đặt chủ quan của các cá nhân... Nhìn vào
tiếng Việt hiện nay, chúng ta thấy chính những từ mới, những từ vay

mượn, những cách diễn đạt "Táy" đã làm cho nó đã thay đổi rất nhiều
so với cách đây vài chục năm. (Có thể dễ dàng nhận thấy điều này

nếu đọc những văn bản được xuất bản vào những năm giữa thế kỷ

trước). Hiện tại, ngày mỗi ngày lại có thêm nhiều cách diễn đạt,..
nhiều từ mới, từ của nước ngoài được ra đời, được du nhập (nhất là.
trong những lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin...). Ấy

vậy nhưng tiếng Việt của chúng ta cũng vẫn hết sức "thuần Việt,
chứ không phải là một thứ tiếng dịch, mang ban sắc và tinh thần của Tây hay của Tàu... Có được điều này đó là nhờ sự nắm bắt kịp thời
những yếu tố mới, chuyển hố chúng thành vốn ffgơn ngữ dân tộc một
cách

Trong
cũng
trong

có ý thức của chúng ta, kể cả việc uốn nắn những lệch lạc...
ngôn ngữ hội thoại của tiếng Việt hiện đại ngày nay, chúng ta
dùng tương đối nhiều kiểu câu bị động, một kiểu câu phổ biến
ngôn ngữ châu Âu. Tuy nhiên, sẽ có những "hiệu ứng" khác

nhau khi nghe hai câu mà chúng đều chuẩn xác về phương diện ngữ

pháp và hoàn toàn giống nhau về ngữ nghĩa như sau: "Cáy chuối này

được/ là do! bố tôi mới trồng" và, "Cây chuối này mới được trồng bởi
bố tơi"...

Về vấn đề nêu trên cịn có thể thấy ở nhiều cộng đồng ngơn ngữ-

văn hóa khác nhau trên thế giới. Nhật Bản là một ví dụ điển hình.
436


a

ae

Người Nhật cực kỳ có ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa truyền
thống trøng khi họ vẫn rất "cởi mở" trong việc vay mượn ngôn ngữ

của các dân tộc khác. Trong văn tự Nhật có hơn 70% chữ vng được


vay mượn từ văn hóa Trung Hoa và có vô vàn từ vựng vốn là từ của

tiếng Anh, vậy nhưng điều này cũng không làm cho người Trung
Quốc hay người Anh, người Mỹ học tiếng Nhật dễ hơn bao nhiêu so
với những người của các dân tộc khác. Sở dĩ như vậy là bởi các yếu
tố ngoại lai khi vào Nhật đã bị "Nhát hoá" cho phù hợp với văn hóa

xứ sở quốc đảo này. (Chẳng hạn, nếu cứ máy móc mà căn cứ vào sự

hiển thị của văn tự
thành "Chiếc máy
sống" thành: "Anh
thắng cảnh vơ cùng

Hán ngữ thì có thể dịch câu
bay truy lạc", "Anh ấy rất
ấy rất khốn nạn trong cuộc
nổi tiếng của xứ sở hoa anh

"Chiếc máy bay rơi"
khó khăn trong cuộc
sống". Một danh lam
đào sẽ biến thành nơi

thiếu lành mạnh đáng bị lên án, nếu hiểu nhầm câu: "Vào mùa thu,

người ta nô nức rủ nhau đến Hakone để vui chơi giải trí" thành: "Vào

mùa thu, người ta nô nức rủ nhau đến Hakone để hành lạc"...).


Nói tóm lại, cách ứng xử của chúng ta trong lĩnh vực ngơn ngữ
đó là sự chủ động, tích cực học tập những cái mới, cái hiện đại, biến
cái vay mượn thành cái của mình một cách tỉnh tế, nhuần nhị trên

tỉnh thân vẫn giữ được bản sắc của dân tộc. Người nước ngồi thể

hiện văn hóa ứng xử của mình khi học tiếng Việt là: "Nhập gia tuỳ
tực”, nghĩa là hãy sử dụng tiếng Việt như người Việt Nam. Điều này

hồn tồn khơng đồng nghĩa với việc họ phải "(ừ bỏ lối suy nghĩ,
cách diên đạt của riêng họ" và thứ tiếng Việt hiện chúng ta đang sử

dụng cũng khơng hề cản trở đến việc người nước ngồi muốn “bày

tổ, thể hiện văn hóa ứng xử " của dân tộc mình! Xin dẫn thêm ra đây

ý kiến của Hồ Sĩ Quý về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa: "Có

thể hình dung các khn mẫu văn hóa ẩn tàng trong mơi nền văn hóa

quy định cách thức tiếp thu và hoà nhập của các chủ thể văn hóa vào

nên văn mình chung của lồi người tương tự như các quy tắc ngữ
pháp của ngôn ngữ, khi ngôn ngữ biểu đạt thông tin. Các quy tắc ngữ

pháp của các ngôn ngữ về cơ bản là khác nhau nhưng chúng đêu cho
phép diễn đạt bất kỳ một tư tưởng nào, kể cả những tt tưởng mới lạ
nhất...“[2, tr. 52].
Ta cũng


chớ qn

rằng trong văn hóa Âu

- Mỹ

cịn

có câu:
437


"When in Rome, do as the Romans do" (Dén La Ma hay lam nhu
người La Mã). Người Nhật thì khuyên: "Vào làng phải theo làng",
"Vào chùa hãy trở thành hoà thượng”, cịn người Lào thì u câu:

“Đến Lào phải ăn mắm nhái"... Người học tiếng lại càng phải nhớ

những câu trên!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang (2004), Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa

vàgiao văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Hồ Sĩ Quý (1998), Tìm hiểu về văn hóa và văn mình, NXB

Chính trị Quốc gia.


3. Robert Lado (2003), Ngôn ngữ hoc qua các nền văn hóa, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, (Sách dịch).

4. Samuel Hungtington (2005), Sự va chạm của các nền văn

minh, ÄNXB Lao động, (Sách dịch).

5. Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hỗ

Chí Minh (2003), Tiếng Việt và Việt Nam học cho người nước ngoài,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh (2004), Tiếng Việt và phương pháp dạy tiếng, NXB Đại
hoc Quốc gia Hà Nội.

438



×