Bài 1. Chào hỏi
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I.Các tình huống hội thoại
1.Harry gặp một người Việt Nam.
Harry: Chào ông!
ô.Hoà: Chào anh!
Harry: ông có khoẻ không?
ô. Hoà: Cám ơn, tôi khoẻ. Còn anh? Khoẻ không?
Harry: Cám ơn. Tôi bình thường.
2.Harry gặp Helen.
Harry: Chào Helen!
Helen: Chào Harry.
Harry: Bạn có khoẻ không?
Helen: Cám ơn. Tôi bình thường. Còn anh?
Harry: Cám ơn. Tôi cũng bình thường.
3.Harry gặp thầy giáo.
Harry: Chào thầy ạ!
Thầy: Chào anh!
Harry: Thầy có khoẻ không ạ?
Thầy: Cám ơn anh. Tôi vẫn khoẻ.
4.Tạm biệt.
Harry: Tạm biệt Helen!
Helen: Tạm biệt! Hẹn gặp anh ngày mai.
Harry: Vâng.
II.Ghi chú ngữ pháp
1.Mẫu câu chào.
- Chào : ông/bà/anh/chị
2.Mẫu câu hỏi - đáp về sức khoẻ.
Hỏi: ông/bà/anh/chị/ có khoẻ không?
Đáp: Cám ơn ông/bà/anh/chị/ tôi bình thường
khoẻ
cũng bình thường
vẫn khoẻ
3.Cũng, vẫn: tương đương trong tiếng Anh là "also", "still".
Ví dụ: Cám ơn, tôi cũng bình thường.
Harry vẫn khoẻ.
4. ạ: từ đặt cuối câu biểu thị sự kính trọng.
-------------------------------------
Bài 2: Giới thiệu - làm quen
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Harry, Helen gặp Nam
Harry: Xin giới thiệu với Nam, đây là Helen, bạn tôi.
Nam: Chào chị Helen. Rất vui được gặp chị.
Helen: Chào anh. Rất hân hạnh được làm quen với anh.
2. Gặp giám đốc
Harry: Xin chào ngài. Tôi là Harry, tôi là nhân viên.
Giám đốc: Chào anh. Tôi là giám đốc công ty.
Harry: Rất hân hạnh được gặp ngài.
3. Harry, Helen và Nam xem bản đồ thành phố Hà Nội.
Harry: Nam ơi! Chợ Đồng Xuân ở đâu?
Nam: Đây, đây là chợ Đồng Xuân.
Helen: Còn khách sạn Dân Chủ ở đâu?
Nam: Khách sạn Dân Chủ ở phố Tràng Tiền.
4. Nam, Helen và Harry vào chợ Đồng Xuân.
Harry: Nam ơi! Kia là cái gì?
Nam: Đó là cái nón.
Helen: Còn đây là cái gì?
Nam: Cái này là cái quạt.
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Loại từ "cái", "con": loại từ của danh từ
a. Cái: loại từ chỉ vật thể
Cái quạt, cái nón, cái máy ghi âm, cái bút bi, cái nhà....
b. Con: loại từ chỉ động vật
Con gà, con chim, con bò, con chó, con mèo...
* Vốn từ: Mộ số loại từ thường dùng
- Quyển: quyển sách, quyển từ điển, quyển tiểu thuyết...
- Tờ: tờ báo, tờ tạp chí...
- Bức: bức ảnh, bức tranh, bức tường...
2. Từ "là" cùng với danh từ làm vị ngữ trong câu
Ví dụ: - Tôi là Helen
- Đây là cái nón
Câu hỏi kiểu này là: Là ai?
Là cái gì?
hoặc: Có phải là... không?
Khi trả lời khẳng định thường có "vâng" đặt đầu câu, phủ định là "không" hoặc "không phải"
- Vâng, tôi là Helen
- Không, tôi không phải là Helen
Trong hội thoại kiểu câu hỏi này có các biến thể sau:
D là D, phải không?
Ví dụ: Chị là Helen, phải không?
Có phải D là D không?
Ví dụ: Có phải chị là Helen không?
3. "Đây", "kia", "đấy", "đó": từ chỉ nơi chốn thường làm chủ ngữ trong câu giới thiệu
Ví dụ: Xin giới thiệu với Nam, đây là Helen.
Đây là cái nón.
4. Câu có vị ngữ "ở đây", "ở kia" biểu thị vị trí:
Ví dụ: Chợ Đồng Xuân ở đây.
Khách sạn Phú Gia ở kia.
Câu hỏi: ở đâu?
5. Các từ: "này, kia, ấy, đó" cũng biểu thị nơi chốn như: "đây, kia, đấy" nhưng dùng sau D và để chỉ định sự vật.
III. Bài đọc
1. Tôi là sinh viên. Chị Helen và anh Jack cũng là sinh viên. Thầy Nhân là thầy giáo của chúng tôi.
Lớp học của chúng tôi ở đây. Kia là phòng của ông Chủ nhiệm khoa. Đó là thư viện, còn phòng vǎn thư ở kia.
2. ông ấy là giáo viên. ông ấy không phải là chủ nhiệm khoa. Giáo sư Phương là chủ nhiệm khoa.
Đây là phòng ngữ âm. Đây là cái máy ghi âm. Máy ghi âm ấy của anh Harry. Máy ghi âm ấy không phải của tôi.
3. Anh Nǎm là bác sĩ, tôi cũng là bác sĩ. Vợ của anh Nǎm cũng là bác sĩ. Vợ của tôi không phải là bác sĩ. Vợ tôi là
kỹ sư.
4. Chị Hà không phải là nhân viên tiếp tân. Chị Lan là nhân viên vǎn thư. Họ không phải là nhân viên tiếp tân.
5. Đây là cái bút bi. Đây không phải là cái bút mực. Đây là quyển sách, không phải là quyển vở.
-------------------------------------------
Bài 3. Quốc tịch, ngôn ngữ
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Jack và Harry đi chơi phố, Harry gặp bạn quen
Harry: Chào Xiphon, Xiphon có khoẻ không?
Xiphon: Chào anh Harry. Cám ơn anh, tôi khoẻ. Lâu rồi không gặp anh. Dạo này anh đang làm gì?
Harry: Tôi đang học tiếng Việt. Xin giới thiệu với chị đây là Jack, bạn tôi.
Xiphon: Chào anh.
2. Jack hỏi Harry về Xiphon
Jack: Cô ấy là người Việt Nam à?
Harry: Không phải, người Thái.
Jack: Cô ấy nói tiếng Việt giỏi quá.
Harry: Cô ấy cũng rất thạo tiếng Anh.
3. Phiếu đǎng ký cư trú tại Việt Nam dùng cho ngoại kiều.
Họ và tên: Jo Ellen Krengel
Tên thường gọi: Ellen
Ngày sinh: 1-1-1964
Quê quán: California (Mỹ)
Quốc tịch: Mỹ
Ngày đến Việt Nam: 17-3-1991
Thời gian xin cư trú: Từ ngày 17-3-1991 đến ngày 17-3-1992
Địa điểm cư trú: Hà Nội
Mục đích cư trú: Học tiếng Việt
Người đi cùng: Không
4. Tìm người cần gặp.
Nam: Chào bạn, bạn có phải là Jack, sinh viên Anh không?
Harry: Không, tôi là Harry, sinh viên Mỹ.
Nam: Xin lỗi, tôi cần gặp Jack, sinh viên Anh đang học tiếng Việt ở đây.
Harry: Xin mời anh. Jack ở kia.
Nam: Cám ơn bạn.
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Câu có vị ngữ là tính từ.
Câu có vị ngữ là T thường mô tả tính chất, trạng thái, màu sắc của chủ thể. Trong tiếng Việt T trực tiếp làm Vị ngữ
không cần có hệ từ "là".
Ví dụ:
- Tôi khoẻ
- Cái đồng hồ này tốt
- Ngôi nhà kia rất cao
Câu hỏi: thế nào? hoặc "có T không"?
2. Câu có vị ngữ là Đ.
Câu có vị ngữ là Đ thường dùng để biểu thị hành động, hoạt động của chủ thể.
Ví dụ:
- Harry học
- Nam ngủ
- Jack đi chơi
- Helen đọc sách
Chú ý: Sau động từ Vị ngữ có thể có yếu tố phụ.
học - học tiếng Việt
đi chơi - đi chơi phố
đọc - đọc sách
ǎn - ǎn cơm
xem - xem phim
Câu hỏi: làm gì? hoặc "có Đ không"?"
3. Phó từ chỉ thời gian "đã", "đang", "sẽ": luôn đi kèm trước động từ.
a. Đã: quá khứ đơn giản.
đã học
đã xem phim
đã gặp
b. Đang: hiện tại đơn giản.
đang học tiếng Việt
đang viết thư
đang ngủ
đang đi chơi
c. Sẽ: tương lai đơn giản.
Sẽ làm việc
Sẽ nghỉ
Sẽ về nướcSẽ mua từ điển
Câu hỏi: đã... chưa?
4. Cách nói về quốc tịch, ngôn ngữ.
a. Muốn biểu thị quốc tịch dùng "người + tên nước".
Ví dụ:
Người Việt Nam
Người Anh
Người Pháp
Người Mỹ
Người Trung Quốc
Người An-giê-ri
Câu hỏi: người nước nào? hoặc Có phải là... không?
b. Muốn biểu thị ngôn ngữ dùng "tiếng + tên thứ tiếng đó"
Ví dụ:
tiếng Việt
tiếng Anh
tiếng Pháp
tiếng Nga
tiếng Trung Quốc
tiếng Tây Ban Nha
III. Bài đọc
1. Tôi học tiếng Việt
Tôi là John, tôi là người úc. Tôi đến Việt Nam dạy tiếng Anh và học tiếng Việt. Hiện nay tôi đang học tiếng Việt.
Trước đây, tôi là giáo viên tiếng Anh. Tôi sẽ học tiếng Việt một nǎm. Tiếng Việt không khó nhưng cũng không dễ.
Tôi đang học phát âm. Tôi hy vọng tôi sẽ nói tốt tiếng Việt. Bạn tôi là Harry. Anh ấy đã học tiếng Việt hai nǎm. Bây
giờ anh ấy rất giỏi tiếng Việt. Tôi dạy sinh viên Việt Nam tiếng Anh và họ cũng giúp tôi học tiếng Việt.
2. Ký túc xá
Ký túc xá của chúng tôi rất đẹp. Đó là một ngôi nhà 4 tầng. Các phòng ở của sinh viên đều rộng rãi và sáng sủa.
Phòng của tôi ở tầng 3, rất mát. Đồ đạc trong phòng đều đẹp, sạch sẽ. Mỗi phòng có một cái tủ áo cao, to, một bàn
vuông, bốn ghế nhỏ; và một cái giường.
----------------------------------------
Bài 4. Nghề nghiệp
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Bắc giới thiệu bạn mình với Harry
Bắc: Giới thiệu với Harry, đây là anh Vân, bạn thân của mình.
Harry: Chào anh. Rất hân hạnh được làm quen với anh.
Vân: Chào bạn. Rất hân hạnh.
Bắc: Anh Vân là bác sĩ đấy Harry ạ.
Harry: Thế à? Trước kia tôi cũng là bác sĩ.
Vân: Thế thì chúng ta là đồng nghiệp.
2. Trong phòng tuyển nhân viên đánh máy chữ
Giám đốc: Chị làm nghề đánh máy đã lâu chưa?
Cô gái: Dạ, 3 nǎm rồi ạ.
Giám đốc: Chị có đánh được ngoại ngữ không?
Cô gái: Da, được ạ.
Giám đốc: Chị đánh được những ngoại ngữ nào?
Cô gái: Em đánh được tiếng Anh, tiếng Pháp, trừ tiếng Nga.
Giám đốc: Chị giỏi tiếng Anh hay tiếng Pháp?
Cô gái: Dạ, tiếng Anh giỏi hơn nhưng tiếng Pháp em đánh cũng nhanh ạ.
Giám đốc: Tốt lắm. Chị đánh thử hai trang này.
3. Helen nói chuyện với cô giáo trong giờ giải lao
Cô giáo: Em có hay nhận được thư của gia đình không?
Helen: Thưa cô, em nhận được luôn ạ.
Cô giáo: Bố mẹ em khoẻ chứ?
Helen: Cảm ơn cô. Bố em già rồi nhưng còn khoẻ hơn mẹ em. Bố em còn đi làm, mẹ em đã nghỉ hưu.
Cô giáo: Thế à? Bố em làm gì?
Helen: Dạ, bố em là kỹ sư xây dựng ạ.
Cô giáo: Thế mẹ em nghỉ lâu chưa?
Helen: Dạ, mẹ em nghỉ lâu rồi. Trước, mẹ em cũng làm nghề dạy học như cô, nhưng mẹ em dạy ở trường phổ
thông.
Cô giáo: ô! Cho cô gửi lời thǎm bố mẹ em nhé.
4. Thông báo tuyển sinh
a. Công ty Mê Công cần tuyển một kế toán trưởng. Trình độ: tốt nghiệp Đại học Kế toán - Tài chính, thạo tiếng
Anh, đã kinh qua công tác kế toán tại một cơ sở sản xuất, kinh doanh, tuổi từ 30 đến 45. Mời liên hệ tại Vǎn phòng
Công ty: 20 Hàng Tre - Hà Nội
b. Hiệu may Ngân An, 22 Đinh Liệt, Hà Nội cần tuyển nữ nhân viên. Trình độ: tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công
nghiệp hoặc Đại học Mỹ thuật. Tuổi dưới 30. Liên hệ tại: 22 Đinh Liệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Cách nói nghề nghiệp
Nếu nghề nghiệp được biểu thị bằng D thì dùng kết cấu "là + D" hoặc " làm D".
Ví dụ: Là bác sĩ hoặc Làm bác sĩ.
- Là công nhân hoặc Làm công nhân
- Nếu nghề nghiệp được biểu thị bằng Đ thì phải dùng kết cấu "làm nghề + Đ"
Ví dụ: - Xây dựng: làm nghề xây dựng
- Chụp ảnh: làm nghề chụp ảnh
- Đánh máy: làm nghề đánh máy
Câu hỏi: Làm gì? Làm nghề gì?
2. Cấp so sánh của tính từ
Hơn: so sánh tương đối (dùng khi có hai sự vật đem so sánh)
Bằng: so sánh ngang nhau.
Nhất: so sánh tuyệt đối (thường dùng khi có 3 sự vật trở lên được đem so sánh)
Ví dụ:
? - Tiếng Việt khó hơn tiếng Anh.
- Bác sĩ Bắc trẻ hơn bác sĩ Nam.
- Tiếng Pháp khó nhất.
- Cái phòng này rộng bằng cái phòng kia.
3. Mức độ cao của tính từ: "rất", "lắm"
Rất hân hạnh
Rất khoẻ
Trong khẩu ngữ thường dùng "lắm" thay cho "rất"
- Vui mừng lắm, khoẻ lắm
4. Số từ:?
Các số đếm từ 1 đến hàng trǎm thường đi kèm với D để chỉ số lượng xác định của sự vật
Ví dụ: cái bàn
- 1 cái bàn
- 2 cái bàn
- 3 cái bàn
Chú ý: cách đọc số một, hai, ba, bốn... chín, mười
- 11 (mười một), 12 (mười hai), 15 (mười lǎm), 20 (hai mươi), 21 (hai mươi mốt), 24 (hai mươi bốn)
- số 1 trong 1,11, 101, 111 đọc là một
- Số 1 trong 21, 31. 41 đọc là mốt
- số 4 trong 24, 34, ... 94, 104 có thể đọc là tư
- số 5 trong 15, 25, 115... đọc là lǎm
- số 10 đọc là mười từ 20 đến 90 đọc là mươi
- số 0 trước số đơn vị từ 100 trở đi đọc là linh, lẻ
ví dụ: 104 một trǎm linh tư (một trǎm lẻ bốn)
Câu hỏi: số lượng từ 1-9 hỏi là mấy
- số lượng từ 10 trở lên hỏi là bao nhiêu
Ví dụ:
- Anh biết mấy ngoại ngữ? Tôi biết 3 ngoại ngữ.
- Thưa, nǎm nay cụ bao nhiêu tuổi? Tôi đã 80 tuổi.
III. Bài đọc
Gia đình tôi
Gia đình tôi có 5 người. Bố mẹ tôi, anh tôi, em gái tôi và tôi. Bố tôi làm nghề lái xe. Nǎm nay bố tôi 53 tuổi. ông
đang làm việc, chưa nghỉ. Mẹ tôi 50 tuổi nhưng không được khoẻ. Mẹ tôi làm y tá. Bà đã nghỉ làm việc hai nǎm.
Anh tôi là kỹ sư. Anh đã có vợ và anh chị đã có hai con, một con trai và một con gái. Chúng rất khoẻ mạnh và
thông minh. Ông yêu cháu trai hơn cháu gái còn bà yêu cháu gái hơn. Em gái tôi nǎm nay 20 tuổi. Nó đang học ở
trường Đại học Sư phạm. Nó muốn làm nghề dạy học. Nó cũng rất thích vǎn học, ngoại ngữ. Nó rất giỏi tiếng
Pháp. Nó nói tiếng Pháp tốt hơn tôi.
Một bác sĩ nữ
Chị Vũ Thị Phan đến với nghề thầy thuốc từ ngày còn rất trẻ. Tốt nghiệp đại học Y nǎm 1956, chị về làm việc tại
Viện Sốt rét cho đến nay. Hiện nay chị là một giáo sư, bác sĩ giỏi. Chị là một thầy thuốc nữ duy nhất trong số mười
người được Chính phủ Việt Nam phong danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân".
-----------------------------------
Bài 5.Tình cảm, bạn bè
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Helen gọi điện thoại cho Hà
Helen: A lô! Thông tấn xã Việt Nam phải không ạ?
Tiếng máy: Vâng, Thông tấn xã Việt Nam đây.
Helen: Em là Helen. Chị làm ơn cho em gặp Hà ở Vǎn phòng.
Tiếng máy: Chị muốn gặp Thu Hà hay Phương Hà?
Helen: Em muốn gặp Thu Hà.
Tiếng máy: Chị chờ nhé...
(3 phút sau)
Tiếng máy: Alô! Thu Hà hôm nay không đến cơ quan.
Helen: ồ! Thế à! Chị có biết hôm nào Hà đi làm không ạ?
Tiếng máy: Tôi không rõ. Chị có nhắn gì không?
Helen: Không ạ. Mai em gọi lại. Cám ơn chị.
2. Harry bị ốm không lên lớp. Jack đi học về.
Jack: Đỡ chưa Harry? Cậu có ǎn gì không? Ǎn phở nhé?
Harry: Cám ơn. Mình không ǎn phở đâu. Mua giúp mình quả chuối thôi.
Jack: Phải cố mà ǎn. Chiều nay không đỡ thì phải đi bệnh viện.
Harry: Chắc không sao đâu.
3. Jack nhận được thư của gia đình. Trong thư, bố Jack báo cho Jack biết mẹ anh không được khoẻ. Jack buồn.
Harry hỏi chuyện và an ủi Jack.
Harry: Sao buồn thế Jack? Cậu nhận được thư ai thế?
Jack: Thư của bố mình. Mẹ mình bị ốm đã một tháng nay rồi.
Harry: Bệnh gì vậy? Có nguy hiểm không?
Jack: Bố mình không nói rõ. Chỉ nói là mẹ mình mệt nhiều. Hình như bà bị huyết áp.
Harry: Cậu phải đến Bưu điện Quốc tế, gọi điện thoại hỏi cho rõ mới yên tâm được.
Jack: Mình cũng định thế.
4. Hà đến cơ quan sau 7 ngày nghỉ ốm.
Chị thường trực: Chào cô Hà. Sao lâu không đến cơ quan? Nhiều người hỏi em.
Hà: Chào chị. Em bị ốm chị ạ. Ai hỏi em thế?
Chị thường trực: Thế mà chị không biết, cứ tưởng em bận. Bạn em, cô gì người nước ngoài, gọi 2, 3 lần. Anh Nam
ở Đài Truyền hình Trung ương cũng đến tìm.
Hà: Thế hả chị. Để em gọi điện thoại báo cho họ biết. Cám ơn chị.
Chị thường trực: Này, chưa khoẻ thì phải nghỉ thêm.
Hà: Vâng. Nhưng nằm mãi chán lắm chị ạ. Chắc không sao đâu. Em khoẻ rồi.
Ghi chú ngữ pháp
1. Trạng ngữ chỉ thời gian
Thường do các từ, ngữ chỉ thời gian: hôm qua, hôm nay, ngày mai, chiều mai, sáng nay, nǎm ngoái, nǎm sau, tháng
trước..., bây giờ, lát nữa... đảm nhận
Trạng ngữ chỉ thời gian thường đứng ở đầu câu nhưng cũng có thể ở cuối hoặc ở giữa câu.
Ví dụ: Hôm nay Thu Hà không đến cơ quan.
Thu Hà hôm nay không đến cơ quan.
Chiều nay không đỡ thì phải đi bệnh viện.
Helen đến Việt Nam nǎm ngoái.
- Câu hỏi chung: bao giờ? bao lâu? lúc nào?
Ví dụ: - Bao giờ cô Hà đi làm?
- Tuần sau cô ấy đi làm.
- Bao giờ em đi chợ?
- Ngày mai.
- Lúc nào đi bệnh viện?
- Chiều nay.
Chú ý: bao giờ? lúc nào? đặt ở đầu câu thì trạng ngữ thời gian biểu thị tương lai hoặc hiện tại (có thể trả lời "đang,
sẽ") còn đặt ở cuối câu thì biểu thị quá khứ (chỉ có thể trả lời "đã").
- Bao giờ anh đi chợ? Chiều nay.
- Anh đi chợ bao giờ? Chiều hôm qua.
- Anh về nhà lúc nào? Lúc 5 giờ (bây giờ là 6 giờ).
- Lúc nào anh về? Lúc 5 giờ (bây giờ là trước 5 giờ).
2. Bổ ngữ chỉ điểm đến của hành động, thường đặt sau vị ngữ là những Đ chuyển động có hướng: "đi, về, đến, tới,
qua, sang, ra, vào, lên, xuống".
Ví dụ: - Thu Hà đến cơ quan.
- Harry đi bệnh viện.
- Jack đến Bưu điện Quốc tế.
Các ví dụ khác:
- Sinh viên lên lớp.
- Nông dân ra đồng.
- Công nhân vào nhà máy.
- Các bà nội trợ đi chợ.
- Các Việt kiều về nước.
- Đoàn đại biểu sẽ sang Việt Nam.
Câu hỏi chung: đi đâu?
Ví dụ: - Các chị ấy đi đâu? Họ ra ga.
- Chị Helen đi đâu? Chị ấy đi sứ quán.
- Ngày mai anh đi đâu? Ngày mai tôi đi Hải Phòng.
- Các anh đi đâu? Chúng tôi lên gác.
3. Các từ "nào, gì?" đặt sau danh từ "D+nào?" hỏi cụ thể - "nào, gì?"
Ví dụ:
- Hôm nào Hà đi làm?
- Cái này là cái gì? Cái này là cái bút.
- Mẹ của Jack bị bệnh gì? Không rõ.
III. Bài đọc
sound.gif
1. Chị Marie Kim là người Pháp gốc Việt. Bố mẹ chị sang Pháp đầu những nǎm 50 và sinh chị tại Pháp. Kim lớn
lên đi học ở trường Pháp. ở nhà bố mẹ chị dạy chị tiếng Việt vì thế chị có thể nói một ít tiếng Việt. Hiện nay chị
đang cố gắng học tiếng Việt nhiều hơn. Nǎm ngoái, chị và mẹ về thǎm đất nước. Tuy lần đầu tiên về thǎm họ hàng
và thǎm Huế nhưng chị cảm thấy rất yêu mến con người và cảnh sắc quê hương. Mẹ đưa chị đi chợ Đông Ba, thǎm
nơi ngày xưa mẹ chị buôn bán. Hai mẹ con còn đi thǎm nhiều nơi, xuống cửa Thuận, lên Tuần, thǎm chùa Thiên
Mụ, thǎm Đại Nội, đàn Nam Giao và các lǎng tẩm. Chị biết thêm được một ít tiếng Việt nhưng nói chưa được. Chị
định sang nǎm lại về Việt Nam và ở lại khoảng 6 tháng để học tiếng Việt.
2. Cháy
Người bố phải vè quê, dặn con:
- ở nhà có ai hỏi bố thì bảo bố đi về quê - Nhưng sợ con quên, người bố viết vào một tờ giấy đưa cho con và nói:
Khi nào có người hỏi thì đưa cái giấy này ra nhé.
Cả ngày không có ai hỏi. Tối, con lấy tờ giấy ra đọc bên cạnh ngọn đèn. Không may tờ giấy bị cháy.
Hôm sau, có người đến hỏi:
- Bố cháu có ở nhà không?
Đứa bé trả lời:
- Mất rồi!
Người khách rất ngạc nhiên, hỏi:
- Mất bao giờ?
Nó đáp:
- Tối hôm qua.
- Vì sao mất?
- Cháy.
--------------------------------------------
Bài 6. Sở thích
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Trong quán giải khát
Chủ quán: các anh, chị dùng gì ạ?
Jack (hỏi Harry và Helen): Mình uống nước cam, các cậu uống gì?
Harry: Mình không thích nước cam. Mình uống Coca - Cola.
Helen: Mình cũng uống nước cam nhưng không đường.
Jack (với chủ quán): Bác cho hai cam vắt, một có đường, một không đường và một Coca - Cola.
Chủ quán: Có ngay!
2. Hà và gia đình mời ba bạn đến nhà ǎn cơm Việt Nam
Bên bàn ǎn
Mẹ Hà: Các cháu ǎn cơm đi! Chúc các cháu ǎn ngon!
Các bạn: Cám ơn bác ạ. Mời bác cùng ǎn cơm với chúng cháu.
Mẹ Hà: Bác chưa ǎn bây giờ. Các cháu với Hà cứ ǎn cơm trước đi.
Hà: Mời các bạn tự nhiên nhé. Chỉ có các món ǎn đơn giản và bình dân thôi.
Đây là món nem rán, còn gọi là nem Sài Gòn, ǎn với rau sống. Đây là món cá rán. Còn đây là món gà hầm. Món
này là giò lụa.
Helen: Món nem rán ngon lắm, ở Pháp mình đã được ǎn rồi. Các bạn biết không, trong từ điển Larousse 1990 mới
có thêm từ nem đấy.
Jack: Thật à?
Harry: Thế mà một người Việt Nam ở Mỹ lại bảo đó là món chả rán.
Hà: Cũng đúng. ở miền Nam người ta gọi là chả rán, ở miền Bắc gọi là nem. Các bạn dùng đũa quen rồi chứ? Có
cần dao, dĩa không?
Jack: Không cần đâu! Phải tập ǎn bằng đũa cho quen chứ!
Helen: Hà nấu ngon lắm. Khi nào Hà dạy mình nấu một số món ǎn Việt Nam nhé.
Hà: Sẵn sàng.
3. Hà và Helen đi mua hoa
Helen (với người bán hoa): Phǎng bán thế nào chị?
Người bán hoa: Chị mua đi, hai trǎm một bông.
Helen: Chị chọn 5 bông thật tươi.
Hà: Sao Helen không mua hồng?
Helen: Mình không thích lắm, hồng chóng tàn. Hà này, hoa trắng và cao kia có phải tiếng Việt gọi là hoa huệ
không? Sao ít thấy người mua?
Hà: Đúng đấy! ở Việt Nam người ta thường mua hoa huệ để thờ cúng.
Helen: Thế à?
Người bán hoa: Hoa của chị đây.
Helen: Chị đổi giúp bông trắng này lấy bông đỏ... Xin gửi tiền chị.
4. Đi xem biểu diễn âm nhạc
Bắc: Tối nay có đi dự cuộc thi ca nhạc nhẹ tổ chức tại Cung vǎn hoá Việt - Xô không?
Nam: Không, mình không thích lắm.
Bắc: Sao thế! Cậu chỉ thích nhạc cổ điển thôi à?
Nam: Cổ điển hoặc dân ca cũng được. Hôm nào có biểu diễn ca nhạc dân tộc mình rủ Harry đi nhé.
Bắc: ừ, Harry, Jack và cả Helen đều rất thích dân ca Việt Nam.
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Trạng ngữ nơi chốn: là thành phần chỉ rõ địa điểm, nơi chốn hành động xẩy ra.
Ví dụ: - ở Pháp mình đã được ǎn rồi.
- Cuộc thi ca nhạc nhẹ tổ chức tại Cung vǎn hoá Hữu nghị Việt - Xô
Trạng ngữ nơi chốn thường đặt ở cuối hoặc ở đầu câu và thường nối với thành phần chính bằng các từ ở, tại, trong,
ngoài, trên, dưới.
Câu hỏi: ở đâu, ở nơi (chỗ) nào?
Ví dụ: - Chị đã được ǎn nem ở đâu?
- Cuộc thi ca nhạc nhẹ tổ chức ở đâu?
- Công nhân làm việc ở đâu?
- Anh học tiếng Việt ở đâu?
2. Có thể, muốn, cần, phải:
Là các động từ tình thái, thường đặt trước động từ chính hoặc danh từ để chỉ tình thái của hành động. "Có thể" chỉ
khả nǎng, muốn chỉ một nhu cầu, "cần, phải" chỉ sự bắt buộc, sự cần thiết của hành động.
Ví dụ: - Có cần dao, dĩa không?
- Phải tập ǎn bằng đũa cho quen.
- Anh có thể trả lời rõ hơn không?
3. Cũng, đều: là các phó từ luôn luôn đặt trước động từ, tính từ để biểu thị sự đồng nhất về hành động, tính chất của
các chủ thể.
Ví dụ: - Jack uống nước cam, Helen cũng uống nước cam.
- Gọi nem là chả rán cũng đúng.
- Harry, Jack và Helen đều rất thích dân ca Việt Nam.
Ghi chú: Khi dùng đều chủ ngữ bao giờ cũng là số nhiều.
Ví dụ:
- Họ đều là người Anh.
III. Bài đọc
Đi ǎn đặc sản
Chiều chủ nhật vừa rồi chúng tôi rủ nhau đi ǎn đặc sản.
Số nhà 202 phố Huế là cửa hàng đặc sản nổi tiếng. Mọi người đều biết các món ǎn ở đây không ngon lắm và đắt
nhưng họ vẫn rất thích đến vì ở đây có chỗ ngồi rất đẹp. Ngồi ở ban công tầng 2 nhìn xuống đường phố Huế nườm
nượp xe cộ, cảnh đẹp như ngồi xem phim vậy.
Ăn chè đậu ở phố Hàng Bạc
Một Việt kiều về nước, vào một cửa hàng nhỏ, cũ xưa, đồ đạc bày ở đây dường như có từ lâu đời. Không ai nghĩ đó
là một cửa hàng bán chè đậu.
Chủ quán là một bà cụ già tóc bạc, dáng đi thong thả, nhẹ nhàng. Cụ chỉ chiếc ghế ở giữa nhà và nói với khách:
- Mời cô ngồi! Cô ǎn chè đậu hay thập cẩm?
Cụ vừa nói vừa lấy khǎn lau tủ kính, trong tủ kính có bày những đĩa xôi vò...
Bà khách ngồi xuống, bà nhìn cǎn phòng và cảm thấy một không khí quen thuộc, ấm áp quanh mình.
Cụ chủ quán bưng ra một chén chè nụ đặt trên một chiếc đĩa cổ.
- Mời cô uống nước đi!
Bà khách đỡ chén nước từ tay cụ:
- Cháu ở Pháp về. Hôm nay đi thǎm phố phường. Cụ ơi! Phố Hàng Bạc cũng ít thay đổi phải không cụ?
- Thay đổi nhiều cô ạ! Cô uống nước đi rồi ǎn chè Hà Nội. ở Paris có ai bán chè không cô?
- Thưa... có ạ! Nhưng ǎn chè đậu ở Paris không hợp. Con chẳng bao giờ nghĩ rằng ở Hà Nội vẫn còn những quán
chè xưa cũ như thế này. Quý lắm cụ ạ!
Bà cụ chủ quán và người khách đều cảm động.
------------------------------------------
Bài 7. Cách nói giờ
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Hỏi giờ
Lan: Xin lỗi bác. Bác làm ơn cho cháu hỏi mấy giờ rồi ạ?
ông già: 10 giờ kém 10 cô ạ.
Lan: Cám ơn bác.
2. Bà và cháu trước giờ đi học
Bà: Cháu chưa đi học à? Đến giờ rồi.
Cháu: Nhưng hôm nay cháu được nghỉ giờ đầu bà ạ.
Bà: Thế mấy giờ cháu mới phải đi?
Cháu: Dạ, 8 giờ 10 bà ạ.
3. Harry hỏi Jack giờ để lấy lại giờ
Harry: Đồng hồ cậu mấy giờ rồi?
Jack: 4 giờ hơn.
Harry: Chính xác là 4 giờ mấy phút?
Jack: Để làm gì thế? 4 giờ 7 phút.
Harry: Mình cần lấy lại giờ. Đồng hồ của mình bị chết.
4. Ra sân bay để đi Bangkok
Helen: Ngày mai mấy giờ Jack phải đi ra sân bay?
Jack: 6 giờ sáng.
Helen: Sao sớm thế? Hôm nọ Harry đi khoảng 10 giờ kia mà.
Jack: Là vì hôm đó Harry đi máy bay Việt Nam. Ngày mai mình đi máy bay Thái nên phải đi sớm. Đúng 8 giờ máy
bay cất cánh, mình sợ bị muộn lắm.
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Cách nói giờ
a) Có thể dùng "số giờ + hơn" khi không muốn nói chính xác.
Ví dụ: 10 giờ hơn, 6 giờ hơn.
- Khi cần nói chính xác thì dùng: số giờ + phút: 10 giờ 7 phút, 6 giờ 3 phút. Nếu số phút là chẵn 5, 10 thì có thể bỏ
"phút": 10 giờ 5, 6 giờ 10.
b) 30 phút có thể nói rưỡi: 10 giờ rưỡi.
c) Từ 31 đến 60 có thể nói chiều tǎng đến 60: 10 giờ 35, 10 giờ 55, 11 giờ, hoặc nói chiều giảm đến 60 (kém): 10
giờ 35 = 11 giờ kém 25; 10 giờ 55 = 11 giờ kém 5.
d) Kim phút ở số 12, có thể nói "số giờ + đúng": 10 giờ đúng hoặc đúng 10 giờ.
Chú ý: a) Nói giờ hiện tại thường dùng số giờ + đúng.
Nói giờ trong quá khứ hoặc trong tương lai hoặc khi hẹn giờ có thể nói "đúng + số giờ".
Ví dụ: Ngày mai đúng 10 giờ tôi sẽ đến anh.
b) Có thể thêm sáng, trưa, chiều, tối, đêm: 10 giờ = 10 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ hoặc 1 giờ chiều.
2. Các từ được, bị:
a) "Được" là Đ, dùng khi chủ thể tiếp nhận một cái gì tốt đẹp.
"Bị" trái lại dùng khi chủ thể gặp phải một cái gì không tốt.
Ví dụ:
- Cháu được nghỉ giờ đầu
- Mình sợ bị muộn.
Ví dụ khác:
- Ngày mai chúng tôi được đi tham quan.
- Bài thi của tôi được điểm 10.
- Harry mới được tin của gia đình.
- Nam bị ốm.
- Helen bị cảm.
b) Nếu bổ ngữ là một kết cấu C-V thì câu sẽ có thức bị động:
- Em bé bị mẹ mắng (Mẹ mắng em bé).
- Chúng tôi được thầy giáo khen (Thầy giáo khen chúng tôi).
- Họ được mọi người giúp đỡ (Mọi người giúp đỡ họ).
- Ngôi nhà bị bão làm đổ (Bão làm đổ ngôi nhà).
3. Trạng ngữ thể cách (trạng thái)
Tính từ hoặc trạng từ đặt sau Động từ vị ngữ để biểu thị trạng thái, tính chất của Đ vị ngữ.
Ví dụ:
- Đồng hồ chạy nhanh.
- Máy bay cất cánh sớm.
- Nói chính xác.
- Học tập chǎm chỉ.
- Bị ốm nặng.
- Đọc to.
Chú ý:
a/ Nếu tính từ làm trạng ngữ thể cách có 2 âm tiết thì có thể thêm "một cách" vào trước tính từ.
Ví dụ: Nói chính xác - Nói một cách chính xác
b/ Một số trường hợp, nếu trạng ngữ thể cách là một tính từ 2 âm tiết và Đ cũng gồm 2 âm tiết thì có thể đặt trước
động từ vị ngữ.
- Học tập chǎm chỉ - Học tập một cách chǎm chỉ - chǎm chỉ học tập.
Câu hỏi: thế nào? hoặc như thế nào?
- Đồng hồ chạy như thế nào?
- Anh ấy học tập như thế nào?
4. Của: Nối định ngữ sở thuộc với danh từ trung tâm
Ví dụ:
- Đồng hồ của mình (bị chết).
- Máy bay của Thái (cất cánh sớm).
- Ký túc xá của trường đại học ở kia.
- Lớp học của chúng tôi ở tầng 4.
- Xe đạp của tôi bị hỏng.
Chú ý: Nếu tính chất sở thuộc là chặt chẽ, thân thiết có thể bỏ từ "của":
- Máy bay của Thái - Máy bay Thái.
- Đồng hồ của mình - Đồng hồ mình.
Ngược lại, nếu sau Đ trung tâm đã có 1 định ngữ thì trước định ngữ sở thuộc phải có "của".
III. Bài đọc
Muốn biết mấy giờ
Có một thanh niên được mời đến nhà một người bạn ǎn cơm. Sau khi ǎn xong, anh thanh niên nói với bạn:
- Mình phải về cơ quan. Mấy giờ rồi?
Người bạn đứng dậy, đi ra sân, nhìn trời rồi nói:
- Một giờ rưỡi.
Anh thanh niên hỏi bạn:
- Sao cậu biết bây giờ là 1 giờ 30? Cậu không có đồng hồ à?
- Không! Mình không tin đồng hồ - người bạn trả lời.
- Cậu xem mặt trời để biết giờ. Nhưng ban đêm không có mặt trời, làm thế nào cậu biết được là mấy giờ?
- Mình đã có cái kèn - người bạn trả lời.
Anh thanh niên ngạc nhiên, hỏi:
- Mình không hiểu. Cái kèn có liên quan gì với cái đồng hồ?
Người bạn nói:
- Có. Ban đêm, muốn biết mấy giờ mình chỉ cần thổi kèn, thổi thật to. Và anh giải thích:
- Lúc đó chắc chắn sẽ có một người hàng xóm nào đó mở cửa sổ và hét lên: Mới 3 giờ sáng mà người nào đã thổi
kèn ầm ĩ thế?
-----------------------------------------
Bài 8: Các ngày trong tuần
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Lan hỏi giáo sư chủ nhiệm khoa về kế hoạch làm việc trong tuần sau.
Lan: Thưa giáo sư, xin giáo sư cho kế hoạch làm việc của giáo sư trong tuần sau để lên lịch.
Chủ nhiệm khoa: Sáng thứ hai họp Ban chủ nhiệm khoa, sáng thứ tư chủ nhiệm khoa làm việc với các chủ nhiệm
bộ môn. Thứ năm họp Hội đồng khoa học ; có thể họp cả ngày đấy. Cô nhớ ghi vào lịch những việc đó nhé.
Lan: Vâng ạ! Hình như giáo sư có hẹn làm việc với Nhà xuất bản Giáo dục vào chiều thứ sáu tuần sau?
Chủ nhiệm khoa: Vâng! Vâng! Tôi quên mất. Cô nhớ gọi điện thoại nhắc lại họ nhé.
Lan: Vâng ạ.
2. Thông báo kế hoạch đi tham quan.
Lan: Cuối tuần này toàn thể sinh viên của khoa sẽ đi Hạ Long, các bạn chuẩn bị nhé.
Helen: Tuyệt! Bao giờ đi và đi mấy ngày?
Lan: Chúng ta sẽ đi sáng thứ sáu và tối chủ nhật về.
Jack: Thứ sáu được nghỉ học à?
Lan: Đúng thế. Sáng thứ 6 sẽ khởi hành từ ký túc xá lúc 7 giờ. Chiều thứ 6, cả ngày thứ 7 và sáng chủ nhật các bạn
sẽ tham Hạ Long, Bãi Cháy. Chiều chủ nhật trở về Hà Nội.
3. Lan mời Helen đến nhà chơi.
Lan: Chiều mai mời Helen đến nhà tôi chơi nhé.
Helen: Mai là thứ mấy? ồ tiếc quá, ngày mai, thứ tư, tôi bận rồi.
Lan: Thế thứ 5 nhé.
Helen: Vâng thứ 5 thì đi được. Cám ơn chị, chiều thứ 5 tôi sẽ đến.
4. Nói giờ làm việc của cơ quan Việt Nam
Jack: Ở Việt Nam thứ 7 các cơ quan có làm việc không các bạn?
Nam: Có đấy! Họ chỉ nghỉ chủ nhật thôi.
Helen: Nam ơi! Hiệu sách chủ nhật có mở cửa không?
Harry: Hiệu sách và những cửa hiệu khác thì mở cửa tất cả các ngày trong tuần.
II. Ghi chú ngữ pháp
"Được": biểu thị khả năng, có nghĩa như "có thể" nhưng đặt sau Đ hoặc cuối câu
Ví dụ: - Tôi nói được tiếng Anh
- Tôi nói tiếng Pháp được.
Chú ý: Có khi dùng cả hai từ: Có thể... được
Ví dụ: Tôi có thể nói được tiếng Anh.
"Những", "Các": biểu thị số nhiều của danh từ
Những biểu thị số nhiều không xác định và có đối chếu với những sự vật khác.
Ví dụ: 3 quyển sách: số nhiều xác định.
Những quyển sách này: số nhiều không xác định (đối chiếu với những cuốn sách khác)
Các ví dụ khác:
- Những việc đó (đối chiếu với - những việc khác)
- Những cửa hiệu khác (đối chiếu với - những cửa hiệu này)
- "Các" cũng biểu thị số nhiều không xác định nhưng là số lượng toàn thể, toàn bộ, không đối chiếu với những sự
vật khác
Ví dụ: - Các chủ nhiệm bộ môn
- Các bạn (chuẩn bị nhé)
- Các ngày trong tuần.
"Toàn thể", "tất cả", "cả": biểu thị số lượng toàn bộ nhiều sự vật, nhiều đối tượng.
Toàn thể, tất cả:
Ví dụ: - Toàn thể sinh viên.
- Toàn thể nhân dân.
- Toàn thể mọi người
- Tất cả các ngày.
- Tất cả quyển sách này.
"Cả" dùng để chỉ một tổng thể hoặc toàn bộ một sự vật.
Ví dụ: - Cả nước
- Cả lớp.
- Cả ngày.
Chú ý: Toàn thể dùng với D chỉ người. Tất cả, cả có thể dùng với D chỉ người lẫn D chỉ vật, đồ vật.
Câu liên động: là câu có vị ngữ Đ thuộc nhóm: "Yêu cầu, mời, xin, đề nghị, bắt, bảo..." và bổ ngữ là một kết cấu C-
V mà C là đối tượng chịu tác động trực tiếp của động vị ngữ.
Ví dụ: - Mời Helen đến nhà tôi chơi.
- Helen bảo Jack đi khám bệnh.
- Mời ông vào.
- Đề nghị các bạn đến đúng giờ.
III. Bài đọc:
1. Rùa và thỏ
Một buổi sáng khi mặt trời đã lên cao, trên bờ sông, một con rùa đang tập chạy.
Một con thỏ đi đến bờ sông. Nó vừa ngủ dậy. Thỏ thấy rùa đang tập chạy, nó nói:
- Này, mày cũng chạy được à?
Rùa lễ phép trả lời:
- Chào anh thỏ, tôi đang tập chạy, tôi có thể chạy được.
- Tao không tin mày chạy được, mày đi chậm lắm.
- Anh không tin thì chạy thi với tôi!
Thỏ ngạc nhiên, rùa mà cũng đòi chạy thi. Nó nói:
-À mày dám chạy thi với tao à? Tao cho mày chạy trước.
Rùa không nói gì, nó nghĩ "mình chậm chạp, mình phải cố gắng chạy nhanh".
Thỏ nhìn rùa chạy. Nó nghĩ "Mình không cần vội, khi nào nó sắp đến đích mình bắt đầu chạy cũng được". Thỏ
thong thả dạo chơi trên đường. Nó nhìn trời, nhìn đất. Khi nhớ đến cuộc thi thì rùa đã chạy gần đến đích rồi. Thỏ
vội cắm đầu chạy nhưng không kịp, rùa đã đến đích trước thỏ.
2. Người cha và các con
Người cha dạy các con phải sống hoà thuận, nhưng chúng không nghe lời. Ông liền sai các con đem một bó đũa
đến và bảo:
- Các con bẻ đi!
Các con của ông không đứa nào bẻ được cả bó đũa. Bấy giờ người cha lấy từng chiếc đũa và bảo từng đứa bẻ. Các
con ông dễ dàng bẻ hết cả bó đũa .
Người cha nói:
- Các con thấy chưa. Nếu tất cả các con sống hoà thuận đoàn kết thương yêu nhau thì các con có thể làm được hết
mọi việc, còn nếu các con chỉ biết mình, không đoàn kết, chia sẻ với các anh em của mình thì các con sẽ không làm
được một việc gì.
------------------------------------
Bài 9 - Cách nói ngày- tháng- năm
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Helen mới sang Việt Nam, muốn biết một số ngày lễ, tết của Việt Nam, Helen hỏi chị Lan, chị Lan trả lời:
- Nhân dân Việt Nam sử dụng cách tính ngày tháng theo dương lịch và âm lịch. Một số lễ hội được tổ chức theo âm
lịch, thường là mùa xuân. Ví dụ: Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch. Hội Gióng ngày 9 tháng
Tư. Còn ngày tết lớn nhất cuả Việt Nam là Tết Nguyên Đán, thường vào tháng Giêng hoặc tháng Hai dương lịch.
2. Hỏi ngày sinh nhật
Jack: Sắp đến ngày sinh nhật của mình rồi.
Harry: Ngày nào?
Jack: Mồng năm tháng mười hai.
Harry: Thế thì cậu sinh trước mình mười ngày. Mình sinh ngày mười lăm nhưng tháng thì khác.
Jack: Cậu sinh tháng nào?
Harry: Tháng tư.
3. Hỏi về ngày, tháng, năm
Helen: Chị Hoa ơi! Ngày thứ nhất của tháng gọi là ngày mồng một hay mùng một?
Hoa: Gọi mồng một hay mùng một đều được.
Helen: Thế tháng thứ mười hai gọi là gì?
Hoa: Gọi là tháng mười hai hoặc là tháng Chạp.
Helen: Khi nào thì gọi là tháng Chạp hở chị?
Hoa: Khi nói tháng âm lịch thì người ta nói tháng Chạp.
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Một số tên gọi đặc biệt về ngày tháng
- Tên ngày: các ngày từ một đến mười của tháng có thể gọi theo cách:Ví dụ: mồng một, mồng hai... hoặc ngày 1,
ngày 2...
+ Ngày14 của tháng đôi khi có thể gọi là mười tư
+ Ngày 15 của tháng nếu gọi riêng biệt (không nằm trong chuỗi số đếm có thể gọi là Rằm.
- Tên tháng.
+Tên tháng đầu tiên của năm gọi là tháng một hoặc tháng Giêng.
+Tên tháng thứ 4 của năm được gọi là tháng Tư, không gọi là tháng bốn
+Tên tháng 11 của năm gọi là tháng mười một, đôi khi có thể gọi là tháng Một
+Tên tháng cuối cùng của năm gọi là tháng mười hai hoặc là tháng Chạp.
2. Cách viết ngày, tháng, năm trong tiếng Việt
Khác với các nước Âu, Mỹ, người Việt viết ngày, tháng, năm theo thứ tự: ngày, tháng rồi mới đến năm.
Ví dụ: Hà Nội ngày 5 tháng 10 năm 1999
Chú ý: Số của năm có thể chỉ viết và đọc hai số cuối.
Ví dụ : 98, 99...
3. Cách biểu thị các khoảng thời gian trong ngày
Tiếng Việt dùng kết cấu: buổi + sáng (trưa, chiều, tối, đêm) để biểu thị một khoảng thời gian.
Ví dụ: Buổi sáng (khoảng từ 5-6 giờ sáng đến 10 giờ)
Buổi trưa (khoảng từ 11 giờ đến 1 giờ)
Buổi chiều (từ 1 giờ đến 6 giờ)
Buổi tối (6 giờ đến 9 giờ)
Buổi đêm (9 giờ đến sáng).
Tiếng Việt phân biệt khoảng thời gian có ánh sáng ban ngày và khoảng thời gian không có ánh sáng ban ngày bằng
cặp từ ban ngày - ban đêm.
Chú ý:
a) Đôi khi người ta cũng dùng cả ban trưa, ban chiều.
b) Nếu ở thời điểm sau mà dùng ban với thời điểm trước thì thời gian sẽ là quá khứ.
Ví dụ: Helen hỏi Jack lúc 14 giờ ngày 5 tháng 10.
- Ban sáng cậu đi đâu?
Thời gian trong câu hỏi này chỉ có thể hiểu là sáng ngày 5-10 (tương đương với sáng nay).
4. Số thứ tự
Số thứ tự đặt sau danh từ. Có 2 cách cấu tạo
a) Danh từ + số đếm.
Ví dụ: (Đồng hồ) loại một, loại hai, loại ba
hạng nhất, hạng nhì, hạng ba
bài một, bài hai, bài ba.
b) Danh từ + thứ + số đếm
Ví dụ: Ngày thứ nhất (của tháng)
Tháng thứ nhất (của năm)
III. Bài đọc
sound.gif
1. Thư gửi bạn
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1990.
Julia thân mến,
Thế là mình sang Việt Nam đã được một tháng mười lăm ngày Julia nhớ không, hôm mình đi là 25 tháng 8. Sau
gần 30 giờ bay mình đến Băngkok, nghỉ transite ở đó 4 tiếng đồng hồ rồi bay tiếp sang Hà Nội. Mọi việc đã tương
đối ổn định.
Mình đã bắt đầu học. Ở đây, năm học mới thường bắt đầu vào tháng 9. Những ngày đầu rất bỡ ngỡ nhưng các bạn
Việt Nam rất nhiệt tình nên mình đã quen. Lớp học của mình vui lắm, ở Hà Nội có nhiều học sinh nước ngoài đến
học, lớp mình có hai bạn người Anh, một bạn người Mỹ và mình.
Mình đến được một tuần thì được dự ngày Quốc Khánh của Việt Nam. Ngày ấy vui lắm. Buổi sáng, nghỉ học, bọn
mình đi chơi. Buổi chiều, bọn mình tham dự mít tinh chào mừng; buổi tối có dạ hội.
Thôi nhé, tạm biệt Julia, hẹn thư sau mình sẽ kể nhiều chuyện. Viết thư cho mình theo địa chỉ: Nhà khách A2, Đại
học Bách khoa, Hà Nội, Việt Nam.
Xiết chặt tay bạn.
Thân mến
HELEN
2. Một Ngày làm việc
Hàng ngày, Bill ngủ dậy lúc 7 giờ sáng. Thể dục, rửa mặt, ăn sáng mất khoảng 1 tiếng. 8 giờ, Bill bắt đầu đến văn
phòng làm việc.
Công việc của Bill rất bận. Anh nghe điện thoại từ các nơi gọi về, tiếp khách đến làm việc. Việc nào giải quyết
được thì anh báo cáo cho giám đốc của mình để giải quyết. 12 giờ Bill nghỉ.
Buổi trưa Bill chỉ nghỉ khoảng 1 giờ 30 phút. Bill thường ăn trưa ở một hiệu ăn bình dân nào đó ở gần cơ quan rồi
về văn phòng nghỉ một lát. Giờ làm việc buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30. Công việc của anh như
buổi sáng.
Sau giờ làm việc buổi chiều, Bill đi chơi thể thao rồi mới về nhà ăn tối. Buổi tối Bill xem TV hoặc đọc một số sách,
báo, tài liệu cần thiết cho công việc của anh.
-------------------------------------
Bài 10 - Các mùa và thời tiết
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Hỏi về thời tiết
Martin (sinh viên mới): Hôm nay mới đầu tháng 6 mà trời nóng quá nhỉ?
Harry: Ừ, có lẽ đến 38oC .
Martin: Cậu ở Việt Nam đã lâu, cậu thấy thời tiết Việt Nam thế nào?
Harry: Miền Bắc có 4 mùa, mùa xuân ấm áp, mùa hè rất nóng và ẩm, mùa thu mát, mùa đông thì rất lạnh. Còn ở
miền Nam thì chỉ có hai mùa, mùa mưa và mùa khô.
Martin: Thế à!
2. Nói về các mùa
Helen: Chào chị Hoa, chị đi đâu đấy?
Hoa: Chào Helen, mình đi mua áo ấm đây.
Helen: Bây giờ là mùa đông rồi hả chị?
Hoa: Chưa! Vẫn còn là mùa thu, nhưng cuối mùa thu, trời lạnh rồi. Chỉ tháng sau là rét.
Helen: Thế mùa đông bắt đầu từ tháng mấy?
Hoa: Tháng mười âm lịch, nhưng cũng có năm muộn hơn; như năm nay. Bây giờ là cuối tháng mười một mà vẫn
còn ấm, chưa rét.
Helen: Thế hả chị. Nghe nói mùa đông ở Việt Nam rét lắm.
Hoa: Ừ, đúng đấy.
3. Hà hỏi Martin về thời tiết mùa ở Pháp
Hà: Martin này, nghe nói khí hậu ở Pháp tuyệt lắm phải không?
Martin: Có lẽ tuyệt nhất châu Âu đấy! Nói chung mùa đông không quá lạnh, mùa hè mát và nhiều mưa.
Hà: Mùa đông lạnh nhất khoảng bao nhiêu độ?
Martin: Chỉ khoảng -5oC đến +5oC. Nhưng không giá buốt như ở Việt Nam.
4. Các bạn sinh viên hỏi nhau về thời tiết trước khi đi tham quan
Harry: Các bạn có nghe đài báo thời tiết không?
Jack: Hôm nay đài báo trưa và chiều có mưa đấy.
Helen: Thế thì phải mang áo mưa đi.
Harry: Mưa, nhưng nhiệt độ thế nào? Có lạnh không?
Jack: Có. Gió mùa về, trời trở lạnh. Phải mang cả áo ấm nữa.
Helen: Đúng đấy! Cẩn thận vẫn hơn.
II. Ghi chú ngữ pháp
1. "Mới", "vừa" : phó từ đi kèm Đ (động từ) để biểu thị quá khứ gần
Ví dụ: - Anh ấy đi (không xác định thời gian)
- Anh ấy đã đi (quá khứ không xác định)
- Anh ấy mới đi (quá khứ gần)
- Anh ấy vừa đi (quá khứ gần)
Chú ý: Cũng có khi "mới" đi kèm với D (danh từ) để biểu thị ý nghĩa một sự việc xẩy ra sớm hơn bình thường.
Ví dụ: - Mới tháng sáu mà đã nóng.
- Mới đầu mùa đông mà trời đã rét.
2. "Vẫn", "còn": phó từ đi kèm động từ, tính từ để biểu thị ý nghĩa tiếp diễn, chưa kết thúc
Ví dụ: - Trời vẫn còn ấm.
- Anh ấy vẫn còn đọc sách, chưa ngủ.
- Helen vẫn còn học tiếng Việt.
Chú ý:
a. Có thể dùng riêng "vẫn" hoặc "còn" với ý nghĩa như nhau
Ví dụ: - Anh ấy vẫn đọc sách.
- Anh ấy còn đọc sách.
b. Khi có các phó từ thời gian "đang", "sẽ" thì "vẫn còn" đặt trước, riêng "còn" thì có thể đặt trước hoặc sau
Ví dụ: - Trời vẫn còn đang mưa.
- Trời đang còn mưa.
- Trời vẫn đang còn mưa.
c. "Vẫn" còn có thể đi kèm D
Ví dụ: - Vẫn còn mùa thu (chưa đến mùa đông)
- Vẫn thầy Minh dạy.
3. "Khoảng", "độ", "chừng": biểu thị lượng số không xác định
10 người: xác định
Khoảng: 10 người - không xác định
Chừng :10 người - không xác định
Độ: 10 người - không xác định
Chú ý: Các từ này có thể kết hợp thành: khoảng chừng, khoảng độ, chừng độ, khoảng chừng độ.
4. "Như": phó từ, so sánh tính chất của hai sự vật, đối tượng
Ví dụ:
- Mùa đông ở Pháp không giá buốt như ở Việt Nam.
- Hôm nay trời cũng sẽ mưa như hôm qua.
- Mùa đông này lạnh như mùa đông năm ngoái.
III. Bài đọc
1. Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 15-12
Nhiều mây, có lúc có mưa nhỏ, gió đông bắc cấp 2, cấp 3. Trời trở lạnh.
Nhiệt độ cao nhất từ 20 đến 22 độ (oC)
Nhiệt độ thấp nhất từ 14 đến 16 độ (oC).
2. Sự giúp đỡ hết lòng
Mấy hôm nay trời mưa. Gió mùa đông bắc từng đợt thổi về. Rét tháng Chạp như cắt da. Đêm đã khuya, mọi người
đã tắt đèn đi ngủ nhưng Cung vẫn dắt xe đạp, lội qua quãng đường bùn lầy đến nhà ga để làm việc. Vừa dựng xe
vào góc phòng, Cung nghe có tiếng người rên, anh vội chạy đến thì thấy một chị đang ôm bụng. Chị ấy đau đẻ. Chị
nói:
- Em từ Hải Phòng mới lên đây thì đau quá - Nhìn chị đau đớn và lo lắng, Cung suy nghĩ rồi nói:
- Chị cố gắng chờ tôi một lát.
Cung chạy vào phố, nhờ một người làm nghề đạp xích lô đến nhà ga chở chị vào bệnh viện.
Sáng hôm sau, hết giờ làm việc, Cung đến bệnh viện thì được bệnh viện cho biết, chị đã sinh một cháu trai, lúc 4
giờ sáng.
Nửa tháng sau, Cung nhận được thư của chị. Trong thư, chị viết: "Em và gia đình xin chân thành cảm ơn anh đã hết
lòng giúp đỡ em. Anh tốt quá! Em không ngờ vẫn còn những người giúp đỡ người khác một cách vô tư như thế!".
---------------------------------------
Bài 11 - Tết và chúc tết
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Mời họp mặt
Nhân dịp tết Nguyên Đán, Ban Giám đốc xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II trân trọng kính mời các cụ, các bác
đã công tác ở xí nghiệp nay nghỉ hưu tới dự buổi họp mặt thân mật tại hội trường xí nghiệp.
Thời gian: 9h sáng thứ bảy 5-2 (tức 25 tháng chạp âm lịch).
Rất hân hạnh được đón tiếp.
2. Nhân dịp năm mới dương lịch, Hà chúc tết Helen
Hà (mang hoa đến ký túc xá gặp Helen): Chúc mừng Helen nhân dịp năm mới. Chúc bạn hạnh phúc và học tập tốt.
Helen: Cảm ơn Hà, hoa đẹp quá! Hôm nay Hà ở đây vui tết với bọn mình nhé.
Hà : Thôi! Cảm ơn Helen. Để hôm khác, hôm nay mình đang bận. Chúc các bạn ăn tết ở Việt Nam thật vui. Chị
Lan cũng định chúc tết Helen và các bạn nhưng vì bận nên chị ấy chưa đến được. Chắc chiều nay chị ấy sẽ đến.
3. Tết Việt Nam ở gia đình Hà
Các bạn: Nhân dịp năm mới chúng cháu đến chúc tết bác và gia đình. Chúc gia đình ta năm mới an khang thịnh
vượng.
Mẹ Hà: Cảm ơn các cháu. Bác cũng xin chúc tết các cháu năm mới sức khoẻ và hạnh phúc. Các cháu ở đây ăn tết
cùng bác và gia đình
Helen: Chúng cháu xin cảm ơn bác. Để hôm khác chúng cháu lại đến. Bây giờ xin phép bác, chúng cháu còn phải
đi chúc tết một số bạn bè ạ
4. Tết Tây và Tết Ta
Nam: Jack này ở Châu Âu người ta ăn tết thế nào?
Jack: nói chung tết Tây kéo dài từ ngày Noel đến ngày 1-1. Noel có thể coi là tết trong gia đình. Con cái, cha mẹ,
ông bà ăn tết với nhau, chúc tết nhau. Còn ngày 1-1, là tết nơi công cộng. Người ta đổ ra đường ca múa, uống rượu
và để gặp gỡ chúc nhau năm mới.
Nam: Vui nhỉ!
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Lại: Phó từ, đi kèm động từ để biểu thị ý nghĩa lặp lại hành động ở vị ngữ
Ví dụ: (Hôm nay chúng cháu đến)
- Hôm nào thong thả chúng cháu lại đến.
(Bài kiểm tra trước anh ấy bị điểm 5)
- Bài kiểm tra này anh ấy lại bị điểm 5.
(Hôm qua trời mưa)
- Hôm nay trời lại mưa.
"Lại" cũng có thể đứng sau động từ, lúc đó cả hành động và đối tượng đều lặp lại
Ví dụ: (Tôi đã xem bộ phim này)
- Tôi lại xem lại bộ phim này
2. Từ... đến...: Kết cấu dùng để giới hạn một khoảng cách trong không gian hoặc trong thời gian
Ví dụ: - Khoảng cách không gian:
Từ ký túc xá đến trường.
Từ Hà Nội đến Paris.
Từ nhà đến bưu điện.
- Khoảng cách thời gian:
Từ 20h đến 24h
Từ sáng đến chiều
3. Trạng ngữ chỉ mục đích
Ví dụ:- Người ta đổ ra đường để chúc tụng nhau.
- Nhiều người nước ngoài muốn đến Việt Nam để học tiếng Việt.
Câu hỏi cho trạng ngữ chỉ mục đích "để làm gì?"
- Người ta đổ ra đường để làm gì?
- Nhiều người nước ngoài muốn đến Việt Nam để làm gì?
4. Câu ghép nguyên nhân - kết quả
Để biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả có thể đặt "vì" sau mệnh đề kết quả, trước mệnh đề nguyên nhân:
Ví dụ: Chị Lan chưa đến vì chị ấy bận.
Hoặc đặt "nên" sau mệnh đề nguyên nhân, trước mệnh đề kết quả:
Ví dụ: Chị ấy bận nên chị ấy chưa đến.
Hoặc dùng cả hai:
Ví dụ: Vì chị Lan bận nên chị ấy chưa đến.
III. Bài đọc
1. Tết Nguyên Đán
Việt Nam và một số nước Châu á khác như Trung Quốc, Nhật Bản,...ăn tết theo âm lịch. Tiếng Việt tết âm lịch gọi
là Tết Nguyên Đán. Tết thường kéo dài khoảng bốn năm ngày. Ngày 30 tháng Chạp là ngày tất niên. Tất cả mọi nhà
đều phải trang hoàng nhà cửa để đón Tết. Khoảng 12 giờ đêm 30 là giao thừa. Người ta đốt pháo để đón mừng năm
mới.
Mồng một, mồng hai và mồng ba tháng Giêng là 3 ngày Tết. Những ngày này người ta nghỉ ngơi, vui chơi thoải
mái. Mọi người đi thăm hỏi nhau và chúc nhau năm mới mạnh khoẻ, hạnh phúc, thịnh vượng.
Hoa là vật trang trí không thể thiếu được. Gia đình nào cũng có hoa. Người miền Bắc thích hoa đào, người miền
Trung và miền Nam thích hoa mai. Bánh chưng là món ăn cổ truyền của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên
Đán. Vì thế ngày Tết không thể thiếu bánh chưng. Bánh chưng làm cho hương vị Tết thêm đậm đà. Ngày Tết người
ta tổ chức nhiều trò chơi vừa để giải trí vừa để luyện tập sức khoẻ.
Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán, là dịp vui nhất, thiêng liêng nhất trong năm.
------------------------------------------
Bài 12 - Các ngày lễ, ngày nghỉ trong năm
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Trước ngày nghỉ hè các bạn nói chuyện về kế hoạch học tập
Jack: Cậu có biết các trường học ở Việt Nam nghỉ hè mấy tháng không Harry?
Harry: Nghỉ hai tháng.
Jack: Nghỉ hai tháng à? Cậu có biết kế hoạch cụ thể không?
Harry: Nếu kế hoạch cũng giống như năm ngoái thì cuối tháng 6 sẽ thi hết năm, tháng 7 và tháng 8 nghỉ, đầu tháng
9 mới học lại.
Jack: Hè này có lẽ mình sẽ ở lại Việt Nam để đi du lịch Hạ Long.
Harry: Ừ, mùa hè ở Việt Nam đi Hạ Long tuyệt lắm. Hè năm ngoái mình cũng đi Hạ Long. Thế mà đã sắp hết một
năm học nữa.
2. Nghỉ Tết, nghỉ đông
Harry: Sắp tới chúng mình có được nghỉ đông không?
Jack: Các trường học ở Việt Nam không nghỉ đông, chỉ nghỉ Tết âm lịch thôi.
Harry: Thế chúng mình được nghỉ bao lâu?
Jack: Hai tuần.
3. Mời dự lễ sinh nhật
Hà: Thứ bảy tới là ngày sinh nhật của mình, mời Helen đến dự nhé.
Helen: Ồ tuyệt quá. Hôm nay là thứ tư, chỉ còn 3 ngày nữa thôi. Hà tổ chức vào buổi nào?
Hà: Buổi tối, 19 giờ.
Helen: Có đông người dự không?
Hà: Không đông lắm. Mình chỉ mời các bạn thân thôi. Nhớ đến nhé.
Helen: Nhất định mình sẽ đến!
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Sắp: phó từ, đi kèm động từ để biểu thị ý nghĩa tương lai gần
Ví dụ:
- Sắp hết một năm nữa.
- Trời sắp mưa.
- Anh ấy sắp về nước.
Chú ý: Sắp có thể kết hợp với chưa tạo thành cặp "sắp...chưa" để hỏi về một hành động xảy ra trong tương lai gần.
Ví dụ:
- Sắp đi chưa?
- Anh ấy sắp về nước chưa?
2. À: ngữ khí từ, đặt ở cuối câu để tạo câu hỏi toàn bộ
Ví dụ:
- Em không nhớ à?
- Nghỉ hai tháng à?
- Ông ấy là bác sĩ à?
3. Câu ghép điều kiện - kết quả, cặp từ nối "nếu...thì..." biểu hiện quan hệ điều kiện - kết quả
Có thể đặt nếu trước mệnh đề điều kiện và thì trước mệnh đề kết quả. Khi đảo vị trí kết quả lên đầu thì chỉ cần giữ
lại nếu.
Công thức:
Nếu + mệnh đề điều kiện + thì + mệnh đề kết quả
hoặc
Mệnh đề kết quả + nếu + mệnh đề điều kiện
Ví dụ:
- Nếu kế hoạch cũng giống như năm ngoái thì cuối tháng 6 sẽ thi hết năm.
- Nếu trời mưa thì chúng tôi không đi tham quan.
hoặc: Chúng tôi không đi tham quan nếu trời mưa
4. Chỉ...thôi: Kết cấu biểu thị số lượng ít ỏi, hoặc một hành động đơn nhất:
Ví dụ:
- Chỉ nghỉ Tết âm lịch thôi.
- Chỉ mời các bạn thân thôi.
III. Bài đọc
Nhà khoa học và người lái đò
Có một nhà khoa học rất giỏi. Lĩnh vực khoa học nào ông cũng nổi tiếng: toán học, vật lý, sử học, ...
Một hôm đi trên một con đò qua sông, nhà khoa học hỏi người lái đò:
- Anh có biết toán học không?
- Dạ, tôi không biết toán học là gì.
- Ôi đáng tiếc, nếu thế thì anh đã mất 1/4 cuộc đời rồi.
- Thế anh có biết vật lý không?
- Dạ, cũng không biết.
- Ồ thế thì anh mất 1/2 cuộc đời. Vậy anh có biết sử học không?
- Dạ, tôi chưa bao giờ nghe nói đến sử học.
- Thế à? Thế thì anh đã mất tới 3/4 cuộc đời rồi còn gì.
Đúng lúc đó, bão nổi lên, mưa to gió lớn con thuyền sắp bị chìm. Người lái đò hỏi nhà khoa học:
- Thưa ông! Ông có biết bơi không ạ?
- Ôi! Tôi không biết bơi.
Người lái đò liền nói:
- Nếu thế thì ông sắp mất cả cuộc đời rồi.
Ghi chú: Cách đọc phân số: đọc tử số trước, mẫu số sau
Ví dụ: 1/4 = một phần tư, 1/2 = một nửa hoặc một phần hai, 3/4 = ba phần tư.
-------------------------------------
Bài 13 - Mua sắm, ăn uống
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Ở cửa hàng bách hoá
Harry: Chào chị
Người bán: Chào anh. Anh cần gì ạ?
Harry: Tôi muốn mua một đôi giầy.
Người bán: Mời anh lên tầng hai, quầy bán giầy ở trên đó. Harry: Anh cho xem đôi màu đen kia một chút.
Người bán: Cỡ số bao nhiêu ạ?
Harry: Cỡ 42
Người bán: Cỡ 42 màu đen hết rồi anh ạ, chỉ còn màu nâu thôi. Harry: Màu nâu cũng được. Tôi đi thử nhé.
Người bán: Vâng, mời anh.
2. Trong hiệu ăn đặc sản
Người phục vụ: Xin mời ngồi bàn này. Thực đơn đây ạ.
Jack: Trước hết là món súp. Mình súp lươn, còn các bạn?
Harry: Mình súp gà.
Helen: Cho 2 súp lươn, 1 súp gà.
Người phục vụ: Các món tiếp theo?
Jack: Helen gọi tiếp đi!
Helen: Chim quay, cá bỏ lò, nem rán, khoai tây rán và salat.
Người phục vụ: Các vị uống gì ạ? Bia hay rượu?
Harry: Bia thôi. Cho bia Halida nhé!
Người phục vụ: Vâng ạ.
Jack: Ăn xong có gì tráng miệng không?
Người phục vụ: Có đấỵ ạ! Quýt, táo hoặc caramen.
3. Ở hàng bán hoa quả
Bà bán hàng: Mời cô mua đi, cam, táo hay nho?
Hà: Cam giá bao nhiêu một cân (kg) ạ?
Bà bán hàng: 6.000 cô ạ, cam ngọt lắm.
Hà: Đắt thế! 4.000 thôi.
Bà bán hàng: Tôi không bán đắt cho cô đâu, khỏi phải mặc cả.
Hà: Thôi 5.000 bà cho 1 cân, cân đủ bà nhé.
Bà bán hàng: Bán mở hàng cho cô vậy. Cô mua táo đi. Táo cũng ngon lắm.
Hà: Táo thì bao nhiêu 1 kilô?
Bà bán hàng: Dạo này cuối mùa nên đắt rồi cô ạ. 15.000 một kilô.
Hà: 10.000.
Bà bán hàng: Không được.
4. Trong hiệu sách
Helen: Ở đây có từ điển Việt - Pháp không chị?
Người bán hàng: Chỉ có Pháp - Việt thôi chị ạ. Chị có mua không?
Helen: Cám ơn. Tôi cần Việt - Pháp cơ. Chị cho mua cuốn Việt - Anh vậy.
Người bán hàng: Chị lấy loại nào? Loại to hay loại nhỏ?
Helen: Loại to thì giá bao nhiêu ạ?
Người bán hàng: 45.000
Helen: Chị cho mua một cuốn.
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Câu cầu khiến với ngữ khí từ "đi"
Đi đặt ở cuối câu để biểu thị ý cầu khiến (yêu cầu, đề nghị ai làm một việc gì). Có thể dùng kết hợp từ mời: mời...
đi (để tỏ ý lịch sự, kính trọng) hoặc với từ: hãy... đi! (để tỏ ý giục giã).
Ví dụ:
- Cô mua táo đi!
- Mời anh uống nước đi!
- Anh hãy nói đi!
2. "Thì"
Ngoài việc cùng với "nếu" làm thành cặp từ nối "nếu...thì...", thì còn dùng để nối thành phần khởi ngữ với câu
chính.
Ví dụ:
- Táo thì bao nhiêu một kilô?
- Loại to thì giá bao nhiêu?
- Câu hỏi ấy thì ai cũng trả lời được.
3. Cách nói giá cả
Mẫu câu để hỏi giá cả như sau: Vật cần mua + giá bao nhiêu
Ví dụ:
- Cái này giá bao nhiêu?
- Cái áo này giá bao nhiêu?
Nếu vật cần mua không phải tính theo đơn chiếc mà tính số lượng, dung lượng thì mẫu câu để hỏi là: Bao nhiêu
tiền 1 kilô (lít, mớ, tạ...)
hoặc: Tên sự vật + bao nhiêu một kilô (lít, mớ, tạ...)
4. "Xong", "rồi"
a. Xong: Phó từ, đứng kèm sau động từ hoặc cuối câu để biểu thị ý nghĩa hoàn thành của hoạt động.
Ví dụ:
- Ăn xong có gì tráng miệng không?
- Nói xong anh ấy đi.
- Làm xong bài tập.
b. Xong có thể kết hợp với "rồi" thành "xong rồi" để nhấn mạnh vào ý nghĩa hoàn thành
Ví dụ:
- Làm xong bài tập rồi
- Làm bài tập xong rồi.
Chú ý: Muốn biểu thị ý nghĩa hoạt động chưa hoàn thành có thể dùng "chưa xong" hoặc "sắp xong"
Ví dụ:
- Làm bài tập chưa xong.
- Chưa làm bài tập xong.
hoặc:
- Làm bài tập sắp xong.
- Sắp làm bài tập xong.
III. Bài đọc
1. Treo biển
Ở phố nọ có một cửa hàng bán cá, trước cửa treo tấm biển, trên đó viết: "Ở đây bán cá tươi".
Một hôm, có một người khách đến mua cá. Mua xong, người khách nói: "Trên tấm biển này nên bỏ chữ tươi đi vì
chẳng lẽ bán cá ươn hay sao?" Chủ hiệu thấy người khách nói có lý bèn bỏ chữ tươi, trên tấm biển chỉ còn "Ở đây
bán cá".
Mấy hôm sau, có một người khách khác đến mua cá. Mua xong, người khách nói: "Chưa đến đầu phố đã ngửi thấy
mùi cá, ai cũng biết ở đây bán cá, vì thế nên bỏ chữ ở đây đi. Chủ hiệu thấy người khách nói có lý bèn bỏ chữ ở
đây, trên tấm biển chỉ còn "bán cá" .
Mấy hôm sau, lại có một người khách đến mua cá. Người khách đọc tấm biển thấy có hai chữ bán cá thì ngạc nhiên
và nói với chủ hiệu: "Cá bày ra chẳng lẽ để xem hay sao? Nên bỏ chữ bán đi!" Chủ hiệu thấy người khách nói cũng
có lý lại bỏ chữ bán. Bây giờ trên tấm biển chỉ còn chữ cá. Chủ hiệu nghĩ chắc chẳng còn ai góp ý nữa.
Nhưng, một hôm, có một ông khách đến mua cá, nhìn tấm biển, ông khách cười và nói với chủ hiệu: "Chẳng lẽ
người ta không biết đây là con cá hay sao mà ông phải đề chữ cá?" Nghe nói vậy, chủ hiệu liền cất tấm biển đi.
2. Bánh cốm Nguyên Ninh
Bánh cốm Nguyên Ninh được làm từ nguyên liệu cốm đặc biệt của làng Vòng. Cốm có màu xanh của lá mạ. Nhân
bánh là đậu xanh, có thêm những sợi dừa trắng. Khi ăn bánh có vị ngọt, lại có vị bùi của dừa và mùi thơm của cốm
non. Bánh hình vuông, bọc lá chuối xanh, buộc dây lạt đỏ. Bánh cốm Nguyên Ninh là thứ bánh dùng trong dịp
cưới, thay cho thiếp báo hỉ. Ngày Tết, chiếc bánh cốm Nguyên Ninh được bày trên mâm cỗ cúng tổ tiên.
Giữa thời buổi thông tin quảng cáo ồn ào mà ở tại số nhà 11 Hàng Than chỉ có một tấm biển nhỏ trên đó viết mấy
chữ "Bánh cốm Nguyên Ninh" gia truyền. Khách tới đặt hàng, mua hàng rất đông. Ở Hà Nội bánh cốm Nguyên
Ninh thì chẳng mấy ai không biết.
Việt kiều ở các nước mỗi lần về thăm Tổ quốc đều tìm đến phố Hàng Than mua bánh cốm Nguyên Ninh làm quà.
-------------------------------------------
Bài 14 - Thuê nhà, chuyển nhà
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
I. Các tình huống hội thoại
1. Đi thuê nhà
- Lan: Xin giới thiệu với bác, đây là ông Smith, người Mỹ, muốn thuê một chỗ ở.
- Ô. Smith: Chào ông!
- Ô. Hoà: Chào ông, chào bà! Xin mời ngồi.
- Ông bà có thể thuê toàn bộ tầng 2, gồm 3 phòng: một phòng ngủ, một phòng ăn có cả bếp và liền đó là phòng tắm,
toilet và một phòng khách.
- Ô. Smith: Xin ông cho biết mỗi phòng rộng bao nhiêu?
- Ô. Hoà: Phòng ngủ rộng 16m2, phòng ăn cả bếp và toilet rộng 20m2 và phòng khách rộng 16m2, không kể ban
công.
- Ô. Smith: Có gara không?
- Bà Smith: Tiện nghi thế nào ạ?
- Ô. Hoà: Tương đối tốt, các phòng đều có điều hoà nhiệt độ; trong phòng tắm có vòi nước nóng lạnh, ở bếp đã
được trang bị bếp điện, lò hấp, phòng ngủ có tủ gương đứng, phòng khách có salon, điện thoại. Có gara ở tầng một
- Lan: Trước khi đi xem xin bác cho ông bà biết giá.
- Ô. Hoà: 1.000 USD một tháng cho cả diện tích tầng hai, kể cả tiền điện sinh hoạt và tiền điện thoại gọi trong
nước.
2. Thuê buồng trong khách sạn
- Khách: Chào anh!
- Thường trực: Chào chị, chị cần gì ạ?
- Khách: Tôi muốn thuê phòng.
- Thường trực: Phòng đôi hay phòng một ạ?
- Khách: Phòng một thôi nhưng ở tầng hai thì tốt
- Thường trực: Vâng, có. Chị định thuê trong bao lâu?
- Khách: Hết ngày và đêm mai. Sáng ngày kia tôi đi.
- Thường trực: Vâng, hai đêm một ngày, xin chị 50 USD.
- Khách: Tiền đây (trao tiền và nhận chìa khoá).
3. Helen tìm ông Smith
- Helen: Xin chào bác, cháu muốn gặp ông Smith.
- Bà Hoà: Ông bà ấy không ở đây nữa cô ạ, họ chuyển chỗ ở cách đây một tuần rồi.
- Helen: Thế bây giờ ông ấy ở đâu ạ?
- Bà Hoà: Ở khách sạn Hoa Mai, 159 phố Nguyễn Thái Học.
- Helen: Cháu cám ơn bác.
4. Hà chuyển đến nhà mới, Helen đến thăm
- Hà: Mời bạn vào đây. Gia đình vừa mới chuyển đến nên còn bừa bộn quá.
- Helen: Đẹp quá nhỉ, rộng hơn nhà cũ nhiều.
- Hà: Ừ! Rộng hơn và tiện lợi hơn vì gần trung tâm.
- Helen: Phòng của bạn ở đâu?
- Hà: Đây là phòng khách, kia là phòng riêng của mình. Bên trong là phòng của mẹ mình. Còn phòng ăn, bếp,
phòng tắm, toilet ngay cạnh phòng này, sau cửa kia.
- Helen: Phòng Hà rất mát. Mùa hè chắc không cần quạt.
- Hà: Ừ, chắc thế.
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Câu có vị ngữ biểu thị diện tích, chiều cao, cân nặng, độ dài: vị ngữ gồm một tính từ chỉ đặc trưng, hình dạng và
một từ chỉ số lượng, diện tích, chiều cao...
Ví dụ: - Phòng ngủ rộng 16m2
- Cái nhà này cao 30m
- Tấm kính ấy dày 3 li.
Chú ý: Các tính từ thường làm V trong kiểu câu này: rộng, dài, cao, nặng, sâu, dày. Các tính từ trái nghĩa của các
tính từ trên đây như: hẹp, ngắn, thấp, nhẹ, nông, mỏng, tuy cùng biểu thị một đặc trưng tính chất của sự vật nhưng
không làm được vị ngữ hoặc nếu có thì có một nghĩa khác.
2. Câu biểu thị sự tồn tại của sự vật
Chủ ngữ thường được cấu tạo bằng: Danh từ chỉ vị trí + danh từ. Vị ngữ thường do động từ: có + danh từ chỉ đồ
vật, hoặc chỉ người.
Ví dụ:
- Trong phòng tắm có vòi nước nóng lạnh.
- Trong nhà có nhiều người.
- Ngoài sân có nhiều ô tô.
Chú ý: Có thể thay danh từ chỉ vị trí bằng động từ "ở" hoặc dùng cả hai.
Ví dụ:
- Ở trong phòng tắm có vòi nước nóng lạnh.
- Ở bếp đã được trang bị bếp điện.
3. Cách dùng từ "cách"