Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hai bước tiếp cận ban đầu để giúp văn học Việt Nam dễ hiểu hơn đối với độc giả đọc bằng tiếng Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.47 MB, 8 trang )

ÌÍAI pước Tiếp CẬN BAN ĐẦU

ĐỂ GIÚP VĂN HỌC VIỆT NAM
DỄ HIỂU HƠN ĐỐI VỚI ĐỘC GIẢ
ĐỌC BẰNG TIẾNG ĐỨC

URSULA LIES *

1. Một bước tiếp cộn về lý thuyết
a. Nhận định sơ bộ

Khi người Đức đọc các tác phẩm văn học Việt Nam, cho dù các tác phẩm đó
được dịch tốt, thì vẫn có những điều khó hiểu. Trong phần lớn các trường hợp,

vấn đề không phải ở nội dung, mà ở hình thức. Chúng ta có thể làm cho nội dung

trở nên dễ hiểu hơn bằng cách đưa ra các lời giải thích, các thơng tin bổ sung,

các lời chú ở cuối sách, thư mục sách khảo cứu, lời nói đầu hay lời kết. Tuy
nhiên, vấn đề khó khăn thực sự chính là hình thức ngơn ngữ bởi vì, trong một số

trường hợp, các lời chú thích trong các tác phẩm khơng thể đạt được hiệu quả

mong muốn. Vì vậy, nhiều vấn đề như phong cách, các kiểu hài hước, sự so sánh
nghệ thuật, phép ẩn dụ... vẫn tỏ ra “xa lạ” đối với người đọc. Đó là lý do tại sao

người đọc không hiểu tác phẩm văn học như là một chỉnh thể trọn vẹn. Còn các
nhà phê bình thì bào chữa rằng nghệ thuật Việt Nam có tiêu chuẩn thẩm mỹ
khác với tiêu chuẩn thẩm mỹ của nghệ thuật Đức. Sự thực thì nghệ thuật Đức,
hay rộng hơn là nghệ thuật châu Âu, có tiêu chuẩn thẩm mỹ riêng của mình.
Trong văn học, tiêu chuẩn thẩm mỹ đó chính là nghệ thuật thi ca mà người đầu



tiên viết về nó là Aristote. Cịn sau đó, các học giả và các nhà thơ khác, đặc biệt
* Tiến sĩ, Đại học Humbold. Đức.


188

VIET NAM HỌC - KỶ YEU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT

là Goeth, đã phát triến thêm lý luận về nghệ thuật thi ca. Goeth đã đưa ra định

nghĩa vẻ ba hình thức tự nhiên của thi ca, sau khi ơng đã mơ tả các đặc tính của
nó. Trong bài viết này, tôi muốn trả lời cho những vấn đề sau: các đặc điểm của
văn học Việt Nam là gì? Các học giả hay các nhà thơ Việt Nam có sáng tạo ra
nghệ thuật thi ca của riêng họ hay không? Nếu họ không tạo ra nghệ thuật thi

ca riêng, thì cái gì là đặc điểm của thi ca châu Á và Đông Á mà văn học Việt
Nam là một thành tố ?

Để đạt tới cội rễ của văn học Việt Nam và tìm ra cái đặc điểm của nó, trong
bài này, tơi chỉ bàn về văn học cổ điển và bỏ qua văn học hiện đại.

b. Văn học Việt Nam là một bộ phận của văn hóa khu vực Đông Á
b.1. Mot đơn vị tỉnh thân và tôn giáo
Giống như bất kỳ một nền văn học nào, văn học Việt Nam là một bộ phận và
chịu tác động của nền văn hóa trong khu vực. Đối với văn học Việt Nam thì đó
là văn hóa khu vực Đơng Á. Trong văn hóa khu vực Đơng Á, nổi bật lên là văn
hóa Trung Quốc và các nền văn hóa khác gần gũi với nó là văn hóa Nhật Bản,
văn hóa Triều Tiên và văn hóa Việt Nam. Trong khoảng thời gian mà tôi đề cập
ở đây (khoảng từ thế kỷ X đến đầu thé ky XX), trong van héa khu vực Đơng Á

đã có sự đồng nhất về tinh thần và tơn giáo, mà nền tảng của nó được tạo thành
từ các trào lưu sau:

Phát giáo Đại thừa. Phật giáo Đại thừa được phổ cập ở Trung Quốc trong thế
kỷ V. Sang nửa đầu thế kỷ VI, Phật giáo Đại thừa thâm nhập vào Triều Tiên, Nhật
Bản và Việt Nam. Các nội dung quan trọng nhất của tôn giáo này có ảnh hưởng

đến văn hóa nói chung, đến nghệ thuật, tư duy và văn học nói riêng là “nghiệp”,
“nhân duyên”, và “quả báo”.

Đạo Lao. Dao là thuật ngữ quan trọng nhất trong
thống. Học thuyết về Đạo, với tư cách là cội nguồn của
đổi, được nhà triết học huyền thoại Trung Hoa là Lão
thế kỷ IV TCN. Sau một số thế kỷ (khoảng thé ky II va

tư duy Trung
mọi sự tồn tại
Tử để xướng
III SCN), Đạo

Hoa truyền
và mọi thay
vào khoảng
phân nhánh

thành triết thuyết về Đạo và tôn giáo của Đạo (đạo Lão). Đạo Lão tán thành các
tín ngưỡng dân gian, đồng thời cũng đưa các yếu tố than bi vào văn hóa và văn

học của Triều Tiên và Việt Nam.


Đạo Khổng. Đao Khổng là trào lưu tính thần quan trọng thứ ba. Đạo Khổng
phát triển học thuyết khởi thuỷ về đạo đức và thái độ xã hội của cá nhân trong

cộng đồng do Khổng Tử (551-479 TCN) khởi xướng vào thời tiền Hán. Đạo
Khổng phát triển thành một hệ tư tưởng hồn chỉnh được nhà nước ủng hộ mà

theo đó, cá nhân buộc phai tuân thủ một cách vô điều kiện kỷ cương xã hội theo

ba moi quan hệ là: vua - tơi, cha - con, chóng - vợ. Hệ thống cai trị của đạo


HAI BƯỚC TIẾP CẬN BAN ĐẦU ĐỂ GIÚP VĂN HỌC VIỆT NAM

189

Khống có tác động mạnh nhất đến Việt Nam vào thế kỷ XV, và Triều Tiên vào
thé ky XVII. Tại hai nước này, vào thời kỳ này, đạo Khổng đã trở thành quốc đạo.

Vấn đề lớn nhất của đạo Khổng là vai trò thứ yếu của phụ nữ!.

Trường hợp điển hình nhất về ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Khổng là hệ thống

thi tuyển quan lại dân sự ở Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam. Ở Việt Nam,

nhà Trân, và tiếp theo là nhà Lý (1225-1400), đã đưa toàn bộ hệ thống tổ chức

quan chức kiểu Trung Quốc vào hệ thống cai trị nhà nước của mình. Như vậy thì
điều tất yếu sẽ được thấy là đạo Khổng đã trở thành hệ tư tưởng của thiểu số cai
trị thượng tâng, cịn Phật giáo thì bị đẩy lùi xuống các cộng đồng ở nơng thơn


khơng có quyền lực. Năm 1075 là năm có các cuộc thi tuyển theo Khổng giáo

đâu tiên ở kinh đô của nước Việt Nam độc lập”.

b.2. Từ đặc tính chung về tinh thân - tơn giáo đến đặc tính chung của văn học

Ba trào lưu tỉnh thần-tơn giáo nói trên chắc chắn sẽ có ảnh hưởng, ít hay nhiều,

đến văn học của các nước Đơng Á. Trong bối cảnh này, thường không thể phân
biệt được đâu là ảnh hưởng của chỉ một trào lưu và đâu là ảnh hưởng của cả ba

trào lưu. Văn học cổ điển Đơng Á biểu lộ các đặc tính chung sau:

- Hiểu văn học không chỉ như là các văn bản mà còn như là sản phẩm của văn
minh, giáo dục, đạo đức, phong cách học tập. Văn học được coi như là một

phần của cuộc sống và lối sống.

- Sử dụng tiếng Trung Quốc như là ngôn ngữ văn học.

- Tính bền vững và sự giống nhau trong hệ thống thể loại văn học.
- Sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên.
- Các yếu tố ma thuật, thần bí.
- Các yếu tố mang tính giáo dục, dạy dé.
- Việc tiếp nhận (nhiều hay ít) các mơ hình văn học châu Âu (từ đầu nửa sau
thé ky XIX).

Cac dac tinh chung nay lam cho van hoc Dong Á trở nên đặc sắc và khác
biệt với các văn hóa khu vực khác trên thế giới. Ngồi ra, cũng có một số đặc


điểm khác làm cho văn học cổ điển Việt Nam khác biệt với các nền văn học

của Đông Á.

c. Van hoc Việt Nam, xét từ các đặc tính của nó
Tơi sẽ bắt đầu từ ngơn ngữ văn học. Đối với Việt Nam, tiếng Hán luôn luôn
là tiếng chủ yếu trong các văn bản trong suốt một nghìn năm (từ thế kỷ X đến
đầu thế kỷ XX). Mặc dù hệ thống chữ viết Việt Nam (chữ Nôm) được sáng tạo


190

VIET NAM HOC - KY YEU HOI THAO QUOC TE LAN THU NHAT

và phát triển trong thé ky XIII và XIV, thế nhưng các văn bản của thời kỳ đó đã

khơng cịn giữ lại được. Chữ Nơm đóng vai trị lớn hơn trong thế kỷ XVII, và
phát triển mạnh mẽ nhất trong thế kỷ XVIII. Chữ Quốc ngữ với các mẫu tự La

tinh được phát minh vào thế kỷ XVII, nhưng chỉ được phát triển mạnh từ đầu thế
kỷ XX. Vậy thì tại sao tiếng Hán có thể được duy trì trong một thời kỳ dài như
vậy? Theo tơi, đây là vấn đề thuộc về tâm lý chứ không phải thực tiễn. Một mặt

thì các Nho sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh của truyền thống văn hóa rất lâu
đời của Trung Quốc, mặt khác họ coi văn học Trung Quốc (gồm cả văn học và

ngôn ngữ) như là một phương tiện hồn thiện để biểu đạt các mẫu hình của cái
đẹp. Các nhà văn cổ điển Việt Nam không chỉ sử dụng hệ thống chữ viết tiếng
Hán mà họ cịn sử dụng cả đề tài, hình tượng, nhạc điệu, thể loại của văn học
Trung Quốc. Có lẽ ảnh hưởng của tiếng Hán đối với văn hóa Việt Nam (và tồn

bộ văn hóa Đơng Á) cũng giống như ảnh hưởng của tiếng La tinh đối với văn
hóa châu Âu.

Ta cũng nên nhớ đến thời kỳ Bắc thuộc kéo dài một nghìn năm trong lịch sử

Việt Nam. Ở đây, điều gây ấn tượng mạnh là tiếng Việt, với tư cách là ngơn ngữ

nói (như tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên) nó chưa bao giờ bị thay thế bởi một ngôn
ngữ nào khác (kể cả bằng tiếng Pháp trong 80 năm thực dân hóa sau này). Đây
là một dấu hiệu quan trọng về tính bền vững của tiếng mẹ đẻ và là một sự tự tin
lớn của tất cả các nước châu Á, bất chấp q trình thực dân hóa, nếu như so sánh
với các nước châu Phi và Nam Mỹ.

Cho phép tơi quay lại với văn hóa Trung Quốc như là một mơ hình văn hóa.

Một điểm xuất phát khác để hiểu văn học Việt Nam thông qua ngôn ngữ đặc biệt

của nó (mà vấn đề này cũng nằm trong phạm vi mơ hình chức năng của văn hóa
truyền thống Trung Quốc) là mỹ học Việt Nam, haŸ chính xác hơn là thơ ca Việt

Nam. Sau khi khảo cứu và thảo luận với một vài viện sĩ và nhà văn Việt Nam, tôi

đi đến một ý kiến cá nhân là các học giả và các nhà thơ Việt Nam dưới thời phong
kiến có lẽ đã khơng sáng tạo ra được một phong cách thơ ca riêng của Việt Nam.
Tuy nhiên, chắc chắn vẫn có tồn tại những nguyên tắc thẩm mỹ, các mơ hình hay
là các tư tưởng quan trọng, là kim chỉ nam cho các học giả hay các nhà thơ Việt
Nam trong nhiều thế kỷ.
Trước hết là các tư tưởng của Lưu Hiệp (hay Lưu Nhan Hịa, khoảng 465-520).

Ơng là nhà thơ và nhà phê bình Trung Quốc, nổi tiếng là rất uyên thông về Phật

giáo cũng như Không giáo. Ông là tác giả của tác phẩm 10 tập “Văn tâm điêu
long" (viết vào khoảng năm 500, xuất bản bảng tiếng Anh năm 1959). Đây là tác
phâm phê bình văn học quan trọng nhất của Trung Quốc trong các triều đại cũẾ
Cùng với các nhà phê bình khác, Lưu Hiệp đã tìm hiểu chức năng xã hội của văn
học, chống lại chủ nghĩa hình thức đang thống trị trong văn học khi đó, xem xét
mơi quan hệ giữa văn học và cuộc sống hiện thực, giữa nội dung và hình thức.


HAI BƯỚC TIẾP CẬN BAN ĐẦU ĐỀ GIÚP VĂN HỌC VIỆT NAM

191

ˆ_ Ơng cho rằng cân phải có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức (nhưng nội

dung giữ vị trí hàng đầu), và văn học là tấm gương phản ánh tự nhiên và xã hội.
Ông cũng cho rằng văn học phải đề cập đến những vấn đề xã hoi, chính trị và tâm
lý quan trọng của thời đại 5. Văn học bác học và văn học dân gian Việt Nam đều

chịu ảnh hưởng của các tư tưởng này. Các kiệt tác văn học Việt Nam như Truyện

Kiêu, Thơ Hồ Xuân Hương hay Truyện Trạng Quỳnh về mọi phương diện đã đáp
ứng được các yêu cầu này của văn học.

Đến thế kỷ X, một nguyên tắc thẩm mỹ mới là nguyên tắc thẩm mỹ Khổng

giáo đã có ảnh hưởng rất lớn đến phần lớn văn học bác học. Đó là nguyên tắc
“văn đĩ tải đạo”, tức là hình thức chuyển tải nội dung. Điểm chính của nguyên
tac này là: “Đạo khơng đơn thuần là nội dung mà nó cịn là đạo đức, là giáo dục,

là nếp sinh hoạt nghiêm khác của Khổng giáo. Các nhà thông thái cổ đại Trung

Quốc được coi là các mẫu hình lý tưởng của các tiêu chuẩn trên”. Do đó, nội

dung ln ln là các nội dung theo tinh than cla Khổng giáo, còn “văn” (hình
thức) là các yếu tố hình thức cơ bản bao gồm ngôn ngữ, nhạc điệu và thể loại.

Hơn nữa, tất cả những thứ này đã tạo ra thể loại văn học Khổng giáo, chiếm một
phần quan trọng trong các kỳ thi ngày trước. Tuy nguyên tác này chỉ là một nội
dung hết sức hạn chế của thứ văn học theo hệ tư tưởng Khổng giáo, nhưng nó

vẫn là một trong các trào lưu chính của văn học Việt Nam. Đặc biệt, trong các
loại văn chính luận như chiếu hịch, cáo, văn chép sử, thơ suy lý thì nguyên tắc
này được thể hiện rất rõ”. Đó là lý do tại sao trong phần lớn mọi trường hợp văn

học bác học Việt Nam là biểu hiện của các tư tưởng và nguyên tắc của Khổng

giáo. Nó tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa văn học Việt Nam và văn học Đức trong
thời kỳ đó. Sự nhấn mạnh quá lớn vào chức năng giáo dục của văn học, nơi hội

tụ của các quan điểm thẩm mỹ Khổng giáo, cũng không làm cho việc tìm hiểu

văn học Việt Nam trở nên dễ dàng hơn. Các quan điểm này cho rằng văn học và
âm nhạc, với tư cách là phương tiện trung gian và phương tiện chuyển tải của
các tiêu chuẩn đạo đức, có được một chức năng được nhà nước xác nhậnŠ. Vì

vậy, chỉ có thể hiểu được văn học Việt Nam sau khi nghiên cứu những nguyên
tắc chủ yếu của đạo Khổng.

Xin được đưa ra một số nhận xét về “văn học viết bảng thơ”. Cho đến đầu thế
kỷ XX, thơ chiếm vị trí chủ đạo trong văn học Việt Nam. Hơn thế, ở Đơng Nam


Á thì Việt Nam là nơi tiểu thuyết thơ được phổ cập rộng rãi nhất. Có hai hình

thức thơ cùng tơn tại là thơ bác học và thơ dân gian 3. Nguyên nhân của hiện
tượng này chính là ảnh hưởng lớn của thơ dân gian với các yếu tố quan trọng của

nó bao gồm quan điểm của người làm thơ, nhịp điệu và tiết tấu thơ. Yếu tố điển

hình của các tiểu thuyết thơ là lời kể chuyện hết sức cổ điển và truyền thống,

thông qua một người kể chuyện nói chung. Anh ta kể lại câu chuyện. đưa ra các

nhận định của mình và thỉnh thoảng lại nhấn mạnh rằng câu chuyện này rất cổ
xưa. Riêng về vần điệu và tiết tấu thì có thể nói rằng, loại thơ có vần điệu đã có


192

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT

từ rất lâu và rất phổ biến ở Việt Nam. Vần điệu của thể loại tiểu thuyết viết bằng

thơ lục bát cũng bát nguồn từ thơ dân gian. Những yếu tố này có vai trị rất lớn
trong việc làm cho tiểu thuyết thơ của Việt Nam được truyền bá rộng rãi. Ngoài
ra, moi tiểu thuyết thơ đều được viết bằng chữ Nơm. cho nên chúng ta có thể kết
luận rằng tiểu thuyết thơ là con đẻ của văn học Việt Nam, là một thể loại rất đặc.
biệt của văn học Việt Nam.

Một đặc điểm điển hình khác của văn học cổ điển Việt Nam là các trường ca

mà trong đó các nhân vật chính thường có một kết thúc có hậu. Ở những thời


điểm tưởng chừng như nhân vật chính khơng cịn có lối thốt thì câu chuyện lại
chuyển sang một hướng tốt đẹp hơn, và thường được thực hiện bởi các phép màu. .
Thậm chí, đơi khi nhân vật chính định tự sát, nhưng rút cục lại ln có một người

nào đó cứu anh ta (mơ típ này chỉ thay đổi cùng với sự mở đầu của văn học hiện
đại vào đầu thế kỷ XX, trong nền văn học hiện đại này thì phân lớn các nhân vật
chính bị chết).

Tơi cũng xin trình bày một vài suy nghĩ về hệ thống thể loại. Hệ thống thể loại

cũ của văn học Đông Á không chia thành “cái gọi là các hình thức tự nhiên”, bao
gồm thơ trữ tình, sử thi và b¡ ca như Goeth đã từng chia. Cơ sở của sự phân loại

này là kiểu biểu đạt. Hệ thống thể loại của văn học Việt Nam có một kiểu phân

loại khác. Nó được chia ra thành văn vần (tho), van bién ngẫu và văn xi. Từ

đây có thể rút ra bàng hệ thống thể loại cổ điển của văn học Việt Nam là hệ thống
hình thức!9, Như tôi đã đề cập tới ở phần trước, nhiều thể loại hoặc là chịu ảnh

hưởng trực tiếp của văn học Trung Quốc, hoặc là chịu ảnh hưởng gián tiếp của

thứ Khổng giáo được thể hiện bảng văn học. Tuy nhiên, hệ thống thể loại này
cũng bao gồm

nhiều thể loại là con ruột của văn học Việt Nam,

hoặc có các


phương tiện biểu đạt là chữ Nôm như ngâm khúc, Êa trù, vịnh, văn, và tất nhiên
là truyện thơ Nôm!!,
Trong khuôn khổ của bài này, tơi chỉ có thể trình bày khái quát các đặc điểm
của văn học Việt Nam. Tuy nhiên, tơi cũng hy vọng là đã chỉ ra được tính chất

phức tạp của các hệ thống văn học, tính đặc sắc của các nền văn học đân tộc và

điều gì can làm để cho các nền văn học dân tộc, trong trường hợp này là văn học
Việt Nam, trở nên dẻ hiểu hon.

2. Bước tiếp cộn về thực tiễn
Theo tôi hiểu, văn học Việt Nam

là một phân quan trọng của Việt Nam học.

Hiểu biết văn học Việt Nam sẽ giúp hiểu biết con người, đất nước, văn hoá, phong

tục, tư tưởng và lôi sống Việt Nam. Đây cũng là một yếu tố quan trọng tạo ra sự

hiệu biết giữa các dân tộc. Cái gì đã được làm trong lĩnh vực này? Hiện đang có
một nẻn văn học Việt Nam trong các bản dịch sang tiếng Đức trong đó có thơ


HAI BUGC TIEP CAN BAN DAU DE GIUP VAN HOC VIET NAM
°

193

bình dân. chuyện thần tiên, huyền thoại. truyện phiêu lưu, tiếu thuyết, truyện


thơ của các tác giả. Tổng cộng khoảng 45 đầu sách. Thực sự đây là một số
lượng khơng nhiều, nhưng nó là sự mở đâu của một hiểu biết sâu hơn. Vậy chúng
ta có thể làm gì? Phải chăng là đưa nhiều tác phẩm hơn đến với độc giả Đức?

Chúng ta sẽ hợp tác với nhau như thế nào để in các sách, các thư mục và các tập
atlas song ngữ Việt-Đức? Trong bài này, tôi cũng cố gáng tìm ra các khả năng
hợp tác trong lính vực này.

Riêng về 45 đầu sách mà tơi nói trên, nếu ai quan tâm đến, thì tơi sản sàng

gửi cho họ thư mục. Thế nhưng, khi tơi đưa ra thì các đồng nghiệp hay các nhà

văn Việt Nam lại nói: “Phân lớn số sách này không phải là hay nhất. Chúng tơi

có nhiều sách hay hơn và có nhiều nhà văn viết hay hơn. Chỉ nên chọn các sách
đó mà dịch”.

Nhưng đây cũng không phải là việc dễ. Các nhà xuất bản ở Đức thường chọn
những cuốn sách đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, hoặc thậm chí tiếng
Nga bởi hai lý do: thứ nhất là tiền dịch của một tác phẩm từ một tiếng thứ hai nào
đó, chứ không phải từ ngôn ngữ của bản gốc, thường rẻ hơn. Thứ hai là các nhà
xuất bản thường xác định trước được là cuốn sách sẽ bán tốt hay không do biên
tập viên của các nhà xuất bản đó có thể đọc được nó bằng một thứ tiếng châu Âu.

Vì vậy, người dịch thường khơng có tồn quyền được chọn tác phẩm để dịch, cho
dù họ có quảng cáo nhiều cho tác phẩm đó ở nhà xuất bản. Tơi biết tơi đang nói

gì ở đây. Tơi cũng đã làm như vậy nhiều lần. Trong trường hợp này tôi đề xuất là
các nhà xuất bản sách bằng tiếng nước ngoài ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí
Minh nên cố gắng dịch các tác phẩm mà họ tự chọn thông qua đội ngũ dịch giả

của mình, hay là với sự cộng tác của những người Đức quan tâm đến van học Việt
Nam và có khả năng dịch thuật. Các nhà xuất bản sách tiếng nước ngoài ở Việt
Nam cũng nên biết tổng quát về các sách thường được những người đọc bàng
tiếng Đức quan tâm.
Một đề xuất khác là đề xuất về việc hợp tác giữa các nhà xuất bản của Đức và

của Việt Nam để in sách song ngữ.
Đề xuất thứ ba là việc nói về
của Việt Nam như Nguyễn Du,
ngôn ngữ hiện đại cũng là một
tốt các tác phẩm của các tác giả

muốn tìm hiểu sâu thêm về họ.

các
Hồ
việc
này

tác giả lớn. Việc viết tiểu sử
Xuân Hương. Nguyên Công
quan trọng. Chúng tơi đã có
sang tiếng Đức, do đó sẽ có

các nhà văn lớn
Hoan bằng một
những bản dịch
nhiều người đọc

Cuối cùng, văn học biên niên hay các tập atlas văn học với các tiểu sử ngắn

gọn, các bức tranh của chính các nhà văn, các bài giải thích, các sơ đồ chỉ dân

về nơi sinh của các nhà văn hay nhà thơ Việt Nam từ thời kỳ mở đầu của văn

học Việt Nam cho đến nay cũng cần được ấn hành. Đây là điêu hay nhất cho tất
cả mọi người chứ khơng chỉ cho khách du lịch. bởi vì phần lớn mọi người thường


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT

194

khơng biết gì về văn học, về các danh nhân văn hóa hay các trung tâm văn hố
của Việt Nam.

A

eee

pe

=

CHÚ THÍCH

Từ điển Bách khoa văn học Đơng Á. Leipzig 1985, tr. 13-17.
Trương Biểu Lâm. Các nguồn sáng soi về quá khứ. Maruzen Investment (Hồng Kông) 1982, tr. 6...

Bách khoa văn học Đông Á.
Bách khoa văn học Đông Á. tr. 204.

Bách khoa văn học Đông Á.

Bùi Duy Tân. Văn học cổ Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (bản chưa công bố). Berlin 19851986. Tap I, tr. 29.

7. Bùi Duy Tân. Sơ đồ về thể loại của văn học Việt Nam (bản chưa công b6). Berlin 1986, tr. 1, hoặc
xem Lies, Ursula: Vién van hoc, 28 Sterne, Bad Honnef, 1991, tr. 39-43.

8. Bach khoa văn học Đông Á. tr. 193.

9. Xem Lies. Ursula: Viện văn học, 28 Sterne, tr. 84-113.
10. Như trên, tr. 18-44.
11. Như trên, tr. 18-44.

'



×